Những vấn đề rút ra từ công tác quản lý tài chính của công ty năm

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 43 - 45)

Năm 2008 là năm có nhiều khó khăn thách thức đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với công ty Hàng Hải Vinashin nói riêng như cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng, tỷ lệ lạm phát cao và nhất là cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng nặng nề đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty. Mặc dù vậy công ty vẫn đạt được một số thành tựu nhất định:

Thứ nhất, trong khi nhiều công ty vận tải khác kinh doanh thua lỗ trong năm qua thì công ty Hàng hải Vinashin vẫn thu về một số lợi nhuận nhất định, cho thấy

công ty đã có nhiều cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh như cho thuê bớt tàu và tiết kiệm các khoản chi phí, hạn chế các khoản giảm trừ doanh thu.

Thứ hai, về công tác huy động và sử dụng vốn: trong năm công ty đã giảm một phần vay nợ từ bên ngoài( vay dài hạn giảm 13,27%, ngắn hạn giảm 17%), thể hiện chính sách huy động vốn của doanh nghiệp đã bớt lệ thuộc vào bên ngoài và cho thấy công ty chấp hành tốt khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, giữ uy tín với bạn làm ăn. Bên cạnh đó công ty cũng cắt giảm tín dụng cho khác hàng để giảm bớt bị chiếm dụng vốn. Trong bối cảnh kinh tế kho khăn công ty đã sủ dụng vốn một cách linh hoạt dùng một phần tài sản ngắn hạn đầu tư cho một phần tài sản dài hạn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn dài hạn cho công ty, tuy nhiên đây là mô hình tài trợ cũng ẩn chứa rủi ro cao hơn.

Về tình hình tài chính của công ty năm 2008 nói chung là thụt giảm so với năm trước, công tác quản lý tài chính vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục:

Trước hết là chính sách tài trợ vốn của công ty không đảm bảo được sự an toàn về tài chính, thể hiện ở khả năng thanh toán thấp, hệ số nợ cao. So với năm trước các hệ số về khả năng thanh toán đều sụt giảm mạnh ( hệ số khả năng thanh toán hiện thời giảm 61,5%, hệ số thanh toán tức thời giảm manh hơn nữa là 95%). Nguyên nhân thì có mấy nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Do chính sách huy động vốn của công ty chủ yếu là vay nợ, làm cho tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn là rất lớn ( năm 2007 là 98,48%, năm 2008 là 98,22%). Mặt khác, vay dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn vay đã làm cho chi phí sử dụng vốn của công ty tăng cao.

+ Do tác động của yếu tố khách quan như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tỷ lệ lạm phát cao, lãi suất biến động nhiều, đã làm cho công ty thu hẹp quy mô, nhất là tài sản ngắn hạn ( tỷ lệ giảm 66%, tỷ trọng giảm là 20%) trong khi đó nợ ngắn hạn có giảm nhưng với tỷ lệ ít hơn,

Tiếp theo, hiệu quả sử dụng vốn cũng chưa cao và có chiều hướng giảm so với năm trước (vòng quay vốn kinh giảm 1,82%) đã làm cho vốn kinh doanh bị ứ đọng nhiều. Đây sẽ là một hạn chế đối với công ty khi muốn đa dạng hóa hình thức huy động vốn và làm tăng chi phí sử dụng vốn.

Các hệ số sinh lời của công ty rất thấp. Là một công ty mà nguồn vốn chủ yếu là vốn vay. Trong khi lãi suất cho vay hiện hành của các ngân hàng là từ 10%

– 12% / năm năm 2008 thì ROE của công ty chỉ mới đạt mức 10.91% là chưa đảm bảo an toàn về mặt tài chính. Nếu kéo dài tình trạng trên thì công ty sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán và khốn đốn về mặt tài chính. Hơn nữa, với hệ thống các chỉ tiêu như trên, nhất là hệ số nợ của công ty đang ở mức rất cao sẽ làm cho công ty sẽ rất khó trong việc huy động vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Vốn của công ty còn ứ đọng khá nhiều ở khâu dự trữ hàng tồn kho, các khoản phải thu. Trong khi đó công ty lại không tranh thủ được nhiều tín dụng từ nhà cung cấp, dẫn đến bị chiếm dụng vốn. Đó là một trong những nguyên nhân khiến cho khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời giảm sút và thấp hơn mặt bằng chung của ngành.

Những hạn chế trên đang là rào cản đối với sự tồn tại và phát triển cũng như làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty Hàng hải Vinashin. Trong thời gian tới khi nền kinh tế đi vào ổn định, công ty cần có nhũng biện pháp hữu hiệu nhăm khắc phục những hạn chế này và nâng cao uy tín của công ty trên thị trường.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 43 - 45)