MỤC LỤC
Tuy nhiên để khắc phục hạn chế của kiểu so sánh ở mức độ sơ khai, trước khi cho trẻ so sánh giáo viên cần hướng dẫn trẻ phân tích đặc điểm riêng của từng đối tượng, trên cơ sở đó trẻ nhận ra được các dấu hiệu so sánh, tránh bỏ sót các đặc điểm cần so sánh giữa các đối tượng thì hoạt động so sánh của trẻ mới có hiệu quả. Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về TCHT nhưng tất cả đều cho rằng trong TC trẻ giải quyết nhiệm vụ nhận thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái, giúp cho trẻ dễ dàng vượt qua những khó khăn nhất định vì trẻ tiếp nhận nhiệm vụ nhận thức như một nhiệm vụ chơi, góp phần phát triển tối ưu những năng lực trí tuệ của trẻ. -Nhiệm vụ chơi hay chính là nhiệm vụ nhận thức, nhiệm vụ học tập nhằm đảm bảo nhiệm vụ phát triển các giác quan hay phát triển một phẩm chất tâm lý nào đó ( tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ,…) hay giúp trẻ tiếp nhận những điều mới mẻ một cách nhẹ nhàng bởi nhiệm vụ nhận thức không được đặt ra một cách trực tiếp và công khai trước trẻ.
Đánh giá mức độ hình thành KNSS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non hiện nay, lấy đó làm cơ sở thực tiễn cho việc thiết kế hệ thống TCHT nhằm nâng cao hiệu quả của việc rèn luyện KNSS cho trẻ. Việc khảo sát được tiến hành trên 80 trẻ mẫu giáo lớn của hai trường mầm non Ánh Sao-Cầu Giấy và trường mầm non Hà Nội Thăng Long-Hà Đông-Hà Nội. Đánh giá KNSS của trẻ thể hiện ở hai khía cạnh: so sánh sự giống nhau và khác nhau của các đối tượng so sánh trong ba bài tập khảo sát mức độ phát triển KNSS.
Trẻ nhận biết được dấu hiệu so sánh ở các đối tượng cần so sánh, biết sử dụng các giác quan, thao tác đối chiếu phù hợp với nhiệm vụ so sánh và giải thích được hành động đã thực hiện (5 điểm). Trẻ nhận biết được dấu hiệu so sánh ở các đối tượng cần so sánh, biết sử dụng các giác quan, thao tác đối chiếu phù hợp với nhiệm vụ so sánh và giải thích được hành động đã thực hiện (5 điểm). *Mức độ khá (7-<9điểm): Trẻ nhận ra được dấu hiệu cần so sánh, biết sử dụng giác quan, thao tác đối chiếu chính xác để so sánh.
*Mức độ trung bình (5-<7điểm): Trẻ nhận ra được dấu hiệu cần so sánh nhưng lúng túng trong việc lựa chọn thao tác đối chiếu để so sánh. Trẻ xác định được điểm khác biệt nhưng khó khăn khi tìm điểm chung giữa hai đối tượng và chưa giải thích được hành động đã thực hiện. *Mức độ kém (<5điểm): Trẻ gặp khó khăn trong việc tìm ra dấu hiệu cần so sánh, không biết lựa chọn giác quan, thao tác đối chiếu để so sánh.
- Xây dựng các bài tập đo mức độ phát triển KNSS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, cho trẻ thực hiện và đánh giá theo tiêu chí đã xác định.
Bên cạnh một số trẻ tỏ ra có kĩ năng tốt hơn so với các bạn, kĩ năng so sánh tương đối tốt khi nhận biết được dấu hiệu so sánh, biết lựa chọn giác quan, thao tác đối chiếu để thực hiện hành động so sánh và thực hiện được nhiệm vụ so sánh đề ra thì vẫn còn nhiều trẻ chưa có kĩ năng so sánh. Như vậy, nhìn chung thực trạng mức độ phát triển KNSS của trẻ 5-6 tuổi như trên cho thấy yêu cầu cấp thiết của việc thiết kế và sử dụng các TC để hoàn thiện kĩ năng so sánh của trẻ trong hoạt động khám phá MTXQ nói riêng và trong sự phát triển trí tuệ của trẻ nói chung. Vì thế trò chơi phải giúp trẻ phát triển khả năng lựa chọn giác quan phù hợp với nhiệm vụ so sánh, giúp trẻ biết vận dụng những kĩ năng và kinh nghiệm đã có để tiến hành thực hiện được nhiệm vụ nhận thức thể hiện ở nhiệm vụ chơi, thông qua việc thực hiện hành động chơi và tuân theo luật chơi một cách chính xác và hiệu quả.
TCHT được thiết kế không chỉ đảm bảo tính các quy luật phát triển tâm-sinh lý của trẻ mà còn phải đảm bảo tính phát triển của kĩ năng so sánh từ đặc điểm, hình dạng cấu tạo bên ngoài đến bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng, đảm bảo tính phát triển của kĩ năng so sánh từ sử dụng các giác quan, kĩ năng đơn lẻ đến việc lựa chọn và phối hợp các giác quan, kĩ năng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ so sánh. Các trò chơi phải phù hợp với đặc điểm cá nhân (nhu cầu, xúc cảm, tình cảm, mức độ phát triển của trẻ…) để trẻ tích cực chủ động tham gia vào trò chơi, giúp trẻ có cơ hội vận dụng vốn kiến thức, kinh nghiệm của mình để giải quyết nhiệm vụ chơi một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn, giúp trẻ luôn háo hức tham gia vào trò chơi. Tuy nhiên, trong các TCHT nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thì các vận động di chuyển nhiều sẽ gây khó khăn cho quá trình thực hiện thao tác so sánh của trẻ bởi vì trẻ cần có sự tri giác tốt cũng như cần vận dụng các giác quan để nhận biết đối tượng cần so sánh.
Tuy nhiên, trong hoạt động khám phá MTXQ trẻ vẫn được tiếp xúc với vật thật nhưng nếu thực hiện các bài tập mang tính chất củng cố biểu tượng và rèn luyện kĩ năng so sánh thì có thể sử dụng phương tiện như tranh ảnh hoặc mô hình vì lúc này biểu tượng cụ thể của trẻ về các sự vật, hiện tượng ở môi trường xung quanh đã bắt đầu hình thành. Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ có rất nhiều hoạt động khác nhau, mỗi hoạt động có đặc trưng và ưu thế riêng, vì vậy giáo viên cần lựa chọn TC thích hợp để đưa vào sử dụng nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng của trò chơi đã được thiết kế đồng thời giúp trẻ có cơ hội được rèn luyện KNSS ở những thời điểm thuận lợi. - Bố trí tạo không gian cho trẻ hoạt động: Các TCHT nhằm rèn luyện KNSS cho trẻ có thể được tổ chức trong lớp hoặc ngoài trời tùy vào tính chất, nội dung hoạt động khám phá MTXQ của trẻ, phụ thuộc vào tính chất của TCHT là TC tĩnh, vận động nhẹ nhàng hay TC có sự vận động mạnh, sôi nổi…Nhưng TC dù được tổ chức trong lớp hay ngoài trời đều cần phải đủ rộng, thuận tiện, đảm bảo và có thể chia thành các góc chơi nhỏ để trẻ có thể chơi theo nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu riêng của trẻ.
*Các hình thức chơi phụ thuộc vào nhiệm vụ so sánh, nội dung và tính chất của hoạt động khám phá MTXQ, đồ chơi, hành động chơi, khả năng chơi của trẻ, số lượng trẻ chơi…Việc xác định được hình thức chơi theo nhóm nhỏ, nhóm lớn, cả lớp phù hợp sẽ góp phần phát huy hiệu quả sử dụng TC. Chẳng hạn với TC được tổ chức nhiều lần nhưng trẻ vẫn hứng thú hay nhiệm vụ nhận thức của trẻ trong TC chưa được thực hiện thành thạo thì giáo viên có thể tăng số lần lặp lại nhưng với các mức độ yêu cầu khác nhau với sự thay đổi về nhiệm vụ chơi, luật chơi, đồ chơi…để tăng độ khó, tạo ra một diện mạo mới và sức hấp dẫn mới cho TC. Trong khi trẻ chơi cụ quan sỏt, theo dừi trẻ thực hiện cỏc yếu tố của TC như nhiệm vụ nhận thức, hành động chơi, luật chơi…để đánh giá được sau mỗi lần chơi trẻ có thực hiện đúng luật chơi hay không, hành động chơi có chính xác không cũng như mức độ hứng thú của trẻ đối với TC…Trên cơ sở đó giáo viên điều chỉnh tốc độ của TC, điều chỉnh đồ chơi…và đưa ra quyết định xem có tiếp tục tổ chức TC hay không, nếu chơi tiếp thì cần điều chỉnh mức độ chơi như thế nào và bổ sung thêm yếu tố nào để TC hấp dẫn.
1.Cách thức thiết kế và sử dụng TCHT nhằm rèn luyện KNSS cho trẻ MG 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá MTXQ được chúng tôi xây dựng trên cơ sở lí luận và thực tiễn, có sự kế thừa và bổ sung những thành tựu nghiên cứu về cách thức thiết kế và sử dụng TCHT cho trẻ trên thế giới và ở Việt Nam. 2.Trên cơ sở các nguyên tắc của việc thiết kế TCHT nhằm rèn luyện KNSS cho trẻ MG 5-6 tuổi nêu trên,một hệ thống TC đã được thiết kế gắn liền với nhiệm vụ khám phá MTXQ của trẻ, giúp giáo viên có nhiều cơ hội lựa chọn TC phù hợp nội dung khám phá MTXQ, đồng thời góp phần phát triển KNSS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.