1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp tác xã

52 1,3K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 281 KB

Nội dung

Sự phát triển kinh tế là một yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển xã hội, nó quyết định sự bền vững và giàu mạnh của một quốc gia, sự tồn vong của nền chính trị

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sự phát triển kinh tế là một yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển xãhội, nó quyết định sự bền vững và giàu mạnh của một quốc gia, sự tồn vong củanền chính trị Khi một quốc gia có một nền kinh tế phát triển mạnh thì sẽ thúc đẩy

cả hệ thống chính trị phát triển Đối với Việt Nam của chúng ta, là một nước đangphát triển, bên cạnh đó xuất phát điểm của Việt Nam là một nước nông nghiệp lạchậu, nên gặp rất nhiều khó khăn, chính vì lẽ đó việc phát triển kinh tế là không thểxem nhẹ Trong khi đó, quá trình hội nhập kinh tế thế giới, các nước đòi hỏi ViệtNam phải có một nền kinh tế thị trường, cho nên, việc cấp thiết mà Nhà nước tacần làm ngay là tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, từng bước xóa bỏ độcquyền Nhà nước trên nhiều lĩnh vực, xây dựng một nền pháp lý minh bạch, hợp lý

để từ đó tạo điều kiện cho các nền kinh tế phát triển về quy mô, cũng như tiềm lực

về tài chính “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chu nghĩa Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân,

sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”[1] Chính vì vậy, nên hợp tác xã sẽ đóng một vai trò quan trọng trong phát

triền kinh tế của đất nước

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, tạo điều kiện bằngnhiều chủ trương, đường lối, chính sách để tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển,phù hợp với điều kiện tình hình mới Tuy nhiên, việc áp dụng, thực thi các chínhsách của Đảng, Nhà nước về hợp tác xã còn gặp nhiều khó khăn Hiệu quả về mặtkinh tế của hợp tác xã trong thời gian qua mang lại chưa cao, năng lực cạnh tranhcủa hợp tác xã so với các loại hình doanh nghiệp còn hạn chế, nhiều hợp tác xãlàm ăn còn kém hiệu quả Mặt khác, nền pháp lý về hợp tác xã vẫn còn nhiều bấtcập, vướng mắc chưa được tháo gỡ Hiện nay, chúng ta đã từng bước hoàn thiện

hệ thống pháp lý về hợp tác xã (Luật hợp tác xã năm 2003) và Chính phủ cũng đã

có nhiều văn bản đề ra những chính sách, hoạch định đường lối phát triển thànhphần kinh tế này Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và

Trang 2

hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hợp tác xã phát triển một cáchtương xứng với vị trí mà Đảng và Nhà nước ta định ra.

Thêm vào đó, do bản thân xuất thân trong một gia đình nông dân, chuyêncanh tác lúa nước với quy mô nhỏ và thấy được tầm quan trọng của mô hình kinh

tế hợp tác xã rất gần gủi với người nông dân, tạo điều kiện cho gia đình và bảnthân có một cái nhìn mới về hợp tác xã thời hiện đại Từ những yêu cầu đó, đã

thúc đẩy tôi chọn đề tài “Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp tác xã”.

và kinh doanh hợp tác xã Để từ đó, có cái nhìn tổng quan và đề ra các giải phápphát triển kinh tế hợp tác xã

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu Niên luận do thu thập nhiều nguồn tài liệukhác nhau, nên sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phươngpháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, so sánh vàphân tích luật viết

5 Bố cục

Bố cục đề tài niên luận “Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp tácxã” gồm ba phần:

Trang 3

- Phần mở đầu

- Phần nộidung

+ Chương 1: Khái quát chung về hợp tác xã

+ Chương 2: Những quy định của pháp luật hiện hành về hợp tác xã

Ở Việt Nam, kinh tế hợp tác, hợp tác xã chính thức được Đảng và Nhànước quan tâm và phát triển từ rất sớm Bắt đầu phát triển từ khi đất nước được

Trang 4

giành độc lập (1945), đưa nhân dân ta thoát khỏi cảnh áp bức, nô lệ của thực dân

đế quốc Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển phong trào kinh tế hợptác xã được hình thành và phát triển có khác nhau Quá trình hình thành và pháttriển kinh tế hợp tác xã ở nước ta có thể sơ lược như sau[2]:

Giai đoạn trước hòa bình lập lại ở Miền Bắc (1954): Giai đoàn này các

hợp tác xã tổ chức với mô hình đơn giản, trình độ thấp, hợp tác xã được hình thànhtrong giai đoạn này chủ yếu ở vùng căn cứ cách mạng Việt Bắc Ngày 08/3/1948,

từ một lô sản xuất chai lọ và ống tiêm cho ngành y tế phục vụ cho yêu cầu khángchiến ở vùng ATK (vùng an toàn khu ở Thái Nguyên), hợp tác xã Thủy tinh Dânchủ được thành lập Mặc dù mới ra đời, năng lực hạn chế, nhưng đây là cột mốc đểxây dựng và phát triển kinh tế hợp tác xã sau này

Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975: Đây là giai đoạn khó khăn của

Việt Nam, vừa xây dựng phát triển kinh tế Miền Bắc, vừa chi viện giải phóngMiền Nam thông nhất đất nước

Tại Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (khóa II)tháng 8/1955 đã đề ra chủ trương xây dựng thí điểm một số hợp tác xã nôngnghiệp Trong 3 năm thực hiện thí điểm, chúng ta xây dựng được 45 hợp tác xã vàtrên 100.000 tổ đổi công Đến tháng 4/1959, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 16(khóa II) đã quyết định chính thức đường lối, phương châm, chính sách hợp táchóa nông nghiệp và Trung ương đã triệu tập nhiều hội nghị nhằm thúc đẩy phongtrào hợp tác hóa Đến cuối năm 1960, đại bộ phận nông dân ở Miền Bắc đã thamgia hợp tác xã bậc thấp Năm 1961, Nhà nước công bố điều lệ hợp tác xã côngnghiệp Việt Nam làm căn cứ thống nhất để củng cố tổ chức và cải tiến quản lý hợptác xã Sau năm 1972, tình hình kinh tế của các hợp tác xã nhìn chung còn rấtnhiều khó khăn, do thiếu hẳn về con người và vật chất

Giai đoạn từ năm 1976 đến trước khi Luật hợp tác xã năm 1996:

Giai đoạn này có thể coi là thời kỳ khó khăn nhất trong quá trình phát triển

hợp tác xã ở nước ta; số lượng hợp tác xã bị giảm mạnh, từ 73.490 hợp tác xã năm

1987 đến năm 1996 giảm xuống còn 18.607 hợp tác xã Mặt khác, sự giúp đỡ củaNhà nước cho kinh tế hợp tác, hợp tác xã cũng thiếu kịp thời và không theo kịp

Trang 5

tình hình phát triển, nên tình hình phát triển loại hình kinh tế hợp tác xã thời kỳnày là hết sức khó khăn.

Giai đoạn khi có Luật hợp tác xã năm 1996 đến trước khi có Luật hợp tác xã năm 2003:

Năm 1996 Quốc hội đã thông qua Luật hợp tác xã và có hiệu lực kể từ

ngày 01/01/1997 Luật hợp tác xã năm 1996 ra đời tạo hành lang pháp lý cho cáchợp tác xã hoạt động trong điều kiện kinh tế mới của cơ chế thị trường Để chỉ đạoquá trình thực thi Luật hợp tác xã, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 68-CT/TW, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định thi hành Luật hợp tác xã: Nghịđịnh 02 quy định về chức năng quản lý Nhà nước đối với hợp tác xã, Nghị định 15quy định về các chính sách ưu tiên đối với hợp tác xã, Nghị định 16 quy định vềchuyển đổi hợp tác xã cũ theo Luật Đây là lần đầu tiên chúng ta có một hệ thốngpháp luật khá hoàn chỉnh về hợp tác xã, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạtđộng của hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đếnthời điểm năm 2000, có tổng số 11.791 hợp tác xã đang hoạt động theo Luật

Ngày 18/3/2003 Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 5 khóa IX ra Nghịquyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tếtập thể Sau hơn một năm triển khai đã có hơn 100.000 tổ hợp tác và hơn 1.000hợp tác xã mới ra đời Chỉ riêng năm 2003 thành lập mới được 1.034 hợp tác xã.Nhiều chính sách quy định, phát triển về kinh tế hợp tác, hợp tác xã tiếp tục banhành và sửa đổi tạo tiền đề cho việc ban hành Luật hợp tác xã mới, hoàn thiện hơn

Giai đoạn từ khi có Luật hợp tác xã năm 2003 đến nay:

Ngày 26/11/2003, tại kỳ hợp thứ 4, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật

hợp tác xã năm 2003 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2004 Luật hợp tác xãnăm 2003 ra đời trên tinh thần kế thừa và bổ sung Luật tác xã năm 1996 tạo điềukiện cho khinh tế hợp tác xã phát triển tốt trong điều kiện tình hình mới như ngàynay Sau khi Luật hợp tác xã được ban hành, Chính phủ ban hành nhiều Nghị định

và các Bộ ban hành nhiều thông tư hướng dẫn đảm bảo Luật được thi hành mộtcách đồng bộ Đây là cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh thúc đẩy hợp tác xã pháttriển xứng tầm với vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân

Trang 6

Đến giữa năm 2008, ước tính kinh tế tập thể có 17.977 hợp tác xã, liên hợptác xã và 350.000 tổ hợp tác Hiện nay, kinh tế hợp tác xã không ngừng tăng lên về

số lượng cũng như chất lượng, kinh tế hợp tác xã đã góp phần nhiều vào sản phẩmquốc nội, góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, tăng thu nhập cho xã viên vàngười lao động, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội

1.2 Bản chất của hợp tác xã

Bản chất hợp tác xã và nhận thức đúng đắn bản chất hợp tác xã là vấn đềđặc biệt quan trọng Lý luận về hợp tác xã ở nước ta hiện nay đã có bước pháttriển cơ bản so với giai đoạn trước đổi mới, thể hiện thông qua các quan điểm, chủtrương của Đảng làm nền tảng cho việc ban hành khung khổ thể chế mới cho hợptác xã kiểu mới ra đời và phát triển Luật hợp tác xã năm 2003 ra đời tạo điều kiệnphát triển mới về chất cho hợp tác xã, đóng góp ngày càng quan trọng trong việcphát triển kinh tế - xã hội đất nước

Giải thích về bản chất hợp tác xã, Bác viết: Nếu chúng ta đứng riêng ra, thì sức nhỏ, mà làm không nên việc Thí dụ mỗi người mang một cái cột, một tấm tranh ở riêng mỗi người một nơi, thì lều chẳng ra lều, nhà chẳng ra nhà Nhóm những cột ấy, tranh ấy, sức ấy, làm ra một cái nhà rộng rãi bề thế rồi anh em ở chung với nhau ấy là hợp tác Lại thí dụ 10 người muốn ăn cơm, mỗi người một nồi, nấu riêng một bếp, nấu rồi ăn riêng; ăn rồi ai nấy dọn dẹp riêng của người nấy, thế thì mất bao nhiêu củi, nước, công phu và thì giờ Hợp tác xã là “góp gạo thổi cơm chung” cho khỏi hao của, tốn công, lại có phần nhiều vui vẻ.

Qua thực tiễn phát triển hợp tác xã ở nước ta, có nhiều cái nhìn về bản chấthợp tác xã còn thiển cận, nhận thức của nhiều người về hợp tác xã chưa rõ ràng,chưa thống nhất, thậm chí còn lệch lạc, khi cho rằng hợp tác xã là một số cá nhân,góp vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thịtrường kết hợp với một số nguyên tắc hợp tác xã như tham gia tự nguyện, quản lýdân chủ, … Quan niệm về hợp tác xã như vậy thực chất là mang tính chủ quan duy

ý chí, áp đặt, sẽ làm cho hợp tác xã trở nên hình thức, phát triển không bền vững

Ngày nay, bản chất hợp tác xã đã được thể hiện khá sinh động “Hợp tác xã

là hiệp hội hay là tổ chức tự chủ của cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện

Trang 7

nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một doanh nghiệp được sở hữu chung và được kiểm soát một cách dân chủ”

Suy cho cùng, hạt nhân bản chất của hợp tác xã là: đồng sở hữu, đồng sửdụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã hoặc đồng là người lao động trong hợp tácxã

1.3 Vai trò và giá trị của hợp tác xã

Như Đảng và Nhà nước ta khẳng định: Xây dựng nền kinh tế nhiều thànhphần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Trong đó, lấy nền kinh tếNhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân Chính vìvậy, hợp tác xã là thể chế không thể thiếu được góp phần vào sự phát triển đấtnước hài hòa trên tất các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội Mặt khác,hợp tác xã còn góp phần thúc đẩy kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân, cá thể ở cảvùng nông thôn và thành thị

Ngày nay, ở Việt Nam số lượng hợp tác xã không ngừng tăng lên về sốlượng cũng như chất lượng, càng nhiều người tham gia vào hợp tác xã, góp phầntạo ra một lượng sản phẩm lớn phục vụ cho xã hội, nâng cao đời sống xã viên vàcộng đồng, hỗ trợ kinh tế hộ phát triển, giải quyết việc làm, qua đó góp phần pháttriển kinh tế của đất nước

Trong quá trình hình thành và phát triển hợp tác xã, các thành viên hợp tác

xã nhận thức ngày càng sâu sắc hơn vai trò và lợi ích của hợp tác xã mang lại và từ

đó lan tỏa vào cộng đồng xã hội, nhất là hiện nay ngày càng nhiều người tham giavào hợp tác xã, từ đó tạo nên giá trị văn hóa cao đẹp của hợp tác xã

Giá trị mà hợp tác xã mang lại bao gồm: Tự giúp đỡ; Tự chịu trách nhiệm;Dân chủ; Công bằng; Bình đẳng; Đoàn kế

Ngoài ra, hợp tác xã còn mang những giá trị đạo đức như: tính trung thực,

sự cởi mở, trách nhiệm xã hội và sự quan tâm đến cộng đồng

Trang 8

1.4 Khái niệm hợp tác xã, đặc điểm hợp tác xã

1.4.1 Khái niệm hợp tác xã

Khái niệm hợp tác xã là một nội dung rất quan trọng, vì nó xác định bản

chất của hợp tác xã và làm căn cứ cho toàn bộ nội dung pháp lý của pháp luật vềhợp tác xã

Ngày 23 tháng 9 năm 1945, Đại hội liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA) lầnthứ 31 tổ chức tại Manchester – Vương quốc Anh đã định nghĩa về hợp tác xã như

sau: “Hợp tác xã là hiệp hội hay là tổ chức tự chủ của cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế,

xã hội và văn hóa thông qua một tổ chức kinh tế cùng nhau làm chủ chung và kiểm tra dân chủ” [3]

Trong bản khuyến nghị phát triển hợp tác xã của Tổ chức lao động quốc tế(ILO) được thông qua tại kỳ hợp thứ 90, diễn ra và tháng 6 năm 2002 tại Geneve –

Thụy Sỹ định nghĩa về hợp tác xã: “Hợp tác xã là một tổ chức tự chủ của những người tình nguyện liên kết lại với nhau nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn về kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua việc thành lập một doanh nghiệp sở hữu tập thể, góp vốn bình đẳng, chấp nhận việc chia sẽ lợi ích và rủi ro, với sự tham gia tích cực của các thành viên trong điều hành và quản lý dân chủ”[4].

Nhiều nước trên thế giới cũng đưa ra định nghĩa hợp tác xã cho phù hợp vớiđiều kiện nước mình Ở Việt Nam, căn cứ vào tình hình, đặc điểm kinh tế - xã hộicủa đất nước và kế thừa những quy định của Luật hợp tác xã năm 1996 Nước ta

định nghĩa về hợp tác xã như sau: “Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể do cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện

có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vị vốn

Trang 9

điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật”[5]

Luật hợp tác xã năm 2003 đã kế thừa quy định của Luật hợp tác xã năm

1996, tiếp tục khẳng định vai trò của kinh tế hợp tác xã, là một tổ chức kinh tếmang tính cộng đồng và xã hội sâu sắc Việc thành lập nên hợp tác xã dựa trên nhucầu, lợi ích chung của các thành viên nhằm phát huy sức mạnh tập thể, cùng giúpnhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất cho xã viên

và góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước

So với Luật hợp tác xã năm 1996, thì ở Luật hợp tác xã năm 2003 đã mởrộng hơn về đối tượng tham gia hợp tác xã đó là cá nhân, hộ gia đình và phápnhân Điều này cũng tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác xã phát triển về số lượng và

mở rộng thêm nguồn vốn đầu tư, tham gia vào hợp tác xã

1.4.2 Đặc điểm hợp tác xã

- Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế, hoạt động như một loại hình doanhnghiệp: Là một tổ chức kinh tế, các hợp tác xã được thành lập để tiến hànhcác hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Lợi nhuận và mục tiêu quan trọngnhất trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ như tất cả các loại hìnhdoanh nghiệp khác

Việc xác định hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tạo điều kiện cho hợp tác

xã bình đẳng trước pháp luật với các loại hình doanh nghiệp khác và đảm bảoquyền lợi vật chất chính đáng của các thành viên hợp tác xã

- Mỗi hợp tác xã có số lượng thành viên từ bảy người trở lên:

Số lượng thành viên tham gia hợp tác xã là một yếu tố quan trọng, ảnhhưởng lớn đến quy mô tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã.Việc quy định về số lượng thành viên và cơ cấu thành viên của hợp tác xã là mộttrong những tiêu chí để phân biệt hợp tác xã với các loại hình doanh nghiệp khác

Trang 10

- Các thành viên của hợp tác xã cùng góp tài sản, công sức, cùng hưởng lợi

và cùng chịu trách nhiệm:

Pháp luật quy định khá chặc chẽ giữa các thành viên khi tham gia hợp tác

xã Mối qua hệ giữa các thành viên được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện,bình đẳng, tương trợ lẫn nhau và cùng hưởng lợi Các thành viên cùng sản xuất,

cùng kinh doanh, cùng làm các dịch vụ và phân phối lợi nhận theo nguyên tắc “lời

ăn, lỗ chịu” Các thành viên trong hợp tác xã được Nhà nước đảm bảo quyền tự

chủ trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, nhưng pháp luật cũng yêu cầu họ phải

tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình

1.5 Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã

Nguyên tắc và hoạt động của hợp tác xã là những khuôn khổ pháp lý để xâydựng các văn bản pháp luật về tổ chức quản lý và hoạt động của các hợp tác xã

Nó còn là tiêu chí để phân biệt các hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc cácthành phần kinh tế khác

Căn cứ vào nền tảng Chủ nghĩa Mác – Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh vềhợp tác xã, đồng thời, tiếp thu kinh nghiệm phát triển phong trào hợp tác xã quốc

tế và kế thừa những quy định của Luật hợp tác xã năm 1996, Luật hợp tác xã năm

2003 quy định nguyên tắc và tổ chức hoạt động của hợp tác xã như sau:

1.5.1 Nguyên tắc tự nguyện[6]

Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể do các xã viên tự nguyện tham giamong muốn sử dụng dịch vụ hợp tác xã, sẵn sàng chấp nhận các nghĩa vụ thànhviên hợp tác xã, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo nếu đủ điều kiệntheo luật định Theo đó, không ai, không tổ chức nào có thể ép người dân tham giahợp tác xã

Hợp tác xã phải thực hiện nguyên tắc “tự nguyện” như là nguyên tắc đầutiên của hợp tác xã Mặc dù về nguyên tắc, việc tham gia hợp tác xã là có lợi hơnhoạt động đơn lẻ, nhưng xã viên tham gia hợp tác xã phải dựa trên cơ sở tựnguyện, không chịu bất kỳ áp buộc nào Chính vì lẽ đó, Luật hợp tác xã năm 2003

Trang 11

quy định: “Tự nguyện: mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân đủ điều kiện theo quy định của Luật này, tán thành điều lệ hợp tác xã đều có quyền gia nhập hợp tác xã;

xã viên hợp tác xã có quyền ra hợp tác xã theo Điều lệ hợp tác xã”.

Theo đó, bên cạnh việc tự nguyện gia nhập hợp tác xã của các xã viên, hợptác xã không giới hạn việc kết nạp thêm xã viên mới, đồng thời, xã viên hợp tác xãcũng có quyền rời khỏi hợp tác xã theo quy định Điều lệ hợp tác xã nếu xét thậyhợp tác xã không mang lại lợi ích cho mình

1.5.2 Nguyên tắc dân chủ, bình đẳng va công khai[7]

Đây là nguyên tắc khá quan trọng để thể hiện ý tưởng và nguồn gốc hình

thành hợp tác xã Theo nguyên tắc này: “xã viên có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; thực hiện công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn đề khác quy định trong Điều lệ hợp tác xã”

Khi tham gia thành lập hợp tác xã, tất cả các xã viên đều hiểu biết rõ ràngnhu cầu chung của mình về kinh tế, văn hóa, xã hội; hợp tác xã đáp ứng được nhucầu chung đó có hiệu quả hơn so với từng cá nhân riêng lẻ Xã viên nào cũng nhậnthức rõ ràng như vậy và giống nhau thì đương nhiên quyết định của họ là bìnhđẳng Tất cả các xã viên cùng tham gia quản lý hợp tác xã thông qua biểu quyết,quyết định các vấn đề của hợp tác xã Biểu quyết của xã viên có giá trị ngangnhau Bên cạnh đó, xã viên có quyền đề đạt và yêu cầu Ban quản trị, Ban kiểmsoát giải thích và trả lời những vấn đề xã viên quan tâm, trong trường hợp khôngđược trả lời, xã viên có quyền đưa ra Đại hội xã viên để giải quyết

Khi đề ra phương hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh thì mọi xã viênđều có quyền như nhau bàn bạc về việc thực hiện phương án nào sao có hiệu quảnhất trong việc đáp ứng nhu cầu chung của xã viên Mặt khác, hợp tác xã phảicông khai đến từng xã viên trong Đại hội xã viên hoặc thông báo bằng văn bảnđịnh kỳ trực tiếp tới từng xã viên, nhóm xã viên cùng sinh sống theo địa bàn hoặcthông tin trên bản tin hàng ngày tại trụ sở hợp tác xã về: kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh; việc trích lập các quỹ; chia lãi theo vốn góp, theo mức độ sửdụng dịch vụ của hợp tác xã; các đóng góp xã hội; các quyền lợi, nghĩa vụ của

Trang 12

từng xã viên, trừ những vấn đề thuộc về bí mật kinh doanh, bí quyết công nghệ sảnxuất do Đại hội xã viên quy định.

Với cách thức như vậy, rõ ràng hợp tác xã được quản lý một cách dân chủbởi các xã viên; mỗi xã viên có một lá phiếu biểu quyết như nhau; xã viên đượcthụ hưởng lợi ích từ nhiều cách: vốn góp, mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã,

… Như vậy, lợi ích của hợp tác xã đều thuộc về xã viên; lợi ích được phân phốicông bằng theo nhiều sự đóng góp mà không bình quân chủ nghĩa cào bằng Đây

là nguyên tắc mang tính tất yếu do bản chất của hợp tác xã quy định

1.5.3 Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi[8]

Luật hợp tác xã năm 2003 quy định: “hợp tác xã tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; tự quyết định về phân phối thu nhập Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của hợp tác xã, lãi được trích một phần vào các quỹ của hợp tác xã, một phần chia theo vốn góp và công sức đóng góp của xã viên, phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã”

Xét cho cùng, hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự quản của các xã viên, manglại lợi ích cho xã viên, tự chủ về tài chính, thì đương nhiên tự chủ về hoạt động vàtrong mọi hoạt động của mình Hợp tác xã phải tự hạch toán sản xuất kinh doanh,

tự quyết định về bộ máy quản lý, huy động nguồn vốn chọ hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình, cũng như chấp nhận chịu những rủi ro mà trong quá trình hoạt

động sản xuất, kinh doanh mang lại trên tinh thần “lời ăn, lỗ chịu” Không một cá

nhân, tổ chức nào có thể can thiệp vào công việc nội bộ của hợp tác xã Bên cạnh

đó, hợp tác xã cũng tự mình phân phối lợi nhuận mà quá trình hoạt động mang lạidựa vào vốn góp, công sức đóng góp và mức độ sử dụng dịch vụ hợp tác xã củatừng xã viên

1.5.4 Nguyên tắc hợp tác và phát triển cộng đồng[9]

“Hợp tác” tinh thần chủ đạo của hợp tác xã, đây là đặc trưng cơ bản của

loại hình kinh tế hợp tác xã Theo nguyên tắc này: “xã viên phải có ý thức phát huy tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong hợp tác xã, trong cộng

Trang 13

đồng xã hội; hợp tác giữa các hợp tác xã trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật”

Để cho hợp tác xã được phát triển mạnh và bền vững, đòi hỏi mỗi xã viênphải luôn phát huy tinh thần xây dựng tập thể, nêu cao ý thức hợp tác, đoàn kết,tương trợ, giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động của hợp tác xã, cũng như của từng xãviên, cùng nhau chăm lo xây dựng hợp tác xã, đồng thời có ý thức hợp tác trongcộng đồng xã hội

Kinh tế xã viên nếu đứng riêng lẻ thì sẽ yếu kém, không đủ sức cạnh tranh,chính vì vậy, mỗi xã viên tham gia hợp tác với nhau điều đó là rất cần thiết nhưngchưa đủ Nếu hợp tác xã rời rạc, thiếu sự hợp tác, liên kết thì cũng giống như xãviên đơn lẻ Vì vậy, hợp tác xã chỉ thực sự mạnh và mạnh hơn nữa nếu chúngđược liên kết lại với nhau trên cơ sở đáp ứng lợi ích chung của các thành viên hợptác xã

Bên cạnh đó, hợp tác xã phải đảm bảo sự phát triển của cộng thành viêncủa mình thông qua các chính sách do chính xã viên quyết định Xã viên hợp tác

xã không chỉ thụ hưởng lợi ích kinh tế mà còn tham gia sinh hoạt đời sống tinhthần bằng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch, … Ngoài ra, hợp tác

xã còn góp phần phát triển đời sống dân cư trên địa bàn mình, rút ngắn cách biệtgiữa nông thôn và thành thị, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, góp phần giải quyếtmâu thuẫn của từng xã viên, chăm lo phát triển xã hội, …Từ đó, góp phần ổn định

an ninh chính trị và trật tự an toàn tại cơ sở

1.6 Phân biệt hợp tác xã với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên

1.6.1 Những điểm giống nhau

Hợp tác xã, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn đều là tổ chứckinh tế có tư cách pháp nhân và đều có sự bình đẳng như nhau trước pháp luật;đều được Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy địnhcủa pháp luật

Trang 14

Khi tham gia hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, xãviên hợp tác xã, thành viên công ty đều phải góp vốn theo quy định theo Điều lệhợp tác xã hoặc Điều lệ công ty và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa

vụ trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã hoặc vào công ty (đối với công ty tráchnhiệm hữu hạn là số vốn đã cam kết, đối với công ty cổ phần là số cổ phần đãmua)

1.6.2 Những điểm khác nhau

Về Mục tiêu: Mục tiêu của hợp tác xã nhằm giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau

bên cạnh mục tiêu lợi nhuận trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh Còn mụctiêu của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn là lợi nhuận

Về loại hình tổ chức: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế - xã hội Hoạt động của

hợp tác xã không chỉ hướng tới lợi ích kinh tế, mà còn quan tâm đáp ứng các nhucầu và nguyện vọng của xã viên về xã hội, văn hóa và các nhu cầu khác Còn công

ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp, thực hiện cáchoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời

Về sở hữu: Trong hợp tác xã có sở hữu tập thể và sở hữu xã viên Sở hữu

tập thể của hợp tác xã gồm các nguồn vốn tích lũy từ quá trình hoạt động sản xuất,kinh doanh, các tài sản do Nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước tài trợ làm tài sản không chia và các quỹ không chia của hợp tác xã Sở hữucủa xã viên là vốn góp Còn công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần không

có sở hữu tập thể, chỉ có sở hữu thành viên là vốn góp cổ phần

Về nguyên tắc quản lý: Quản lý trong hợp tác xã dựa trên cơ sở “đối

nhân”, tức là yếu tố con người sẽ quyết định đến mọi hoạt động sản xuất, kinhdoanh, tổ chức, quản lý, sự tồn tại và phát triển của hợp tác xã Còn quản lý trongcông ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần dụa trên cơ sở “đối vốn”, nghĩa là,trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tổ chức, quản lý và vận mệnh của công

ty tùy thuộc vào tỷ lệ vốn của từng thành viên tham gia vốn góp vào Điều lệ củacông ty Chẳng hạn, việc tổ chức Đại hội, đối với hợp tác xã phải có ít nhất 1/3tổng số xã viên cùng có đơn yêu cầu triệu tập Đại hội gửi Ban quản trị Trong khi

đó, đối với công ty cổ phần là có cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu 10% số cổ

Trang 15

phần phổ thông liên tục ít nhất trong sáu tháng sẽ có quyền triệu tập Đại hội; công

ty trách nhiệm hữu hạn là có thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 35%vốn Điều lệ có quyền triệu tập Đại hội Hoặc là trong vấn đề biểu quyết thông quaquyết định Đại hội, với hợp tác xã thì mỗi xã viên là một phiếu bầu, còn công ty

cổ phần thì số phiếu biểu quyết phụ thuộc vào cổ phần phổ thông và cổ phần ưuđãi biểu quyết, công ty trách nhiệm hữu hạn thì số phiếu biểu quyết phụ thuộc vàophần vốn góp nhiều hay ít

Về phân phối: Trong hợp tác xã, lãi sau thuế trước hết dành để trích lập

các quỹ, trong đó quỹ phát triển sản xuất và quỹ dự phòng bắt buộc phải trích lập.Việc phân phối cho xã viên được thực hiện dưới 3 hình thức: phân phối theo vốngóp, theo công sức đóng góp và mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã Còn trongcông ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, lãi chủ yếu dùng để phân phối theovốn góp

Về mức vốn góp: Trong hợp tác xã, vốn góp tối đa của một xã viên không

được vượt quá 30% vốn điều lệ của hợp tác xã Trong công ty trách nhiệm hữuhạn, công ty cổ phần vốn góp của một thành viên và một cổ đông không bị hạnchế

Về số lượng thành viên: Hợp tác xã: xã viên tối thiểu là 7, không hạn chế

số lượng tối đa Đối với công ty cổ phần: tối thiểu là 3, không hạn chế số lượng.Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: tối thiểu là 2 và tối đa là 50

Về chứng khoán: Hợp tác xã và công ty trách nhiệm hữu hạn không được

quyền phát hành cổ phiếu Còn công ty cổ phần được quyền phát hành chứngkhoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán

1.7 Quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế, hoạt động như một loại hình doanh nghiệp,

có tư cách pháp nhân được pháp luật quy định cho những quyền và bắt buộc phảichịu những nghĩa vụ cụ thể Việc quy định quyền và nghĩa vụ cho hợp tác xã tạomột hành lang pháp lý để hợp tác xã thuận lợi trong quá trình hoạt động của mình

Trang 16

1.7.1 Quyền của hợp tác xã

Trong việc tổ chức quản lý và sản xuất, kinh doanh dịch vụ, các hợp tác xã

có những quyền chủ yếu như sau[10]:

- Lựa chọn ngành, nghề sản xuất, kinh doang mà pháp luật không cấm;

- Quyết định hình thức và cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh của hợp tácxã;

- Trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên doanh, liên kết với tổ chức cánhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để mở rộng sản xuất, kinh doanhtheo quy định của pháp luật;

- Thuê lao động trong trường hợp xã viên không đáp ứng được yêu cầu sảnxuất, kinh doanh của hợp tác xã theo quy định của pháp luật;

- Quyết định kết nạp xã viên mới, giải quyết việc xã viên ra hợp tác xã,khai trừ xã viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;

- Quyết định việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ của hợp tác xã;

- Quyết định khen thưởng những xã viên có nhiều thành tích trong xâydựng và phát triển hợp tác xã; thi hành kỷ luật những xã viên vi phạm Điều lệ hợptác xã; quyết định việc xã viên phải bồi thường các thiệt hại đã gây ra cho hợp tácxã;

- Vay vốn tổ chức tín dụng và huy động các ngồn vốn khác; tổ chức tíndụng nội bộ theo quy địn của pháp luật;

- Được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Từ chối yêu cầu của tổ chức, cá nhân trái với quy định của pháp luật;

Trang 17

- Khiếu nại các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật

1.7.2 Nghĩa vụ của hợp tác xã

Bên cạnh việc thực hiện các quyền, các hợp tác xã còn phải thực hiện cácnghĩa vụ nhất định Đó là hai mặt của một vấn đề, giữa quyền và nghĩa vụ của hợptác xã có những mối quan hệ khăng khít với nhau Luật hợp tác xã quy định hợptác xã có những nghĩa vụ sau[11]:

- Sản xuất, kinh doanh đúng ngành, nghề, mặt hàng đã đăng ký;

- Thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và kiểmtoán;

- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của phápluật;

- Bảo toàn và phát triển vốn hoạt động của hợp tác xã; quản lý và sử dụngđất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật;

- Chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ,vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật;

- Bảo vệ môi trường, môi sinh, quan cảnh, di tích lịch sử - văn hóa và cáccông trình quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

- Bảo đảm các quyền của xã viên và thực hiện các cam kết kinh tế đối với

xã viên;

- Thực hiện các nghĩa vụ đối với xã viên trực tiếp lao động cho hợp tác xã

và người lao động do hợp tác xã thuê theo quy định của pháp luật về lao động;khuyến khích và tạo điều kiện để người lao động trở thành xã viên;

Trang 18

- Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho xã viên là cá nhân và người lao độnglàm việc thường xuyên cho hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác xã phùhợp với quy định của pháp luật về bảo hiểm; tổ chức cho xã viên không thuộc đốitượng trên tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện Chính phủ quy định cụ thể

về việc đóng bảo hiểm xã hội đối với xã viên hợp tác xã;

- Chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết của xãviên, cung cấp thông tin để mọi xã viên tích cực tham gia xây dựng hợp tác xã;

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

Tóm lại, những quy định về quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã là cơ sở, lànền tảng tạo nên địa vị pháp lý của hợp tác xã

Trang 19

số 13-NĐ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX chủtrương mở rộng đối tượng tham gia hợp tác xã, cho phép “thành viên tham gia hợptác xã bao gồm cả thể nhân và pháp nhân; các bộ, công chức được tham gia hợptác xã với tư cách là xã viên” Luật hợp tác xã năm 2003 đã bổ sung và khẳng địnhnhững đối tượng tham gia hợp tác xã gồm[12]: cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân cónhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức thành lập.

2.1.2 Điều kiện trở thành xã viên hợp tác xã

* Đối với cá nhân:

Cá nhân muốn trở thành xã viên hợp tác xã phải đáp ứng các yêu cầusau[13]:

- Là công dân Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sựđầy đủ;

Trang 20

- Có đơn xin gia nhập hợp tác xã; tán thành Điệu lệ, Nội quy, Quy chế củahợp tác xã;

- Góp vốn theo quy định của Điều lệ hợp tác xã; góp sức với các hình thứctrực tiếp quản lý, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tư vấn cung cấp kiến thức,kinh doanh và khoa học kỹ thuật cho hợp tác xã tùy thuộc vào nhu cầu của hợp tácxã;

Cá nhân không đủ các điều kiện nói trên, cá nhân đang bị truy cứu tráchnhiệm hình sự, cá nhân đang phải chấp hành hình phạt tù, cá nhân bị Tòa án tướcquyền hành nghề do phạm các tội theo quy định của pháp luật và cá nhân đangtrong thời hạn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnhkhông được là xã viên hợp tác xã

* Đối với cán bộ, công chức:

Cán bộ, công chức muốn trở thành xã viên hợp tác xã phải đáp ứng các yêucầu sau[14]:

- Được sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lýcán bộ, công chức;

- Có đơn xin gia nhập hợp tác xã; tán thành Điệu lệ, Nội quy, Quy chế củahợp tác xã;

- Góp vốn theo quy định của Điều lệ hợp tác xã; góp sức với các hình thứctrực tiếp quản lý, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tư vấn cung cấp kiến thức,kinh doanh và khoa học kỹ thuật cho hợp tác xã tùy thuộc vào nhu cầu của hợp tácxã;

- Không được giữ các chức danh: Trưởng Ban quản trị và thành viên Banquản trị; Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát; Chủ nhiệm, Phó chủ

Trang 21

nhiệm hợp tác xã; kế toán trưởng hoặc kế toán viên và các cán bộ chuyên mônnghiệp vụ của hợp tác xã;

Cán bộ, công chức không có đủ các điều kiện quy định nói trên; cán bộ,công chức đang làm việc trong các lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước, sĩ quan, hạ sĩquan, quân nhân chuyên nghiệp trong các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dânkhông được là xã viên hợp tác xã

* Đối với hộ gia đình:

Hộ gia đình muốn trở thành xã viên hợp tác xã phải đáp ứng các yêu cầusau[15]:

- Là hộ gia đình mà các thành viên trong hộ có cùng tài sản chung để hoạtđộng kinh tế như: diện tích đất đang sử dụng vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp;những tài sản cố định khác phục vụ sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình;

- Hộ gia đình phải cử người đại diện bằng giấy ủy quyền Người đại diệncủa hộ phải có đủ các điều kiện như đối với cá nhân như quy định trên và theo quyđịnh của Điều lệ hợp tác xã Khi muốn thay đổi người đại diện, hộ gia đình phải cóđơn đề nghị Ban quản trị xem xét, quyết định;

Hộ gia đình không có đủ các điều kiện theo trên không được là xã viên hợptác xã

* Đối với pháp nhân:

Pháp nhân muốn trở thành xã viên hợp tác xã phải đáp ứng các yêu cầusau[16]:

- Là các tổ chức, cơ quan (trừ quỹ xã hội, quỹ từ thiện) theo quy định của

Bộ luật Dân sự và theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;

- Có đơn xin gia nhập hợp tác xã Người đứng tên trong đơn phải là đạidiện theo pháp luật của pháp nhân và tham gia vào hoạt động của hợp tác xã, thựchiện các nghĩa vụ của một xã viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã Người đại

Trang 22

diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân khác là người

trong bộ máy lãnh đạo của pháp nhân làm đại diện tham gia hợp tác xã nếu Điều lệhợp tác xã không quy định khác;

- Góp vốn, góp sức theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;

Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân không được

sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ để góp vốn vào hợp tác xã;

Pháp nhân không có đủ các điều kiện quy định như trên không được là xãviên hợp tác xã

Để tạo điều kiện cho người lao động có thể phát huy những tìm năng về tưliệu sản xuất, tiền vốn, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của họ và tăngcường thu nhập cho họ, Luật hợp tác xã quy định cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân

có thể là xã viên của nhiều hợp tác xã trong trường hợp Điều lệ hợp tác xã khôngcấm

Từ những quy định trên cho thấy, hai đối tượng mới được tham gia hợp tác

xã là cán bộ, công chức và pháp nhân Việc quy định bổ sung hai đối tượng này có

ý nghĩa rất lớn, thể hiện một cách nhìn mới về loại hình kinh tế hợp tác xã trongtầm quản lý vĩ mô của Nhà nước, coi hợp tác xã là một loại hình tổ chức kinh tếnhư các doanh nghiệp khác Việc mở rộng thêm đối tượng tham gia hợp tác xãnhằm thu hút thêm nguồn nhân lực, tài lực, cũng như các nguồn lực khác để pháttriển hợp tác xã Tuy nhiên, để tránh tình trạng cán bộ, công chức không chuyêntâm đến công việc Nhà nước, chuyển sang làm việc tại các hợp tác xã sẽ gây ảnhhưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước Luật hợp tác xã năm

2003 ghi nhận quyền tham gia hợp tác xã của cán bộ, công chức nhưng giới hạn

họ không được quản lý và điều hành hợp tác xã, cũng như đối với hộ gia đình vàpháp nhân khi tham gia hợp tác xã phải thông qua người đại diện có đủ điều kiệnnhư đối với cá nhân tham gia, quy định này nhằm đảm bảo tính công bằng giữacác xã viên

2.2 Một số chính sách khuyến khích và hỗ trợ hoạt động đối với hợp tác xã

Trang 23

2.2.1 Đối với hợp tác xã nông nghiệp[17]

Hợp tác xã có nhu cầu sử dụng đất để xây dựng trụ sở, nhà kho, sân phơi,

cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ xã viên sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôitrồng thủy sản, làm muối nhưng chưa được giao đất thì làm thủ tục xin giao đất

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất của địa phương xem xét, quyết địnhviệc giao đất không thu tiền sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất cho hợp tác xã

Hợp tác xã đang sử dụng đất vào các mục đích xây dựng trụ sở, nhà kho,sân phơi, cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôitrồng thủy sản, làm muối được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyđịnh tại Điều 53 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 củaChính phủ về thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19tháng 10 năm 2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà

ở và tài sản khác gắn liền với đất

Ngoài diện tích đất giao không thu tiền sử dụng đất, hợp tác xã nông nghiệpđược giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền hàng năm theo quyđịnh của pháp luật đất đai và được hưởng chính sách ưu đãi về miễn, giảm tiền sửdụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Chính phủ

Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã thuê lạiđất, sử dụng hợp pháp đất của tổ chức, cá nhân để phát triển sản xuất kinh doanh

2.2.2 Đối với hợp tác xã phi nông nghiệp[18]

Hợp tác xã được lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặchình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm theo quy định của pháp luật đất đai

Diện tích đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm của hợp tác xã phục vụ xâydựng cơ sở sản xuất, kinh doanh và làm dịch vụ trực tiếp cho xã viên được xácđịnh theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định theoquy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật về đất đai

Trang 24

Trường hợp đất do hợp tác xã đang sử dụng mà chưa được cấp Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất thì được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấttheo quy định tại Điều 53 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm

2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 88/2009/NĐ-CPngày 19 tháng 10 năm 2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sửdụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

2.2.3 Chính sách ưu đãi về thuế[19]

Hợp tác xã được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thunhập từ các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh của xã viên theo quyđịnh tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 và Nghị định 124/2008/NĐ-

CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thihành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008

Đối với các hợp tác xã nông nghiệp ngoài được hưởng ưu đãi như trên cònđược miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập tạo ra từ hoạt độngdịch vụ trực tiếp phục vụ đời sống xã viên

2.2.4 Chính sách hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại[20]

Các hợp tác xã sản xuất hàng hóa xuất khẩu không thuộc đối tượng được hỗtrợ kinh phí từ chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, nếu có dự

án xúc tiến thương mại được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được hỗ trợ 50%kinh phí theo quy định của chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc giacho các nội dung hoạt động sau đây: Thông tin thương mại, tuyên truyền xuấtkhẩu; Tư vấn xuất khẩu; Đào tạo nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh xuấtkhẩu; Tham gia hội chợ triển lãm hàng xuất khẩu; Quảng bá thương hiệu sảnphẩm

Trang 25

2.2.5 Chính sách hỗ trợ ứng dụng đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư và khuyến công[21]

Hợp tác xã có dự án ứng dụng đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ thì đượcvay vốn trung và dài hạn từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹphát triển khoa học công nghệ của các Bộ, ngành và địa phương

Hợp tác xã tổ chức tập huấn cho xã viên tiếp thu công nghệ mới thuộcChương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệphục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi thì được hỗ trợ 100%kinh phí

Hợp tác xã được hưởng các chính sách về khuyến nông, khuyến ngư,khuyến công theo quy định tại Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông và Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày

09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nôngthôn

2.2.6 Chính sách hỗ trợ hợp tác xã đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của cộng đồng xã viên và tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội[22]

Các hợp tác xã được hỗ trợ: Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, kinhdoanh của hợp tác xã và đời sống của xã viên; Xây dựng cụm công nghiệp, cụmlàng nghề nông thôn để phát triển sản xuất và kinh doanh

Hợp tác xã được ưu tiên tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xãhội sau đây: Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn và quản lý cáccông trình sau khi hoàn thành, kể cả các công trình hạ tầng phục vụ phát triển cụmcông nghiệp và cụm làng nghề ở nông thôn; Các dự án, chương trình phát triểnkinh tế - xã hội khác trên địa bàn phù hợp với khả năng của hợp tác xã

Hàng năm, các hợp tác xã phải chủ động đăng ký với cơ quan quản lýchương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương về nhu cầu và khả năng thamgia triển khai các dự án thuộc chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,

Trang 26

xóa đói, giảm nghèo để được hỗ trợ, ưu tiên tham gia Cơ quan quản lý chươngtrình mục tiêu có trách nhiệm thông báo công khai tới huyện, xã về phạm vi, đốitượng và điều kiện của từng chương trình; tiếp nhận, xem xét và phê duyệt đơnđăng ký tham gia chương trình của hợp tác xã; giúp hợp tác xã làm các thủ tục cầnthiết để tham gia chương trình; kiểm tra, giám sát và giải quyết các phát sinh trongquá trình triển khai dự án giao cho hợp tác xã thực hiện

2.2.7 Chính sách hỗ trợ tín dụng[23]

Hợp tác xã có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanhthì được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước từ Quỹ hỗ trợ phát triểntheo quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 củaChính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Nghị định số106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một

số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chínhphủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

Đối với các hợp tác xã có dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, xuất khẩuthuộc diện ưu đãi đầu tư thì được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định

số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

Các hợp tác xã có nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư mới,đầu tư nâng cấp, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh, thực hiện các hoạtđộng dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế và đời sống xã viên thì được các tổ chứctín dụng tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn và áp dụng hình thức đảm bảo tiền vayphù hợp với loại hình kinh tế hợp tác xã Việc cho vay được thực hiện theo cácquy định hiện hành Các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nôngthôn vay vốn các tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành về chính sách tín dụngnông nghiệp và nông thôn

2.3 Trình tự thành lập đăng ký kinh doanh hợp tác xã

2.3.1 Thủ tục báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã về ý định thành lập

Ngày đăng: 06/04/2013, 15:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w