khi mà các chủ thế dân sự thực hiện những hành vi dân sự hàng ngày, hàng giờ không chỉ ở nước mình mà còn ở nhiều nước khác thì việc xảy ra tranh chấp cũng như những yêu cầu dân sự là đi
Trang 1I Đặt vấn đề.
Tư pháp quốc tế là một ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ dân sự, quan
hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ lao động, quan hệ thương mại và tố tụng dân
sự có yếu tố nước ngoài Nói một cách ngắn gọn, ngành luật Tư pháp quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài Ngoài
ra, Tư pháp quốc tế còn điều chỉnh một số các quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài như xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, vấn đề ủy thác
tư pháp quốc tế, công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài Nghiên cứu tư pháp quốc tế, đại đa số các nghiên cứu sinh cũng như những nhà thi hành pháp luật trong tư pháp quốc tế đều công nhận rằng, việc áp dụng pháp luật trong Tư pháp quốc tế, đặc biệt là việc áp dụng pháp luật nước ngoài luôn là vấn
đề khó khăn và rất phức tạp, thực tế tại Việt Nam cũng đã minh chứng cho điều
đó Trên cơ sở đó, tôi quyết định lựa chọn đề tài: "Chứng minh việc áp dụng pháp luật nước ngoài luôn là một vấn đề phức tạp và khó khăn song lại là một yêu cầu khách quan trong việc giải quyết các vấn đề của tư pháp quốc tế" Với việc lựa chọn đề tài này, tôi mong muốn qua việc chứng minh sẽ đưa ra
được những luận cứ khách quan đúng đắn chứ không còn là sự cảm nhận mang tính cảm tính, đó chính là những nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn, phức tạp trong việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế, để từ đó tìm ra được những giải pháp khắc phục, giúp cho việc áp dụng pháp luật nước ngoài dễ dàng và hiệu quả hơn trong ngành luật quan trọng này
Tôi sẽ chứng minh quan điểm trên qua hai chứng minh nhỏ:
- Áp dụng pháp luật nước ngoài là một yêu cầu khách quan;
- Áp dụng pháp luật nước ngoài luôn là một vấn đề phức tạp và khó khăn
Trang 2II Nội dung.
1 Khái quát chung về vai trò của pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế.
Trước khi đi vào chứng minh, chúng ta cần phải khẳng định, pháp luật mỗi quốc gia nói chung cũng như pháp luật nước ngoài nói riêng là một nguồn luật
vô cùng quan trọng trong tư pháp quốc tế bên cạnh các nguồn luật khác như Điều ước quốc tế, thực tiễn xét xử của Tòa án, Trọng tài và tập quán Khoa học
Tư pháp quốc tế Việt Nam đã được kiểm nghiệm trong những năm vừa qua cho thấy rằng, đối với nguồn luật là pháp luật của mỗi quốc gia, nó mang tính chất điều chỉnh quốc nội, khác hẳn với điều ước quốc tế, tập quán mang tính điều chỉnh quốc tế Pháp luật của mỗi quốc gia thường được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật và bị chi phối trực tiếp bởi quan điểm của bộ phận cầm quyền đất nước đó
Theo quy định tại điều 759 BLDS 2005 sđbs 2009, các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài bao gồm:
- Áp dụng khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu tới, quy phạm xung đột có thể là quy phạm xung đột trong pháp luật Việt Nam và quy phạm xung đột cũng
có thể là trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia Có thể kể đến các ví
dụ minh họa như khoản 2 điều 24 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Việt Nam và Liên Bang Nga năm 1998, khoản 1 điều 126 luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Áp dụng khi các bên thỏa thuận trong hợp đồng dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài và không trái với các quy định của pháp luật Việt Nam
2 Áp dụng pháp luật nước ngoài là một yêu cầu khách quan.
Nói đến yêu cầu khách quan là nói đến một sự đòi hỏi vô cùng tự nhiên, tất yếu, không thể khác, nằm ngoài ý chí chủ quan của các chủ thể thực hiện và áp dụng pháp luật Cốt lõi của vấn đề xuất pháp từ trong xu thế hội nhập thế giới,
Trang 3khi mà các chủ thế dân sự thực hiện những hành vi dân sự hàng ngày, hàng giờ không chỉ ở nước mình mà còn ở nhiều nước khác thì việc xảy ra tranh chấp cũng như những yêu cầu dân sự là điều không thể tránh khỏi, đó là lúc cần bắt buộc phải áp dụng pháp luật mỗi quốc gia nói chung cũng như pháp luật nước ngoài nói riêng bởi:
- Thứ nhất, việc áp dụng pháp luật mỗi nước sẽ đảm bảo sự bình đẳng giữa các hệ thống pháp luật, cũng như sự tôn trọng đối với pháp luật của các nước có liên quan, tránh được tình trạng các nước lớn áp đặt ý chí lên các nước nhỏ Dựa trên cơ sở có đi có lại, việc chúng ta tôn trọng và áp dụng pháp luật nước ngoài cũng đảm bảo chúng ta sẽ nhận được quyền áp dụng pháp luật nước mình khi một tranh chấp xảy ra thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam Trong xu thế hội nhập như đã đề cập, việc một quốc gia loại bỏ hầu hết việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong các vấn đề Tư pháp quốc tế sẽ đồng nghĩa với việc quốc gia đó
tự đào thải mình khỏi xu thế hội nhập thế giới ngày nay, không hội nhập thì không thể phát triển và tự làm suy yếu mình Do đó, các quốc gia tất yếu phải sử dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết các tranh chấp nếu muốn giải quyết các tranh chấp đó
- Thứ hai, xuất phát từ vấn đề chủ quyền quốc gia, một quốc gia không thể
áp đặt ý chí cũng như pháp luật của mình lên một quốc gia khác nếu không được quốc gia đó cho phép Vậy khi một công dân nước mình có tranh chấp dân sự tại nước ngoài, quốc gia đó làm sao có thể bảo vệ công dân đó khi không sử dụng pháp luật của nước sở tại nơi có tranh chấp đó Nói cách khác, để các quốc gia bảo vệ được công dân nước mình, bắt buộc quốc gia đó phải áp dụng pháp luật nước ngoài, các nước đồng thời phối hợp với nhau trên cơ sở thiện chí, qua đó mới có thể vừa giải quyết tranh chấp một cách công bằng lại không xâm phạm đến chủ quyền các quốc gia Đó chính là một tất yếu khách quan của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế
Trang 4- Tiếp đó, việc áp dụng pháp luật nước ngoài nhằm thuận tiện cho việc giải quyết các vấn đề trong tư pháp quốc tế Lấy ví dụ trong Điều 773 BLDS 2005
sđbs 2009 khoản 1: "Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại." Không chỉ ở Việt Nam mà pháp luật của
hầu hết các nước đều quy định như vậy Việc quy định như vậy là rất hợp lý bởi việc xác định thiệt hại (một trong những dấu hiệu bắt buộc của việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) là công việc mang tính chất không gian, tức là nó phụ thuộc vào nơi có hành vi thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế Giả sử một quốc gia A có công dân bị một công dân của quốc gia B gây thiệt hại tại chính quốc gia đó thì quốc gia A chắc chắn không thể tự mình xác định mức độ thiệt hại mà bắt buộc phải dựa vào quốc gia B, nếu có tự mình đưa được người giám định sang thì cũng mất rất nhiều thời gian và không thuận tiện cho việc xác định mức độ thiệt hại Việc áp dụng pháp luật nước ngoài còn được áp dụng vào một
số vấn đề như xác định tư cách pháp nhân, xác định loại tài sản dẫn đến một
sự thật khách quan đó là áp dụng pháp luật nước ngoài trong nhiều trường hợp
sẽ giúp cho việc giải quyết các vấn đề trong Tư pháp quốc tế trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn Tại Việt Nam, chúng ta có thể tìm thấy một số điều luật quy định việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong Tư pháp quốc tế, có thể kể đến như:
Điều 761 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài
"1 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch."
Điều 766 Quyền sở hữu tài sản
"1 Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này.
Trang 52 Quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, nếu không có thoả thuận khác.
3 Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản.
4 Việc xác định quyền sở hữu đối với tàu bay dân dụng và tàu biển tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam."
- Cuối cùng, điều này cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự mở rộng hợp tác giữa các nước, đồng thời tăng cường sự học hỏi lẫn nhau trong lĩnh vực lập pháp, góp phần tạo sự thống nhất cao giữa các hệ thống pháp luật để từ đó giúp cho các chủ thể ở các quốc gia khác nhau dễ dàng hơn thực hiện cũng như thi hành pháp luật tư pháp quốc tế
Với những luận cứ nêu trên, các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang nhận ra được những lợi ích trong việc tôn trọng và sử dụng pháp luật nước ngoài trong Tư pháp quốc tế, coi đó như là một giải pháp tất yếu không kể đến chế độ chính trị của quốc gia đó ra sao
3 Áp dụng pháp luật nước ngoài luôn là một vấn đề phức tạp và khó khăn.
Như đã chứng minh ở phần trước, việc áp dụng pháp luật nước ngoài là yêu cầu khách quan Tuy nhiên, nó còn ẩn chứa sự phức tạp và khó khăn trong đó Theo tôi, hạn chế này xuất phát từ tính chất "điều chỉnh quốc nội" của pháp luật mỗi quốc gia Chính tính chất này đã khiến cho pháp luật nước ngoài trở thành một nguồn luật phức tạp và gân cản trở cho các quốc gia sử dụng nó Cụ thể, tính chất "điều chỉnh quốc nội" dẫn đến những hệ quả sau, mà các hệ quả đó
Trang 6chính là nguyên nhân trực tiếp làm cho việc áp dụng pháp luật nước ngoài luôn
là một vấn đề phức tạp và khó khăn:
- Đầu tiên, chúng ta đều dễ dàng nhận ra đó là pháp luật mỗi quốc gia là của quốc gia đó tạo nên, được xây dựng, soạn thảo, nghiên cứu là từ chính những cá nhân sinh sống trên đó chứ không phải người của quốc gia khác Việc này có hai hạn chế lớn đó là: quốc gia khác muốn áp dụng pháp luật nước ngoài thì bắt buộc phải nghiên cứu cụ thể và kỹ càng pháp luật nước đó như những người vừa bắt đầu học luật trên những rào cản đến từ khác biệt ngôn ngữ, khái niệm pháp
lý không thống nhất, văn bản pháp luật nằm rải rác, quy định chồng chéo mặc cho tại Việt Nam, việc giải thích nội dung pháp luật đều quyền và nghĩa vụ không chỉ của Thẩm phán mà còn của cả các bên đương sự nhằm giúp giảm bớt
đi gánh nặng cho thẩm phán; thứ hai là việc giải thích pháp luật để áp dụng cũng
có thể có nhiều hạn chế bởi khoảng cách địa lý, ngôn ngữ, sự hợp tác tương trợ
tư pháp của các bên
- Thứ hai, đó là vấn đề bảo lưu trật tự công cộng Chúng ta nhận thấy việc áp dụng pháp luật nước ngoài cũng cần phải dựa trên cơ sở của pháp luật quốc nội Điều này dẫn đến khá nhiều vướng mắc, nhất là khi pháp luật nước ngoài không phù hợp với những quy định của pháp luật quốc gia áp dụn hoặc có nội dung trái với các quy của pháp luật, xâm phạm những lợi ích, đường lối mà Tòa án của quốc gia đó đang bảo vệ, nói cách khác pháp luật nước ngoài trái trật tự công của quốc gia có tòa án giải quyết vụ việc Nó xuất phát từ quan điểm lập pháp của các quốc gia là khác nhau và xuất phát từ tính chất phức tạp của quy phạm xung đột Theo pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài khi được áp dụng phải không trái với các nguyên tắc cũng như pháp luật Việt Nam, quy định tại Khoản
3 Điều 759 BLDS 2005: ‘‘…3 Trong trường hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp
Trang 7luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;…’’ Vậy, nếu như một quy định của
pháp luật nước ngoài nhưng lại trái với pháp luật Việt Nam thì nó sẽ không được
áp dụng, từ đó dẫn đến một sự khó khăn đó là đâu sẽ là pháp luật được áp dụng, lúc này Tòa án Việt Nam có thể sẽ phải áp dụng áp dụng nguyên tắc xét xử Lex fori (luật tòa án) để giải quyết vụ kiện, tuy nhiên không phải mọi trường hợp Tòa án Việt Nam áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết một vấn đề Tư pháp Quốc tế là một điều dễ dàng
- Tiếp theo, tôi muốn đề cập một khó khăn nữa đó chính là việc quy định về dẫn chiếu Đây là một trong những căn cứ để chúng ta áp dụng pháp luật nước ngoài như đã đề cập ở phần trước Tuy nhiên, có một vấn đề ở đây đó chính là việc dẫn chiếu ngược Dẫn chiếu ngược có nghĩa là theo quy phạm xung đột mà
cơ quan có thẩm quyền áp dụng thì pháp luật nước ngoài cần được áp dụng để giải quyết một quan hệ TPQT cụ thể nhưng trong pháp luật nước ngoài đó lại có quy phạm xung đột quy định áp dụng pháp luật của nước có cơ quan có thẩm quyền Có một thực tế đó là không phải nước nào cũng chấp nhận dẫn chiếu (bao gồm cả dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba) như Kê-béc (Canada), Ý (trước ngày 31 tháng 5 năm 1995), Bắc Âu, Hy Lạp (BLDS năm 1940), Hà Lan, Brazin (BLDS năm 1942), Ai Cập (BLDS năm 1948), Siry (BLDS năm 1949) v.v… bên cạnh một số nước khác lại chấp nhận dẫn chiếu như Pháp, Đức (BLDS năm 1896), Anh, Bỉ, Nhật Bản (BLDS năm 1898), Thụy Điển v.v… Với những nước nước không chấp nhận dẫn chiếu thì tại quốc gia đó việc dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài ở đây phải là sự dẫn chiếu đến quy phạm pháp luật thực chất của nước ngoài Trong trường hợp này, về nguyên tắc pháp luật được áp dụng ở đây sẽ là pháp luật của nước mà được pháp luật quốc gia này dẫn chiếu đến, và áp dụng các quy phạm pháp luật thực chất của nước
đó để giải quyết quan hệ xã hội phát sinh Tuy nhiên theo quan điểm của tôi, không phải mọi quy phạm thực chất của pháp luật nước ngoài đều có thể áp dụng được Dù sao điều này cũng sẽ gây ra một số khó khăn nhất định trong
Trang 8thực tiễn áp dụng pháp luật nước ngoài vào giải quyết các vấn đề của Tư pháp quốc tế
- Tiếp đến, việc lẩn tránh pháp luật cũng gây không ít khó khăn cho việc áp dụng pháp luật nước ngoài Lẩn tránh pháp luật là việc Khi nhận thấy hệ thống pháp luật thực chất do quy phạm xung đột dẫn chiếu đến có khả năng sẽ gây bất lợi cho mình, một bên trong quan hệ sẽ tìm cách tránh để không phải chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật đó và hướng đến một hệ thống pháp luật khác
có lợi hơn trên cơ sở vận dụng các quy phạm xung đột sao cho có lợi nhất Như vậy, lẩn tránh là hiện tượng đương sự dùng những biện pháp cũng như thủ đoạn
để tránh việc áp dụng hệ thống pháp luật đáng lẽ phải được áp dụng điều chỉnh các quan hệ của họ và nhắm tới hệ thống pháp luật khác có lợi hơn Hầu hết các nước trên thế giới đều xem đây là hiện tượng không bình thường và đều hạn chế hoặc ngăn cấm Biện pháp để ngăn cấm, hạn chế ở các nước cũng khác nhau Ở một số nước như Anh, Mỹ, Pháp, Bồ Đào Nha đã có một số chế định để giải
quyết vấn đề này như Điều 21 BLDS Bồ Đào Nha quy định: “Trong quá trình
áp dụng quy phạm xung đột pháp luật, coi như không có giá trị pháp lý những hoàn cảnh pháp lý được thiết lập với mục đích tránh áp dụng pháp luật thông thường được chỉ định để điều chỉnh”, điểm b Điều 8 Luật Rumani ngày 22/9/1992 về quan hệ có yếu tố nước ngoài, “áp dụng pháp luật nước ngoài bị gạt bỏ khi nó được chỉ dẫn do lẩn tránh pháp luật Khi pháp luật nước ngoài bị gạt bỏ, pháp luật Rumani được áp dụng”
Ở nước ta, hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” trong tư pháp quốc tế hầu như chưa có, nhưng trong các văn bản pháp luật đã ban hành từng có những quy định cấm các trường hợp lẩn tránh Ví dụ: Theo Khoản 4 Điều 6 Pháp lệnh về Hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài năm 1993, thì
“Việc kết hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài được tiến hành ở nước ngoài và tuân theo pháp luật nước đó về nghi thức kết hôn thì được công nhận tại Việt Nam, trừ trường hợp việc kết hôn đó có ý định rõ ràng là để lẩn tránh các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và cấm kết
Trang 9hôn”; hoặc theo Điều 20 Nghị định 68/CP về Công nhận việc kết hôn, ly hôn đã
được tiến hành ở nước ngoài: “Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của sự vi phạm
đó đã được khắc phục hoặc công nhận việc kết hôn đó là có lợi cho việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì hôn nhân đó cũng được công nhận tại Việt Nam.” Phân tích quy định này chúng ta thấy, Nhà nước Việt Nam thừa nhận giá
trị pháp lý của việc kết hôn tiến hành ở nước ngoài, nếu như việc kết hôn đó tiến hành đúng theo các quy định của pháp luật, không lẩn tránh pháp luật Việt Nam
để hướng đến một hệ thống pháp luật khác có lợi hơn Như vậy, pháp luật Việt Nam cũng đã thể hiện rõ quan điểm không chấp nhận hiện tượng lẩn tránh pháp luật Tuy nhiên, quy định này chỉ giới hạn ở lĩnh vực kết hôn có yếu tố nước ngoài Thêm vào đó, nó cũng chưa nói rõ hậu quả của việc “lẩn tránh” sẽ như thế nào và việc xử lý sẽ tiến hành theo pháp luật nước nào Đến nay, điều khoản cũng không còn hiệu lực (Pháp lệnh này đã bị thay thế bởi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01/01/2001) Vì vậy, có thể kết luận đến thời điểm này, chúng ta chưa có một cơ sở pháp lý chung để xử lý hiện tượng
“lẩn tránh pháp luật” trong quan hệ có yếu tố nước ngoài
- Cuối cùng đó là vấn đề và tôi cho là nguyên nhân cần phải sớm khắc phục nhất đó chính là vấn đề về con người, hay cụ thể hơn là trình độ của các Thẩm phán hiện nay Vừa qua, Chiều ngày 28/3, Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Học viện Tòa án Đó là bước khởi đầu cho một thế hệ Thẩm phán tương lai có đủ tâm và đủ tầm Tuy nhiên, đó là chuyện của sau này, về hiện tại, Số lượng, chất lượng đội ngũ thẩm phán chưa thực sự đáp
Trang 10cấp hiện có còn phải đi học văn hóa, nghiệp vụ, chính trị, tin học để đạt được tiêu chuẩn về trình độ theo yêu cầu mới Nguyên nhân này xuất phát từ các quy định về tiêu chuẩn lựa chọn Thẩm phán của chúng ta không còn phù hợp với thời đại mới Nhiều người còn thiếu kỹ năng, kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên sâu như sở hữu trí tuệ, thương mại quốc tế, hàng không, hàng hải, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế Đặc biệt là sự hiểu biết còn hạn chế
về pháp luật các nước trên thế giới, Thẩm phán Việt Nam biết nhiều pháp luật Việt Nam hơn pháp luật nước ngoài, những hiểu biết nếu có về pháp luật nước ngoài chỉ mang tính rời rạc, góp nhặt mà thiếu tính hệ thống, bài bản, chính vì vậy họ có xu hướng áp dụng pháp luật Việt Nam ngay cả khi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới Phần lớn các Thẩm phán đứng tuổi không tham gia được những
vụ án phải sử dụng đến ngoại ngữ Để có cái nhìn khách quan hơn về điều này cũng như kết thúc vấn đề tại đây, tôi xin trích dẫn ba lời phát biểu sau:
(1) Trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp tháng 10/2003, tác giả Nguyễn Ngọc
Khánh đã nói “Thật đáng tiếc là những quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc
áp dụng pháp luật nước ngoài chỉ có giá trị thực tế về mặt lý thuyết Vì rằng, từ khi ban hành Bộ luật dân sự đến nay, tòa án của Việt Nam chưa bao giờ áp dụng pháp luật quốc gia khác để giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài,
mà lẽ ra, việc áp dụng pháp luật nước ngoài trên cơ sở dẫn chiếu của quy phạm xung đột đã có thể bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của các bên tranh chấp”.
(2) Nguyễn Công Khanh trên tạp chí Dân chủ và pháp luật: “Tòa án và các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam khi giải quyết những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, thường chỉ áp dụng (và dựa vào) pháp luật Việt Nam, hầu như rất hãn hữu, nếu không muốn nói là chưa bao giờ áp dụng pháp luật nước ngoài, mặc dù đã được quy phạm xung đột dẫn chiếu”.
(3) Tại hội thảo về Tư pháp quốc tế do Nhà pháp luật Việt - Pháp tổ chức ngày 27/5/2005, bà Ngô Thị Minh Ngọc (Thẩm phán Tòa án nhân dân Thành