PHAN MO DAU 1 Ly do chon dé tai
Sự phát triển kinh tế là một yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển xã hội, nó quyết định sự bền vững và giàu mạnh của một quốc gia, su ton vong cua nền chính trị Khi một quốc gia có một nền kinh tế phát triển mạnh thì sẽ thúc đây cả hệ thống chính trị phát triển Đối với Việt Nam của chúng ta, là một nước đang
phát triển, bên cạnh đó xuất phát điểm của Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, nên gặp rất nhiều khó khăn, chính vì lẽ đó việc phát triển kinh tế là không thé
xem nhẹ Trong khi đó, quả trình hội nhập kinh tế thế giới, các nước đòi hỏi Việt Nam phải có một nền kinh tế thị trường, cho nên, việc cấp thiết mà Nhà nước ta
cần làm ngay là tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, từng bước xóa bỏ độc
quyền Nhà nước trên nhiều lĩnh vực, xây dựng một nền pháp lý minh bạch, hợp lý để từ đó tạo điều kiện cho các nền kinh tế phát triển về quy mô, cũng như tiềm lực
về tài chính “Nhà nước thực hiện nhất quản chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chu nghĩa Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dang dua trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thé la nén tảng "[L] Chính vì vậy, nên hợp tác xã sẽ đóng một vai trò quan trọng trong phát triền kinh tế của đất nước
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, tạo điều kiện bằng
nhiều chủ trương, đường lối, chính sách để tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển, phù hợp với điều kiện tinh hình mới Tuy nhiên, việc áp dụng, thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước về hợp tác xã còn gặp nhiều khó khăn Hiệu quả về mặt kinh tế của hợp tác xã trong thời gian qua rnang lại chưa cao, năng lực cạnh tranh của hợp tác xã so với các loại hình doanh nghiệp còn hạn chế, nhiều hợp tác xã
Trang 2hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thúc đây kinh tế hợp tác xã phát triển một cách tương xứng với vị trí mà Đảng và Nhà nước ta định ra
Thêm vào đó, do bản thân xuất thân trong một gia đình nông dân, chuyên canh tác lúa nước với quy mô nhỏ và thấy được tầm quan trọng của mô hình kinh tế hợp tác xã rất gần gủi với người nông dân, tạo điều kiện cho gia đình và bản
thân có một cái nhìn mới về hợp tác xã thời hiện đại Từ những yêu cầu đó, đã
thúc đây tôi chọn đề tài “Tim hiểu những quy định của pháp luật về hợp tác xã”: 2 Mục đích nghiên cứu
Nhằm hiểu rõ những quy định của pháp luật về đăng ký thành lập và kinh doanh hợp tác xã Qua đó, đưa ra những nhận xét, đánh giá về mô hình hợp tác xã
và đề xuất những giải pháp cải thiện pháp luật và chính sách cho loại hình kinh tế nay
3 Phạm vi nghiên cứu
Luật hợp tác xã năm 2003 quy định rất nhiều vấn đề về hợp tác xã, trong Niên luận này, chỉ tập trung nghiên cứu một cách khái quát về những vẫn đề
chung nhất của hợp tác xã và những nội dung quy định cụ thể về đăng ký thành lập và kinh doanh hợp tác xã Để từ đó, có cái nhìn tổng quan và đề ra các giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu Niên luận do thu thập nhiều nguồn tài liệu khác nhau, nên sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phương pháp phân tích tông hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, so sánh và phân tích luật viết
5 Bố cục
Bố cục đề tài niên luận “Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp tác .”
Trang 3- Phần mở đầu - Phần nộiđung
+ Chương 1: Khái quát chung về hợp tác xã
+ Chương 2: Những quy định của pháp luật hiện hành về hợp tác xã + Chương 3: Thực trạng và giải pháp - Kết luận CHUONG 1: KHAI QUAT CHUNG VE HOP TAC XA 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển hợp tác xã
Vương quốc Anh, quê hương của hợp tác xã Hợp tác xã đầu tiên được ra
đời tại Anh Quốc vào năm 1844, đến nay đã qua ló5 năm, với nhiều thăng trầm,
nhiều khủng hoảng của nền kinh tế thị trường trên thế giới nhưng phong trảo hợp tác xã vẫn tồn tại và phát triển mạnh ở 4 châu lục, 96 quốc gia và vùng lãnh thổ
Đặc biệt, là sự ra đời của Liên hợp tác xã Quốc tế (International Cooperative Aliancen, viết tắt là ICA) vào ngày 18 tháng 8 năm 1895 tại London — thủ đô của Vương quốc Anh ICA là tô chức phi chính phủ lâu đời nhất, lớn nhất và tồn tại liên tục kể từ khi thành lập, hiện là tổ chức tham vấn có uy tín vả tiếng nói có trọng lượng trong Hội đồng kinh tế - xã hội của Liên hợp quốc (UN) Nam 1988, Việt Nam chính thức tham gia thành viên của tố chức ICA
Trang 4giảnh độc lập (1945), đưa nhân dân ta thoát khỏi cảnh áp bức, nô lệ của thực dân
đề quốc Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển phong trào kinh tế hợp tác xã được hình thành và phát triển có khác nhau Quá trình hình thành và phát
triển kinh tế hợp tác xã ở nước ta có thể sơ lược như sau[2]:
Giai đoạn trước hòa bình lập lại ở Miền Bắc (1954): Giai đoàn này các
hợp tác xã tô chức với mô hình đơn giản, trình độ thấp, hợp tác xã được hình thành
trong giai đoạn này chủ yếu ở vùng căn cứ cách mạng Việt Bắc Ngày 08/3/1948, từ một lô sản xuất chai lọ và ống tiêm cho ngành y tế phục vụ cho yêu cầu kháng chiến ở vùng ATK (vùng an toàn khu ở Thái Nguyên), hợp tác xã Thủy tinh Dan
chủ được thành lập Mặc dù mới ra đời, năng lực hạn chế, nhưng đây là cột mốc để
xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác xã sau này
Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975: Đây là giai đoạn khó khăn của Việt Nam, vừa xây dựng phát triển kinh tế Miền Bắc, vừa chỉ viện giải phóng Miền Nam thông nhất đất nước
Tại Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (khóa II) tháng 8/1955 đã đề ra chủ trương xây dựng thí điểm một số hợp tác xã nông nghiệp Trong 3 năm thực hiện thí điểm, chúng ta xây dựng được 45 hợp tác xã và trên 100.000 tổ đổi công Đến tháng 4/1959, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 16
(khóa II) đã quyết định chính thức đường lối, phương châm, chính sách hợp tác hóa nông nghiệp và Trung ương đã triệu tập nhiều hội nghị nhằm thúc đây phong trào hợp tác hóa Đến cuối năm 1960, đại bộ phận nông dân ở Miền Bắc đã tham gia hợp tác xã bậc thấp Năm 1961, Nhà nước công bố điều lệ hợp tác xã công
nghiệp Việt Nam làm căn cử thống nhất để củng có tổ chức và cải tiễn quản lý hợp
tác xã Sau năm 1972, tình hình kinh tế của các hợp tác xã nhìn chung còn rất nhiều khó khăn, do thiếu hắn về con người và vật chất
Giai đoạn từ năm 1976 đến trước khi Luật hợp tác xã năm 1996:
Giai đoạn này có thé coi là thời kỳ khó khăn nhất trong quá trình phát triển hợp tác xã ở nước ta; số lượng hợp tác xã bị giảm mạnh, từ 73.490 hợp tác xã năm
Trang 5Nhà nước cho kinh tế hợp tác, hợp tác xã cũng thiếu kịp thời và không theo kịp tình hình phát triển, nên tình hình phát triển loại hình kinh tế hợp tác xã thời kỳ này là hết sức khó khăn
Giai đoạn khi có Luật hợp tác xã năm 1996 đến trước khi có Luật hợp tác xã năm 2003:
Năm 1996 Quốc hội đã thông qua Luật hợp tác xã và có hiệu lực kế từ ngày 01/01/1997 Luật hợp tác xã năm 1996 ra đời tạo hành lang pháp lý cho các
hợp tác xã hoạt động trong điều kiện kinh tế mới của cơ chế thị trường Để chỉ đạo
quá trình thực thi Luật hợp tác xã, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra Chi thi 68-
C1/IW, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định thị hành Luật hợp tác xã: Nghị định 02 quy định về chức năng quản lý Nhà nước đối với hợp tác xã, Nghị định 15 quy định về các chính sách ưu tiên đối với hợp tác xã, Nghị định 16 quy định về
chuyên đổi hợp tác xã cũ theo Luật Đây là lần đầu tiên chúng ta có một hệ thông
pháp luật khả hoàn chỉnh về hợp tác xã, tạo cơ sở pháp lý cho việc tô chức và hoạt
động của hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đến
thời điểm năm 2000, có tổng số 11.791 hợp tác xã đang hoạt động theo Luật Ngày 18/3/2003 Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 5 khóa IX ra Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể Sau hơn một năm triển khai đã có hơn 100.000 tổ hợp tác và hơn 1.000
hợp tác xã mới ra đời Chỉ riêng năm 2003 thành lập mới được 1.034 hợp tác xã Nhiều chính sách quy định, phát triển về kinh tế hợp tác, hợp tác xã tiếp tục ban hành và sửa đôi tạo tiền đề cho việc ban hành Luật hợp tác xã mới, hoàn thiện hơn
Giai đoạn từ khi có Luật hợp tác xã năm 2003 đến nay:
Ngày 26/11/2003, tại kỳ hợp thứ 4, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật hợp tác xã năm 2003 và có hiệu lực thì hành kể từ ngày 01/7/2004 Luật hợp tác xã
năm 2003 ra đời trên tỉnh thần kế thừa và bô sung Luật tác xã năm 1996 tạo điều kiện cho khinh tế hợp tác xã phát triển tốt trong điều kiện tình hình mới như ngày
Trang 6cách đồng bộ Đây là cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh thúc đây hợp tác xã phát
triền xứng tâm với vai trò của nó trong nên kinh tê quốc dân
Đến giữa năm 2008, ước tính kinh tế tập thể có 17.977 hợp tác xã, liên hợp tác xã và 350.000 tô hợp tác Hiện nay, kinh tế hợp tác xã không ngừng tăng lên về số lượng cũng như chất lượng, kinh tế hợp tác xã đã góp phần nhiều vào sản phẩm quốc nội, góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, tăng thu nhập cho xã viên va
người lao động, góp phần Ổn định và phát triển kinh tế - xã hội
1.2 Bản chất của hợp tác xã
Bản chất hợp tác xã và nhận thức đúng đắn bản chất hợp tác xã là vấn đề đặc biệt quan trọng Lý luận về hợp tác xã ở nước ta hiện nay đã có bước phát
triển cơ bản so với gia1 đoạn trước đổi mới, thể hiện thông qua các quan điểm, chủ
trương của Đảng làm nền tảng cho việc ban hành khung khô thể chế mới cho hợp tác xã kiêu mới ra đời và phát triển Luật hợp tác xã năm 2003 ra đời tạo điều kiện phát triển mới về chất cho hợp tác xã, đóng góp ngày càng quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước
Giải thích về bản chất hợp tác xã, Bác viết: Nếu chứng ta đứng riêng ra, thì
sức nhỏ, mà làm không nên việc Thí đụ mỗi người mang một cải cột, một tam
tranh ở riêng mỗi người một nơi, thì lều chẳng ra lều, nhà chẳng ra nhà Nhóm những cột Gy, tranh ấy, sức ấy, làm ra một cái nhà rộng rãi bê thể rồi anh em ở chung với nhau ấy là hợp tác Lại thí dụ 10 người muốn ăn cơm, mỗi người một nội, nấu riêng một bếp, nấu rồi ăn riêng; ăn rồi ai nấy dọn đẹp riêng của người nấy, thé thì mất bao nhiêu củi, nước, công phu và thì giờ Hợp tác xã là “góp gạo thôi cơm chung ` cho khỏi hao của, tốn công, lại có phân nhiễu vui vẻ
Qua thực tiễn phát triển hợp tác xã ở nước †a, có nhiều cái nhìn về bản chất hợp tác xã còn thién cận, nhận thức của nhiều nguoi về hợp tác xã chưa r6 rang, chưa thống nhất, thậm chí còn lệch lạc, khi cho rằng hợp tác xã là một số cá nhân, góp vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thị
Trang 7dân chủ, Quan niệm về hợp tác xã như vậy thực chất là rnang tính chủ quan duy ý chí, áp đặt, sẽ làm cho hợp tác xã trở nên hỉnh thức, phát triển không bền vững
Ngày nay, bản chất hợp tác xã đã được thê hiện khá sinh động “Hợp tác xã là hiệp hội hay là tổ chức tự chủ của cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện
nhằm đáp ứng các nh cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một doanh nghiệp được sở hữu chung và được kiểm soát một cách dân chu”
Suy cho cùng, hạt nhân bản chất của hợp tác xã là: đồng sở hữu, đồng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã hoặc đồng là người lao động trong hợp tác
xa
1.3 Vai trò và giá trị của hợp tác xã
Như Đảng và Nhà nước ta khăng định: Xây dựng nền kinh tế nhiều thành
phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Trong đó, lấy nền kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân Chính vì vậy, hợp tác xã là thể chế không thẻ thiếu được góp phần vào sự phát triển đất
nước hài hòa trên tất các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội Mặt khác, hợp tác xã còn góp phần thúc đây kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân, cá thể ở cả
vùng nông thôn và thành thị
Ngày nay, ở Việt Nam số lượng hợp tác xã không ngừng tăng lên về số lượng cũng như chất lượng, càng nhiều người tham gia vào hợp tác xã, góp phần
tạo ra một lượng sản phẩm lớn phục vụ cho xã hội, nâng cao đời sống xã viên và
cộng đồng, hỗ trợ kinh tế hộ phát triển, giải quyết việc làm, qua đó góp phần phát triển kinh tế của đất nước
Trong quá trình hình thành và phát triển hợp tác xã, các thành viên hợp tác xã nhận thức ngày cảng sâu sắc hơn vai trò và lợi ích của hợp tác xã mang lại và từ đó lan tỏa vào cộng đồng xã hội, nhất là hiện nay ngày cảng nhiều người tham gia
Trang 8Gia trị mà hợp tác xã mang lai bao gồm: Tự giúp đỡ; Tự chịu trách nhiệm;
Dân chủ; Công bằng; Bình đẳng; Đoàn kế
Ngoài ra, hợp tác xã còn mang những giá trị đạo đức như: tính trung thực, sự cởi mở, trách nhiệm xã hội vả sự quan tâm đến cộng đồng
1.4 Khái niệm hợp tác xã, đặc điểm hợp tác xã 1.4.1 Khái niệm hợp tác xã
Khái niệm hợp tác xã là một nội dung rất quan trọng, vì nó xác định bản
chất của hợp tác xã và làm căn cứ cho toàn bộ nội dung pháp lý của pháp luật về hợp tác xã
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, Đại hội liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA) lần
thứ 31 tô chức tại Manchester - Vương quốc Anh đã định nghĩa về hợp tác xã như sau: “Hợp tác xã là hiệp hội hay là tổ chức tự chủ của cả nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đúp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung và kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một tổ chức kinh tế cùng nhau làm chủ chung và kiểm tra dân chủ” [3]
Trong bản khuyến nghị phát triển hợp tác xã của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) được thông qua tại kỳ hợp thứ 90, diễn ra và tháng 6 năm 2002 tại Geneve —
Thụy Sỹ định nghĩa về hợp tác xã: “Hợp tác xã là một tổ chức tự chủ của những
người tình nguyện liên kết lại với nhau nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong
muốn về kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua việc thành lập một doanh nghiệp sở
hữu tập thể, góp vốn bình đẳng, chấp nhận việc chia sẽ lợi ích và rủi ro, với sự tham gia tích cực của các thành viên trong điều hành và quản lý dân chủ "[4]
Nhiều nước trên thế giới cũng đưa ra định nghĩa hợp tác xã cho phủ hợp với điều kiện nước mình Ở Việt Nam, căn cứ vào tình hình, đặc điểm kinh tế - xã hội
của đất nước và kế thừa những quy định của Luật hợp tác xã năm 1996 Nước ta
Trang 9sức mạnh tập thê của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sông vật chát, tỉnh thân, góp phân phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp
nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vị von diéu
lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật H5]
Luật hợp tác xã năm 2003 đã kế thừa quy định của Luật hợp tác xã năm
1996, tiếp tục khẳng định vai trò của kinh tế hợp tác xã, là một tổ chức kinh tế
mang tinh cộng đồng và xã hội sâu sắc Việc thành lập nên hợp tác xã dựa trên nhu cầu, lợi ích chung của các thành viên nhằm phát huy sức mạnh tập thé, cung giup nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất cho xã viên
và góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước
So với Luật hợp tác xã năm 1996, thì ở Luật hợp tác xã năm 2003 đã mở
rộng hơn về đối tượng tham gia hợp tác xã đó là cá nhân, hộ gia đình và pháp
nhân Điều nảy cũng tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác xã phát triển về số lượng và
mở rộng thêm nguồn vốn đầu tư, tham gia vào hợp tác xã 1.4.2 Đặc điểm hợp tác xã
- Hợp tác xã là một tô chức kinh tế, hoạt động như một loại hình doanh nghiệp: Là một tổ chức kinh tế, các hợp tác xã được thành lập đẻ tiến hành
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Lợi nhuận và mục tiêu quan trọng
nhất trên cơ sở nguyên tắc bình đăng về quyền và nghĩa vụ như tất cả các loại hình doanh nghiệp khác
Việc xác định hợp tác xã là một tô chức kinh tế tạo điều kiện cho hợp tác xã bình đăng trước pháp luật với các loại hình doanh nghiệp khác và đảm bảo
quyền lợi vật chất chính đáng của các thành viên hợp tác xã
Trang 10Số lượng thành viên tham gia hợp tác xã là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quy mô tô chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã
Việc quy định về số lượng thành viên và cơ cấu thành viên của hợp tác xã là một
trong những tiêu chí để phân biệt hợp tác xã với các loại hình doanh nghiệp khác
- Các thành viên của hợp tác xã cùng gớp tài sản, công sức, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm:
Pháp luật quy định khá chặc chẽ giữa các thành viên khi tham gia hợp tác
xã Mối qua hệ giữa các thành viên được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện,
bình đẳng, tương trợ lẫn nhau và cùng hưởng lợi Các thành viên cùng sản xuất, cùng kinh doanh, cùng làm các dịch vụ và phân phối lợi nhận theo nguyên tac “Idi
ăn, lỗ chịu” Các thành viên trong hợp tác xã được Nhà nước đảm bảo quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, nhưng pháp luật cũng yêu cầu họ phải
tự chịu trách nhiệm về các hoạt d6ng cua minh
1.5 Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã
Nguyên tắc và hoạt động của hợp tác xã là những khuôn khô pháp lý để xây dựng các văn bản pháp luật về tô chức quản lý và hoạt động của các hợp tác xã Nó còn là tiêu chí để phân biệt các hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác
Căn cứ vào nền tảng Chủ nghĩa Mác — Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác xã, đồng thời, tiếp thu kinh nghiệm phát triển phong trào hợp tác xã quốc
tế và kế thừa những quy định của Luật hợp tác xã năm 1996, Luật hợp tác xã năm 2003 quy định nguyên tắc và tổ chức hoạt động của hợp tác xã như sau:
1.5.1 Nguyên tắc tự nguyện[ó]
Hợp tác xã là một tô chức kinh tế tập thể do các xã viên tự nguyện tham gia Tnong muốn sử dụng dịch vụ hợp tác xã, sẵn sàng chấp nhận các nghĩa vụ thành viên hợp tác xã, không phân biệt giới tính, chúng tộc, tôn giáo nếu đủ điều kiện theo luật định Theo đó, không a1, không tổ chức nào có thể ép người dân tham gia
Trang 11Hợp tác xã phải thực hiện nguyên tắc “tự nguyện” như là nguyên tắc đầu
tiên của hợp tác xã Mặc dù về nguyên tắc, việc tham gia hợp tác xã là có lợi hơn hoạt động đơn lẻ, nhưng xã viên tham gia hợp tác xã phải dựa trên cơ sở tự nguyện, không chịu bất kỳ áp buộc nào Chính vì lẽ đó, Luật hợp tác xã năm 2003
quy định: “Tự øgujyện: mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân đủ điều kiện theo quy định của Luật này, tán thành điều lệ hợp tác xã đều có quyển gia nhập hợp tác xã, xã viên hợp tác xã có quyên ra hợp tác xã theo Điều lệ hợp tác xã `
Theo đó, bên cạnh việc tự nguyện gia nhập hợp tác xã của các xã viên, hợp tác xã không giới hạn việc kết nạp thêm xã viên mới, đồng thời, xã viên hợp tác xã cũng có quyền rời khỏi hợp tác xã theo quy định Điều lệ hợp tác xã nếu xét thậy hợp tác xã không mang lai loi ich cho minh
1.5.2 Nguyên tắc dân chú, bình đẳng va công khai[7]
Đây là nguyên tắc khá quan trọng để thể hiện ý tưởng và nguồn gốc hình thành hợp tác xã Theo nguyên tắc này: “xã viên có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; thực hiện công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn để khác quy định trong Điều lệ hợp tác xa”
Khi tham gia thành lập hợp tác xã, tất cả các xã viên đều hiểu biết rõ rằng
nhu cầu chung của mình về kinh tế, văn hóa, xã hội; hợp tác xã đáp ứng được nhụ
cầu chung đó có hiệu quả hơn so với từng cá nhân riêng lẻ Xã viên nào cũng nhận thức rõ ràng nhự vậy và giống nhau thì đương nhiên quyết định của họ là bình đẳng Tất cả các xã viên cùng tham gia quản lý hợp tác xã thông qua biểu quyết, quyết định các vấn đề của hợp tác xã Biểu quyết Của xã vIên có giá trị ngang
nhau Bên cạnh đó, xã viên có quyền đề đạt và yêu cầu Ban quản trị, Ban kiểm
soát giải thích và trả lời những vấn đề xã viên quan tâm, trong trường hợp không được trả lời, xã viên có quyên đưa ra Đại hội xã viên đề giải quyết
Trang 12công khai đến từng xã viên trong Đại hội xã viên hoặc thông báo bằng văn bản
định kỳ trực tiếp tới từng xã viên, nhóm xã viên cùng sinh sống theo địa bàn hoặc thông tí trên ban tin hàng ngày tại trụ sở hợp tác xã về: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; việc trích lập các quỹ; chia lãi theo vốn góp, theo mức độ sử
dụng dịch vụ của hợp tác xã; các đóng góp xã hội; các quyền lợi, nghĩa vụ của từng xã viên, trừ những vấn dé thuộc về bí mật kinh doanh, bi quyết công nghệ sản
xuất do Đại hội xã viên quy định
Voi cách thức như vậy, rõ ràng hợp tác xã được quản lý một cách dân chủ
bởi các xã viên; mỗi xã viên có một lá phiếu biểu quyết như nhau; xã viên được
thụ hưởng lợi ích từ nhiều cách: vốn góp, mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã,
Như vậy, lợi ích của hợp tác xã đều thuộc về xã viên; lợi ích được phân phối công bằng theo nhiều sự đóng góp mà không bình quân chủ nghĩa cảo bằng Đây là nguyên tắc mang tính tất yếu do bản chất của hợp tác xã quy định
1.5.3 Nguyên tắc tự chú, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi[8]
Luật hợp tác xã năm 2003 quy định: “hợp tác xã tự chủ và tự chịu trách
nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; tự quyết định về phân phối thu nhập Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của hợp tác xã, lãi được trích một phân vào các quỹ của hợp tác xã, một phần chia theo vốn góp và công sức đóng góp của xã viên, phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng địch vụ của hợp tác xã”
Xét cho cùng, hợp tác xã là tô chức kinh tế tự quản của các xã viên, mang
lại lợi ích cho xã viên, tự chủ về tải chính, thì đương nhiên tự chủ về hoạt động và
trong mọi hoạt động của rnình Hợp tác xã phải tự hạch toán sản xuất kinh doanh, tự quyết định về bộ may quan lý, huy động nguồn vốn chọ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, cũng như chấp nhận chịu những rủi ro mà trong quả trình hoạt động sản xuất, kinh doanh mang lại trên tinh than “Idi an, lỗ chịu ” Không một cá nhân, tổ chức nào có thể can thiệp vào công việc nội bộ của hợp tác xã Bên cạnh đó, hợp tác xã cũng tự mình phân phối lợi nhuận mà quá trình hoạt động mang lại
Trang 131.5.4 Nguyên tắc hợp tác và phát triển cộng đồng[9]
“Hợp tác” tỉnh thần chủ đạo của hợp tác xã, đây là đặc trưng cơ bản của loại hình kinh tế hợp tác xã Theo nguyên tắc này: “xã viên phải có j thức phát huy tinh thân xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong hợp tác xã, trong cộng đồng xã hội; hợp tác giữa các hợp tác xã trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật `
Để cho hợp tác xã được phát triển mạnh và bền vững, đòi hỏi mỗi xã viên phải luôn phát huy tinh thần xây dựng tập thể, nêu cao ý thức hợp tác, đoàn kết,
tương trợ, giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động của hợp tác xã, cũng như của từng xã viên, cùng nhau chăm lo xây dựng hợp tác xã, đồng thời có ý thức hợp tác trong cộng đồng xã hội
Kinh tế xã viên nếu đứng riêng lẻ thì sẽ yếu kém, không đủ sức cạnh tranh, chính vì vậy, mỗi xã viên tham gia hợp tác với nhau điều đó là rất cần thiết nhưng chưa đủ Nếu hợp tác xã rời rạc, thiếu sự hợp tác, liên kết thì cũng giống như xã
viên đơn lẻ Vì vậy, hợp tác xã chỉ thực sự mạnh và mạnh hơn nữa nếu chúng được liên kết lại với nhau trên cơ sở đáp ứng lợi ích chung của các thành viên hợp tác xã
Bên cạnh đó, hợp tác xã phải đảm bảo sự phát triển của cộng thành viên
của mình thông qua các chính sách do chính xã viên quyết định Xã viên hợp tác xã không chỉ thụ hưởng lợi ích kinh tế mà còn tham gia sinh hoạt đời sống tỉnh
thần bằng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch, Ngoài ra, hợp tác
xã còn góp phần phát triển đời sống dân cư trên địa bàn mình, rút ngắn cách biệt giữa nông thôn và thành thị, rút ngăn khoảng cách giàu nghèo, gop phan giải quyết
mâu thuẫn của từng xã viên, chăm lo phát triển xã hội, Từ đó, góp phần ôn định an ninh chính trị và trật tự an toàn tại cơ sở
1.6 Phân biệt hợp tác xã với công ty cỗ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên
Trang 14Hợp tác xã, công ty cô phần và công ty trách nhiệm hữu hạn đều là tô chức kinh tế có tư cách pháp nhân và đều có sự bình đẳng như nhau trước pháp luật; đều được Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật
Khi tham gia hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, xã
viên hợp tác xã, thành viên công ty đều phải góp vốn theo quy định theo Điều lệ
hợp tác xã hoặc Điều lệ công ty và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
vụ trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã hoặc vào công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn là số vốn đã cam kết, đối với công ty cô phần là số cỗ phần đã mua)
1.6.2 Những điểm khác nhau
Về Mục tiêu: Mục tiêu của hợp tác xã nhằm giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau
bên cạnh mục tiêu lợi nhuận trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh Còn mục tiêu của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn là lợi nhuận
Về loại hình tổ chức: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế - xã hội Hoạt động của hợp tác xã không chỉ hướng tới lợi ích kinh tế, mà còn quan tâm đáp ứng các nhu
cầu và nguyện vọng của xã viên về xã hội, văn hóa và các nhu cầu khác Còn công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cỗ phần là loại hình doanh nghiệp, thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời
Về sở hữu: Trong hợp tác xã có sở hữu tập thể và sở hữu xã viên Sở hữu
tập thể của hợp tác xã gồm các nguồn vốn tích lũy từ quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, các tài sản do Nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước tài trợ làm tài sản không chia và các quỹ không chia của hợp tác xã Sở hữu của xã viên là vốn góp Còn công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cô phần không có sở hữu tập thê, chỉ có sở hữu thành viên là vôn góp cô phân
Về nguyên tắc quản lý: Quản lý trong hợp tác xã dựa trên cơ sở “đối
Trang 15trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tổ chức, quản lý và vận mệnh của công
ty tùy thuộc vào tỷ lệ vốn của từng thành viên tham gia vốn gop vao Điều lệ của
công ty Chẳng hạn, việc tô chức Đại hội, đối với hợp tác xã phải có ít nhất 1/3 tổng số xã viên cùng có đơn yêu cầu triệu tập Đại hội gửi Ban quan trị Trong khi đó, đối với công ty cổ phần là có cỗ đông hoặc nhóm cô đông sở hữu 10% số cỗ phần phổ thông liên tục ít nhất trong sáu tháng sẽ có quyền triệu tập Đại hội; công ty trách nhiệm hữu hạn là có thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 35%
vốn Điều lệ có quyền triệu tập Đại hội Hoặc là trong vẫn đề biểu quyết thông qua quyết định Đại hội, với hợp tác xã thì mỗi xã viên là một phiếu bầu, còn công ty cô phần thì số phiếu biểu quyết phụ thuộc vào cỗ phần phô thông và cô phần ưu đãi biểu quyết, công ty trách nhiệm hữu hạn thì số phiếu biểu quyết phụ thuộc vào phần vốn góp nhiều hay ít
Về phân phối: Trong hợp tác xã, lãi sau thuế trước hết dành để trích lập các quỹ, trong đó quỹ phát triển sản xuất và quỹ dự phòng bắt buộc phải trích lập Việc phân phối cho xã viên được thực hiện dưới 3 hình thức: phân phối theo vốn góp, theo công sức đóng góp và mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã Còn trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cỗ phan, lãi chủ yếu dùng để phan phéi theo von gop
Về mức vốn góp: Trong hợp tác xã, vốn góp tối đa của một xã viên không
được vượt quá 30% vốn điều lệ của hợp tác xã Trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cỗ phần vốn góp của một thành viên và một cổ đông không bị hạn
chế
Về số lượng thành viên: Hợp tác xã: xã viên tối thiểu là 7, không hạn chế
số lượng tối đa Đối với công ty cô phần: tối thiểu là 3, không hạn chế số lượng
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: tối thiểu là 2 và tối đa là 50
Về chứng khoán: Hợp tác xã và công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cỗ phiếu Còn công ty cô phần được quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán
Trang 16Hợp tác xã là tô chức kinh tế, hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân được pháp luật quy định cho những quyền và bắt buộc phải
chịu những nghĩa vụ cụ thể Việc quy định quyền và nghĩa vụ cho hợp tác xã tạo mot hành lang pháp lý để hợp tác xã thuận lợi trong quá trình hoạt động của minh
1.7.1 Quyền của hợp tác xã
Trong việc tổ chức quản ly va san xuat, kinh doanh dich vy, cac hop tac xa
có những quyền chủ yếu như sau[ 10]:
- Lựa chọn ngành, nghề sản xuất, kinh doang mà pháp luật không cấm;
- Quyét định hình thức và cơ cầu tổ chức sản xuất, kinh doanh của hợp tác
- Trực tiếp xuât khâu, nhập khâu hoặc liên doanh, liên kết với tô chức cá nhân trong nước vả tô chức, cá nhân nước ngoài đề mở rộng sản xuât, kinh doanh
theo quy định của pháp luật;
- Thuê lao động trong trường hợp xã viên không đáp ứng được yêu cầu sản
xuất, kinh doanh của hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
- Quyết định kết nạp xã viên mới, giải quyết việc xã viên ra hợp tác xã, khai trừ xã viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;
- Quyết định việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ của hợp tác xã; - Quyết định khen thưởng những xã viên có nhiều thành tích trong xây dựng và phát triển hợp tác xã; thi hành ký luật những xã viên vi phạm Điều lệ hợp
tác xã; quyết định việc xã viên phải bồi thường các thiệt hại đã gây ra cho hợp tác
Trang 17- Vay vốn tô chức tín dụng và huy động các ngồn vốn khác; tổ chức tín
dụng nội bộ theo quy địn của pháp luật;
- Được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Từ chối yêu cầu của tô chức, cá nhân trái với quy định của pháp luật; - Khiếu nại các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật
1.7.2 Nghĩa vụ của hợp tác xã
Bên cạnh việc thực hiện các quyền, các hợp tác xã còn phải thực hiện các nghĩa vụ nhất định Đó là hai mặt của một vẫn đẻ, giữa quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã có những mối quan hệ khăng khít với nhau Luật hợp tác xã quy định hợp
tác xã có những nghĩa vụ sau[ l 1]:
- Sản xuất, kinh doanh đúng ngành, nghề, mặt hàng đã đăng ký;
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và kiểm toán;
- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
- Bảo toàn và phát triển vốn hoạt động của hợp tác xã; quản lý và sử dụng
đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ,
vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
- Bảo vệ môi trường, môi sinh, quan cảnh, dì tích lịch sử - văn hóa và các
công trình quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm các quyên của xã viên và thực hiện các cam kêt kinh tê đôi với
Trang 18- Thực hiện các nghĩa vụ đối với xã viên trực tiếp lao động cho hợp tác xã và người lao động do hợp tác xã thuê theo quy định của pháp luật về lao động;
khuyến khích và tạo điều kiện để người lao động trở thành xã viên;
- Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho xã viên là cá nhân và người lao động
làm việc thường xuyên cho hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác xã phù hợp với quy định của pháp luật về bảo hiểm; tổ chức cho xã viên không thuộc đối tượng trên tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện Chính phủ quy định cụ thé
về việc đóng bảo hiểm xã hội đôi với xã viên hợp tác xã;
- Cham lo giáo duc, dao tao, bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết của xã viên, cung cấp thông tin để mọi xã viên tích cực tham gia xây dựng hợp tác xã;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Tóm lại, những quy định về quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã là cơ sở, là
Trang 19CHƯƠNG?2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHAP LUAT VE THANH LAP, DANG KY KINH DOANH HỢP TÁC XÃ 2.1 Đối tượng và điều kiện trở thành xã viên hợp tác xã 2.1.1 Đối tượng
Đối tượng tham gia hợp tác xã được ấn định ngay tại Điều đầu tiên của
Luật hợp tác xã năm 2003 Tuy nhiên, so với Luật hợp tác xã năm 1996 quy định chung về đối tượng tham gia hợp tác xã là “người lao động”, trong khi đó, Điều 22
lại quy định hộ gia đình cũng có thê trở thành xã viên hợp tác xã Như vậy, giữa hai điều luật trên có sự mâu thuẫn, không thống nhất về đối tượng tham gia hợp tác xã Để khắc phục mâu thuẫn nói trên, đồng thời quán triệt tình thần Nghị quyết số 13-NĐ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX chủ
trương mở rộng đối tượng tham gia hợp tác xã, cho phép “thành viên tham gia hợp
tác xã bao gồm cả thể nhân và pháp nhân; các bộ, công chức được tham gia hợp
tác xã với tư cách là xã viên” Luật hợp tác xã năm 2003 đã bỗ sung và khăng định những đối tượng tham gia hợp tác xã gồm[12]: cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có
nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức thành lập
2.1.2 Điều kiện trở thành xã viên hợp tác xã * Đối với cá nhân:
Cá nhân muôn trở thành xã viên hợp tác xã phải đáp ứng các yêu cầu sau [13]:
Trang 20- Có đơn xm gia nhập hợp tác xã; tán thành Điệu lệ, Nội quy, Quy chế của hợp tác xã;
- Góp vốn theo quy định của Điều lệ hợp tác xã; góp sức với các hình thức
trực tiếp quản lý, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tư vấn cung cấp kiến thức, kimh doanh và khoa học kỹ thuật cho hợp tác xã tùy thuộc vào nhụ cầu của hợp tác xã;
Cá nhân không đủ các điều kiện nói trên, cá nhân đang bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, cá nhân đang phải chấp hành hình phạt tù, cá nhân bi Toa án tước
quyền hành nghề do phạm các tội theo quy định của pháp luật và cá nhân đang
trong thời hạn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh
không được là xã viên hợp tác xã
Ke ree ˆ ˆ r
* Doi voi cán bộ, công chức:
Cán bộ, công chức muốn trở thành xã viên hợp tác xã phải đáp ứng các yêu cầu sau[ 14]; - Được sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ, công chức; - Có đơn xm gia nhập hợp tác xã; tán thành Điệu lệ, Nội quy, Quy chế của hợp tác xã;
- Góp vốn theo quy định của Điều lệ hợp tác xã; góp sức với các hình thức
trực tiếp quản lý, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tư vấn cung cấp kiến thức, kimh doanh và khoa học kỹ thuật cho hợp tác xã tùy thuộc vào nhụ cầu của hợp tác xã;
Trang 21nhiệm hợp tác xã; kê toán trưởng hoặc kẻ toán viên và các cán bộ chuyên môn
nghiệp vụ của hợp tác xã;
Cán bộ, công chức không có đủ các điều kiện quy định nói trên; cán bộ, công chức đang làm việc trong các lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước, sĩ quan, hạ sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp trong các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân
không được là xã viên hợp tác xã
* Đối với hộ gia đình:
Hộ gia đình muốn trở thành xã viên hợp tác xã phải đáp ứng các yêu cầu sau[ 15]:
- Là hộ gia đình mà các thành viên trong hộ có cùng tài sản chung để hoạt
động kinh tế như: diện tích đất đang sử dụng vảo sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; những tài sản cố định khác phục vụ sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình;
- Hộ gia đình phải cử người đại diện bằng giấy ủy quyền Người đại diện của hộ phải có đủ các điều kiện như đối với cá nhân như quy định trên và theo quy định của Điều lệ hợp tác xã Khi muốn thay đôi người đại diện, hộ gia đình phải có đơn đề nghị Ban quản trị xem xét, quyết định;
Hộ gia đình không có đủ các điều kiện theo trên không được là xã viên hợp
tác xã
* Đối với pháp nhân:
Pháp nhân muốn trở thành xã viên hợp tác xã phải đáp ứng các yêu cầu sau [16]:
- Là các tổ chức, cơ quan (trừ quỹ xã hội, quỹ từ thiện) theo quy định của
Bộ luật Dân sự và theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;
- Có đơn xIn gia nhập hợp tác xã Người đứng tên trong đơn phải là đại diện theo pháp luật của pháp nhân và tham gia vào hoạt động của hợp tác xã, thực
Trang 22diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân khác là người
trong bộ máy lãnh đạo của pháp nhân làm đại diện tham gia hợp tác xã nếu Điều lệ
hợp tác xã không quy định khác;
- Góp vốn, góp sức theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;
Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân không được sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ để góp vốn vào hợp tác xã;
Pháp nhân không có đủ các điều kiện quy định như trên không được là xã
viên hợp tác xã
Để tạo điều kiện cho người lao động có thé phat huy những tim nang vé tu
liệu sản xuất, tiền vốn, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của họ và tang cường thu nhập cho họ, Luật hợp tác xã quy định cả nhân, hộ gia đình, pháp nhân
có thể là xã viên của nhiều hợp tác xã trong trường hợp Điều lệ hợp tác xã không cam
Từ những quy định trên cho thấy, hai đối tượng mới được tham gia hợp tác
xã là cán bộ, công chức và pháp nhân Việc quy định bé sung hai đối tượng nảy có ý nghĩa rất lớn, thể hiện một cách nhìn mới về loại hình kinh tế hợp tác xã trong tầm quản lý vĩ mô của Nhà nước, coi hợp tác xã là một loại hình tổ chức kinh tế
như các doanh nghiệp khác Việc mở rộng thêm đối tượng tham gia hợp tác xã nhằm thu hút thêm nguồn nhân lực, tài lực, cũng như các nguồn lực khác để phát
triển hợp tác xã Tuy nhiên, để tránh tình trạng cán bộ, công chức không chuyên tâm đến công việc Nhà nước, chuyển sang làm việc tại các hợp tác xã sẽ gây ảnh
hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước Luật hợp tác xã năm
2003 ghi nhận quyền tham gia hợp tác xã của cán bộ, công chức nhưng giới hạn
họ không được quản lý và điều hành hợp tác xã, cũng như đối với hộ gia đình và
pháp nhân khi tham gia hợp tác xã phải thông qua người đại diện có đủ điều kiện như đối với cá nhân tham gia, quy định này nhằm đảm bảo tính công bằng giữa các xã viên
Trang 232.2.1 Đối với hợp tác xã nông nghiệp[17]
Hợp tác xã có nhu cầu sử dụng đất để xây dựng trụ sở, nhà kho, sân phơi, cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ xã viên sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản, làm muối nhưng chưa được giao đất thì làm thủ tục xin giao đất Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất của địa phương xem xét, quyết định việc giao đất không thu tiền sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hợp tác xã
Hợp tác xã đang sử dụng đất vào các rnục đích xây dựng trụ sở, nhà kho, sân phơi, cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản, làm muối được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy
định tại Điều 53 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của
Chính phủ về thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác găn liên với đãi
Ngoài diện tích đất giao không thu tiền sử dụng đất, hợp tác xã nông nghiệp được giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền hàng năm theo quy
định của pháp luật đất đai và được hưởng chính sách ưu đãi về miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Chính phủ
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã thuê lại
đất, sử dụng hợp pháp đất của tô chức, cá nhân để phát triển sản xuất kinh doanh 2.2.2 Đối với hợp tác xã phi nông nghiệp[ 18]
Hợp tác xã được lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc
hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm theo quy định của pháp luật đất đai
Diện tích đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm của hợp tác xã phục vụ xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh và làm dịch vụ trực tiếp cho xã viên được xác định theo dự án được cơ quan nhà nước có thâm quyền xem xét, quyết định theo
Trang 24Trường hợp đất do hợp tác xã đang sử dụng mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền SỬ
dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 2.2.3 Chính sách ưu đãi về thuế[19]
Hợp tác xã được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu
nhập từ các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh của xã viên theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 và Nghị định 124/2008/NĐ-
CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chị tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008
Đối với các hợp tác xã nơng nghiệp ngồi được hưởng ưu đãi như trên còn
được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập tạo ra từ hoạt động dịch vụ trực tiếp phục vụ đời sống x4 viên
2.2.4 Chính sách hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại[20]
Các hợp tác xã sản xuất hàng hóa xuất khẩu không thuộc đối tượng được hỗ trợ kmh phí từ chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, nếu có dự
án xúc tiến thương mại được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được hỗ trợ 50% kinh phí theo quy định của chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia cho các nội dung hoạt động sau đây: Thông tin thương mại, tuyên truyền xuất
khâu; Tư vẫn xuất khẩu; Đào tạo nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh xuất khẩu; Tham gia hội chợ triển lãm hàng xuất khâu; Quảng bá thương hiệu sản
Trang 252.2.5 Chính sách hỗ trợ ứng dụng đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư và khuyến công[2 l]
Hợp tác xã có dự án ứng dụng đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ thì được vay vốn trung và dài hạn từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học công nghệ của các Bộ, ngành và địa phương
Hợp tác xã tô chức tập huấn cho xã viên tiếp thu công nghệ mới thuộc Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng vả chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi thì được hỗ trợ 100% kinh phí
Hợp tác xã được hưởng các chính sách về khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công theo quy định tại Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01
năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông và Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn
2.2.6 Chính sách hỗ trợ hợp tác xã đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của cộng đồng xã viên và tham gia các chương trình phát triển
kinh tế - xã hội[22]
Các hợp tác xã được hỗ trợ: Xây dựng cơ sở hạ tang phuc vu san xuat, kinh doanh của hợp tác xã và đời sống của xã viên; Xây dựng cụm công nghiệp, cụm
làng nghề nông thôn để phát triển sản xuất và kinh doanh
Hợp tác xã được ưu tiên tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội sau đây: Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn và quản lý các
cơng trình sau khi hồn thành, kể cả các công trình hạ tang phuc vu phat trién cum
công nghiệp và cụm làng nghề ở nông thôn; Các dự án, chương trình phát triển
kinh tế - xã hội khác trên địa bàn phù hợp với khả năng của hợp tác xã
Hàng năm, các hợp tác xã phải chủ động đăng ký với cơ quan quản lý chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương về nhu cầu và khả năng tham
Trang 26xóa đói, giảm nghèo để được hỗ trợ, ưu tiên tham gia Cơ quan quản lý chương
trình mục tiêu có trách nhiệm thông báo công khai tới huyện, xã về phạm vị, đối
tượng và điều kiện của từng chương trình; tiếp nhận, xem xét và phê duyệt đơn đăng ký tham gia chương trình của hợp tác xã; giúp hợp tác xã làm các thủ tục cần thiết để tham gia chương trình; kiểm tra, giám sát và giải quyết các phát sinh trong
quá trình triển khai dự án giao cho hợp tác xã thực hiện 2.2.7 Chính sách hỗ trợ tín dụng[23]
Hợp tác xã có dự án đầu tư mới, đầu tự mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh thì được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước từ Quỹ hỗ trợ phát triển theo quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khâu của Nhà nước và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về sửa đôi, bố sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
Đối với các hợp tác xã có dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, xuất khâu thuộc diện ưu đãi đầu tư thì được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định
số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
Các hợp tác xã có nhu cầu vay vốn từ các tô chức tín dụng để đầu tư mới, đầu tư nâng cấp, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh, thực hiện các hoạt
động dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế và đời sống xã viên thì được các tổ chức
tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn và áp dụng hình thức đảm bảo tiền vay
phù hợp với loại hình kinh tế hợp tác xã Việc cho vay được thực hiện theo các
quy định hiện hành Các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vay vốn các tô chức tín dụng theo quy định hiện hành về chính sách tín dụng
nông nghiệp và nông thôn
2.3 Trình tự thành lập đăng ký kinh doanh hợp tác xã
Trang 27Sáng lập viên là công dân Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự; đại diện có đủ thâm quyền của
hộ gia đình hoặc pháp nhân, có hiểu biết pháp luật về hợp tác xã và khẳng định bằng văn bản cam kết sẽ xây dựng và phát triển hợp tác xã do mình khởi xướng
thành lập Các sáng lập viên sẽ là nòng cốt cho việc chuẩn bị thành lập hợp tác xã
Sáng lập viên báo cáo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự định đặt trụ sở chính của hợp tác xã về việc thành lập, địa điểm đóng trụ sở,
phương hướng sản xuất, kinh doanh và kế hoạch hoạt động của hợp tác xã, đồng thời tiến hành các công việc tuyên truyền, vận động các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân và cán bộ, công chức nhà nước có nhu cầu tham gia hợp tác xã; xây dựng phương hướng sản xuất, kinh doanh; dự thảo Điều lệ và xúc tiến các công việc cần
thiết khác để tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã
Việc báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ mang tính chất thông báo,
chứ không mang ý nghĩa xin phép Vì vậy, ngay sau khi việc thực hiện thông bao, các sáng lập viên tiến hành các hoạt động tiếp theo để chuẩn bị cho sự ra đời hợp tác xã, mà không cần phải chờ đợi được sự đồng ý hay không đồng ý cho thành lập của Uy ban nhân dân cấp xã Quy định này, một mặt, tránh được sự phiền hà, gay khó khăn cho việc thành lập hợp tác xã từ phía chính quyền địa phương, mặt khác, tạo sự chủ động cho các sáng lập viên trong việc nhanh chóng xúc tiến việc
thành lập hợp tác xã
2.3.2 Tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã
Hội nghị thành lập hợp tác xã là Hội nghị đầu tiên quyết định việc thành lập
hợp tác xã Hội nghị thành lập hợp tác xã do sáng lập viên tô chức Thành phần
tham gia hội nghị bao gồm sáng lập viên và cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân khác
có nguyện vọng trở thành xã viên Hội nghị thảo luận và thống nhất về phương
Trang 28tỉnh hình phát triển chung của các loại hình doanh nghiệp, tạo sự chủ động, tự quyết định của hợp tác xã, Luật hợp tác xã năm 2003 đã bé sung một số quy định
moi cho phù hợp:
- Về số lượng xã viên: Theo quy định tại Điều 4 Luật hợp tác xã năm 1996
thì Điều lệ mẫu của các hợp tác xã do Chính phủ ban hảnh phải quy định rõ số lượng xã viên tối thiêu Như vây, tuy cùng loại hình hợp tác xã nhưng hoạt động
trên các lĩnh vực, ngành, nghề khác nhau thì hợp tác xã có số lượng xã viên tối thiểu không giống nhau Điều này, đã tạo sự phức tạp cho hợp tác xã khi thành lập Để khắc phục hạn chế đó, Luật hợp tác xã năm 2003 đã quy định rõ số lượng xã viên tối thiểu chung cho tất cả các hợp tác xã hoạt động trong mọi lĩnh vực, ngành,
nghề khác nhau là 7 xã viên
- Ngồi việc thơng qua Điều lệ, Luật hợp tác xã năm 2003 còn bé sung thông qua Nội quy hợp tác xã Bởi vì, đây là một văn bản quan trọng quy định về những vấn đề trong nội bộ hợp tác xã, làm cơ sở cho hoạt động quản lý và điều
hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã và có giả trị lâu dài đối với
hợp tác xã
- Về việc thành lập bộ máy quản lý và điều hành hợp tác xã: Luật hợp tác xã năm 1996 chỉ quy định hợp tác xã chỉ tô chức duy nhất một bộ máy vừa thực
hiện chức năng quản lý, vừa thực hiện chức năng điều hành hợp tác xã là Ban quản trị và Ban kiểm soát Chủ nhiệm là là người đứng đầu Ban quản trị do Hội nghị thành lập hợp tác xã bau cùng với các thành viên khác của Ban quản trị, Ban
kiểm soát Những quy định trên không còn phù hợp với sự phát triển của hợp tác xã trong điều kiện tình hình mới Hiện nay, có những hợp tác xã với số lượng xã viên đông, quy mô phát triển lớn, vốn đầu tư nhiều và thị trường rộng đòi hỏi phải có sự tách biệt giữa chức năng quản lý và chức năng điều hành trong tô chức hoạt động Do vậy, nếu tiếp tục duy trì mô hình tổ chức quản lý, điều hành như quy
định tại Luật hợp tác xã năm 1996 thi không còn phù hợp, tạo ra lực cản kiềm hãm
sự phát triển của các hợp tác xã có tiềm năng Vì vậy, để đáp ứng đòi hỏi khách
quan, đồng thời để tạo sự chủ động trong tổ chức và hoạt động của hợp tác xã trên
nguyên tắc gọn nhẹ và có hiệu quả, Luật hợp tác xã năm 2003 đã đưa ra hai loại
Trang 29Một là, hợp tác xã thành lập một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành: Số
lượng thành viên Ban quản trị, Ban kiểm soát do Hội nghị thành lập hợp tác xã
quyết định căn cứ vào số lượng xã viên tại thời điểm thành lập Trong thời gian
hoạt động Đại hội xã viên quyết định tăng hay giảm số lượng thành viên Ban quản
trị, Ban kiểm soát cho phù hợp và báo cáo bằng văn bản tới cơ quan đăng ký kinh
doanh Đại hội xã viên bầu Ban quản trị và Chủ nhiệm; Ban kiểm soát và Trưởng
Ban kiểm soát Chủ nhiệm hợp tác xã đồng thời là Trưởng Ban quản trị; quyết
định số lượng Phó chủ nhiệm hợp tác xã
Hai là, hợp tác xã thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành: Số
lượng thành viên gồm Ban quản trị, Ban kiểm soát Đại hội xã viên trực tiếp bầu Ban quản trị và Trưởng Ban quản trị trong số thành viên Ban quan tri; quyét dinh
bầu hoặc thuê Chủ nhiệm hợp tác xã; quyết định số lượng Phó chủ nhiệm hợp tác
Xa
2.3.3 Điều lệ hợp tác xã
Điều lệ hợp tác xã là tôn chỉ, là mục đích của hợp tác xã, gồm những quy định nội bộ phù hợp với điều kiệ cụ thể về ngành nghề kinh doanh của hợp tác xã, được toàn thể xã viên nhất trí thông qua, là căn cứ pháp lý để giải quyết các mối quan hệ giữa các xã viên với nhau, cũng như giữa các xã viên với hợp tác xã và có
giá trị lâu dài trong hợp tác xã Khi thành lập, mỗi hợp tác xã phải xây dựng Điều
lệ riêng Điều lệ hợp tác xã phải phù hợp với Điều 12 của Luật hợp tác xã năm 2003 và Nghị định 77/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ quy định về việc ban hành mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ hợp tác xã
Điều lệ hợp tác xã do các sáng lập viên dự thảo trình Hội nghị thành lập hợp tác xã thảo luận và biểu quyết thông qua Tại Hội nghị, các thành viên tham
g1a hợp tác xã thảo luận thông qua từng điều khoản của Điều lệ theo nguyên tắc đa số với trên 50% số xã viên tham gia Hội nghị nhất trí tán thành Trong trường hợp biểu quyết ma sé phiéu tán thành và số phiếu không tán thành ngang nhau thì ý
Trang 30Luật hợp tác xã năm 2003 đã bỏ quy định về điều lệ mẫu, thay vào đó luật
chỉ quy định Chính phủ ban hành mẫu hướng dẫn xây dựng điều lệ cho hợp tác xã,
mà cụ thê là được Nghị định 77/2005/NĐ-CP điều chỉnh đã bỗ sung chỉ tiết hơn Điều 12 của Luật hợp tác xã năm 2003, để từ đó giúp cho các hợp tác xã có điều
kiện dựa vào đó xây dựng điều lệ của mình một cách dễ dàng
Điều lệ hợp tác xã có các nội dung chủ yếu sau[24]:
- Tên hợp tác xã, biểu tượng của hợp tác xã (nếu có); - Dia chi try so chính của hợp tác xã;
- Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh;
- Các quy định về đối tượng, điều kiện, thủ tục gia nhập hợp tác xã và ra hợp tác xã của xã viên;
- Các quy định về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của xã viên;
- Nguyên tắc và đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Vốn điều lệ của hợp tác xã;
- Vốn góp tối thiểu: mức góp, hình thức góp, thời hạn góp và điều kiện trả lại vốn gop cua xã viên;
- Tham quyền và phương thức huy động vốn;
- Nguyên tắc trả công, xử lý các khoản lỗ; chia lãi theo vốn góp, theo công sức đóng góp của xã viên và theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã; trích lập, quản lý và sử dụng các quỹ của hợp tác xã;
Trang 31- Cơ cầu tổ chức quản lý hợp tác xã; chức năng, quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm của Ban quản trị, Trưởng Ban quản trị, Chủ nhiệm hợp tác xã, Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát và các bộ phận giúp việc cho hợp tác xã;
- Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã;
- Thể thức tiễn hành Đại hội và thông qua quyết định của Đại hội xã viên; - Chế độ xử lý vi phạm Điều lệ hợp tác xã và nguyên tắc giải quyết tranh
chấp nội bộ;
- Thể thức sửa đôi Điều lệ hợp tác xã;
- Các quy định khác do Đại hội xã viên tự quyết định nhưng không trái với
quy định của pháp luật
Như vậy, so với Điều 14 của Luật hợp tác xã năm 1996, nội dung điều lệ
hop tác xã theo quy định tại Điều 12 của Luâth hợp tác xã năm 2003 đã được bố sung như sau:
Bồ sung về nguyên tắc và đối tượng đóng bảo hiểm bắt buộc Theo Luật hợp tác xã năm 2003, đối tượng tham gia hợp tác xa kha da dang, đồng thời để
đảm bảo quyền lợi của xã viên và người lao động, cũng như việc hợp tác xa thực hiện các quy định của Luật bảo hiểm và Luật lao dộng Chính vì vậy mà cần được bé sung vao Điều lệ hợp tác xã Hơn nữa, việc chị trả các khoản bảo hiểm xã hội có liên quan trực tiếp đến điều kiện tài chính của hợp tác xã, mà cụ thê là quyền lợi của xã viên V1 vậy, vẫn đề xác định nguyên tắc và đối tượng đóng bảo hiểm bắt buộc phải được Đại hội xã viên thông qua và ghi trong Điều lệ hợp tác xã
Bỗ sung vé tham quyén và phương thức huy động vốn Vốn là yếu tố hết
suc quan trong đối với mọi loại hình doanh nghiệp, vốn giúp duy trì, mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh Do đó, việc huy động vốn là hết sức cần
Trang 32xác định giao cho ai thâm quyền huy động vốn, cũng như phương thức huy động vốn như thế nào phải do chính các xã viên quyết định và ghi nhận vào Điều lệ hợp tác xã Bên cạnh đó, việc ghi nhận trên vừa đảm bảo nguyên tắc huy động vốn, vừa giúp cho cơ quan điều hành hợp tác xã chủ động trong quá trình thực hiện
công việc của mình và tránh tỉnh trạng lợi dụng quyền hạn làm ảnh hướng đến
quyền lợi chính đáng của hợp tác xã và xã viên
Bồ sung thể thức quản lý, sử dụng, bảo toàn và xử lý phần tai san chung, vốn tích luỹ của hợp tác xã khi hợp tác xã đang hoạt động và khi hợp tác xã giải
thể Với đặc thù của loại hình hợp tác xã, nguồn tài sản chung của hợp tác xã là phần tai san quan trọng Chính vì lẽ đó, việc quản lý, sử dụng va bảo toàn tải sản đó không chỉ liên quan đến hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, quyền lợi của xã viên, mả còn liên quan đến sinh hoạt của cộng đồng dân cư, đặc biệt là đối với các hợp tác xã nông nghiệp Với tư cách là một tổ chức kinh tế tập thể hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm, việc sử dụng các nguồn vốn, trong đó có
vốn tích lũy của hợp tác xã khi hợp tác xã đang hoạt động hoặc giải thể, ngoài phần xử lý theo quy định của Luật hợp tác xã năm 2003 và các quy định pháp luật khác có liên quan, tập thể xã viên được quyết định xử lý phần tài sản quan trọng
nay thong qua thỏa thuận và ghi nhận trong Điều lệ hợp tác xã
Bồ sung về người Đại diện theo pháp luật của hợp tác xã Là tô chức kinh tế
có tự cách pháp nhân, do vậy, mọi quan hệ hoạt động của hợp tác xã với các chủ thể bên ngoài phải được xác lập thông qua người đại diện So với Luật hợp tác xã năm 1996, thì người đại diện của hợp tác xã là Chủ nhiệm hợp tác xã, tuy nhiên,
Luật hợp tác xã năm 2003 đã mở rộng thêm mô hình quản lý của hợp tác xã, nên
người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã không chỉ riêng Chủ nhiệm hợp tác xã mà còn có thể là Trưởng ban quản trị, điều đó phụ thuộc vào từng loại mô hình
tổ chức, quản lý, điều hành của hợp tác xã Mặt khác, Chủ nhiệm hợp tác xã là người đứng đầu bộ máy điều hành và có thể do hợp tác xã thuê Do đó, không phải trong mọi trường hợp Chủ nhiệm hợp tác xã đương nhiên trở thành người Đại diện theo pháp luật của hợp tác xã Vì vậy, để phân định rõ ràng tư cách và trách nhiệm trước pháp luật, nên việc khẳng định người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã
Trang 33Bồ sung về chế độ xử lý vi phạm Điều lệ hợp tác xã và nguyên tắc giải
quyết tranh chấp nội bộ Điều lệ, Nội quy hợp tác xã điều chỉnh những quan hệ nội bộ trong hợp tác xã, tạo cơ sở cho ôn định trong tô chức quản lý, sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã Trong trường hợp có vi phạm Điều lệ hợp tác xã của các xã viên, thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà bị kiển trách, cảnh cáo, khai trừ khỏi hợp tác xã, nếu gây thiệt hại tải sản thì phải bồi thường Bên cạnh đó, nếu trong nội bộ hợp tác xã có tranh chấp phát sinh thì có thể giải quyết trên cở sở hòa giải giữa các xã viên với nhau và giữa xã viên với hợp tác xã theo nguyên tắc bình
đẳng, hợp tác; trường hợp không giải quyết được thì trình Đại hội xã viên xem xét,
quyết định, nếu không được thì đề nghị Tòa án nhân dân có thắm quyền sẽ giải quyết Việc bô sung nội dung trên vào Điều lệ hợp tác xã có ý nghĩa rat quan trong
nhằm làm ổn định quan hệ trong nội bộ hợp tác xã và tăng cường kỷ luật trong tô chức có đặc thù mang tính xã hội sâu sắc như hợp tác xã
Bồ Sung về thê thức sửa đôi Điều lệ hợp tác xã Điều lệ hợp tác xã là văn bản quan trọng, có thể xem đây là “Luật” đối với hợp tác xã, có nội dung liên quan đến mợi hoạt động của hợp tác xã, cũng như quyền lợi của các xã viên và do chính
các xã viên thông qua Vì vậy, việc sửa đôi Điều lệ hợp tác xã để cho phù hợp với tình hình của hợp tác xã trong từng giai đoạn phát triển cũng phải do tập thể xã viên quyết định
Ngoài ra, Luật hợp tác xã năm 2003 và Nghị định 77/2005/NĐ-CP còn bé sung trong Điều lệ hợp tác xã một số nội dung khác như: điều kiện trả lại vốn của
xã viên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh quản lý, điều hành, kiểm soát; ghi nhận thêm một số chức danh khác như Trưởng ban quản trị, Irưởng
ban kiểm soát vào nội dung của Điều lệ 2.4 Đăng ký kinh doanh 2.4.1 Hồ sơ đăng ký kinh doanh
Trang 34và bộ máy điều hành là Trưởng ban quản trị) hoàn chỉnh các văn bản, lập và nộp
hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh đã lựa chọn Tùy điều
kiện cụ thê, hợp tác xã có thé chon co quan dang ky kinh doanh tai cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính
Với chủ trương đơn giản hóa thủ tục cải cách hành chính, lược bỏ những giấy tờ, thủ tục không cần thiết so với Luật hợp tác xã năm 1996 Luật hợp tác xã
năm 2003 quy định hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm[25]:
- Đơn đăng ký kinh doanh; - Điều lệ hợp tác xã;
- Số lượng xã viên, danh sách Ban quản trị, Ban kiểm soát của hợp tác xã; - Biên bản đã thông qua tại Hội nghị thành lập hợp tác xã
Như vậy, so với Luật hợp tác xã năm 1996, thi quy định về hồ sơ đăng ký kinh doanh của hợp tác xã trong Luật hợp tác xã năm 2003 đơn giản, gọn nhẹ hơn
rất nhiều Cụ thể là:
Thứ nhất, Theo Luật hợp tác xã năm 2003, hồ sơ đăng ký kinh doanh không cần có danh sách, tên, địa chỉ của xã viên mà chỉ cần số lượng xã viên tham gia hợp tác xã Điều nảy tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình hợp tác xã chuyên đổi Thực tế, hiện nay vẫn còn nhiều mô hình chuyển đổi từ mô hình hợp tác xã theo Luật hợp tác xã năm 1996 sang mô hình Luật hợp tác xã năm 2003, bên cạnh đó, việc gỡ bỏ quy định trên tránh được sự không cần thiết, vì trên thực tế có nhiều
hợp tác xã khi chuyển đổi lên tới hàng trăm hoặc hàng ngàn xã viên Trong khi đó, cơ quan đăng ký kinh doanh cũng không cần thiết phải năm cụ thể thông tin của các xã viên tham gia hợp tác xã, mà thay vào đó chỉ cần nắm thông tin của những
người đứng đầu hệ thống quản lý, điều hành, kiểm soát hợp tác xã Việc quy định
như vậy cũng phù hợp với các quy định về đăng ký kinh doanh của Luật doanh nghiệp Chính vì lẽ đó, Luật hợp tác xã quy định trong hồ sơ đăng ký kinh doanh
của hợp tác xã phải có số lượng xã viên, danh sách Ban quản trị, Ban kiểm soát
Trang 35Thứ hai, Luật hợp tác xã năm 2003 đã bỏ quy định phải có phương án sản
xuất, kinh doanh như quy định của Luật hợp tác xã năm 1996 đã quy định Việc
gỡ bỏ quy định này cũng hoàn toàn phù hợp Thực tế, các sáng lập viên rất khó xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp ngay khi mới bắt đầu đăng ký
thành lập trong khi nền kinh tế thị trường luôn luôn vận động Nếu có đi chăng nữa, thì sau khi thành lập hợp tác xã cũng rất khó hoạt động theo phương án đó Bởi khi bước vào hoạt động, hợp tác xã còn phù thuộc vào rất nhiều yếu tố như vốn, thị trường và các yếu tố chủ quan khác, hơn nữa, chiến lược sản xuất, kinh doanh không phải bất di, bat dịch mà nó phụ thuộc vảo từng thời ky, phụ thuộc vào sự vận động và phát triển chung của nền kinh tế Bên cạnh đó, về phía cơ quan quản lý Nhà nước cũng rất khó kiểm soát được việc đảm bảo thực hiện theo đúng
phương án đã xác định trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của hợp tác xã Mặt khác, nếu yêu cầu hợp tác xã hoạt động theo đúng phương án sản xuất, kinh doanh đã đăng ký thì vô hình chung tạo ra một rào cản làm cho hợp tác xã thiếu năng động, thiếu sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Thứ ba, Luật hợp tác xã năm 2003 cũng đã gỡ bỏ quy định giấy phép hành nghề đối với một số ngành, nghề mà pháp luật quy định phải có trong hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật hợp tác xã năm 1996 Yêu cầu có giấy phép hành nghề trong một số ngành, nghề là yêu cầu đối với mọi loại hình doanh nghiệp, trong đó có hợp tác xã Tuy nhiên, việc yêu cầu có giấy phép hành nghề trong hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp tác xã của Luật hợp tác xã năm 1996 là không
phù hợp Bởi vì, khi hợp tác xã chưa được thành lập thì chưa có địa vị pháp lý và
chưa là chủ thể trong hoạt động kinh tế Do đó, việc xin cấp giấy phép hành nghề
đối với hợp tác xã trong giai đoạn nảy là cực kỳ khó khăn và phức tạp, khó thực thi trên thực tế Hơn nữa, theo quy định của Luật doanh nghiệp, về nguyên tắc
không còn quy định việc cấp giấy phép hành nghè, trừ một số ngành, nghề nhất
định do Chính phủ quy định Do đó, việc có giấy phép hành nghề được xác định là
một điều kiện mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng trước khi bắt đầu sản xuất, kinh doanh mặc dù đã được phía cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh từ trước Việc gỡ bỏ quy định trên cũng nhằm tạo sự bình đẳng về mặt pháp lý giữa các thành phần kinh tế, cũng như sự bất hợp lý trong thủ tục đăng ký kinh
Trang 362.4.2 Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh[26]
Để có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người đại điện theo pháp luật của hợp tác xã phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp lệ như đã nói ở phần hồ sơ đăng ký kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh ghi trong hồ sơ phải là ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm Trong hồ sơ phải ghi tên, biểu tượng (nếu có) của hợp tác xã, vốn điều lệ trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề mà Chính phủ quy định phải có vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.Khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã phải nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định
So với quy định trước đây, thì Luật hợp tác năm 2003 đã có sự thay đổi khá
phù hợp với tình hình mới
Thứ nhất, Luật hợp tác xã năm 2003 đã bô sung hai điều kiện là hợp tác xã hoạt động sản xuất, kinh doanh ngàng, nghề mà pháp luật không cắm và tên, biểu
tượng của hợp tác xã Có thể nói đây là điều kiện đầu tiên, tối thiểu đối với mọi loại hình doanh nghiệp khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh Đó cũng là
việc mà các sáng lập viên phải chuẩn bị ngay từ khi có ý tưởng thành lập hợp tác xã Tuy nhiên, đây là những thông tin cần thiết giúp cho hoạt động quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước mà hợp tác xã cần phải cung cấp
Thứ hai, Luật hợp tác xã năm 2003 đã bỏ hai điều kiện không hợp lý ở Luật
hợp tac x4 nam 1996:
- Một là, bỏ điều kiện số lượng xã viên hợp tác xã không ít hơn số xã viên tối thiểu quy định trong Điều lệ mẫu đối với từng loại hình hợp tác xã Vi Luật
hợp tác xã năm 2003 không còn quy định Điều lệ mẫu mà chỉ quy định giới hạn số
lượng xã viên tối thiểu tham gia thành lập hợp tác xã là 7 xã viên
Trang 37làm mục đích hoạt động và phát triển của mình Hợp tác xã hoạt động sản xuât, kinh doanh cũng vì lợi nhuận, bên cạnh đó nó hướng tới mục đích xã hội, các xã
viên cùng giúp đỡ nhau nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, gop phan xay dung,
phat triển nền kinh tế đất nước Như vậy, mục đích hoạt động của hợp tác xã đã
thể giện ngay chính trong bản chất của hợp tác xã Nên bỏ quy định trên là phù hợp
Thứ ba, Luật hợp tác xã năm 2003 cũng đã bỏ điều kiện có trụ sở được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi dự định đặt trụ sở xác nhận như đã quy định trong Luật
hợp tác xã năm 1996 Bởi vì, trong thực tế trụ sở của hợp tác xã đã được thê hiện trong hé so đăng ký kinh doanh như đơn đăng ký kinh doanh, Điều lệ hợp tác xã
Mặt khác, trước khi đăng ký kinh doanh, các sáng lập viên đã có động thái đầu tiên là thông báo cho Ủy ban nhân nhân cấp xã nơi dự định đặt trụ sở hợp tác xã về việc thành lập hợp tác xã Do đó, đến thời điểm thực hiện việc đăng ký kinh
doanh mà Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến gì thì cũng xem như họ đã giản
tiếp xác nhận hợp tác xã có trụ sở tại địa phương mình quản lý Mặt khác, Luật
hợp tác xã năm 2003 quy định[27]: “Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã sẽ thành lập nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh đã
chọn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đăng ký kinh doanh” Cho nên, việc bỏ quy định trên cũng là hợp lý
2.4.3 Nơi đăng ký kinh doanh
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng xác định: “Kinh tế tập thể phát triển với
nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt” Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích thành lập hợp tác xã để phù hợp với
tính chất, tầm quan trọng của loại hình tô chức kinh tế này, cũng nhự phù hợp với đối tượng tham gia hợp tác xã Trước đó, khi tiến hành đăng ký kinh doanh hợp
tác xã, Luật hợp tác xã năm 1996 quy định[28]: “Chủ nhiệm hợp tác xã phải gửi
hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Uý ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Uy ban nhân dân cấp huyện) nơi dự định đặt trụ sở chính
Trang 38ký kinh doanh theo quy định tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính” Nhất quán chính sách khuyến kích thành lập hợp tác xã và đồng thời đảm bảo sự bình đẳng giữa hợp tác xã với các loại hình doanh nghiệp
khác, Luật hợp tác xã năm 2003 quy định cho phép hợp tác xã được quyền lựa chọn nơi đăng ký kinh doanh tại cấp huyện hoặc cấp tỉnh để tạo sự chủ động cho
hợp tác xã, cụ thể là: “Hợp tác xã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh
doanh cấp tỉnh hoặc cấp huyện nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính, tuỳ theo
điều kiện cụ thể của hợp tác xã”[301
Cơ quan đăng ký kinh doanh[31] được pháp luật về hợp tác xã diện dẫn đến Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh Tuy nhiên, đến ngày 29 tháng 8 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 88/2006/ NĐ-CP thay thế Nghị định 109/2004/NĐ-CP quy định VỀ cơ quan đăng ký kinh doanh như sau[32]: Cơ quan đăng ký kinh doanh được tô chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
Ở cấp tỉnh: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh)
Ở cấp huyện: Trong trường hợp không thành lập Phòng đăng ký kinh doanh
cấp huyện thì Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đăng ký kinh
doanh
Bên cạnh đó, để đảm bảo yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
được xem xét, giải quyết nhanh gọn, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh, Luật hợp tác xã quy định[33 |: “Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã”
Đồng thời, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của hợp tác xã và xã viên,
Trang 39Mặt khác, khi đăng ký thành lập thì việc xác định tư cách pháp nhân và thời điểm bắt đầu hoạt động là một vấn đề quan trong ma đối với mọi loại hình doanh nghiệp luôn quan tâm, không chỉ riêng gì hợp tác xã Luật hợp tác xã năm 1996
mới dừng lại[34]: “Hợp tác xã có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” mà chưa quy định thời điểm hợp tác xã bắt đầu hoạt động Do đó, khi hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng không biết khi nào mình bắt đầu được phép hoạt động, đặc biệt là đối với
hợp tác xã hoạt động trong các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện Khắc phục hạn chế trên, Luật hợp tác xã năm 2003 quy định rõ[35]: “Hợp tác xã có tư cách
pháp nhân và có quyền hoạt động kê từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà hợp tác xã đăng ký hoạt động thì hợp tác xã được kinh doanh những ngành, nghề đó kể từ
ngày được cơ quan nhà nước có thầm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đủ
điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật” Việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật được tiến hành độc lập với việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợp
tác xã
2.4.4 Chi nhánh, văn phòng đại diện và doanh nghiệp trực thuộc hợp tác xã
Để tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã phát huy năng lực, tiếp cận nhanh nhạy với thị trường Luật hợp tác xã năm 2003 quy định[36]: “Hợp tác xã có
quyền rnở chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài Trình tự, thủ tục mở chỉ nhánh, văn phòng đại điện theo quy định chung của Chính phủ đối với
mọi loại hình doanh nghiệp Hợp tác xã được thành lập doanh nghiệp trực thuộc
theo quy định của pháp luật”
Hợp tác xã thành lập chỉ nhánh hạch toán phụ thuộc không có vốn điều lệ hoặc văn phòng đại diện phải tiến hành đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh Khi lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hợp tác xã phải gửi thông báo tới cơ quan
đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc cấp huyện nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại
Trang 40- Tên và địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã;
- Ngành, nghề kinh doanh của hợp tác xã;
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện dự định thành lập; tên phải kèm theo
chữ “Chi nhánh” đối với đăng ký thành lập chỉ nhánh và chữ “Văn phòng đại diện” đối với trường hợp đăng ký thành lập văn phòng đại diện;
- Họ tên, số chứng minh nhân dân, chữ ký vả nơi cư trú của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã;
- Tên và địa chỉ trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Nội dung, phạm vị hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện; - Họ tên, nơi cư trú, số chứng minh nhân dân của người đứng đầu chi
nhánh, văn phòng đại diện
Kém theo thông báo quy định như trên, hợp tác xã phải gửi kèm các giấy tờ sau:
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Quyét dinh bang văn bản của Ban Quan tri về việc mở chi nhánh, văn
phòng đại diện, cử người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện và biện bản
hoặc nghị quyết của Đại hội xã viên về việc mở chỉ nhánh, văn phòng đại diện của
hợp tác xã
Nếu ngành, nghề kinh doanh của chỉ nhánh phù hợp với ngành, nghề kinh
doanh của hợp tác xã; nội dung hoạt động của văn phòng đại diện phù hợp với nội
dung hoạt động của hợp tác xã thi trong thoi han 15 ngảy (ngày làm việc), kế từ ngày nhận được thông báo, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, chi nhánh, văn