1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi

114 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

Đề tài: Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi MỞ ĐẦU. I.Lí do chọn đề tài. Trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam có sự đổi mới mạnh mẽ cho phù hợp với xu thế chung của thế giới. Giáo dục đề cao phát triển nhân cách con người mới với những phẩm chất của con người trong thời đại mới mạnh về thể chất, khỏe về tinh thần, năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng cao với những thay đổi nhanh chóng của xã hội. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nên cũng không nằm ngoài sự chuyển biến đó. Ngành học đã đặt ra mục tiêu không cung cấp kiến thức cụ thể mà là cung cấp cho trẻ năng lực nhận thức chung, giúp cho trẻ thông minh, nhanh nhẹn, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá và có một số kĩ năng tư duy cơ bản như: quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát…cũng như một số phẩm chất như độc lập, linh hoạt, tự giác, tự tin… Kĩ năng so sánh là một trong những kĩ năng nhận thức cơ bản của trẻ mầm non. Đó là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối tượng nhận thức. So sánh là thao tác tư duy quan trọng trong quá trình nhận thức của con người nói chung và của trẻ mầm non nói riêng. Nó là cơ sở để trẻ phân biệt sự vật này với sự vật khác, hiện tượng này với hiện tượng khác, là cơ sở để trẻ nhận biết thế giới xung quanh một cách chính xác nhất. Kĩ năng so sánh của trẻ được hình thành và phát triển trong quá trình nhận biết, lĩnh hội thế giới xung quanh, đặc biệt là trong hoạt động học có chủ đích ở trường mầm non. Hoạt động khám phá môi trường xung quanh có ưu thế lớn trong việc phát triển nhận thức cũng như phát triển năng lực tư duy cho trẻ. Thông qua việc tiếp xúc với các sự vật hiện tượng, trẻ không chỉ nhận biết được các sự vật hiện tượng một cách riêng lẻ mà còn nhận biết được mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, sự giống nhau và khác nhau giữa chúng. Nhờ vậy mà kĩ năng so sánh của trẻ được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Bên cạnh đó, trong quá trình trẻ khám phá MTXQ ở các trường mầm non, thao tác so sánh thường xuyên được trẻ sử dụng. Thực tế cho thấy ở các trường mầm non KNSS của trẻ chưa tốt, trẻ thực hiện quá trình so sánh nhưng chưa nắm được quá trình so sánh và KNSS của trẻ chưa tốt. Tuy vậy, việc rèn luyện KNSS cho trẻ mầm non cũng chưa được giáo viên thực sự quan tâm, hướng dẫn trẻ so sánh một khoa học, dẫn đến kết quả so sánh chưa cao, kĩ năng so sánh của trẻ chưa tốt. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là chúng ta cần làm như thế nào để giúp trẻ phát triển KNSS một cách tốt nhất. Tuy nhiên, giáo dục mầm non có những đặc thù riêng so với những cấp học khác. Giáo dục phải đảm bảo nhiệm vụ giáo dục nhưng cũng cần đề cao yếu tố “chơi mà học, học mà chơi”. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để trẻ thực hiện được nhiệm vụ nhận thức theo mục tiêu giáo dục đề ra nhưng trẻ cảm thấy nhẹ nhàng, hứng thứ, tích cực hoạt động. Để cho năng lực nhận thức nói chung và kĩ năng so sánh của trẻ được phát triển một cách tốt nhất, tạo tiền đề cho trẻ có được những phẩm chất trí tuệ cần thiết để bước vào trường phổ thông một cách dễ dàng và thuận lợi. Trò chơi học tập với những đặc trưng riêng của mình có thể giải quyết được vấn đề này, giúp trẻ được vui chơi nhưng vẫn góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ nói riêng và phát triển toàn diện nhân cách trẻ nói chung. Vì những lí do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi” với mục tiêu đóng góp vào cơ sở lí luận và thực tiễn cho quá trình hình thành và phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ, nhằm năng cao khả năng nhận thức cho trẻ trong quá trình học tập sau này.

Trang 1

Đề tài: Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

MỞ ĐẦU.

I.Lí do chọn đề tài.

Trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam có sự đổi mới mạnh mẽ chophù hợp với xu thế chung của thế giới Giáo dục đề cao phát triển nhân cách conngười mới với những phẩm chất của con người trong thời đại mới mạnh về thểchất, khỏe về tinh thần, năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng cao với nhữngthay đổi nhanh chóng của xã hội Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệthống giáo dục quốc dân nên cũng không nằm ngoài sự chuyển biến đó Ngành học

đã đặt ra mục tiêu không cung cấp kiến thức cụ thể mà là cung cấp cho trẻ năng lựcnhận thức chung, giúp cho trẻ thông minh, nhanh nhẹn, ham hiểu biết, thích tìm tòikhám phá và có một số kĩ năng tư duy cơ bản như: quan sát, so sánh, phân tích,tổng hợp, khái quát…cũng như một số phẩm chất như độc lập, linh hoạt, tự giác, tựtin…

Kĩ năng so sánh là một trong những kĩ năng nhận thức cơ bản của trẻ mầmnon Đó là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, đồngnhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối tượngnhận thức So sánh là thao tác tư duy quan trọng trong quá trình nhận thức của conngười nói chung và của trẻ mầm non nói riêng Nó là cơ sở để trẻ phân biệt sự vậtnày với sự vật khác, hiện tượng này với hiện tượng khác, là cơ sở để trẻ nhận biếtthế giới xung quanh một cách chính xác nhất

Kĩ năng so sánh của trẻ được hình thành và phát triển trong quá trình nhậnbiết, lĩnh hội thế giới xung quanh, đặc biệt là trong hoạt động học có chủ đích ởtrường mầm non Hoạt động khám phá môi trường xung quanh có ưu thế lớn trongviệc phát triển nhận thức cũng như phát triển năng lực tư duy cho trẻ Thông quaviệc tiếp xúc với các sự vật hiện tượng, trẻ không chỉ nhận biết được các sự vật

Trang 2

hiện tượng một cách riêng lẻ mà còn nhận biết được mối liên hệ giữa các sự vật,hiện tượng, sự giống nhau và khác nhau giữa chúng Nhờ vậy mà kĩ năng so sánhcủa trẻ được hình thành và ngày càng hoàn thiện

Bên cạnh đó, trong quá trình trẻ khám phá MTXQ ở các trường mầm non,thao tác so sánh thường xuyên được trẻ sử dụng Thực tế cho thấy ở các trườngmầm non KNSS của trẻ chưa tốt, trẻ thực hiện quá trình so sánh nhưng chưa nắmđược quá trình so sánh và KNSS của trẻ chưa tốt Tuy vậy, việc rèn luyện KNSScho trẻ mầm non cũng chưa được giáo viên thực sự quan tâm, hướng dẫn trẻ sosánh một khoa học, dẫn đến kết quả so sánh chưa cao, kĩ năng so sánh của trẻ chưatốt Vì vậy, yêu cầu đặt ra là chúng ta cần làm như thế nào để giúp trẻ phát triểnKNSS một cách tốt nhất

Tuy nhiên, giáo dục mầm non có những đặc thù riêng so với những cấp họckhác Giáo dục phải đảm bảo nhiệm vụ giáo dục nhưng cũng cần đề cao yếu tố

“chơi mà học, học mà chơi” Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để trẻ thực hiệnđược nhiệm vụ nhận thức theo mục tiêu giáo dục đề ra nhưng trẻ cảm thấy nhẹnhàng, hứng thứ, tích cực hoạt động Để cho năng lực nhận thức nói chung và kĩnăng so sánh của trẻ được phát triển một cách tốt nhất, tạo tiền đề cho trẻ có đượcnhững phẩm chất trí tuệ cần thiết để bước vào trường phổ thông một cách dễ dàng

và thuận lợi Trò chơi học tập với những đặc trưng riêng của mình có thể giải quyếtđược vấn đề này, giúp trẻ được vui chơi nhưng vẫn góp phần phát triển trí tuệ chotrẻ nói riêng và phát triển toàn diện nhân cách trẻ nói chung

Vì những lí do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng trò chơi họctập trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm rèn luyện kĩ năng sosánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” với mục tiêu đóng góp vào cơ sở lí luận và thựctiễn cho quá trình hình thành và phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ, nhằm năng caokhả năng nhận thức cho trẻ trong quá trình học tập sau này

II.Mục đích nghiên cứu.

Trang 3

Nghiên cứu cách thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động khámphá môi trường xung quanh nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6tuổi góp phần phát triển kĩ năng nhận thức nói riêng, phát triển toàn diện nhân cáchtrẻ nói chung.

III Khách thể và đối tượng nghiên cứu.

3.1.Khách thể nghiên cứu

Quá trình phát triển kĩ năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt độngkhám phá môi trường xung quanh

3.2.Đối tượng nghiên cứu

Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động khám phá môi trườngxung quanh nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

IV.Giả thuyết khoa học.

Nếu thiết kế được hệ thống TCHT đa dạng về nhiệm vụ và cách thức so sánh

và sử dụng nó một cách linh hoạt, phù hợp khả năng nhận thức của trẻ và đặc điểmcủa hoạt động khám phá môi trường xung quanh thì kĩ năng so sánh của trẻ sẽđược củng cố và phát triển tốt hơn

V.Nhiệm vụ nghiên cứu.

5.1.Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng TCHTtrong hoạt động khám phá MTXQ nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi

5.2.Đề xuất thiết kế hệ thống TCHT và hướng dẫn sử dụng trong hoạt độngkhám phá MTXQ nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

5.3.Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả của hệ thốngTCHT đã thiết kế

VI.Giới hạn phạm vi nghiên cứu.

Trang 4

6.1.Giới hạn nội dung nghiên cứu: Thiết kế và sử dụng TCHT trong hoạtđộng khám phá MTXQ theo chủ đề thực vật và động vật trong thời gian từ tháng 2đến tháng 5 năm 2014.

6.2.Giới hạn địa bàn nghiên cứu: một số trường mầm non ở quận Cầu Giấy vàquận Hà Đông Hà Nội

Trường mầm non Ánh Sao- phường Nghĩa Tân-Cầu Giấy-Hà Nội

Trường mầm non Hà Nội-Thăng Long-phường Xa La-Hà Đông-Hà Nội

VII.Phương pháp nghiên cứu.

7.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu

có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu

7.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1.Phương pháp điều tra

Sử dụng phiếu điều tra một số giáo viên trên địa bàn nghiên cứu để đánh giáthực trạng việc thiết kế và sử dụng TCHT để rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá MTXQ

7.2.2.Phương pháp quan sát sư phạm

Quan sát nhằm tìm hiểu việc tổ chức trò chơi học tập của giáo viên và việctham gia trò chơi học tập trong hoạt động khám phá MTXQ

Dự giờ, sử dụng phiếu quan sát và sổ ghi chép cá nhân để ghi chép lại nhữngbiểu hiện của trẻ khi tham gia TCHT, kĩ năng so sánh của trẻ, cách sử dụng tròchơi của giáo viên và thõi dõi kết quả thực nghiệm

7.2.3.Phương pháp đàm thoại

Chúng tôi sử dụng phương pháp đàm thoại với giáo viên về thực trạng KNSScủa trẻ, cách tổ chức rèn luyện KNSS cho trẻ mà giáo viên đã và đang làm Chúngtôi đàm thoại với trẻ về cách trẻ thực hiện thao tác so sánh nhằm làm rõ thực trạng

và kết quả thực nghiệm của đề tài

Trang 5

7.2.4.Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.

Nghiên cứu sổ kế hoạch, sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên về hoạt độngkhám phá môi trường xung quanh Nghiên cứu trò chơi giáo viên đã thiết kế để tìmhiểu thực trạng việc sử dụng TCHT nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ, theodõi và đánh giá kết quả thực nghiệm

7.2.5.Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp này được sử dụng để kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyếtkhoa học của đề tài Sử dụng các bài tập đánh giá để đánh giá sự tiến bộ của trẻ sauthực nghiệm so với trước thực nghiệm

7.2.6.Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Thu thập tư liệu, trao đổi với giáo viên, cán bộ quản lí về những vấn đề có liênquan đến đề tài

7.3.Nhóm nhương pháp xử lí số liệu

Sử dụng những công thức thống kê toán học để xử lí số liệu

VIII.Những đóng góp mới của đề tài.

8.1.Làm rõ lí luận của việc thiết kế và sử dụng TCHT nhằm rèn luyện kĩ năng

so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá MTXQ

8.2.Đánh giá thực trạng việc thiết kế và sử dụng TCHT để rèn luyện kĩ năng

so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá MTXQ

8.3.Đề xuất cách thiết kế TCHT nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá MTXQ và hướng dẫn giáo viên mầm non

sử dụng những trò chơi này ở trường mầm non

IX.Cấu trúc luận văn: Gồm 3 phần.

9.1.Phần mở đầu

9.2.Phần nội dung

Trang 6

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiến của việc thiết kế và sử dụng TCHTtrong hoạt động khám phá MTXQ nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi.

Chương 2: Thiết kế và sử dụng TCHT trong hoạt động khám phá MTXQnhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

9.3.Phần kết luận

Trang 7

NỘI DUNG.

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ

VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI.

1.1.Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề.

1.1.1.Những nghiên cứu ở nước ngoài

Thao tác so sánh là một trong những vấn đề được các nhà khoa học quan tâmnghiên cứu Cũng như mọi vấn đề khác, thao tác so sánh được nhìn nhận dướinhiều góc độ khác nhau với nhiều quan điểm khác nhau Có một số hướng nghiêncứu chính sau đây:

Hướng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu vai trò của KNSS đối với sự phát triển nhận thức.

Đại diện cho xu hướng này là các nhà tâm lí học X.L.Rubinstein,K.Đ.Usinski, Grant Evans…Họ đều cho rằng hành động so sánh chính là sự nhậnthức thế giới xung quanh Nhà tâm lí học người Mỹ Saul Sternberg đã khẳng địnhquá trình so sánh là quá trình nhận thức cơ bản đầu tiên, nghĩa là khi con ngườitiến hành so sánh chính là đang thực hiện quá trình nhận thức thế giới xung quanh.Khi nhận biết một đối tượng, một khái niệm, một sự vật nào đó trong môi trườngxung quanh thì chủ thể nhận thức phải nắm bắt được đối tượng đó có đặc điểm gì,khác biệt gì so với sự vật, hiện tượng khác Như vậy, có nghĩa là chủ thể nhận thứcphải tiến hành hoạt động so sánh

Đồng tình với quan điểm này còn có nhà giáo dục học K.Đ.Usinski, ông chorằng: “so sánh là cơ sở của mọi sự hiểu biết và tư duy” ( A.U xô rô ki na-giáo dụctrí tệ trong quá trình dạy học) Hay Grant Evans coi “so sánh là một cách nhận

Trang 8

thức” Những quan điểm này đều cho rằng xuất phát của sự nhận thức chính là sự

so sánh, nếu không so sánh thì không nhận biết được thế giới xung quanh Bêncạnh đó, A.V.Daparogiet chỉ ra rằng: “Trong khi so sánh một lần nữa những phẩmchất được tri giác của đối tượng với những yếu tố tương ứng của các hệ thống ấy,trẻ nhận thức đúng hơn, sâu sắc hơn các thuộc tính khác nhau của những đối tượng

cụ thể…” (A.P.Dapharogiet Những cơ sở giáo dục học mẫu giáo T2) Như vậy, cónghĩa là nhờ thao tác so sánh mà sự nhận biết về sự vật được chính xác hơn, sâusắc hơn sau khi được đối chiếu với sự vật, hiện tượng khác Nhờ quá trình so sánh

mà chủ thể nhận thức biết được đâu là sự vật này, đâu là sự vật khác Như vậy, cácquan điểm này đều cho chúng ta thấy rằng, nếu không có quá trình so sánh thìkhông nhận thức được, cũng có nghĩa là thực hiện quá trình nhận thức chính là đãthực hiện hành động so sánh

Hướng nghiên cứu thứ hai:Nghiên cứu về tiến trình so sánh

-Các nhà nghiên cứu V.V Bôgôslôpski, A.G Côbaleva, A.A Stepanôv chorằng thao tác so sánh gồm 8 bước (dẫn theo 3)

1.Xác định so sánh để làm gì, đạt mục đích gì

2.Nêu các đặc điểm của đối tượng cần so sánh

3.Xác định những cách so sánh cơ bản phù hợp với những mục đích đã nêu ra

và những đặc điểm đã tìm được

4 Xác định những đặc điểm chung theo từng cách so sánh đã dự định

5 Xác định những đặc điểm riêng theo từng cách so sánh đã dự định

6 Xác định mức độ chung bản chất và các đặc điểm riêng theo từng cách sosánh

7 Nêu lên các đặc điểm đã phát hiện theo tất cả các cách so sánh

8 Kết luận về sự giống nhau và khác nhau của các đối tượng theo mục đích

so sánh đã đề ra

Trang 9

Đây không chỉ là các bước thuộc tiến trình so sánh mà còn bao gồm cả một

số yêu cầu cần thực hiện trước khi so sánh Mặt khác, tiến trình này chưa hợp lí do

sự trùng lặp và phức tạp hoá của 5 bước cuối cùng

-Nhà tâm lí học A.A Liublinskaia (1978) quan niệm thao tác so sánh đòi hỏi

sự phân tích có mục đích mỗi đối tượng đem so sánh, đòi hỏi sự xác định cái giốngnhau và khác nhau của các dấu hiệu của chúng Như vậy, theo bà, tiến trình thaotác so sánh chỉ gồm 2 bước (dẫn theo 3):

1 Phân tích có mục đích từng đối tượng so sánh

2 Xác định cái giống nhau và khác nhau của các dấu hiệu của chúng

Cách tiến hành này ngắn gọn và đầy đủ nhưng bước 1 chưa rõ ràng, và chủthể khi so sánh sẽ rất dễ bỏ sót các đặc điểm cần so sánh vì không có bước trunggian là kể tên các đặc điểm cần so sánh

- J Lompscher, nhà tâm lí học nhận thức người Đức đưa ra các bước của tiếntrình so sánh (dẫn theo 3):

1.Xem xét riêng từng đối tượng

2.Nêu các đặc điểm cần so sánh

3.So sánh các đối tượng theo từng đặc điểm

4.Nêu cái chung

5.Nêu cái khác nhau

Tiến trình so sánh này tương đối đầy đủ, chủ thể so sánh tri giác kĩ từng đốitượng và nêu lên được các đặc điểm cần so sánh sẽ giúp cho kết quả so sánh đượcđầy đủ hơn

Hướng nghiên cứu thứ ba: Nghiên cứu về đặc điểm so sánh của trẻ mẫu giáo

nói chung và đặc điểm so sánh của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng.

Trong các công trình nghiên cứu của A.N.Mensinxkaia, A.A.Liubnxkaia,A.N.Daparôgiet, Mukhina…đã nêu lên đặc điểm phát triển thao tác so sánh của trẻmầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng Các tác giả đều có cùng quan điểm là

Trang 10

trẻ tuổi nhà trẻ chưa biết tiến hành đúng thao tác so sánh, chưa biết tách các dấuhiệu bản chất trong mỗi đối tượng Đến tuổi MG thì KNSS của trẻ phát triển tốthơn, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Ở giai đoạn này, trẻ đã biết so sánh để tìm ra

sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng, trẻ đã biết chú ý đến các dấu hiệu

cơ bản để tách bạch các đối tượng Nhưng phải đến 5-6 tuổi thì kĩ năng so sánh củatrẻ mới hoàn chỉnh hơn Trẻ 5-6 tuổi có thể tiến hành so sánh các đối tượng vớinhau để tìm ra các đặc điểm giống nhau và khác nhau Nhưng nhược điểm thườnggặp ở trẻ khi so sánh là trẻ thường chú ý đến đặc điểm bên ngoài không đặc trưngcủa các đối tượng so sánh (3;31) Vì vậy, cần có những biện pháp phù hợp để giúptrẻ hoàn thiện thao tác so sánh

Bên cạnh đó, N.N.PODIACÔP chỉ ra rằng khi nhận biết những đối tượngkhác nhau, trẻ dừng sự chú ý của mình vào những dấu hiệu không chủ yếu Chúngnói đến sự khác nhau về cấu trúc và chức năng của đối tượng, ghi nhận sự khácnhau của những dấu hiệu bên ngoài-màu sắc, hình dáng…nhưng không nói đến sựkhác nhau chủ yếu của các đối tượng (28;116)

Nhận định này cho thấy các nghiên cứu về đặc điểm so sánh của trẻ mầmnon là tương đồng với nhau Các nghiên cứu đều cho rằng khi so sánh các đốitượng trẻ thường chỉ chú ý đến đặc điểm nổi bật bên ngoài mà chưa đi sâu vào bảnchất bên trong của đối tượng

Những nghiên cứu trên đã chỉ ra cho chúng thấy được những hạn chế trongKNSS của trẻ mẫu giáo, từ đó giúp chúng ta định hướng trong việc giúp trẻ hoànthiện KNSS

Hướng nghiên cứu thứ tư: Nghiên cứu TCHT đối với sự phát triển trí tuệ, rèn luyện KNSS cho trẻ mẫu giáo.

E.I.Chikhieva –người đã rất thành công trong việc kế thừa tư tưởng dạy họcbằng chơi và kết hợp giữa nền giáo dục cổ truyền với nền giáo dục hiện đại, đãđánh giá cao vai trò của TCHT đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ Bà đã cho rằng:

Trang 11

“TCHT bao giờ cũng có sự dự tính trước nhằm đồng thời phát triển một số nănglực và phẩm chất trí tuệ như sự chú ý, sự cố gắng, nỗ lực, trí tuệ…’’(17;27)

Trong công trình nghiên cứu TCHT bằng lời nhằm hình thành tính độc lập tưduy của trẻ mẫu giáo lớn, A.K.Bônđarencô đã chứng minh tính hiệu quả củaTCHT Bên cạnh đó tác giả chỉ ra mối liên hệ giữa việc tổ chức cho trẻ chơi vớiquá trình tích cực hóa tư duy của trẻ: “TCHT nếu được tổ chức tốt sẽ tạo điều kiệntích cực hóa quá trình tư duy của trẻ” (17;29) Khi tham gia vào TCHT, tham giagiải quyết nhiệm vụ nhận thức cũng như điều khiển hành động chơi trẻ cần phải sửdụng các thao tác tư duy, nhờ vậy mà tư duy của trẻ trở nên tích cực, được rènluyện và phát triển

N.K.Krupxkaia đã viết rằng: “Trò chơi đối với trẻ là sự học tập, là lao động,

và nó là một hình thức giáo dục nghiêm túc”(23;37) Trò chơi đối với trẻ khôngđơn giản là trò giải trí, không phải là trong trò chơi học tập thì trẻ học dễ dàngkhông cần suy nghĩ và không có trách nhiệm Trò chơi học tập đòi hỏi sự hoạtđộng trí tuệ rất phức tạp, vì vậy mà nó tạo điều kiện thực hiện nhiệm vụ giáo dụctrí tuệ, nó sẽ góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ-phát triển các năng lực trí tuệ chotrẻ trong đó có thao tác so sánh

Qua đây, chúng ta thấy rằng TCHT là phương tiện, là hình thức giáo dục trítuệ nói chung và phát triển các phẩm chất, năng lực trí tuệ cho trẻ nói riêng, gópphần phát triển toàn diện nhân cách trẻ

1.1.2.Những nghiên cứu trong nước

Cũng như các nhà tâm lí học, giáo dục học trên thế giới Các nhà tâm lí học,giáo dục học ở Việt Nam cũng rất quan tâm đến KNSS của trẻ mầm non

Hướng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu vai trò của KNSS đối với sự phát triển nhận thức.

Thạc sĩ Trần Thị Ninh cho rằng: “KNSS ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là một trongnhững kĩ năng nhận thức cơ bản giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh”(8) Nhận

Trang 12

định này rất đúng vì quá trình nhận thức cơ bản nhất là nhận biết những sự vật,hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ thì trẻ cũng cần phải có KNSS Trẻ có so sánhmới phân biệt, mới nhận ra được đâu là sự vật này, đâu là sự vật khác Chưa kể đếnnếu muốn biết các sự vật khác biệt hay giống nhau như thế nào thì KNSS càngthực sự cần thiết hơn.

TS.Trần Thị Phương trong đề tài nghiên cứu “Hình thành thao tác so sánhcho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tìm hiểu môi trường xung quanh cũng đã chỉ ra rằngthao tác so sánh đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nhận thức chotrẻ, cần phải có sự tác động thích hợp giúp cho thao tác so sánh của trẻ phát triển từbậc sơ khai lên bậc chính thức (3)

Các nghiên cứu về KNSS của trẻ mầm non ở trong nước thường đi sâunghiên trong các lĩnh vực cụ thể, nhưng qua đó cũng cho chúng ta thấy rằng KNSS

có một vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển nhận thức của trẻ, là địnhhướng cho nhà giáo dục trong quá trình phát triển nhận thức cho trẻ nói riêng vàphát triển toàn diện nhân cách trẻ nói chung

Hướng nghiên cứu thứ 2: Nghiên cứu về quá trình hình thành KN so sánh

GS.Phạm Tất Dong, có 4 giai đoạn hình thành KN, mỗi giai đoạn có một đặcđiểm, đặc trưng và yêu cầu nhất định

+ Giai đoạn 1: Giai đoạn này được gọi là giai đoạn hình kĩ năng sơ bộ

+ Giai đoạn 2: Con người có tri thức về các phương thức thực hiện hành động

và sử dụng kĩ xảo đã có Đây là giai đoạn hoạt động với những kĩ năng chưa thànhthạo

+ Giai đoạn 3: Con người có những kĩ năng chung, cần thiết cho mọi hoạtđộng khác nhau

+ Giai đoạn 4: Con người sử dụng một cách sáng tạo những KN khác nhau.Đây là giai đoạn cao nhất của sự phát triển KN Ở trình độ này con người dễ thựchiện được công việc

Trang 13

Quan điểm này cũng theo khuynh hướng KNSS được hình thành trên cơ sởcủa KN và kinh nghiệm, kiến thức cũ, không đề cập đến vai trò của nhà giáo dụctrong sự hình thành KNSS.

Ngoài ra theo TS.Trần Thị Phương thì quá trình hình thành KNSS cho trẻđược trải qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1:Dựa trên vốn hiểu biết và các kĩ xảo đã có sẵn trong sinh hoạt đểtìm ra cách thức thực hiện hành động so sánh Trẻ thực hiện hành động so sánhnhưng chưa đầy đủ và thiếu chính xác theo phương thức “thử và sai”

Giai đoạn 2: Quan sát hành động mẫu (kèm theo lời giải thích hành độngmẫu) của người lớn và làm theo mẫu để có được sự hiểu biết về cách thức thựchiện hành động so sánh theo đúng quy định

Giai đoạn 3: Tạo cơ hội cho trẻ thực hiện các hành động so sánh trong hoạtđộng hàng ngày và vận dụng các hành động đó vào việc giải quyết các tình huống

so sánh trong thực tiễn để hình thành, rèn luyện và phát triển kĩ năng so sánh ở trẻ Giai đoạn 4: Trên cơ sở hiểu biết về cách thức so sánh và thực hiện hànhđộng so sánh trong thực tiễn dần dần người lớn giúp trẻ hiểu được mục đích vànhiệm vụ của so sánh

Hướng nghiên cứu này có ưu điểm là vừa đề cao được khía cạnh độc lập, chủđộng, tự hành động của chủ thể nhận thức vừa đề cao vai trò của người hướng dẫn.Tuy nhiên, việc sắp xếp các giai đoạn chưa hợp lí Trẻ cần hiểu được mục đích vànhiệm vụ so sánh trước khi hành động Như vậy sẽ giúp cho trẻ dễ dàng địnhhướng cho hành động, sau đó mới lựa chọn phương thức, cách thức hành động đểthực hiện nhiệm vụ nhận thức

Hướng nghiên cứu thứ ba: Nghiên cứu về đặc điểm so sánh của trẻ mẫu giáo nói chung và đặc điểm so sánh của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng.

PGS.TS.Nguyễn Ánh Tuyết khi nghiên cứu đặc điểm và sự phát triển tâm lícủa trẻ từ 0-6 tuổi đã nhận thấy rằng: quá trình tư duy của con người phải sử dụng

Trang 14

các thao tác trí tuệ như phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quáthóa… Đối với trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, so sánh cần cho hoạt động trí tuệ , so sánhcàng tốt thì sự phát triển trí tuệ cả về cả hai phương diện: cảm tính và lí tính đềudiễn ra một cách thuận lợi (5;58) Bà đã chỉ ra vai trò của thao tác so sánh đối với

sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non, tạo điều kiện cho quá trình phát triển nhậnthức

PGS.TS.Ngô Công Hoàn cho rằng: Ngay từ lứa tuổi nhà trẻ trẻ đã biết “sosánh bánh này to hơn bánh kia, quả táo này to hơn quả táo kia” (6;tr 80) và đếnmẫu giáo bé đó là “thao tác so sánh từ vật có khối lượng to, nhỏ khác nhau”, trẻchọn táo, cam, chuối, trẻ thích quả to hơn quả bé (6;tr107) Đối với trẻ mẫu giáonhỡ, thao tác so sánh phát triển ở mức cao hơn, cụ thể “Nhờ tích lũy nhiều biểutượng về các sự vật, hiện tượng, con người…và các mối quan hệ của chúng dướidạng hình ảnh mà trẻ tiến hành các thao tác tư duy với nhiệm vụ đơn giản (6;128).Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi “về một số thao tác trí tuệ cần tập cho trẻ như sosánh, phân tích các chi tiết, các thuộc tính, những sự vật hiện tượng giống nhau,khác nhau…(6;tr179-186) Nghiên cứu đã chỉ cho chúng ta thấy được đặc điểmphát triển thao tác so sánh của trẻ mầm non cũng như việc cần thiết phải rèn luyệnthao tác này cho trẻ góp phần phát triển nhận thức

Cũng đồng tình với hai quan điểm trên TS.Trần Thị Phương cũng cho rằngngay từ lứa tuổi nhà trẻ thì trẻ đã có hoạt động so sánh Tuy nhiên, so sánh của trẻđến thời kì mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi vẫn chưa đạt tới giai đoạn so sánh chính thức, trẻvẫn bị chi phối bởi các đặc điểm nổi bật bên ngoài Khi bước sang giai đoạn 5-6tuổi thì thao tác so sánh của trẻ đạt đến mức phát triển mới: giai đoạn so sánh chínhthức

Như vậy, tất cả các quan điểm đều có sự thống nhất với nhau về đặc điểmphát triển KNSS của trẻ mẫu giáo, các nghiên cứu đều chỉ ra được sự hạn chế trongquá trình thực hiện hành động so sánh của trẻ, giúp cho các nhà giáo dục nhận ra

Trang 15

được vấn đề cần giải quyết khi rèn luyện KNSS cho trẻ, giúp cho hoàn thiện KNSScủa mình.

Hướng nghiên cứu thứ tư: Nghiên cứu TCHT đối với sự phát triển trí tuệ, rèn luyện KNSS cho trẻ mẫu giáo.

Theo PGS.TS.Nguyễn Thị Hòa thì trong khi chơi các TCHT trẻ biết sử dụngmột số thao tác tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa) để giải quyếtnhiệm vụ của TC đặt ra (17;47) Như vậy, TCHT đã tạo cơ hội cho trẻ được rènluyện các thao tác tư duy, giúp cho các thao tác tư duy được phát triển và hoànthiện Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy rằng rất nhiều TCHT được sử dụng vớimục đích nhận biết các đối tượng trong thế giới xung quanh Trẻ cần phải thựchiện hành động so sánh mới có thể nhận biết, phân biệt được các đối tượng vớinhau

TS.Đinh Văn Vang trong cuốn “Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻmầm non” đã nói rằng: TCHT được xem là phương tiện để rèn luyện các thao tác

tư duy Qua TCHT trẻ biết nhìn nhận, phân tích, so sánh, khái quát các sự vật theomột vài dấu hiệu bề ngoài Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra cách phân loại TC,hướng dẫn cách tổ chức TC cho phù hợp với mục tiêu giáo dục đã đề ra

Ngoài ra còn một số các nghiên cứu khác đi sâu nghiên cứu thiết kế hệ thốngTCHT nhằm rèn luyện các lĩnh vực nhận thức khác nhau Tuy nhiên, chưa có mộtnghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu TCHT nhằm rèn luyện KNSS cho trẻ mẫu giáo5-6 tuổi Chính vì vậy, với mong muốn phát huy vai trò của TCHT trong việc rènluyện KNSS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi mà tôi chọn đề tài này để nghiên cứu

1.2.Cơ sở lí luận về việc thiết kế và sử dụng TCHT trong hoạt động khám phá MTXQ nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

1.2.1.Kĩ năng so sánh của trẻ 5-6 tuổi

1.2.1.1.Khái niệm kĩ năng so sánh

*Khái niệm kỹ năng

Trang 16

Có rất nhiều quan niệm, có rất nhiều cách xem xét khái niệm “kỹ năng” dướinhiều góc độ khác nhau Có một số khuynh hướng sau đây khi xem xét về quanniệm kỹ năng.

Khuynh hướng thứ nhất xem xét kỹ năng dưới góc độ kĩ thuật của hành động.Một số các tác giả nước ngoài ủng hộ cho khuynh hướng này như: P.A.Rudich,A.G.Côvaliop Như giáo sư Trần Trọng Thủy cho rằng, kỹ năng là mặt kĩ thuật củahành động Con người nắm được cách thức hành động nghĩa là có kỹ thuật hànhđộng, có kỹ năng (44) Hà Nhật Thăng coi kỹ năng là mặt kĩ thuật của hành động,thể hiện ra các thao tác của hành động…Những quan điểm theo khuynh hướng nàyđều xem xét kỹ năng thực hiện công việc của con ngưởi như là một phương thứchành động dựa trên sự hiểu biết và khả năng vận dụng chũng một cách hợp lí trongtiến trình thực hiện đúng các thao tác chứ không chú ý đến kết quả của hành động.Khuynh hướng thứ hai xem xét kỹ năng như là năng lực của con ngưởi TheoPaul Hersey, kỹ năng là khả năng sử dụng tri thức, các phương pháp, kĩ thuật vàthiết bị cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ nhất định có được từ kinhnghiệm, giáo dục và đào tạo (7).Theo X.I.Kixegop, kỹ năng là khả năng thực hiện

có hiệu quả hệ thống hành động phù hợp với mục đích và điều kiện thực hiện hệthống này (20).Xavie Roegier thì cho rằng: kỹ năng là khả năng thực hiện một cái

gì đó, đó là một hành động được thực hiện (16) GS Nguyễn Quang Uẩn, PGS.TSNgô Công Hoàn, Trần Quốc Thành cho rằng, KN là năng lực của con người biếtvận dụng các thao tác của một hành động theo đúng quy trình(9)

Tóm lại, kỹ năng là khả năng lựa chọn những tri thức, kinh nghiệm trong hoàn cảnh cụ thể để thực hiện hoạt động một cách hiệu quả, thành thạo trên cơ sở nắm vững phương thức, cách thức hành động.

*Khái niệm “so sánh”

Trang 17

Khi bàn về khái niệm so sánh cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau, cóquan điểm nhìn nhận “so sánh” là một quá trình nhận thức, có quan điểm thì nhìnnhận “so sánh “ là một trong những thao tác tư duy cơ bản.

Đại điện cho khuynh hướng xem xét so sánh trong một quá trình nhận thức:

“So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sựđồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đốitượng nhận thức(10;151) là các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lũy,Đinh Văn Vang Bên cạnh đó, các tác giả Tạ Ngọc Thanh, Nguyễn Thành Nhâncũng cho rằng: so sánh là quá trình dùng trí óc để các định sự giống nhau hay khácnhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất giữa các sự vật hiện tượng, “so sánh lànhìn vào cái này để xem cái kia, để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơnkém” (26;27) So sánh là cách thức giúp trẻ tìm ra điểm giống nhau và khác nhautrong các vật thể Đối với các vật cụ thể, có thể so sánh theo các bình diện như kích

cỡ, hình dáng, số lượng, màu sắc,…Các khái niệm trừu tượng có thể được so sánh

về chức năng, vị trí, mức độ…(14,29) Tuy nhiên, đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thìviệc thực hiện thao tác so sánh thường được tiến hành trên những đối tượng cụ thểphù hợp với sự phát triển tư duy của trẻ

Một khuynh hướng khác là xem xét so sánh là một thao tác cơ bản của tưduy Theo Nguyễn Ngọc Bảo trong cuốn thực hành giáo dục đã viết rằng: so sánh

là một trong những thao tác tư duy làm chức năng đối chiếu các sự vật để phát hiện

ta những nét khác nhau giữa chúng (11) Tác giả Trần Ngọc Lan cho rằng: so sánh

là thao tác của tư duy, trong đó chủ thể tư duy dùng trí óc để xác định sự giốngnhau và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng (giữa các thuộc tính, các quan hệ,các bộ phận của một số sự vật, hiện tượng) (15)

Như vậy, so sánh là một thao tác cơ bản của tư duy nhằm giúp cho chủ thể nhận thức xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất khi xem xét các sự vật hiện tượng.

Trang 18

Như vậy trên cơ sở khái niệm “kỹ năng” và khái niệm “so sánh”, tôi cho

rằng: kỹ năng so sánh là khả năng sử dụng những tri thức, kinh nghiệm và các giác quan phù hợp để tìm ra điểm giống nhau hay khác nhau, điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều đối tượng một cách vững vàng, thành thạo

*Khái niệm “rèn luyện kĩ năng so sánh”

Theo từ điển tiếng Việt, rèn luyện là dạy và cho tập nhiều lần để thành thôngthạo

Trong khi đó, A.U.Xôrôkina thì việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho trẻ là mộtquá trình lâu dài, cơ sở của quá trình này là sự thống nhất về mối liên hệ lẫn nhaugiữa kiến thức với các thao tác hợp lí, với việc nắm vững từ vựng và tiếng nói.Việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo đòi hỏi có sự luyện tập theo hệ thống nhất định(23;69) Quan điểm này có sự tương ứng theo từ điển tiếng Việt đã nêu lên, việcrèn luyện để có kĩ năng, kĩ xảo là phải luyện tập nhiều lần và hệ thống nhất định-dạy

Không những thế, nhà giáo dục học K.D.Usinxki cũng chỉ ra rằng: “luyện tập

có một ý nghĩa rất to lớn trong việc phát triển của hoạt động trí óc”, bên cạnh đóông còn cho rằng “luyện tập là trường học của tư duy” (23;63)

Trên cơ sở của những khái niệm trên chúng tôi cho rằng: Rèn luyện KNSS cho là sự hướng dẫn và tổ chức luyện tập giúp cho trẻ có khả năng sử dụng những tri thức, kinh nghiệm và các giác quan phù hợp để tìm ra điểm giống nhau hay khác nhau, điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều đối tượng một cách vững vàng, thành thạo.

1.2.1.2.Quá trình tâm lý hình thành thao tác so sánh.

*Các giai đoạn hình thành hoạt động trí tuệ của Galpêrin

Theo P.Ia.Galpêrin và J.Lompscher, muốn hình thành các thao tác trí tuệ,người ta không thể chỉ biết đó là những thao tác nào, được tiến hành trên đốitượng, với những nội dung, phương tiện ta sao mà điều cơ bản là phải hiểu rõ cách

Trang 19

thực hiện chúng Các thao tác trí tuệ mới hay các thao tác ở trình độ cao hơnthường không bao giờ xuất hiện với một chất lượng tương ứng ngay từ đâu, nênchúng phải được hình thành một cách khoa học Theo họ thì thoạt tiên thao tác trítuệ phải được hỗ trợ bởi hành động thực tiễn để trẻ có thể tri giác những sự thayđổi ở đối tượng của hoạt động trí óc một cách trực tiếp và lấy đó làm điểm xuấtphát của những hành động bộ phận tiếp theo Tuy nhiên, sự hỗ trợ đó phải giảmdần tùy theo trình độ tiếp thu hành động để khi các thao tác trí tuệ đã được “chuyểnvào trong” hay “nội tâm hóa”, thì chính các hành động có đối tượng sẽ nhanhchóng trở thành không cần thiết nữa Galpêrin đã đề ra các giai đoạn hình thànhhành động trí tuệ “chuyển” một khái niệm từ hình thức vật chất bên ngoài vào bêntrong

Giai đoạn 1: Lập cơ sở định hướng của hành động: giai đoạn này trẻ có thể tựlàm theo phương thức thử và sai, tự thực hiện hành động hoặc cũng có thể đượchướng dẫn nhưng sự hướng dẫn chỉ ứng với một hành động cụ thể nên trẻ sẽ gặpkhó khăn trong những tình huống mới Bên cạnh đó có loại định hướng có sựhướng dẫn của giáo viên Loại định hướng này hướng dẫn trẻ cách phân tích hànhđộng mới giúp trẻ phát hiện ra các điểm tựa, các điều kiện để thực hiện đúng hànhđộng Loại định hướng này giúp trẻ nắm được cách phân tích, trên cơ sở đó giúptrẻ có thể làm các hành động khác một cách dễ dàng hơn.Trong nghiên cứu này đểgiúp trẻ lĩnh hội được thao tác so sánh, chúng tôi vận dụng loại định hướng thứ 3Giai đoạn 2: Hành động với đồ vật hay vật chất hóa Giai đoạn này thực chất

là tiến hành các thao tác bằng tay để phân tích logic của đối tượng, luyện tập thaotác đó và sau đó khái quát những thao tác cần cho hành động Tuy nhiên, trẻ khôngnhất thiết phải tiến hành mọi thao tác như lần đầu mà có thể rút gọn một số thao tácsong vẫn đảm bảo được cơ chế tâm lí của cả chuỗi thao tác

Giai đoạn 3: Hành động với lời nói to, không dùng đồ vật

Trang 20

Sau khi luyện tập thành thạo và rút gọn hành động vật chất, bắt đầu giai đoạntách đối tượng ra khỏi chỗ dựa vật chất (vật chất hóa) cuối cùng ở bên ngoài,chuyển thành hành động với lời nói to, không dùng đồ vật.

Nội dung của giai đoạn này là trẻ em nói to toàn bộ vật chất của mình theođúng ngữ pháp để bản thân và người khác nghe được Như vậy, chuyển hành độngvào dạng ngôn ngữ không phải là cách diễn đạt hành động trong ngôn ngữ mà làcách thực hiện với đồ vật bằng ngôn ngữ Không chỉ thông báo về hành động mà làhành động trong một dạng mới, dạng ngôn ngữ

Giai đoạn 4: Hành động vói lời nói thầm

Bước này được tính từ lúc hành động nói to được chuyển vào bên trong đếnkhi hành động nói thầm thành thạo Đây không phải là quá trình lấy ngôn ngữ từ

âm thanh mà thực sự là quá trình cấu tạo lại ngôn ngữ, là quá trình tạo ra biểutượng của hình ảnh âm thanh Giai đoạn này chủ thể tư duy vẫn phải trải qua cácgiai đoạn trên nhưng đối tượng thao tác là hành động nói to, trong quá trình phântích, triển khai hay rút gọn, từng bước, từng bước các thành phần của hành độngnói to được tái hiện ra trong đầu Vì vậy, dạng đầu tiên của hành động trí tuệ thực

sự là ngôn ngữ nói thầm được triển khai mạch lạc ra ngoài

Giai đoạn 5: Hành động rút gọn với lời nói bên trong

Bước này xảy ra từ khi việc luyện tập nói thầm thành thạo Chúng được rútgọn tới mức chỉ còn lại những đoạn nhỏ và không ổn định, vừa đủ để nhận ra toàn

bộ lôgic của ngôn ngữ nói to hoặc lô gic hành động vật chất ban đầu khi cần thiết.Như vậy, ngôn ngữ bên ngoài đã chuyển thành ngôn ngữ bên trong

Năm giai đoạn trên luôn gắn bó chặt chẽ với nhau Qua năm giai đoạn này,nội dung của đối tượng không thay đổi mà chỉ có sự thay đổi về hình thức của nó,nghĩa là thay đổi về mặt tâm lý, từ một hành động vật chất bên ngoài biến thànhhành động trí óc bên trong Những luận điểm của P.Ia.Galpêrin không những hấpdẫn về mô tả mà còn vạch ra được bản chất và cơ chế của một quá trình hình thành

Trang 21

cái tâm lý, trí tuệ từ cái vật chất bên ngoài Giá trị to lớn trong công trình nghiêncứu của P.Ia.Galpêrin là lấy hành động làm cơ sở hình thành hành động trí tuệ.

*Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Đặc điểm phát triển tư duy: trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã phát triển cả ba loại tư:

Tư duy trực quan-hành động, tư duy trực quan-hình tượng, tư duy trừu tượng.Trong đó, kiểu tư duy trực quan hình tượng vẫn chiếm ưu thế Đặc biệt kiểu tư duytrực quan-sơ đồ xuất hiện, nó là bước trung gian của sự chuyển tiếp từ tư duy trựcquan-hình tượng đến tư duy loogic Tư duy trực quan-sơ đồ vẫn mang tính chấthình tượng nhưng bản thân hình tượng đã trở nên khác trước Hình tượng đã mất đinhững yếu tố rườm rà mà chỉ còn giữ lại những yếu tố giúp trẻ phản ánh một cáchkhái quát về những sự vật, hiện tượng, chứ không phản ánh từng chi tiết riêng lẻ.Kiểu tư duy này giúp cho trẻ phản ánh mối liên hệ khách quan giữa các sự vật, hiệntượng

Trên cơ sở những lý luận của P.Ia.Galpêrin về các giai đoạn của một thao tác

tư duy, đặc điểm phát triển tư duy cũng như đặc điểm phát triển kĩ năng so sánhcủa trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thì chúng tôi cho rằng quá trình hình thành KNSS trảiqua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Xác định nhiệm vụ so sánh, nhận biết dấu hiệu so sánh

Giai đoạn 2: Thao tác đối chiếu để so sánh

Giai đoạn 3: Giải thích hành động so sánh đã thực hiện

Các giai đoạn này tương ứng với ba giai đoạn đầu theo quan điểmP.Ia.Galpêrin, hai giai đoạn tiếp theo sẽ dần dần hình thành khi tư duy của trẻchuyển sang tư duy logic

Quá trình phát triển kĩ năng so sánh của trẻ tạo nên sự biến đổi về chất của thao tác

tư duy so sánh từ dạng so sánh sơ khai lên dạng so sánh chính thức:

Trang 22

↑ ↑Dạng so sánh sơ khai Dạng so sánh chính thức

So sánh một dấu hiệu nổi bật nhất So sánh nhiều dấu hiệu thuộc tính

Dạng sơ khai của thao tác so sánh có đặc điểm là diễn ra một cách tự nhiênngay khi mới tri giác sự vật, nhận ra rất nhanh một thuộc tính bên ngoài nào đó (vềmàu sắc hay kích thước) đang bao trùm sự vật và gây ấn tượng mạnh mẽ đối vớitrẻ khiến trẻ dễ dàng so sánh ngay với các sự vật khác mà không qua sự phân tíchnào cả Đây là biểu hiện rõ nét thường gặp ở trẻ lên ba khi trẻ tri giác toàn bộ Mức

độ so sánh ở dạng này còn thấp và hời hợt, trẻ thường phát hiện ra các thuộc tínhkhác nhau nhanh hơn là thuộc tính giống nhau giữa các sự vật

Dạng chính thức của thao tác so sánh có đặc điểm là không diễn ra ngay khimới tri giác sự vật mà phải trải qua một quá trình trên cơ sở quan sát kỹ (tức là trigiác có chủ định) Sự vật được tri giác rồi phân tích ra nhiều bộ phận, nhiều thuộctính giúp cho việc so sánh được kĩ càng, sau cùng là so sánh từng bộ phận hay từngthuộc tính của sự vật, hiện tượng để tìm ra điểm giống nhau hay khác nhau giữachúng Dạng chính thức của thao tác so sánh không tự nhiên mà có mà phải trảiqua một quá trình luyện tập công phu với sự hướng dẫn của người lớn Nắm đượctiến trình so sánh sẽ giúp cho việc so sánh được sâu sắc hơn, toàn diện hơn khôngnhững về phương diện bên ngoài mà còn cả phương diện bên trong

Như vậy, rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ 5-6 tuổi là quá trình luyện tậpnhằm giúp trẻ nâng thao tác so sánh từ cấp thấp-so sánh ở cấp sơ khai lên đến bậccao-dạng thứ cấp, giúp cho hoạt động được thực hiện một cách có hiệu quả

1.2.1.3.Đặc điểm so sánh của trẻ 5-6 tuổi

Trang 23

Hoạt động so sánh của trẻ phải được thực hiện với các đối tượng nhất định,phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm của trẻ do đặc điểm của lứa tuổi về nhậnthức, kinh nghiệm, cảm xúc mà kĩ năng so sánh của trẻ có những đặc điểm sau:-Trẻ có thể so sánh những đối tượng quen thuộc gần gũi xung quanh trẻ Cácđối tượng này có thể là vật thật, tranh ảnh, mô hình đều phù hợp với khả năng tưduy của trẻ Tuy nhiên để khắc phục hạn chế của kiểu so sánh ở mức độ sơ khai,trước khi cho trẻ so sánh giáo viên cần hướng dẫn trẻ phân tích đặc điểm riêng củatừng đối tượng, trên cơ sở đó trẻ nhận ra được các dấu hiệu so sánh, tránh bỏ sótcác đặc điểm cần so sánh giữa các đối tượng thì hoạt động so sánh của trẻ mới cóhiệu quả.

-Trong quá trình so sánh trẻ có thể cần phải thực hiện một số thao tác đốichiếu như đặt cạnh, đặt chồng, sử dụng các đơn vị đo chuẩn (cân thăng bằng, thướcđo…) hoặc các đơn vị đo không chuẩn (thước tự làm, vật mẫu trung gian…) để xácđịnh sụ giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng so sánh

-Tuy nhiên, thao tác so sánh để tìm ra mối quan hệ chung giữa các đối tượngthường khó hơn để tìm ra sự khác nhau giữa các đối tượng vì khi quan sát trẻthường chỉ chú ý đến đặc điểm bên ngoài của đối tượng chứ không đi vào bản chấtbên trong của đối tượng Ví dụ: khi so sánh cây hoa hồng và cây hoa cúc trẻ dễdàng xác định được sự khác nhau về hình dạng, màu sắc, kích thước nhưng khóxác định sự giống nhau, khác nhau về những đặc điểm như nhu cầu về nước, ánhsáng,…của hai loại cây

-Khi so sánh trẻ dễ phát hiện sự khác nhau nổi bật của các đối tượng so sánh

về đặc điểm của nó vì tri giác của trẻ mang tính tổng thể Khi quan sát đối tượngtrẻ chỉ nhìn thấy những đặc điểm nổi bật Khả năng phân tích đối tượng còn hạnchế nên trẻ thường khó khăn trong việc xác định dấu hiệu để so sánh, nhất là dấuhiệu chung Tuy nhiên, nếu có sự hướng dẫn có hệ thống, liên tục của giáo viên thìtrẻ có thể thực hiện được nhiệm vụ này

-Trẻ 5-6 tuổi thường vẫn rất hứng thú khi được thao tác với vật thể Bên cạnh

đó, khả năng điều khiển vận động của trẻ đã tốt hơn trước rất nhiều nên trẻ có thể

Trang 24

thực hiện các thao tác so sánh khác nhau Ví dụ như trẻ so sánh hai bình nước, trẻkhông chỉ thực hiện các thao tác nếm, ngửi để so sánh mùi vị, trẻ có thể thực hiệnthao tác đong để so sánh lượng nước ở hai bình.

-Trẻ 5-6 tuổi hoạt động chủ đạo vẫn là hoạt động vui chơi, vì vậy nếu việc sosánh được thực hiện dưới hình thức chơi thì trẻ sẽ thấy thoải mái hơn, hứng thúhơn đối với việc giải quyết các nhiệm vụ so sánh đặt ra

Như vậy, những đặc điểm về KNSS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sẽ là cơ sở đểgiáo viên có phương pháp tác động phù hợp, khắc phục những hạn chế trong quátrình trẻ thực hiện hoạt động so sánh, giúp cho KNSS của trẻ phát triển lên mức độcao hơn-so sánh chính thức

1.2.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành kĩ năng so sánh của trẻmẫu giáo 5-6 tuổi

Trong quá trình thực hiện hành động so sánh cũng như quá trình hình thành

kĩ năng so sánh của trẻ đều chịu sự tác động của những yếu tố chủ quan cũng nhưnhững tác động khách quan Dựa vào bản chất của hoạt động so sánh cũng như đặcđiểm phát triển của trẻ mầm non tôi nhận thấy có một số yếu tố ảnh hưởng đếnviệc hình thành kĩ năng so sánh của trẻ như sau:

a.Phương tiện so sánh

*Về đối tượng so sánh:

Hoạt động so sánh thường dựa trên những phương tiện so sánh sau: so sánhbằng vật thật, so sánh bằng mô hình, so sánh bằng tranh ảnh, so sánh bằng lời.Nhưng đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi chỉ có 3 loại phương tiện so sánh: so sánhbằng vật thật, so sánh bằng mô hình, so sánh bằng tranh ảnh Phương tiện so sánhbằng lời không phù hợp với trẻ mầm non Các phương tiện này đều là nhữngphương tiện trực quan

Hoạt động so sánh cũng như các hoạt động khác của con người là luôn cần cóđối tượng để tác động và tương tác trong quá trình hành động Đặc biệt, đối với trẻmầm non thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng vì tư duy của trẻ là tư duy trực

Trang 25

quan hành động, tư duy trực quan hình tượng Vì vậy, quá trình tư duy của trẻ hayquá trình thực hiện các thao tác tư duy không thể thiếu đồ dùng trực quan Tuynhiên, để đảm bảo quá trình thực hiện hành động so sánh được diễn ra dễ dàng và

có hiệu quả thì phương tiện so sánh phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

-Phương tiện so sánh bằng vật thật: vật được chọn làm vật mẫu để so sánhbằng vật thật phải thể hiện được những đặc điểm đặc trưng, phải đảm bảo đượctính chính xác, tính thẩm mĩ của đối tượng so sánh Nếu vật được chọn làm mẫu để

so sánh không thể hiện được tất cả những đặc điểm đặc trưng nhất của đối tượng sosánh thì sẽ làm hạn chế kết quả so sánh, trẻ không thấy được hết được các đặcđiểm cần so sánh

-Phương tiện so sánh bằng mô hình mô phỏng phải thể hiện được nét đặctrưng, tính chính xác, tính thẩm mĩ, cân đối so với đối tượng thật mà nó mô phỏng.Phương tiện mô hình mô phỏng đã phần nào hạn chế quá trình so sánh cũng nhưkết quả so sánh Ví dụ như sử dụng mô hình mô phỏng quả cam để so sánh thì trẻkhông thể bóc ra để tri giác bên trong đối tượng cũng như không thể dùng vị giác

để kiểm tra sự khác biệt của đối tượng so sánh Vì vậy, để hạn chế bớt nhược điểmcủa phương tiện so sánh này thì những đặc điểm khác của mô hình phải thể hiệnđược những đặc điểm đặc trưng nhất mà nó có thể mô phỏng được

-Phương tiện so sánh bằng tranh ảnh: hình ảnh trong tranh vẽ, ảnh chụp phảithể hiện dưới góc độ biểu lộ những nét đặc trưng nhất của đối tượng so sánh mà nóbiểu thị Nếu góc độ biểu thị của hình ảnh không tốt sẽ làm cho trẻ không thấy hếtđược đặc điểm cần so sánh Màu sắc, kích thước phải mang tính chân thực, gần gũinhất so với đối tượng thật của đối tượng so sánh Nếu kích thước, màu sắc khôngđúng so với vật thật sẽ làm kết quả so sánh không chính xác

*Bố trí đối tượng so sánh

Những phương tiện trực quan trên đóng vai trò quan trọng trong quá trìnhthực hiện hành động so sánh, nó giúp cho quá trình so sánh được dễ dàng và hiệuquả Tuy nhiên, để phương tiện so sánh phát huy được hiệu quả của nó trong quá

Trang 26

trình so sánh thì nó cần phải được bố trí một cách hợp lí Khi bố trí phương tiện sosánh cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

-Vị trí đặt phương tiện so sánh phải vừa tầm mắt với trẻ: nếu phương tiệnđược để vừa tầm mắt với trẻ sẽ giúp trẻ dễ dàng tri giác được đối tượng cần sosánh Ngược lại, vị trí đặt không hợp lí quá cao hoặc quá thấp thì trẻ sẽ khó tri giácđối tượng cần so sánh

-Vị trí đặt phương tiện so sánh phải tạo điều kiện cho trẻ tri giác được tất cảnhững đặc điểm cần so sánh, nếu không sẽ làm hạn chế kết quả so sánh

-Vị trí đặt phương tiện so sánh phải thích hợp cho sự hoạt động của trẻ, đặttrong không gian hợp lí không làm cản trở hành động của trẻ

-Vị trí đặt phương tiện so sánh phải đảm bảo an toàn, tránh đỗ vỡ hay gâynguy hiểm cho trẻ

Cách bố trí phương tiện so sánh phải đảm bảo được các yêu cầu trên, nếukhông điều đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình cũng như kết quả so sánh

*Khả năng tương tác của trẻ với phương tiện so sánh

b.Đặc điểm cá nhân trẻ

*Mức độ nhận thức của trẻ về đối tượng so sánh

Trước khi tiến hành hành động so sánh các đối tượng với nhau thì trẻ phảinắm được các đặc điểm của đối tượng cần so sánh, trẻ nhận biết được các dấu hiệu

so sánh để có thể tiến hành so sánh Vì vậy, biểu tượng về đối tượng cần so sánhcàng phong phú bao nhiêu thì quá trình so sánh càng dễ dàng, nhanh chóng vàchính xác bấy nhiêu Nếu biểu tượng của trẻ về đối tượng nghèo nàn thì trẻ khó tìm

ra được các dấu hiệu để so sánh, trẻ sẽ cảm thấy khó khăn, chán nản không muốnthực hiện hành động so sánh

*Khả năng vận động của trẻ

Trong quá trình so sánh, trẻ không chỉ tri giác đối tượng cần so sánh mà trẻcần có hành động tương tác với đối tượng so sánh, trẻ cần có sự vận động trongquá trình so sánh Vận động của trẻ có thể là vận động thô hoặc vận động tinh Nếu

Trang 27

trẻ vận động linh hoạt cũng như các vận động tinh khéo léo, chính xác thì trẻ sẽgặp thuận lợi khi thực hiện nhiệm vụ so sánh Ví dụ, trẻ muốn so sánh lượng nước

ở hai bình có hình dạng khác nhau, trẻ cần dùng một đơn vị đo chung cho nước ởhai bình, trẻ dùng một cái cốc làm đơn vị đo và lấy cốc múc mức sang bình thứ ba

để biết được bình nào chứa nhiều nước hơn Trong quá trình thực hiện thao tác sosánh này trẻ cần phải có sự vận động khéo léo của tay để múc nước chuyển sangbình khác mà không làm đổ nước ra ngoài, lượng nước trong các lần múc phảibằng nhau, không làm rơi vỡ dụng cụ hay làm đổ bình Có như vật thì quá trìnhthực hiện nhiệm vụ mới dễ dàng và cho kết quả chính xác để đo chính xác Nhưvậy, chúng ta thấy rằng khả năng vận động không chỉ ảnh hưởng đến kết quả sosánh mà còn ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ so sánh

*Mức độ hứng thú của trẻ với đối tượng so sánh

Đối tượng so sánh của trẻ trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh

vô cùng phong phú, đa dạng và có sự hấp dẫn nhất định đối với trẻ mầm non Tuynhiên, mức độ hứng thú của từng trẻ với các đối tượng khác nhau là khác nhau,mức độ hứng thú của các trẻ khác nhau với cùng một đối tượng cũng khác nhau.Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng, nếu trẻ hứng thú với đối tượng nào đó thì biểutượng về đối tượng đó bao giờ cũng sâu sắc hơn, trẻ tích cực hoạt động hơn với đốitượng đó Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện hoạt động so sánh thì mức độhứng thú của trẻ đối với đối tượng so sánh cũng ảnh hưởng đến quá trình cũng nhưkết quả so sánh

c.Phương pháp tác động của giáo viên

Trong các hoạt động giáo dục được tổ chức có mục đích có kế hoạch của giáoviên thì phương pháp tổ chức của của giáo viên có một vai trò quan trọng đối vớikết quả cần đạt được khi tổ chức hoạt động Những tác động sư phạm sau đây sẽảnh hưởng đến với việc tổ chức hoạt động rèn luyện KNSS cho trẻ 5-6 tuổi tronghoạt động khám phá MTXQ

*Hiểu biết của giáo viên về quá trình phát triển KNSS

Trang 28

Muốn có tác động sư phạm hiệu quả đối với bất kì hoạt động nào thì giáoviên cũng cần phải nắm rõ được bản chất, quá trình vận động và phát triển của nó.Quá trình thực hiện nhiệm vụ so sánh cũng vậy, cũng có những đặc điểm riêng Vìvậy, giáo viên cũng cần nắm được bản chất của thao tác so sánh, quá trình pháttriển của thao tác so sánh cũng như hoạt động thực hiện thao tác so sánh như thếnào Có nắm rõ được những điều ấy thì giáo viên mới lựa chọn được cách thức tácđộng phù hợp nhất để giúp cho KNSS của trẻ phát triển lên một tầm cao mới, dầndần hoàn thiện kĩ năng cho trẻ.

*Cách tổ chức hoạt động so sánh cho trẻ

Hoạt động so sánh là một phần trong hoạt động khám phá MTQ Vì vậy, cáchthức tổ chức cho trẻ rèn luyện KNSS trước tiên phải nằm trong phương pháp tổchức hoạt động khám phá MTXQ, sau đó nó phải có những yêu cầu riêng mangtính đặc thù của mình Ví dụ như hoạt động so sánh phải được thực hiện trên cơ sởtrẻ đã được cung cấp các đặc điểm của đối tượng so sánh Bên cạnh đó giáo viênphải căn cứ vào đặc điểm phát triển thao tác so sánh của trẻ 5-6 tuổi cũng như cácyếu tố ảnh hưởng đến quá trình so sánh của trẻ để từ đó có biện pháp tổ chưc, tácđộng phù hợp, nhằm đảm bảo cho quá trình so sánh của trẻ được thuận lợi và hiệuquả

*Tạo cơ hội cho trẻ luyện tập và ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống

Muốn hình thành kĩ năng so sánh cũng như tất cả các kĩ năng khác đều phảitrải qua một quá trình luyện tập, được thực hiện nhiều lần Bên cạnh đó, không thểgọi là kĩ năng khi hành động chỉ được thực hiện trong một hoàn cảnh, một điềukiện cụ thể Vì vậy, giáo viên cần phải tạo cơ hội cho trẻ được luyện tập và ứngdụng trong cuộc sống, để kĩ năng thực sự có ý nghĩa đối với sự phát triển và cuộcsống của trẻ

1.2.2.TCHT với việc rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.1.2.2.1.Khái niệm TCHT

Theo A.U.Xôrôkina thì “TCHT là một quá trình phức tạp Nó là một trongnhững hình thức dạy học, đồng thời nó vẫn là hoạt động vui chơi” (23;35) Quan

Trang 29

điểm này nhìn nhận TCHT vừa thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ vừa là phươngtiện giáo dục trẻ.

Bên cạnh đó, E.I.Chikhieva nói rằng “Trò chơi đó được gọi là TCHT hay tròchơi dạy học là vì trò chơi đó gắn liền với một mục đích dạy học nhất định và đòihỏi phải có tài liệu dạy học phù hợp kèm theo” Tôi cho rằng quan niệm này đã nêulên được đúng bản chất của TCHT vì nhiệm vụ nhận thức trong TCHT được xácđịnh rõ ràng, tùy theo mục đích dạy học là gì thì có nội dung, phương pháp, hìnhthức tổ chức tương ứng

Nhưng theo P.G.Xamarucova thì cho rằng: “TC được xem là TCHT là những

TC có nhiệm vụ chủ yếu là giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ em” (dẫn theo 27).Quan điểm này nhấn mạnh đến vai trò giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ Tuynhiên, trước tiên TCHT là một TC, vì vậy nó phải có những đặc điểm của TC sau

đó mới có những đặc điểm riêng của TCHT Cách nhìn nhận này chưa toàn diện vềTCHT

Cũng có quan điểm gần giống với quan điểm trên G.Pia giê cho rằng “Tròchơi của trẻ em là hoạt động trí tuệ đơn thuần, là một nhân tố quan trọng đối với sựphát triển trí tuệ của trẻ” (17;33) Quan điểm của ông chưa hoàn toàn đúng khi chorằng TC là một hoạt động trí tuệ đơn thuần Dù rằng khi trẻ tham gia TC phải cóhoạt động trí tuệ tham gia, nhưng bên cạnh đó còn có xúc cảm, tình cảm…tham giavào quá trình chơi

Không chỉ các nhà giáo dục nước ngoài có quan điểm riêng của mình vềTCHT mà các nhà giáo dục trong nước cũng đưa ra những nhận định riêng

Theo PGS.TS.Nguyễn Thị Hòa nhận định rằng: TCHT thuộc nhóm trò chơi

có luật, thường là do người lớn nghĩ ra cho trẻ chơi và dùng vào mục đích giáo dục

và dạy học, hướng tới việc phát triển hoạt động trí tuệ cho trẻ TCHT có nguồn gốctrong nền giáo dục dân gian và trong trò chơi có chứa đựng các yếu tố dạy học

Trang 30

PGS.TS.Hoàng Thị Phương thì cho rằng: TCHT là trò chơi có nội dung vàluật chơi có sẵn do người lớn nghĩ ra, trong đó, mọi hành động của trẻ được điềukhiển bởi nhiệm vụ và luật chơi

Ngoài ra, TS.Đinh văn Vang cũng đưa ra quan điểm của mình khi cho rằng

“TCHT là loại TC có luật, thường do người lớn nghĩ ra cho trẻ chơi Đó là loại TCđòi hỏi trẻ phải thực hiện một quá trình hoạt động trí tuệ để giải quyết nhiệm vụhọc tập được đặt ra như nhiệm vụ chơi, qua đó mà trí tuệ của trẻ được phát triển.Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về TCHT nhưng tất cả đều chorằng trong TC trẻ giải quyết nhiệm vụ nhận thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái,giúp cho trẻ dễ dàng vượt qua những khó khăn nhất định vì trẻ tiếp nhận nhiệm vụnhận thức như một nhiệm vụ chơi, góp phần phát triển tối ưu những năng lực trítuệ của trẻ Các TCHT thường do người lớn xây dựng cho trẻ với nội dung, hìnhthức, luật chơi khác nhau tùy vào mục đích giáo dục phát triển phẩm chất trí tuệnào đó

Như vậy, theo chúng tôi: TCHT là trò chơi trí tuệ-trò chơi có luật do người lớn nghĩ ra nhằm thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ vừa giúp trẻ phát triển trí tuệ Hành động chơi, luật chơi được quy định rõ ràng tùy theo nhiệm vụ phát triển nhận thức đã được xác định trước đó.

1.2.2.2.Đặc điểm của TCHT

Trò chơi học tập là một trong những trò chơi hấp dẫn, thu hút trẻ mầm nontham gia vào trò chơi, là một trong những hoạt động vui chơi của trẻ mầm non Tròchơi học tập của trẻ mầm non thường có những đặc điểm sau đây:

-Trò chơi luôn luôn là một hoạt động mang tính chất vô tư, trong khi chơi trẻkhông chủ tâm nhằm tới một mục đích nào cả Trẻ em tham gia vào trò chơi bởi sựhấp dẫn của bản thân quá trình chơi chứ không phải là kết quả đạt được của quátrình chơi Trẻ chơi cốt chỉ cho vui, có vui thì mới chơi và đã chơi thì phải vui

Trang 31

(19;10) Chơi mà không có niềm vui thì chẳng còn gì là chơi nữa Ở đây, vui nhưmột thuộc tính vốn có của trò chơi.

-Động cơ chơi không nằm ở kết quả mà nằm ngay trong bản thân hành độngchơi Trong trò chơi, trẻ không bị phụ thuộc vào nhu cầu thực tiễn, chúng chơi xuấtphát từ nhu cầu và hứng thú trực tiếp của bản thân X.L.Rubinstêin cho rằng, động

cơ chơi chủ yếu là phục vụ cho việc bắt chước một mặt nào đó của cuộc sống thực

có ý nghĩa đối với trẻ

-Trò chơi là hoạt động tự lập của trẻ và mang tính tự do, tự nguyện, hay nóicách khác nó thoát khỏi những phương thức hành động bắt buộc Tính tự do và tựlập của trẻ trong các loại trò chơi khác nhau cũng khác nhau Trò chơi của trẻmang tính tự lập cao bởi lẽ trẻ có hứng thú đặc biệt với trò chơi Trẻ chơi vì thíchchơi, vì chơi là hoạt động tự lập của chúng Trò chơi hấp dẫn trẻ bởi vì trẻ hiểu nó,trẻ tự tạo ra nó Nếu chơi mà bị ép buộc thì lúc ấy không còn là trò chơi nữa Tính

tự do giúp trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ, vì vậy nên trẻ sẽ hăng say, tích cực thamgia vào trò chơi

-Trò chơi luôn mang lại sự thỏa mãn và niềm vui vô bờ cho người chơi Đốivới người lớn, trò chơi chiếm một vị trí nhất định trong cuộc sống, còn đối với trẻmẫu giáo thì trò chơi có một ý nghĩa đặc biệt “Trò chơi giống như là niềm vuisướng hay là sự hứng thú, trong trò chơi các chức năng tâm lí được phát huy hếtkhả năng của mình” Khi chơi trẻ tích cực nhận thức hiện thực xung quanh và nắmđược kinh nghiệm xã hội mà các thế hệ trước tích lũy được Trong trò chơi đứa trẻsống hết mình và dấu vết của cuộc sống tuyệt vời đó sẽ lắng đọng sâu sắc hơntrong tâm hồn chúng hơn cả dấu vết của cuộc sống thực Với sức mạnh ấy, trò chơitrở thành phương tiện giáo dục phù hợp với đặc điểm và khả năng của trẻ mẫugiáo

1.2.2.3.Phân loại TCHT

Nếu dựa vào tính chất của TC, TCHT được chia thành các nhóm:

-TC với các vật liệu tự nhiên

-TC với tranh ảnh, mô hình

Trang 32

Nếu TC dựa trên nhiệm vụ học tập được đưa vào TC, TCHT bao gồm:

-TC nhằm cung cấp biểu tượng, tri thức mới

-TC nhằm củng cố biểu tượng, tri thức đã học

Như vậy, TCHT rất phong phú và đa dạng với nhiều cách phân loại khácnhau Với mục đích thiết kế TCHT nhằm rèn luyện KN so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-

6 tuổi, chúng tôi phân loại TCHT thành hai loại: TC tìm điểm khác biệt giữa cácđối tương và TC tìm điểm tương đồng giữa các đối tượng Trong hoạt động khámphá MTXQ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, với mục đích rèn luyện KNSS cho trẻ,TCHT sẽ được phân loại thành hai nhóm chính như trên

Như vậy, TCHT đã xuất hiện rất sớm, do người lớn nghĩ ra TCHT là sự kếthợp giữa TC với các yếu tố dạy học Nó không chỉ huy động một vài chức năngtâm lí mà nhiều TC huy động dường như huy động toàn bộ hoạt động trí tuệ mớigiải quyết được nhiệm vụ nhận thức đặt ra Qua đó góp phần hoàn thiện nhiều mặtcủa nhân cách trẻ Vì vậy, TCHT thường được sử dụng như một phương pháp giáodục có hiệu quả, phù hợp với nhu cầu hứng thú của trẻ Trong thực tiễn, TCHTđược sử dụng rộng rãi và là một trong những TC được trẻ rất yêu thích

1.2.2.4.Cấu trúc của TCHT

Dựa trên những nghiên cứu về TCHT thì cấu trúc của TCHT gồm có bathành phần chính: nhiệm vụ chơi, hành động chơi và luật chơi

Trang 33

-Nhiệm vụ chơi hay chính là nhiệm vụ nhận thức, nhiệm vụ học tập nhằmđảm bảo nhiệm vụ phát triển các giác quan hay phát triển một phẩm chất tâm lýnào đó ( tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ,…) hay giúp trẻ tiếp nhận những điều mới

mẻ một cách nhẹ nhàng bởi nhiệm vụ nhận thức không được đặt ra một cách trựctiếp và công khai trước trẻ Nhiệm vụ chơi là một thành phần quan trọng củaTCHT, nó khêu gợi hứng thú của trẻ, tính tích cực, lòng ham hiểu biết, trí tò mò lôicuốn trẻ tham gia vào trò chơi Nó kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi tìm cách hoàn

thành nhiệm vụ chơi Như A.I.Xôrôkina cho rằng: “Chủ đề của trò chơi có tính chất như một bài toán mà trẻ em phải giải dựa trên những điều kiện đã cho”

(1;58) Đối với trẻ mẫu giáo lớn, nhiệm vụ nhận thức đã tương đối phức tạp Trẻnhiều khi phải sử dụng đồng thời rất nhiều tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm cũ

để giải quyết nhiệm vụ đặt ra

-Hành động chơi là hệ thống thao tác nhằm thực hiện nhiệm vụ nhận thức mà

TC đặt ra, nhưng phải tuân thủ theo luật chơi đặt ra Trong TC, hành động chơicàng phong phú, nhiều hình thức, nhiều vẻ bao nhiêu thì số trẻ tham gia TC càngnhiều và bản thân TC càng hứng thú bấy nhiêu Với trẻ mẫu giáo lớn hành độngchơi không chỉ là di chuyển, sắp xếp lại, thu thập đồ vật, lựa chọn theo dấu hiệu,bắt chước…mà hành động chơi còn là các hành động xếp chồng, xếp cạnh, bù chỗthiếu…Bên cạnh đó, hành động chơi của trẻ đòi hỏi phải có sự liên hệ lẫn nhaugiữa hành động chơi của trẻ này với hành động chơi của trẻ khác, đòi hỏi phải cótính tuần tự, liên tục

-Luật chơi là những quy định bắt buộc người chơi phải tuân thủ trong khithực hiện nhiệm vụ nhận thức Nó là tiêu chuẩn để đánh giá hành động đúng haysai Luật chơi xác định tính chất, phương pháp hành động, tổ chức và điều khiểnhành vi cùng mối quan hệ lẫn nhau của trẻ trong khi chơi Trong TCHT, vị trí củacác trẻ là như nhau và luật chơi là tiêu chí đánh giá khả năng chơi của trẻ Việc trẻlĩnh hội và tuân theo các luật chơi có tính giáo dục tính độc lập, khả năng tự kiểm

Trang 34

tra và kiểm tra khi chơi Luật chơi càng chặt chẽ bao nhiêu thì TC càng căng thẳngbấy nhiêu Tuy nhiên, nếu trẻ vượt qua được và hoàn thành được theo yêu cầu củaluật chơi thì sẽ càng cảm thấy thích thú và thỏa mãn bấy nhiêu.

Các thành phần trong TCHT có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đónhiệm vụ chơi có vai trò quyết định Nó xác định đặc điểm hành động chơi và luậtchơi Nhiệm vụ nhận thức và hành động chơi làm thành nội dung chơi Luật chơiquyết định hành động chơi và qua đó giải quyết nhiệm vụ nhận thức Nếu thiếu dùchỉ một trong ba thành tố thì TCHT không thể tiến hành được

-Kết quả chơi: TCHT bao giờ cũng có một kết quả nhất định, đó là lúc TC kếtthúc, trẻ hoàn thành một nhiệm vụ nhận thức nào đó mà TC yêu cầu (nói đúng tên

và đặc điểm của sự vật, dán tranh, xóa phần thừa…) Đối với trẻ thì kết quả chơithường làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức cũng như nhu cầu chơi của trẻ, khuyếnkhích trẻ tham gia vào TC tiếp theo Còn đối với giáo viên thì TC luôn là chỉ tiêu

về mức độ thành công khi giải quyết được nhiệm vụ học tập của trẻ

-Đồ chơi là công cụ, là phương tiện để tiến hành TCHT Đồ chơi được giáoviên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của trẻtrong TCHT Đồ chơi tạo điều kiện để mọi trẻ tích cực hành động trực tiếp với đốitượng, vận dụng nhiều giác quan cùng một lúc để tri giác đối tượng, làm giàu thêm

tư liệu cảm tính về đối tượng Do vậy, đồ chơi là vậy chất, là chỗ dựa bên ngoàicho hoạt động bên trong của trẻ Nó thúc đẩy đứa trẻ liên kết thành nhóm cùngnhau để phối hợp hành động để thực hiện nội dung chơi Đồ chơi giúp cho quátrình nhập tâm của trẻ được dễ dàng và do vậy, những kĩ năng của trẻ được hoànthiện và phát triển

Đồ chơi còn tạo điều kiện cho những hành động phối hợp giữa mặt và cácvận động, làm phát triển sự phân tích thị giác dựa trên cơ sở so sánh sự giống nhau

và khác nhau giữa các đối tượng, giúp trẻ nhận biết được chính xác về các đối

Trang 35

tượng trong quá trình khám phá thế giới xung quanh Đồ chơi còn để lại cho trẻnhững cảm xúc, sự hứng thú và ấn tượng sâu sắc về TC.

Tóm lại: TCHT là phương tiện giáo dục quan trọng giúp trẻ phát triển toàndiện, nó có ý nghĩa giáo dục to lớn Nó không chỉ tác động trực tiếp đến việc nhậnbiết biểu tượng, tri thức mới đồng thời củng cố biểu tượng, tri thức cũ mà trongquá trình chơi trẻ con huy động nhiều thao tác tư duy để giải quyết nhiệm vụ chơinên trí tuệ của trẻ được phát triển Bên cạnh đó, những phẩm chất đạo đức của trẻnhư tính thậ thà, trung thực, đoàn kết…cũng được hình thành TCHT thực sự có ýnghĩa to lớn trong hoạt động độc lập, phát triển nhận thức của trẻ Tôi xin dẫn lờinhà giáo dục học K.Đ.Usinxki để kết luận vấn đề này: “Trò chơi là một hoạt động

tự do của trẻ em và nếu chúng ta so sánh lợi ích của trò chơi, và so sánh các dấuvết nhiều hình, nhiều vẻ do trò chơi để lại trong tâm hồn các em với những kết quảtương tự của việc học tập, thì tất nhiên trò chơi chiếm ưu thế hơn Trò chơi tácđộng toàn diện đến tâm hồn, trí tuệ trẻ em, đến tình cảm và ý chí của trẻ em…, bảnthân trò chơi ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển những năng lực và khuynh hướngcủa trẻ, do đó mà ảnh hưởng đến số phận và tương lai của trẻ em” (2;76)

1.2.2.5.Vai trò của TCHT đối với việc rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi

Qua những nghiên cứu nêu trên chúng ta thấy rằng TCHT có vai trò rất lớnđối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ nóichung và sự phát triển KNSS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng Sở dĩ TCHT cóđược vai trò như vậy bởi vì:

-Trong TCHT, nhiệm vụ nhận thức được do giáo viên đặt ra Vì vậy, giáoviên dễ dàng đưa các nhiệm vụ so sánh vào trong TC, rèn luyện KNSS cho trẻ Trẻđược rèn luyện KNSS nhưng không biết mình “phải học” mà trẻ cảm thấy mìnhđang được chơi nên nhiệm vụ so sánh trở nên nhẹ nhàng đối với trẻ

Trang 36

-TCHT tuy đơn giản nhưng đa dạng về thể loại, hình thức chơi, cách chơi tạo

cơ hội cho trẻ được rèn luyện KNSS dưới nhiều hình thức, nhiều tình huống chơikhác nhau nên KNSS của trẻ sẽ tốt hơn

-TCHT được tổ chức cho trẻ chơi ngay từ lứa tuổi nhà trẻ, vì vậy đối với trẻ5-6 tuổi thì TCHT đã trở nên quen thuộc Cho nên, giáo viên rất dễ dàng để tổ chứcTCHT cho trẻ chơi

-TCHT cũng như các loại TC khác đều có sức hấp dẫn, cuốn hút trẻ, lôi cuốntrẻ tham gia vào trò chơi Trẻ chơi với niềm say mê, hứng thú, tích cực hoạt độngnên những gì mà trẻ trải qua trong TC sẽ để lại ấn tượng sâu sắc hơn trong nhậnthức cũng như niềm vui mà trẻ cảm nhận được

-Phương tiện sử dụng để tổ chức TCHT đơn giản, đa dạng, nhiều khi là các

sự vật hiện tượng có ở xung quanh trẻ nên không cần phải chuẩn bị cầu kì Vì vậy,giáo viên có thể tổ chức TCHT ở mọi điều kiện khác nhau

-Kết quả của TC được thể hiện ngay trước mắt trẻ nên kích thích hứng thúcủa trẻ không chỉ ở quá trình chơi mà ở cả kết quả chơi Kết quả chơi là điều trẻluôn cố gắng để đạt được Vì vậy, thông qua kết quả chơi giáo viên nhận biết đượcmức độ phát triển KNSS của trẻ để đặt ra nhiệm vụ mới, kích thích trẻ tiếp tục nỗlực cố gắng để đạt được trong “vùng phát triển gần nhất”

Như vậy, TCHT với những ưu điểm của mình đã thể hiện vai trò quan trọngtrong việc rèn luyện KNSS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, nó thực sự là một phươngtiện giáo dục phù hợp và hiệu quả đối với trẻ mầm non

1.2.2.6.Vị trí của TCHT trong hoạt động khám phá MTXQ

*Khái niệm “hoạt động khám phá MTXQ”

-MTXQ là tất cả những gì bao quanh chúng ta như con người, tự nhiên, các

đồ vật…Hiểu theo nghĩa rộng thì MTXQ là tất cả những sự vật, hiện tượng, conngười trong hành tinh mà chúng ta đang sống Còn hiểu theo nghĩa hẹp là những

Trang 37

điều kiện, hoàn cảnh cụ thể (con người, sự vật, hiện tượng,…) bao quanh một đốitượng cụ thể và có giữa chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau.

Như vậy, MTXQ bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, cácyếu tố trong môi trường luôn luôn có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau

-Khám phá môi trường xung quanh: Theo quan điểm của triết học Mác-Lêninthì con người trong quá trình sinh sống, tồn tại và phát triển luôn luôn tác độngtương tác với môi trường xung quanh làm cải biến môi trường xung quanh Trongquá trình đó con người nhận biết, khám phá ra được những gì tồn tại trong thế giớixung Con người làm thay đổi môi trường xung quanh nhưng cũng đồng thời làmthay đổi nhận thức của chính mình Vì vậy, khám phá là việc tìm ra những điều tồntại trong tự nhiên hay xã hội, các quy luật tự nhiên trong thế giới xung quanh, quan

hệ của các đối tượng trong môi trường xung quanh mà trước đó chúng ta khôngbiết

-Hoạt động khám phá môi trường xung quanh

Theo các nhà tâm lí học hoạt động thì “hoạt đông” là sự tác động qua lại giữachủ thể nhận thức và thế giới khách quan để biến đổi đối tượng, đồng thời tạo ra sựbiến đổi của chính chủ thể nhận thức

Theo các nhà triết học, hoạt động là sự tiêu hao năng lượng, thần kinh, cơ bắpcủa con người trong quá trình tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãnnhu cầu vật chất và tinh thần của con người

Trên cơ sở những quan điểm trên chúng tôi xác định khái niệm “hoạt độngkhám phá MTXQ” là quá trình tác động giữa con người với môi trường xungquanh nhằm tìm ra những quy luật tồn tại và phát triển của các hiện tượng, sự vậtxunh quanh trẻ, đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ

*Đặc điểm của hoạt động khám phá MTXQ

-Hoạt động khám phá MTXQ là một trong những hoạt động đặc thù của trẻ lứa tuổi mầm non Trong hoạt động này trẻ được tìm hiểu, khám phá MTXQ một

Trang 38

cách hệ thống, chính xác và khoa học với nhiều phương pháp, biện pháp và hìnhthức tổ chức khác nhau

-Hoạt động khám phá MTXQ được tổ chức xuất phát từ chính nhu cầu, hứng thú của trẻ Ngay từ tuổi nhà trẻ, trẻ đã có mong muốn tìm hiểu những sự vật, hiện

tượng xung quanh mình Trẻ thích thú khi tìm hiểu về bản thân trẻ, về mọi ngườixung quanh, về các đồ vật, đồ chơi, các hiện tượng trong thế giới khách xungquanh bằng những câu hỏi luôn đặt ra với người lớn như “đây là cái gì” “ai thếmẹ”…Nhu cầu đó của trẻ ngày càng lớn và chúng ta có cảm tưởng trẻ như khôngbao giờ được thỏa mãn khi trẻ liên tiếp đặt câu hỏi cho câu trả lời trước đó Hơnnữa, thế giới xung quanh trẻ luôn luôn biến đổi không ngừng, luôn hấp dẫn, kíchthích trí tò mò ham hiểu biết của trẻ Vì thế, trẻ rất hứng thú với hoạt động này

-Hoạt động khám phá MTXQ là một hoạt động có mục đích rõ ràng.

+ Cung cấp cho trẻ hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết về các

sự vật, hiện tượng gần gũi, quen thuộc xung quanh trẻ Trẻ nhận biết về MTXQ trẻchính là trẻ đã tiếp nhận những khái niệm mới-trẻ có biểu tượng về các sự vật hiệntượng xung quanh trẻ

+Hình thành ở trẻ những năng lực nhận thức và kĩ năng xã hội cần thiết, giúptrẻ tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để có thể giải quyết được các vấn đề đơn giảntrong cuộc sống của chính trẻ

+Giáo dục trẻ có thái độ đúng đắn đối với môi trường xung quanh

-Thế giới xung quanh trẻ luôn luôn biến đổi không ngừng, đa dạng, phongphú nên luôn hấp dẫn, kích thích trí tò mò ham hiểu biết của trẻ Vì thế, trẻ rấthứng thú với hoạt động này Trẻ tham gia với sự chủ động, tích cực trong suốt quátrình hoạt động

-Trẻ khám phá MTXQ với tư duy cảm tính Những gì tác động mạnh mẽ đếncảm xúc, tình cảm của trẻ sẽ để lại ấn tượng sâu sắc hơn Trẻ vẫn bị tình cảm, cảmxúc chi phối nhiều trong quá trình khám phá MTXQ

Trang 39

Như vậy, những đặc điểm của hoạt động khám phá MTXQ cũng là một trongnhững cơ sở lí luận quan trọng để chúng ta tổ chức hoạt động cho trẻ một cách hiệuquả nhất, thỏa mãn được nhu cầu nhận thức của trẻ.

*Cấu trúc của hoạt động khám phá MTXQ

Hoạt động khám phá MTXQ được tổ chức theo một trình tự gồm 3 phần:-Phần mở đầu: Hướng sự chú ý của trẻ đến đối tượng mà trẻ khám phá Giáoviên cần xác định được đâu là điểm hấp dẫn nhất của đối tượng để tạo ra sự hứngthú và sự chú ý của trẻ đối với đối tượng Những yếu tố có thể gây hứng thú với trẻ

là tính xúc cảm, cái mới và nhu cầu sử dụng nó hàng ngày Dựa vào các yếu tố này

mà giáo viên lựa chọn biện pháp cho phù hợp để hướng trẻ đến với đối tượng nhậnthức như câu đố, câu chuyện, trò chơi…

-Phần trọng tâm chính là những tác động của trẻ lên đối tượng nhận thức đểtìm ra những quy luật khách quan, chủ quan tồn tại trong sự vật hiện tượng, tìm ranhững mối liên hệ về sự tồn tại và phát triển của đối tượng Khi tổ chức phần nàygiáo viên cần phải cho trẻ một thời gian nhất định để trẻ tự mình tương tác với đốitượng Những gì trẻ tự khám phá ra bao giờ cũng để lại ấn tượng sâu sắc hơn Sau

đó giáo viên sử dụng các phương pháp khác nhau như đàm thoại, giải thích, thựchành, trò chơi…để giúp trẻ khám phá đối tượng Vì sự chú ý của trẻ chưa bền,không có chủ định nên giáo viên cần thay đổi phương pháp, lựa chọn biện phápthích hợp để duy trì hứng thú và sự chú ý của trẻ, giúp trẻ tích cực hoạt động tronggiai đoạn này

-Phần kết thúc chính là phần củng cố những kiến thức, nhận thức của trẻ vềđối tượng nhận thức Tuy nhiên, để cho phần kết thúc nhẹ nhàng không chứa đựngnội dung nhận thức nặng nề thì giáo viên thường lựa chọn trò chơi, câu đó hoặchành động thực tiễn để trẻ củng cố tri thức Nội dung các hoạt động này phải đảmbảo gắn với nội dung của phần trọng tâm

Trang 40

Mỗi phần trong hoạt động khám phá MTXQ giữ một vai trò nhất định vàphải được thực hiện theo một trình tự nhất định Tuy nhiên, giữa chúng có mốiquan hệ hệ quả với nhau Phần nội dung sau chỉ được thực hiện có hiệu quả khi nộidung trước được thực hiện tốt và có hiệu quả, tạo tiền đề cho phần tiếp theo được

tổ chức một cách thuận lợi Như vậy, để hoạt động khám phá MTXQ có hiệu quảthì giáo viên cần nắm được đặc thù của từng phần và lựa chọn phương pháp tổchức thích hợp, giúp trẻ khám phá MXQT một cách hiệu quả nhất

*Vai trò của TCHT trong hoạt động khám phá MTXQ

Theo A.P.Uxôva thì TCHT có hai chức năng: cung cấp tri thức mới cho trẻ

và chức năng hoàn thiện, củng cố những tri thức, kĩ năng mà trẻ nắm được trongcác giờ học Trong hoạt động khám phá MTXQ thì cả hai chức năng này đều rấtcần thiết, trẻ cần được cung cấp tri thức mới đồng thời cần được hoàn thiện, củng

cố những tri thức đã học Như vậy, TCHT có thể được sử dụng ở phần trọng tâm

để cung cấp tri thức mới cho trẻ hoặc sử dụng ở phần kết thúc để củng cố tri thức,

kĩ năng cho trẻ, giúp trẻ có cơ hội vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào các hoạtđộng thực tiễn Bên cạnh đó, TCHT quy định rõ nhiệm vụ nhận thức, luật chơi,hành động chơi nên được sử dụng nhiều trong hoạt động khám phá MTXQ Chính

vì vậy, TCHT có một vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ khám phá MTXQ, tạođiều kiện cho trẻ phát triển nhận thức nhưng vẫn thỏa mãn nhu cầu vui chơi củatrẻ

1.3.Cơ sở thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng TCHT trong hoạt động khám phá MTXQ nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non hiện nay.

Để có cơ sở thực tiễn cho việc thiết kế các TCHT nhằm rèn luyện kĩ năng sosánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng việc thiết

kế và sử dụng TCHT trong hoạt động khám phá MTXQ Đồng thời tiến hành khảo

Ngày đăng: 29/08/2016, 15:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1.Mức độ phát triển KNSS của trẻ MG 5-6 tuổi (tính theo %) - Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi
Bảng 2.1. Mức độ phát triển KNSS của trẻ MG 5-6 tuổi (tính theo %) (Trang 53)
Bảng 2.1.Hệ thống TCHT nhằm rèn luyện KNSS cho trẻ mẫu giáo cho chủ đề “Thực vật” - Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi
Bảng 2.1. Hệ thống TCHT nhằm rèn luyện KNSS cho trẻ mẫu giáo cho chủ đề “Thực vật” (Trang 67)
Bảng 3.3. Kết quả mức độ PTKNSS của trẻ 5-6 tuổi  trường MN Ánh Sao, MN Hà Nội-Thăng Long lớp TN và ĐC sau TN.(tính theo %) - Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi
Bảng 3.3. Kết quả mức độ PTKNSS của trẻ 5-6 tuổi trường MN Ánh Sao, MN Hà Nội-Thăng Long lớp TN và ĐC sau TN.(tính theo %) (Trang 91)
Bảng 3.4. Kết quả mức độ PTKNSS của trẻ 5-6 tuổi trường MN Ánh Sao, MN Hà Nội-Thăng Long lớp TN và ĐC sau TN.(tính theo BT đánh giá) - Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi
Bảng 3.4. Kết quả mức độ PTKNSS của trẻ 5-6 tuổi trường MN Ánh Sao, MN Hà Nội-Thăng Long lớp TN và ĐC sau TN.(tính theo BT đánh giá) (Trang 93)
Bảng 3.5.So sánh mức độ PTKNSS của trẻ 5-6 tuổi  trường MN Ánh Sao, MN Hà Nội-Thăng Long lớp TN và ĐC trước và sau TN(theo BT đánh giá) - Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi
Bảng 3.5. So sánh mức độ PTKNSS của trẻ 5-6 tuổi trường MN Ánh Sao, MN Hà Nội-Thăng Long lớp TN và ĐC trước và sau TN(theo BT đánh giá) (Trang 95)
Bảng 3.6. Kết quả mức độ PTKNSS của trẻ lớp ĐC trước và sau  TN (tính theo %). - Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi
Bảng 3.6. Kết quả mức độ PTKNSS của trẻ lớp ĐC trước và sau TN (tính theo %) (Trang 96)
Bảng 3.7. Kết quả mức độ PTKNSS của trẻ lớp ĐC trước và sau TN (tính theo BT đánh giá). - Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi
Bảng 3.7. Kết quả mức độ PTKNSS của trẻ lớp ĐC trước và sau TN (tính theo BT đánh giá) (Trang 97)
Bảng 3.8. Kết quả mức độ PTKNSS của trẻ lớp TN trước và sau TN - Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi
Bảng 3.8. Kết quả mức độ PTKNSS của trẻ lớp TN trước và sau TN (Trang 99)
Bảng 3.9. Kết quả mức độ PTKNSS của trẻ lớp TN trước và sau TN (tính theo BT đánh giá). - Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi
Bảng 3.9. Kết quả mức độ PTKNSS của trẻ lớp TN trước và sau TN (tính theo BT đánh giá) (Trang 100)
Bảng kiểm định trung bình một mẫu của cả hai trường cho thấy, giá trị  Sig. - Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi
Bảng ki ểm định trung bình một mẫu của cả hai trường cho thấy, giá trị Sig (Trang 110)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w