1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Phát triển vốn từ cho trẻ 4- 5 tuổi qua tập thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh

75 655 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Tình hình sử dụng vốn từ gắn với thực tiễn, gắn với tình huống giao tiếp: để tạo được tình huống giao tiếp tốt, đạt hiệu quả cao trẻ phải học cách tham gia vào các hoạt động giao tiếp, t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

*****

NGUYỄN THỊ DUYÊN

PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 4-5 TUỔI QUA TẬP THƠ

RA VƯỜN NHẶT NẮNG CỦA

NGUYỄN THẾ HOÀNG LINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phát triển ngôn ngữ

HÀ NỘI – 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

*****

NGUYỄN THỊ DUYÊN

PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 4-5 TUỔI QUA TẬP THƠ

RA VƯỜN NHẶT NẮNG CỦA

NGUYỄN THẾ HOÀNG LINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phát triển ngôn ngữ

Người hướng dẫn khoa học

TS LÊ THỊ LAN ANH

HÀ NỘI – 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm

Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Mầm non và các thầy cô giáo trong

tổ bộ môn phương pháp phát triển ngôn ngữ đã giúp em trong quá trình học

tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS Lê Thị Lan Anh, người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành khóa luận này

Em cũng xin gửi tới ban giám hiệu và các cô giáo trường mầm non Trưng Nhị- Phúc Yên- Vĩnh Phúc và trường mầm non Ninh Vân- Hoa Lư-Ninh Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận của mình

Trong quá trình nghiên cứu, không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Duyên

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS Lê Thị Lan Anh Đề tài chưa được công

bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Duyên

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

6 Phương pháp nghiên cứu 6

7 Cấu trúc đề tài 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 4-5 TUỔI 7

1.1 Cơ sở lí luận của việc phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi 7

1.1.1 Cơ sở ngôn ngữ học 7

1.1.2 Cơ sở tâm lí học 16

1.2 Cơ sở thực tiễn của việc phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi 17

1.2.1 Nội dung phát triển vốn từ của trẻ 4-5 tuổi 17

1.2.2 Thực trạng phát triển vốn từ của trẻ mầm non 20

CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ QUA TẬP THƠ “RA VƯỜN NHẶT NẮNG” CỦA NGUYỄN THẾ HOÀNG LINH 25

2.1 Vài nét về tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh 25

2.2 Tập thơ Ra vườn nhặt nắng 27

2.3 Các biện pháp phát triển vốn từ qua tập thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh 29

2.3.1 Biện pháp đọc thơ cho trẻ nghe 29

2.3.2 Biện pháp đàm thoại 37

2.3.3 Biện pháp giải nghĩa từ khó 45

2.3.4 Biện pháp dạy trẻ đọc thuộc thơ……… 48

2.4 Thực nghiệm khoa học 50

Trang 6

2.4.1 Mục đích điều tra 52

2.4.2 Nội dung điều tra 52

2.4.3 Phương pháp điều tra 52

2.4.4 Cách thức điều tra 52

2.4.5 Phân tích kết quả điều tra 53

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 65

1 Kết luận 65

2 Khuyến nghị 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined

Trang 7

MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài

GDMN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quôc dân, nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ

Vì thế việc quan tâm, chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ những năm đầu tiên là việc làm cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện trong tất cả các lĩnh đức, trí, thể, mĩ Để thực hiện mục tiêu đó cần phải kể đến sự đóng góp to lớn của ngôn ngữ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong xã hội loài người Ngôn ngữ đồng thời là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hóa- lịch sử từ thế hệ này sang thế

hệ khác Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện Vì thế việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục mầm non

Mặt khác ngôn ngữ không có sẵn do di truyền, nó có được trong suốt quá trình trau dồi, học hỏi của trẻ Cho nên để phát triển ngôn ngữ cần phải thực hiện nhiệm vụ quan trọng là phát triển vốn từ Vốn từ phục vụ cho quá trình giáo dục chuẩn âm thanh, lời nói Khi vốn từ của trẻ tăng lên trẻ có thể hiểu được nghĩa và diễn đạt chính xác hơn Trẻ có thể giao tiếp với những người xung quanh, bộc lộ những suy nghĩ, ý muốn của bản thân một cách rõ ràng Đặc biệt giai đoạn 4-5 tuổi trẻ có thể nói và hiểu được nhiều từ hơn như: từ nối, từ thể hiện cảm xúc phức tạp, giải nghĩa từ khó…Trẻ có khả năng nói những câu khó, phức tạp theo nhiều nghĩa khác nhau Do đó trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc giao tiếp, tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh trẻ Để đáp ứng nhu cầu đó đòi hỏi trẻ cần có vốn từ phong phú về tự nhiên, con người, xã hội Chính vì thế việc phát triển vốn từ cho trẻ ở giai đoạn này

là vô cùng cần thiết, tạo tiền vững chắc đề trẻ bước vào các cấp học phổ thông

Trang 8

Hiện nay, trên các trang mạng xã hội, trên các diễn đàn thơ ca nổi lên một hiện tượng khá mới mẻ, viết thơ theo kiểu thiên tài- Nguyễn Thế Hoàng Linh Ông là tác giả của các tập tiểu thuyết, tập thơ nổi tiếng và hàng nghìn bài thơ đang tung hoành trên khắp các diễn đàn thơ ca được đông đảo bạn đọc trẻ yêu thích Thơ viết cho thiếu nhi cũng mang lại thành công lớn trong

sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thế Hoàng Linh Các bạn đọc nhỏ tuổi được đón nhận sản phẩm thơ mới vô cùng hay và hấp dẫn, mang lại nhiều điều mới

lạ và bổ ích

Trẻ em lớn lên không chỉ với những tiếng ru ầu ơi, những câu hò, câu hát của các bà, các mẹ mà trẻ còn được lắng nghe những vần thơ ngọt ngào, gần gũi mà vô cùng hấp dẫn Nó như những hạt giống để ươm mầm, làm phong phú hơn những tâm hồn trong trẻo, sáng tươi, rực rỡ Nếu như các thế

hệ trẻ em Việt Nam trước đây say sưa với tập Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa, tập thơ Chú bò tìm bạn (1958) của Phạm Hổ, những bài thơ

viết cho thiếu nhi của Định Hải, Xuân Quỳnh,… thì với những đứa trẻ thời công nghệ dường như thơ là một khái niệm xa vời Để thơ không bị quên lãng quá lâu, không bị lỗi nhịp với thế giới Nguyễn Thế Hoàng Linh đã khai

thác, kiếm tìm sự mới mẻ trong thơ viết cho thiếu nhi Tập thơ Ra vườn nhặt

nắng cũng tô điểm vào thế giới thơ hiện đại dành riêng cho các bạn nhỏ Tuổi

thơ trong tập thơ Ra vườn nhặt nắng là tuổi thơ của đô thị, của cuộc sống gắn

liền với sự phát triển của xã hội hiện nay, tuổi thơ của những đưa trẻ lớn lên nơi thành thị yêu quý động vật, thú cưng, Ở đó, trẻ vẫn giữ được tâm hồn trong trẻo, vẫn cái nhìn cuộc sống hồn nhiên, bay bổng Tập thơ với 33 bài thơ không chỉ có phần trình bày sống động, phần tranh xuất sắc mà còn có giọng điệu, lối tư duy khác hẳn thơ thiếu nhi hôm qua giúp thế hệ trẻ dễ dàng đọc, hiểu và có những cảm nhận sâu sắc hơn về thế giới mà chúng đang được nuôi dưỡng Tập thơ đang được các bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích và tìm đọc rộng rãi

Trang 9

Bản thân là một giáo viên mầm non tương lai chúng tôi ý thức được tầm quan trọng của việc phát triển vốn từ cho trẻ thông qua những điều mới

mẻ mà lại gần gũi Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển vốn từ cho trẻ

4-5 tuổi qua tập thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh” để đi

sâu tìm hiểu Tôi hi vọng đề tài của chúng tôi sễ đóng góp một phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường mầm non

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nhà giáo dục học Liên Xô cũ đã khẳng định: Ngôn ngữ là công cụ để

tư duy, là chìa khóa để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của nhân loại Thật vậy, ngôn ngữ như một chiếc chìa khóa vạn năng không

chỉ hỗ trợ con người trong việc giao tiếp, học tập, lao động mà còn làm cho

họ phát triển cả về tư duy, đạo đức, thể chất, thẩm mĩ Vì vậy, qua nhiều thời đại ngôn ngữ đã trở thành đối tượng nghiên cứu trong rất nhiều lĩnh vực như: toán học, triết học, văn học, tâm lý học, xã hội học,….và đã đạt được rất nhiều thành công rực rỡ

Đặc biệt trẻ em- chủ nhân tương lai của đất nước đã giành được sự quan tâm rất lớn của gia đình, nhà trường và toàn xã hội Phát triển ngôn ngữ cho trẻ như một miền đất mới bởi đã gây được sự đầu tư tìm hiểu của các nhà nghiên cứu Riêng vấn đề phát triển vốn từ đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học được xã hội công nhận:

Trong cuốn TiếngViệt tập1,tập 2, Nxb Đại học Sư phạm, tác giả

Nguyễn Xuân Khoa cung cấp những kiến thức cơ bản về tiếng Việt, từ đó giáo viên có vốn kiến thức tốt phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ cho trẻ Cuốn sách này là tài liệu bổ ích cho các giáo viên cũng như sinh viên ngành giáo dục mầm non

Cuốn Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, Nxb Đại

học Sư phạm, năm 2004, tác giả Nguyễn Xuân Khoa ông đã đưa ra một số hình thức, phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo một cách chi

Trang 10

tiết, cụ thể trong đó có cả vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ Ngoài ra ông còn đưa ra một số cách sửa lỗi phát âm và các trò chơi để từ đó giúp trẻ tích luỹ được vốn từ đa dạng, phong phú

Với cuốn Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb Đại học Sư phạm,

năm 2007, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) đề cập đến sự phát triển vốn

từ của trẻ ở từng giai đoạn Trên cơ sở những đặc điểm vốn từ của từng lứa tuổi giáo viên có thể áp dụng các biện pháp giáo dục theo từng độ tuổi để từ

đó đạt được những hiệu quả cao trong quá trình giúp trẻ phát triển vốn từ

Giáo trình Phương pháp phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non, năm 2014

đã nghiên cứu về các phương pháp cơ bản giúp trẻ phát triển ngôn ngữ trong

đó có cả phương pháp phát triển vốn từ Giáo trình đã đề cập đến các nhiệm

vụ, đặc điểm phát triển vốn từ, nội dung vốn từ cần cung cấp, các phương pháp giúp trẻ phát triển vốn từ

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua

truyện cổ tích, Trần Ngọc Anh, 2013 đã tìm hiểu về các đặc điểm, biện pháp

giúp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo

Báo văn nghệ Thái Nguyên với bài viết Ra vườn nhặt nắng và những

giọt sương thơ, ngày 5 tháng 7 năm 2016 đã làm nổi bật lên rằng Nguyễn Thế

Hoàng Linh đã mang đến một độ thơ mới, một độ chơi mới dựa trên đôi cánh ngộ nghĩnh vốn có của thiếu nhi Để qua tập thơ các bé có thể dễ dàng bắt nhịp với cuộc sống thực tại, làm quen với xung quanh nhanh chóng, dễ dàng

Báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh với bài Ra vườn nhặt nắng- góp

thơ cho trẻ, ngày 31 tháng 5 năm 2016 đã góp vào thị trường thơ thiếu nhi

đang bị chững lại trong 20 năm qua một tập thơ đi cùng với cả thơ và nhạc, hình ảnh vô cùng hấp dẫn cuốn hút sự chú ý của trẻ nhỏ, tạo cho trẻ cảm giác vui tươi, không chán nản, gò ép, giáo điều

Trong Tạp chí giáo dục mầm non số 1/2006, tác giả Đinh Thị Uyên có

bài dịch tìm hiểu về chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Hàn

Trang 11

Quốc Đây có thể coi là góc nhìn mở cho nền giáo dục mầm non ở Việt Nam hiện nay

Trong trang Nhã Nam, nhà văn Lê Thị Huệ cũng nhận thấy dấu hiệu

thiên tài của thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh Thơ ông là những điểm cực sáng

mà nó vọt sáng cùng một lúc khi ông mới ở ngưỡng cửa hai mươi

Cũng trong Nhã Nam, nhà văn Hồ Anh Thái cũng có nhận xét rằng thơ

của Nguyễn Thế Hoàng Linh làm cho người đọc tin rằng thơ ông trân thành

và trong trẻo, không màu mè phù phiếm Đó là thứ thơ làm thuốc thử cho những gì sặc sỡ, hình thức, câu chữ hoặc giả vờ khệnh khạng cụ non

Và còn rất nhiều những công trình nghiên cứu khác đã đi sâu tìm hiểu vấn đề phát triển vốn từ Tuy nhiên chưa có tác giả nào đi sâu, tìm hiểu vấn

đề phát triển vốn từ cho trẻ thông qua thơ viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thế

Hoàng Linh Chính vì thế, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài Phát triển

vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua thơ viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thế Hoàng Linh để đi sâu tìm hiểu những khoảng trống còn bỏ ngỏ Chúng tôi có

thể khẳng định đây là một đề tài mới mẻ giúp khơi nguồn cho những nghiên cứu mới

3 Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của đề tài: biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: trong khuôn khổ của khóa luận chúng

tôi nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 4-5 tuổi qua tập thơ Ra vườn

nhặt nắng, thực nghiệm tại trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên - Vĩnh

Phúc và trường mầm non Ninh Vân- Hoa Lư- Ninh Bình

Trang 12

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu của chúng tôi nhằm thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi

- Đề xuất một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua tập thơ: "Ra vườn nhặt nắng" của Nguyễn Thế Hoàng Linh và thực nghiệm sư phạm tại lớp 4- 5 tuổi trường mầm non Trưng Nhị- Phúc Yên - Vĩnh Phúc và trường mầm non Ninh Vân- Hoa Lư- Ninh Bình

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này chúng tôi sử dụng những phương pháp:

Chương 2 Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi qua tập thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh

Trang 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC

PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 4-5 TUỔI

1.1 Cơ sở lí luận của việc phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi

Trong cuốn: “Dẫn luận ngôn ngữ học” của giáo sư Nguyễn Thiện Giáp: Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức

Qua các định nghĩa trên cho thấy, dù chưa có sự thống nhất nhưng đã

có quan điểm chung về Từ tiếng Việt ở chỗ: Từ là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo nên câu

Từ là đơn vị nhỏ nhất, là một âm hay một tổ hợp âm có nghĩa của một

ngôn ngữ, có khả năng hoạt động độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu

Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, bao gồm hình thức âm thanh ổn định và hoàn chỉnh về ý nghĩa Hai phần này liên quan mật thiết và hỗ trợ cho nhau để biểu hiện ý nghĩa của con người Từ không chỉ biểu thị các sự vật hiện tượng đơn lẻ mà biểu thị cả một nhóm sự vật hiện tượng tập hợp lại theo một dấu hiệu nhất định, do đó từ có tính chất khái quát cao

Từ là công cụ cơ bản và hữu dụng trong giao tiếp Có hai loại từ trong vốn từ vựng của trẻ là vốn từ chủ động và vốn từ bị động Vốn từ chủ động bao gồm các từ sử dụng trong văn nói và văn viết Vốn từ bị động bao

Trang 14

gồm các từ mà một người có thể nhận ra lúc đọc hoặc lúc nghe không sử dụng chúng trong văn nói và văn viết

1.1.1.2 Vốn từ

“Từ và Trong vốn từ vựng tiếng Việt” của Nguyễn Văn Từ, vốn từ

vựng làm thành một hệ thống tập hợp những yếu tố khác nhau, phân biệt lẫn nhau làm thành một tổ chức

Vốn từ vựng tiếng Việt là một khối thống nhất toàn bộ từ ngữ cố định của một ngôn ngữ, được tổ chức theo một quy định nhất định nằm trong các mối quan hệ hữu cơ với nhau

Vốn từ vựng tiếng Việt là một chỉnh thể, một tổ chức, một hệ thống, có nghĩa bao hàm trong nó nhiều vốn từ vựng khác nhau

Vốn từ được hình thành và tích lũy dần dần trong quá trình trưởng thành của con người trên bốn phương diện: số lượng, cơ cấu từ loại, khả năng hiểu nghĩa của từ và việc sử dụng tích cực hay thụ động Vốn từ của trẻ chỉ

có thể hình thành và phát triển khi trẻ biết vận dụng vào cuộc sống cũng như trong học tập Như vậy, vốn từ tỉ lệ thuận với mức độ và mật độ giao tiếp Nói cách khác, khi trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để học tập, giao tiếp càng nhiều thì vốn từ vựng ngay càng phong phú và đa dạng Vì vậy, môi trường giao tiếp, học tập vô cùng quan trọng đối với việc hình thành vốn từ của trẻ

Dựa vào tần số sử dụng của các từ trong đời sống xã hội, người ta phân chia vốn từ thành hai loại: vốn từ tích cực và vốn từ thụ động Vốn từ tích cực là những từ được con người nắm vững, có tần số sử dụng cao trong cuộc sống hằng ngày Vốn từ thụ động: gồm những từ ít hoặc không được sử dụng

Đó là những từ không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại (bao cấp, tem phiếu ) hoặc mang nghĩa riêng, chưa được sử dụng rộng rãi

Đối với trẻ mầm non, vốn từ tích cực là những từ trẻ hiểu được và biết vận dụng trong các tình huống giao tiếp Còn vốn từ thụ động là những từ trẻ

Trang 15

chưa hiểu ý nghĩa hoặc có hiểu nhưng không biết vận dụng trong giao tiếp (không nói ra được)

*Các tiểu hệ thống cấu tạo nên vốn từ

Vốn từ của trẻ được cấu thành từ các tiểu hệ thống đó là âm thanh, ngữ nghĩa, câu trúc chung và cách sử dụng trong giao lưu hàng ngày, cách tổng hợp vào hệ thống sinh hoạt hàng ngày Chúng đều phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Phát âm: dạy trẻ phát âm các âm tiếng Việt, phát âm các danh từ, động

từ, tính từ…phát âm các từ trong câu, phát âm cả câu, biểu đạt sự phát âm bằng cách hạ giọng, nhấn mạnh sự kéo dài từ, thể hiện những biểu cảm cùng nhữn cử chỉ, lời nói

Ngữ nghĩa: là một khái niệm nào đó được diễn đạt trong một từ hay trong một tập hợp từ Khi trẻ mới sử dụng từ thì từ đó không có ý nghĩa giống như người lớn Để xây dựng vốn từ từ hàng ngàn từ và liên kết chúng bằng mạng lưới có liên quan đến nhau Qua thời gian trẻ lớn lên về mặt tâm lý, sinh lý, tham gia vào nhiểu hoạt động xã hội trẻ không những sử dụng một cách chính xác mà còn có ý thức với ngữ nghĩa của từ và thực hiện chúng một cách sáng tạo

Khi trẻ lĩnh hội được vốn từ trẻ bắt đầu liên kết chúng với một quy luật nhất định để thực hiện một ý nghĩa nào đó Kiến thức về ngữ pháp có hai phần: cú pháp (những quy luật mà từ được liên kết trong câu) và hình thái học (cách sử dụng các quy luật ngưc pháp để biểu đạt)

Tình hình sử dụng vốn từ gắn với thực tiễn, gắn với tình huống giao tiếp: để tạo được tình huống giao tiếp tốt, đạt hiệu quả cao trẻ phải học cách tham gia vào các hoạt động giao tiếp, tiếp tục phát triển các chủ đề giao tiếp, thể hiện ý kiến của mình một cách rõ ràng Ngoài ra các cử chỉ, điệu bộ và giọng nói cùng với sự vận dụng ngữ cảnh giao tiếp là điều kiện cần thiết

Trang 16

Bằng vốn từ đã được đúc rút trong quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh, trẻ có thể diễn đạt những hiểu biết của mình, trẻ có thể hiểu được ý nghĩa của người lớn nói Từ đó giúp trẻ tích cực hơn trong giao tiếp với mọi người

1.1.1.3 Phát triển vốn từ

Phát triển vốn từ cho trẻ là giúp trẻ nắm được nhiều từ, hiểu ý nghĩa

của từ và biết sử dụng từ trong các tình huống giao tiếp

Phát triển vốn từ cho trẻ là cơ sở của công tác phát triển ngôn ngữ Bởi

vì từ là đơn vị có nghĩa của lời nói, có thể dùng độc lập, bao gồm đầy đủ cả hai mặt: âm thanh và ý nghĩa Trong từ phản ánh những sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh cũng như các đặc điểm của nó Việc phát triển vốn

từ cho trẻ phải được tiến hành cùng với việc mở rộng và nâng cao nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh Đây là hai mặt có quan hệ hữu cơ và không thể tách rời nhau Trường mầm non có nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ cả

về số lượng và chất lượng Dạy trẻ không chỉ biết nhiều từ, mà còn phải hiểu

từ, sử dụng từ đúng, loại ra những từ không đẹp trong lời nói của trẻ, dạy trẻ biết cách sử dụng một số biện pháp tu từ đơn giản trong giao tiếp hàng ngày

Phát triển vốn từ được hiểu như là một quá trình lâu dài trẻ tích lũy vốn

từ, hiểu nghĩa của từ và hình thành cách sử dụng từ trong các tình huống giao tiếp cụ thể Trẻ chỉ lĩnh hội nghĩa của từ khi nào từ được sử dụng trong câu, trong lời nói Vì vậy, công tác phát triển vốn từ cần được tiến hành chặt chẽ với việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ Xem xét quá trình hình thành và phát triển vốn từ ở trẻ, ta có thể thấy được trẻ lĩnh hội nghĩa cụ thể của từ và nội dung khái niệm của từ, nó có liên quan đến quá trình nhận thức của trẻ; đồng thời, trẻ còn lĩnh hội vốn từ như là một yếu tố của lời nói như cách sử dụng từ, dùng từ thay thế, dùng từ có mức độ khác nhau, dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa…, cách sử dụng từ trong câu

Trang 17

Phát triển vốn từ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ Lĩnh hội vốn từ là điều kiện quan trọng để phát triển trí tuệ và để giải quyết nhiệm vụ tích lũy và chính xác hóa biểu tượng, hình thành khái niệm, phát triển tư duy Vốn từ nghèo nàn ảnh hưởng đến giao tiếp của trẻ Cùng với việc phát triển vốn từ, chúng ta thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức và thẩm mỹ

1.1.1.4 Vai trò của phát triển vốn từ

Vốn từ có vai trò rất quan trọng trong quá trình lĩnh hội và phát triển ngôn ngữ cho trẻ Phát triển vốn từ là hoạt động tâm lý mà ở đó có một hoặc nhiều chủ thể cùng tham gia hoạt động Nhờ có hoạt động này mà ngôn ngữ mới hoàn thành được chức năng của mình:

 Chức năng giao lưu

 Chức năng truyền đạt, tiếp thu, ghi nhớ

 Chức năng biểu danh những tên gọi của sự vật, hiện tượng

 Chức năng biểu niệm của ngôn ngữ, khái niệm

 Chức năng biểu cảm, thông hiểu tình cảm, hiểu đối tượng giao lưu Ngôn ngữ của trẻ chỉ có thể phát triển thuận lợi nếu trẻ tích lũy được vốn từ khá lớn và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết cách sử dụng nó một cách thành thạo và phù hợp với hoàn cảnh giao giếp Trẻ tích lũy được số vốn từ nhất định trong giao tiếp của trẻ với người lớn, với bạn bè, những người xung quanh trẻ diễn ra tốt hơn Ngoài ra khả năng tiếp thu các tri thức ban đầu trong trường mầm non để tiếp thu các tri thức để chuẩn bị cho trường phổ thông, tiếp thu những tri thức khi cho trẻ xem các chương trình truyền hình, truyền thanh… của trẻ diễn ra một cách có hiệu quả hơn

Với những trẻ có vốn từ phong phú trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp Ngược lại, những trẻ có vốn từ nghèo nàn sẽ làm hạn chế khả năng giao

Trang 18

tiếp của trẻ, làm trẻ tự ti, thiếu mạnh dạn, không dám đưa ra ý kiến của bản thân Phát triển vốn từ cho trẻ là giúp trẻ nắm được nhiều từ, hiểu ý nghĩa của

từ và biết sử dụng từ trong các tình huống giao tiếp Phát triển vốn từ được hiểu như là một quá trình lâu dài trẻ tích lũy vốn từ, hiểu nghĩa của từ và hình thành cách sử dụng từ trong các tình huống giao tiếp cụ thể Trẻ chỉ lĩnh hội nghĩa của từ khi nào từ được sử dụng trong câu, trong lời nói Xem xét quá trình hình thành và phát triển vốn từ ở trẻ, ta có thể thấy được trẻ lĩnh hội nghĩa cụ thể của từ và nội dung khái niệm của từ, nó có liên quan đến quá trình nhận thức của trẻ Đồng thời, trẻ còn lĩnh hội vốn từ như là một yếu tố của lời nói như cách sử dụng từ, dùng từ thay thế, dùng từ có mức độ khác nhau, dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa,

Phát triển vốn từ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ Lĩnh hội vốn từ là điều kiện quan trọng để phát triển trí tuệ và để giải quyết nhiệm vụ tích lũy và chính xác hóa biểu tượng, hình thành khái niệm, phát triển tư duy Vốn từ nghèo nàn ảnh hưởng đến giao tiếp của trẻ Cùng với việc phát triển vốn từ, chúng ta thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức và thẩm mỹ

1.1.1.5 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 4-5 tuổi

Sự phát triển ngôn ngữ gắn liền với sự mở rộng giao lưu của trẻ đối với thế giới xung quanh, với con người, với đồ vật và thiên nhiên Việc mở rộng phạm vi tiếp xúc và các mối quan hệ xã hội giúp cho khả năng tri giác của trẻ nhanh nhạy hơn Khả năng nhận thức và ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển hơn

Trẻ ở giai đoạn 4-5 tuổi có những bước tiến mới đáng kể Ở thời kì này, trẻ hoàn thiện dần về mặt ngữ âm, các phụ âm đầu, âm cuối, âm đệm, thanh điệu dần được định vị Trẻ phát âm tốt hơn, ít ê, a, ậm ừ hơn so với thời

kì trước Trẻ sử dụng nhiều câu nói khác nhau Tư duy của trẻ phát triển hơn, trẻ biết so sánh những điểm giống và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng

Trang 19

Đặc biệt đã xuất hiện ở lời nói của trẻ những khái quát, kết luận đơn giản một cách mạch lạc Ngôn ngữ của trẻ rõ ràng hơn, có nội dung hơn, người nghe

dễ hiểu hơn Song một số trẻ vẫn phát âm sai thanh ngã, âm đệm, âm cuối

ra không khớp nhau nhưng sự chênh lệch đưa ra không lớn lắm và các tác giả khẳng định: Số lượng từ của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau trong đó quan trọng nhất là sự tác động của môi trường như: sự tiếp xúc ngôn ngữ thường xuyên của những người xung quanh, trình độ của bố, mẹ, ông,

bà Tuy nhiên tốc độ tăng vốn từ ở các độ tuổi là khác nhau, chậm dần theo

độ tuổi

Trẻ cuối 4 tuổi có số lượng từ nhiều hơn trẻ đầu 4 tuổi là 200 từ

Trẻ cuối 5 tuổi có số lượng từ nhiều hơn trẻ đầu 5 tuổi là 85 từ

Trẻ học từ mới rất nhanh, phát âm các từ tốt hơn so với lứa tuổi trước

Vì thế mà vốn từ của trẻ ở giai đoạn này phong phú bao gồm nhiều từ ngữ của mình để tham gia các trò chơi cùng bạn bè, cô giáo một cách say mê, hứng thú, nhiệt tình, giao tiếp khéo léo hơn Trẻ có thể diễn tả những hành động phức tạp và hăng hái kể về những điều xảy ra với bản thân mình Khả năng tiếp thu và sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp hàng ngày của trẻ tốt hơn Trẻ rất thích tưởng tượng, biết yêu cái thiện, ghét cái ác Chính vì vậy

Trang 20

trẻ rất thích những bài thơ về giáo dục đạo đức, những bài thơ có hồn thơ bay bổng, nhẹ nhàng, tự do, phóng khoáng

*Về mặt cấu tạo từ loại:

Theo Xtecno, danh từ xuất hiện đầu tiên, rồi đến động từ và sau đớmí đến các loại từ khác

Theo Lưu Thị Lan, ở trẻ mẫu giáo tỉ lệ các từ loại như tính từ, trạng từ, quan hệ từ được tăng lên, động từ giảm đi so với trẻ ở tuổi nhà trẻ

Bảng 1.1 Các từ loại trong lời nói của trẻ 5 tuổi

Từ loại Số lượng Tỉ lệ (so với vốn từ đã thống kê)

* Khả năng hiểu nghĩa từ và sử dụng của trẻ 5 tuổi

- Danh từ chiếm số lượng nhiều nhất gồm những loại từ sau:

+ Danh từ chỉ người thân, những người xung quanh trẻ như: ông, bà,

Trang 21

+ Danh từ chỉ các bộ phận trern cơ thể: tai, mắt, mũi, mồm, chân, tay, mũi, miệng, cằm,…

+ Danh từ chỉ đồ chơi quen thuộc: búp bê, ô tô,…

+ Danh từ chỉ hiện tượng xã hội: nắng, mưa, sấm, chớp, núi lửa, động đất, lũ lụt,…

+ Danh từ chỉ hiện tượng xã hội: ngày tết, đám cưới, lễ giáng sinh,…

- Động từ:

+ Phạm vi tiếp xúc, giao tiếp với xã hội của trẻ được mở rộng hơn nên vốn từ về động từ của trẻ đa dạng và phong phú hơn Trẻ đã có thể hiểu được những động từ có nghĩa gần giống nhau

+ Trẻ đã phân biệt được nghĩa của các động từ gần nghĩa nhau Ví dụ: động từ “băm” và “chặt” (khi băm thì phải nhẹ nhàng, khi chặt thì phải mạnh tay và dứt khoát)

Trang 22

Tùy vào từng độ tuổi mà trẻ hiểu được nghĩa của từ ở các mức độ khác nhau Theo Federenko (Nga) ở trẻ em có 5 mức độ hiểu nghĩa khái quát của

+ Mức độ 3: Ở mức độ cao hơn mà trẻ mẫu giáo có thể hiểu được: đồ dùng trong bếp (chảo, nồi, bàn ăn, ghế…), đồ dùng ngoài phòng khách (tủ, bàn, ghế, tivi…)

+ Mức độ 4: Khái quát tối đa những khái niệm trừu tượng: số lượng, chất lượng, hành động…(học ở cấp phổ thông)

Đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trẻ có thể hiểu được mức độ 2 và mức độ 3

1.1.2 Cơ sở tâm lí học

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thực chất là phát triển hoạt động lời nói Quá trình phát triển lời nói của trẻ gắn bó rất chặt chẽ với 2 cơ chế của hoạt động lời nói là sản sinh ngôn ngữ và tiếp nhận ngôn ngữ Con người sinh ra

đã có sẵn bộ máy phát âm, đó là tiền đề vật chất để sản sinh ra ngôn ngữ giúp trẻ linh hoạt, thành thạo trong giao tiếp

Tuổi mẫu giáo nhỡ có thể coi là một thời kì phát triển rực rỡ của những nét tâm lý đặc trưng cho tuổi mẫu giáo Trẻ đã nắm bắt được một số vốn từ vựng mà người lớn cung cấp Trẻ luôn muốn được tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, trẻ luôn hỏi người lớn những câu hỏi: “tại sao”, “vì sao”…trước những hiện tượng lạ Đặc biệt trẻ tiếp nhận và thuộc nhanh chóng các bài thơ, bài hát có vần điệu rõ, giai điệu hay và hình tượng đẹp

Trang 23

Nắm bắt được đặc điểm tâm lý này của trẻ nhiều nhà thơ đã sáng tác nhiều bài thơ có nội dung gần gũi với thế giới xung quanh trẻ, những bài thơ có hình thức hỏi -đáp…để trẻ dễ dàng khám phá Nhờ đó mà tư duy của trẻ ngày càng phát triển hơn

Quá trình hình thành lời nói ở trẻ gắn bó rất chặt chẽ với hoạt động của

tư duy Ban đầu trẻ không có ý thức về ngôn ngữ và học nói theo cách tự nhiên Về sau, khi tư duy phát triển thì có thể tổ chức học nói có ý thức hơn Trong quá trình giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ các hình thức tư duy ngày càng hoàn thiện khi hiểu biết của trẻ càng mở rộng Sự phát triển tư duy của trẻ giúp trẻ tích lũy vốn từ phong phú và giao tiếp tốt hơn Tạo tiền đề cho trẻ hình thành nhân cách con người, chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào cáccấp học tiếp theo

Ở giai đoạn học hỏi này, giáo viên và phụ huynh học sinh cũng cần cho trẻ những cơ hội để khuyến khích thúc đẩy lòng hăng hái và khả năng sáng tạo của trẻ qua cách cung cấp vốn từ vựng đa dạng và tiếp xúc với môi trường đa ngôn ngữ Một số phương pháp có thể áp dụng đó là trò chuyện nhiều hơn, chăm chú lắng nghe khi trẻ đang nói, kể chuyện, đóng vai vào các nhân vật trong các câu chuyện cổ tích, đọc diễn cảm bài thơ…Đặc biệt, cho trẻ học tiếp xúc với những bài thơ có ngôn ngữ phong phú; nội dung dễ hiểu, gần gũi; hình thức bắt mắt, tươi sáng cũng là cách hiệu quả nhất giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

1.2 Cơ sở thực tiễn của việc phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi

1.2.1 Nội dung phát triển vốn từ của trẻ 4-5 tuổi

Hiện nay, ở các trường mầm non đều áp dụng theo chương trình giáo dục mầm non mới của Bộ Giáo dục -Đào tạo ban hành vào tháng 7 năm

2009 Ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ, chương trình cũng đã đề cập và nêu rõ những nội dung ngôn ngữ cần phát triển cho trẻ là những gì và như thế nào, đòi hỏi trẻ phải nói và hiểu từ để sử dụng từ một cách chính xác Với tác

Trang 24

giả Nguyễn Xuân Khoa, ta cũng thấy được những điểm tương đồng đó Tuy nhiên, ông đã đề cập và phân chia nội dung phát triển vốn từ một cách cụ thể hơn Nguyễn Xuân Khoa đã phân chia nội dung phát triển vốn từ theo đề tài: Những từ ngữ nói về cuộc sống riêng, những từ ngữ nói về cuộc sống xã hội

và những từ ngữ nói về thế giới tự nhiên

* Những từ ngữ về cuộc sống riêng

Mở rộng thế giới đồ vật trong tầm nhìn của trẻ: cho trẻ tiếp xúc, gọi tên tất cả những đồ vật có trong nhà, trong lớp Trẻ cần phải biết vật là từ chất gì, tính chất củachúng, công dụng của những đồ vật ấy Trẻ cần phân biệt những đặc điểm giống và khác nhau của vật Yêu cầu trẻ biết so sánh vài đồ vật gần gũi với nhau để nói lên được những điểm khác nhau giữa chúng, ví dụ như so sánh quần và váy, bát với đũa…

Trẻ phải nhớ được địa chỉ của trường mình học, nhận biết được môi trường xung quanh, để không bị mất phương hướng

Cần dạy cho trẻ sử dụng đúng các động từ chỉ hoạt động hàng ngày của trẻ như: ăn, ngủ, đội (mũ, nón), mặc (áo), cởi (giày, áo), chải, gấp, vò, cài, thay, thắt, rửa,…

Dạy cho trẻ nói đúng các màu sắc: xanh, đỏ, trắng, đen, vàng, nâu, hồng, xanh lá cây, trắng nõn, đen xì, vàng da cam…

* Những từ ngữ về cuộc sống xã hội

Cho trẻ biết thêm về những ngày lễ lớn của các dân tộc như: Ngày quốc tế Thiếu nhi (1- 6), Ngày sinh nhật Bác (19-5), Ngày Nhà giáo Việt Nam (20- 11), Ngày Giỗ tổ Hùng Vương, Tết Nguyên Đán… Ngoài ra còn có các ngày lễ hội khác diễn ra trong năm như: Noel (24-12), Ngày Quốc tế Phụ

Nữ (8-3)…

Giáo viên kể cho trẻ nghe về Bác, ngày sinh của Bác, quê hương Bác, nơi Bác làm việc (nhà sàn, phủ Chủ tịch), nơi Bác yên nghỉ sau khi Bác

Trang 25

mất (lăng Bác ở Ba Đình, Hà Nội), tình thương yêu rộng lớn của Bác đối với thiếu niên, nhi đồng

Cho trẻ biết tên gọi một số cơ quan nhà nước, chức năng của các cơ quan đó: ủy ban, trường học, bệnh viện, đồn công an Cho trẻ quan sát các công trình công cộng: nhà hát, rạp chiếu phim, công viên, sân vận động… Giáo viên nói cho trẻ biết về công dụng, chức năng, quá trình xây dựng chúng…

Kể cho trẻ nghe về bộ đội, chức năng của bộ đội đối với Tổ quốc, với nhân dân Cung cấp vốn từ cho trẻ về bộ đội, công an, nông dân, nhân dân,

Tổ quốc, về các binh chủng như: bộ binh, không quân, hải quân Giáo viên cung cấp nội dung vốn từ cho trẻ về biển đảo, quê hương

Cho trẻ biết thêm về một số phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy, xích lô, ô tô, tàu hỏa (xe lửa), thuyền bè, ca nô, tàu thủy, máy bay Dạy trẻ biết sử dụng đúng những động từ phù hợp với các phương tiện đó

Ví dụ: máy bay bay rất nhanh, thuyền trôi trên sông, xe máy phóng nhanh…

*Những từ ngữ nói về thế giới tự nhiên

Cho trẻ nói đúng mùi vị của một số loại quả Ví dụ: chuối, hồng, ổi, khi chín thì ngọt, khi còn xanh lại chát, ớt chín lại cay Những loại quả có thể ăn ngay không cần nấu chín như nhãn, ổi, mãng cầu,…; những loại quả phải nấu chín mới được ăn như bầu, bí, mướp,… Những thứ rau có thể ăn ngay không cần nấu chín như những thứ rau thơm: mùi, hành, tía tô và một số loại xà lách; những thứ rau phải nấu chín mới ăn được như cải, su hào,…

Cho trẻ gọi tên và so sánh những động vật tương đối giống nhau để nói lên những điểm khác nhau cơ bản giữa chúng Ví dụ: so sánh các con vật như

gà, vịt, ngan; chó, mèo, lợn; trâu, bò, ngựa; chuồn chuồn, bươm bướm…

Trang 26

Cung cấp cho trẻ những động từ chỉ sự vận động của các loài vật, ví dụ: trâu, bò, lợn… đi; ếch, thỏ… nhảy; cua, kiến, rắn… bò; chim, gà… mổ (thóc, sâu); trâu, bò… gặm (cỏ)

Giáo viên cung cấp cho trẻ những hiểu biết, vốn từ nói lên lợi ích và tác hại của một số loài vật như: chuột phá hoại mùa màng, mèo bắt chuột… Nói lên được cách chăm sóc và bảo vệ những con vật có ích, cách đề phòng và chống những con vật có hại Mở rộng hiểu biết của trẻ về hiện tượng thiên nhiên, biết được đặc điểm của mùa đông, mùa hè, mùa nắng, mùa mưa

1.2.2 Thực trạng phát triển vốn từ của trẻ mầm non

Có thể thấy được thực trạng vốn từ của trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non hiện nay còn hạn chế, giáo viên chỉ tập chung vào các hoạt động dạy học như: khám phá khoa học, tạo hình, toán học,…việc phát triển vốn từ cho trẻ thông qua thơ viết cho thiếu nhi còn ít Bên cạnh đó, việc thông qua tập thơ

Ra vườn nhặt nắng để phát triển vốn từ cho trẻ là điều vô cùng mới mẻ Do

đó chúng tôi tiến hành khảo sát 33 bài thơ trong tập Ra vườn nhặt nắng để thấy rõ được sự phong phú về vốn từ về tự nhiên, về cuộc sống riêng và vốn

từ về cuộc sống xã hội, để qua tập thơ phát triển vốn từ cho trẻ đặc biệt là trẻ

4-5 tuổi

1.2.2.1 Mục đích điều tra

Tiến hành điều tra nhằm khảo sát vốn từ về tự nhiên, con người và xã

hội trong 33 bài thơ trong tập thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng

Linh

1.1.2.2 Nội dung điều tra

Đặc điểm vốn từ về tự nhiên, con người và xã hội trong tập thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh

1.1.2.3 Phương pháp khảo sát

- Dùng phiếu điều tra

Trang 27

Kết quả khảo sát tập thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng

Linh dưới đây cho thấy được yếu tố ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh viết cho thiếu nhi:

Stt Tên bài thơ

Vốn từ về thế giới

tự nhiên

Vốn từ về cuộc sống riêng

Vốn từ về cuộc sống

xã hội

Đề tài khác

Trang 28

Nhìn vào bảng thống kê ta thấy tập thơ Ra vườn nhặt nắng bao gồm:

- 13/33 bài nói về các thế giới tự nhiên: ra vườn nhặt nắng, những mùa, ông mặt trời bị ốm, gọi mặt trời, làng cá voi, con bọ dừa, êm, mỗi ngày dạy sớm, bạn có biết mùa hè, biển, bạn lá bạn mưa, mùa hè 6 tuổi, màu vàng, mưa rào, gió, buổi chiều

- 8/33 bài nói về cuộc sống riêng: nụ cười, bàn tay bé, bơi, trẻ con, người lớn, ai đã từng, ai cười mà xinh thế, bắt nạt, nụ cười

- 8/33 bài nói về xã hội: xe bus, tắc đường, lời ru, thế giới ru, bài hát

ru, bánh mỳ, facebook, vào lớp

Trang 29

Đây có thể là con số không nhỏ góp phần vào công tác giáo dục rèn luyện về phương diện ngôn ngữ cho trẻ nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non qua tập thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh

Trang 31

CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ QUA TẬP THƠ “RA VƯỜN NHẶT NẮNG” CỦA NGUYỄN THẾ

HOÀNG LINH 2.1 Vài nét về tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh

Nguyễn Thế Hoàng Linh (sinh năm 1982), hiện tại ông đang sống ở Hà Nội Ông đã từng là sinh viên trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Năm thứ

3 đại học, Nguyễn Thế Hoàng Linh đã xuất thần sáng tác một loạt thơ và tuỳ

Nguyễn Thế Hoàng Linh được giới phê bình văn chương đánh giá cao

và yêu mến gắn cho nghệ danh: “Thi tài tuổi 20” - với một cõi thơ cưu mang trí tuệ, hào phóng cảm xúc Đến năm 20 tuổi đã có khoảng 2000 bài thơ Thơ của anh ngồ ngộ, nhiều khi tưởng như bỡn cợt nhưng ẩn chứa nhiều suy tư và triết lí.Thơ của anh không có chỗ cho những rung động khiêm nhường bé nhỏ Không theo mốt chơi chữ tràn lan Không vào chiếu huyễn cảm cao chạy xa bay, bay xa xa đời sống được phút nào hay phút ấy, một đặc sản lưu truyền trong thơ Việt Nam Thơ của người tuổi trẻ Nguyễn Thế Hoàng Linh

là ngọn gió cuồng phong của cảm xúc, là giòng thác lớn của trí tuệ, là bản chất của cuộc đời bị tra hỏi tận gốc Nguyễn Thế Hoàng Linh tự nhiên tra hỏi cuộc đời thành thơ, nên tự nhiên trở thành nhà hiền triết lúc độ tuổi còn rất trẻ Đây là một điểm đặc biệt lôi cuốn rất tình cờ trong xuất thơ đầu tiên của Nguyễn Thế Hoàng Linh Mặc dù vướng phải những đoản khúc lý luận còn non nớt, thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh có cái vạm vỡ của một cành lộc thi

ca hiền triết lớn, ngay ở phút phát xuất đầu tiên Anh là một tác giả quen thuộc với nhiều bạn đọc trẻ

Rung động sâu sắc, diễn đạt chân thật, phóng ý không nương, xào chữ gọn nhẹ, đọc thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh bạn sẽ gặp được cái cối xay chữ (ngay đợt xuất phát đầu tiên, Nguyễn Thế Hoàng Linh đã cho ra đời một

Trang 32

lượng thơ hay khá lớn) chất ngất cảm xúc nhưng đồng thời cũng chứa đựng những suy nghĩ đầy trí tuệ độc lập So sánh lại với những thiên tài chuyên trị cảm xúc trước đây như Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Hoàng Cầm, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyễn Thế Hoàng Linh là thi tài trẻ đầu tiên của Việt Nam chạm đến phần trí tuệ ngay trong những sáng tác đầu tay Đọc thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh, trí óc của bạn sẽ phải suy tư Và phần sót lại của cõi thơ anh là những thông điệp về nhân sinh vĩ đại Điều này lần đầu tiên thi

ca Hà Nội mới thấy xuất hiện

Thời buổi internet, thơ ca chữ nghĩa lạm phát Có máy computer, có đường truyền, có diễn đàn, có trang web, là mình cứ “post” thứ gì mình muốn

“post” lên Đấy là nét độc đáo mới của văn hóa net: Con người có nhiều cơ hội để phô diễn nghệ thuật hơn Là một người làm thơ của thời đại internet, Nguyễn Thế Hoàng Linh đã gửi hết lên mạng cả nghìn bài thơ, nhiều khi là

sự ứng tác tức thời với bạn bè

Nguyễn Thế Hoàng Linh bắt đầu xuất hiện trên diễn đàn mạng Trí Tuệ Việt Nam (còn được gọi là ttvnoline) trong nước Dưới một cái ních tên ảo Away, những bài thơ của anh được đón nhận nồng nhiệt, được nhiều thành viên đọc nhất trong diễn đàn thi ca ttvnonline Có những loạt thơ và tùy ký của anh được các thành viên đọc và trả lời lên đến vài chục ngàn lần trong diễn đàn Thảo Luận ( Bức thư gửi tới chính phủ do away gửi và đã có 18535 lượt đọc tính đến ngày 31.1.2003)

Nguyễn Thế Hoàng Linh đã viết hàng nghìn bài thơ trên diễn đàn internet và là tác giả của:

Tập thơ: Mầm sống, Uống một ngụm nước biển, Em giấu gì ở trong

lòng thế, Bé tập tô,…

Văn xuôi: Chuyện của thiên tài (tiểu thuyết), Đọc kỹ hướng dẫn sử

dụng trước khi dùng, Văn chương động,…

Trang 33

Các tác phẩm đã gây nhiều tiếng vang trên các diễn đàn và được công chúng yêu thích, tìm đọc

Giải thưởng: Giải thưởng hội nhà văn Hà Nội năm 2004 cho tiểu thuyết Chuyện của thiên tài

một anh chàng trí thức cố tình học hành dở dang và đầu luôn chật chữ, còn trái tim thì luôn nồng nàn sôi nổi với đời Nếu bảo mang thân trai tuổi ba mươi ra thể nghiệm một lý thuyết sống nào đó vừa mới nhen nhóm trong đầu, tôi ngỡ Linh sẽ làm ngay Với Linh, đi tìm chân lý của sự tồn tại loài người, luôn là chất kích thích nội sinh gây nghiện ngập, mà kiểu gì cũng không thể nào cai được Rồi cứ thế, Linh trải đầy trong thơ và những ký tự tiểu luận hay bình hay diễn thuyết hay phân tích thơ

Tác giả của tập thơ- Nguyễn Thế Hoàng Linh chia sẻ: “Trẻ con cần có

ấn tượng về vẻ đẹp Tôi sử dụng câu chữ và hình ảnh sáng, rõ để phục vụ việc

đó Còn những món quà khác, có thể các em sẽ tìm thấy thêm khi lớn lên Một cuốn sách có thể đọc lại nhiều lần mà!”

2.2 Tập thơ Ra vườn nhặt nắng

Ra vườn nhặt nắng - tập thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh xuất bản

năm 2015 (NXB Thế Giới) - vừa được tái bản 2016 với phần tranh vẽ xuất sắc của họa sĩ trẻ đến từ Lá Studio, tại Không gian sáng tạo Toa Tàu Thơ được in trên chất liệu giấy dày, in màu và có thêm phần tranh minh họa sinh động, đẹp mắt Mỗi bài thơ còn được minh họa bởi một bức tranh với nét vẽ ngộ nghĩnh, dí dỏm, đầy màu sắc Kiểu minh họa chú trọng chi tiết thường thấy trong các bộ truyện tranh nước ngoài

Thơ cho trẻ con Không hề đơn giản Thơ cho trẻ con phải được trẻ con yêu thích, phải là thế giới quan của trẻ con nhưng vẫn cần là một lối dẫn

tự nhiên cho ngôn ngữ, cảm xúc, tri thức đúng đắn hướng đến sự phát triển của trẻ Tập thơ -tranh Ra vườn nhặt nắng của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng

Trang 34

Linh và Lá Studio chính là sự kết hợp này, sự kết hợp giữa hay và đẹp Hay- không chỉ ở ngôn ngữ thơ tinh tế, mà còn ở những trong trẻo hồn nhiên Đẹp- không chỉ ở những ý tưởng lấp lánh, mà còn thể hiện qua hình thức rực rỡ

Có thể nói đây là ấn phẩm mà từng từ ngữ được đọc ra màu sắc và từng nét

vẽ được ngắm thành vần điệu Đơn giản, trẻ con có thể xem thơ mê mải như xem một tranh truyện hấp dẫn Nhưng vì đó là thơ, nên giá trị từ ngôn ngữ, đặc biệt là thơ tiếng mẹ đẻ, sẽ đem đến tâm hồn trẻ nhỏ những rực rỡ không ngờ Cũng như vậy, đối với tâm hồn trẻ thơ sẵn có bên trong bất kỳ người lớn nào

Các bài thơ không đặt nặng mục đích dạy bảo, khuyên nhủ mà là tạo cảm giác gần gũi, giúp trẻ mường tượng những điều giản dị trong cuộc sống bên gia đình, bè bạn, cây cỏ, con vật, Từng câu thơ như là câu nói có thể bật ra từ bất cứ một em bé nào nhưng lại không hề kém thi vị.Giọng thơ Ra

vườn nhặt nắng hồn nhiên, ngôn từ trong trẻo, mộc mạc khiến người đọc cảm

thấy dễ chịu, nhẹ nhàng như đưa tay mở một cánh cửa gỗ, chầm chậm bước chân vào khu vườn làm bạn với tuổi thơ Lời thơ không khó hiểu, không đánh

đố độc giả nhỏ tuổi Thơ dành cho thiếu nhi nhưng chính người lớn cũng có

cơ hội nhìn thấy chính mình với những k niệm ngày thơ bé

của Lá Studio- một studio nhỏ gồm bốn thành viên: hai họa sĩ và hai con mèo, tập thơ tranh dày 60 trang là dự án xuất bản đầu tiên trong chuỗi các sản phẩm sáng tạo của Toa Tàu Creative Platform, ra mắt trong sự háo hức của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ

“Vô tình đọc được tập thơ và nhận ra đây là một tập thơ rất dễ thương, thú vị dành cho trẻ nhỏ nhưng còn quá ít người biết đến, chúng tôi thật sự muốn làm lại một phiên bản khác hấp dẫn hơn Nhưng lúc đó vấp phải một chuyện là Toa Tàu không có kinh phí để in sách nên chúng tôi đã kêu gọi sự

Trang 35

ủng hộ của mọi người để tập thơ có thể chào đời” - Phiên Nghiên, đại diện

của Toa Tàu, nói về sự “tái sinh” của Ra vườn nhặt nắng

Mục đích ban đầu của những người làm sách là sẽ kêu gọi được 100 triệu đồng để in khoảng 700 cuốn sách, thế nhưng chỉ chưa đầy hai tháng kể

từ ngày kêu gọi (từ 26-3 đến 17-5), Ra vườn nhặt nắng đã nhận được gần 250

triệu tiền mua sách trả trước từ đông đảo các bậc phụ huynh và bạn đọc trẻ

Ra vườn nhặt nắng đã được phổ nhạc và làm thành clip ca nhạc cho

thiếu nhi với phần hoạt hình ông cùng cháu đùa chơi với nắng mùa thu Phim hoạt hình ngắn chưa đến hai phút như là câu chuyện đẹp về tình yêu gửi đến con trẻ “Dẫu phim ngắn không phải là sản phẩm chính nhưng chúng tôi làm

để cung cấp thêm công cụ nghệ thuật đa đạng cho phụ huynh và bé Bởi trẻ con có bé thích chơi, có bé thích ngồi im đọc nhưng có bé thích phim ảnh… chúng tôi làm mọi cách để bé đến được với ngôn ngữ trong sáng mà gần nhất

là thơ” - chị Phiên Nghiên, trưởng dự án Ra vườn nhặt nắng, chia sẻ

2.3 Các biện pháp phát triển vốn từ qua tập thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh

2.3.1 Biện pháp đọc thơ cho trẻ nghe

Văn học tác động trực tiếp vào trí tuệ và tình cảm của trẻ bằng các hình tượng sống động, giàu nhạc điệu, chân thực và đẹp đẽ Văn học đưa trẻ đến với thế giới bằng một con đường kỳ diêu, trẻ không chỉ cảm nhận bằng mắt, bằng tai mà còn cảm nhận thế giới bằng cả tâm hồn nhạy cảm dễ rung động của trẻ Một lĩnh vực quan trọng trong văn học giúp cho trẻ cảm nhận sự việc, tình cảm, trẻ lĩnh hội được nhiều cái mới mẻ, thú vị đó chính là thơ ca.Thơ ca giúp các em hiểu được cuộc sống hiện thực của cha ông ta Thơ có ý nghĩa giáo dục lớn, giáo dục về tư tưởng tình cảm, trân trọng những con người lao động, yêu quê hương đất nước, sống trung thực, chăm chỉ, ghét cái ác, yêu cái thiện, ở hiền gặp lành Thơ được trẻ em rất yêu thích và nó góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ

Trang 36

Thơ ca đóng vai trò quan trọng vì vậy đọc thơ cho trẻ nghe cũng là một công việc làm cần thiết Đọc thơ cho trẻ nghe trước hết gợi cho trẻ những xúc cảm, rung động tình cảm mãnh liệt, bồi dưỡng phẩm chất tâm hồn, phát triển nhân cách cho trẻ

Với 33 bài thơ, tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh đã vẽ nên những bức tranh đầy màu sắc, ở đó mỗi bức tranh đều đem lại những xúc cảm, sự hiểu biết khác nhau cho trẻ Giáo viên nên đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe để giúp trẻ hoàn thiện những đặc trưng tâm lý nhân cách, góp phần mở rộng hiểu biết của trẻ về tự nhiên và xã hội, trẻ được cảm nhận cái hay cái đẹp

trong hiện thực và cái đẹp chính trong ngôn ngữ tác phẩm.Trong bài thơ Bạn

có biết mùa hè tác giả đã giới thiệu cho các em một mùa rất quan trọng trong

năm đó là mùa hè:

Bạn có biết mùa hè Thích nhất là cái nóng

Nó làm đổ mồ hôi

Và làn da căng bóng Mùa hè làm cho sóng Dát vàng giữa biển xanh Mùa hè làm cho canh

Ăn mát ơi là mát

Bài thơ cho trẻ biết về mùa hè, mùa hè với cái nóng bức, oi ả Nếu cái nóng bức của mùa hè vẫn được xem là khó chịu, vẫn bị xem là đáng ghét thì trong thơ của Linh cái nóng được coi là đáng thích, đáng yêu bởi mùa hè làm cho “làn da căng bóng”, mùa hè làm “dát vàng giữa biển” Mùa hè còn mang đến những bát canh mát lành mà không mùa nào có thể mang lại Qua đó, trẻ

có dễ dàng cảm nhận được cái đẹp của mùa hè và thêm yêu quý, thích thú khi mùa hè đến

Trang 37

Mùa hè như chó nhỏ Tung tăng ở quanh ta Bạn là mùa hè à?

Quệt mồ hôi, chào bạn

(Bạn có biết mùa hè)

Cách ví von của tác giả vô cùng mới lạ, tác giả ví mùa hè như con chó nhỏ, rất gần gũi và luôn bên cạch mang đến cho ta bao niềm vui Ngôn ngữ được sử dụng vô cùng gần gũi, quen thuộc giúp trẻ dễ dàng đọc hiểu Đặc biệt hơn tác giả đặt một câu hỏi ngay giữa đoạn cuối của bài thơ Cách mà tác giả trẻ đặt câu hỏi làm cho bài thơ thêm phần sinh động, giúp ta dễ dàng nhận thấy được cái đặc trưng, cái thú vị của mùa hè

Bài thơ Biển với cách ví von vô cùng ngộ nghĩnh của tác giả đã để lại

ấn tượng lớn đối với bạn đọc nhỏ tuổi:

Những chiếc thìa chìm nghỉm Những đũa bát dập dềnh Đĩa cái bơi cái lặn Muôi gỗ thì lênh đênh Váng mỡ như dầu rỉ Thức ăn như tàu chìm…

(Biển)

Thơ viết cho thiếu nhi phần lớn là các bài viết về về thiên nhiên mới lạ,

về những loài vật đáng yêu, về thế giới thực vật muôn màu sắc, những sự vật gần gũi quanh ta… Bài thơ “biển” giúp cung cấp cho trẻ rất nhiều từ về những sự vật gần gũi với trẻ như: thìa, đũa, đĩa, muôi, trẻ biết được các từ láy: dập dềnh, lênh đênh…và trẻ còn được học các từ mới: dầu rỉ, cọng rau Giáo viên cần phát âm chính xác các từ khó trong bài để trẻ học theo và biết phát âm các từ như: dập dềnh, dầu rỉ

Ngày đăng: 14/09/2017, 15:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w