Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Đầu Máy Hà Nội (Trang 26 - 29)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂNLỰC TẠI XNĐMHN

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp

Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, vượt qua mọi khó khăn thử thách,đội ngũ cán bộ công nhân viên của đơn vị đã dũng cảm, thông minh, sáng tạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển ngành đường sắt trong sản xuất và vẻ vang trong chiến đấu của đơn vị đã từng được Đảng và Nhà nước ghi nhận đánh giá cao bằng nhiều phần thưởng cao quý.

Quá trình xây dựng và phát triển của xí nghiệp có thể tóm tắt qua một số giai đoạn chủ yếu như sau.

_Giai đoạn 1:Hàn gắn vết thương chiến tranh, thực hiện nhiệm vụ vận tải khôi phục kinh tế trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1955-1965)

Tiền thân của Xí nhiệp ĐMHN là Đề -Pô-Hoả-Xa do thực dân Pháp xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ XIX nhằm mục đích phục vụ khai thác thuộc địa của chúng ở Việt Nam.Cách mạng tháng Tám thành công, Đề –Pô-Hoả-Xa thuộc về sự tiếp quản của nhân dân ta, do nhân dân ta làm chủ.

Từ những năm 1954 đến năm1965 xí nghiệp tiếp quản 80 đầu máy hơi nước được sản xuất từ những năm 30 trở về trước MICADO, PACIPIC, LUOOCS...do

Đảng, đã đoàn kết đấu tranh giữ lại các tài sản không để cho thực dân Pháp trước khi rút lui phá hoại. Cùng với sự giúp đỡ của các nước CNXH anh em, cán bộ công nhân xí nghiệp ĐMHN có tên gọi là Đoạn đầu máy Hà Nội.

Tiếp quản từ “ đề pô” Hà Nội, năm 1955 đoạn đầu máy được thành lập ( tách ra từ cơ vụ đoạn Hà Nội) đội ngũ công nhân được giải phóng sau tiếp quản thủ đô đã hăng hái thi đua sản xuất ,phục vụ vận tải.Phong trào bảo dưỡng đầu máy tốt, chạy tàu an toàn- tiết kiệm được phát động và duy trì có hiệu quả. Đơn vị luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.Trong phong trào thi đua đã xuất hiện tổ lái máy 424, một trong những tổ lao động xã hội chủ nghĩa đầu tiên của ngành đường sắt. Cũng trong giai đoạn này, hai công nhân lái tàu của xí nghiệp được nhà nước tuyên dương anh hùng lao động là Lê Minh Đức (1958) và Lý Văn Du (1962). Cán bộ công nhân của đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ vận tải một cách xuất sắc phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, xây dựng hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam.

_ Giai đoạn 2 : Vận tải phục vụ cuộc kháng chiến vĩ đại chống Mỹ cứu nước (1965- 1975).

Giai đoạn này, đế quốc Mỹ ra sức đánh phá các mục tiêu giao thông vận tải, đặc biệt là đướng sắt hòng ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Trong mưa bom, bão đạn với khẩu hiệu “ giặc phá ta cứ đi” với phương pháp “ qua sông không cầu, chạy tàu không ga” , cán bộ công nhân viên của đơn vị vẫn kiên cường bám máy, bám xưởng duy trì mạch máu giao thông đường sắt thông suốt.Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh : “một người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” cán bộ công nhân viên của đơn vị vừa thực hiện sơ tán bảo vệ lực lượng, máy móc thiết bị, dũng cảm lái tàu vượt qua lửa đạn, chở hàng, chở bộ đội chi viện cho chiến trường miền Nam. Thời kỳ này, đội lái máy thanh niên của đơn vị được vinh dự kết nghĩa với tiểu đoàn 61 quân giải phóng miền Nam là một sự kiện rất có ý nghĩa.Năm 1967, tổ lái máy 208 ( tiền thân của tổ máy 424) vinh dự được nhà nước tặng thưởng danh hiệu tổ lái máy anh hùng.

- Giai đoạn 3 : Đảm bảo vận tải phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội 1975- 1985.

Giai đoạn này, toàn đơn vị vừa thực hiện nhiệm vụ vận tải vừa tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh , từng bước cải tạo xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư kỹ thuật ,nâng cao sản lượng, chất lượng vận tải và sửa chữa đầu máy, hoàn thành vượt mức kế hoạch hàng năm.Năm 1970 sản lượng vận tải tăng 4,6% sửa chữa các cấp đầu máy tăng từ 11- 14%, các mặt hoạt động công tác khác đều đặt được công tác tốt. Đơn vị được thưởng cờ thi đua luân lưu của Chính Phủ và huân chương lao động hạng 3 (1976).Không dừng lại ở bất kỳ thành tích nào, đội ngũ cán bộ công nhân viên của xí nghiệp vẫn ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động, thay đổi phương pháp quản lý chỉ đạo sản xuất. Đơn cử : năm 1980 sản lượng sửa chữa đầu máy tăng 21%,trong đó sửa chữa thành công đầu máy GP6 (1983)...Giám đốc xí nghiệp Trần Văn Điều được suy tôn CSTĐ toàn quốc ,tài xế trưởng tổ lái máy 208 Trịnh Hạnh được tặng thưởng huân chương anh hùng lao động.Đơn vị được tặng thưởng huân chương lao động hạng ba (1986).

- Giai đoạn 4:Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới sức kéo, cải tiến quản lý, nâng cao năng lực vận tải đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện của ngành đường sắt Việt Nam (từ 1986 đến nay).

Dưới ánh sáng của Nghị quyết của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ sáu và thứ bảy, ngành đường sắt cũng đã chuyển mình theo một hướng mới : xoá bỏ bao cấp, thực hiện hạch toán trong kinh doanh vận tải, không ngừng nâng cao chất lượng chạy tàu, lấy lại lòng tin của nhà nước, của nhân dân . Được tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất-kỹ thuật của đơn vị cũng được không ngưng phát triển, nhiều phân xưởng được xây mới, cải tạo. Nhiều máy móc, thiết bị được lắp đặt. Từ chỗ chỉ hoàn toàn sử dụng khai thác đầu máy hơi nước cũ kỹ lạc hậu đến nay, xí nghiệp đã quản lý, khai thác gần 100 đầu máy Diesel các loại, trong đó có nhiều loạ đầu máy hiện đại có công suất lớn .Từ chỗ chỉ chuyên rửa đầu máy hơi nước dến nay xí nghiệp đã có thể sửa chữa các loại đầu máy Diesel .Đến nay, xí nghiệp đã đủ năng

cấp cao như tàu khách thống nhất, tàu nhanh, du lịch, tàu liên vận trên hầu hết các tuyến đường sắt.Chất lượng chạy tàu cũng không ngừng được cải thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ vận tải của ngành đường sắt Việt Nam.

Từ một “Đề Pô” nhỏ bé, cũ kỹ và lạc hậu, sau gần 50 năm phấn đấu gian khổ hy sinh của nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo và công nhân viên chức, ngày nay, xí nghiệp Đầu máy Hà Nội đã trở thành một dơn vị chủ lực cung cấp sức kéo của ngành với trên 1550 cán bộ công nhân viên chức, 8 phòng ban nghiệp vụ, 7 phân xưởng sửa chữa và 2 phân đoạn vận dụng đầu máy, nòng cốt trong phong trào thi đua sản xuất của đơn vị là gần 400 cán bộ Đảng viên với 31 chi bộ Đảng , gần 40 công đoàn bộ phận và tổ công đoàn trực thuộc, 21 chi đoàn với 300 cán bộ đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.Xí nghiệp có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo, có nhiều công nhân lái máy và sủa chũa đầu máy lành nghề và giàu trị truyền thống cách mạng, đoàn kết một lòng xung quanh Đảng bộ với Chính quyền, Công đoàn và Đoàn Thanh niên xí nghiệp đã kết hợp chắt chẽ, động viên cổ vũ phong trào thi đua của công nhân viên vừa đẩy mạnh sản xuất, vừa hoàn thành xuất sắc các công tác khác như : Bảo vệ trật tự an ninh cí nghiệp, phát huy sức kéo, cải tiến kỹ thuật, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá ...ở mỗi mặt công tác xí nghiệp đều đạt được những thành tích xuất sắc, được cấp trên khen thưởng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Đầu Máy Hà Nội (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w