Công tác phân tích công việc:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Đầu Máy Hà Nội (Trang 39 - 41)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂNLỰC TẠI XNĐMHN

2.3.1. Công tác phân tích công việc:

Để phân tích được công việc XNĐMHN tiến hành xây dựng các văn bản gồm: Bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc, bản yêu cầu đối với người thực hiện.Tất cả các văn bản còn chung chung, mang nặng hình thức.

Phân tích công việc là một công cụ quản lý đắc lực của quản lý nguồn nhân lực. Để quản lý có hiệu quả thì công tác phân tích công việc phòng quản lý nhân lực phải tiến hành phân tích một cách kỹ lưỡng, chính xác. Tuy nhiên trên thực tế tại XNĐMHN công tác phân tích công việc vẫn còn sơ sài chứ chưa thực sự đầy đủ, chính xác. Chưa thực sự đầu tư thời gian, chi phí để thu thập thông tin một cách đầy đủ và chính xác. Xí nghiệp chưa có đủ đội ngũ chuyên gia tư vấn về phân tích công việc.

Một thực trạng chung hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam tuy hiểu rõ về tầm quan trọng của việc phân tích công việc nhưng việc phân tích công việc vẫn chưa được phổ biến mà chủ yếu khi thực hiện công tác phân tích công việc dựa vào văn bản, tài liệu của Nhà nước ban hành như:

a) Bản phân loại ngành nghề

b) Bản tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức Nhà nước c) Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công việc

d) Tiêu chuẩn các bậc kỹ thuật công nhân

Trong đó, bản phân loại ngành nghề được xây dựng trên cơ sở xác định ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện vệ sinh lao động, hao phí năng lượng trong quá trình làm việc với người lao động. Bản phân loại ngành nghề được sử dụng chủ yếu để làm cở sở trả lương, phụ cấp cho cán bộ, công nhân viên chức. Bản tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức nhà nước xác định các vấn đề: trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể, những yêu cầu về hiểu biết và trình độ cần có đối với tất cả công chức nhà nước. Bản tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật đựơc xây dựng cho hầu hết các công việc phổ biến của công nhân, quy định công nhân ở một bậc nào đấy phải biết gì về lý thuyết kỹ thuật sản xuất và kỹ năng thực hành. Bản tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là cơ sở để xét xếp bậc, trả lương cho công nhân.

2.3.2.Công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực: 2.3.2.1.Mục tiêu của kế hoạch hóa nguồn nhân lực

Từ sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của tổ chức, cùng với mục tiêu chung về nguồn nhân lực của đơn vị trên. Phòng tổ chức lao động xác định mục tiêu của kế hoạch hóa nguồn nhân lực.

 Khuyến khích các hành vi quản lý mang tính chủ động đón đầu hơn là bị động phản ứng.

 Giúp cho tổ chức phát triển mục tiêu chiến lược.

 Giúp cho tổ chức kiểm tra có tính phê phán và quyết định xem các hoạt đông, các chương trình trong tổ chức có nên làm hay không

 Xác định được cơ hội và các hạn chế của nguồn nhân lực; khoảng cách hiện tại và viễn cảnh tương lai về nguồn nhân lực của tổ chức.

 Khuyến khích sự tham gia của những nhà quản lý trực tuyến. Một chiến lược tốt có sự liên quan đến, mọi cấp trong tổ chức có thể giúp tổ chức tạo ra triển vọng tốt đẹp, tăng trưởng nhanh, uy tín cao và tăng cường hợp tác với các tổ chức khác.

2.3.2.2.Công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực tại XNĐMHN

Cũng giống như các doanh nghiệp khác ở Việt Nam, với XNĐMHN có thể nói việc lập kế hoạch nguồn nhân lực vẫn là một lĩnh vực mới mẻ, chỉ mang tính lý thuyết. Cho đến nay xí nghiệp hầu như chỉ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong đó bao gồm cả kế hoạch nhân lực bố trí sử dụng để phục vụ cho kế hoạch sản xuất. Do vậy, công tác sắp xếp và kế hoạch nhân lực thường chỉ xác định vào cuối năm, khi tổng kết công tác cho cuối năm và lập kế hoạch cho năm tới. Từ đó làm cơ sở để cân đối lại lực lượng lao động hiện có để có thể bố trí lao động hợp lý và xác định xem mức độ phải đào tạo lại và tuyển dụng thêm.

- Xí nghiệp ĐMHN là đơn vị thành viên của công ty vận tải hành khách Hà Nội trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nên mọi kế hoạch đều phụ thuộc vào trên nên khả năng chủ động chưa cao

- Trình độ nhân viên của phòng tổ chức lao động còn yếu trong công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực do ít nhân viên không được đào tạo bài bản.... - Chưa có sự hợp tác của các phòng ban, phân xưởng...

Kế hoạch sử dụng lao động năm 2006

TT Hệ chức danh HS CBC NB Q HS P/cấ p BQ LĐ thực tế Tỷ lệ phân bổ

Lao động phân bổ theo sản phẩm Thốn g nhất K/địa phương Hàng I Lao động công nghệ 4,06 0,40 672 Tỷ lệ 308 237 127 1 Công tác lái máy 4,43 0,58 417 km 191 147 79

Lái máy 4,77 0,60 231 chạy Phụ lái máy 3,96 0,59 143 KTN = Chỉ đạo tài xế 4,76 0,34 7 45,72% Trực ban đầu máy 4,16 0,46 28 KĐP = Phụ trực ban 3,48 0,38 4 35,31% Phái ban 3,50 0,38 4 Hàng =

2 Sửa chữa đầu máy 3,47 0,11 255 18,97% 117 90 48II Bổ trợ và phục vụ sản

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Đầu Máy Hà Nội (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w