1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm

117 872 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 2,63 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã đề nghị học tập dựa vào trải nghiệm có thể được áp dụng trong suốt môi trường giáo dục cho các chương trình phát triển, bao gồm: việc đánh giá; việc giản

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

 -

NINH THỊ THÚY NGA

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)

Mã số : 60.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS LÃ THỊ BẮC LÝ

HÀ NỘI - NĂM 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn

cô giáo PGS.TS Lã Thị Bắc Lý đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ

tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo khoa giáo dục Mầm Non – Trường Đại học sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng sau Đại học, Trung tâm thư viện – Trường Đại học sư phạm Hà Nội; ban giám hiệu, giáo viên và các cháu Trường Mẫu giáo Hoa Sen và Trường Mẫu giáo Hướng Dương, Trường Mầm non Hoa Phượng và các nghệ nhân của làng nghề Lò Chén Phường Tương Bình Hiệp – TP.Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi để tôi hoàn thành luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là những người thân trong gia đình đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 6 năm 2017

Ninh Thị Thúy Nga

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Giới hạn nghiên cứu 2

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Đóng góp mới của luận văn 4

9 Cấu trúc của luận văn 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 5

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1.2 Vốn từ và sự phát triển vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi 20

1.2.1 Khái niệm vốn từ và sự phát triển vốn từ của trẻ: 20

1.2.2 Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi 23

1.2.3 Nhiệm vụ, nội dung phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi 26

1.2.4 Phương pháp và hình thức phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi 30

1.3 Hoạt động trải nghiệm với việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi 33

1.3.1 Khái niệm “Hoạt động trải nghiệm” 33

1.3.2 Đặc điểm của học tập dựa vào trải nghiệm 35

1.3.3 Ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm đối với việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi 40

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm 40

1.4.1 Đặc điểm sinh lý của trẻ 4 – 5 tuổi 41

1.4.2 Đặc điểm tâm lý của trẻ 4 – 5 tuổi 44

Trang 4

1.4.3 Cơ sở giáo dục học 46

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 4- 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 52

2.1 Khái quát địa bàn điều tra 52

2.2 Mục đích điều tra 52

2.3 Đối tượng và phạm vi điều tra 52

2.4 Thời gian điều tra 53

2.5 Nội dung và phương pháp điều tra 53

2.6 Kết quả điều tra 54

2.6.1 Thực trạng trình độ đào tạo, thâm niên công tác và số năm dạy lớp mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi của các GV điều tra 54

2.6.2 Thực trạng nội dung chương trình giáo dục mầm non hiện nay 55

2.6.3 Thực trạng việc tổ chức hoạt động nhằm phát triển vốn từ cho trẻ ở trường mầm non 56

2.6.4 Thực trạng nhận thức của GV về việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm 58

2.6.5 Thực trạng mức độ phát triển vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm 66

Tiểu kết chương 2 73

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ THỰC NGHIỆM 74

3.1 Đề xuất một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm 74

3.1.1 Khái niệm “Biện pháp” 74

3.1.2 Khái niệm “Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm” 74

3.1.3 Nguyên tắc xây dựng biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm 75

Trang 5

3.1.4 Các biện pháp đề xuất 76

3.2 Thực nghiệm một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm 82

3.2.1 Mục đích thực nghiệm 83

3.2.2 Đối tượng và thời gian thực nghiệm 83

3.2.3 Nội dung thực nghiệm 84

3.2.4 Tiến hành thực nghiệm 84

3.2.5 Kết quả thực nghiệm 86

Tiểu kết chương 3 101

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102

1 Kết luận chung 102

2 Kiến nghị 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Mô hình học tập trải nghiệm của Dewey 6 Hình 1.2 Mô hình học tập trải nghiệm của Lewin 7 Hình 1.4: Mô hình học tập trải nghiệm của Kolb 7

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thông tin về đối tượng điều tra – GVMN 54 Bảng 2.2: Quan điểm của GVMN về hoạt động TN 57 Bảng 2.3: Các hoạt động ở trường MN có thể tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi phát triển vốn từ 58 Bàng 2.4: Mức độ thường xuyên phát triển vốn từ cho trẻ 4- 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm 59

Bảng 2.5: Ý kiến GV về mục đích sử dụng hoạt động trải nghiệm 60

Bảng 2.6: Ý kiến của GV về vai trò của hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi 61 Bảng 2.7: Mức độ sử dụng các biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động TN 62

Bảng 2.8: Lựa chọn của GV về các chủ đề trải nghiệm nhằm phát triển vốn từ

cho trẻ 4 – 5 tuổi 63 Bảng 2.9: Những khó khăn thường gặp của GV khi phát triển vốn từ cho trẻ 4- 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm 64 Bảng 2.10: Tổng hợp và đánh giá chung về mức độ phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở hai trường MN 69 Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tiêu chí đánh giá mức độ phát triển vốn từ của NTN và NĐC trước thực nghiệm 88 Bảng 3.2: Kết quả mức độ phát triển vốn từ của NĐC và NTN sau TN 90 Bảng 3.3: So sánh mức độ phát triển vốn từ của trẻ NĐC trước TN và sau TN trước và sau TN 93 Bảng 3.4: So sánh mức độ phát triển vốn từ của trẻ NTN trước TN và sau TN trước và sau TN 95 Bảng 3.5: So sánh mức độ phát triển vốn từ của trẻ NĐC trước TN và sau

TN 97 Bảng 3.6: So sánh mức độ phát triển vốn từ của trẻ NTN trước TN và sau

TN 100

Trang 9

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Các hoạt động ở trường MN có thể tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi 59 Biểu đồ 3.1: Kết quả phân loại về mức độ phát triển vốn từ của trẻ NĐC và NTN trước thực nghiệm 89 Biểu đồ 3.2: Kết quả phân loại về mức độ phát triển vốn từ của trẻ NĐC và NTN sauc thực nghiệm 91 Biểu đồ 3.3: Kết quả xếp loại mức độ phát triển vốn từ của trẻ NĐC trước và sau TN 94 Biểu đồ 3.4: Kết quả xếp loại mức độ phát triển vốn từ của trẻ NTN trước và sau TN 96 Biểu đồ 3.5 Kết quả xếp loại mức độ phát triển vốn từ của trẻ NĐC trước và sau TN 99 Biểu đồ 3.6: Kết quả xếp loại mức độ phát triển vốn từ của trẻ NTN trước và sau TN 101

Trang 10

1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Vốn từ là nền móng để phát triển ngôn ngữ, mà ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tư duy và nhân cách của trẻ Vốn từ được sử dụng trong lời nói được coi là một phương tiện tác động rất tinh tế trong hệ thống xây dựng môi trường sư phạm có định hướng

Việc phát triển vốn từ cho trẻ được thực hiện trong tất cả các hoạt động

ở trường mầm non Trong đó hoạt động trải nghiệm là một trong những hoạt động đem lại hiệu quả cao Thông qua hoạt động trải nghiệm trẻ không những thu được vốn kiến thức về các sự vật hiện tượng xung quanh mà còn mở rộng

vốn từ, chính xác hóa vốn từ và tích cực hóa vốn từ

Hoạt động trải nghiệm có thể thực hiện ở nhiều hình thức khác nhau, song hình thức tham quan thực tế là hình thức có thể xem là hiệu quả nhất vì

người xưa có câu “Trăm nghe không bằng một thấy” mọi hoạt động của trẻ

đều phải có đồ dùng trực quan mà hình thức trải nghiệm tham quan là một trong những hình thức trực quan sinh động nhất, thiết thực nhất Bởi lẽ đi tham quan thực tế, trẻ được tận mắt chứng kiến mọi sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội, được sờ, được ngửi, được giao tiếp trực tiếp với mọi người xung quanh Chính vì vậy, việc tiếp thu kiến thức và lĩnh hội vốn

từ sẽ trở nên dễ dàng hơn

Hiện nay ở trường mầm non, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi được giáo viên tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau Tuy nhiên, việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 thông qua hoạt động trải nghiệm còn sơ sài, hầu như giáo viên mới chỉ quan tâm đến việc cung cấp kiến thức mà chưa chú ý đến việc hình thành và phát triển vốn

từ cho trẻ Chính vì những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên

cứu đề tài: “Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt

động trải nghiệm”

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 11

2

Nghiên cứu xây dựng một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm, góp phần phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp cho trẻ

3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm

4 Giả thuyết khoa học

Nếu có những biện pháp phát triển vốn từ phù hợp cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm thì trẻ sẽ lĩnh hội được vốn từ phong phú

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau đây:

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm

5.2 Khảo sát thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm

5.3 Xây dựng biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm

5.4 Thực nghiệm các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm

6 Giới hạn nghiên cứu

6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Xây dựng một số biện pháp phát

triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm

6.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên

trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Trang 12

3

6.3 Giới hạn phạm vi tổ chức hoạt động: Nghiên cứu tổ chức hoạt

động trải nghiệm cho trẻ qua việc tham quan làng nghề tại phường Tương Bình Hiệp, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Nghiên cứu một số tài liệu, sách báo, tạp chí có liên quan đến đề tài Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2 Phương pháp đàm thoại, trò chuyện:

Trao đổi, trò chuyện với CBQL, giáo viên mầm non để tìm hiểu cách tổ chức hoạt động trải nghiệm hiểu quả nhằm bổ sung thông tin cho kết quả điều tra và quan sát

Trò chuyện trao đổi, khảo sát trẻ thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập

mà chúng tôi đưa ra nhằm xác định mức độ phát triển vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi hiện nay

7.2.3 Phương pháp điều tra anket:

Dùng phiếu hỏi để thu thập ý kiến của giáo viên mầm non về việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm

7.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Tổng kết kinh nghiệm của GV ở các trường mầm non trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một về việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua

Trang 13

4

hoạt động trải nghiệm

8 Đóng góp của luận văn

Hệ thống hóa một số kiến thức lý luận về việc phát triển vốn từ cho trẻ

4 – 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm

Hệ thống hóa các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn

chính được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm

Chương 2: Thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm

Chương 3: Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm và thực nghiệm

Trang 14

5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 4 - 5

TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

* Các nghiên cứu về GD qua trải nghiệm

Có thể nói học tập bằng kinh nghiệm xuất phát từ lâu cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người nhưng giáo dục trải nghiệm mới được các nhà giáo dục trên thế giới nghiên cứu từ cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX Cha đẻ của giáo dục bằng hoạt động trải nghiệm là nhà giáo dục người Mỹ tên là Jond Dewey (1895-1992) Dewey được coi là một nhà tư tưởng lớn nhất về giáo dục của thế kỷ XX, thuyết của ông về giáo dục trải nghiệm vẫn tiếp tục được đọc và thảo luận rất nhiều, không phải trong phạm vi giáo dục mà còn trong cả triết học và tâm lý học Công trình của ông đã được công bố lần đầu tiên vào năm 1938

Dewey, “Giáo dục không phải là thu nhận mà là hành động” [3, 131]

và việc học phải là sự tổng kết kinh nghiệm hằng ngày của trẻ Vai trò của học đường là đi từ những kinh nghiệm ngây thơ này và tổ chức chúng lại thành khoa học Ông cũng cho rằng chúng ta học được một điều gì đó từ những trải nghiệm, kể cả những điều tốt lẫn không tốt đều tích lũy kinh nghiệm và nó ảnh hưởng tới bản chất và bản tính của con người và những kinh nghiệm trong tương lai

Trong cuốn sách “Kinh nghiệm và giáo dục” (Experience and

Education, 1938), Dewey phân biệt giữa nền giáo dục truyền thống và nền

giáo dục tiến bộ, đề cập đến những nhược điểm cơ bản của cả hai nền giáo

dục Ông nhấn mạnh rằng: “Cả hai nền giáo dục đó đều chưa đáp ứng được

sự đòi hỏi, mỗi nền giáo dục đều có những sai lầm về mặt giáo dục Bởi vì, cả hai đều không vận dụng những nguyên tắc của nhận thức dựa trên kinh nghiệm được phát triển thấu đáo”[3] Mô hình học tập trải nghiệm của

Trang 15

6

Dewey được miêu tả qua hình 1.1 sau:

Hình 1.1 Mô hình học tập trải nghiệm của Dewey

Trong công trình nghiên cứu này, Dewey đã làm sáng tỏ ý nghĩa của kinh nghiệm cá nhân và mối quan hệ giữa kinh nghiệm cá nhân người học với hoạt động dạy học Theo ông, các quá trình hướng vào người học đảm bảo cho họ phân tích kinh nghiệm của mình, khuyến khích người học trở nên biết

tự chỉ đạo và tự chịu trách nhiệm nhiều hơn Các kỹ năng được tích lũy không phải bằng luyện tập và ghi nhớ vẹt mà bằng những hoạt động mà người học tự tiến hành dưới sự giúp đỡ của nhà GD để đáp ứng những lợi ích và nhu cầu

của mình [8, 9]

Năm 1946, Zadek Kurt Lewin (1890 - 1947), người sáng lập Tâm lý học

xã hội Mỹ, mối quan tâm chính của Lewin là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành Qua nghiên cứu, Lewin cho ta thấy việc học tập đạt hiệu quả tối đa khi

có một sự xung đột căng thẳng biện chứng giữa kinh nghiệm cá nhân với việc phân tích giải quyết nhiệm vụ học tập Lewin đã khẳng định kinh nghiệm chủ quan của cá nhân là một thành phần quan trọng của học tập trải nghiệm Ông đã phát triển chu kỳ học tập như “một quá trình liên tục của hành động và đánh giá

hệ quả của hành động đó” [38]

Trong công trình nghiên cứu của mình, Kurt Lewin đã đưa ra mô hình học tập trải nghiệm được diễn tả qua hình 1.2 sau đây:

Trang 16

7

Hình 1.2 Mô hình học tập trải nghiệm của Lewin

Kinh nghiệm rời rạc lúc đầu là cơ sở cho quan sát và phản tỉnh Những quan sát này đồng hóa trong một “học thuyết” từ đó ứng dụng mới cho hành động này có thể được khơi nguồn Những ứng dụng hay lý thuyết này đóng vai trò hướng dẫn trong việc thực hiện sáng tạo kinh nghiệm mới [37, 4]

Năm 1960, Jean Piaget (1896 - 1980) – nhà tâm lý và giáo dục người Thụy Sĩ, trong thuyết phát triển nhận thức của mình, ông cho rằng học tập là quá trình cá nhân hình thành các tri thức cho mình Đó là quá trình cá nhân tổ chức các hành động tìm tòi, khám phá thế giới bên ngoài và cấu tạo lại chúng dưới dạng sơ đồ nhận thức [18, 57]

Tóm tắt về thuyết phát triển nhận thức của Piaget xác định quá trình học tập căn bản của con người như sau:

Hình 1.3 Quá trình học tập căn bản của con người theo Piaget

Hiện tượng cụ thể

Phản tỉnh nội hóa

Tạo dựng trừu tượng

Quy ngã chủ động

Học tập hình tượng

Học tập quy nạp

Học tập suy diễn giả thuyết

Học tập hành động

1 Giai đoạn vận động cảm giác

2 Giai đoạn tiền thao tác

3 Giai đoạn thao tác cụ thể

4 Giai đoạn thao tác hình thức

Trang 17

8

Với Piaget, phạm vi của kinh nghiệm và khái niệm, phản tỉnh và hành động cấu tạo cơ bản liên tục đến sự phát triển tư duy người lớn Quá trình phát triển từ ấu nhi đến người lớn trải qua từ thế giới biểu tượng cụ thể đến kiến tạo trừu tượng, từ quy ngã chủ động đến kiến thức nội hóa phản tỉnh Quá trình học tập cùng với sự phát triển này là chu trình tương tác giữa cá nhân và môi trường, điều này cũng đồng điệu với mô hình học tập của Dewey

và Lewin Trong thuật ngữ của Piaget, học tập nằm ở sự tương tác lẫn nhau trong quá trình điều tiết khái niệm hay cấu trúc sơ khai đến kinh nghiệm về thế giới và quá trình đồng hóa của các sự kiện và kinh nghiệm từ thế giới đến khái niệm và cấu trúc sơ khai tồn tại Học tập hay đồng hóa trí tuệ là kết quả cân bằng giữa hai quá trình này [37, 6]

Năm 1984, trên cơ sở những nghiên cứu của Dewey, Lewin, Piaget và các nhà nghiên cứu khác về trải nghiệm và học tập dựa vào trải nghiệm, David Kolb (sinh năm 1939), nhà lý luận giáo dục Hoa Kỳ đã đưa ra quan niệm mới “Learning by doing” (học qua làm) và được sự ủng hộ của nhiều nhà GD trên thế giới Ông cho rằng: Vai trò của người GD không phải là

“nhào nặn” đứa trẻ và truyền đạt các tri thức, mà là giúp trẻ phát triển những phẩm chất của nó, tự học bằng cách hoạt động, bằng cách đối đầu với thực tế

tự làm lấy những thử nghiệm của mình, vì suy nghĩ là xem xét và giải quyết các khó khăn [13, 55]

Năm 1984 ông đã nghiên cứu và cho xuất bản một công trình về học

tập dựa vào trải nghiệm: Trải nghiệm học tập: Kinh nghiệm là nguồn học tập

và phát triển (Study experience: Experience is the source of Learning and Development) David Kolb đã chính thức giới thiệu lý thuyết học tập dựa

vào trải nghiệm, cung cấp một mô hình học tập dựa vào trải nghiệm để ứng dụng trong trường học, tổ chức kinh tế và hầu như bất cứ nơi nào con người được tập hợp với nhau Ông đã liệt kê các đặc điểm của học tập dựa vào trải nghiệm và xác định các giai đoạn trong học tập dựa vào trải

nghiệm Đối với Kolb, “Học tập là quá trình mà trong đó kiến thức được tạo

ra thông qua việc chuyển đổi kinh nghiệm” [38] Các kinh nghiệm học tập

Trang 18

Mô hình 1.4: Mô hình học tập trải nghiệm của Kolb

Từ năm 1984 đến nay, từ mô hình học tập dựa vào trải nghiệm trên, David Kolb cùng một số tác giả khác đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến học tập dựa vào trải nghiệm, tập trung vào các lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, giáo dục, văn hóa, Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau:

Phong cách học tập và không gian học: Tăng cường học tập dựa vào trải nghiệm trong giáo dục đại học (Learning Styles and Learning Spaces: Enhancing Experiential Learning in Higher Education) (2005) của Kolb,

KY, Kolb, DA Các tác giả đã giới thiệu khái niệm về không gian học tập như là một khuôn khổ cho sự hiểu biết giữa việc học tập của học sinh và môi trường, thể chế học tập; minh họa việc học tập trong khuôn khổ sử

Chú thích mô hình

nghiệm cụ thể

Quan sát, đối chiếu và phản hồi

Hình thành khái niệm trừu tượng

Thử nghiệm trong tình huống mới

1.Concrete experience

4 Testing in

new situations

3 Forming abstract concepts

2.Observation and eflection

Trang 19

10

dụng một không gian nhất định và trình bày các nguyên tắc cho việc tăng cường học tập dựa vào trải nghiệm trong giáo dục đại học Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã đề nghị học tập dựa vào trải nghiệm có thể được áp dụng trong suốt môi trường giáo dục cho các chương trình phát triển, bao gồm: việc đánh giá; việc giảng dạy, việc đào tạo học sinh; đào tạo, bồi dưỡng giảng viên ở trường đại học [36]

Học cách học từ kinh nghiệm là con đường để suốt đời học tập và phát triển (The Learning Way-Learning from Experience as the Path to Lifelong Learning and Development) (2011) của Passarelli, Kolb, DA Các tác

giả đã trình bày lý thuyết về học tập dựa vào trải nghiệm Theo đó, kiến thức được tạo ra từ kinh nghiệm thông qua một chu kỳ học tập: hành động → phản ánh kinh nghiệm → trừu tượng hóa khái niệm → thử nghiệm, vận dụng Qua đó, cung cấp một cái nhìn tổng quan về phương thức học tập cũng

n h ư cá c không gian diễn ra quá trình tổ chức học tập Trong chu kỳ học tập dựa vào trải nghiệm, các giai đoạn được liên kết thành một không gian kinh nghiệm để tạo ra một chu kỳ học tập xoắn ốc nhằm thu nhận được kiến thức mới và phát triển học tập suốt đời Học tập suốt đời cũng được định hình bởi bản sắc của cá nhân người học, người học có thể tìm hiểu các mối quan

hệ trong học tập, kết nối với nhau nhằm thúc đẩy quá trình học tập suốt đời [38]

Makarenco – nhà sư phạm nổi tiếng của nước Nga đầu thế kỷ XX, cũng

đã nói: Tôi kiên trì nói rằng, các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không nên để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học mà đáng ra trên mỗi mét vuông của đất nước ta Nghĩa là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trên lớp.[11]

Janet Humphyryes có đề cập đến vấn đề này, ông cho rằng: Trẻ từ 0 – 6 tuổi luôn khám phá thế giới bằng các giác quan, trẻ tiếp thu tốt nhất thông qua các giác quan của mình Trẻ có thể tiếp thu tốt hơn khi chúng tham gia vào các hoạt động mà qua đó trẻ giao tiếp trực tiếp với thế giới tự nhiên và xã hội

Trang 20

11

[7, 17]

J.A Coomenxki, nhà giáo dục người Tiệp Khắc, Ông cũng cho rằng: Cần tận dụng mọi giác quan của học sinh để chúng có thể sờ, mó, ngửi, nhìn, nghe, nếm những thứ cần thiết trong phạm vi có thể Vì sẽ không có gì trong trí tuệ nếu trước đó nó chưa có gì trong cảm giác [4; 21-22]

Theo K.D Usinki, nhà giáo dục học người Nga thì “Tính trực quan

phải là cơ sở quan trọng nhất của việc dạy học” [4; 52], vì những hình ảnh

đặc biệt được giữ lại trong óc học sinh đều thu thập được thông qua trực quan, ông đánh giá và đề cao đồ dùng trực quan, là cái ban đầu và nguồn gốc của mọi tri thức, cảm giác cung cấp tài liệu cho hoạt động trí tuệ của con người

Tóm lại, nghiên cứu về các hoạt động trải nghiệm, các nhà khoa học đã xem xét vấn đề này ở các góc độ khác nhau, trong đó chúng ta có thể rút lại như sau:

Các công trình nghiên cứu tập trung nghiên cứu và nhấn mạnh vào vai trò và bản chất giáo dục trải nghiệm Đại diện là các tác giả như: Dewey, Carl Roges, Philips, Joy Palmer, Makarenco đặc biệt là tác giả Makarenco nói:

trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trên lớp Một lần nữa ông nhấn mạnh tầm quan trọng

của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế ở ngoài trường học

Các công trình nghiên cứu quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ đặc biệt là các giác quan Chính vì vậy, khi giảng dạy GV phải dựa vào những

gì mà trẻ hứng thú và muốn tìm hiểu và tạo cơ hội cho trẻ phát huy tối đa các giác quan của mình trong quá trình học tập Trẻ có thể hiểu tốt hơn khi chúng tham gia vào các hoạt động mà qua đó trẻ giao tiếp trực tiếp với thế giới tự nhiên và xã hội

* Các nghiên cứu về phát triển vốn từ cho trẻ MN

Ngay từ thời xa xưa, các nhà giáo dục học cổ điển trên thế giới đã đề cập đến vấn đề “Phương pháp cho trẻ làm quen môi trường xung quanh và tập nói” Tiêu biểu là Iohan Henrich Pextalori (1746 – 1827) với “Cuốn sách dành cho bà mẹ”, ông đã nhấn mạnh vai trò của thiên nhiên đối với sự phát triển

Trang 21

12

năng lực trí tuệ và sự tồn tại của con người Ông còn hướng dẫn các bà mẹ rất

cụ thể về các phương pháp, biện pháp và hình thức dạy trẻ quan sát các đối tượng xung quanh và tập nói cho trẻ Tuy nhiên do hạn chế của thời đại lịch

sử nên vấn đề về mối quan hệ của việc làm quen môi trường xung quanh và phát triển ngôn ngữ mới chỉ được đề cập đến một cách phiếm diện [15], [17]

Ở Nga từ những năm 1962 đến 1969 trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ có một phần mang tên “Làm quen với môi trường xung quanh và phát triển ngôn ngữ”, trong đó nêu bật được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ thông qua việc làm quen với môi trường xung quanh [22]

Trong lý thuyết dạy học ngôn ngữ của các nhà bác học Xô Viết,

E.I.Tikhiêva chỉ ra: “Những năm đầu của đời sống trẻ em có một số ý nghĩa

quyết định đối với sự phát triển ngôn ngữ về sau Rất nhiều nguyên nhân chậm trễ sự phát triển ngôn ngữ cũng như những khuyết tật của trẻ em lớn tuổi đều do những điều kiện sinh hoạt ở giai đoạn này sinh ra Từ lúc mới sinh, nhờ có sự giao tiếp với những người xung quanh mà đứa trẻ phát triển sinh lực và khả năng của mình Sự phát triển đó được biểu hiện rõ rệt nhất là

ở ngôn ngữ Nhờ có giáo dục mà trẻ nắm bắt rất nhanh chóng và chính xác các hình thức ngôn ngữ” Và trong các công trình nghiên cứu của mình,

E.I.Tikhiêva đã xem việc giáo dục ngôn ngữ là một trong những khâu chủ yếu nhất của hoạt động trường mẫu giáo Bà xem tiếng mẹ đẻ là cơ sở để phát triển trí tuệ của trẻ em, là nguồn gốc để chiếm lĩnh các kho tàng kiến thức, bà nhấn mạnh cần dựa trên cơ sở tổ chức cho trẻ tỉm hiểu về thế giới xung quanh trẻ, dạo chơi, tham quan, kể chuyện, Bà đã từng nhắc lại nhiều lần rằng

“Ngôn ngữ trẻ em phải được phát triển một cách cụ thể, rằng chỉ có thông

qua thế giới vật thể thì mỗi từ mới mà các em biết được mới nắm chắc trong trí tuệ non trẻ của các em”.[32]

Sau này, khi nói về mối quan hệ khoa học đối với ngôn ngữ trong bài viết của mình về Khoa học trong các trường mầm non, Kethleen Conezio và Lucia French đã nêu bật được mối quan hệ của hai vấn đề này trong một tiêu

đề khá rõ ràng đó là: “Tận dụng sự hứng thú của trẻ đối với thế giới xung

Trang 22

13

quanh để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ và đọc viết”, hai tác giả này đưa ra

những luận điểm khẳng định rằng với trẻ nhỏ thì thế giới xung quanh vô cùng hấp dẫn trẻ, trẻ tích cực tham gia các hoạt động khi có cơ hội, và các hình ảnh tinh thần được duy trì rõ ràng và lâu dài hơn khi trẻ được trải nghiệm khám phá thế giới, trẻ nhỏ tiếp thu ngôn ngữ từ đây, trẻ miêu tả và chia sẻ những hình ảnh tinh thần này với người khác và những khái niệm bắt đầu hình thành

từ đó Chúng ta đã thấy được tư tưởng này được thể hiện rõ ràng khi đi cụ thể

vào phần nội dung của bài viết: Khoa học sẽ hỗ trợ rất tốt cho ngôn ngữ và

đọc viết: [12]

- Từ vựng của trẻ sẽ phát triển khi được hỗ trợ bởi kiến thức đã có của trẻ cũng như kinh nghiệm của trẻ về thế giới hàng ngày và được hỗ trợ thêm bởi các hoạt động quan sát và thực tiễn

- Ngôn ngữ tiếp nhận (nghe hiểu) được phát triển khi trẻ lắng nghe giáo viên đọc và kể các hoạt động khoa học

- Ngôn ngữ biểu hiện được thúc đẩy khi giáo viên dẫn dắt trẻ qua một quá trình lý giải về mặt khoa học và đặc biệt là khi giáo viên hỗ trợ trẻ báo cáo lại những kết quả tìm được

- Khoa học giúp trẻ với ngôn ngữ hạn chế tham gia vào lớp học

Và các ông cũng cho rằng “Trẻ học các kỹ năng ngôn ngữ và đọc viết

khi chúng có cơ hội được sử dụng những kỹ năng này trong tình huống cụ thể Cách thức giải quyết vấn đề có liên quan đến việc tiếp thu khoa học là sự giàu có trong vốn từ, ngôn ngữ của trẻ” Đây là một tư tưởng khá tích cực,

tuy chưa đề cặp hẳn đến việc cho trẻ trực tiếp thực hành trải nghiệm trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhưng ta đã thấy được phần nào mối quan hệ mật thiết giữa khám phá khám phá môi trường xung quanh và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Đi tìm hiểu về việc cho trẻ thực hành trải nghiệm trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh thì trong bài viết về khám phá khoa học với trẻ

của Janet Humphryes cũng có đề cặp qua vấn đề này, ông cho rằng “Trẻ từ 0

– 6 tuổi luôn khám phá thế giới bằng giác quan, trẻ tiếp thu kiến thức tốt nhất

Trang 23

14

thông qua các giác quan của mình Trẻ có thể hiểu tốt hơn khi chúng tham gia vào các hoạt động mà qua đó trẻ giao tiếp trực tiếp với thế giới tự nhiên Khi giảng dạy, giáo viên phải dựa vào những gì trẻ hứng thú và muốn tìm hiểu Là giáo viên, điều tôi cần làm là giúp trẻ học cách sử dụng tốt hơn giác quan của mình để biến trẻ thành người quan sát giỏi hơn Người lớn có thể giúp trẻ làm điều này bằng cách cho trẻ ra ngoài trời để trẻ được ở trong môi trường tự nhiên và dành cho trẻ thời gian để khám phá nhờ các giác quan của mình”

[7] Với quan điểm của mình ông cho rằng hầu hết trẻ nhỏ mang sự tò mò và

mong muốn tìm hiểu thế giới vào trong trường mầm non, vì vậy giáo viên cần hiểu rõ đặc điểm này để biến việc học của trẻ trở nên soi động Trong quá trình đó trẻ không những thu lượm được nền tảng của nền kiến thức phong phú, đa dạng mà đây còn là nền tảng quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ và đọc viết đầy ý nghĩa của trẻ

Có thể nói rằng, những kết quả nghiên cứu trên đây của các tác giả nước ngoài giúp ta nhìn khái quát và đa dạng về mối quan hệ giữa hoạt động khám phá thế giới xung quanh với sự phát triển ngôn ngữ nói chung và việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng Từ đó ta có cơ sở định hướng cho việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm trong các trường mầm non hiện nay

1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

*Các nghiên cứu về giáo dục qua trải nghiệm

Mặc dù trên thế giới, học tập dựa vào trải nghiệm được nghiên cứu từ rất sớm nhưng ở Việt Nam, việc tiếp cận nghiên cứu về học tập dựa vào trải nghiệm còn nhiều hạn chế và chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu thành ngữ:

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Điều này chứng tỏ từ xưa ông cha ta đã rất coi trọng việc trải nghiệm thực tế hằng ngày trong cuộc sống để từ đó học tập rút kinh nghiệm và chiếm lĩnh tri thức

Trang 24

15

Bác Hồ kính yêu đã nhiều lần yêu cầu các thầy cô giáo phải chú ý giáo dục nhiều mặt cho học sinh: đức, trí, thể, mỹ, lao động Trong thư gửi hội

nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc, Bác yêu cầu: Trong lúc học cần

làm cho các cháu vui, trong lúc vui cần làm cho các cháu học, ở trong nhà trường, trong xã hội, các cháu đều vui, đều học

Như vậy, từ lúc sinh thời, Bác Hồ đã nhắc nhở chúng ta rằng việc dạy

học cần làm cho các cháu vui đúng theo quan điểm “học mà chơi- chơi mà

học” mà hiện nay ngành giáo dục MN đang thực hiện, đặc biệt Bác còn nhấn

mạnh việc học không chỉ tổ chức ở trong phạm vi trường học mà còn học ở ngoài xã hội Các tác giả viết cuốn sách về giáo dục cũng đồng quan điểm khi

họ cho rằng song song với việc học chính khóa của nhà trường thì việc tổ chức hoạt động ngoại khóa là rất cần thiết hay nói cách khác là việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế là hết sức quan trọng để từ đó giúp cho các

em có vốn sống, kinh nghiệm thực tế và hình thành những hành vi văn minh

Những năm gần đây, với xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, cùng với trào lưu hội nhập quốc

tế, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học tập trung vào người học, thông qua phương pháp trải nghiệm giúp học sinh biết cách giải quyết vấn đề và nâng cao các năng lực tự học cho học sinh

Trong một số cuốn sách viết về giáo dục các tác giả khi viết về hệ

thống các phương pháp giảng dạy cho học sinh đều cho rằng: “Cùng với các

hoạt động chính khóa của nhà trường thì cần phải coi trọng các hoạt động ngoại khóa cho học sinh Đây là hình thức đưa các em vào thực tiễn cuộc sống, hoạt động để từ đó cho các em thói quen, vốn sống thực tế và những hành vi văn minh” [19]

Năm 2006, học tập trải nghiệm được đề cập ở Việt Nam trong tài liệu

“Học mà chơi - Chơi mà học: Hướng dẫn các hoạt động giáo dục môi

trường (GDMT) trải nghiệm” do Dự án GDMT Hà Nội và Trung tâm Con

người và Thiên nhiên biên soạn Chương trình Dự án này được triển khai tại

12 trường tiểu học và 11 trường trung học cơ sở tại Hà Nội Nội dung tài liệu

Trang 25

tế

Trong tạp chí “Học qua làm việc” thuộc Dự án Công nghệ giáo dục

(2014) của Trường Đại học FPT đã trình bày nhiều bài viết liên quan đến học tập trải nghiệm như:

Nguyễn Thị Vân, “Học tập trải nghiệm và vai trò người dạy”, tác giả đã

trình bày đặc điểm của mô hình học tập trải nghiệm trong mối quan hệ giữa người dạy và người học Trong đó, việc lập kế hoạch và vạch ra các kinh nghiệm của học sinh trong hồ sơ giáo viên là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình học [29, 48 – 57]

Phan Thị Thanh Lương, “Những ý kiến trái chiều về Phương pháp học

tập qua trải nghiệm của David Kolb”, bài viết đã tổng hợp những quan điểm

còn hạn chế trong mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb và kết luận về khả năng vận dụng cần sự linh hoạt xác định các bối cảnh khác nhau từ các nhà giáo dục [29, 44 – 47]

Năm 2015, Hội thảo “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh

phổ thông” của Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức đã trình bày một số nghiên

cứu, bài viết của một số nhà khoa học giáo dục Việt Nam về cơ sở lí luận, thực tiễn triển khai hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo ở một số quốc gia

có nền giáo dục phát triển và một số gợi ý áp dụng vào giáo dục phổ thông ở Việt Nam

Theo tác giả Ngô Thị Thu Dung, trải nghiệm và sáng tạo là bản chất của hoạt động ở người Bản chất hoạt động của người học nói riêng, của con

Trang 26

17

người nói chung là hoạt động mang tính trải nghiệm, sáng tạo; tính sáng tạo ở đây được hiểu là sự sáng tạo ở cấp độ cá nhân, không phải ở cấp độ xã hội [9]

Tác giả Đinh Thị Kim Thoa vận dụng lí thuyết học tập trải nghiệm của Kolb (1984) để tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo Theo tác giả, để phát triển sự hiểu biết khoa học, chúng ta có thể tác động vào nhận thức của người học; nhưng để phát triển và hình thành năng lực (phẩm chất) thì người học phải trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục thông qua

sự trải nghiệm và sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm học được trong nhà trường với thực tiễn đời sống, nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy thêm và dần chuyển hoá thành năng lực [9]

Trong những năm gần đây, các nhà giáo dục đã nhìn nhận quan điểm học tập qua trải nghiệm là phương hướng đổi mới cần thiết cho nền giáo dục nước nhà Trong chương trình mầm non (2009), phương pháp thực hành trải nghiệm được xem là phương pháp giáo dục chủ đạo để tổ chức các hình thức giáo dục đa dạng và khơi gợi tích cực nhận thức từ đứa trẻ, giúp trẻ phát triển những năng lực toàn diện cho cá nhân, hình thành nền tảng học tập cho trẻ chuẩn bị vào trường phổ thông

Một số nghiên cứu trong giáo dục mầm non đưa ra cách vận dụng phương pháp học tập trải nghiệm vào các hoạt động giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non như:

Tác giả Mai Hiền Lê (2010) trong đề tài “Kỹ năng sống của trẻ mẫu

giáo lớn trường mầm non thực hành TP Hồ Chí Minh” đã trình bày đầy đủ

nội dung phương pháp học qua trải nghiệm theo Kolb; Phương pháp này được xem là chủ đạo trong việc xây dựng các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn [16, 34]

Tác giả Nguyễn Phương Thảo (2015) với đề tài “Tổ chức cho trẻ khám

phá môi trường xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori” đã trình bày bản chất, đặc điểm của giáo dục trải nghiệm theo

quan điểm Montessori và khả năng ứng dụng giáo dục trải nghiệm trong việc

Trang 27

18

tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh ở một số trường mầm non hiện nay

Tác giả Đoàn Thị Điểm (2016) trong đề tài “Quy trình tổ chức hoạt

động trải nghiệm cho trẻ 5- 6 tuổi làm quen với văn hóa truyền thống tỉnh Nghệ An” đã xây dựng thành công quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm

cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với làng nghề gốm và Mây tre đan tại tỉnh Nghệ

An dựa trên mô hình trải nghiệm của David Kolb (1984) [5, 45]

Như vậy, học tập trải nghiệm đã không còn xa lạ đối với giáo dục Việt Nam trong thời gian gần đây Học tập thông qua trải nghiệm được xem là định hướng để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Ngày càng nhiều hoạt động học tập trải nghiệm đã được triển khai thực hiện tại các trường mầm non

*Các nghiên cứu về phát triển vốn từ cho trẻ MN

Ở nước ta, vấn đề phát triển ngôn ngữ nói chung và phát triển vốn từ cho trẻ mầm non nói riêng đã được nhiều nhà tâm lý và giáo dục học, ngôn ngữ học quan tâm và nghiên cứu Những năm 50 – 60 của thế kỷ XX, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm chưa được các nhà giáo dục Việt Nam biết đến Đến năm 1975 nội dung của “Nhận biết và tập nói” được bổ sung và cải tiến mang tên gọi mới là “Tìm hiểu môi trường xung quanh và tập nói” Trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non, nội dung trên được đưa vào môn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ” [10] Có nghĩa là người ta đã nhận ra mối quan hệ giữa việc phát triển ngôn ngữ với việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là mật thiết Trên cơ sở khái quát các đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ em, các tác giả Việt Nam còn nghiên cứu xây dựng nội dung, phương pháp, biện pháp và hình thức để phát

triển ngôn ngữ cho trẻ, phản ánh qua các công trình như: “Dạy nói cho trẻ em

trước tuổi cấp 1”, tác giả Phan Thiều đã đưa ra các biện pháp để phát triển

vốn từ cho trẻ như tổ chức trò chơi, đàm thoại, trò chuyện và đặc biệt, theo ông cần phát triển vốn từ cho trẻ qua hoạt động môi trường xung quanh, qua

việc cho trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng Trong giáo trình “Phương pháp

phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”, tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã đề cập

Trang 28

19

một cách toàn diện và hệ thống các vấn đề khoa học và thực tiễn của tiếng mẹ

đẻ đang được thực hiện dưới trường mầm non của nước ta

Trong giáo trình “Phát triển ngôn ngữ trẻ em tuổi mầm non” (NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội) tác giả Đinh Hồng Thái đã nêu lên tầm quan trọng của môi trường xung quanh trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở đề mục: Các hình thức phát triển ngôn ngữ của trẻ thì loại tiết học chiếm ưu thế phát triển ngôn ngữ đó chính là làm quen với môi trường xung quanh Các tiết học này giúp trẻ làm quen với rất nhiều vốn từ môi trường xung quanh, cung cấp rất nhiều kiến thức về tự nhiên và xã hội, do đó giáo viên phải cung cấp cho trẻ những từ tương ứng với sự vật hiện tượng Có thể nói hoạt động môi trường xung quanh đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ

Đối với hướng nghiên cứu phát triển vốn từ trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh nói riêng và hoạt động trải nghiệm nói chung thì

có những công trình như:

Trong luận án của tác giả Nguyễn Huy Cẩn ,“Các quá trình hình thành

và phát triển ngôn ngữ trẻ em” và luận án của tác giả Lưu Thị Lan (1997)

“Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 1 đến 6 tuổi” đã khái quát các

bước phát triển ngôn ngữ của trẻ mô tả khá tỷ mỷ các hiện tượng xuất hiện ngôn ngữ tự nhiên của trẻ về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, đặc điểm sử dụng câu và các lỗi thường gặp trong lời nói của trẻ Các công trình này cung cấp tài liệu những bước phát triển ngôn ngữ của trẻ em trước tuổi đi học, đưa ra những cơ sở khoa học định hướng cho việc nghiên cứu chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ em mầm non và đào tạo giáo viên mầm non

Tác giả Trịnh Thị Quyên với luận văn (2011)“Một số biện pháp phát

triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua hoạt động làm quen với thế giới động vật” cũng đưa ra tầm quan trọng của việc tổ chức tích hợp những hoạt

động làm quen với môi trường xung quanh và việc phát triển vốn từ cho trẻ,

và trong đề tài của mình tác giả cũng đưa ra những nguyên tắc cũng như 7 biện pháp giúp cho trẻ có thể phát triển vốn từ chủ động làm quen với động

Trang 29

20

vật, tác giả đã đưa ra được những tiêu chí đánh giá khá chi tiết tuy nhiên trong luận văn của mình tác giả chưa đưa ra hệ thống câu hỏi hay bài tập để có thể

đo được mức độ đánh giá sự phát triển vốn từ của trẻ

Luận văn thạc sỹ khoa học của tác giả Đặng Út Phương (2012) “Tổ

chức hoạt động thực hành trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 5 – 6 tuổi” đã nêu rõ cách thức tổ chức hoạt

động trải nghiệm thông qua hoạt động khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiên Tác giả cũng đề ra 4 biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 5 – 6 tuổi [24, 76 – 92]

Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thụy Kim Châu (2013) “Thiết kế

một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi”

đã cho thấy được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ trẻ em nói chung và phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng Trên cơ sở đó tác giả

đã thiết kế thành công 15 trò chơi học tập bằng lời và 13 trò chơi học tập ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên mầm non

Như vậy, các nghiên cứu về việc phát triển vốn từ trong hoạt động cho trẻ mẫu giáo nói chung và mẫu giáo nhỡ nói riêng của trong và ngoài nước là tương đối phong phú, đa dạng và đạt được những thành tựu đáng kể Tuy

nhiên, hiện nay chưa có một công trình nào đi theo hướng nghiên cứu phát

triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm Đề tài này sẽ

góp thêm nguồn tài liệu tham khảo mới cho giáo viên mầm non

1.2 Vốn từ và sự phát triển vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi

1.2.1 Khái niệm vốn từ và sự phát triển vốn từ của trẻ:

1.2.1.1 Từ

Cho đến nay, đã có khoảng 300 định nghĩa về Từ Các nhà khoa học đứng trên những phương diện nghiên cứu khác nhau đã đưa ra những quan điểm xem xét Từ trên phương diện ngữ pháp học (phối hợp mặt ngữ âm và mặt ngữ nghĩa) được chấp nhận hơn cả

Dưới góc độ ngôn ngữ học, các nhà ngôn ngữ học định nghĩa về Từ

Trang 30

21

Tiếng Việt như sau:

Từ là đơn vị nhỏ nhất, là một âm hay một tổ hợp âm có nghĩa của một ngôn ngữ, có khả năng hoạt động độc lập, tái hiện tự do trong lời nói

để xây dựng nên câu

Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, bao gồm hình thức âm thanh ổn định và hoàn chỉnh về ý nghĩa Hai phần này liên quan mật thiết và hỗ trợ

cho nhau để biểu hiện ý nghĩa của con người Từ không chỉ biểu thị các sự vật hiện tượng đơn lẻ mà biểu thị cả một nhóm sự vật hiện tượng tập hợp lại theo một dấu hiệu nhất định, do đó Từ có tính chất khái quát cao

Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp – Từ vựng học Tiếng Việt (1985):

Từ của Tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất, có ý nghĩa dùng để tạo câu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một “chữ” viết “rời”

Qua các định nghĩa trên ta có thể rút ra kết luận: Từ là đơn vị nhỏ nhất

có ý nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo nên câu

1.2.1.2 Vốn từ

Vốn từ của một ngôn ngữ là “tổng số và hệ thống toàn bộ từ và cụm từ

cố định của ngôn ngữ đó” Mỗi một ngôn ngữ phát triển có một khối lượng

từ phong phú có thể lên tới hàng chục vạn từ Vốn từ vựng của một ngôn ngữ bao gồm nhiều lớp từ, nhiều nhóm từ không đồng nhất và có đặc trưng khác nhau Trong vốn từ vựng của bất kỳ ngôn ngữ nào cũng tồn tại những từ mới và những từ cũ, những từ phổ biến chung và những từ địa phương, những từ chuẩn mực và những từ vay mượn, từ chuyên môn

Ví dụ: Vốn từ của ngôn ngữ Tiếng Việt có nhiều từ vay mượn từ tiếng Hán (y tá, phụ nữ ) hoặc tiếng Pháp (ghi - đông, gác – ba - ga )

Với mỗi cá nhân, vốn từ không tỷ lệ thuận với vốn từ trong ngôn ngữ chung của cả cộng đồng mà nó phụ thuộc vào sự phát triển trí tuệ, nhận thức, văn hoá của mỗi cá nhân Theo kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học thì vốn từ của những người có trình độ văn hoá cao là khoảng 6000 -

9000 từ, của một nhà thiên tài là xấp xỉ 20.000 từ

Trang 31

22

Dựa vào tần số sử dụng của các từ trong đời sống xã hội, người ta phân chia vốn từ thành hai loại: vốn từ tích cực và vốn từ thụ động

Vốn từ tích cực: là những từ được con người nắm vững, có tần số sử

dụng cao trong cuộc sống hằng ngày Đối với trẻ mầm non, vốn từ tích cực là những từ trẻ hiểu được và biết vận dụng trong các tình huống giao tiếp

Vốn từ thụ động: là những từ trẻ chưa hiểu ý nghĩa hoặc có hiểu

nhưng không biết vận dụng trong giao tiếp (không nói ra được) Vốn từ thụ động: gồm những từ ít hoặc không được sử dụng Đó là những từ không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại (bao cấp, tem phiếu ) hoặc mang nghĩa riêng, chưa được sử dụng rộng rãi

Như vậy nghiên cứu phát triển vốn từ cho trẻ không chỉ là mở rộng vốn từ, làm giàu vốn từ về mặt số lượng mà phải tích cực hoá vốn từ trong giao tiếp

1.2.1.3 Từ loại

Từ loại là kết quả nghiên cứu vốn từ trên bình diện ngữ pháp Đó là những lớp từ có chung ngữ pháp Những đặc trưng của lớp từ đó được sử dụng là tiêu chuẩn tập hợp và phân loại

Theo tác giả Lê Biên trong cuốn “Từ loại Tiếng Việt hiện đại”, căn

cứ vào chức năng cú pháp của từ, ông đã chia vốn từ Tiếng Việt thành hai loại lớn, đó là thực từ và hư từ:

- Thực từ: gồm các từ loại danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ

- Hư từ: gồm các loại từ định từ, phó từ, kết từ, tình thái từ

Tóm lại: Từ là đơn vị cơ bản để xây dựng câu, không có từ thì không

có ngôn ngữ Trẻ mẫu giáo được tiếp xúc thường xuyên với ngôn ngữ Tiếng Việt sẽ có cơ hội được hình thành khái niệm về từ, hiểu được ý nghĩa của

từ và tập sử dụng vốn từ Tiếng Việt trong các tình huống giao tiếp một cách chủ động, tích cực, góp phần vào quá trình củng cố và phát triển Tiếng Việt

1.2.1.4 Phát triển vốn từ

Phát triển vốn từ cho trẻ là cơ sở của việc phát triển ngôn ngữ Bởi vì

từ là đơn vị có nghĩa của lời nói, có thể dùng độc lập, bao gồm đầy đủ cả hai

Trang 32

23

mặt: âm thanh và ý nghĩa Trong từ phản ánh những sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh cũng như các đặc điểm của nó Việc phát triển vốn từ cho trẻ phải được tiến hành cùng với việc mở rộng và nâng cao nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh Đây là hai mặt có quan hệ hữu cơ và không thể tách rời nhau Trường mầm non có nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ cả

về số lượng và chất lượng Dạy trẻ không chỉ biết nhiều từ, mà còn phải hiểu

từ, sử dụng từ đúng, loại ra những từ không đẹp trong lời nói của trẻ, dạy trẻ biết cách sử dụng một số biện pháp tu từ đơn giản trong giao tiếp hàng ngày

Phát triển vốn từ được hiểu như là một quá trình lâu dài trẻ tích lũy vốn từ, hiểu nghĩa của từ và hình thành cách sử dụng từ trong các tình huống giao tiếp cụ thể Trẻ chỉ lĩnh hội nghĩa của từ khi nào từ được sử dụng trong câu, trong lời nói Vì vậy, công tác phát triển vốn từ cần được tiến hành chặt chẽ với việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ Xem xét quá trình hình thành và phát triển vốn từ ở trẻ, ta có thể thấy được trẻ lĩnh hội nghĩa cụ thể của từ và nội dung khái niệm của từ, nó có liên quan đến quá trình nhận thức của trẻ; đồng thời, trẻ còn lĩnh hội vốn từ như là một yếu tố của lời nói như cách sử dụng từ, dùng từ thay thế, dùng từ có mức độ khác nhau, dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa…, cách sử dụng từ trong câu

Phát triển vốn từ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ Lĩnh hội vốn từ là điều kiện quan trọng để phát triển trí tuệ và để giải quyết nhiệm vụ tích lũy và chính xác hóa biểu tượng, hình thành khái niệm, phát triển tư duy Vốn từ nghèo nàn ảnh hưởng đến giao tiếp của trẻ Cùng với việc phát triển vốn từ, chúng ta thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức và thẩm mỹ

Do đó, phát triển vốn từ là hoạt động giáo dục có chủ định, có kế

hoạch nhằm giúp trẻ lĩnh hội vốn từ có hiệu quả

1.2.2 Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi

1.2.2.1 Về đặc điểm phát âm

Khả năng phát âm của trẻ tỉ lệ thuận theo lứa tuổi, trẻ càng lớn phát

âm càng chính xác và rõ ràng hơn Tuy nhiên, ở đầu độ tuổi 4 – 5 tuổi trẻ

Trang 33

24

có cách phát âm chưa thật sự ổn định, ta vẫn có thể bắt gặp những hiện tượng nói lắp, nói ngọng, thay thế những âm khó bằng những âm dễ như: rùa – dùa, khuyếch khoác – khếch khác… và giọng của trẻ còn kéo dài, chưa gọn Nhưng khi bước sang cuối độ tuổi, trẻ phát âm có nhiều tiến bộ và phát âm đúng hầu hết các hình thức âm thanh của ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và phát âm đúng cả sáu thanh điệu

1.2.2.2 Về đặc điểm số lƣợng từ

Vốn từ của trẻ tăng nhanh theo lứa tuổi, trẻ 4 tuổi có thể sử dụng

1200 từ Vốn từ của trẻ không chỉ tăng nhanh về số lượng mà cả về chất lượng Trẻ đã hiểu ý nghĩa của nhiều từ loại khác nhau, không chỉ hiểu những từ có tính cụ thể như: chó, mèo, gà… mà trẻ còn hiểu cả những từ có tính khái quát, trừu tượng như: gia súc, gia cầm, hiền, dữ… Tuy nhiên, vốn

từ của trẻ 4 – 5 tuổi vẫn là danh từ và động từ chiếm ưu thế, còn tính từ và các loại từ khác còn ít sử dụng Bên cạnh đó, trẻ ở lứa tuổi này còn biết sử dụng các từ mang tính biểu cảm có hình ảnh, màu sắc, âm thanh Với số lượng và chất lượng vốn từ của trẻ tăng nhanh như vậy, ta có thể thấy rằng môi trường sống, môi trường ngôn ngữ xung quanh trẻ rất phong phú và đa dạng Trình độ văn hóa, nghề nghiệp, sự hướng dẫn chỉ bảo trực tiếp của người lớn sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển vốn từ của trẻ

* Về danh từ: nội dung ý nghĩa của từ được mở rộng phong phú hơn ở

Ví dụ: áng mây, đóa hoa…

Trẻ biết sử dụng một số từ chỉ những khái niệm trừu tượng (ví dụ: kiến trúc tài năng) mặt dù trẻ chưa biết nghĩa của những từ đó

* Về động từ: phần lớn những động từ gần gũi, tiếp tục phát triển thêm

nhóm từ mới như: nhảy nhót, ngọ ngọe, rơi lộp bộp, leng keng… những động

Trang 34

25

từ chỉ sắc thái khác nhau như: chạy vèo vèo, chạy lung tung, chạy loạn xạ

Xuất hiện thêm những động từ trừu tượng: giáo dục, khánh thành…

* Về tính từ: phát triển thêm về số lượng cũng như chất lượng tính từ,

trẻ sử dụng nhiều từ có tính chất gợi cảm

Ví dụ: chua chua, chua loét, ngọt lịm, to đùng, tròn vo……

Từ tượng hình tượng thanh:

Ví dụ: bập bùng, rì rào

Trẻ biết dùng những từ trái nghĩa:

Ví dụ: dày - mỏng, khỏe - yếu, đẹp - xấu, cao - thấp…

* Về trạng từ: được mở rộng, trẻ sử dụng đúng các loại trạng từ: hồi

xưa, ngày trước, lúc nãy, hôm qua…

* Về quan hệ từ: trẻ biết sử dụng các từ: nếu thì, thế mà, thế là…

Về các loại từ, trẻ biết nhiều từ đơn hơn là từ ghép, trẻ hiểu nhiều từ láy

và biết sử dụng chúng

Ví dụ: tim tím, vàng vàng

Giai đoạn này, về cơ bản trong vốn từ của trẻ đã có đủ các loại từ Tuy nhiên, tỷ lệ danh từ và động từ cao hơn nhiều so với các loại khác: danh từ chiếm 38%, động từ 32%; còn lại là tính từ 6,8%, đại từ 3,1%, phó từ 7,8%, tình thái từ 15%, quan hệ từ tăng lên đến ,57%; còn lại là các loại từ khác

1.2.2.3 Về khả năng hiểu nghĩa của từ

Theo Fedoreno (Nga), ở trẻ em có 5 mức độ hiểu nghĩa khái quát của

Trang 35

1.2.2.4 Về khả năng tích cực hóa vốn từ của trẻ

Trẻ mẫu giáo lĩnh hội vốn từ ngữ chỉ là bước đầu nên không phải tất cả các từ chúng tiếp nhận và sử dụng ngay Có những từ ngữ tích cực, trẻ hiểu

và sử dụng trong giao tiếp được Loại này có số lượng hạn chế Loại vốn từ thụ động bao gồm những từ trẻ mới lĩnh hội Kinh nghiệm sống và tri thức còn nghèo nàn nên trẻ chưa hiểu rõ nghĩa của từ nên không sử dụng được Trẻ mẫu giáo có giai đoạn chỉ nghe hiểu mà không nói được Tích cực hóa vốn từ (chuyển từ thụ động sang tích cực) là một nội dung quan trọng của giáo dục ngôn ngữ

1.2.3 Nhiệm vụ, nội dung phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi

1.2.3.1 Nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi

Ở trẻ mẫu giáo, trẻ phải nắm được một vốn từ cần thiết để cho chúng giao tiếp được với bạn bè, người lớn, tiếp thu các tri thức ban đầu trong trường mầm non, chuẩn bị học tập ở trường phổ thông; xem các chương trình truyền hình, truyền thanh, tham gia các sinh hoạt xã hội gần gũi với đời sống của trẻ Vì thế, giáo dục học mẫu giáo coi việc hình thành vốn từ là một nhiệm vụ quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ

Phát triển vốn từ được hiểu như một quá trình lâu dài của việc lĩnh hội vốn từ mà con người đã lĩnh hội được trong lịch sử Nó bao gồm hai mặt: tích lũy về lượng (tăng dần số từ tích cực) và nâng cao chất lượng (lĩnh hội dần dần nội dung xã hội tích lũy từ, nó là sự phản ánh kết quả của nhận thức)

 Cần phải tích lũy số lƣợng từ cần thiết cho giao tiếp ngôn ngữ của trẻ

Mặc dù chức năng cơ bản của từ không phải là giao tiếp nhưng thiếu từ

Trang 36

27

thì giao tiếp trở nên khó khăn Vì vậy, phải cung cấp cho trẻ vốn từ cần thiết

Đó là những từ về những gì có ở xung quanh trẻ (ở gia đình, ở trường mầm non) những từ cần cho cuộc sống cá nhân và quan hệ của trẻ; những từ cần cho cuộc sống sinh hoạt, học tập, vui chơi của trẻ

 Cần phải chú ý đến cơ cấu từ loại hợp lý trong vốn từ của trẻ

Cơ cấu từ loại hợp lý trong vốn từ của trẻ sao cho có đủ các từ loại Tiếng Việt với tỷ lệ thích hợp Số lượng từ lớn mà cơ cấu từ loại không hợp lý hoặc thiếu một số từ loại nào đó thì trẻ sẽ khó khăn khi diễn đạt Trẻ 4 tuổi cần có đủ các loại từ trong vốn từ của trẻ Thường vốn từ của trẻ có số lượng danh từ lớn nhất, sau đó là động từ và tính từ Trẻ 5 tuổi, tỷ lệ danh từ - động

từ phải đạt 50%, tính từ phải đạt tới 16 – 17%, còn lại là các từ khác

 Giúp trẻ lĩnh hội ý nghĩa của từ

Hiểu nghĩa của từ là một nội dung quan trọng của phát triển ngôn ngữ

Ở trường mầm non, nhiệm vụ này bao gồm:

- Giúp trẻ nắm được ý nghĩa của từ trên cơ sở đối chiếu chính xác chúng với các đồ vật ở xung quanh

- Giúp trẻ lĩnh hội được ý nghĩa khái quát của từ trên cơ sở phân biệt được những dấu hiệu đặc trưng của sự vật và hiện tượng

- Thâm nhập vào thế giới hình tượng của lời nói và biết cách sử dụng chúng (thông qua việc cho trẻ tiếp xúc với thơ truyện)

 Tích cực hóa vốn từ cho trẻ

Cô giáo phải giúp trẻ không những hiểu biết từ mà còn sử dụng được chúng trong giao tiếp Đây là quá trình biến những từ thụ động thành những

từ chủ động Trong quá trình giao tiếp, dần dần trẻ lĩnh hội được ý nghĩa của

từ, thậm chí có nhiều nghĩa khác nhau trong một từ (từ nhiều nghĩa) hay nhiều

từ có chung một nghĩa (từ đồng nghĩa) Việc sử dụng một từ trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp sẽ làm cho từ ngữ đó tích cực hóa trong hoạt động của trẻ Các nhà sư phạm cho rằng, có 3 tiêu chí chứng tỏ từ ngữ đã được tích cực hóa ở đứa trẻ

- Trẻ phải phát âm đúng mỗi từ

Trang 37

Nội dung phát triển vốn từ được phức tạp hóa dần cùng với sự tăng độ tuổi của trẻ Điều này có thể thực hiện theo 3 bước sau:

- Mở rộng vốn từ của trẻ trên cơ sở cho trẻ làm quen với thế giới các

sự vật, hiện tượng đang dần dần mở rộng

- Đưa vào những từ chỉ rõ những thuộc tính, phẩm chất, quan hệ trên

cơ sở cho trẻ hiểu sâu thêm về các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh

- Đưa ra những từ chỉ rõ những khái niệm sơ đẳng trên cơ sở phân biệt và khái quát các sự vật theo những dấu hiệu căn bản

Hiện nay, các trường mầm non đều sử dụng chương trình giáo dục mầm non mới của Bộ Giáo dục – Đào tạo Ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ, chương trình cũng đã đề cập và nêu rõ những nội dung ngôn ngữ cần phát triển cho trẻ là những gì và như thế nào, đòi hỏi trẻ phải nói và hiểu

từ để sử dụng từ một cách chính xác Với tác giả Nguyễn Xuân Khoa, ta cũng thấy được những điểm tương đồng đó Tuy nhiên, ông đã đề cập và phân chia nội dung phát triển vốn từ một cách cụ thể hơn

Nguyễn Xuân Khoa đã phân chia nội dung phát triển vốn từ theo đề tài: những từ ngữ nói về cuộc sống riêng, những từ ngữ nói về cuộc sống xã hội

và những từ ngữ nói về thế giới tự nhiên

Những từ ngữ về cuộc sống riêng

Mở rộng thế giới đồ vật trong tầm nhìn của trẻ: cho trẻ tiếp xúc, gọi

Trang 38

29

tên tất cả những đồ vật có trong nhà, trong lớp Trẻ cần phải biết vật là từ chất gì, tính chất của chúng, công dụng của những đồ vật ấy Trẻ cần phân biệt những đặc điểm giống và khác nhau của vật Yêu cầu trẻ biết so sánh vài đồ vật gần gũi với nhau để nói lên được những điểm khác nhau giữa chúng, ví dụ như so sánh quần và váy, bát với đũa… Trẻ phải nhớ được địa chỉ của trường mình học, nhận biết được môi trường xung quanh, để không

bị mất phương hướng

Cần dạy cho trẻ sử dụng đúng các động từ chỉ hoạt động hàng ngày của trẻ như: ăn, ngủ, đội (mũ, nón), mặc (áo), cởi (giày, áo), chải, gấp,

vò, cài, thay, thắt, rửa,…

Dạy cho trẻ nói đúng các màu sắc: xanh, đỏ, trắng, đen, vàng, nâu, hồng, xanh lá cây, trắng nõn, đen xì, vàng da cam…

Những từ ngữ về cuộc sống xã hội

Cho trẻ biết thêm về những ngày lễ lớn của các dân tộc như: Ngày quốc tế Thiếu nhi (1 – 6), Ngày sinh nhật Bác (19 – 5), Ngày Nhà giáo Việt Nam (20 – 11), Ngày Giỗ tổ Hùng Vương, Tết Nguyên Đán… Ngoài ra còn

có các ngày lễ hội khác diễn ra trong năm như: Noel (24 – 12), Ngày Quốc

tế Phụ Nữ (8 – 3)… Giáo viên kể cho trẻ nghe về Bác, ngày sinh của Bác, quê hương Bác, nơi Bác làm việc (nhà sàn, phủ Chủ tịch), nơi Bác yên nghỉ sau khi Bác mất (lăng Bác ở Ba Đình, Hà Nội), tình thương yêu rộng lớn của Bác đối với thiếu niên, nhi đồng

Cho trẻ biết tên gọi một số cơ quan nhà nước, chức năng của các cơ quan đó: ủy ban, trường học, bệnh viện, đồn công an Cho trẻ quan sát các công trình công cộng: nhà hát, rạp chiếu phim, công viên, sân vận động… Giáo viên nói cho trẻ biết về công dụng, chức năng, quá trình xây dựng chúng…

Kể cho trẻ nghe về bộ đội, chức năng của bộ đội đối với Tổ quốc, với nhân dân Cung cấp vốn từ cho trẻ về bộ đội, công an, nông dân, nhân dân, Tổ quốc, về các binh chủng như: bộ binh, không quân, hải quân Giáo viên cung cấp nội dung vốn từ cho trẻ về biển đảo, quê hương

Trang 39

30

Cho trẻ biết thêm về một số phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy, xích lô, ô tô, tàu hỏa (xe lửa), thuyền bè, ca nô, tàu thủy, máy bay Dạy trẻ biết sử dụng đúng những động từ phù hợp với các phương tiện đó Ví dụ: máy bay bay rất nhanh, thuyền trôi trên sông, xe máy phóng nhanh…

Những từ ngữ nói về thế giới tự nhiên

Cho trẻ nói đúng mùi vị của một số loại quả, ví dụ: chuối, hồng, ổi, khi chín thì ngọt, khi còn xanh lại chát, ớt chín lại cay Những loại quả có thể ăn ngay không cần nấu chín như nhãn, ổi, mãng cầu…; những loại quả phải nấu chín mới được ăn như bầu, bí, mướp… Những thứ rau có thể ăn ngay không cần nấu chín như những thứ rau thơm: mùi, hành, tía tô và một

số loại xà lách; những thứ rau phải nấu chín mới ăn được như cải, su hào,…

Cho trẻ gọi tên và so sánh những động vật tương đối giống nhau để nói lên những điểm khác nhau cơ bản giữa chúng Ví dụ: so sánh các con vật như gà, vịt, ngan; chó, mèo, lợn; trâu, bò, ngựa; chuồn chuồn, bươm bướm… Cung cấp cho trẻ những động từ chỉ sự vận động của các loài vật, ví dụ: trâu, bò, lợn… đi; ếch, thỏ… nhảy; cua, kiến, rắn… bò; chim, gà… mổ (thóc, sâu); trâu, bò… gặm (cỏ)

Giáo viên cung cấp cho trẻ những hiểu biết, vốn từ nói lên lợi ích và tác hại của một số loài vật như: chuột phá hoại mùa màng, mèo bắt chuột… Nói lên được cách chăm sóc và bảo vệ những con vật có ích, cách

Trang 40

31

+ Hoạt động Làm quen tác phẩm văn học: Làm quen tác phẩm văn

học là một hoạt động mà trẻ được trực tiếp tiếp xúc với ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học Thực chất của việc tiếp xúc này là giáo viên sử dụng nghệ thuật đọc, kể diễn cảm, đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe, giảng giải bằng mọi cách để giúp các em hiểu dược nội dung và hình thức của tác phẩm, dạy cho trẻ em đọc thuộc diễn cảm bài thơ, kể diễn cảm các câu chuyện hoặc đóng kịch tác phẩm văn học Từ đó giúp trẻ phát triển được vốn từ mang tính chất nghệ thuật

Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ Âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ Những câu chuyện cổ tích, thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất

Thông qua việc trẻ kể chuyện sáng tạo giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp Khi trẻ

kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ rang mạch lạc, vốn từ phong phú Trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện nào đó…bằng chính ngôn ngữ của trẻ

+ Hoạt động khám phá khoa học và làm quen MTXQ

Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nói riêng và trẻ mầm non nói chung có nhu cầu tìm hiểu, khám phá với môi trường xung quanh rất mạnh mẽ Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh Tò mò là một đặc tính bẩm sinh của trẻ Câu hỏi thường xuyên của trẻ là “Tại sao?” như: Tại sao phải tưới cây? Tại sao nước biển lại mặn? Tại sao có mưa? Tại sao có cầu vồng? Cầu vồng là gì? Tại sao có gió? Tại sao miếng sắt chìm trong khi con tàu cũng làm bằng sắt lại không chìm? Tại sao bầu trời có màu xanh? Cây cần gì để lớn nhanh nhất? Tại sao nam châm có thể hút được vật và muôn vàn cái tại sao khác Một trong những cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi tại sao của trẻ là để trẻ tự tìm lấy câu trả lời thông

Ngày đăng: 30/05/2017, 21:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ GD và Đào tạo (2009), Chương trình giáo dục Mầm non, Nxb GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục Mầm non
Tác giả: Bộ GD và Đào tạo
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 2009
2. Phạm Thụy Kim Châu (2013), Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi
Tác giả: Phạm Thụy Kim Châu
Năm: 2013
3. John Dewey (2012), Kinh nghiệm và Giáo dục, Phạm Anh Tuấn dịch, Nxb. Trẻ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm và Giáo dục
Tác giả: John Dewey
Nhà XB: Nxb. Trẻ
Năm: 2012
4. Dự án Giáo dục Môi Trường tại Hà Nội (2006), Học mà chơi - Chơi mà học, Tổ chức Con người và Thiên nhiên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học mà chơi - Chơi mà học
Tác giả: Dự án Giáo dục Môi Trường tại Hà Nội
Năm: 2006
5. Đoàn Thị Điểm (2016), Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5- 6 tuổi làm quen với văn hóa truyền thống tỉnh Nghệ An, luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5- 6 tuổi làm quen với văn hóa truyền thống tỉnh Nghệ An
Tác giả: Đoàn Thị Điểm
Năm: 2016
6. Nguyễn Thị Hòa (2005), Tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non, chuyên đề cao học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non
Tác giả: Nguyễn Thị Hòa
Năm: 2005
7. Janet Humphyryes (2005), Khám phá khoa học với trẻ, Phát triển chương trình gáo dục mầm non – Kinh Nghiệm Singapore, NXB trường Cao đẳng trung ương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khám phá khoa học với trẻ, Phát triển chương trình gáo dục mầm non – Kinh Nghiệm Singapore
Tác giả: Janet Humphyryes
Nhà XB: NXB trường Cao đẳng trung ương
Năm: 2005
8. Đặng Thành Hưng (2001), Các lý thuyết và mô hình giáo dục hướng vào người học ở phương Tây, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lý thuyết và mô hình giáo dục hướng vào người học ở phương Tây
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Năm: 2001
9. Hội thảo “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh phổ thông”, Bộ GD&ĐT, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh phổ thông”
10. Nguyễn Xuân Khoa (2004), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXB, Đại học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
Tác giả: Nguyễn Xuân Khoa
Năm: 2004
11. Kỷ yếu hội thảo (2007), Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy – học trong nhà trường phổ thông, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy – học trong nhà trường phổ thông
Tác giả: Kỷ yếu hội thảo
Năm: 2007
13. Nguyễn Dương Khư (1997), Chân dung các nhà tâm lý – giáo dục thế giới, thế kỉ XX, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chân dung các nhà tâm lý – giáo dục thế giới, thế kỉ XX
Tác giả: Nguyễn Dương Khư
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
14. Lưu Thị Lan, Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 1 đến 6 tuổi, Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 1 đến 6 tuổi, Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học
15. Nguyễn Thị Lan (2004), Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen MTXQ, Luận văn thạc sĩ khoa giáo dục, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen MTXQ
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Năm: 2004
16. Mai Hiền Lê (2010), Kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non thực hành TP. Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non thực hành TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Mai Hiền Lê
Năm: 2010
17. Vũ Thị Ngọc Minh (2006), Một số biện pháp phát triển vốn từ Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số qua hoạt động làm quen MTXQ, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp phát triển vốn từ Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số qua hoạt động làm quen MTXQ
Tác giả: Vũ Thị Ngọc Minh
Năm: 2006
18. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường
Tác giả: Phan Trọng Ngọ
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2005
19. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, NXB Giáo dục 20. Hoàng Thị Oanh - Phạm Thị Việt - Nguyễn Kim Đức (2001), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, NXB ĐHQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học", NXB Giáo dục 20. Hoàng Thị Oanh - Phạm Thị Việt - Nguyễn Kim Đức (2001), "Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi
Tác giả: Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, NXB Giáo dục 20. Hoàng Thị Oanh - Phạm Thị Việt - Nguyễn Kim Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục 20. Hoàng Thị Oanh - Phạm Thị Việt - Nguyễn Kim Đức (2001)
Năm: 2001
21. Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân (2011), Giáo trình phương pháp hướng dẫn trẻ mầm non khám phá khoa học về môi trường xung quanh, Nxb Giáo dục, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp hướng dẫn trẻ mầm non khám phá khoa học về môi trường xung quanh
Tác giả: Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2011
39. Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo không hoàn toàn xa lạ - http://giaoducthoidai.vn/trao-doi/hoat-dong-giao-duc-trai-nghiem-sang-tao-khong-hoan-toan-xa-la-1168171-c.html Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w