Một số kiên nghị:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010.docx (Trang 57 - 59)

Nhằm hỗ trợ các giải pháp thực hiện thành công công tác DS-KHHGĐ, sớm đạt được các mục tiêu đã đề ra, UBDS,GĐ&TE huyện xin có một kiến nghị như sau:

1. Về chế độ chính sách:

Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách DS-KHHGĐ cho phù hợp với xu hướng phát triển dân số và kinh tế-xã hội. Trong khi xây dựng các chính sách cần có sự phối hợp giữa các chính sách để tạo ra sự đồng thuận và thống nhất trong hệ thống chính sách, đồng thời chính sách nên cụ thể hoá theo vùng, miền tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội của các vùng, miền và có chính sách khuyến khích giúp đỡ với các vùng, miền còn gặp nhiều khó khăn, để các địa phương dễ vận động trong tổ chức thực hiện và xây dựng các phong trào.

Có chính sách khuyến khích trực tiếp về vật chất và tinh thần đối với các cơ quan, đơn vị, các cơ sở, đặc biệt là các thôn bản và cá nhân tự giác thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ và với những người làm công tác DS-KHHGĐ.

2. Về tổ chức bộ máy làm việc.

Trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy tổ chức các cấp để lựa chọn cán bộ và xác định biên chế tương xứng đảm bả tổ chức triển khai có hiệu quả các hoạt động của chương trình. Đồng thời cần có quy hoạch đào tạo cán bộ chuyên ngành về công tác dân số, đảm bảo bố trí cán bộ đúng ngành đúng nghề tạo điều kiện thuận lợi trong triển khai nhiệm vụ.

Xác định công tác DS-KHHGĐ là một công việc khó khăn, phức tạp và cần phải thực hiện trong thời gian dài; Vì vậy Ban dân số-KHHGĐ xã phải xác định là một ngành trực thuộc UBND xã; Cán bộ Chuyên trách được hưởng chế độ như trưởng của các ban ngành khác, đồng thời điều chỉnh chế độ thù lao cho Cộng tác viên cho phù hợp để đội ngũ này ổn định yên tâm công tác.

3. Về quản lý và lãnh đạo.

Cần tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyển đối với công tác DS-KHHGĐ, nhằm triển khai mạnh mẽ các hoạt động chương trình của đảng và tạo sự thống nhất trong tổ chức thực hiện, đồng thời huy động được cả hệ thống chính trị và cá nhân tham gia, tạo thành phong trào rộng lớn trong nhân dân.

4. Về kinh phí và hậu cần:

Cần tăng cường thêm kinh phí trong công tác DS-KHHGĐ, đặc biệt là trong các hoạt động truyền thông và quản lý về dân cư. Kinh phí phải cấp kịp thời đảm bảo cho các hoạt động triển khai đúng kế hoạch.

Qua phân tích thực trạng trên ta thấy công tác DS-KHHGĐ huyện Bảo Yên còn gặp nhiều khó khăn, như tỷ suất sinh, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên còn cao. Địa hình phức tạp, hệ thống đường giao thông, đặc biệt là đường giao

thông liên xã, liên thôn đi lại còn khó khăn. Trình độ dân trí còn thấp, công tác y tế, giáo dục còn nhiều hạn chế. Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm và có tư tưởng trông chờ ỷ lại, do vậy các hoạt động ở những địa phương này triển khai chưa đạt yêu cầu, chuyển đổi hành vi về thực hiện KHHGĐ chưa bền vững. Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỷ lệ cao, luôn tiềm ẩn nguy cơ tăng mức sinh trở lại. Biên chế bộ máy tổ chức làm công tác ở cấp huyện còn quá thấp, trình độ còn bất cập do vậy chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của công việc đề ra.

Tuy nhiên bên cạnh những khó khăn trên cũng có những thuận lợi cơ bản sau:

Nhận thức của lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp và của nhân dân về công tác DS-KHHGĐ ngày càng được nâng cao. Công tác phối hợp lồng ghép hoạt động chương trình Ds-KHHGĐ với các chương trình khác ngày càng được các ngành các cấp quan tâm và đã đưa thành một chỉ tiêu trong việc xét thi đua khen thưởng của các ngành các cấp. Tỷ suất sinh và tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên hàng năm có xu thế giảm mạnh. Các chỉ tiêu về KHHGĐ hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch giao. Nhưng mặt thuận lợi trên là tiền đề cho việc hoàn thành mục tiêu DS-KHHGĐ đến năm 2010.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010.docx (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w