Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh[26]

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp tác xã (Trang 35 - 37)

Để có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp lệ như đã nói ở phần hồ sơ đăng ký kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh. Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh ghi trong hồ sơ phải là ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Trong hồ sơ phải ghi tên, biểu tượng (nếu có) của hợp tác xã, vốn điều lệ trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề mà Chính phủ quy định phải có vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.Khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã phải nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.

So với quy định trước đây, thì Luật hợp tác năm 2003 đã có sự thay đổi khá phù hợp với tình hình mới.

Thứ nhất, Luật hợp tác xã năm 2003 đã bổ sung hai điều kiện là hợp tác xã hoạt động sản xuất, kinh doanh ngàng, nghề mà pháp luật không cấm và tên, biểu tượng của hợp tác xã. Có thể nói đây là điều kiện đầu tiên, tối thiểu đối với mọi loại hình doanh nghiệp khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đó cũng là việc mà các sáng lập viên phải chuẫn bị ngay từ khi có ý tưởng thành lập hợp tác xã. Tuy nhiên, đây là những thông tin cần thiết giúp cho hoạt động quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước mà hợp tác xã cần phải cung cấp.

Thứ hai, Luật hợp tác xã năm 2003 đã bỏ hai điều kiện không hợp lý ở Luật hợp tác xã năm 1996:

- Một là, bỏ điều kiện số lượng xã viên hợp tác xã không ít hơn số xã viên tối thiểu quy định trong Điều lệ mẫu đối với từng loại hình hợp tác xã. Vì Luật hợp tác xã năm 2003 không còn quy định Điều lệ mẫu mà chỉ quy định giới hạn số lượng xã viên tối thiểu tham gia thành lập hợp tác xã là 7 xã viên.

- Hai là, bỏ điều kiện mục đích hoạt động rõ ràng. Đây có thể nói là quy định “để có” vì nó quá chung chung và thiếu tính khả thi trên thực tế. Vì trên thực tế, khi nhà đầu tư bước chân vào thương trường luôn lấy mục tiêu lợi ích kinh tế làm mục đích hoạt động và phát triển của mình. Hợp tác xã hoạt động sản xuât, kinh doanh cũng vì lợi nhuận, bên cạnh đó nó hướng tới mục đích xã hội, các xã viên cùng giúp đỡ nhau nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần xây dựng, phát triển nền kinh tế đất nước. Như vậy, mục đích hoạt động của hợp tác xã đã thể giện ngay chính trong bản chất của hợp tác xã. Nên bỏ quy định trên là phù hợp.

Thứ ba, Luật hợp tác xã năm 2003 cũng đã bỏ điều kiện có trụ sở được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi dự định đặt trụ sở xác nhận như đã quy định trong Luật hợp tác xã năm 1996. Bởi vì, trong thực tế trụ sở của hợp tác xã đã được thể hiện trong hồ sơ đăng ký kinh doanh như đơn đăng ký kinh doanh, Điều lệ hợp tác xã. Mặt khác, trước khi đăng ký kinh doanh, các sáng lập viên đã có động thái đầu tiên là thông báo cho Ủy ban nhân nhân cấp xã nơi dự định đặt trụ sở hợp tác xã về việc thành lập hợp tác xã. Do đó, đến thời điểm thực hiện việc đăng ký kinh doanh mà

Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến gì thì cũng xem như họ đã gián tiếp xác nhận hợp tác xã có trụ sở tại địa phương mình quản lý. Mặt khác, Luật hợp tác xã năm 2003 quy định[27]: “Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã sẽ thành lập nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh đã chọn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đăng ký kinh doanh”. Cho nên, việc bỏ quy định trên cũng là hợp lý.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp tác xã (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w