Sự biến động của nguồn vốn

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 31 - 33)

Từ Bảng 03 ta thấy:

Tổng nguồn vốn của công ty cuối năm giảm tương ứng với tổng tài sản là 159.680 trđ, ứng với tỷ lệ giảm 12,83%. Trong đó, nợ phải trả giảm mạnh với số tiền là 160.091 trđ, với tỷ lệ giảm 13,06% làm cho tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn giảm 0,26% còn vốn chủ sở hữu tăng 411 trđ, với tỷ lệ tăng 2,17%, tỷ trọng tăng 0,26%. Do tốc độ giảm của nợ phải trả nhanh hơn tốc độ tăng của vốn

VCSH biến động không đáng kể. Cả đầu năm và cuối năm, nợ phải trả đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn (năm 2008 là 98,22%, năm 2007 là 98.48%). Điều này chứng tỏ trong những năm qua chính sách tài trợ của công ty đặt trọng tâm vào huy động vốn từ bên ngoài, chính sách này đặt công ty trước hai khả năng: Khả năng tận dụng được tính chất đòn bẩy công cụ nợ vì công ty huy động nợ với mức độ cao và tỷ lệ lớn, nếu sử dụng nguồn vốn hiệu quả thì sẽ khuyếch đại được khả năng sinh lời của vốn chủ. Ngược lại, nếu công ty sử dụng đồng vốn không hiệu quả thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu càng bị giảm sút nhanh so với không sủ dụng vốn vay khi đó áp lực về nghĩa vụ trả nợ và chi phí lãi vay có thể gây ra nguy cơ rủi ro tài chính cao cho công ty.

Về nguồn vốn CSH, Nguồn vốn CSH của công ty tại thời điểm 31/12/2008 là 19.361 trđ, tăng 411 trđ (2,15%) so với năm 2007. Điều này là do trong năm qua, công ty đã trích một phần lợi nhuận sau thuế bổ sung vào vốn CSH, cụ thể là trích lập quỹ đầu tư phát triển tăng 281 trđ (57,70%), quỹ dự phòng tài chính tăng 281 trđ (270,19%). Trong khi đó quỹ khen thưởng phúc lợi và nguồn kinh phí hình thành TSCĐ giảm tương ứng là 60 trđ (14,46%) và 91 trđ (41,18%). Việc tăng đột biến quỹ dự phòng tài chính, đồng thời giảm quỹ khen thưởng phúc lợi trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái cùng giá cả nhiên liệu biến động thất thường như hiện nay là hoàn toàn hợp lý và cần thiết. Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ giảm do TSCĐ đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Nợ phải trả giảm là do cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm, cụ thể: Nợ ngắn hạn giảm 28.424 trđ, ứng với tỷ lệ giảm 12,16%. Nợ dài hạn giảm 131.667 trđ, tỷ lệ giảm 13.27%. Do cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm với tỷ lệ tương đương nhau nên làm cho tỷ trọng của chúng trong tổng nợ phải trả thay đổi không đáng kể. Cả đầu năm và cuối năm, nợ dài hạn đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ, cụ thể đầu năm là 80,93%, cuối năm là 78,68%. Có sự chênh lệch này là do đặc điểm kinh doanh vận tải của công ty. Đó là vốn kinh doanh của công ty phần lớn được đầu tư vào TSCĐ như: tàu, sà lan, bến bãi,.. với quy mô vốn lớn, thời hạn thu hồi vốn dài nên công ty lựa chọn các nguồn tài trợ dài hạn là chủ yếu. Để đánh giá một cách đúng đắn ta đi sâu phân tích chi tiết các khoản nợ thông qua Bảng 03 ta thấy :

- Nợ ngắn hạn giảm là do trong kỳ công ty đã thanh toán một phần vay và nợ ngắn hạn cho ngân hàng (vay và nợ ngắn hạn giảm 4.805 trđ, tỷ lệ giảm 17,05%, tỷ trọng giảm không đáng kể là 0,2%); trả bớt nợ cho người bán ( phải trả người bán giảm 54.473 trđ, với tỷ lệ giảm 79,09%, tỷ trọng giảm đáng kể là

22,45%). Đây là một tỷ lệ giảm đáng kể, phần nào giúp công ty củng cố thêm uy tín đối với người bán. Nguyên nhân của sự giảm đột biến về khoản này là do trong năm 2008, trước sự trì trệ của nền kinh tế, công ty đã hạn chế đầu tư và dùng tiền trả bớt các khoản nợ cho người bán. Mặt khác, khoản phải trả người bán giảm mạnh như vậy cũng do trong năm công ty đã giảm nhập khẩu các vật tư thiết bị cơ khí phụ tùng, phụ kiện tàu thuỷ và các hàng hoá liên quan đến ngành công nghiệp tàu thuỷ do sự khó khăn từ phía thị trường đầu ra: nhu cầu vận tải giảm, tàu thừa nhiều, các chủ tàu không có điều kiện để trang bị cho tàu của mình…; thanh toán bớt một phần nợ ngân sách nhà nước (số tiền 83 trđ, tỷ lệ 11,87%). Điều này đã làm giảm bớt gánh nặng nợ ngắn hạn của công ty, đây hầu hết là các khoản nợ đến hạn thanh toán và không có khoản nào là nợ quá hạn, việc thanh toán này đã cho thấy công ty luôn giữ uy tín với khách hàng, tạo lòng tin với các đối tác nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Bên cạnh đó còn một số khoản mục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn tốc độ giảm của các khoản trên như : người mua trả tiền trước với số tiền 1.718 trđ; các khoản phải trả phải nộp khác số tiền 26.195 trđ, với tỷ lệ tăng 32,77%, đó là do nợ phí Bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn trong năm tăng lên.

- Nợ dài hạn giảm là do trong bối cảnh suy thoái kinh tế công ty đã chủ động trả bớt một phần nợ dài hạn, làm giảm sự phụ thuộc bên ngoài về nguồn vốn dài hạn, giảm nghĩa vụ thanh toán trong dài hạn. Trong nợ phải trả thì tỷ trọng nợ dài hạn so với tỷ trọng nợ ngắn hạn là cao hơn rất nhiều (năm 2007, tỷ trọng nợ dài hạn : 80,93% còn năm 2008 là 78,68%) điều này làm tăng chi phí sử dụng vốn của công ty vì chi phí sủ dụng vốn dài hạn cao hơn ngắn hạn nhưng bù lại công ty có thể tránh được tình trạng căng thẳng tài chính do không phải quay vòng trả nợ liên tục.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w