1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

25 14,3K 87

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 4,9 MB

Nội dung

Phần 1: Mở đầu THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động tạo hình 3.Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Mai SN: 17/8/1984 Trình độ chuyên môn: ĐH Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Mầm non Duy Tân 4. Đồng tác giả (Không có) 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường mầm non Duy Tân 6. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Duy Tân 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Về cơ sở vật chất: có đồ dùng phù hợp, phong phú về các nguyên vật liệu - Giáo viên: nhiệt tình, ham học hỏi - Với trẻ: Có nề nếp, thường xuyên được tiếp xúc với môi trường tự nhiên 8. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 2 năm 2014. TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1 HỌ TÊN TÁC GIẢ ( KÍ TÊN) XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Hoạt động tạo hình hay còn gọi là những hoạt động nhằm tạo ra cái đẹp cho cuộc sống và nghệ thuật. Hoạt động tạo hình ở trong trường mầm non gồm có vẽ, nặn, cắt dán, xé dán…nhằm phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo cung cấp cho trẻ những kỹ năng tạo hình đơn giản, giúp trẻ thể hiện xúc cảm, tình cảm của mình về cái đẹp của thế giới xung quanh qua các hình thức tạo hình, đồng thời qua đó bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ của trẻ, hình thành ở trẻ khả năng cảm thụ thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ. Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em, hoạt động tạo hình có một vị trí rất quan trọng. Đây là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực. Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về thể lực, đạo đức, lao động đặc biệt là khả năng cảm thụ thẩm mĩ và bồi dưỡng những cảm xúc thẩm mĩ và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non có năm lĩnh vực phát triển- với đề tài “ Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình” nhằm tìm ra những biện pháp, phương pháp tốt nhất để giúp trẻ hoạt động tích cực trong hoạt động tạo hình nhằm kích thích phát triển ở trẻ khiếu thẩm mĩ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển thẩm mĩ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi. Phần 2: MÔ TẢ SÁNG KIẾN 2 1 Lý do chọn đề tài 1.1 Cơ sở lý luận. Hoạt động tạo hình góp phần góp phần quan trọng trong gáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non đặc bệt là đối với trẻ 5-6 tuổi. Thông qua hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ thẩm mĩ và bồi dưỡng những cảm xúc thẩm mĩ. Những vẻ đẹp đa dạng của hình dáng, sự phong phú về màu sắc của đồ vật, thiên nhiên và sự lặp đi lặp lại của các yếu tố tạo hình như sự cân đối đa dạng về cấu trúc hình dạng về tính truyền cảm của đường nét …đã thu hút hứng thú và gây cho trẻ những xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ ở trẻ được nảy sinh và trở lên sâu sắc cùng với sự phát triển của cảm giác và sự phong phú của các biểu tượng, trẻ tri giác thế giới xung quanh ngày càng có ý thức hơn. Dần dần trẻ có khả năng cảm thụ, nhận thức đánh giá được vẻ đẹp hay không đẹp của các đồ vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật ở mức sơ đẳng được biểu hiện qua tháu độ: thích hay không thích, yêu hay ghét, phân biệt đẹp hay xấu. Việc làm quen, tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình còn giúp trẻ cảm thụ được vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống thể hiện qua ngôn ngư tạo hình là đường nét, hình dáng, màu sắc và bố cục … càng làm cho trẻ hứng thú mong muốn được tạo ra sản phẩm. Khi miêu tả đồ vật hiện tượng trẻ không chỉ miêu tả lại hình dáng một cách thụ động mà bằng cảm xúc tích cực của trẻ, nảy sinh yếu tố sáng tạo. Như vậy hoạt động tạo hình chỉ có tính chất sáng tạo khi sự cảm thụ thẩm mĩ được phát triển và trẻ đã nắm được những kỹ năng, kỹ sảo cần thiết. Tạo hình là phương tiện diễn tả ý nghĩ và tình cảm. 1.2 Cơ sở khoa học: Con người sinh ra không phải ai cũng đã có sẵn trong mình những năng khiếu thẫm mĩ, cũng không phải ai cũng có sẵn những tài năng bên mình, mà phải đòi hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thì từ đó những tài năng và khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển. Trẻ mầm non ham thích được hoạt động tạo hình nhất là việc sử dụng các nguyên vật liệu theo ý của trẻ để tạo ra 1 sản phẩm mà trẻ thích, 3 chính từ các sản phẩm trẻ tạo ra, trẻ đặt tên gọi và tưởng tượng ra những gì trẻ thích, từ đó làm nảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp đây là yếu tố cần thiết góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Đối với trẻ 5-6 tuổi, ở giai đoạn này vốn kinh nghiệm của trẻ đã phong phú hơn, các biểu tượng được hình thành khá đầy đủ, về hình dáng, cấu trúc và đặc điểm riêng biệt. Tư duy của trẻ phát triển mạnh, tư duy trực quan cụ thể, tư duy trực quan hình tượng và tư duy trực quan trừu tượng đang được hình thành và phát triển, trẻ 5-6 tuổi đã bước đầu biết sắp xếp các hình tượng trong mối quan hệ giữa chúng. Trẻ thích các màu tươi, màu đậm, nhưng ít phụ thuộc vào màu sắc tự nhiên trẻ sử dụng màu theo ý thích và cảm xúc. Trẻ có khả năng phân biệt và sử dụng được nhiều màu. Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Vì vậy việc giáo dục thẩm mĩ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai. Nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non là một phương tiện phát triển thẩm mĩ cho trẻ rất hữu hiệu. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách. 2- Phạm vi và đối tượng áp dụng -Đề tài áp dụng đối với trẻ 5-6 tuổi Áp dụng đối với lĩnh vực phát triển thẩm mĩ thông qua hoạt động tạo hình trong trường mầm non. 3- Mục đích của đề tài: Nghiên cứu vấn đề này là để tìm ra những biện pháp cách áp dụng vào tổ chức các hoạt động tạo hình, giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình làm phong phú vốn hiểu biết, kinh nghiệm phát triển năng khiếu thẩm mĩ, sự sáng tạo, hình 4 thành ở trẻ khả năng cảm nhận cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp góp phần vào việc định hình và hoàn thiện nhân cách cho trẻ. 4 Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp nghiên cứu lí luận -Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5 Thực trạng vấn đề 5.1Khó khăn: * Về cơ sở vật chất: - Phòng học diện tích hẹp, cấu trúc không hợp lý nên việc tổ chức giờ hoạt động tạo hình còn gặp rất nhiều trở ngại như không có diện tích trưng bày sản phẩm. -Môi trường cho trẻ hoạt động còn nghèo nàn. - Tài liệu tham khảo còn hạn chế. * Về phía giáo viên: Quá trình tổ chức còn nặng về kết quả sản phẩm, cô chưa chú ý dạy kỹ năng tạo hình cho trẻ, còn áp đặt và chưa chú trọng vào việc phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ. * Về phía phụ hynh: - Các bậc phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc tạo điều kiện cho con phát triển năng kiếu thẩm mĩ. * Về phía trẻ Số trẻ: 25 Nội dung Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Kỹ năng 6 24 8 32 8 32 3 12 Bố cục 5 20 9 36 7 28 4 16 Màu sắc 6 24 10 40 7 28 2 8 Trình bày nội dung, ý tưởng 5 20 12 48 6 24 2 8 Sự hứng thú 13 44 10 40 2 8 2 8 Qua quá trình giảng dạy và thực hiện khảo sát ban đầu, tôi tiến hành đánh giá trẻ trên các nội dung: Kỹ năng ( Vẽ, cắt dán, xé dán, nặn…), khả năng bố cục, phối hợp màu sắc, trình bày nội dung ý tưởng sản phẩm 5 Đầu năm: Tháng 9 năm 2013 Từ kết quả trên cho thấy các kỹ năng của trẻ con nhiều hạn chế, sản phẩm của trẻ con nghèo nàn, đơn điệu, chưa có sự sáng tạo, trẻ chưa nêu được ý tưởng cũng như tên sản phẩm của mình. Hơn nữa trẻ có năng khiếu, trẻ lại còn quá vụng về trong cách thể hiện. Sự tập trung chú ý của trẻ trong quá trình sáng tạo chưa cao còn phụ thuộc nhiều vào sản phẩm mẫu. 5.2-Thuận lợi: -100% giáo viên tổ 5 tuổi có trình độ CĐ, ĐH giúp đỡ lẫn nhau tạo điều kiện cho việc học hỏi kinh nghiệm. -Về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học. Cảnh quan nhà trường thoáng mát, có cây che bóng mát, cây cảnh góp phần rất lớn cho trẻ quan sát, từ đó cung cấp cho trẻ những biểu tượng thể hiện sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh. -Trẻ phần lớn là con em nông thôn nên có đều kiện tiếp xúc trải nghiệm nhiều với môi trường thực tế. Qua khảo sát ban đầu như trên, tôi thấy kết quả trên trẻ chưa cao là điều tôi cần phải suy nghĩ làm thế nào để dạy trẻ đạt hiệu quả cao và tạo cho trẻ học một cách thoải mái, tự tin, không gò bó, trẻ luôn hứng thú trong giờ học. Tôi tiến hành thực nghiệm: 6. Các biện pháp thực hiện 6.1 Tổ chức môi trường giáo dục trong hoạt động tạo hình: Như chúng ta đã biết môi trường giáo dục gồm có môi trường vật chất và môi trường tâm lý. Việc tổ chức môi trường giáo dục trong hoạt động tạo hình nhằm phát huy khả năng sáng tạohướng tới cái đẹp của trẻ tôi đã tổ chức như sau: * Tạo môi trường vật chất: Đối với trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi" Học mà chơi, chơi mà học". Không gian của trẻ mang sắc màu của tuổi thơ. Lứa tuổi mầm non là những năm tháng đầu tiên trẻ định hình nhân cách 6 và trí tuệ. Vậy, cần môi trường vật chất như thế nào để phát huy được tích cực sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình trong điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn hạn hẹp, lớp học chưa đúng quy cách, đồ dùng đồ chơi của trẻ còn hạn chế, thì việc người giáo viên muốn xây dựng môi trường vật chất trong hoạt động tạo hình phù hợp với trẻ đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay đòi hỏi sự cố gắng, sự tìm tòi sáng tạo rất lớn của người giáo viên. Để khắc phục những khó khăn trên tôi đã sử dùng các cách sau: - Thiết kế trang trí góc tạo hình phù hợp, tạo không gian mới, trang trí góc tạo hình bắt mắt theo chủ đề, nhưng không xa rời mục tiêu giáo dục để trẻ hứng thú tham gia. (H1: Góc trưng bày sản phẩm vẽ của trẻ) Lựa chọn đồ chơi phù hợp, không gây nguy hiểm đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục, luôn luôn đảm bảo vệ sinh lớp học, đồ dùng, đồ chơi. + Bố trí góc tạo hình ở gần cửa sổ nhằm tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, không bố trí gần góc chơi mang tính chất ồn ào như góc phân vai hay góc xây dựng. 7 + Chuẩn bị đồ dùng dụng cụ trong góc tạo hình phong phú về chủng loại, đa dạng về cách sử dụng đây là một trong những yếu tố góp phần phát huy khả năng sáng tạo và tính tích cực của trẻ VD: Các loại giấy màu, dây trang trí, giây ruybang, đất nặn, bút sáp, bút chì màu, kim sa… - Nguyên vật liệu thiên nhiên:lá cây, vỏ sò, hến; hột hạt - Nguyên vật liệu tái sử dụng: tranh ảnh cũ, bìa cattong, len vụn, vải vụn… Các nguyên liệu đồ dùng trong góc tạo hình được trang trí xắp xếp mang tính gợi mở, phù hợp với chủ đề, kích thích trẻ tích cực hoạt động theo khả năng, hứng thú, sở thích của trẻ VD: Để trẻ dễ lựa chọn đồ dùng khi vào góc tạo hình tôi đã phân loại theo chất liệu từng loại sau đó cho vào mỗi chiếc hộp, hay để trong rổ có dán kí hiệu minh họa Hay với mỗi chủ đề thì chọn nguyên liệu đặc trưng như: Trong chủ đề “ Giao thông” đồ nguyên liệu là các vỏ hộp cattong, chai nhựa, ít hột hạt Giáo viên không nên chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu và để cố định trong một thời gian dài mà nên thay đổi sau mỗi chủ đề hoặc mỗi tuần nên bổ xung các nguyên vật liệu mới để tạo sự mới lạ, hấp dẫn, thu hút trẻ nhằm khơi gợi ở trẻ những ý tưởng mới. -Đồ dùng, nguyên vật liệu nên để ở nơi trẻ dễ lấy, dễ quan sát. -Trong điều kiện cơ sở vất chất của nhà trường con hạn chế không có điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật vì vậy tôi đã tạo điều kiện cho trẻ bằng cách sưu tầm trên mạng internet sau đó trình chiếu cho trẻ xem, yêu cầu trẻ nhận xét…. Bàng cách đó có thể khắc phục được hận chế về điều kiện vất chất. * Tạo môi trường tâm lý Môi trường tâm lý hay con gọi là môi trường tinh thần - đây là một thành tố quan trọng trong việc tổ chức môi trường giáo dục nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển khả năng sáng tạo của trẻ, để tạo được môi trường tinh thần cho trẻ mầm non 8 nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng, cô giáo cần có những cử chỉ nhẹ nhàng, những lời gợi mở, khuyến khích trẻ như vậy sẽ làm cho trẻ tự tin tích cực hoạt động. giáo viên chỉ đưa ra những chỉ dẫn khi thật cần thiết bởi khi tham gia vào hoạt động tạo hình trẻ hay đưa ra những câu hỏi về cách làm, cách sử dụng đồ dùng, nguyên vật liệu VD: Trẻ hỏi: cô ơi! Cuộn len này để làm gì? Cô ơi tô con trâu màu gì? Thông thường giáo viên sẽ chỉ đưa ra lời chỉ dẫn, hướng dẫn trẻ để giúp trẻ nhanh chóng hoàn thiện bài tạo hình của trẻ, nhưng để phát huy khả năng tư duy tích cực của trẻ giáo viên nên dưa ra những gợi mở như: Con tthấy con trâu thường có màu gì? Con thích tô con trâu màu gì? Như vậy sẽ khơi gợi được cảm xúc thẩm mĩ và hứng thú cho trẻ. -Luôn tạo nên bầu không khí vui tươi hào hứng, không đưa ra những lời nhận xét đánh giá có tính chất phê phán mà đưa ra những gợi ý, gợi mở để trẻ tự đánh giá, tìm tòi suy nghĩ diều chỉnh hoặc tìm ra những phương thức hoạt động mới phù hợp hơn với hoạt động tạo hình. VD: Khi tổ chức cho trẻ nhận xét sản phẩm thường giáo viên hay hỏi trẻ: Con thích sản phẩm của bạn nào? Vì sao con thích? Có những trẻ khi được hỏi như vậy trẻ hay trả lời: Vì sản phẩm của bạn đẹp? Nhưng khi được hỏi lại: Vì sao con lại thấy sản phẩm của ban đẹp? lúc này có rất ít trẻ trả lời được. Vậy người giáo viên lúc này phải khơi gợi cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ bằng cách đưa các câu hỏi gợi mở như: Con thây màu sắc trên sản phẩm của bạn như thế nào? Bạn ấy xắp xếp các chi tiết trong tranh như thế nào? Hay: Bông hoa này cánh hoa cô tô màu đỏ, nhụy hoa màu vàng, bạn nào có thể có cách khác làm bông hoa thêm đẹp và rực rỡ hơn không? Luôn khích lệ hưởng ứng những ý tưởng sáng tạo của trẻ tạo cơ hội cho trẻ sử dụng chính những sản phẩm của mình cho các hoạt động: VD: Tổ chức cho trẻ làm quà 8/3 tặng bà tặng mẹ, làm đồ chơi trang trí lớp theo chủ đề… 9 Việc tổ chức tốt được môi trường giáo dục trong hoạt động tạo hình sẽ thúc đẩy khả năng sáng tạo của trẻ giúp trẻ pháp huy đực tính tích cực, chủ động, giúp trẻ hướng tới cái đẹp, biết tạo ra cái đẹp trong hoạt đông đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay. 6.2- Xây dựng kế hoạch hoạt động tạo hình cho trẻ theo từng chủ đề Ở mỗi lứa tuổi đều có một mức độ khả năng tạo hình khác nhau, vì thế để đánh giá được khả năng của trẻ thì chúng ta phải nhìn vào khả năng của trẻ từng độ tuổi làm được gì. Với trẻ 5-6 tuổi vốn kinh nghiệm của trẻ đã phong phú hơn so với các độ tuổi mẫu giáo khác, các biểu tượng hình thành khá đầy đủ, tư duy phát triển mạnh, có khả năng phân biệt và sử dụng được nhiều màu sắc khác nhau do vậy khi xây dựng kế hoạch hoạt động tạo hình cho trẻ cần bám sát vào đặc điểm phát triển khả năng tạo hình của trẻ để xác định chính xác mục tiêu kế hoạch chủ đề đảm bảo tính vừa sức đối với trẻ VD : Đối với chủ đề « Thế giưới thực vật- Tết và mùa xuân » ngoài việc lên kế hoạch giáo dục, để đi sâu vào lĩnh vực phát triển thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình, bám sát vào mục tiêu, mạng nội dung, mạng hoạt động tôi liệt kê từng đề tài sẽ cho trẻ thực hiện trong chủ đề sau đó sẽ đưa ra yêu cầu và các giải pháp, sự chuẩn bị để thực hiện đề tài đó. Như vây xẽ hạn chế tối đa những nhược điểm của cả cô và trẻ khi thực hiện đề tài đó. Khi thực hiện đề tài : Vườn cây ăn quả *Mục đích yêu cầu - Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ, cắt, xé, dán, tô màu, biết tạo bố cục bức tranh phù hợp - Phát triển vận động tinh: cắt, xé dán, vẽ, tô màu, rèn đôi tay khéo léo khi khảm quả, làm tranh cát, phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm - Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình 10 [...]... bậc học, tạo một môi trường lành mạnh, một tâm thế tốt cho trẻ có những hứng thú khi đến trường và thực sự mang tính chất là một trường học thân thiện Với những biện pháp đưa ra nhằm phát triển ở trẻ lĩnh vực phát triển thẩm mĩ thông qua hoạt động tạo hình phần nào đó đã có sự tác động đến sự phát triển ở trẻ nâng cao chất lượng giáo dục ở lĩnh vực phát triển thẩm mỹ này.Những sản phẩm trẻ tạo ra rất... yếu để có kế hoạch bồi dưỡng thêm cho trẻ 6.7 Rèn kĩ năng tạo hình cho trẻ phát triển sự hứng thú của trẻ Như chúng ta đã biết hoạt động tạo hình ở trong trường mầm non gồm có các hoạt động : Vẽ, nặn, cát dán, xé dán….Vậy để hướng tới mục đích là phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động này thi chúng ta phải bồi dưỡng rèn cho trẻ các kỹ năng tạo hình cơ bản để trẻ có thể tự tin thể hiện sản phẩm... vụ Động viên kích thích trẻ tự tìm, tự sáng tạo trong khi thể hiện 6.4 Tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm khám phá đối tượng :Đối với hoạt động tạo hình đây là một hoạt động mang tính thực tế rất cao đòi hỏi trẻ phải có vốn kinh nghiệm phong phú, do vậy tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc khám phá các đối tượng sẽ làm trẻ có thêm vốn hiểu biết, khinh nghiệm thực tế, từ đó khi tham gia vào hoạt động. .. động tạo hình bằng những kinh nghiệm sự trải nghiệm đã có trẻ sẽ có sự sáng tạo, tạo ra những sản phẩm đẹp theo ý muốn của trẻ, như vậy trẻ sẽ không bị lúng túng, thụ động khi tham gia vào hoạt động tạo hình VD : Khi cho trẻ dạo chơi tham quan vườn hoa, cô có thể hỏi trẻ để trẻ tri giác, nhận xét về bông hoa : về đặc điểm, màu sắc… Như vậy khi cho trẻ thực hiện đề tài « Vẽ vườn hoa » bằng những kinh nghiệm. .. và quan tâm đúng mực Vì vậy ngay từ đầu năm học qua buổi họp phụ huynh tôi đã làm công tác tuyên truyền thông báo với phụ huynh về chương trình học của trẻ, các lĩnh vực phát triển, bên cạnh đó tôi đã xây dựng một số tiết mẫu để giúp phụ huynh hiểu sâu sắc hơn về hoạt động tạo hình, thông hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển khả năng thẩm mĩ, biết nhìn nhận cái đẹp và đánh giá cái đẹp, từ đó phát triển. .. (H5)Sản phẩm cô và trẻ làm « gà con » từ len 20 + Về phía phụ huynh : Hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ nhất là qua hoạt đông tạo hình từ đó đã có sự phối kết hợp nhiệt tình trong việc giáo dục và định hướng cho trẻ, tích cực chuẩn bị đồ dùng nguyên vật liệu cho trẻ 8 BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua quá trình giảng dạy và thực hiện đề tài, tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau :... tạo ra cái đẹp 2.Khuyến nghị Để nâng cao việc sử dụng một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình tôi xin mạnh dạn dưa ra một số khuyến nghị như sau: - Các sở, Phòng GD-ĐT, trường mầm non cần tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt: Thời gian, kinh phí, để giáo viên không ngừng nâng cao trình độ Đây là một giải pháp rất quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục - Cẩn trang... phù hợp với đặc điểm thực tế của lớp, của trẻ để tạo cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ - Rèn luyện kỹ năng cho trẻ, cần tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp - Sưu tầm, làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ hoạt động từ một số nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên để dạy trẻ -Luôn tạo điều kiện để trẻ có sự trải nghiệp thực tế, khơi gợi sự tìm tòi khám phá sáng tạo ở trẻ - Phối kết hợp với phụ huynh và nhà trường... Nhóm vẽ vườn cây ăn quả - Khi trẻ thực hiện cô mở nhạc bài vườn cây của ba - Cô bao quát hướng dẫn trẻ thực hiện - Cô hỏi trẻ nói ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình *Hoạt động 4: Tranh nào đẹp hơn - Cho trẻ treo tranh lên giá - Cho trẻ nhận xét bài của bạn (1-2 trẻ) - Cô bổ xung ý kiến của trẻ động viên tuyên dương trẻ +Hoạt động 5: Hát đối đáp 12 - Cho trẻ hát bài “quả” nhóm trai hỏi,... đình, động viên khuyến khích trẻ về nhà trước đối tượng tạo hình 15 Với việc giao nhiệm vụ cho trẻ về nhà tìm hiểu trước vấn đề tạo hình sẽ tạo cho trẻ hứng thú và thói quen hàng ngày chia sẻ với bố mẹ những điều học ở trên lớp Trước và sau mỗi hoạt động tạo hình thì tôi yêu cầu trẻ về nhà tìm hiểu trước bằng cách hỏi bố mẹ, xem ti vi… Lặp lại nhiều lần như vậy sẽ tạo thành thói quen tốt cho trẻ và . 1: Mở đầu THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến: Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động tạo hình 3.Tác. biết tích cực, sáng tạo. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non có năm lĩnh vực phát triển- với đề tài “ Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình nhằm. thẩm mĩ cho trẻ mầm non đặc bệt là đối với trẻ 5-6 tuổi. Thông qua hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ thẩm mĩ và bồi dưỡng những cảm xúc thẩm mĩ. Những vẻ đẹp đa dạng của hình

Ngày đăng: 17/04/2015, 08:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w