1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Học kỳ tư pháp áp dụng pháp luật nước ngoài và thực tiễn áp dụng luật nước ngoài trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại việ

17 162 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 127 KB

Nội dung

Cơ sở của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam Việc áp dụng pháp luật nước ngoài chỉ được đặt ra khi cơ quan có th

Trang 1

I.MỞ ĐẦU

Thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cho thấy một trong các cách phổ biến là quốc gia xây dựng một hệ thống các quy phạm xung đột trong hệ thống pháp luật của mình và trong các điều ước quốc tế mà quốc gia

đó là thành viên Điều này cũng đồng nghĩa với việc quốc gia thừa nhận và cho phép áp dụng luật nước ngoài và tất nhiên đây là một đòi hỏi thực tế khách quan Việc áp dụng pháp luật nước ngoài là cần thiết để bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên, thúc đẩy các quan hệ hợp tác cùng có lợi, phát triển và cũng vì vậy mà nâng cao uy tín của trật tự pháp lý quốc gia Để hiểu rõ tầm quan trọng của việc

áp dụng pháp luật nước ngoài, em xin lựa chọn đề bài số 10: “Áp dụng pháp luật nước ngoài và thực tiễn áp dụng luật nước ngoài trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.” làm đề tài cho bài tập học kỳ của

mình

II NỘI DUNG

1 Cơ sở của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Việc áp dụng pháp luật nước ngoài chỉ được đặt ra khi cơ quan có thẩm quyền áp dụng các quy phạm xung đột thống nhất các điều ước quốc tế hoặc các quy phạm xung đột này dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài thì vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài sẽ đặt ra

Ví dụ như khi đăng kí kết hôn cho công dân Việt Nam với người nước ngoài, theo quy phạm xung đột – Điều 103, Luật hôn nhân và gia đình, cơ quan

có thẩm quyền Việt Nam phải xem xét điều kiện kết hôn của công dân nước ngoài theo pháp luật nước mà người đó có quốc tịch và như vậy, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phải dựa trên quy định của pháp luật nước ngoài để quyết định

có đăng kí kết hôn hay không

Như vậy, áp dụng pháp luật nước ngoài được hiểu là áp dụng bất cứ hệ thống pháp luật nào khác với hệ thống pháp luật của nước đang có tòa án thụ lý

Trang 2

ngoài, nhiều trường hợp các bên trong quan hệ pháp lý mong muốn được áp dụng pháp luật nước ngoài, (ví dụ hai công dân Hàn Quốc xin ly hôn tại Việt Nam, nhưng lại muốn áp dụng pháp luật Hàn Quốc, hoặc các bên trong hợp đồng muốn được áp dụng pháp luật nước ngoài đối với quan hệ hợp đồng của mình) Thực chất, việc có chấp thuận áp dụng pháp luật nước ngoài theo ý chí, nguyện vọng của các bên tùy thuộc vào quy định của pháp luật từng nước, với những giới hạn nhất định Hiện nay, tư pháp quốc tế Việt Nam cũng cho phép các bên trong quan

hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài được phép lựa chọn pháp luật nước ngoài là luật áp dụng đối với nội dung hợp đồng Nếu các bên không thỏa thuận lựa chọn thì trọng tài cũng có thể lựa chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp

Nhưng về phía quốc gia thì vấn đề có cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài hay không lại liên quan đến việc liệu có ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia hay không? Bởi vấn đề xây dựng và áp dụng pháp luật là quyền chủ quyền của mỗi quốc gia dựa trên cơ sở lợi ích Pháp luật hầu hết các nước đều thừa nhận việc áp dụng pháp luật nước ngoài để điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế Điều này không đặt ra trong các quan hệ pháp luật thuộc lĩnh vực luật công bởi trong các quan hệ này không có tính chất bình đẳng, lợi ích công của nhà nước luôn được ưu tiên, và như vậy, đương nhiên chỉ áp dụng pháp luật công của chính quốc gia có quan hệ pháp lý phát sinh Chỉ trong các quan hệ của luật tư, dựa trên

sự bình đẳng của các bên, có sự tôn trọng tự do ý chí, tự do thỏa thuận và bảo vệ các lợi ích của các bên, do vậy vị trí của các hệ thống pháp luật có liên quan đến

quan hệ đó là “bình đẳng” và đều có khả năng được áp dụng điều chỉnh quan hệ

pháp lý phát sinh

Về mặt kỹ thuật, quy phạm xung đột là một loại quy phạm pháp luật vì nằm trong hệ thống thống nhất với các quy phạm khác của quốc gia nên nó cũng cần phải được tôn trọng áp dụng như các loại quy phạm khác

Hiện nay, việc áp dụng pháp luật nước ngoài tại hệ thống các cơ quan tư pháp gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc tìm hiểu nội dung và giải thích

về pháp luật nước ngoài Ở Việt Nam, việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong

Trang 3

giải quyết tranh chấp rất hạn chế, chủ yếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài hiện nay là trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (đăng ký kết hôn, nuôi con nuôi, công nhận hiệu lực bản án, quyết định dân sự của nước ngoài…), bởi thẩm phán chỉ có nghĩa vụ tuân thủ và áp dụng pháp luật nước mình

2 Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc áp dụng pháp luật nước ngoài hiện nay chỉ được thực hiện trên cơ sở tuân thủ một số nguyên tắc chỉnh sau đây:

a)Không áp dụng pháp luật nước ngoài có nội dung hoặc hậu quả trái với các

“nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”

Đây là nguyên tắc được thừa nhận trong pháp luật của hầu hết các nước và

được coi là hình thức của nguyên tắc “bảo lưu trật tự công cộng” trong tư pháp

quốc tế Điều đó có nghĩa là pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng nếu đảm bảo

không trái với quy định thuộc “trật tư công” của Việt Nam.

Nguyên tắc này đã được ghi nhận trong một số văn bản như Khoản 3, 4, Điều 759, Bộ luật Dân sự 2005 quy định về nguyên tắc áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế; Khoản 2, Điều 5, Luật Thương mại 2005; Khoản 3, Điều 4, Luật Hàng không dân dụng; Khoản 4, Điều 5, Luật Đầu

tư 2005; Khoản 3, Điều 4, Luật Hàng hải 2005; Điều 4, Luật Tổ chức tín dụng 1999…Đặc biệt, theo Khoản 2, 3, Điều 14, Luật Trọng tài được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010 về pháp luật áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng có quy định:

“2 Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.

3.Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp

Trang 4

của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.”

Thực tiễn cũng cho thấy có trường hợp hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài mâu thuẫn hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia giải quyết vụ việc Nếu thừa nhận hiệu lực của pháp luật nước ngoài thì chẳng khác gì quốc gia đó tự chà đạp lên các giá trị đạo đức mà chính quốc gia ấy bảo

vệ Ở đây chúng ta cần hiểu là “hậu quả của việc áp dụng” chứ không phải là việc

“chọn” hay “áp dụng”

b)Việc áp dụng phải thống nhất trong mối quan hệ tổng thể của hệ thống pháp luật nước xây dựng các quy phạm đó

Nguyên tắc này có nghĩa là không chấp nhận việc áp dụng các quy phạm riêng lẻ, tách rời với hệ thống các quy phạm pháp luật nước ngoài Các quy phạm pháp luật nước ngoài được viện dẫn áp dụng phải nằm trong mối quan hệ thống nhất với hệ thống các quy định về nguồn của quốc gia nơi xây dựng nên các quy phạm đó Đồng thời, việc giải thích pháp luật nước ngoài cũng phải được thực hiện theo đúng tinh thần pháp luật nước đã xây dựng ra các quy định đó

3 Thể thức và xác định nội dung luật nước ngoài cần áp dụng

Thực tiễn pháp luật các nước cho thấy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ

áp dụng luật nước ngoài khi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới và khi áp dụng thì

phải nêu rõ lý do viện dẫn Để có tính lập luận, lý lẽ xác đáng cho việc áp dụng pháp luật nước ngoài, người viện dẫn thường phải thông qua cơ quan chức năng của nước ngoài để cung cấp cho mình thông qua nội dung của một văn bản pháp luật nước ngoài đó

Quy phạm xung đột có thể là quy phạm xung đột trong pháp luật Việt Nam

và quy phạm xung đột cũng có thể là trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia Trong trường hợp quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế và quy phạm xung đột trong luật Việt Nam cùng điều chỉnh cùng một quan hệ hoặc nhóm quan hệ nhất định thì ưu tiên thi hành quy phạm xung đột trong điều ước

Trang 5

quốc tế Việt Nam tham gia (khoản 2 Điều 759 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005)

Khi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới pháp luật nước ngoài có nghĩa là dẫn chiếu tới toàn bộ hệ thống pháp luật của nước đó (không có ngoại trừ luật nội dung, luật xung đột hay luật hình thức…) Như vậy, khi áp dụng luật nước ngoài

là áp dụng toàn bộ hệ thống pháp luật nước ngoài nên nó phải được giải thích, xác định nội dung và áp dụng để giải quyết vụ việc đúng như ở nước đã ban hành

nó Có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để bảo hộ một cách thiết thực quyền lợi

và lợi ích hợp pháp của công dân và pháp nhân của nước mình khi các quan hệ pháp luật liên quan đó đã phát sinh ở nước ngoài

Về thực chất, đây là một vấn đề rất phức tạp và nó cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ở các nước về áp dụng luật nước ngoài Yếu

tố chủ quan đó là quan điểm, trường phái, là chính sách của nhà nước hiện hành Yếu tố khách quan là cơ sở vật chất, là khả năng thực tế của các cơ quan thực thi pháp luật của mỗi quốc gia

Một vấn đề cũng rất quan trọng đặt ra là khi áp dụng luật nước ngoài, cơ quan tư pháp có thẩm quyền phải giải thích và xác định rõ nội dung của nó như thế nào?

Áp dụng luật nước ngoài là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ dân sự quốc tế, đảm bảo sự ổn định, củng cố và phát triển hợp tác về mọi mặt trong giao lưu dân sự giữa các quốc gia vì sự thịnh vượng chung của cả thế giới Song việc áp dụng luật nước ngoài phải đáp ứng một số tiêu chí cơ bản sau:

- Các cơ quan tư pháp có thẩm quyền cần áp dụng luật nước ngoài một cách thiện chí và đầy đủ Điều này được hiểu là áp dụng cả hệ thống luật nước ngoài được viện dẫn, hệ thống luật nước ngoài được cơ cấu như thế nào, bằng những loại nguồn pháp luật nào đều phải được áp dụng mà không được loại bỏ một cách tùy tiện;

Trang 6

- Pháp luật nước ngoài phải được giải thích và thực thi về nội dung như ở chính nước nơi nó được ban hành;

- Cơ quan tư pháp có thẩm quyefn và cơ quan xét xử có nhiệm vụ tìm hiểu và xác định nội dung qua nghiên cứu văn bản pháp luật, qua thực tiễn hành pháp, tư pháp, tập quán, tài liệu… của nước hữu quan Ngoài ra, có thể thông qua con đường ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự ở nước ngoài của nhà nước mình, cũng như thông qua các tổ chức tư vấn, công ty luật hoặc cơ quan nghiên cứu pháp lý để tìm hiểu luật nước ngoài một cách tốt nhất phục vụ cho việc xét xử Các bên đương sự trong vụ việc cũng có quyền và trách nhiệm minh chứng, viện dẫn giải thích, vận dụng trước cơ quan xét xử để xác định nội dung đích thực của luật nước ngoài để bảo vệ lợi ích của mình

Trong thực tiễn xét xử, việc áp dụng luật nước ngoài ở các nước phát triển phương Tây là đa dạng và phức tạp Về thủ tục, các xác định nội dung và cách nhìn nhận là khác nhau

Chúng ta xem xét cơ bản ở một số nước ở Anh, Mỹ (theo hệ thống Common law), các tòa án đã hình thành nguyên tắc là luật nước ngoài được xem như là chứng cứ, chứ không phải là luật trong quá trình tố tụng Theo đó, như ở Anh chẳng hạn, các tòa án theo thông lệ không cần nghiên cứu và biết rõ về luật nước ngoài, mà các bên đương sự buộc phải minh chứng luật nước ngoài trước tòa án Các quan tòa xem xét và đánh giá các chứng cứ đó trên nền tảng, cơ sở pháp luật của Anh và dựa vào đó để xác định nội dung luật nước ngoài cần áp dụng Trong khi tiến hành quá trình tố tụng, tòa án có thể mời các chuyên gia về luật của nước ngoài cần áp dụng trình bày ý kiến của mình như là người làm chứng, các ý kiến

đó tòa có thể tham khảo Một khi các bên đương sự cùng ý kiến của các chuyên

gia không chứng minh nổi, các quan tòa có quyền “suy luận” rằng luật nước

ngoài của các bên đương sự có liên quan cũng giống luật Anh và tòa án sẽ áp dụng luật của Anh để giải quyết

Thậm chí, trong một số trường hợp ở Anh các bên đương sự có thể thỏa thuận về giải thích nội dung các quy phạm luật nước ngoài cần áp dụng; kết quả

Trang 7

của nội dung giải thích này sẽ được tòa án áp dụng để giải quyết, mặc dù tòa án

có thể biết rõ nội dung giải thích thỏa thuận trên là không logic và không phù hợp với nội dung của các quy phạm

Ở Mỹ việc áp dụng luật nước ngoài về thể thức và xác định nội dung cũng tương tự như ở Anh

Thực tiễn tòa án ở Pháp có khác với hệ thống Anh – Mỹ về các vấn đề trên Khi cần thiết phải áp dụng luật nước ngoài, các bên đương sự phải chứng minh được sự cần thiết phải áp dụng đó; ngoài ra họ phải tự đưa ra các bằng chứng để xác định nội dung luật của nước cần áp dụng Đây là một gánh nặng đè lên vai đương sự trước tòa và tất nhiên đương sự phải thuê luật sư với giá rất cao và với người lao động thì không phải lúc nào cũng có thể thuê được và đành chịu bó tay trong việc bảo vệ quyền lợi của mình Những bằng chứng mà đương sự trình bày trước tòa, các quan tòa sẽ kiểm tra đánh giá và xác định nội dung để xét xử Nếu các quy phạm luật nước ngoài là rất quen thuộc với Tòa án thì tòa án sẽ áp dụng

mà không phụ thuộc vào việc các bên đương sự có đưa ra được các bằng chứng phù hợp hay không Tòa án Pháp luôn phải giải thích và minh chứng nội dung luật nước ngoài đúng với nội dung đích thực của nó để áp dụng Việc những thiếu sót, khiếm khuyết của luật nước ngoài (đối với luật pháp của các nước chậm phát triển) không thể là căn cứ để kháng án lên tòa kháng án (giống tòa phúc thẩm ở nước ta)

Ở Đức, theo Điều 293 Luật tố tụng dân sự 1877 thì tòa án có nghĩa vụ xác định nội dung của các quy phạm luật nước ngoài cần áp dụng; nhưng tòa án cũng

có quyền yêu cầu các bên đương sự chứng minh nội dung luật nước ngoài trước tòa nếu thấy cần thiết Ngoài ra tòa án có thể yêu cầu các viện nghiên cứu pháp luật giải thích giúp Nếu trong trường hợp các bên đương sự cũng như sự trợ giúp của các viện nghiên cứu không đưa ra được các bằng chứng phù hợp thì tòa án Đức có thể bác đơn yêu cầu và từ chối xem xét vụ kiện Việc áp dụng và vận dụng luật nước ngoài không đúng hoặc thiếu xác thực không thể là cơ sở thay

Trang 8

đổi quyết định của tòa án bằng trình tự phúc thẩm bởi một bản án phúc thẩm cùng loại dựa trên cơ sở pháp luật Đức

Trên đây đã điểm qua việc áp dụng luật nước ngoài của một số nước phát triển ở phương Tây đều cho ta thấy rằng dù ở các nước với mức độ khác nhau đều buộc các đương sự phải minh chứng nội dung luật nước ngoài trước tòa để bảo vệ lợi ích của mình Đây là một gánh nặng đè lên vai đương sự và nếu việc đưa ra các bằng chứng về nội dung luật nước ngoài không thành, tòa án sẽ gạt bỏ luật nước ngoài đó ra và tạo cơ hội cho việc áp dụng luật nước mình

4 Một số vấn đề phát sinh khi áp dụng pháp luật nước ngoài và thực tiễn áp dụng luật nước ngoài tại Việt Nam

a) Dẫn chiếu tới pháp luật của nước chưa được công nhận

Khi ban hành pháp luật (các văn bản pháp quy) Nhà nước luôn dựa trên cơ

sở bảo đảm lợi ích của thể nhân và pháp nhân nước mình cũng như thể nhân và pháp nhân nước ngoài Việc thực hiện và áp dụng các quy phạm xung đột trong các văn bản pháp luật (trong nước và quốc tế) nhà nước và các cơ quan thực thi pháp luật không được phép phân biệt đối xử trong quan hệ với bất kì quốc gia nào Điều này là hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và tập quán quốc tế

Thực tiễn tại Việt Nam: Ở nước ta, Hiến pháp năm 1992 cũng như trong các

văn bản pháp quy của nhà nước và cả trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia đều khẳng định chính sách đối ngoại nhất quán là chống lại mọi hành vi phân biệt và kỳ thị giữa các quốc gia và giữa Việt Nam với các nước Do đó, có thể nói quan điểm của chúng ta là giữa các quốc gia, Việt Nam đã công nhận và những quốc gia còn chưa công nhận sẽ không có sự phân biệt hoặc kỳ thị nào Hơn nữa, chúng ta luôn ủng hộ quan điểm là việc công nhận quốc gia hay Chính phủ không làm phát sinh một chủ thể mới trong luật quốc tế mà việc công nhận chỉ là thủ tục, các bước tạo tiền đề cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ

và hoàn toàn nhằm củng cố, tang cường khả năng hợp tác mọi mặt giữa nước ta với nước ngoài phù hợp với đường lối đổi mới công tác đối ngoại của Nhà nước

là đa phương hóa và đa diện hóa quan hệ với các nước trên thế giới

Trang 9

Trong quá trình đấu tranh để giành lại chủ quyền, độc lập tự do của các dân tộc là một quá trình bền bỉ, phức tạp, nước ta luôn ủng hộ quá trình này, nhằm thiết lập một trật tự pháp lý quốc tế bảo đảm công bằng và công lý trên toàn thế giới chống lại mọi sự phân biệt và kỳ thị giữa các dân tộc

b) Bảo lưu trật tự công cộng

Trong tư pháp quốc tế, vấn đề bảo lưu trật tự công được sử dụng “ khi cơ quan có thẩm quyền sử dụng các quy phạm xung đột của quốc gia dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài, nhưng không áp dụng hệ thống pháp luật nước ngoài đó (mà trên thực tế đáng lẽ sẽ được áp dụng), hoặc không thừa nhận hiệu lực phán quyết của toà án nước ngoài, do phán quyết đó làm phát sinh một tình thế trái với các nguyên tắc pháp lý cơ bản của pháp luật của mình hoặc nếu xét thấy việc

áp dụng pháp luật nước ngoài là vi phạm các quy định có tính chất thiết lập nền tảng chính trị, pháp lý, kinh tế, xã hội của quốc gia mình, nhằm bảo vệ trật tự công quốc gia”

Theo quy tắc “bảo lưu trật tự công cộng” trong pháp luật của các nước trên

thế giới thì luật nước ngoài sẽ bị gạt bỏ không được áp dụng, nếu việc áp dụng đó dẫn đến hậu quả xấu, tai hại hoặc mâu thuẫn với những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội cũng như pháp luật của nhà nước mình

Thực tiễn tại Việt Nam: Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật các nước

đều có các quy định liên quan đến việc bảo vệ trật tự công, đặc biệt vấn đề này được sử dụng khá phổ biến trong tư pháp quốc tế, khi cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng pháp luật nước ngoài

Tuy nhiên, trong hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam, khái niệm “trật

tự công” rất ít được sử dụng, mà thay vào đó nhà lập pháp Việt Nam thiên về sử dụng thuật ngữ “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.

Cụ thể, theo khoản 3, 4 Điều 759 Bộ luật dân sự 2005 về nguyên tắc áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế trong tư pháp quốc tế quy định:

Trang 10

“3 Trong trường hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

4 Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Một điểm cần chú ý là hiện nay trong các trường hợp mà cơ quan có thẩm quyền Việt Nam có thể phải áp dụng pháp luật nước ngoài, bên cạnh việc theo sự dẫn chiếu của các quy phạm xung đột thì có thể cơ quan tài phán cũng sẽ áp dụng pháp luật nước ngoài trong trường hợp được các bên trong hợp đồng lựa chọn Đây là lĩnh vực duy nhất trong tư pháp quốc tế cho phép các bên trong quan hệ pháp lý được lựa chọn luật áp dụng (vì việc chọn luật áp dụng chỉ thuộc thẩm quyền của các cơ quan tư pháp) Tuy nhiên, trong hầu hết các văn bản luật chuyên ngành đều có các quy định cho phép các bên trong hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn luật nước ngoài là luật áp dụng trong hợp đồng của họ, nhưng với

điều kiện pháp luật mà các bên thỏa thuận phải đảm bảo “không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”

Ngoài ra, vấn đề “Bảo lưu trật tự công cộng” còn được ghi nhận ở một số

văn bản pháp luật khác của Việt Nam, hay trong một số điều ước quốc tế mà Việt

Nam tham gia hoặc ký kết Ví dụ: Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

quy định: “Trong trường hợp luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam

có quy định hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia viện dẫn thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp

Ngày đăng: 21/03/2019, 10:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w