1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DANH TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHỦ ĐỀ MỘT SỐ LOẠI HOA”

36 392 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 4,43 MB

Nội dung

B. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨUChương I: Cơ sở lí luận của việc phát triển danh từ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua hoạt động khám phá một số loại Hoa.I. Cơ sở sinh lí1. Sự phát triển của bán cầu đại não liên quan đến việc phát triển ngôn ngữLúc ra đời, não bộ của trẻ vẫn chưa được phát triển đầy đủ, mặc dù hình thái và cấu tạo giải phẫu của nó không khác với não người lớn là mấy. Nó có kích thước nhỏ hơn và trọng lượng khoảng 370 392g. Trọng lượng của não tăng lên mạnh mẽ trong 9 năm đầu tiên. Lớp trong của não bộ phát triển chậm so với lớp vỏ ngoài, chính sự phát triển quá mạnh đó của lớp vỏ tạo thành những nếp nhăn rãnh trên vỏ não.Một đặc điểm phát triển của vỏ não là sự phát triển của đường dẫn truyền diễn ra rất mạnh mẽ theo sự tăng lên của tuổi. Sự myêlin hóa các sợi thần kinh là một giai đoạn phát triển quan trọng của não bộ. Quá trình này có một ý nghĩa sinh học to lớn, bởi nó góp phần làm cho hưng phấn được truyền đi một cách riêng biệt theo các sợi thần kinh, do đó hưng phấn đi đến vỏ não một cách chính xác hơn, làm cho hoạt động của đứa trẻ được hoàn thiện hơn. Não của trẻ em được lập trình sẵn về mặt di truyền với các quá trình cần thiết cho việc học tập và đặc biệt là học tập ngôn ngữ. Thông qua ngôn ngữ, trẻ cũng biết việc gì nên, không nên, từ đó sẽ dần hình thành ở trẻ những khái niệm ban đầu về đạo đức. Khi não xử lý nhiều thông tin ngôn ngữ nhập vào hơn, não sẽ trở thành một bộ xử lý ngôn ngữ có kỹ năng và hiệu quả hơn.2. Sự phát triển của bộ máy phát âm Mỗi người sinh ra đã có sẵn bộ máy phát âm, đó là tiền đề vật chất để sản sinh âm thanh ngôn ngữ. Nó là một trong những điều kiện vật chất quan trọng nhất mà thiếu nó không thể có ngôn ngữ, nếu như trong cấu tạo của nó có khiếm khuyết nào đó ( chẳng hạn như hở hàm ếch, lưỡi ngắn, sứt môi... việc hình thành lời nói cũng hết sức khó khăn. Khi sinh ra, mỗi con người không phải đã có ngay bộ máy phát âm hoàn chỉnh. Chính lứa tuổi Mầm non là giai đoạn hoàn thiện dần bộ máy đó: sự xuất hiện và hoàn thiện dần của hai hàm răng, sự vận động của môi, lưỡi, của hàm dưới.... Quá trình đó diễn ra tự nhiên theo các quy luật sinh học. Tuy nhiên, bộ máy phát âm hoàn chỉnh mới chỉ là tiền đề vật chất. Cùng với thời gian, quá trình học tập, rèn luyện một cách có hệ thống sẽ làm cho bộ máy phát âm đáp ứng được nhu cầu thực hiện các chuẩn mực âm thanh ngôn ngữ. Rèn luyện bộ máy phát âm: phát triển sự linh hoạt của lưỡi, lưỡi có thể chuyển động, phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác như: răng, môi, ngạc,...phát triển sự linh hoạt của môi ( kéo môi về phía trước, làm tròn môi, giãn môi, mím môi, tạo khe hở giữa môi và răng, ...) phát triển kĩ năng làm cho hàm dưới trong tư thế xác định phù hợp.II. Cơ sở tâm lí 1. Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo bé: Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo bé có sự chuyển từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong, mà thực chất đó là sự chuyển những hành động định hướng bên trong theo cơ chế nhập tâm. Quá trình tư duy của trẻ đã bắt đầu dựa vào những hình ảnh của sự vật và hiện tượng đã có ở trong đầu, cũng có nghĩa là chuyển từ kiểu tư duy trực quan hành động sang kiểu tư duy trực quan hình tượng. Tuy nhiên bước chuyển này mới chỉ là một bước nhảy từ bờ bên này (là tư duy ở bình diện bên ngoài, tuy duy trực quan hành động) sang bờ bên kia (Là tư duy ở bình diện bên trong, tư duy trực quan Hình tượng) nên nó mới ở điểm khởi đầu của loại tư duy mới. Tư duy của trẻ mẫu giáo bé đã đạt tới ranh giới của tư duy trực quan hình tượng, nhưng các hình tượng và biểu tượng trong trẻ vẫn còn gắn liền với hành động.Tư duy của trẻ mẫu giáo bé còn gắn liền với cảm xúc và ý muốn chủ quan. Trẻ mẫu giáo bé mới bước tới ngưỡng cửa của tư duy trong khi thế giới nội tâm của trẻ còn chưa được phân hóa thành những chức năng rõ ràng như người lớn. Trong đời sống hàng ngày, mỗi tình huống vừa là một trường hành động, vùa là một nguồn cảm xúc, vừa là hoàn cảnh có vấn đề kích thích tư duy

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DANH TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHỦ ĐỀ MỘT SỐ LOẠI HOA”

Trang 2

Lêi CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo khoaGiáo dục Mầm non; Ban chủ nhiệm kHoa - Trường Đại học sư phạm Hà Nội đãgiúp đỡ và tạo điều kiện cho em suốt thời gian học tập và nghiên cứu

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo – PGS.TS LãThị Bắc Lý Người đã trực tiếp giảng dạy và tận tình giúp đỡ, hướng dẫn emtrong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để em có thể hoàn thành bài tập tốtnghiệp này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm lớpmẫu giáo 3 tuổi trường Mầm non Hiệp Hòa đã tạo điều kiện thuận lợi để emhoàn thành bài tập tốt nghiệp này

Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân và tập thể lớp Mầm nonK11C đã quan tâm, giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập vànghiên cứu

Quảng Yên , ngµy 5 th¸ng 10 n¨m 2015

Tác giả

Bùi Thị Thanh Hoa

MỤC LỤC

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦU

I.Lý do chọn đề tài

II Mục đích nghiên cứu

III.Nhiệm vụ nghiên cứu

IV:Phơng pháp nghiên cứu

B PHẦN NỘI DUNG NGHIấN CỨU

Chơng I: Cơ sở lớ luận của đề tài

I.Cơ sở sinh lớ

1: Sự phỏt triển của bỏn cầu đại nóo

2 Sự phỏt triển của bộ mỏy phỏt õm

II Cơ sở tõm lý

III.Cơ sở giỏo dục học

1.Quan điểm giỏo dục hiện đại

2 Sử dụng tớch hợp

IV.Cơ sở ngụn ngữ

1.Danh từ tiếng việt

2 Đặc điểm phỏt triển ngụn ngữ của trẻ mẫu giỏo bộ

V.Hoạt động khỏm phỏ mụi trường xung quanh

Nội dung của hoạt động khỏm phỏ

Chương II: Khảo sỏt thực trạng việc phỏt triển vốn danh từ cho trẻ mẫu giỏo bộ thụng qua hoạt động khỏm phỏ….

I Khỏi quỏt địa bàn điều tra

1 Đặc điểm trường

2 Đặc điểm khu dõn cư

II Đối tượng điều tra

III Nội dung điều tra

IV Phương thỳc điều tra

V Kết quả điều tra

Chương III Đề xuất biện phỏp

I.Khỏi niệm biện phỏp

II.Cỏc nguyờn tỏc đề xuất biện phỏp

III Cỏc biện phỏp đề xuất

C PHẦN KẾT LUẬN

D TÀI LIỆU KHAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

A : PHẦN MỞ ĐẦU

Tên đề tài: “Một số biện pháp phát triển danh từ cho trẻ mẫu giáo bé qua

hoạt động khám phá môi trường xung quanh, chủ đề một số loại Hoa”.

I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong hơn nửa thế kỷ qua từ sau ngày giành độc lập, cùng với sự phát triểnkhông ngừng về kinh tế - xã hội của đất nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạophát triển mạnh đạt được những thành tựu như ngày nay là sự cố gắng phấn đấucủa toàn ngành giáo dục.Yếu tố cơ bản là việc định hướng đúng đắn về đườnglối của Đảng và chính sách của nhà nước đối với ngành giáo dục.Đặc biệt, trongnhững năm gần đây, ngành giáo dục và đào tạo đã được xã hội quan tâm vàchăm lo đúng mức Nghị quyết Trung ương khoá VIII của Ban chấp hành TWĐảng đã khẳng định: “ Thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”,

“Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển” Giáo dục Mầm non được coi

là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Mục tiêu giáo dục Mầmnon là giáo dục toàn diện các khả năng cho trẻ, hình thành những cơ cở đầu tiên

về nhân cách con người Nhà giáo dục học Xô viết A.M CARENCO từng nói:

“những gì mà trẻ con không có được trước 5 tuổi thì sau này rất khó hình thành

và sự hình thành nhân cách ban đầu lệch lạc thì sau này giáo dục lại rất khókhăn” Trẻ em là tương lai của đất nước, sự phồn vinh của đất nước mai sau phụthuộc vào tất cả những gì chúng ta giành cho trẻ ngày hôm nay Thực tế chothấy trong những năm gần đây giáo dục thẩm mỹ trong trường Mầm non đã cónhững chuyển biến tích cực, đã có sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thểtrong xã hội.Bên cạnh đó, ngành giáo dục Mầm non còn gặp những khó khăntồn tại như sau:

Nhận thức của giáo viên còn hạn chế, chưa thấy rõ được vai trò trách nhiệmcủa mình trong việc giáo dục trẻ Trong giảng dạy chưa linh hoạt vận dụngphương pháp ,biện pháp phù hợp, bài dạy còn đơn điệu ít sáng tạo, chủ yếu tậptrung vào một số môn học chữ cái và toán Do đó, chưa đáp ứng được yêu cầuđổi mới của ngành học dấn đến kết quả về mặt giáo Do vậy nhiệm vụ của trường

Trang 5

Mầm non là chăm sóc giáo dục trẻ phát triển toàn diện để trẻ có đủ thể lực, đủ trítuệ trong học trường phổ thông, một trong những tiền đề để trẻ phát triển nhâncách toàn diện về mọi mặt dặt nền móng cho sự phát triển trí tuệ, năng lực phẩmchất, nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa trong đó ngôn ngữ là mẫu chốt.Việc phát triển ngôn ngữ nói chung phát triển vốn từ nói riêng cho trẻ Mầm nonđược thực hiện tích hợp trong tất cả các hoạt động ở trường Mầm non, một trongnhững hoạt động đem lại hiệu quả cao đó là hoạt động khám phá môi trường

xung quanh chính vì thế mà em chọn đề tài “ Một số biện pháp phát triển danh

từ cho trẻ mẫu giáo bé qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh chủ đề một số loại Hoa”.

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc phát

triển vốn từ cho trẻ Mầm non trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp thích hợp

để phát triển vốn từ cho trẻ nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tăng cường vốn ngôn ngữ cho trẻ

III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài

Tổng hợp các tư liệu có liên quan đến đề tài, đề cập đến một số vấn đề cốt lõi về phát triển vốn danh từ qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh chủ đề một số loại

Hoa cho trẻ mẫu giáo bé

2 Nghiên cứu thực trạng việc phát triển vốn danh từ cho trẻ mẫu giáo bé ở trường Mầm non qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh chủ đề một

số loại Hoa

3 Đề xuất một số biện pháp phát triển vốn danh từ cho trẻ mầu giáo bé quahoạt động khám phá môi trường xung quanh chủ đề một số loại Hoa

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp đọc tài liệu và xử lí thông tin.

Trang 6

Chúng tôi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài và sử dụng các phươngpháp như: phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa để làm rõvấn đề nghiên cứu, để tìm hiểu các khía cạnh, xác định các thành phần trong cấutrúc của thông tin đó, để tìm ra những đặc điểm riêng biệt của nó, đồng thời lĩnhhội những nhân tố tích cực, chỉ ra được các biện pháp tích cực nhằm phát triểnvốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi.

2 Sử dụng phương pháp điều tra

Tôi tiến hành điều tra đối tượng là giáo viên Mầm non và trẻ Mầm non

Địa điểm: lớp mẫu giáo 3 tuổi C trường Mầm non Hiệp Hòa, thị xã QuảngYên, tỉnh Quảng Ninh

- Số lượng: 18 trẻ

- Thời gian: từ ngày 8/8 đến ngày 5/10/2015

- Mục đích: Điều tra để làm rõ nhận thức, tổ chức hoạt động giáo dục Mầm non

3 Phương pháp quan sát

- Đối tượng nghiên cứu: trẻ

- Địa điểm: Trường Mầm non Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

- Số lượng: 18 trẻ

- Mục đích: quan sát sự hứng thú của trẻ, quan sát hoạt động của giáo viênnhằm tìm hiểu những biện pháp tích cực nhằm phát triển Danh Từ cho trẻ 3- 4tuổi

4 Phương pháp đàm thoại

- Đối tượng nghiên cứu: trẻ

- Địa điểm: Trường Mầm non Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

- Số lượng: 18 trẻ

- Mục đích: đàm thoại với giáo viên về sự nhận thức của trẻ, những khó khănkhi thực hiện

5 Phương pháp tổng kết kinh nhiệm

- Địa điểm: Trường Mầm non Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

- Mục đích: nhận xét rút kinh nghiệm

6 Phương pháp thực nghiệm

Trang 7

- Đối tượng nghiên cứu: trẻ.

- Địa điểm: Trường Mầm non Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

B PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨUChương I: Cơ sở lí luận của việc phát triển danh từ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua hoạt động khám phá một số loại Hoa.

I Cơ sở sinh lí

1 Sự phát triển của bán cầu đại não liên quan đến việc phát triển ngôn ngữ

Lúc ra đời, não bộ của trẻ vẫn chưa được phát triển đầy đủ, mặc dù hìnhthái và cấu tạo giải phẫu của nó không khác với não người lớn là mấy Nó cókích thước nhỏ hơn và trọng lượng khoảng 370- 392g Trọng lượng của não tănglên mạnh mẽ trong 9 năm đầu tiên Lớp trong của não bộ phát triển chậm so vớilớp vỏ ngoài, chính sự phát triển quá mạnh đó của lớp vỏ tạo thành những nếpnhăn rãnh trên vỏ não

Một đặc điểm phát triển của vỏ não là sự phát triển của đường dẫn truyềndiễn ra rất mạnh mẽ theo sự tăng lên của tuổi Sự myêlin hóa các sợi thần kinh làmột giai đoạn phát triển quan trọng của não bộ Quá trình này có một ý nghĩasinh học to lớn, bởi nó góp phần làm cho hưng phấn được truyền đi một cáchriêng biệt theo các sợi thần kinh, do đó hưng phấn đi đến vỏ não một cách chínhxác hơn, làm cho hoạt động của đứa trẻ được hoàn thiện hơn Não của trẻ emđược lập trình sẵn về mặt di truyền với các quá trình cần thiết cho việc học tập

và đặc biệt là học tập ngôn ngữ Thông qua ngôn ngữ, trẻ cũng biết việc gì nên,không nên, từ đó sẽ dần hình thành ở trẻ những khái niệm ban đầu về đạo đức

Trang 8

Khi não xử lý nhiều thông tin ngôn ngữ nhập vào hơn, não sẽ trở thành một bộ

xử lý ngôn ngữ có kỹ năng và hiệu quả hơn

2 Sự phát triển của bộ máy phát âm

Mỗi người sinh ra đã có sẵn bộ máy phát âm, đó là tiền đề vật chất để sảnsinh âm thanh ngôn ngữ Nó là một trong những điều kiện vật chất quan trọngnhất mà thiếu nó không thể có ngôn ngữ, nếu như trong cấu tạo của nó có khiếmkhuyết nào đó ( chẳng hạn như hở hàm ếch, lưỡi ngắn, sứt môi việc hình thànhlời nói cũng hết sức khó khăn Khi sinh ra, mỗi con người không phải đã cóngay bộ máy phát âm hoàn chỉnh Chính lứa tuổi Mầm non là giai đoạn hoànthiện dần bộ máy đó: sự xuất hiện và hoàn thiện dần của hai hàm răng, sự vậnđộng của môi, lưỡi, của hàm dưới Quá trình đó diễn ra tự nhiên theo các quyluật sinh học Tuy nhiên, bộ máy phát âm hoàn chỉnh mới chỉ là tiền đề vật chất.Cùng với thời gian, quá trình học tập, rèn luyện một cách có hệ thống sẽ làm cho

bộ máy phát âm đáp ứng được nhu cầu thực hiện các chuẩn mực âm thanh ngônngữ Rèn luyện bộ máy phát âm: phát triển sự linh hoạt của lưỡi, lưỡi có thểchuyển động, phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác như: răng, môi,ngạc, phát triển sự linh hoạt của môi ( kéo môi về phía trước, làm tròn môi,giãn môi, mím môi, tạo khe hở giữa môi và răng, ) phát triển kĩ năng làm chohàm dưới trong tư thế xác định phù hợp

II Cơ sở tâm lí

1 Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo bé:

Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo bé có sự chuyển từ bình diện bên ngoài

vào bình diện bên trong, mà thực chất đó là sự chuyển những hành động địnhhướng bên trong theo cơ chế nhập tâm Quá trình tư duy của trẻ đã bắt đầu dựavào những hình ảnh của sự vật và hiện tượng đã có ở trong đầu, cũng có nghĩa làchuyển từ kiểu tư duy trực quan- hành động sang kiểu tư duy trực quan hìnhtượng Tuy nhiên bước chuyển này mới chỉ là một bước nhảy từ bờ bên này (là

tư duy ở bình diện bên ngoài, tuy duy trực quan- hành động) sang bờ bên kia (Là

tư duy ở bình diện bên trong, tư duy trực quan- Hình tượng) nên nó mới ở điểmkhởi đầu của loại tư duy mới Tư duy của trẻ mẫu giáo bé đã đạt tới ranh giới

Trang 9

của tư duy trực quan- hình tượng, nhưng các hình tượng và biểu tượng trong trẻvẫn còn gắn liền với hành động.Tư duy của trẻ mẫu giáo bé còn gắn liền vớicảm xúc và ý muốn chủ quan Trẻ mẫu giáo bé mới bước tới ngưỡng cửa của tưduy trong khi thế giới nội tâm của trẻ còn chưa được phân hóa thành những chứcnăng rõ ràng như người lớn Trong đời sống hàng ngày, mỗi tình huống vừa làmột trường hành động, vùa là một nguồn cảm xúc, vừa là hoàn cảnh có vấn đềkích thích tư duy.Đặc biệt trẻ mẫu giáo bé rất dễ dung động và thích giao lưutình cảm nhưng tình cảm của trẻ xuất hiện khi được nghe, được trải nghiệmđược khám phá đã biến đứa trẻ từ một thính giả thụ động thành một người thamgia tích cực vào các sự kiện.

3 Khả năng chú ý và ghi nhớ của trẻ mẫu giáo Bé:

Chú ý: Trẻ 3 - 4 tuổi bắt đầu phát triển chú ý không có chủ định, chú ý có

chủ định Khi cho trẻ khám phá một sô loại hoa giáo viên cần khắc sâu danh từcho trẻ

Trí nhớ: Trẻ 3 - 4 tuổi trong trí nhớ để lại sự vật hiện tượng đã được nghe

có ấn tượng chỉ một lần cùng với hình ảnh sẽ được trẻ hiểu – nhớ Do vậy khicho trẻ khám phá môi trường xung quanh cần khắc sâu các danh từ vào trí nhớcủa trẻ

4 Tưởng tượng

Trí tưởng tượng của trẻ phong phú Trẻ dùng tưởng tượng để khám pháthế giới và sự thỏa mãn nhu cầu nhận thức của mình Nó góp phần tích cực vàohoạt động tư duy và nhận thức của trẻ Theo nghiên cứu của các nhà tâm lýtưởng tượng của trẻ Mầm non đã bắt đầu mang tính chất sáng tạo Tưởng tượngcủa trẻ gắn chặt với xúc cảm đó là quan hệ hai chiều: tưởng tượng phụ thuộc vào

sự phát triển của cảm xúc, cảm xúc càng sâu sắc thì tưởng tượng càng phát triển

và ngược lại Trẻ tích lũy được vốn biểu tượng trong khi hoạt động, sau đó trongnhững thời điểm và hoàn cảnh cụ thể trẻ sẽ có những liên tưởng cần thiết

5 Xúc cảm tình cảm

Xúc cảm và tình cảm là nét tâm lý nổi bật ở trẻ lứa tuổi Mầm non ở lứatuổi này tình cảm thống tri tất cả các mặt hoạt động tâm lý của trẻ

Trang 10

Đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo bé Trẻ luôn có nhu cầu được người khácquan tâm và cũng luôn bày tỏ tình cảm của mình đối với mọi người xung quanh

và xúc động ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng như rất đơn giản cũng cóthể làm cho trẻ xúc động một cách sâu sắc Chính đặc điểm dễ nhạy cảm nàylàm cho trẻ khi khám phá môi trường xung quanh có thể dễ dàng tiếp thu vốndanh từ tốt hơn

Dựa vào những đặc điểm tâm lý của trẻ cô giáo sẽ có một số biện pháp pháttriển danh từ cho trẻ thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh chophù hợp góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ

III Cơ sở giáo dục học

1 Nói về quan điểm giáo dục hiện đại

Quan điểm giáo dục hiện đại hướng tới quan điểm “ Lấy trẻ làm trung tâm

” hay còn gọi là xu hướng giáo dục “ hướng vào đứa trẻ ”, “ vì lợi ích của chínhbản thân đứa trẻ ”.Trẻ em vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của hoạt động Nhữngkinh nghiệm, tri thức của trẻ phải là sản phẩm của chính hành động trực tiếp củatrẻ với môi trường xung quanh Tính tích cực là một phẩm chất quan trọng củanhân cách, có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động của con người nói

chung và trẻ mẫu giáo nói riêng Hứng thú và nhu cầu là nguồn gốc bên trong

của tính tích cực, là động lực thúc đẩy con người hoạt động Trong quá trìnhgiáo dục, người lớn phải chú ý đến trẻ, hướng vào đứa trẻ, phải lấy trẻ làm trungtâm, vì sự phát triển của chính đứa trẻ, tạo điều kiện cho chúng tích cực hoạtđộng Mọi tác động giáo dục muốn có hiệu quả cần phải chú ý đến biện phápgiáo dục phù hợp với từng đứa trẻ, giúp cho mỗi đứa trẻ trở thành chính nó,tránh lối giáo dục đồng loạt Trẻ em chính là một chủ thể tích cực trong hoạtđộng nhưng chúng rất cần đến sự giúp đỡ và hợp tác của cô giáo, của bạn bè.Khi tổ chức cho trẻ hoạt động, nhà giáo dục không áp đặt trẻ theo ý muốnchủ quan của họ mà luôn luôn cho trẻ tự do chọn góc chơi, tự do hoạt động theonhu cầu hứng thú của mình Tạo cơ hội, điều kiện cho trẻ được trải nghiệm,được thực hành, được chia sẻ, được khám phá mình trong thế giới muôn hìnhmuôn vẻ xung quanh chúng Nhà giáo dục với tư cách là “ thang đỡ ”, là “ điểm

Trang 11

tựa ” của trẻ, trong quá trình giáo dục trẻ, giáo viên quan tâm đến dòng suy nghĩcủa trẻ hơn là những điều trẻ hiểu biết Họ quan tâm đến cách dạy trẻ học nhưthế nào hơn là cho trẻ học cái gì Họ tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ tích cực hoạtđộng, kích thích óc sáng tạo của trẻ trong các hoạt động của chúng ở trườngMầm non.Việc lấy trẻ là trung tâm, luôn luôn coi trẻ là chủ thể tích cực trongmọi hoạt động của chúng và nhà giáo dục tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi cho trẻbộc lộ tính tự lập, tự quyết định làm những điều chúng muốn, chúng thích vàchúng nghĩ là một nguyên tắc cơ bản mang tính định hướng quan trọng tronggiáo dục Mầm non Theo “ Lí thuyết hoạt động ” của Leeonchep thì nhân cáchcủa con người, trong đó có trẻ em Mầm non chỉ hình thành trong hoạt động vàthông qua hoạt động Sự phát triển của trẻ em là một quá trình liên tục, trải quanhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn lại có một hoạt động chủ đạo mangnét đặc thù riêng ở lứa đó Thông qua hoạt động chủ đạo để giáo dục và pháttriển toàn diện cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ Chỉ trong quá trình hoạtđộng tích cực thì trẻ mới có thể hiểu được và hiểu đúng những quy luật của thếgiới xung quanh và trên cơ sở đó mới có thể biến đổi và cải tạo nó Quá trìnhgiáo dục trẻ không thể tồn tại nếu thiếu tính tích cực của chính bản thân trẻ màtính tích cực này của trẻ là do nhà giáo dục tạo ra Chỉ ở trong đều kiện như vậy,trẻ mới có thể chiếm lĩnh được tri thức mới và nắm được các kĩ năng mới, pháttriển được các năng lực và phẩm chất tâm lí cá nhân Quan điểm của giáo dụcMầm non của nước ta cũng rất quan trọng nguyên tắc “ lấy trẻ làm trung tâm ”trong quá trình giáo dục và phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động, coi đó

là điều kiện bắt buộc trong đổi mới giáo dục Mầm non hiện nay Nhấn mạnh quátrình chăm sóc – giáo dục phải hướng vào đứa trẻ, giáo dục phải xuất phát từnhu cầu, hứng thú của trẻ, nhà giáo dục không được áp đặt trẻ theo ý muốn chủquan của mình, đứa trẻ phải được coi là chủ thể tích cực trong các hoạt động củachúng còn giáo viên giữ vai trò là “ điểm tựa ”, là người tổ chức hướng dẫn, tạo

cơ hội, điều kiện thuận lợi cho trẻ trong các hoạt động của chúng trong trườngMầm non

2 Vấn đề giáo dục tích hợp ở trường Mầm non

Trang 12

Trường Mầm non cần phải là nơi đào tạo và đảm bảo cho những giá trịquan trọng của xã hội, cần phải phát triển những năng lực của Giáo viên khôngchỉ có chức năng truyền thụ kiến thức và thông tin cho trẻ em học mà phải làngười giúp đỡ và dạy cho trẻ em biết sử dụng vốn kiến thức, kinh nghiệm củamình vào những tình huống có ý nghĩa đối với chúng Ngày nay, trong giáo dụcMầm non, vấn đề cần hay không cần tích hợp các môn học cũng như các hoạtđộng giáo dục trẻ không đặt ra nữa mà hiển nhiên đã được khẳng định chắc chắnrằng, cần tích hợp các “ tiết học ”, các hoạt động của trẻ với nhau Xu hướngtiếp cận tích hợp trong giáo dục Mầm non cũng xuất phát từ nhận thức thế giới

tự nhiên- xã hội con người nói chung và trẻ ở lứa tuổi Mầm non nói riêng là mộttổng thể thống nhất Trẻ được phát triển trong hoạt động và chỉ thông qua hoạtđộng mà hoạt động nào cũng liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến thức, kỹ năng

Vì thế mà cần phải cung cấp cho trẻ những kiến thức, kinh nghiệm sống mộtcách tổng thể.Có nhiều cách tích hợp trong giáo dục Mầm non và một trongnhững cách đó là tích hợp theo chủ đề Cách tiếp cận này xoay quanh một “ mônhọc ” hoặc một hoạt động “ công cụ ”, “ môn học ” hoặc hoạt động này có đặcđiểm là chỉ có một phần nội dung là đặc thù nhưng lại có thể nhận những mônkhác làm nội dung của mình Ví dụ như hoạt động với đồ vật là hoạt động chủđạo của trẻ lứa tuổi ấu nhi và hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo có thể trởthành hoạt động chính để tích hợp, lồng ghép và đan cài các hoạt động khác củatrẻ theo các chủ đề gần gũi với cuộc sống thực của chúng Tích hợp, lồng ghép,đan cài nội dung đó thông qua các hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú và tạođiều kiện cho trẻ vận dụng những điều đã biết vào những hoàn cảnh mới, tìnhhuống mới, tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính độc lập, chủ động và sáng tạo tronghoạt động thực tiễn của mình

Giáo dục tích hợp đòi hỏi cô giáo quan tâm đến tiềm năng phát triển củađứa trẻ hơn là tạo ra cơ hội tương ứng với mức độ phát triển hiện tại của chúng

Cô giáo nâng đỡ trẻ bằng cách giảm dần mức độ trợ giúp khi trẻ có khả nănghơn trong việc tự điều khiển hoạt động của mình Giáo dục tích hợp theo chủ đềdựa trên quan điểm tiến bộ lấy trẻ làm trung tâm, khai thác tiềm năng vốn có của

Trang 13

trẻ, dựa vào các đặc điểm cá nhân, phù hợp với hứng thú, nguyện vọng và năngkhiếu trên tinh thần tự do, tự nguyện, chủ động tích cực tham gia vào hoạt độngcủa đứa trẻ, giáo viên giữ vai trò là người tổ chức hướng dẫn, giúp đỡ trẻ trongnhững lúc cần thiết, kịp thời động viên khích lệ trẻ.Giáo dục tích hợp ở trườngMầm non chính là quá trình tác động sư phạm một cách phù hợp với sự pháttriển tình cảm, đạo đức và trí tuệ của trẻ, cho trẻ được tham gia vào nhiều hoạtđộng theo chủ đề nhằm cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội được học tập và luyện tập

để trở thành nhà nghiên cứu, trẻ tích cực, năng động trong việc tìm hiểu, khámphá, kích thích trẻ tư duy tích cực, vận dụng các kiến thức, kỹ năng, lựa chọn vàđưa ra quyết định tron hoàn cảnh có ý nghĩa đối với cuộc sống thực của chúng.Tích hợp trong giáo dục Mầm non cần được hiểu và thể hiện trong quá trìnhchăm sóc- giáo dục trẻ Xây dựng chương trình giáo dục Mầm non không xuấtphát từ logic phân chia các bộ môn khoa học như ở trường phổ thông mà phảixuất phát từ yêu cầu hình thành những năng lực chung nhằm hướng tới sự pháttriển của trẻ

IV Cơ sở ngôn ngữ

1 Danh từ tiếng việt

* Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ về người, sự vật, sự việc ý tưởng

* Đặc điểm của Danh từ:

- Danh từ có ý nghĩa khái quát chỉ sự vật ( sự vật được hiểu theo nghĩa khái quátnhất: đồ vật, con vật, cây cối, người, khái niệm )

- Danh từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng ở trước và từ chỉ định ởsau để tạo nên cụm danh từ mà nó là thành tố trung tâm

- Danh từ có khả năng đảm nhiệm thành phần chính và thành phần phụ trongcâu

* Các tiểu loại Danh từ:

- Danh từ riêng: là tên riêng của một người, một địa danh hay một vật

Ví dụ: Hải Phòng, Hà Nội,

- Danh từ chung: là tên gọi của một lớp sự vật đồng chất về một phương diệnnào đó

Trang 14

Ví dụ: sách, bát, đũa, xe đạp, Xe máy

Danh từ chung gồm:

+ Danh từ tổng hợp: là những danh từ chỉ gộp các sự vật khác nhau nhưng gầngũi với nhau, thường đi đôi với nhau và hợp thành một loại sự vật

Ví dụ: Quần áo, giường chiếu, nhà cửa, chăn màn

+ Danh từ trừu tượng: là những danh từ chỉ các khái niệm trừu tượng thuộcphạm vi tinh thần

Ví dụ: tư tưởng, thái độ, ý nghĩ, đạo đức, niềm vui, nỗi buồn

+ Danh từ cụ thể: là những danh từ chỉ sự vật cụ thể, có thể tri nhận bằng cácgiác quan ( nghe, nhìn, sờ, ngửi ) Danh từ cụ thể có thể phân thành các nhómsau:

- Danh từ đơn vị: chỉ các đơn vị sự vật Danh từ đơn vị bao gồm:

- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: chiếc, cái, con, bức, tờ, tẩm,

- Danh từ chỉ đơn vị đo lường: mẫu, sào, tạ, tấn,

- Danh từ chỉ đơn vị tập thể: tốp, bọn, lũ, đống

- Danh tù chỉ đơn vị thời gian: giờ, phút, giây, năm, tháng,

- Danh từ chỉ đơn vị tổ chức hành chính: làng, xã, tỉnh, huyên,

- Danh từ chỉ đơn vị hành động, sự việc: cuộc, chiến, phen, lần,

- Danh từ chỉ sự vật đơn thể: là những danh từ chỉ các sự vật có thể tồn tại thành từng đơn vị cụ thể

- Ví dụ: quần áo, chó, lợn,

- Danh từ chỉ chất liệu: là những danh từ chỉ các chất, không phải các vật

Ví dụ: đường, sữa,

2.Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo bé.

Ở trẻ 3 - 4 tuổi ngôn ngữ của trẻ phát triển rất mạnh nhất là phát triển lờinói mạch lạc, khám phá môi trường xung quanh giúp trẻ phát triển lời nói mạchlạc, giúp trẻ nâng cao khả năng biểu đạt diễ đạt một vẫn đề nào đó có hình ảnh,giàu tính tạo hình và tính biểu cảm Vốn từ của trẻ tăng nhanh, trẻ bắt chứcngười lớn nói một cách chính xác Trẻ hiểu được nghĩa và dung từ chính xáchơn, trẻ đã sử dụng được nhiều mẫu câu đơn, trẻ lĩnh hội được phát âm đúng

Trang 15

nhiều âm vị, phát âm từ, câu rõ nết hơn độ tuổi trước, bắt đầu biết điều chỉnh tốc

độ, cường độ của giọng nói.Trẻ dùng ngôn ngữ để diễn đạt suy nghĩ của mình vàhiểu được lời nói của người lớn.Việc phát triển danh từ cho trẻ thông qua hoạtđộng khám phá môi trường xung quanh đã thức dậy trong các em tình cảm trướccái đẹp của thiên nhiên và cuộc giúp các em tiếp thu vốn danh từ tốt hơn

V Hoạt động khám phá với môi trường xung quanh

1 Nội dung

Qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh trẻ học được các từ chỉtên gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng Nghe và hiểu nội dung các câuđơn, câu mở rộng Trẻ biết dùng từ để bày tỏ tình cảm, nhu cầu và kinh nghiệmbản thân bằng các câu đơn, câu mở rộng Trẻ trả lời và đặt các câu hỏi: Ai? Cáigì? Trẻ được làm quen với môi trường tự nhiên xung quanh trẻ gồm các yếu

tố như nước, không khí, ánh sáng, động vật Là phương tiện để giáo dục trẻ Nóchứa đụng các yếu tố cần thiết để hình thành ở trẻ biểu tượng về tự nhiên hữusinh và tự nhiên vô sinh, giáo dục tình cảm tốt của trẻ vói chúng Hiện thực xãhội chỉ ra cho trẻ thấy mối quan hệ diễn ra trong xã hội , giúp trẻ tích lũy kinhnghiệm xã hội, hiểu vị trí của mình trong đó, là thành viên của xã hội loài người,

có thể tham gia vào các sự kiện và cải tạo nó

2.Phương pháp

Khi hướng dẫn trẻ khám phá môi trường xung quanh cần sử dụng 3 nhóm

phương pháp cơ bản như:

- Nhóm phương pháp trực quan bao gồm các phương pháp như: quan sát, sử dụng đồ dung trực quan

- Nhóm phương pháp dung lời bao gồm các phương pháp như: đàm thoại, kể truyện, thơ ca, tục ngữ, câu đố, bài hát…

- Nhóm phương pháp thực hành bao gồm các phương pháp như: sử dụng các loại trò chơi ( Học tập, vận động, sáng tạo); phương pháp thí nghiệm, lao động

Trang 16

Chương II Khảo sát thực trạng việc phát triển danh từ cho trẻ mẫu giáo bé

thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh, chủ đề một số loại Hoa.

I Khái quát địa bàn điều tra

Điều tra ở trường Mầm non Hiệp Hòa thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

1 Đặc điểm của trường

Trường Mầm non Hiệp Hòa được xây dựng mới từ đầu năm 2011,hiện naytrường có tất cả 20 nhóm lớp tập trung nhiều ở khu trung tâm 14 nhóm lớp vớicác độ tuổi khác nhau Trường đã có nhiều năm liên tục đạt trường tiến tiến cấphuyện và cấp tỉnh và được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia

Trường có 48 giáo viên đều có trình độ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ

* Thuận lợi: Nhà trường luôn nhận đươc sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh

đạo, các ban ngành đoàn thể và địa phương cả vật chất lẫn tinh thần Có đội ngũgiáo viên nhiệt tình, yêu nghề và mến trẻ

* Khó khăn : Cơ sở vật chất mới chỉ đáp ứng tối thiểu cho học sinh hoạt động,

diện tích các phòng học so với số trẻ còn chật hẹp

Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con mình cũng như việc đónggóp hay ủng hộ cơ sở vật chất còn chưa nhiệt tình Đặc biệt một số phụ huynhcòn đi làm xa (đi bè, thuyền ) để con ở nhà cho ông bà hoặc anh chị em tự trôngnhau nên việc trao đổi với phụ huynh còn hạn chế

2, Đặc điêm khu dân cư

UBND xã Hiệp Hoà được chia làm 16 thôn, với hơn 2.700 hộ, gần 1 vạndân Địa bàn khá rộng, dân cư đông đúc, trình độ dân trí không đồng đều, cơ sở

hạ tầng còn nhiều hạn chế, đời sống người dân còn gặp khó khăn, nên việc xâydựng các mô hình điểm phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có vai tròquan trọng trong việc góp phần củng cố mối đoàn kết lương - giáo, tạo điều kiện

để đồng bào giáo dân sống tốt đời, đẹp đạo, phát triển kinh tế, xây dựng quêhương giàu mạnh

II Đối tượng điều tra

1 Giáo viên dạy lớp mẫu giáo bé

Trang 17

STT Họ tên giáo viên Trình độ Thâm liên

Bùi Thị Xuân Thu

Nguyễn Hải Đăng

Hoàng QuangThắng

Bùi Quang Huy

Nguyễn Gia Huy

Bố lái xe, mẹ làm ruộng

Trang 18

Bố làm công nhân, mẹ làm ruộng

Bố làm bộ đội, mẹ làm giáo viên

Bố làm mỏ, mẹ đi giầy da

Bố lái xe, mẹ làm ruộng

Bố mẹ đều là công nhân

III Nội dung điều tra

1 Điều tra nhận thức của giáo viên về việc phát triển danh từ cho trẻ mẫu giáo bé qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh

2 Điều tra các biện pháp giáo viên đã sử dụng nhằm phát triển danh từ cho trẻmẫu giáo bé qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh, chủ đề một sốloại Hoa”

3,Điều tra vốn danh từ của trẻ mẫu giáo bé

IV Phương pháp điều tra

1 Phương pháp dùng phiếu hỏi

Chúng tôi đã xây dựng phiếu hỏi gồm 8 câu hỏi, trong đó có câu hỏi đóng và có câu hỏi mở và chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra trên 10 giáo viên dạy lớp mẫu giáo bé

Ngày đăng: 29/11/2018, 10:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Thị Phương. Lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh. NXB Đại học sư phạm Khác
2. Đào Thanh Âm, Nguyễn Thị Hòa, Trịnh Dân, Đinh Văn Vang. Giáo dục học Mầm non. Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 1995 Khác
3. Ngô Công Hoàn- Nguyễn Thị Mai Hè. Tâm lí học trẻ em. BGD & ĐT.Trung tâm nghiên cứu giáo viên Hà Nội 1995 Khác
4. Bộ giáo dục và đào tạo. Chương trình giáo dục Mầm non Khác
5. Lã Thị Bắc Lý, Phan Thị Hồng Xuân, Nguyễn Thị Thu Nga. Giáo trình tiếng việt và tiếng việt thực hành. NXB ĐHSP Khác
7. Lê Thanh Vân, Sinh lí trẻ em. NXB ĐHSP năm 2006 Khác
8. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa. Tâm lí học trẻ em lứa tuổi Mầm non. NXB ĐHSP năm 2006 Khác
9. Nguyễn Quang Uẩn ( cb ), Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang. Tâm lí học đại cương. NXB ĐHSP năm 2006 Khác
10. Nguyễn Thị Hòa. Giáo trình Giáo dục tích hợp ở bậc học Mầm non. NXB ĐHSP Khác
11. Đinh Hồng Thái. Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi Mầm non. NXB ĐHSP Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w