III. Một số giải pháp cụ thể:
4. Nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ SKSS/KHHGĐ:
Việc chấp nhận thực hiện các biện pháp tránh thai giúp cho người sử dụng tránh có thai ngoài ý muốn,chủ động được số lần sinh và khoảng cách giữa các lấn sinh cho phù hợp với điều kiện sức khoẻ, tuổi tác, điểu kiện kinh tế; đặc biệt là giúp cho nhà nước điều tiết được mức sinh chung, để xây dựng quy mô,cơ cấu dân số hợp lý với điều kiện kinh tế-xã hội tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của đất nứơc. Như vậy việc nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ là nhiệm vụ hết sức quan trọng; nếu chất lượng dịch vụ tốt, được cung cấp kịp thời và thuận tiện sẽ tăng nhanh số người sử dụng; ngược lại số người sử dụng sẽ giảm và có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của người sử dụng, như vậy việc điều tiết mức sinh sẽ không đạt được các mục tiêu đề ra. Để nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ trong thời gian tới cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau;
4.1 Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ:
Chủ động phối hợp với ngành y tế quan tâm kiện toàn, củng cố hệ thống y tế cơ sở, tổ chức rà soát lại đội ngũ cán bộ, các trang thiết bị phục vụcho việc khám, chữa bệnh và chăm sóc SKSS/KHHGĐ để kịp thời điều chỉnh bổ sung, đặc biệt là bố trí đủ cán bộ nữ hộ sinh cho tất cả các trạm y tế, đảm bảo trước năm 2010 tất cả các trạm đều tự làm thủ thuật đặt vòng tránh thai, cấy thuốc tránh thai, thuốc ti êm tránh thai cho các đối tượng ngay tại trạm.
Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ trực tiếp làm dịch vụ KHHGĐ tại các cơ sở y tế từ huyện xuống cơ sở, nhằm mục đích nâng cao tay nghề, kỹ năng thực hành, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Ngoài các dịch vụ cung cấp qua hệ thống y tế, cần cung cấp thêm mạng lưới dịch vụ phi lâm sàng( thuốc uống tránh thai, bao cao su tránh thai) qua hệ thống cộng tác viên dân số, theo phương thức cung cấp tới tận hộ các gia đình, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng. Để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ được an toàn, hàng năm cần phải tập huấn về bảng kiểm thuốc tránh thai cho đội ngũ cộng tác viên.
Thực hiện tốt chế độ chính sách và chính sách khuyến khích đối với người cung cấp dịch vụ KHHGĐ và người tự nguyện chấp nhận thực hiện KHHGĐ, đồng thời, kịp thời khen thưởng cho những người có tinh thân trách nhiệm phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, tạo phong trào thị đua sôi nổi trong công tác này.
Làm tốt công tác tư vần về các biện pháp tránh thai( kể cả ưu, nhược điểm của từng biện pháp) để giúp các đối tượng lựa chọn được biện pháp tránh thai phù hợp với điều kiện sức khoẻ, tuổi tác và với số con hiện có, giảm tối đa tỷ lệ thất bại trong thực hiện KHHGĐ. Đồng thời làm tốt công tác chăm sóc cho những người sau sử dụng các biện pháp tránh thai, thông qua việc hàng tháng đi thăm hộ gia đình của các cộng tác viên.
4.2. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các biện pháp tránh thai.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và đạt được hiệu quả cao trong việc cung cấp các dịch vụ KHHGĐ, trước tiên biện pháp tránh thai phải đảm bảo về mặt chất lượng, và kho bảo quản phải đảm bảo để tránh hư hỏng. Trước khi cung cấp cho đối tượng phải kiểm tra kỹ, nếu không dễ gây tai biến hoặc ảnh hưởng tới sức khoẻ của người sử dụng đặc biệt là gây mất niềm tin trong nhân dân. Ví dụ như vòng tránh thai phải được bảo quản tốt, không bị han dỉ; thuôc uống phải còn hạn sử dụng, mới được cấp cho người sử dụng. Trong khi làm tốt các thủ thuật đình sản, đặt vòng… phải tuân thủ quy trình kỹ thuật và phải thận trọng trong từng động tác, hạn chế tối đa những sai sót xẩy ra.
Biện pháp tránh thai là loại hình dịch vụ cung cấp cho nhiều người với các đặc điểm tâm lý, điều kiện khác nhau, do vậy cần phải đa dạng hoá các biện pháp tránh thai để người sử dụng lựa chọn biện pháp phù hợp; đồng thời phải xây dựng lượng dự trữ đảm bảo cung cấp thường xuyên cho đối tượng, tránh tình trạng đối tượng có nhu cầu sử dụng nhưng lại không có các phương tiện tránh thai để cung cấp.
4.3. Thực hiện tốt chính sách khuyến khích:
Cùng với việc làm tốt công tác tuyên truyền vận động gắn với dịch vụ KHHGĐ và tạo sự thuận lợi trong việc cung cấp các dịch vụ cho người sử dụng, cần làm tốt chính sách khuyến khích trực tiếp đối với đối tượng chấp nhận thực hiện các biện pháp tránh thai, như chế độ bồi dưỡng, cấp thẻ bảo hiểm cho những đối tượng sau thực hiện biện pháp đình sản; mục đích là khuyến khích người sử dụng, đồng thời để giúp cho đối tượng có khoản thu nhập nhất định để bồi dưỡng trong thời gian nghỉ thực hiện KHHGĐ.