Trong một Công ty cổ phần hoạt động minh bạch, hoặc có mong muốn hoạt động minh bạch, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốcGiám đốc công ty luôn nhìn nhận Ban kiểm soát dưới góc độ vừa là người trọng tài quan sát, giúp Hội đồng quản trị ngừng ngay các sai phạm, để không đi quá xa; vừa là người hỗ trợ tích cực cho các hoạt động cải tiến, đặc biệt trong các lĩnh vực rất khó khăn như quản lý tài chính, quản lý đầu tư, quản lý quan hệ cổ đông. Tuy nhiên, ở hầu hết các Công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay, Ban Kiểm soát chỉ đóng vai trò là hình thức, được chính Hội đồng quản trị và các cổ đông lớn xây dựng lên và hoàn toàn bị vô hiệu hóa, thậm chí còn được xem là lực lượng hậu thuẫn, đứng sau, tiếp tay cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốcGiám đốc dấn sâu vào những hoạt động sai phạm, xâm phạm lợi ích các cổ đông thiểu số . Quản trị Công ty với mô hình như của Việt Nam hiện nay, việc thành lập Ban kiểm soát trong các Công ty sẽ là một phương thức tất yếu đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông, tạo nên một bộ máy quản trị điều hành trong Công ty giúp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế, đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ góc độ lý luận, địa vị pháp lý của Ban kiểm soát trong quản trị nội bộ Công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay là hết sức mờ nhạt. Các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát trong Công ty cổ phần còn nhiều bất cập và chưa tiếp cận được với các thông lệ tốt trong quản trị Công ty trên thế giới, mặc dù trong thời điểm hiện tại, Luật Doanh nghiệp mới năm 2014 đã được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2015. Trong bối cảnh nói trên, việc nghiên cứu nhằm hướng tới mục tiêu vận dụng có hiệu quả, đưa các định pháp luật về Ban kiểm soát trong Công ty cổ phần, đặc biệt ở các Công ty niêm yết và công ty đại chúng để góp phần đưa những quy định này đi được vào thực tiễn cuộc sống là yêu cầu thực tế, hết sức cấp bách được đặt ra. Mục tiêu này được đặt ra trước cả mục tiêu hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về Ban Kiểm soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Do đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Địa vị pháp lý của Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn của mình.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Mai Bích Ngân ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BAN KIỂM SOÁT TRONG QUẢN TRỊ NỘI BỘ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS Trần Đình Hảo Học viện Khoa học Xã hội HÀ NỘI, năm 2015 Hà Nội tháng 10 năm 2014 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………………………5 2. Tình hình nghiên cứu………………………………………………………………7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………8 4. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………… 9 5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………… 9 6. Kết cấu luận văn………………………………………………………………… 9 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BAN KIỂM SOÁT TRONG QUẢN TRỊ NỘI BỘ CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1. Khái quát chung về quản trị nội bộ công ty cổ phần………………………….10 1.1.1. Khái niệm quản trị công ty……………………………………………………10 1.1.2. Mục đích của quản trị công ty……………………………………………… 16 1.1.3. Vai trò và lợi ích của quản trị công ty hiệu quả………………………………16 1.1.4. Các mô hình quản trị công ty cổ phần……………………………………… 21 1.2. Ban kiểm soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần…………………………27 1.2.1. Chức năng kiểm soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần………………….28 1.2.2. Ban kiểm soát và vị trí của Ban kiểm soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần theo mô hình quản trị song lớp……………………………………………… 31 1.2.3. Chức năng kiểm soát quản trị nội bộ công ty cổ phần tại một số quốc gia trên thế giới……………………………………………………………………… 32 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BAN KIỂM SOÁT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Nội dung các quy định pháp luật về Ban kiểm soát trong công ty cổ phần tại Việt Nam………………………………………………………………………………41 2 2.1.1. Thành lập Ban Kiểm soát…………………………………………………….41 2.1.2. Thẩm quyền Ban kiểm soát………………………………………………….44 2.1.3. Mối quan hệ giữa Ban kiểm soát với các thiết chế khác trong quản trị nội bộ công ty………………………………………………………………………………….47 2.1.4. Quy chế pháp lý về thành viên Ban kiểm soát……………………………….48 2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động của Ban kiểm soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay…………………………………………………………53 2.2.1. Ban kiểm soát chưa thực sự phát huy được vai trò của mình……………… 54 2.2.2. Hoạt động của Ban kiểm soát chưa độc lập………………………………….56 2.2.3. Hoạt động của Ban kiểm soát thiếu tính chuyên nghiệp…………………….57 2.2.4. Việc tổ chức ra Ban kiểm soát bị ảnh hưởng bởi “quản trị gia đình”……….59 2.2.5. Sự can thiệp của Nhà nước trong việc giám sát và điều hành (đối với các công ty cổ phần hình thành sau quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước)……………60 2.2.6. Trách nhiệm pháp lý đối với Ban kiểm soát………………………………….62 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM MỤC TIÊU ĐƯA CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BAN KIỂM SOÁT TRONG QUẢN TRỊ NỘI BỘ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ĐI VÀO THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BAN KIỀM SOÁT. 3.1. Phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm mục tiêu đưa các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát ở Việt Nam đi vào thực tiễn…………… 67 3 3.2. Phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Ban Kiểm soát ở Việt Nam………………………………….69 3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Ban Kiểm soát……………………………………………………………….73 3.3.1. Giải pháp pháp lý…………………………………………………………….73 3.3.2. Những giải pháp bổ trợ khác…………………………………………………81 PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………………………… 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………85 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự bứt phá mạnh mẽ của nền kinh tế chuyển đổi và sự ra đời không ngừng của các Công ty. Trong làn sóng cạnh tranh dữ dội của nền kinh tế, Quản trị Công ty trở thành một yếu tố quan trọng giúp cho Công ty có thể tồn tại vững bền và phát triển không ngừng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa quản trị Công ty với sự phát triển kinh tế. Quản trị Công ty nói chung (Coperate Governance) quan niệm một cách đơn giản nhất là những cơ chế 4 quyết định và sự thực thi, thông qua đó Công ty được điều hành và kiểm soát. Trên thế giới, Quản trị Công ty là đề tài thu hút được sự quan tâm của rất nhiều ngành, nhiều người. Cùng với sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt sự hình thành của các Công ty lớn với sự tham gia của nhiều chủ sở hữu khác nhau, thực tiễn ở nhiều nước cũng như ở nước ta, doanh nghiệp được tổ chức dưới hình thức Công ty cổ phần đang thể hiện được những ưu điểm, có độ hấp dẫn nhất định khi ngày càng được các nhà đầu tư lựa chọn làm hình thức kinh doanh của mình và thực tiễn cũng đã chỉ ra rằng: Quản trị Công ty tốt là một trong những điều kiện tạo nên ưu điểm, tạo nên sự hấp dẫn của loại hình Công ty cổ phần. Đây vừa là điều kiện cần đối với Công ty cổ phần do tính chất đại chúng của nó, vừa là điều kiện đủ nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và hiệu quả của Công ty. Bởi vậy, như một tất yếu, quản trị Công ty ngày càng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp cũng như các nhà xây dựng pháp luật về doanh nghiệp. Trong các Công ty cổ phần, đặc biệt là các Công ty đại chúng và Công ty niêm yết, vị trí, vai trò của Ban kiểm soát là hết sức quan trọng. Ngoài chức năng chính là giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Giám đốc, nhằm ngăn chặn và phát hiện những trường hợp sai phạm, thiếu sót, bất minh, bất hợp lý, xung đột lợi ích… trong việc quản lý, điều hành Công ty; Cùng với của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Giám đốc, Ban kiểm soát còn là chủ thể chịu trách nhiệm không những đối với các cổ đông mà còn đối với Bên thứ ba khi phát sinh các hậu quả pháp lý từ những giao dịch tư lợi, giao dịch nội gián và các giao dịch bất hợp pháp của công ty. Bởi vậy, trên thực tế, Ban kiểm soát có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đề xuất các biện pháp, giải pháp khắc phục, cải tiến để hoạt động quản lý, điều hành Công ty đạt được hiệu quả cao nhất. Trong một Công ty cổ phần hoạt động minh bạch, hoặc có mong muốn hoạt động minh bạch, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc/Giám đốc công ty luôn nhìn nhận Ban kiểm soát dưới góc độ vừa là người trọng tài- quan sát, giúp Hội đồng quản trị ngừng ngay các sai phạm, để không đi quá xa; vừa là người hỗ trợ tích cực cho các hoạt động cải tiến, đặc biệt trong các lĩnh vực rất khó khăn như quản lý tài chính, quản lý đầu tư, quản lý quan hệ cổ đông. Tuy nhiên, ở hầu hết các Công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay, 5 Ban Kiểm soát chỉ đóng vai trò là hình thức, được chính Hội đồng quản trị và các cổ đông lớn xây dựng lên và hoàn toàn bị vô hiệu hóa, thậm chí còn được xem là lực lượng hậu thuẫn, đứng sau, tiếp tay cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Giám đốc dấn sâu vào những hoạt động sai phạm, xâm phạm lợi ích các cổ đông thiểu số . Quản trị Công ty với mô hình như của Việt Nam hiện nay, việc thành lập Ban kiểm soát trong các Công ty sẽ là một phương thức tất yếu đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông, tạo nên một bộ máy quản trị điều hành trong Công ty giúp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế, đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ góc độ lý luận, địa vị pháp lý của Ban kiểm soát trong quản trị nội bộ Công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay là hết sức mờ nhạt. Các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát trong Công ty cổ phần còn nhiều bất cập và chưa tiếp cận được với các thông lệ tốt trong quản trị Công ty trên thế giới, mặc dù trong thời điểm hiện tại, Luật Doanh nghiệp mới năm 2014 đã được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2015. Trong bối cảnh nói trên, việc nghiên cứu nhằm hướng tới mục tiêu vận dụng có hiệu quả, đưa các định pháp luật về Ban kiểm soát trong Công ty cổ phần, đặc biệt ở các Công ty niêm yết và công ty đại chúng để góp phần đưa những quy định này đi được vào thực tiễn cuộc sống là yêu cầu thực tế, hết sức cấp bách được đặt ra. Mục tiêu này được đặt ra trước cả mục tiêu hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về Ban Kiểm soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Do đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Địa vị pháp lý của Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Ban kiểm soát trong quản trị Công ty không những là vấn đề quan tâm của các chủ thể thực hành trong Công ty mà còn trở thành một đề tài của các nhà nghiên cứu lý thuyết. Hiện nay trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động kiểm soát 6 đã được hình thành, mà tiêu biểu là những bộ thông lệ tốt về quản trị Công ty như các nguyên tắc quản trị Công ty của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), hệ thống Quản trị Doanh nghiệp Quốc tế (ICGN), Hội đồng các nhà đầu tư là Tổ chức (CII), được vận dụng ở nhiều nước. Ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới đề tài Ban kiểm soát trong quản trị nội bộ Công ty cổ phần như: “Chuyên khảo Luật kinh tế” của tác giả Phạm Duy Nghĩa; “Báo cáo nghiên cứu rà soát văn bản pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp” của CIEM (Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương); “Quản trị Công ty: Nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận nguồn vốn trên thị trường toàn cầu” do CIEM dịch với sự tài trợ của GTZ (Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức); “Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp và thực tiễn hoạt động của Ban kiểm soát”- khóa luận tốt nghiệp khóa 2003 - 2007 của Nguyễn Thị Thu Hiền; … Nhìn chung, các đề tài và tài liệu trên đã đề cập ở mức độ khác nhau về Ban kiểm soát trong quản trị Công ty cổ phần. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá độc lập về chức năng, nhiệm vụ và vị trí, vai trò thực tế của Ban Kiểm soát trong quản trị nội bộ của các Công ty cổ phần, đặc biệt ở các công ty niêm yết và công ty đại chúng ở nước ta hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về địa vị pháp lý của Ban kiểm soát trong cơ cấu quản trị nội bộ của công ty cổ phần; phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về Ban kiểm soát trong pháp luật về công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay để từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp để có thể vận dụng các quy định pháp luật về Ban kiểm soát trong quản trị nội bộ của công ty cổ phần ở nước ta nhằm hướng tới mục tiêu đưa pháp luật đi vào thực tiễn cuộc sống và sau đó, đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về Ban kiểm soát trong quản trị nội bộ của công ty cổ phần ở nước ta trong thời gian tới. 7 3.2. Nhiệm vụ của Luận văn Để đạt được mục tiêu trên, Luận văn có nhiệm vụ cụ thể sau đây: • Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về địa vị pháp lý của Ban kiểm soát trong cơ cấu quản trị nội bộ của công ty cổ phần; • Phân tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về Ban kiểm soát trong pháp luật về công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay; các quy định pháp luật hiện hành liên quan tới tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát tại Việt nam; • Nghiên cứu so sánh các mô hình hoạt động của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần, các thông lệ quản trị hiện đại có liên quan đến Ban kiểm soát trong công ty cổ phần; • Đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm mục tiêu đưa pháp luật đi vào cuộc sống thông qua việc đề xuất các phương án vận dụng có hiệu quả các quy định của pháp luật về Ban kiểm soát trong quản trị nội bộ Công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam và đề xuất một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về Ban Kiểm soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần ở nước ta trong thời gian tới. 4. Phạm vi nghiên cứu Ban kiểm soát trong quản trị Công ty là một khái niệm rất rộng, bên cạnh các mối quan hệ với các thiết chế trong quản trị nội bộ Công ty như cổ đông, hội đồng quản trị, ban giám đốc; còn liên quan đến nhiều đối tượng và nhiều mối quan hệ khác. Luận văn chỉ tập trung phân tích các quy định pháp luật thể hiện địa vị pháp lý của Ban kiểm soát trong quản trị nội bộ Công ty cổ phần tại Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật, đồng thời vận dụng đường lối, quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 8 Phương pháp luận nghiên cứu trong đề tài này sử dụng phép biện chứng duy vật nhằm tổng kết, đánh giá các quy định pháp luật về Ban kiểm soát trong pháp luật về công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay, các quy định pháp luật hiện hành liên quan tới tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát tại Việt nam Các phương pháp nghiên cứu như thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích, … cũng được Luận văn áp dụng một cách phù hợp trong quá trình triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài Lời cảm ơn, Phần mở đầu, Phần kết luận và các phần như mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương như sau: • Chương 1: Những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của Ban kiểm soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần; • Chương 2: Thực trạng về địa vị pháp lýBan kiểm soát trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện nay; • Chương 3: Phương hướng, giải pháp nhằm mục tiêu đưa các quy định pháp luật về Ban kiểm soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay đi vào thực tiễn và phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về Ban Kiểm soát. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BAN KIỂM SOÁT TRONG QUẢN TRỊ NỘI BỘ CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1. Khái quát chung về Quản trị nội bộ Công ty cổ phần 1.1.1. Khái niệm Quản trị công ty Quản trị công ty nói chung đã được biết đến như một thuật ngữ quen thuộc và ngày càng trở nên thông dụng tại Việt Nam. Mặc dù một số tổ chức trong nước và quốc tế 9 với nỗ lực của mình đã góp phần nâng cao nhận thức và phổ biến khái niệm Quản trị công ty trong cộng đồng kinh doanh, nhưng vẫn có rất ít các công ty của Việt Nam thực sự hiểu rõ chiều sâu và tính phức tạp trong nội hàm của khái niệm này ( 1 ) . Không có một định nghĩa duy nhất về Quản trị công ty (Corporate governance) có thể áp dụng cho mọi trường hợp và mọi thể chế. Những định nghĩa khác nhau về Quản trị công ty hiện hữu phần nhiều phụ thuộc vào các tác giả, thể chế cũng như quốc gia hay truyền thống pháp lý. Vào năm 1999, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD – Organization for Economic Cooperation and Development) đã xuất bản một tài liệu mang tên “Các nguyên tắc Quản trị công ty” (OECD Principles of Corporate Governance), trong đó đưa ra định nghĩa chi tiết về Quản trị công ty như sau: “Quản trị công ty là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty […], liên quan tới các mối quan hệ giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản trị và các cổ đông của công ty với các bên có quyền lợi liên quan. Quản trị công ty cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty và xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công ty. Quản trị công ty chỉ được cho là có hiệu quả khi khích lệ được Ban giám đốc và Hội đồng quản trị theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của công ty và của các cổ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích công ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt hơn” ( 2 ) . Theo tổ chức tài chính quốc tế (IFC – International Finance Corporation), Quản trị công ty là “những cơ cấu và những quá trình để định hướng và kiểm soát công ty”. Theo Ngân hàng thế giới (World Bank), “Quản trị công ty là một hệ thống các yếu tố pháp luật, thể chế và thông lệ quản lý của các công ty. Nó cho phép công ty có thể 1 () . 13.Tổ chức Tài chính Quốc tế, Cẩm nang Quản trị công ty, tháng 10/2010, tr.5. 2 (). 14. Các Nguyên tắc Quản trị công ty của OECD (xem thêm trang web: www.oecd.org). 10 [...]... vậy, Hội đồng giám sát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần theo mô hình quản trị song lớp, ví dụ theo luật Đức, không giống với Ban kiểm soát hay Hội đồng quản trị trong các công ty cổ phần ở Việt Nam Bởi lẽ: (i) Ban kiểm soát trong công ty cổ phần ở Việt Nam do Đại hội đồng cổ đông bầu và chỉ có chức năng cơ bản nhất là giám sát công tác quản lý, điều hành của bộ máy quản trị; (ii) nó không có thẩm... khác trong công ty cổ phần như Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, nhất là trong hoạt động của công ty cổ phần thì Ban kiểm soát đóng vai trò kiểm tra, giám sát và kiềm chế, đối trọng với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc để các hoạt động của công ty cổ phần được hoạt động minh bạch vì lợi ích của các cổ đông công ty Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Ban kiểm soát, trong. .. động của Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị thực hiện chức năng điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty Các thành viên của Hội đồng quản trị cùng nhau chịu trách 24 nhiệm về việc điều hành, phát triển chiến lược kinh doanh của công ty trong mối liên hệ thường xuyên và báo cáo thường xuyên với Hội đồng giám sát 1.2 Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần Ban kiểm soát trong công. .. viên của bộ máy quản lý, điều hành; (iii) cũng không có chức năng tham gia quyết định các vấn đề quan trọng về quản trị công ty như Hội đồng giám sát theo luật Đức 1.2.3 Chức năng kiểm soát quản trị nội bộ Công ty cổ phần tại một số quốc gia trên thế giới Chức năng kiểm soát quản trị nội bộ công ty cổ phần, đặc biệt là các công ty niêm yết, đã và đang là vấn đề được quan tâm trong giới nghiên cứu về luật. .. vụ công ty và thành tích cá nhân Ở dưới cùng là các công chức trung cấp của công ty; ở mức này việc kiểm soát của Hội đồng và việc quản trị công ty của Ban giám đốc bị lẫn lộn với nhau Pháp luật Nhật Bản cũng giống như pháp luật Việt Nam, đều quy định Ban kiểm soát là tổ chức nội bộ do Đại hội đồng cổ đông bầu ra được pháp luật trao cho quyền giám sát hoạt động của người quản lý, điều hành công ty. .. mô hình quản trị nội bộ có một cấp, hai cấp hoặc nhiều hơn nữa theo mô hình của Pháp Ở Đức, Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý điều hành công ty Nhưng xét về địa vị pháp lý thì đứng dưới Hội đồng giám sát (theo cách gọi của Ban kiểm soát ở công ty 31 của Việt Nam) Bởi vì theo quy định của Luật, Hội đồng giám sát có hai vai trò chính là: Chỉ định và bãi miễn các thành viên của Hội đồng quản lý; và... hình công ty cổ phần Đối với những công ty cổ phần bắt buộc phải thiết lập chế định Ban kiểm soát thì thẩm quyền này được giao cho Ban kiểm soát Nhưng đối với công ty có thiết lập Ủy ban thì quyền giám sát được giao cho Ủy ban giám sát (Ủy ban giám sát là một trong ba Ủy ban của Hội đồng quản trị) Hoạt động giám sát của Hội đồng quản trị được giao cho Ủy ban giám sát Theo Luật công ty thì Ủy ban giám... Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ đông, Tổng Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả 28 1.2.2 Ban kiểm soát và vị trí, vai trò của Ban kiểm soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần theo mô hình quản trị song... nên nhầm lẫn giữa khái niệm Quản trị công ty với khái niệm Quản lý công ty Quản trị công ty tập trung vào các cơ cấu và các quy trình của công ty Trong khi đó, Quản lý công ty tập trung vào các công cụ cần thiết để điều hành doanh nghiệp Quản trị công ty được đặt ở một tầm cao hơn nhằm đảm bảo rằng công ty sẽ được quản lý theo một cách sao cho nó phục vụ lợi ích của các cổ đông có hiệu quả Có một mảng... nghĩa chung về Quản trị công ty như sau: Quản trị công ty là một hệ thống các cơ chế và quy định, thông qua đó, công ty được định hướng điều hành và kiểm soát nhằm đáp ứng quyền lợi của nhà đầu tư, những người điều hành và các bên có quyền lợi liên quan Ngoài ra, cần phân biệt Quản trị công ty với Quản lý công ty, với Quản trị kinh doanh Cụ thể: • Phân biệt Quản trị công ty với Quản lý công ty Không nên . pháp luật về Ban Kiểm soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Do đó, tôi đã lựa chọn đề tài: Địa vị pháp lý của Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công. phần ………………………27 1.2.1. Chức năng kiểm soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần ……………….28 1.2.2. Ban kiểm soát và vị trí của Ban kiểm soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần theo mô hình quản trị song lớp………………………………………………. soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần; • Chương 2: Thực trạng về địa vị pháp l Ban kiểm soát trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện nay; • Chương 3: Phương hướng, giải pháp