Đánh giá chung:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010.docx (Trang 44 - 46)

III. Đánh giá quá trình thực hiện công tác DS-KHHGĐ ở huyện 1 Kết quả đạt được:

5.Đánh giá chung:

Qua thực trạng cho thấy, Bảo Yên là huyện miền núi thấp, huyện cửa ngõ của tỉnh Lào Cai. Với các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội; Bảo Yên có những thuận lợi và khó khăn như sau:

5.1 Thuận lợi:

Với đặc điểm thời tiết, khí hậu của vùng nhiệt đới, nắng ấm, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông- lâm-ngư nghiệp. Việc quy hoạch vùng phát triển kinh tế gắn với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đã được huyện quan tâm. Mạng lưới giao thông của huyện tương đối phát triển tạo điều kiện cho vận chuyển hàng hoá, giao lưu thương mại và văn hoá. Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội đã được huyện cụ thể hoá thành bẩy chương trình trọng tâm hướng về cơ sở( chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, chương trình củng cố trường lớp học, chương trình xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, chương trình củng cố hệ thống chính trị cơ sở,

chương trình quy hoạch sản xuất, sắp xếp ổn định dân cư). Công tác y tế, giáo dục có bước phát triển mới. Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường, tỷ lệ chuyển lớp, tốt nghiệp các bậc học hàng năm đều đạt tỷ lệ cao. Công tác giám sát phát hiện và dập tắt dịch bệnh được thực hiện tốt. Công tác khám, chữa bệnh đáp ứng kịp thời cho người dân. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 97% đạt 100% kế hoạch giao. Bộ máy tổ chức công tác DS-KHHGĐ được hình thành từ huyện xuống cơ sở. Công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ từ huyện xuống cơ sở được quan tâm đúng mức. Công tác thông tin tuyên truyền ngày càng phát triển, số người được xem truyền hình, nghe đài tiếng nói Việt Nam ngàng càng chiếm tỷ lệ cao.

5.2 Khó khăn:

Trình độ dân trí còn thấp, không đồng đều giữa các vùng, các dân tộc, các phong tục, tập quán lạc hậu vẫn cón phổ biến. Tỷ lệ tái mù chữ có nguy cơ cao. Mạng lưới giao thông nông thôn ít được cải tạo nâng cấp, sửa chữa, ảnh hưởng lớn tới việc đi lại của người dân. Cơ sở vật chất của hệ thống giáo dục và y tế tuy đã được đầu tư xây dựng nhưng đến nay đã có nhiều trường, trạm xuống cấp cần phải sửa chữa hoặc xây dựng mới. Trình độ của đội ngũ cán bộ y tế, giáo viên còn nhiều bất cập. Số giáo viên và cán bộ y tế có trình độ trung học và sơ học còn chiếm tỷ lệ cao. Việc giáo dục ý thức phát luật cho người dân chưa thật sự quan tâm đúng mức, dẫn đến người dân thường có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước.

Tình hình di cư và hoạt động tôn giáo vẫn thường xuyên xẩy ra và diễn biến phức tạp. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm còn chậm, sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện. Việc quy hoạch vùng sản xuất gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế và sắp xếp dân cư đã được triển khai, song hiệu quả bước đầu đem lai chưa được như mong muốn. Tập quán sản xuất khép kín, tự cung tự cấp trong nhân dân ở một số vùng, một số dân tộc vẫn còn tồn tại, do vậy các hoạt động sản xuất ở các vùng này còn manh múm và độc canh cây lúa là chủ yếu. Công tác DS-KHHGĐ tuy đã được quan tâm, song chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của công việc. Biên chế UBDS,GĐ&TE huyện chưa tương xứng với nhiệm vụ

được giao. Trình độ chuyên môn của đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ từ huyện xuống cơ sở còn nhiều hạn chế. Chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên cơ sở chưa được quan tâm. Tư tưởng phải có con trai để nối dõi tông đường trong nhân dân vẫn còn nặng nề.

Những thuận lợi và khó khăn trên đều có sự tác động trực tiếp hay gián tiếp tới công tác DS-KHHGĐ ở địa phương. Vì vậy trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của chương trình cần xác định chính xác, đầy đủ những khó khăn và thuận lợi, những ảnh hưởng tác động tới các hoạt động của chương trình, để đề ra những giải pháp thích hợp thực hiện thành công, công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010.docx (Trang 44 - 46)