CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài
Trong quá trình giáo dục, nước ta cũng như nhiều nước phát triển trên thế giới đã và đang sử dụng phương pháp sư phạm theo hướng tích cực hiện đại, chú trọng khả năng tiếp nhận của từng học sinh với tư cách là chủ thể nhận thức và sáng tạo Quá trình sử dụng phương pháo đó đã và đang thu được những hiệu quả nhất định Vấn đề đó cho thấy phát huy tính tích cực nhận thức cho học sinh không phải là một vấn đề mới, mà là vấn đề đã được quan tâm nghiên cứu từ xưa đến nay và vẫn còn tiếp tục được nghiên cứu về tính tích cực nhận thức nói chung và tính tích cực nhận thức của trẻ nói riêng, họ cho rằng hiệu quả của quá trình dạy học phụ thuộc vào trình độ của giáo viên, khả năng nhận thức của trẻ và tính tích cực nhận thức của trẻ được coi như là một nguyên tắc “vàng” trong dạy học của rất nhiều nhà giáo dục như Khổng tử, Xoocrat, Cômenxki Trong quá trình dạy học, họ luôn coi người học là trung tâm và đã đưa ra biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của người học.
Xôcat (469 – 369 TCN), xuất thân từ một gia đình thợ thủ công, và đã trở thành một triết gia duy tâm cổ đại của Hy Lạp, ông đã đưa ra một hệ thống các phương pháp hỏi - đáp - tranh luận Quá trình hỏi đáp bằng những câu hỏi từ thấp đến cao, từ gần đến xa, từ dễ đến khó để cho người học đi đến chân lý. Đây là phương pháp dạy học tích cực, chủ động của người học đi đến chân lý. Đây là phương pháp dạy học tích cực, vừa mang tính truyền thông, vừa là cơ sở của phương pháp dạy học hiện đại (dạy học nêu vấn đề).[10]
Khổng Tử (551 – 479 TCN) người Trung Hoa, là người học cao, tài rộng, có chí lớn, ông đã nêu lên những nguyên tắc và phương pháp giáo dục tích cực, đó là: phương pháp phát huy tính tích cực của người học, nguyên tắc sát đối tượng, nguyên tắc liên hệ với thực tiễn Những nguyên tắc ông đưa ra đến nay vẫn còn nguyên giá trị Ông coi việc phát huy mặt tích cực, sáng tạo, phát huy năng lực nội lực trong dạy học phải sát đối tượng, cá biệt hóa đối tượng, coi trọng việc kết hợp với học hành, lý luận kết hợp với thực tiễn, coi trọng việc phát huy tính tích cực của học sinh.
J.A.conmenxki (1592 – 1670) đề cao nguyên tắc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học Vì trong dạy học, ông luôn bắt học sinh tự tìm tòi, suy nghĩ để nắm bắt được bản chất của sự vật hiện tượng Ông cho rằng cảm giác là nguồn gốc của ý thức, do đó yêu cầu trẻ tích cực tri giác thế giới khách quan bằng các giác quan.
J.J Rutxo (1712 – 1778) nhà giáo dục học người Pháp thế kỷ XVIII khẳng định: “Giáo dục không được áp đặt, nhà giáo dục phải đáp ứng mọi yêu cầu đòi hỏi của đứa trẻ” Giáo dục hướng cho học sinh tự giành những kiến thức bằng con đường tự tìm hiểu, khám phá sáng tạo Trong giáo dục người lớn không được áp đặt trẻ theo ý mình.[10]
Sang thế kỉ XX, vấn đề phát huy tính tích cực nhận thức của người học tiếp tục được rất nhiều nhà giáo dục đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của mình như B.P.Exipov, L.P.aristova, I.Ia.Lecner, M.A.Đanhilov, Okon, S.Kiner, M.V.catkin, Bruner họ đã đưa ra 5 hướng nghiên cứu như sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu và xem xét tính tích cực nhận thức của người học trong mối tương quan giữa nhận thức - tình cảm - ý chí để tìm kiếm con đường và những điều kiện cần thiết để phát huy tính tích cực nhận thức của người học.
Thứ hai: Nghiên cứu bản chất và tính tích cực nhận thức của người lớn và trẻ em Trong đó lưu ý tới vai trò chủ động của chủ thể nhận thức trong quá trình nhận thức Theo họ tính tích cực nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức thông qua việc huy động các chức năng tâm lý ở mức độ cao nhằm giải quyết các nhiệm vụ nhận thức.
Thứ ba: Nghiên cứu một số dấu hiếu hiệu của tính tích cực nhận thức và mức độ biểu hiện tính tích cực nhận thức của học sinh và đưa ra những yêu cầu đối vơi giáo viên cùng với phương pháp, biện pháp nhằm nâng cao tính tích cực nhận thức của trẻ em trong quá trình dạy học Hình thành cho trẻ chú ý bền vững.
Thứ tư: Nghiên cứu mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức và tính độc lập nhận thức của học sinh trong việc hình thành những vấn đề nhận thức, và giải quyết vấn đề đó.
Nhà giáo dục B.P.Exinov và L.P.Aristova đã quan niệm, ngay trong tính tích cực nhận thức đã phải có tính độc lập khi hình thành vấn đề và xác định cách giải quyết vấn đề.
Nhà giáo dục Uxova quan niệm rằng tính tích cực được coi là mức độ chuẩn bị cho tính độc lập.
Nhà giáo dục I.Ia.Lecner lại cho rằng tính tích cực là điều kiện của tính độc lập, không thể có tính độc lập mà thiếu tính tích cực được.
Thứ năm: Phân loại tính tích cực nhận thức, các nhà nghiên cứu đã dựa vào chức năng tâm lý và mức độ huy động đến tốc độ phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo, đặc biệt đến sự hình thành phẩm chất trí tuệ cần thiết cho trẻ bước vào lứa tuổi lớn hơn và trẻ vào phổ thông.
Các nhà nghiên cứu A.A.Liublinxkaia, N.P.Xaculina , đã nghiên cứu vấn đề bản chất của tính tích cực nhận thức ở trẻ mẫu giáo và một số dấu hiệu nhận biết tính tích cực nhận thức của trẻ trong học tập [3]
A.V.Daparogiet, A.V.Xorokina nghiên cứu về vai trò của tính tích cực nhận thức với tính độc lập trong nhận thức của trẻ em, trong đó có trẻ mẫu giáo Các tác giả đã chỉ ra rằng tính tích cực nhận thức là một trong những nhân tố quyết định hoạt động nhận thức của con người - Theo “Giáo trình phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh” Của
Ts.Hoàng Thị Oanh và Ths Nguyễn Thị Xuân.[10]
Cơ sở lí luận của việc xây dựng một số biện pháp phát huy tính cực nhận thức của trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh 10 1 Một số vấn đề về tính tích cực nhận thức của trẻ 4 – 5 tuổi
1.2.1 Một số vấn đề về tính tích cực nhận thức của trẻ 4 – 5 tuổi
1.2.1.1 Khái niệm về tính tích cực
Trên thế giới, có rất nhiều các quan điểm khác nhau về tính tích cực, dưới đây là một số quan điểm điển hình:
-Quan điểm thứ nhất: dưới góc độ triết học
Khi bàn về tính tích cực, Ph.Ănghen cho rằng: tính tích cực là đặc tính chung của mọi sinh vật sống, là sự tự vận động của sinh vật sống Tính tích cực không những là nguồn gốc duy trì hay biến đổi các mối quan hệ có ý nghĩa sống còn của sinh vật sống với thế giới xung quanh mà còn mang đến cho sinh vật sống khả năng tự điều chỉnh thích nghi với thế giới xung quanh mà còn mang đến cho sinh vật sống khả năng tự điều chỉnh thích nghi với thế giới xung quanh ấy.
Phát triển học thuyết Mác – Ănghen, V.I.Leenin cho rằng tính tích cực là thái độ cải tạo của chủ thể với thế giới xung quanh, là khả năng của con ngườ đối với việc tổ chức cuộc sống, điều chỉnh các nhu cầu năng lực của họ thông qua các mối quan hệ xã hội.
Như vậy dưới góc độ của triết học thì tính tích cực có nguồn gốc cả bên trong lẫn bên ngoài, trong đó yếu tố bên trong giữ vai trò quyết định Tính tích cực là một đặc tính của sinh vật sống, luôn vận động phát triển đi lên Tính tích cực là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể, do đó nó có vai trò quan trọng trong việc tạo ra thế giới khách quan và biến đổi cải tạo nó.
- Quan điển thứ hai: dưới góc độ ngôn ngữ học.
+ Theo từ điển bách khoa toàn thư Xô viết: tính tích cực chỉ sự hoạt động tính tích cực đối lập với tính bị động, thiếu chủ động.
+ Theo từ điển Tiếng Việt: tính tích cực là sự tỏ ra hăng hái, nhiệt tình với công việc, với nhiệm vụ.
+ Theo từ điển tâm lý học: tính tích cực được gắn liền với hoạt động và được hiểu theo các nghĩa:
Là điều kiện thúc đẩy, tạo ra hoạt động, hiện thực hóa hoạt động hay lầm biến đổi hoạt động, tính tích cực là thuộc tính của sự vận động của hoạt động. Ở mức độ cao: tính tích cực được đặc trưng bằng tính ước chế các hành động bên trong của chủ thể ngay tại thời điểm đó Được đặc trưng bằng tính chủ động của chủ thể, được xác định bằng năng lực chính của chủ thể vượt ra khỏi giới hạn của tính mục đích đặt ra ban đầu.
Tích tích cực được đặc trưng bởi tính bền vững tương đối của hoạt động đến với mục đích, không lùi trước những khó khăn gặp phải trong khi tiến hành hoạt động.
-Quan điểm thứ ba: dưới góc độ tâm lí giáo dục.
Tính tích cực được đề cập trong một số công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý giáo dục theo khía cạnh sau:
Một số tác giả như V.I.A.Roomanov, X.Đ.Xmimov xem xét tính tích cực từ góc độ chức năng và vai trò của chủ thể đối với thế giới bên ngoài, họ cho rằng tính tích cực chính là tính chủ động của chủ thể, nó thực hiện chức năng của tính chủ thể.
+ Xem xét tính tích cực gắn với một hoạt động nào đó Tiêu biểu là N.A.Leeonchiev, V.A.A.Luiblinxkaia họ cho rằng tính tích cực chỉ sự sẵn sàng hoạt động, con người tích cực là con người ở trạng thái hoạt động.
+Xem xét tính tích cực trong mối quan hệ chặt chẽ với trạng thái hoạt động của con người, với thái độ cải tạo thế giới của họ Tiêu biểu là R.mile (nhà khoa học người Đức) Arkhaghenxki (nhà khoa học người Nga), theo họ không nên xem xét tính tích cực chỉ là trạng thái hoạt động và cũng không nên tách mặt bên ngoài và bên trong của tính tích cực, mà sự phát triển của tính tích cực được xem xét đặc trưng bởi số lượng và chất lượng hoạt động con người.
- Quan điểm cuối cùng: xem xét tính tích cực của nhân cách là khả năng con người tiến hành việc cải tạo thế giới mang ý nghĩa xã hội, trên cơ sở tiếp thu nên văn hóa vật chất và tinh thần được thể hiện trong sự sáng tạo, trong giao tiếp, trong cách hành động.
Trên cơ sở phân tích các quan điểm, chúng tôi nhất trí vưới quan điểm cho rằng: “Tính tích cực là phẩm chất quan trọng của nhân cách, là thái độ cải tạo, biến đổi của chủ thể đối với thế giới xung quanh Tính tích cực gắn với thế giới xung quanh Tính tích cực gắn liền vưới hoạt động, là thuộc tính của sự tự vận động Tính tích cực luôn mang tính chủ động, nó đối lập với tính bị động Động cơ, nhu cầu, hứng thú của hoạt động chính là nguồn gốc bên trong của tính tích cực, là hoạt động thúc đẩy con người hoạt động”.
1.2.1.2 Khái niệm về tính tích cực nhận thức
Quan điểm thứ nhất: Dưới góc độ triết học, theo lí thuyết phản ánh củaV.I.Lênin, tính tích cực nhận thức được thể hiện thái độ cải tạo của chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức Nghĩa là tài liệu được phản ánh vào não học sinh và được chế biến đi, được hòa vào vốn kinh nghiệm đã có của chúng và được vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào các tình huống linh hoạt khác nhau nhằm cải tạo hiện thực và cải tạo bản thân mình.
Quan điểm thứ hai: Dưới góc độ tâm lý học, nhiều nhà tâm lí đã xem tính tích cực nhận thức là một dạng hoạt động và một số khác tác giả lại coi tính tích cực nhận thức như là một phẩm chất của nhân cách.T.samova coi tính tích cực nhận thức như mục đích của hoạt động, như phương tiện và kết quả của hoạt động Trên thực tế mục đích của việc học tập không phải chỉ là nắm kiến thức, kỹ năng – kỹ xảo mà là hình thành những phẩm chất của nhân cách.
Quan điểm thứ ba: Xem xét tính tích cực nhận thức dưới góc độ tâm lí và triết học Theo giáo sư Đặng Vụ Hoạt thì tính tích cực nhận thức được đặc trưng bởi sự biến đổi năng động liên tục, bên trong của cấu trúc các mô hình tâm lí của hoạt động nhận thức của chủ thể giúp cho chủ thể nâng cao được chất lượng phản ánh và cải tạo khách thể theo mục đích dạy học nhất định.
Tóm lại trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quan niệm về tính tích cực của tác giả trong và ngoài nước, đã xác định: Tính tích cực nhận thức là một phẩm chất tâm lí của cá nhân trong hoạt động nhận thức Là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua việc huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết những nhiệm vụ nhận thức Nó được thể hiện nhưu là một năng lực trí tuệ phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực của tư duy.
Tính tích cực nhận thức cũng như tất cả các hoạt động nhân cách đều chứ đựng quy luật nhất định trong sự phát triển và hệ quả của sự phát triển ấy được xác định bằng các yếu tố sau:
- Nhu cầu nhận thức, hứng thú nhận thức.
THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT
Thực trạng của việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 - 5 tuổi
2.1.1 Khái quá và quá trình điều tra
Xác định thực trạng về mức độ biểu hiện tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non Hùng Vương, trên cơ sở đó đề ra một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo nhỡ trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh.
- Biểu hiện tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo nhỡ trong hoạt động tổ chức trò chơi học tập về chủ đề khám phá MTXQ.
- Nhận thức của giáo viên để biểu hiện tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh.
- Một số giáo viên đã sử dụng để phát huy tính cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo.
-Thực trạng về những khó khăn của giáo viên trong việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
Nhằm đảm bảo cho việc kiểm tra đánh giá thực trạng được khách quan và chính xác tôi đã sử dụng và phối hợp một số phương pháp để thu thập thông tin đó là:
-Quan sát và ghi chép hoạt động của giáo viên, các biểu hiện của trẻ.
-Đàm thoại với giáo viên và với trẻ.
-Phương pháp xử lí số liệu.
2.1.2 Thực trạng của việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh của trường mầm non Hùng Vương
STT Quan niệm của giáo viên về việc sử dụng MTXQ Tỉ lệ %
1 Sử dụng MTXQ để ôn luyện những tri thức, kỹ năng 60% đã biết của trẻ.
2 Sử dụng MTXQ làm phương tiện cung cấp những tri 25% thức kỹ năng mới cho trẻ.
3 MTXQ là phương tiện để củng cố, luyện tập những 15% tri thức, kỹ năng cho trẻ.
Nhận thức của giáo viên về việc biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi ở trường mầm non.
Quan niệm của giáp viên về việc sử dụng môi trường xung quanh. + 60% ý kiến giáo viên được hỏi cho rằng nên sử dụng môi trường xung quanh là môi trường bao gồm các phương tiện để ôn luyện tri thức và kĩ năng đã biết của trẻ.
+ 25% cho rằng nên áp dụng môi trường xung quanh, là môi trường bao gồm các phương tiện cung cấp những tri thức mới cho trẻ.
+ 15% coi môi trường xung quanh là môi trường mà bao gồm các phương tiện vừa để củng cố, luyện tập những tri thức kĩ năng cho trẻ.
Kết quả được biểu diễn trên biểu đồ 1
Biểu đồ 1.1 : Quan niệm của giáo viên về sử dụng môi trường xung quanh
Kết quả được thu cho thấy, quan niệm của giáo viên mầm non về việc áp dụng và sử dụng môi trường xung quanh vào công tác giáo dục trẻ có khác nhau tuy nhiên họ cùng gặp nhau ở chỗ coi môi trường xung quanh làm phương tiện thực hiện vào mục đích dạy học cho trẻ mẫu giáo.
* Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ.
Bảng 1.1 : Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ
Mức độ Số phiếu % Xếp hạng
Việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ là một nhiệm vụ đồng thời đồng thời là nội dung hết sức quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non Kết quả tích điều tra cho thấy, đa số giáo viên mầm non đều đã nhận thấy rằng việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 – 5 tuổi là việc rất cần thiết, vì ở độ tuổi 4 – 5 tuổi việc nhận thức của trẻ mới bước đầu phát triển mạnh để hình thành nhân cách cho con người nói chung và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 Cụ thể có tới 90% số ý kiến cho rằng việc phát huy tính tích cực nhận thức ở lứa tuổi này là rất cần thiết và có 5% số ý kiến cho là cần thiết chỉ có 5% số ý kiến cho là tương đối cần thiết và không có ý kiến nào là không cần thiết Kết quả này là rất cần thiết và có 5 % số ý kiến cho là không cần thiết Kết quả này cho thấy giáo viên đánh giá cao vai trò của việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ và đay là nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non Tuy nhiên số giáo viên còn phân vân, trả lời nước đôi cũng như không nhận thức được vai trò của biện tổ chức khám phá môi trường xung quanh cho trẻ cũng còn chiếm tỉ lệ không nhỏ.
*) Nhận thức của giáo viên về việc sử tính tích cực nhận thức cho trẻ thông qua tổ quanh của trẻ 4 – 5 tuổi. dụng một số biện pháp phát huy chức khám phá môi trường xung
Bảng 1.2: Nhận thức của giáo viên về việc sử dụng một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ
STT Các biện pháp Thường xuyên Thỉnh Không bao thoảng giờ
Lập kế hoạc tổ chức cho
Xây dựng MTXQ cho trẻ
Tạo nhiều cơ hội cho trẻ
3 được tự khám phá yếu tố 9 45% 5 25% 6 30% của MTXQ
Tạo các tình huống mang
Tổ chức trẻ chơi,khám phá
Kiểm tra đánh giá kết quả
Qua bảng trên ta thấy để phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ thông qua khám phá môi trường xung quanh đại đa số giáo viên đã thường xuyên lập kế hoạch tổ chức cho trẻ tham gia khám phá MTXQ (85%) Khi lập kế hoạc cô giáo đưa ra những nội dung gây hứng thú phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ Tuy nhiên những kế hoạch tổ chức cho trẻ khám phá của giáo viên chưa mang tính sáng tạo.
Biện pháp tạo nhiều cơ hội cho trẻ tự khám phá các yếu tố của môi trường xung quanh (45%) góp phần giúp trẻ tham gia các hoạt động tích cực, chủ động động hơn, và cảm thấy mình tự lập hơn Việc cho trẻ tự khám phá các yếu tố trong MTXQ sẽ thôi thúc trẻ mạnh dạn và nhận ra giá trị của mình, tự mình hoạt động, tự mình khám phá và phát hiện các sự vật, hiện tượng mới lạ Phát triển khả năng tích cực tự nhận thức của bản thân mình thông qua các hoạt động tự khám phá MTXQ.
Biện pháp tiếp theo được nhiều giáo viên sử dụng là “ xây dựng môi trường xung quanh cho trẻ chơi, khám phá phong phú (55%) và tạo các tình huống mang tính có vấn đề khi trẻ chơi, khám phá MTXQ (55%) Đây là điều kiện rất quan trọng để tổ chức các hoạt động khám phá MTXQ có hiệu quả cho trẻ.
Qua nghiên cứu khảo sát thực tế trên tôi thấy trường mầm non đã trang bị cho các nhóm lớp đầy đủ các môi trường chơi, học tập, khám phá, trải nghiệm xung quanh trẻ, tạo điều kiện cho các giáo viên xây dựng môi trường xung quanh cho trẻ khám phá.
Biện pháp tiếp theo được giáo viên mầm non sử dụng khi tổ chức cho trẻ khám phá MTXQ nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ là: Kiểm tra, đánh giá kết quả trẻ hoạt động khám phá (50%) biện pháp này cô giáo có thể đánh giá được mức độ tích cực của trẻ Ngoài ra biện pháp tổ chức cho trẻ chơi, khám phá, thường xuyên cũng được giáo viên sử dụng.
*) Nhận thức về vai trò của giáo viên trong công tác tổ chức khám phá môi trường xung quanh nhằm phát huy tính tích cực nhạn thức cho trẻ.
STT Ý Kiến giáo viên Tỷ lệ %
1 Cô giáo giữ vai trò là trung tâm 65,5%
2 Cô giáo giữ vai trò là người tổ chức 35,5%
+ 65,5 %ý kiến cho rằng cô giáo giữ vai trò trung tâm, là người quyết định đến việc trẻ hoạt đông, khám phá.
+ 35,5 % ý kiến cho rằng, cô giáo giữ vai trò là người tổ chức và hướng dẫn giúp đỡ, tạo cơ hội cho trẻ chơi, hoạt động và khám phá, còn trẻ giữ vai trò là chủ thể trong trò chơi của chúng.
+ 4 % giáo viên không trả lời.
Kết quả trên chứng tỏ, đa số (75%) giáo viên mầm non vẫn theo kiểu truyền thống coi cô giáo là trung tâm của quá trình chơi, khám phá MTXQ và áp đặt trẻ chơ, khám phá theo ý muốn chủ quan của người lớn, họ chưa nhận thức đầy đủ về vai trò chủ thể tích cực của trẻ mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi trong khám phá MTXQ Điều này phản ánh đúng thực trạng việc tổ chức khám phá MTXQ cho trẻ hiện nay ở các trường mầm non, và đây là một hạn chế rất lớn trong nhận thức của giáo viên mầm non Bên cạnh đó một số giáo viên (20%) nhận thức được vai trò của người lớn trong việc tổ chức, tạo điều kiện phát huy tính chủ động, độc lập trong khi khám phá MTXQ, họ nhìn nhận trẻ như một chủ thể tích cực của hoạt động khám phá. Nhưng vai trò đó cần thực hiện ra sao để không lấn át vị trí chủ thể của trẻ trong khi khám phá thì họ thực sự lúng túng và đây luôn là câu hỏi đặt ra cho họ mỗi khi tham gia vào các hoạt động khám phá MTXQ của trẻ.
*Những khó khăn giáo viên gặp phải trong quá trình tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ mẫu giáo.
Bảng 1.3 : Những khó khăn giáo viên gặp phải trong quá trình tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ mẫ u giáo.
Stt Những khó khăn Số Tỉ lệ lượng %
1 Thiếu những môi trường hoạt động, khám phá phong phú 12 60%
2 Không gian cho hoạt động khám phá chật hẹp 10 50%
3 Số lượng trẻ quá đông 19 95%
5 Trình độ giáo viên hạn chế 4 20
Qua quá trình điều tra thực tiễn, tôi nhận thấy khi tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ mẫu giáo, giáo viên thường gặp khó khăn 95% giáo viên gặp trở ngại khi sĩ số lớp quá đông, thiếu những môi trường hoạt động, khám phá phong phú, giáo viên chưa coi trọng hoặc không biết cách lập kế hoạch tổ chức cho trẻ hoạt động, khám phá, chơi, thiếu môi trường cho trẻ hoạt động và khám phá Trình độ giáo viên có hạn, giáo viên khó có thể tự tạo ra nhiều môi trường mới cho trẻ vì vì còn thiếu hụt những điều kiện như không gian, các đồ dùng trực quan sinh động Như vậy khi tổ chức việc khám phá môi trường xung cho trẻ ở trường mầm non, giáo viên gặp nhiều khó khăn cả chủ quan lẫn khách quan gây ảnh hưởng lớn đến việc phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ Một trong số khó khăn đó là, giáo viên mầm non gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, lựa chọn biện pháp tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ trong khi hoạt động, khám phá và trải nghiệm.
Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường Mầm non thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh
ở trường Mầm non thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh.
2.2.1 Cơ sở khoa học định hướng cho việc xây dựng một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh
Những cơ sở khoa học định hướng cho việc xây dựng biện pháp phát huy TTCNT của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động tổ chức khám phá môi trường xung quanh.
- Coi TTCNT là một phẩm chất quan trọng của nhân cách có vai trò quyết định đến hiệu quả nhận thức của con người nói chung và của trẻ mẫu giáo nói riêng.
- Chiến lược về con người Việt Nam trong thế kỉ XXI, mục tiêu phát triển giáo dục mầm non trong những năm tới.
- Dựa vào kết quả phân tích những cơ sở lý luận và kết quả điều tra thực trạng.
Như vậy, phát huy TTCNT của trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ mẫu giáo nhỡ trong các hoạt động vui chơi, khám phá nói chung và môi trường xung quanh nói riêng là một trong những nguyên tắc giáo dục hết sức cần thiế, nó được coi là nguyên tắc “vàng” của vấn đề tố chức khám phá môit trường xung quanh Muốn làm được điều này trong quá trình giáo dục, tổ chức khá phá cho trẻ thì người lớn cần chú ý đến đến trẻ, phải lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho chúng hoạt động tích cực.Trong khi khám phá môi trường xung quanh, trẻ là chủ thể tích cực chúng chủ động khám phá, tìm kiếm và trải nghiệm các tình huống của cuộc sống môi trường xung quanh, làm phong phú vốn kinh nghiệm của mình nhằm thảo mãn nhu cầu khám phá và nhu cầu nhận thức Mặc dù vậy khi trẻ hoạt động và khám phá MTXQ cũng rất cần đến sự giúp đỡ của người lớn, và người lướn ở đay giữu vai trò là người tổ chức cho trẻ khám phá, hoạt động, họ là điểm tựa giúp trẻ chủ động chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội lịch sử xã hội.
Trên đây là cơ sở khoa học định hướng quan trọng khi xác định cách thức, con đường giáo dục trẻ thành con người mới tích cực, năng động, sáng tạo và chủ động trong mọi hoàn cảnh khác nhau Đồng thời đay cũng chính là định hướng quan trọng trong đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, biện pháp và hình thức các hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non hiện nay.
2.2.2 Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm non thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh
Dựa trên cơ sở khoa học, chúng tôi đề xuất một số biện pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động tổ chức khám môi trường xung quanh như sau:
Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức chơi, khám phá môi trường xung quanh
Kế hoạch tổ chức cho trẻ khám phá chính là tổ hợp các biện pháp sư phạm được lựa chọn và phân bố theo trình tự hoạt động của cô và trẻ trong khoảng thời gian nhất định nhằm phát triển các hoạt động chơi và khám phá MTXQ của trẻ Kế hoạch tổ chức khám phá được hiểu như hệ thống các cách thức được lựa chọn và phân bố hợp lý theo trình tự thời gian nhằm giải quyết những mục tiêu phát triển các hoạt động khám phá môi trường của trẻ trong thời gian nhất định.
Tùy thuộc vào thời gian được ấn định mà có các loại kế hoạch tương ứng, như kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạc tuần Trong các loại kế hoạch tổ chức chơi, khám phá, thì kế hoạch tổ chức cho trẻ chơi, khám phá trong tuần, kế hoạch tháng mang tính cụ thể và được sử dụng, áp dụng tích cực, nhiều lên.
Trước khi lập kế hoạch, phải xác định cơ sở để lập kế hoạch cho trẻ chơi, khám phá trên cơ sở phân tích khả năng chơi, khám phá hiện tại và mức độ thể hiện tính tích cực nhận thức của trẻ trong hoạt động khám MTXQ theo các tiêu chí đánh giá như:
Biểu hiện tính độc lập, chủ động, có sáng kiến trong việc tìm kiếm các phương thức nhằm giải quyết nhiệm vụ mà khi tham gia ở các hoạt động khám phá MTXQ.
Lưu ý những trường hợp cá biệt, những trẻ đạt mức độ xuất sắc hoặc rất thấp so với tình hình chung của lớp, của nhóm Cả cô giáo và trẻ đều tham gia vào việc lập kế hoạch chơi theo nhu cầu và sự phát triển của trẻ 4 – 5 tuổi.
- Tiến hành lập kế hoạch tổ chức cho trẻ chơi và khám phá cụ thể: + Xác định mục đích và yêu cầu của hoạt động chơi, khám phá, đây là phần quan trọng nhất và dựa vào khả năng chơi và khám phá hoạt động thực sự ở trẻ.
+ Lựa chọn nội dung khám phá và hình thức tổ chức hoạt động khám phá tích cực, linh hoạt phù hợp với mục đích, yêu cầu đặt ra.
+ Về nội dung khám phá môi trường xung quanh giáo viên sưu tầm và sử dụng trong tài liệu giáo dục mầm non, và các tài liệu có liên quan một cách phong phú, sinh động.
- Những môi trường xung quanh cho trẻ khám phá và hoạt động được lựa chọn phải tạo điều kiện tốt cho trẻ luyện tập phát triển trí tuệ Nhiệm vụ nhận thức của hoạt động khám phá đòi hỏi sự nỗ lực về trí tuệ , nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao Tính dạy trong các hoạt động khám phá cần được kết hợp giữa tính học tập nghiêm túc với tính vui vẻ thoải mái và các hoạt động hấp dẫn có tính cuốn hút với trẻ Chính sự cuốn hút, hấp dẫn của các hoạt động khám phá sẽ kích thích hoạt động trí tuệ ở trẻ và giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ nhận thức dễ dàng hơn.
+ Sau đó sắp xếp nội dung chơi, khám phá có hệ thống, nâng dần mức độ khó và sâu hơn của chúng đối với trẻ Điều này đòi hỏi trẻ phải cố gắng , nỗ lực trong khi chơi và khám phá các hoạt động MTXQ, tạo điều kiện cho trẻ tích cực.
Mục đích thử nghiệm
Tổ chức thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính đúng đắn của giải thuyết khoa học mà đề tài đã nêu và đánh giá hiệu quả thực tế các biện pháp đã đềXuất trong việc phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo nhỡ trong việc khám phá môi trường xung quanh.
Đối tượng, phạm vi, thời gian thử nghiệm
Tiến hành thực nghiệm trên một nhóm mẫu là 25 trẻ thuộc lớp mẫu giáo
4 tuổi B2 của trường mầm non Hùng Vương Mẫu đối chứng là 25 trẻ lớp mẫu giáo 4 tuổi B3 cùng trường.
Thời gian thực nghiệm từ ngày 02 tháng 04 đến ngày 29 tháng 05 năm2020.
Điều kiện tiến hành thử nghiệm
Nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng không có sự khác biệt nào lớn, cụ thể:
- Trình độ giáo viên ở cả hai lớp thử nghiệm - đối chứng là tương đương nhau, đều tốt nghiệp ĐHSP Mầm non, có tuổi nghề và tay nghề tương đương nhau.
- Hai nhóm trẻ này đều tương đương nhau về trình độ phát triển nhận thức, đặc điểm tâm, sinh lí cũng như điều kiện giáo dục.
-Cả hai nhóm trẻ đều được dạy theo chương trình mầm non đổi mới.
-Các điều kiện cơ sở về vật chất, chăm sóc giáo dục trẻ của cả 2 nhóm thử nghiệm và đối chứng không có sự khác biệt.
- Nhóm thử nghiệm giáo viên tiến hành tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh theo các biện pháp đã được đề xuất Nhóm đối chứng giáo viên tiến hành tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh theo cách thông thường và thực trạng.
Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm toàn bộ phát huy TTCNT tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh về các chủ đề khám phá làm quen với: động vật, thực vật, thiên nhiên vô sinh, hiện tượng tự nhiên và chủ đề gia đình, đã trình bày ở chương 2.
Phát huy TTCNT này được triển khai thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục ở hoạt động tham quan, hoạt động ngoài trời, hoạt động lao động,hoạt động vui chơi và cả trong các giờ học.
Các tiêu chí và cách đánh giá thực nghiệm
3.5.1 Các tiêu chí đánh giá
-Chúng tôi sử dụng các tiêu chí đánh giá về mức độ biểu hiện TTCNT của trẻ trong hoạt động khám phá MTXQ về các chủ đề động vật, thực vật, thiên nhiên vô sinh, gia đình,nghề nghiệp ở các hoạt động tham quan, ngoài trời, vui chơi và trong giờ học, tiết học (mẫu quan sát được trình bày ở phần phụ lục 2).
- Ghi chép biên bản các giờ thực nghiệm, các buổi trò chuyện với giáo viên, với trẻ.
- Tổ chức đo biểu hiện TTCNT của trẻ trước và sau thực nghiệm bằng việc quan sát trực tiếp biểu hiện TTCNT của trẻ trong hoạt động khám phá MTXQ về các chủ đề ở các hoạt động đo được.
- Kết quả của thực nghiệm được phân tích và tổng hợp theo tiêu chí đánh giá, xếp loại cho trẻ.
Các bước tiến hành thực nghiệm
3.6.1 Khảo sát thực nghiệm Đo đầu vào hai nhóm thực nghiệm và đối chứng Phân tích, so sánh kết quả.
Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động khám phá MTXQ về các chủ đề động vật, thực vật, thiên nhiên vô sinh và gia đình
- Xác định mục tiêu giáo dục
Xác định kỹ năng, thái độ, kiến thức cần hình thành cho trẻ thông qua hoạt động khám phá.
Xác định các phương tiện, đồ dùng, các học liệu.
- Tổ chức các hoạt động
Xác định cụ thể của giáo viên và trẻ trong quá trình tổ chức các hoạt động khám phá MTXQ.
Bước 2: Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động khám phá MTXQ về các chủ đề động vật, thực vật, thiên nhiên vô sinh và gia đình.
-Xác định môi trường hoạt động cho trẻ hoạt động khám phá.
- Lựa chọn phương tiện, đồ dung thích hợp Có kế hoạch bổ sung, thay thế.
- Tổ chức môi trường cho trẻ khám phá phù hợp với nội dung hoạt động.
Bước 3: Tổ chức hoạt động khám phá MTXQ về các chủ đề động vật, thực vật, thiên nhiên vô sinh và gia đình.
-Trò truyện gây hứng thú, khơi gợi hiểu biết và dự định khám phá của trẻ.
- Tổ chức các hoạt động khám phá MTXQ ở hoạt động vui chơi, hoạt động tham quan, hoạt động ngoài trời và trong các giờ học.
-Theo dõi biểu hiện TTCNT của trẻ trong hoạt động khám phá MTXQ về các chủ đề động vật, thực vật, thiên nhiên vô sinh và gia đình.
3.6.3 Khảo sát thực nghiệm Đo đầu ra sau khi tổ chức thực nghiệm tác động ở hai nhóm thực nghiệm đối và đối chứng Phân tích, so sánh kết quả.
Tổ chức thực nghiệm
3.7.1 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
- Tập huấn cho giáo viên về mục đích, nội dung cách tổ chức thực nghiệm theo hướng nghiên cứu đề ra.
-Tiến hành lập kế hoạch thực nghiệm Trao đổi, thảo luận với giáo viên để thống nhất cách tiến hành Cùng giáo viên thực nghiệm chuẩn bị các điều kiện, phương tiện cần thiết cho quá trình thực nghiệm.
3.7.2.1 Tiến hành đo đầu vào
Trước khi thực nghiệm chúng tôi tiến hành đo mức độ biểu hiện
TTCNT của trẻ nhóm thực nghiệm và đối chứng bằng việc quan sát, dự giờ ghi chép các biểu hiện TTCNT của trẻ trong hoạt động khám phá MTXQ ở chủ đề: Hiện tượng tự nhiên – “Hiện tượng thời tiết” Điều kiện là cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều tổ chức các hoạt động bình thường.
Vận dụng một số biện pháp phát huy TTCNT của trẻ 4 tuổi trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh về chủ đề thực vật theo tiến trình đã được đề xuất cho nhóm thưc nghiệm ở hoạt động ngoài trời, hoạt động tham quan, hoạt động lao động và trong các giờ học Nhóm đối chiếu tiến hành tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh về các chủ đề: thực vật, động vật, thiên nhiên vô sinh và gia đình theo các biện pháp của giáo viên đưa ra.
3.7.2.3 Tiến hành đo đầu ra
Sau khi kết thúc thực nghiệm chúng tôi tiến hành đo mức độ biểu hiệnTTCNT của nhóm trẻ đối thực nghiệm và đối chứng như đo ở đầu bằng việc quan sát, dự giờ, ghi chép các biểu hiện TTCNT của trẻ ở các chủ đề: Động vật, thực vật, thiên nhiên vô sinh và gia đình Nhóm thực nghiệm thực hiện các biện pháp của thực nghiệm đề xuất, nhóm đối chứng thực hiện các biện pháp của giáo viên.
Kết quả thực nghiệm
*) Kết quả trước thực nghiệm
Kết quả biểu hiện mức độ TTCNT của trẻ 4 tuổi ở nhóm thực nghiệm và đối chứng trong chủ đề hiện tượng tự nhiên – “ Hiện tượng thời tiết” được thể hiện ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1:
Bảng 3.1: Kết quả mức độ biểu hiện TTCNT của trẻ trước thực nghiệm
Mức độ biểu hiện tính tích cực nhận thức
Nhóm trẻ của trẻ 4 – 5 tuổi ĐTB Chung
Thái độ Kỹ năng Ý chí sáng tạo
Biểu đồ 3.1: Mức độ biểu hiện TTCNT của nhóm trẻ thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm
Kết quả thể hiện ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy:
Mức độ biểu hiện TTCNT của trẻ 4 tuổi trong hoạt động khám phá MTXQ về chủ đề hiện tượng tự nhiên ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng có sự chênh lệch không đáng kể và chủ yếu tập chung ở mức độ trung bình và mức độ thấp Cụ thể điểm trung bình chung của nhóm thực nghiệm: 7.64 điểm, và nhóm đối chứng: 7,68 điểm, sự chênh lệch là 0,04 điểm.
Qua quan sát thực tế biểu hiện TTCNT của trẻ trong hoạt động khám phá MTXQ chúng tôi có một số nhận xét đánh giá như sau: Đa số trẻ đều có biểu hiện thích thú khi được tham gia hoạt động tìm hiểu khám phá MTXQ về chủ đề hiện tượng tự nhiên , tuy nhiên sự hứng thú của trẻ thường không lâu, không bền vững Trẻ chỉ tập chung chú ý lúc ban đầu và khi có các đối tượng mới lạ Trẻ chưa thể hiện sự quan tâm, xem xét các sự vật, hiện tượng Trẻ ít thể hiện nhu cầu muốn được tìm hiểu, khám phá chủ đề các hiện tượng tự nhiên Biểu hiện của sự tự giác, tích cực còn hạn chế Đa số trẻ phải để giáo viên nhắc nhở mới tham gia vào hoạt động và hoạt động chưa thực sự tích cực Trong quá trình tìm hiểu, khám phá các hiện tượng tự nhiên việc huy động và sử dụng các giác quan, các thao tác tư duy của trẻ còn hạn chế Trẻ thường sử dụng các giác quan, các thao tác tư duy vào quá trình quan sát, nhận xét các sự vật, hiện tượng, còn việc sử dụng vào hoạt động so sánh, phân loại, đối chiếu thử nghiệm, còn ít và thấp Việc biểu đạt suy nghĩ, hiểu biết của trẻ còn chư tích cực, trẻ ngại bày tỏ suy nghĩ, hiểu biết của mình, ít có cách biểu đạt khác ngoài việc dùng lời nói Hầu hết trẻ đều tỏ ra thích thú khi được giải quyết nhiệm vụ nhận thức, nhưng chưa chủ động, độc lập, khi gặp khó khăn trẻ hay chán và bỏ giờ, không kiên trì và nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ Trẻ ít có biểu hiện sáng tạo trong hoạt động.
Như vậy, với các kết quả đo được trước thực nghiệm của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng cho pháp chúng tôi rút ra một vài nhận xét sau:
- Trẻ đều có biểu hiện của TTCNT song còn chưa thường xuyên, mức độ biểu hiện TTCNT của trẻ còn thấp, không đồng đều.
- Mức độ biểu hiện TTCNT của trẻ của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là tương đồng, sự chênh lệch không đáng kể, kết quả thu được gần giống với kết quả điều tra thực trạng Điều đó chứng tỏ mức độ biểu hiện TTCNT của trẻ còn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục của ngành học.
*) Kết quả sau thực nghiệm
Kết quả biểu hiện TTCNT của trẻ nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm được thể hiện ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.2:
Bảng 3.2: Kết quả mức độ biểu hiện TTCNT của trẻ nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm.
Mức độ biểu hiện tính tích cực nhận thức
Nhóm trẻ của trẻ 4 - 5 tuổi ĐTB Chung
Thái độ Kỹ năng Ý chí Sáng tạo
TĐNT KNNT KN YCST YCST
Biểu đồ 3.2: Mức độ biểu hiện TTCNT của trẻ nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm
Kết quả ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 cho thấy:
Mức độ biểu hiện TTCNT của trẻ trong nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng và giữa hai nhóm có sự chênh lệch đáng kể về điểm TBC Cụ thể: Điểm TBC của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là 2,31 điểm (nhóm thực nghiệm: 10,49 điểm; nhóm đối chứng: 8,18 điểm) Điểm TBC của từng tiêu chí đánh giá biểu hiện TTCNT của trẻ nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng Điểm TBC của tiêu chí đánh giá tháo độ nhận thức của trẻ nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là 0,71 điểm (nhóm thực nghiệm: 3,69 điểm; nhóm đối chứng: 2,98 điểm) Điểm TBC của tiêu chí đánh giá khả năng nhận thức của trẻ nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là 0,85 điểm (nhóm thực nghiệm: 3,53 điểm; nhóm đối chứng: 2,68 điểm) Điểm TBC của tiêu chí đánh giá ý chí và sáng tạo của trẻ nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là 0,75 điểm (nhóm thực nghiệm: 3,27 điểm; nhóm đối chứng: 2,52 điểm).
Qua quan sát các hoạt động của trẻ trong hoạt động khám phá MTXQ về chủ đề: động vật, thực vật, thiên nhiên vô sinh và chủ đề gia đình ở hoạt động ngoài trời, hoạt động tham quan, hoạt động lao động, giờ học chúng tôi thấy mức độ biểu hiện TTCNT của trẻ ở nhóm thực nghiệm được tăng lên Cụ thể:
Nhóm thực nghiệm, trẻ có thái độ rất tích cực khi xem xét, tìm hiểu, khám phá các chủ đề: thực vật, động vật, thiên nhiên vô sinh và chủ đề gia đình Trước sự xuất hiện thay đổi của sự vật, hiện tượng, trẻ biết chăm chú theo dõi suy nghĩ đặt ra các câu hỏi, nếu lên các thắc mắc của mình Những câu hỏi trẻ không chỉ thể hiện tính tò mò, ham hiểu biết mà còn phản ánh nhận xét, đánh giá của trẻ về các sự vật, hiện tượng.
Cháu Đỗ Hải Nam: Vì sao có đám mây màu trắng? đám mây màu đen?
Vì sao có hôm trời có nhiều mây đen âm u nhưng không mưa? Trẻ còn thể hiện rõ nhu cầu muốn được giải đáp, giải thích cặn kẽ Trẻ rất tích cực và tỏ ra khá thích thú, tự giải thích cho nhau hoặc tự tìm suy nghĩ và lời giải đáp. Trong các hoạt động tìm hiểu, khám phá, hoạt động lao động với các chủ đề MTXQ mức độ duy trì hứng thú của trẻ khá cao Có nhiều trẻ say xưa hoạt động trong suốt quá trình, rất ít khi xao nhãng Mức độ tập chung chú ý của trẻ cao, thời gian chú ý được duy trì lâu Khi tham gia vào các hoạt động khám phá MTXQ đa số trẻ rất tự giác, tích cực và tỏ thái độ mong muốn được tiếp tục tìm hiểu, khám phá những điều mà trẻ đang khám phá Một điều nổi bật là trẻ tỏ ra khá chủ động trong quá trình tìm hiểu, khám phá trong các chủ đề động vật, thực vật, hiện tượng tự nhiên, thiên nhiên vô sinh, gia đình như trẻ tự tìm ra cách thức khám phá, giải quyết nhiệm vụ Trẻ biết tìm kiếm thêm các đồ dùng dụng cụ để thử nghiệm, khám phá Như cháu Vũ Nhật Vy biết tìm thêm hai hai cái thìa có chất liệu khác nhau và thả xuống nước xem chúng chìm hay nổi Những biểu hiện về khả năng nhận thức của trẻ được bộc lộ rất rõ Trẻ biết huy động, sử dụng các giác quan, các thao tác tư duy như xem xét, tìm hiểu, khám phá các hiện tượng Trẻ tích cực sử dụng chúng trong các hoạt động quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, đối chiếu, dự đoán, suy luận.
Ví dụ: khi chơi và khám phá vật chìm, vật nổi trong nước, trẻ có dự đoán viên đá nặng thả xuống nước là chìm ngay, còn miếng xốp nhẹ thả vào thì nổi bồng bềnh; mắt cháu nhìn thấy nước rất trong nhưng tay cháu sờ vào nước lại thấy mềm.
Hay trong chủ đề hiện tượng tự nhiên, hiện tượng thời tiết, trẻ dự đoán cơn mưa sáng nay nhỏ hơn tối qua vì tiếng mưa nghe không rõ.
Trẻ rất tích cực biểu đạt suy nghĩ, hiểu biết của mình và biết biểu đạt bằng các cách khác nhau Đặc biệt trẻ tỏ ra khá thích thú và tích cực biểu đạt bằng cách dùng hình vẽ, dùng hành động, động tác Trong quá trình hoạt động trẻ tỏ ra khá chủ động, độc lập, tích cực, vận dụng hiểu biết vào giải quyết nhiệm vụ nhận thức một cách có sáng tạo Như trong hoạt động khám phá chủ đề động vật nuôi trong gia đình, cho trẻ khám phá trang trại thu hoạch trứng gà, trẻ biết nhặt trứng gà cho vào rổ, biết lấy giấy lót vào rổ trứng cho trứng khỏi bị vỡ; biết nhặt lá cây khô, cây rơm để xếp làm ổ cho gà đẻ trứng ,và cả trong các chủ đề khác, trẻ rất sáng tạo, và tích cực Sự nỗ lực của trẻ trong quá trình tìm hiểu, khám phá được thể hiện khá rõ Trẻ tỏ ra kiên trì, biết khắc phục khó khăn, cố gắng đến cùng để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Ở nhóm đối chứng, biểu hiện TTCNT của trẻ chưa cao, chưa có thái độ tích cực khi xem xét, khám phá, sáng tạo các hoạt động khám phá và các sự vật hiện tượng Đa số trẻ đều chưa biểu hiện nhu cầu tìm hiểu, khám phá các chủ đề về hiện tượng tự nhiên, thiên nhiên vô sinh, thực vật, động vật và gia đình Trẻ ít khi đặt ra các câu hỏi cho cô, cho bạn, chủ yếu lắng nghe câu hỏi và câu trả lời.Hầu hết trẻ đều tỏ ra khá thích thú, tập chung chú ý khi được tìm kiếm khám phá các hiện tượng nhưng không được duy trì lâu, nhanh chóng bị tàn lụi Trẻ chưa thực sự tự giác, tích cực tham gia vào các hoạt động, nhiều khi còn phải để cô giáo nhắc nhở hoặc có trẻ tham gia với thái độ thờ ơ, miễn cưỡng Khả năng nhận thức của trẻ còn ở mức độ thấp, trẻ chưa tích cực sử dụng các giác quan,các thao tác tư duy tham gia vào quá trình khám phá, chưa tích cực dùng lời nói,hoặc các cách khác để biểu đạt suy nghĩ, hiểu biết của mình Chỉ khi được cô giáo hỏi hoặc gợi ý trẻ mới thể hiện hoặc thậm chí có trẻ không thể hiện gì.Trong quá trình giải quyết nhiệm vụ nhận thức, trẻ thiếu chủ động, độc lập, chưa tích cực vận dụng hiểu biết, ít có nỗ lực và sáng tạo Trẻ ít khi tự mình tìm kiếm cách mới để giải quyết mà chủ yếu làm theo gợi ý của cô Gặp khó khăn trong khi giải quyết nhiệm vụ nhận thức trẻ hay chán, bỏ sang việc làm khác hoặc trẻ chỉ nghịch Như trong chủ đề thực vật cho trẻ tham gia trồng các loại hoa vào bình để trưng bày cùng cô, tưới hoa thì có trẻ chỉ nhìn cô và các bạn làm và chán quay sang nghịch nước, nghịch đất, vẩy nước và đất vào bạn, Hay trong chủ đề nghề nghiệp khi tham gia khám phá trò chơi thử nghiệm hỗn hợp cát, vôi, xi măng cùng cô và cac bạn 1 vài bạn còn chưa tập chung chú ý vào trò chơi thử nghiệm Tuy nhiên cũng có trẻ rất tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá nhưng không nhiều.
*) So sánh mức đọ biểu hiện TTCNT của trẻ nhóm thực nghiệm (trước thực nghiệm và sau thực nghiệm.
Mức độ biểu hiện TTCNT của trẻ nhóm thực nghiệm trước khi thực nghiệm và sau khi tiến hành thực nghiệm thể hiện ở bảng 3.3 và biểu đồ 3.3
Bảng 3.3: Kết quả mức độ biểu hiện TTCNT của nhóm trẻ thực nghiệm trước và sau thực nghiệ m.
Mức độ biểu hiện tính tích cực nhận thức
Nhóm trẻ của trẻ 4 – 5 tuổi ĐTB
Thái độ Kỹ năng Ý chí Sáng tạo Chung
Biểu đồ 3.3: Kết quả mức độ biểu hiện TTCNT của trẻ nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm
Kết quả ở bảng 3.3 và biểu đồ 3.3 cho thấy:
Cùng ở nhóm thực nghiệm nhưng kết quả biểu hiện mức độ TTCNT của trẻ sau khi thực nghiệm có kết quả cao trước khi thực nghiệm Cụ thể: Điểm TBC sau thực nghiệm cao hơn trước thực nghiệm là 2,85 điểm (trước thực nghiệm: 7,64 điểm; sau thực nghiệm: 10,49 điểm) Độ phân tán sau thực nghiệm thấp hơn trước thực nghiệm, điều đó chứng tỏ mức độ biểu hiện TTCNT của trẻ sau thực nghiệm đồng đều hơn so với trước thực nghiệm. Điểm TBC của từng tiêu chí đánh giá biểu hiện thái độ nhận thức của trẻ sau thực nghiệm cao hơn trước thực nghiệm là 0,9 (trước thực nghiệm: 2,79; sau thực nghiệm: 3,69) Điểm TBC của từng tiêu chí đánh giá kỹ năng nhận thức của trẻ sau thực nghiệm cao hơn trước thực nghiệm là 1,04 (trước thực nghiệm: 2,49 ; sau thực nghiệm: 3,53) Điểm TBC của tiêu chí đánh giá biểu hiện ý chí và sáng tạo của trẻ sau thực nghiệm cao hơn trước thực nghiệm là 0,91 (trước thực nghiệm: 2,36 ; sau thực nghiệm: 3,27) Mức độ biểu hiện tính tích cực nhận thức của trẻ sau thực nghiệm được thể hiện ở từng tiêu chí cụ thể như sau:
Tiêu chí đánh giá biểu hiện về thái độ của trẻ.
+ Biểu hiện về nhu cầu nhận thức: Qua quan sát chúng tôi thấy nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ được tăng lên Tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ được phát triển một cách rõ rệt Trẻ tỏ ra thích thú và chú ý đến các sự vật, hiện tượng xung quanh, trẻ quan tâm và mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn nữa về các hoạt động, sự vật, hiện tượng Không chỉ dừng lại ở việc đặt câu hỏi mà trẻ còn muốn được giáo viên giải thích cặn kẽ, nếu không trẻ tỏ ra thất vọng và buồn.
+ Biểu hiện về hứng thú nhận thức: Mức độ biểu hiện hứng thú của trẻ so với trước thực nghiệm có sự biến đổi khá rõ Trẻ tập chung chú ý cao, thời gian chú ý lâu hơn Trẻ có thể say sưa hoạt động liên tục trong các hoạt động tham quan, hoạt động lao động, hoạt động ngoài trời và cả trong giờ học trẻ chăm chú theo dõi cô nói, cô làm, tập chung, chú ý tham gia các hoạt động tìm tòi, khám phá, ít bị chi phối bên ngoài.
Biểu hiện của sự tự giác, tích cực: Biểu hiện này của trẻ được tăng lên. Trẻ tự nguyện, hăng hái tham gia các hoạt động khám phá, thử nghiệm mà để cô ít phải nhắc nhở Tích cực xem xét các sự vật hiện tượng, tích cực hoạt động khi khám phá các chủ đề MTXQ và tích cực giơ tay phát biểu ý kiến.
-Tiếu chí đánh giá biểu hiện về kỹ năng của trẻ.