tiểu luận jđề tài chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty trách nhiệm hữu hạn môn luật thương mại....................................................................................................................................................................................
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng của các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp Với mục đích và
ý nghĩa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong tổ chức vận hành hoạt động kinh doanh Bởi cùng là một loại hình doanh nghiệp nhưng trong giai đoạn này thì phù hợp, nhưng sang giai đoạn khác lại không phù hợp nữa Vì vậy, việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đã tạo cơ hội cho các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển kinh tế Tuy nhiên không phải loại hình doanh nghiệp nào cũng được phép chuyển đổi mà luật doanh nghiệp chỉ áp dụng chuyển đổi đối với một số loại hình doanh nghiệp nhất định, trong đó có doanh nghiệp tư nhân được phép chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn Như vậy, để tìm hiểu rõ doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn như thế nào, trình tự thủ tục được tiến hành ra sao, vì sao doanh nghiệp tư nhân lại được phép chuyển đổi thành
công ty trách nhiệm hữu hạn, tôi đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện hành về chuyển đổi hình thức từ doanh nghiệp
tư nhân sang công ty trách nhiệm hữu hạn” để nghiên cứu và làm rõ
vấn đề
Do trình độ và thời gian còn hạn chế, cũng như tính phức tạp của
đề tài, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
sự giúp đỡ và ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn
Trang 2NỘI DUNG
A PHÁP LUẬT VỀ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
I Doanh nghiệp tư nhân
1 Khái niệm
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp ( Theo khoản 1 Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014)
2 Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
a) Về thành viên
Theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân được xếp vào loại hình doanh nghiệp một chủ Do vậy, doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân
b) Về vốn
Nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân xuất phát chủ yếu từ tài sản của một cá nhân, phần vốn này sẽ do cá nhân khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp
tư nhân vẫn có thể tăng hoặc giảm số vốn đầu tư, chỉ khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh khi giảm số vốn xuống dưới mức đã đăng ký Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán, không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công
ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần
Trang 3c) Về trách nhiệm tài sản
Đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, do không có tính chất độc lập về tài sản nên chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp
d) Về tư cách pháp nhân
Vì hầu như không có ranh giới giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và phần tài sản còn lại của chủ doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
3 Tổ chức quản lý
Căn cứ Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2015
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh
II CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN (TNHH) HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
1 Khái niệm
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại doanh nghiệp trong đó
thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, có số lượng thành viên từ 2 đến 50
thành viên, trong đó các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 và phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 52, Điều 53, Điều 54 Luật doanh nghiệp 2014
2 Đặc điểm
a) Về thành viên
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có từ 2 đến 50 thành viên, là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài Trừ các trường hợp được quy
Trang 4định tại khoản 3 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 và chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân
Trong trường hợp kết nạp thêm thành viên dẫn đến vượt quá số thành viên tối đa, công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định tại Điều 196 Luật doanh nghiệp
b) Về vốn
Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên là tổng giá trị vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty Việc góp vốn phải được hoàn thành trong vòng 90 ngày kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty đối vốn không được phát hành cổ phiếu ra thị trường để công khai huy động vốn trong công chúng Khi thành lập công ty, các thành viên phải cam kết góp vốn vào công ty với giá trị vốn góp và thời hạn góp vốn cụ thể Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết Khi góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung được quy định tại khoản 5 Điều 48 Luật doanh nghiệp (LDN) Trường hợp có thành viên không góp đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là
nợ của thành viên đó đối với công ty và thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết Người đại diện theo pháp luật của công ty, nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh thì phải cùng với các thành viên chưa góp đủ vốn liên đới chịu trách nhiệm đối với công ty về phần vốn chưa góp và các thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết
Trang 5Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn của mình trong những trường hợp nhất định được quy định tại Điều 52 Luật doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động của công ty, thành viên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác (Điều 53 Luật doanh nghiệp) Ngoài ra, Luật doanh nghiệp còn có quy định khác trong việc xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt (Điều 54)
Về tăng vốn điều lệ, theo quyết định của hội đồng thành viên công ty
có thể tăng vốn điều lệ bằng các hình thức như tăng phần vốn góp của thành viên, tiếp nhận vốn góp của thành viên mới Công ty cũng có thể giảm vốn điều lệ theo quyết định của hội đồng thành viên bằng các hình thức và thủ tục được quy định tại Điều 68 Luật doanh nghiệp
Ngoài ra, công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đồng thời vẫn phải đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản đến hạn phải trả khác sau khi đã chia lợi nhuận
c) Về trách nhiệm tài sản
Thành viên trong công ty chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vi số vốn đã góp, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 48, Luật doanh nghiệp 2014: “Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp
đủ vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước
Trang 6ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên”
d) Về tư cách pháp nhân
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
3 Tổ chức quản lý
Việc tổ chức và điều hành công ty TNHH hai thành viên trở lên được thực hiện thông qua các cơ quan của nó Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH được pháp luật quy định phụ thuộc vào số lượng thành viên của công ty Các quy định về tổ chức quản lý công ty nói chung và tổ chức công ty TNHH nói riêng phần lớn là những quy định mang tính tùy nghi Trên cơ sở đó công ty lựa chọn và áp dụng Bên cạnh đó có những quy định bắt buộc để bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, lợi ích của chủ nợ và tăng cường trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp
Công ty TNHH hai thành viên trở lên gồm có: Hội đồng thành viên (quy định tại Điều 56), chủ tịch hội đồng thành viên (Điều 57), giám đốc hoặc tổng giám đốc (Điều 64) Đặc biệt đối với công ty có trên 11 thành viên thì phải có ban kiểm soát
III CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
1 Khái niệm
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty) Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩ vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ
2 Đặc điểm
a) Về thành viên
Trang 7Công ty chỉ có một thành viên duy nhất làm chủ sở hữu Chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân
b) Về vốn
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp vào công ty và ghi trong điều lệ công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là loại hình công ty đối vốn nên không được phát hành cổ phần ra thị trường Khi thành lập công ty, chủ
sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản đã cam kết trong thời hạn 90 ngày kể
từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Nếu không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn 90 ngày thì chủ sở hữu phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn
30 ngày, từ ngày cuối cùng phải góp đủ số vốn điều lệ Chủ công sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính phát sinh trước khi công ty thay đổi số vốn điều lệ
Ngoài ra công ty trách nhiệm hữu hạn có thể thay đổi vốn điều lệ trong trường hợp hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty cho chủ
sở hữu, khi công ty hoạt động liên tục trong hơn hai năm tính từ ngày đăng
ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác cho chủ nợ
Công ty trách nhiệm hữu hạn thay đổi số vốn điều lệ bằng cách tăng thêm vốn đầu tư của chủ sở hữu hoặc huy động thêm vốn góp của người khác Trường hợp huy động thêm vốn góp của người khác công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải chuyển đổi tổ chức quản lý theo một trong hai loại hình là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần Chuyển đổi sang loại hình công ty trách nhiệm hữu
Trang 8hạn hai thành viên trở lên công ty phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ Chuyển đổi sang loại hình là công ty cổ phần theo quy định tại Điều
196 Luật doanh nghiệp 2014
c) Về trách nhiệm tài sản
Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ Trừ trường hợp khoản 4 Điều 74 Luật doanh nghiệp 2014 “ Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy
ra do không góp, góp không đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ”
d) Về tư cách pháp nhân
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
3 Tổ chức quản lý
a) Tổ chức quản lý đối với công ty trách nhiệm hữu hạn do tổ chức làm chủ sở hữu (Điều 78 Luật doanh nghiệp 2014)
Công ty trách nhiệm hữu hạn do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức
và hoạt động theo hai mô hình:
- Chủ tịch công ty (Điều 80), Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (Điều 81)
và Kiểm soát viên (Điều 82)
- Hội đồng thành viên (Điều 79), Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên
b) Tổ chức quản lý đối với công ty trách nhiệm hữu hạn do cá nhân làm chủ sở hữu (Điều 85 Luật doanh nghiệp 2014)
Công ty trách nhiệm hữu hạn do cá nhân làm chủ sở hữu bao gồm: Chủ tịch công ty (khoản 2 Điều 85), Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (khoản 3 Điều 85)
Trang 9IV QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP
1 Khái niệm
Tổ chức lại doanh nghiệp là những biện pháp nhằm thay đổi quy mô hoặc loại hình doanh nghiệp theo quyết định của chủ đầu tư doanh nghiệp phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh của doanh nghiệp
2 Đặc điểm
Chủ doanh nghiệp sử dụng tài sản của mình làm vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp có quyền quản lý, quyền sở hữu doanh nhiệp Vì vậy, việc tổ chức lại doanh nghiệp là quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp
Tổ chức lại doanh nghiệp là một thủ tục mang tính hành chính Vì việc tổ chức lại doanh nghiệp là hoạt động giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là cơ quan qaunr lý kinh doanh
V CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
1 Khái niệm
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp theo đó một doanh nghiệp thuộc loại hình này( doanh nghiệp được chuyển đổi) chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác Theo luật doanh nghiệp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp được chuyển đổi là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp
tư nhân
2 Đặc điểm
Việc chuyển đổi công ty phải được hội đồng thành viên hoặc đại hội đồng
cổ đông thông qua quyết định và điều lệ của công ty về chuyển đổi Quyết định chuyển đổi gồm có: tên, trụ sở công ty được chuyển đổi và công ty chuyển đổi, thời hạn và điều kiện chuyển tài sản, phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty được chuyển đổi thành tài sản, phần vốn góp, cổ phần, trái
Trang 10phiếu của công ty chuyển đổi, phương án sử dụng lao động, thời hạn chuyển đổi Công ty chuyển đổi phải được đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền Sau khi công ty chuyển đổi được đăng ký, công ty chuyển đổi chấm dứt tồn tại Công ty chuyển đổi được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty được chuyển đổi
3 Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn.
Doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn khi đầy đủ các điều kiện:
Căn cứ Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2014
+ Doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm, được đặt tên theo các quy định của pháp luật, có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, nộp đủ lệ phí kinh doanh theo quy định của pháp luật
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân phải là chủ sở hữu công ty (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc thành viên (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên)
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn + Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản hoặc cam kết bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân