Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công t
Trang 1Mục Lục
Đặt vấn đề 2
Nội dung 3
I Khái niệm và đặc điểm của Công ty hợp danh 3
1 Khái niệm 3
2 Đặc điểm 4
II Vấn đề quản trị trong công ty hợp danh 5
1 Chủ thể quản trị 6
2 Thành viên 7
3 Cơ chế điều hành trong công ty và điều hành hoạt động kinh doanh 9
III Kiến nghị 10
Kết luận 12
Danh mục tham khảo: 13
Trang 2Đề số 7: Vấn đề quản trị công ty hợp danh theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện hành?
Đặt vấn đề
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để
doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước” - Khoản 3,
Điều 51 Lần đầu tiên trong lịch sử, các vấn đề về quyền đầu tư, sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp, được hiến định Điều đó cho thấy sự quan tâm chú trọng của Nhà nước về Doanh nghiệp Thực tế cho thấy sự quan tâm này là vô cùng đúng đắn bởi Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP) Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cấu lớn của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế,
cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương Doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là doanh nghiệp ngành công nghiệp tăng nhanh là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập Với những đặc điểm quan trọng đó, nhu cầu cần có một cơ sở pháp lý vững chắc, chặt chẽ về doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp đã được đặt ra Và luật Doanh nghiệp 2014 được ra đời để giải quyết vấn đề đó trên cơ sở của việc ra đời Hiến pháp 2013 Trong luật Doanh Nghiệp 2014 quy định có tất cả 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Công ty
Trang 3TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp Nhà nước, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân
Hiện nay, nước ta trong nền kinh tế hội nhập thế giới, việc kinh doanh ngày càng phát triển, nhu cầu mở rộng quy mô, phạm vi kinh doanh dẫn đến nhu cầu cần
có sự góp sức, kinh nghiệm, khả năng, vốn liếng của nhiều người hơn Những nhà đầu tư riêng lẻ bắt đầu tìm cách liên kết kinh doanh để nhanh chóng tập hợp một số vốn lớn để phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất – kinh doanh, có thể giảm chi phí sản xuất thu lợi nhuận cao hơn, khả nănh cạnh tranh tốt hơn, bên cạnh đó các nhà đầu tư có thể phân tán rủi ro Công ty là mô hình kinh doanh nhiều chủ bắt đầu được ra đời Một trong những công ty đó là công ty hợp danh, đây được xem là một hình thức công ty đã có từ rất lâu đời Để tìm hiểu rõ ràng hơn về loại hình công ty
này, tôi xin chọn đề tài: “Vấn đề quản trị công ty hợp danh theo pháp luật doanh
nghiệp Việt Nam.
Nội dung
I Khái niệm và đặc điểm của Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp có từ lâu trong lịch sử loài người Tuy nhiên, loại hình này mới chỉ được ghi nhận trong pháp luật của Việt Nam chưa lâu Lần đầu tiên loại hình doanh nghiệp này được ghi nhận là ở Luật Doanh nghiệp năm 1999 Trải qua nhiều năm phát triển, đến luật Doanh nghiệp
2014, pháp luật về công ty hợp danh đã có những bước phát triển nhất định và khá
hoàn thiện
1 Khái niệm
Điều 172 luật doanh nghiệp 2014:
“1 Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
Trang 4a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh) Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.”
2 Đặc điểm
Công ty hợp danh có một số đặc điểm pháp lý cơ bản sau:
- Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh) Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.”
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
Trang 5Căn cứ Điều 4 luật Doanh nghiệp 2014:
“24 Thành viên công ty hợp danh bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.”
Như vậy, dựa vào tính chất thành viên và mức độ chịu trách nhiệm của các thành viên trong công ty, ta có thể phân chia 2 loại công ty hợp danh đó là:
- Công ty hợp danh chỉ có thành viên là thành viên hợp danh
- Công ty hợp danh bao có thành viên bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn
II Vấn đề quản trị trong công ty hợp danh.
Quản trị doanh nghiệp: Là tổng hợp những hoạt động được thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu xác định thông qua sự lỗ lực (sự thực hiện) của những người khác trong doanh nghiệp
Có rất nhiều cách để tiếp cận vấn đề quản trị doanh nghiệp, có thể tiếp cận từ phương diện nghiên cứu các hoạt động doanh nghiệp, cách tiếp cận hướng vào phân đoạn thị trường hay phân đoạn thị trường, tiếp cận từ việc xem xét tính hiệu quả của doanh nghiệp trên thị trường Tuy nhiên, với tư cách là người nghiên cứu luật, tôi sẽ nghiên cứu vấn đề quản trị doanh nghiệp từ góc độ các quy định của pháp luật cụ thể là của Luật Doanh nghiệp 2014 và các quy phạm pháp luật liên quan đến luật Doanh nghiệp 2014 về vấn đề này Đối với trường hợp cụ thể là quản trị trong công ty hợp danh, từ hướng tiếp cận đó tôi sẽ nghiên cứu các vấn đề sau:
- Chủ thể quản trị
Trang 6- Thành viên.
- Cơ chế điều hành trong doanh nghiệp và điều hành hoạt động kinh doanh
1 Chủ thể quản trị
Như đã nói ở phần mở bài, bản chất của công ty hợp danh là sự góp vốn và liên kết giữa nhiều người Khác với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công
ty cổ phần, các thành viên hợp danh (thành viên có quyền quản lý công ty) trong công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình dẫn đến sự liên kết ở trên phải là sự liên kết giữa những người thân thuộc với nhau, sự liên kết
đó được tạo dựng bằng sự tin tưởng lẫn nhau Mặt khác hình thức công ty này có tính tương đối an toàn với công chúng (pháp luật không cho phép công ty hợp danh phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào - khoản 3 điều 172 luật Doanh nghiệp 2014), bởi vậy, các quy định của pháp luật về việc điều hành công ty hợp danh khá mềm mỏng, sự điều hành công ty chủ yếu do các thành viên được quyền quản lý tự thỏa thuận với nhau, bao gồm cả định hướng kinh doanh, cơ cấu tổ chức chứ không ràng buộc pháp luật chặt chẽ như một số loại hình doanh nghiệp khác, điển hình là doanh nghiệp Nhà nước Tuy vậy, để điều hành một công ty, nhất thiết phải
có người đứng đầu chỉ đạo, nếu không sẽ không thể thống nhất được tất cả các thành phần trong công ty đó được Thực vậy, pháp luật quy định trong công ty hợp danh, hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty bao gồm tất
cả các thành viên Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh là chủ tịch đồng thời kiêm Giám đốc hoặc là Tổng giám đốc (nếu điều lệ công ty không có quy định khác)
Theo căn cứ tại khoản 3 điều 177 luật Doanh nghiệp, Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty Việc quyết định được tiến hành bằng hình thức biểu quyết của các thành viên Tuy nhiên, hàng ngày nếu
Trang 7không có vấn đề phát sinh thì việc điều hành và quản lý vấn đề kinh doanh được giao cho các thành viên hợp danh dưới sự sắp xếp của Chủ tịch hội đồng thành viên, kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (điều 179 luật Doanh nghiệp 2014)
2 Thành viên.
Như đã đề cập, các thành viên của công ty hợp danh về cơ bản được liên kết với nhau bằng uy tín và sự tin tưởng lẫn nhau hoặc chỉ qua quen biết, vấn đề số lượng vốn góp không phải là vấn đề lớn (điều này giải thích tại sao các nhà nghiên cứu luật học gọi công ty hợp danh là công ty đối nhân), việc này làm cho các thể nhân rất dễ dàng tham gia vào công ty hợp danh Tuy nhiên, không phải bất cứ ai
có tài sản, muốn góp vốn vào công ty cũng đều trở trở thành thành viên của công ty hợp danh Có một số cá nhân không được quyền góp vốn hoặc đứng ra thành lập công ty để trở thành thành viên của công ty hợp danh, quy định tại khoản2, khoản 3 Điều 18 luật Doanh nghiệp 2014, Điều 37 luật phòng chống tham nhũng 2005, sửa đổi bổ sung năm 2012
Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý công ty hợp danh:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam,
Trang 8trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án
- Thể nhân không phải là cá nhân
Tổ chức, cá nhân không có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty hợp danh :
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào công ty hợp danh hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước
- Thể nhân không phải là cá nhân góp vốn để trở thành thành viên hợp danh Ngoài các trường hợp nêu trên, mọi cá nhân, tổ chức đều có thể trở thành thành viên của công ty hợp danh
Trang 9Về bản chất, tất cả các thành viên trong công ty hợp danh đều có vốn góp vào công ty, nhưng xét về phạm vi chịu trách nhiệm tài sản, nhà làm luật quy định một công ty hợp danh có thể tồn tại hai loại thành viên đó là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn, quy định tại khoản 24 điều 4 luật Doanh nghiệp 2014
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh được quy đinh tại điều 176 luật Doanh nghiệp 2014 Trong công ty hợp danh ít nhất phải có 02 thành viên hợp danh
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn được quy định tại điều 182 luật Doanh nghiệp 2014
Xét về phạm vi chịu trách nhiệm tài sản, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty nhưng thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty Về quyền và nghĩa vụ, thành viên góp vốn không được tham gia vào hoạt động tham gia quản lý công ty, không được tiến hành hoạt động kinh doanh nhân danh công ty như thành viên hợp danh, ngoài ra, khác với thành viên hợp danh, thành viên góp vốn lại có thể chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác
3 Cơ chế điều hành trong công ty và điều hành hoạt động kinh doanh.
Về cơ chế điều hành trong công ty hợp danh, căn cứ Điều 179 luật doanh nghiệp 2014, hàng ngày, công ty hợp danh được hoạt động dưới sự quản lý và kiểm soát của các thành viên hợp danh theo sự sắp xếp của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Người này có các nhiệm vụ sau đây:
Trang 10- Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách
là thành viên hợp danh;
- Phân công, phối hợp công việc kinh doanh, giữa các thành viên hợp danh;
- Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật;
- Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác;
Trong hoạt động kinh doanh của công ty, tất cả các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, quyết định vấn đề theo đa số nếu làm việc chung với nhau
Tuy nhiên, khi có các vấn đề phát sinh trong công ty thì vai trò quyết định được trao cho Hội đồng thành viên Việc triệu tập họp Hội đồng thành viên do chủ tịch Hội đồng thành viên thực hiện theo sự yêu cầu của thành viên hợp danh hoặc tự thành viên hợp danh đó triệu tập họp nếu Chủ tích Hội đồng thành viên không thực hiện yêu cầu trên Việc quyết định vấn đề trong cuộc họp được thực hiện theo hình thức biểu quyết Đối với các vấn đề bình thường được thông qua khi có 2/3 tổng số phiếu của công ty hợp danh tán thành, còn đối với một số vấn đề quan trọng như sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty được quy định tại khoản 3 Điều 177 luật Doanh nghiệp 2014 thì cần 3/4 tổng số thành viên công ty hợp danh chấp nhận
Về vấn đề huy động vốn, đây được xem là vấn đề rất quan trọng trong mọi loại hình doanh nghiệp, đối với công ty hợp danh cũng thế Theo khoản 3 điều 172 luật Doanh nghiệp 2014 quy định công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào Như vậy, công ty hợp danh muốn huy động thêm vốn thì chỉ
Trang 11có 2 cách, một là tăng thêm vốn điều lệ bằng cách tăng thêm vốn góp của các thành viên, hai là tiếp nhận thêm thành viên mới
III Kiến nghị.
Trong quá trình nghiên cứu về “Quản trị trong công ty hợp danh”, tôi đã nhận thấy được một số quy định chưa hoàn thiện của pháp luật ở những vấn đề sau đây:
- Đối với thành viên hợp danh, pháp luật nên quy định về trình độ chuyên môn,
uy tín của họ trong lĩnh vực mà họ đăng ký kinh doanh Bởi như đã nói, công ty hợp danh là công ty đối nhân, vấn đề con người mới là vấn đề quan trọng, số lượng vốn góp chỉ là thứ yếu Trên thực tế các cá nhân khi thành lập công ty hợp danh thường đăng ký kinh doanh trong các lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn nghề nghiệp như luật sư, y tế Do đó quy định như vậy để đảm bảo các chủ thể bên ngoài khi giao dịch với công ty hợp danh có thể an tâm hơn và sẽ tránh được rủi ro
- Về vấn đề Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty Luật quy định rằng các thành viên hợp danh phải bầu ra 01 thành viên hợp danh làm Chủ tịch hội đồng thành viên, kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Theo tôi luật nên có sự điều chỉnh theo hướng cho phép Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty có thể được thuê ở bên ngoài Bởi việc điều hành công ty là không hề dễ dàng trong khi việc quản lý một doanh nghiệp đòi hỏi quá trình học tập và nghiên cứu Thật khó để một thành viên hợp danh trong công ty hợp danh về lĩnh vực y tế có thể đảm bảo được yếu tố chuyên môn về quản lý doanh nghiệp và chuyên môn về
y tế
- Về vấn đề huy động vốn, do việc chịu trách nhiệm về tài sản trong ty hợp danh
là vô hạn (đối với thành viên hợp danh) cho nên pháp luật đã không cho phép loại hình doanh nghiệp này phát hành bất cứ một loại chứng khoán nào vì lo sợ