hay mới xuất hiện cách đây vài thập kỷ là cà phê Buôn Mê Thuật đã trở thành những sản phẩm nổi tiếng khắp trong và ngoài nước nhờ những đặc tính và chất lượng riêng biệt mà các điều kiện
Trang 1M c L c ục Lục ục Lục
Đặt vấn đề: 1
Nội dung 2
I Khái niệm và đặc điểm chỉ dẫn địa lý 2
1 Khái niệm 2
2 Đặc điểm 3
II Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo pháp luật hiện hành 4
1 Điều kiện về nội dung 4
2 Điều kiện về thủ tục đăng kí bảo hộ chỉ dẫn địa lý 8
III Thực trạng của việc đăng kí bảo hộ chỉ dẫn địa lý và giải pháp 9
1 Thực Trạng 9
2 Kiến nghị 10
Kết luận 11
Danh mục tài liệu tham khảo: 12
Trang 2Đề 15: Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và một số kiến nghị.
Đặt vấn đề:
Từ xa xưa cho đến nay, vải thiều Thanh Hà, bưởi Đoan Hùng, chè Tân Cương, nước mắm Phú Quốc, gốm Chu Đậu, cam Vinh hay mới xuất hiện cách đây vài thập kỷ là cà phê Buôn Mê Thuật đã trở thành những sản phẩm nổi tiếng khắp trong và ngoài nước nhờ những đặc tính và chất lượng riêng biệt mà các điều kiện địa lý như khí hậu và địa chất của các khu vực địa lý mang lại Các địa danh đi kèm với các sản phẩm đã tạo ra cho các sản phẩm đó một lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ, gợi cho người tiêu dùng nhớ đến không chỉ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
mà còn nắm bắt được cả đặc tính tuyệt hảo, chất lượng đặc biệt khác hẳn các sản phẩm cùng loại của sản phẩm nhờ nguồn gốc địa lý hay còn gọi là CDĐL
Là nước có nền nông nghiệp đa dạng, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chủ yếu là những sản phẩm từ nông nghiệp Với truyền thống, kinh nghiệm và phương pháp sản xuất, canh tác lâu năm, các sản phẩm đặc thù của mỗi địa phương cần được khai thác có hiệu quả để từ đó nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm này trên thị trường và giúp cho người tiêu dùng trong nước có cơ hội được sử dụng những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt nhất Bên cạnh đó, năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, đồng nghĩa với việc Việt Nam tham gia vào hiệp định TRIPS - Hiệp định về những khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ năm 1994, giờ đây tính cạnh tranh đã vô cùng khốc liệt, Việt Nam lại càng cần chú trọng hơn nữa khía cạnh thương mại của vấn đề bảo hộ CDĐL để từ đó xây dựng nên khuôn khổ pháp lý phù hợp vừa nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của quốc gia và lợi ích thương mại của doanh nghiệp, mặt khác tạo điều kiện để phát triển các sản phẩm mang CDĐL của Việt Nam ở phạm vi quốc tế
Trang 3Thực tế hiện nay, các quy định về bảo hộ đối với CDĐL được quy định trong luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 (sau đây gọi là luật SHTT) đã được thực hiện và đặt được những hiệu quả nhất định, đã có tới 46 CDĐL được bảo
hộ tại Việt Nam (số liệu thống kê cập nhật đến ngày 20/9/2015) trong đó có sản phẩm Việt Nam có CDĐL được bảo hộ ở nước ngoài như nước mắm Phú Quốc Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công trên là do những quy định khá chặt chẽ về điều kiện bảo hộ CDĐL Với mong muốn đi sâu tìm hiểu về các điều
kiện đó, tôi đã chọn đề tài: “Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và một số kiến nghị.” làm đề tài nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê,
- Phương pháp tổng hợp,
- Phương pháp so sánh,
- Phương pháp phân tích
Nội dung
I Khái niệm và đặc điểm chỉ dẫn địa lý
1 Khái niệm
Theo khoản 22 Điều 4 luật SHTT:
“Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.”
Như đã đề cập ở phần mở bài, Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) giúp cho người tiêu dùng biết được hàng hóa đó đến từ khu vực nào với những nét đặc thù riêng của khu vực đó như thế nào
Trang 42 Đặc điểm
- Chỉ dẫn địa lý đại diện cho tính chất đặc thù của địa phương nguồn gốc sản phẩm
- Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam là Nhà nước
Điều 88 Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý
“Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.
Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.”
Điều 121 Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
“4 Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước.
Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.”
Mặc dù Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang
CDĐL, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản
lý hành chính địa phương nơi có CDĐL thực hiện quyền đăng ký CDĐL nhưng Nhà nước vẫn luôn là chủ thể sở hữu CDĐL
- Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô hạn kể từ ngày cấp
Điều 93 Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
Trang 5“7 Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.”
Khác với những việc bảo hộ khác thuộc bảo hộ sở hữu công nghiệp, việc bảo hộ CDĐL là vô hạn Nguyên nhân là do CDĐL xuất phát từ đặc tính lâu đời về thương hiệu và truyền thống của sản phẩm đã được chứng minh qua nhiều thế hệ, và vị trí địa lý là ổn định bền vững qua ngàn năm
II Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo pháp luật hiện hành
Theo quy định của pháp luật hiện hành, một chỉ dẫn được cấp bằng bảo hộ cần đảm bảo hai quy định sau:
Điều kiện về nội dung quy định tại điều 79 và điều 80 luật SHTT.
Điều kiện về thủ tục đăng kí quy định tại điều 100 và 106 luật SHTT.
1 Điều kiện về nội dung.
Điều 79 Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
“Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1 Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
2 Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.”
Từ quy định trên, ta có thể làm cụ thể hơn điều kiện về nội dung đó là:
- CDĐL phải gắn với một khu vực, địa phương cụ thể hay nói cách khác tên gọi, biểu tượng hình ảnh đó phải có thực và chỉ thuộc về khu vực địa phương đó mà thôi Khu vực địa lý mang CDĐL có ranh giới được xác định chính xác bằng từ ngữ và bản đồ Khu vực địa lý có thể là một đơn vị hành chính quốc gia, khu vực địa lý thuộc một hay nhiều đơn vị hành chính hoặc toàn bộ lãnh thổ quốc gia Trong trường hợp khu vực địa lý không thuộc toàn bộ đơn vị hoặc các đơn vị hành
Trang 6chính, bản đồ khu vực địa lý đó sẽ được lập theo khu vực sản xuất thực tế sản phẩm mang CDĐL tương ứng, được cơ quan quản lý khu vực đó xác nhận
- Về danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang CDĐL phải do điều kiện địa lý của khu vực đó quyết định,
Theo quy định tại các điều 81 và 82 luật SHTT:
Điều 81 Danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
“1 Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.
2 Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.”
Quy định tại khoản 1 điều 81 luật SHTT, danh tiếng được thể hiện thông qua sự biết đến sản phẩm đó một cách rộng rãi trong giới tiêu dùng sản phẩm liên quan trong quá trình tồn tại và phát triển của sản phẩm đó Ví dụ khi nhắc đến thuốc lào thì không thể không nhắc đến thương hiệu thuốc lào Tiên Lãng,
Hải Phòng (đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo Quyết định số2276/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00024 cho sản phẩm thuốc lào Tiên Lãng).
Cũng tại điều luật này, ở khoản 2 là quy định về chất lượng, tính chất của một sản phẩm mang CDĐL, cụ thể chất lượng, tính chất đó phải được thể hiện bằng một hoặc một số yếu tố như chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng
Trang 7phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia pheo phương pháp thử được xác định cụ thể từ trước
Ví dụ như theo Quyết định số2180/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00022 cho sản phẩm bưởi Phúc Trạch của Cục Sở hữu trí tuệ, thì sản phẩm Bưởi quả được bảo hộ CDĐL phải có một số những
đặc tính sau:
“ Về cảm quan, quả bưởi Phúc Trạch có hình cầu dẹt hoặc tròn, phần sát cuống phẳng.Vỏ quả khi chín có màu vàng chanh Cùi quả có màu trắng hoặc phớt hồng, dai, khi bóc tách ít bị gãy, dễ bóc tách Múi quả có kích thước đều nhau, vách múi giòn, lưng các múi kết với nhau tạo nên mặt cầu phẳng Tép múi có màu trắng hoặc phớt hồng, hình tép thẳng suôn đều, ráo và giòn Quả có nhiều hạt chắc, từ 50 đến 80 hạt/quả Khi nếm bưởi Phúc Trạch có vị ngọt thanh xen lẫn chua nhẹ, không đắng, he nhẹ
Về chất lượng, chất lượng của Bưởi Phúc Trạch là kết quả của sự kết hợp hài hòa các yếu tố bao gồm hàm lượng đường tổng số trên 7,46%, độ Brix trên
10, hàm lượng axit hữu cơ thấp vừa phải (0,26-0,79%), hàm lượng vitamin C từ 32,29 đến 75 mg/100g và đi kèm vị he rất nhẹ Sự kết hợp các yếu tố này đã tạo nên vị ngọt thanh dễ chịu, chua nhẹ, để lại dư vị sau ăn khá lâu ”
Điều 82 Điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý
“1 Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
2 Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.
3 Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.”
Trang 8Các tính chất đặc thù về địa lý được thể hiện không chỉ qua yếu tố tự nhiên
mà còn gồm cả yếu tố con người như điều kiện khí hậu, tốc độ gió, độ ẩm, kinh nghiệm sản xuất qua nhiều trăm năm, sự phát triển về kỹ thuật qua nhiều thế hệ
Cũng ví dụ về Bưởi Phúc Trạch nổi tiếng, để có được những quả Bưởi thơm ngon như thế, đặc thù của vùng đất Hương Khê, Hà Tĩnh cũng rất khác biệt so với các địa phương khác
“Bên cạnh các điều kiện tự nhiên đặc thù, các bí quyết canh tác và bảo quản bưởi của người dân địa phương cũng là yếu tố góp phần tạo nên chất lượng đặc thù của bưởi Phúc Trạch Các bí quyết gồm có bí quyết nhân giống bằng phương pháp chiết cành, bón vôi và bón phân chuồng làm tăng chất lượng quả bưởi Phúc Trạch, phủ gốc cho cây bưởi từ tháng 6 -8 để chống hạn cho cây
và làm mát gốc bưởi, che nắng phía Tây để chống nám quả bưởi, trồng cây bưởi chua và cây bóng mát xung quanh vườn đồng thời kết hợp rung sương vào sáng sớm trong giai đoạn ra hoa đậu quả, thụ phấn bổ sung bằng hạt phấn của cây bưởi chua để tăng khả năng đậu quả Để bảo vệ quả bưởi khi chưa thu hoạch, người dân dùng lá cọ kết thành từng tấm che để hạn chế bớt ánh nắng từ phía Tây chiếu trực tiếp vào quả bưởi Bưởi sau khi thu hoạch được bảo quản bằng cách bôi vôi vào cuống để lên sàn nhà hoặc bôi vôi vào cuống và vùi ½
quả bưởi vào cát.” (theo Quyết định số 2180/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00022 cho sản phẩm bưởi Phúc Trạch của Cục
Sở hữu trí tuệ)
Chỉ dẫn muốn được bảo hộ ngoài việc đáp ứng hai điều kiện trên còn phải đáp ứng điều kiện đó là không phải là các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa CDĐL quy định tại:
Trang 9Điều 80 luật SHTT: Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
“Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
1 Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
2 Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
3 Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
4 Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó."
3 Điều kiện về thủ tục đăng kí bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Để một CDĐL được cấp bằng bảo hộ, ngoài yêu cầu về nội dung thì cần đảm bảo điều kiện về thủ tục, cụ thể là điều kiện về chủ thể đăng ký, điều kiện
về đơn đăng ký và cách thức nộp đơn đăng ký
- Điều kiện về chủ thể có quyền đăng ký được quy định tại Điều 88 luật SHTT:
“Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.
Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.”
- Điều kiện về đơn đăng ký được quy định tại Điều 100 và Điều 106 luật SHTT Yêu cầu trong đơn đăng ký ngoài các tài liệu chung được quy định tại Điều
100, đơn đăng ký bảo hộ CDĐL còn phải có Tên gọi, dấu hiệu là CDĐL; sản phẩm
Trang 10mang CDĐL; bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang CDĐL và các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm đó; bản đồ khu vực địa lý tương ứng với CDĐL; tài liệu chứng minh CDĐL đang được bảo hộ tại nước có CDĐL đó, nếu là CDĐL của nước ngoài
- Điều kiện về cách thưc nộp đơn đăng ký được quy định tại:
Điều 89 Cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp
“1 Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
2 Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.”
III Thực trạng của việc đăng kí bảo hộ chỉ dẫn địa lý và giải pháp
1 Thực Trạng
Như đã đề cập ở phần mở đầu, mới chỉ có khoảng trên 40 sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ CDĐL, đây thực sự là một con số quá ít so với 800 sản phẩm nông sản nổi tiếng ở hầu hết các địa phương ở nước ta Thực tế, việc bảo
hộ CDĐL mới thực sự được quan tâm khi việc phát hiện ra thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuật bị “đánh cắp” bởi các doanh nghiệp Trung Quốc do chúng ta đăng ký bảo hộ quá muộn Tuy rất may chúng ta đã đòi lại được thương hiệu này mới chỉ trong năm 2015 này, nhưng điều này đã cho thấy được việc chậm trễ trong công tác đăng kí bảo hộ CDĐL cho các sản phẩm nổi tiếng Việc để mất CDĐL đưa lại rất nhiều hậu quả, thứ nhất vừa mất lợi nhuận thu được từ việc phân phối sản phẩm, thứ hai là làm mất đi thị trường trong nước và quốc