Chức năng kiểm soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của ban kiểm soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 26)

6. Kết cấu luận văn

1.2.1. Chức năng kiểm soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần

Lý thuyết về đại diện cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ giữa cổ đông và người quản lý công ty đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông và công ty(11). Với vị trí của mình, người quản lý công ty được cho là

11(). Xem thêm Michael C. Jensen and William H. Meckling, ‘Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure’ in Thomas Clarke (ed), Theories of Corporate Governance: the Philosophical Foundations of Corporate Governance (2004) 58, tr. 59;

luôn có xu hướng tư lợi và không đủ siêng năng, mẫn cán, và có thể tìm kiếm các lợi ích cá nhân cho mình hay người thứ ba của mình chứ không phải cho công ty.

Các đặc tính tự nhiên của quan hệ đại diện dẫn đến giả thiết rằng, các cổ đông cần thường xuyên giám sát hoạt động của người quản lý công ty nhằm đảm bảo lợi ích của mình. Học thuyết về đại diện nhấn mạnh rằng, các cổ đông cần phải sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và người quản lý công ty, bằng cách (i) thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị, và (ii) thiết lập cơ chế kiểm soát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty.

Người quản lý công ty luôn có xu hướng tìm kiếm lợi ích cá nhân cho họ hơn là luôn hành động vì lợi ích chung của công ty và các cổ đông. Bởi vậy, cùng với một chế độ tiền lương và thù lao thích hợp, cơ chế thông tin và giám sát hiệu quả hoạt động của người quản lý công ty là một yếu tố rất quan trọng để hạn chế bớt khả năng tư lợi của người quản lý công ty và để họ biết giữ thái độ trung thành và hành động vì lợi ích của công ty. Cũng vì thế, luật công ty của các quốc gia đều đề cao cơ chế giám sát trong các công ty có nhiều cổ đông, đặc biệt là các công ty niêm yết

Một thực trạng khá phổ biến hiện nay là phương pháp quản trị của nhiều công ty còn lỏng lẻo, khi các công ty nhỏ được quản trị theo kiểu gia đình, còn những công ty lớn lại phân quyền điều hành cho cấp dưới mà thiếu sự kiểm tra đầy đủ. Cả hai mô hình này đều dựa trên sự tin tưởng cá nhân và thiếu những quy chế thông tin, kiểm tra chéo giữa các bộ phận để phòng ngừa gian lận.

Thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ chính là xác lập một cơ chế giám sát mà ở đó công ty không quản lý bằng lòng tin, mà bằng những quy định rõ ràng nhằm:

• Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh (sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm...);

• Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp…

• Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy của công ty cũng như các quy định của luật pháp;

• Đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra;

• Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ. Chức năng kiểm soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần được cụ thể thông qua các hoạt động giám sát cụ thể:

• Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công ty: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.

• Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông.

• Kiểm tra bất thường: Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông, Ban Kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày,kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông và nhóm cổ đông có yêu cầu .

• Can thiệp vào hoạt động công ty khi cần: Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại Hội đồng Cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

• Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ đông, Tổng Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.

1.2.2. Ban kiểm soát và vị trí, vai trò của Ban kiểm soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần theo mô hình quản trị song lớp

Cấu trúc quản trị nội bộ công ty cổ phần theo mô hình quản trị song lớp – cấu trúc hội đồng kép có hai đặc điểm quan trọng nhất: (i) cấu trúc quản trị - điều hành có hai hội đồng theo thứ bậc, và (ii) có thể có sự tham gia nhất định của đại diện người lao động vào hội đồng phía trên.

Cấu trúc quản trị nội bộ của công ty cổ phần theo mô hình quản trị song lớp gồm có: (i) Đại hội đồng cổ đông, (ii) Hội đồng giám sát, và (iii) Hội đồng quản trị. Theo mô hình quản trị song lớp, việc quản lý – điều hành công ty cổ phần được phân chia cho hai cơ quan là: Hội đồng giám sát và Hội đồng quản trị, như một thiết chế hai tầng, mà ở đó, Hội đồng giám sát nằm ở tầng trên. Vì thế, giới luật học trên thế giới gọi đây là cấu trúc hội đồng kép hay hội đồng hai tầng.

Về nguyên tắc, Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu chọn thành viên của Hội đồng giám sát. Song, người lao động cũng có quyền lựa chọn thành viên của Hội đồng giám. Theo đó, tỷ lệ số thành viên của Hội đồng giám sát do người lao động bầu chọn và cổ đông bầu chọn sẽ phụ thuộc vào số lao động của công ty. Đại diện do phía người lao động và cổ đông bầu chọn trong Hội đồng giám sát đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. Đối với các công ty cổ phần sử dụng trên 500 lao động, một phần ba tổng số thành viên của Hội đồng giám sát sẽ do phía người lao động bầu chọn. Nếu công ty sử dụng trên 2000 lao động, thì một nửa số thành viên của Hội đồng giám sát phải là đại diện do người lao động và công đoàn bầu chọn, song, chủ tịch của Hội đồng giám sát sẽ phải là người do cổ đông lựa chọn, và người này sẽ có lá phiếu quyết định khi số phiếu thuận và phiếu chống bằng nhau.

Hội đồng giám sát có thẩm quyền chọn, bổ nhiệm, cách chức các thành viên của Hội đồng quản trị. Không những thế, Hội đồng giám sát còn tham gia trực tiếp vào việc đưa ra các quyết định quan trọng trong việc quản trị công ty và giám sát các hoạt động của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị thực hiện chức năng điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty. Các thành viên của Hội đồng quản trị cùng nhau chịu trách

nhiệm về việc điều hành, phát triển chiến lược kinh doanh của công ty trong mối liên hệ thường xuyên và báo cáo thường xuyên với Hội đồng giám sát.

Như vậy, Hội đồng giám sát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần theo mô hình quản trị song lớp, ví dụ theo luật Đức, không giống với Ban kiểm soát hay Hội đồng quản trị trong các công ty cổ phần ở Việt Nam. Bởi lẽ: (i) Ban kiểm soát trong công ty cổ phần ở Việt Nam do Đại hội đồng cổ đông bầu và chỉ có chức năng cơ bản nhất là giám sát công tác quản lý, điều hành của bộ máy quản trị; (ii) nó không có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thành viên của bộ máy quản lý, điều hành; (iii) cũng không có chức năng tham gia quyết định các vấn đề quan trọng về quản trị công ty như Hội đồng giám sát theo luật Đức.

1.2.3. Chức năng kiểm soát quản trị nội bộ Công ty cổ phần tại một số quốc gia trên thế giới thế giới

Chức năng kiểm soát quản trị nội bộ công ty cổ phần, đặc biệt là các công ty niêm yết, đã và đang là vấn đề được quan tâm trong giới nghiên cứu về luật công ty ở các nước phát triển và công nghiệp hóa. Có thể nói rằng, so với mô hình cơ quan giám sát trong cả hai cấu trúc quản trị phổ biến trên thế giới như đã nói ở trên, thì mô hình Ban kiểm soát độc lập từ Hội đồng quản trị và do Đại hội đồng cổ đông bầu trong các công ty cổ phần ở Việt Nam là cấu trúc khá độc đáo.

Riêng đối với các công ty cổ phần có học hỏi hình thức quản trị theo Luật của Anh – Mỹ thì một điều chắc chắn trong công ty không có Hội đồng giám sát. Nghĩa là trong công ty không có sự tồn tại của Ban kiểm soát. Sự song hành tồn tại của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị, trong Hội đồng quản trị lại thiết lập Ủy ban kiểm soát, thành viên của Ủy ban kiểm soát lại có sự độc lập, có trình độ chuyên môn hơn các nước khác rất nhiều. Thành viên Ủy ban kiểm soát là thành viên kiểm toán độc lập. Cổ đông trong các công ty cổ phần tại Anh – Mỹ không liên quan đến quản trị công ty vì họ cho rằng, họ không thể, cũng như không muốn thực thi quyền quản trị của mình. Cách thức chủ yếu mà các nhà đầu tư áp dụng để thiết lập kỷ cương đối với Ban lãnh đạo công ty là mua bán cổ phiếu của công ty. Phản ứng bằng cách bán cổ phiếu sẽ làm giảm chứng khoán của công ty và đẩy công ty vào tình trạng thâu tóm bởi các đối thủ cạnh tranh . Lẽ đương

nhiên vì yếu tố này mà người Mỹ và người Anh không cần đến Ban kiểm soát hay Hội đồng giám sát theo cách gọi của người Đức.

Mô hình Ban kiểm soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần Đức

Công ty cổ phần được quy định ở các nước bởi những đạo luật riêng ở Đức, ban hành từ năm 1933, sửa đổi đáng kể nhất năm 1965. Từ năm 1997, công ty ở Đức đã thay đổi về luật công ty. Và người Đức du nhập cái gọi là “Business Judgment Rule” của người Mỹ, rồi từ đó các án lệ ngày càng mở rộng nghĩa vụ cẩn trọng và trung thành cũng như hành xử giống của một thương nhân cho người quản lý các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Nguyên tắc này ngày càng được thể hiện rõ hơn trong Đạo luật này về sau này có hiệu lực vào cuối năm 2005 .

Theo đó, công ty trong mô hình này có một tỷ lệ đáng kể cổ phần và được nắm giữ bởi các nhà đầu tư có mối quan hệ gần gũi với công ty. Các cổ đông có thể là nhà cung cấp, chủ nợ, các khách hàng, người lao động… Hay ngoài ra, còn hình thành nên một cơ cấu sở hữu chéo, tức một cơ cấu vốn chằng chịt giữa các công ty anh em với nhau. Trong mô hình này, các cổ đông sử dụng tối đa quyền sở hữu của mình trong việc quản trị công ty để hoạt động kinh doanh có hiệu quả tốt nhất.

Thay đổi đáng kể tiếp theo là tăng cường kiểm soát nội bộ trong công ty cổ phần. Phản ứng với hàng loạt vụ trộm cắp tài sản của công ty bởi những nhà quản trị, Nhà nước đã ban hành Luật kiểm tra và minh bạch doanh nghiệp. Trọng tâm là tăng quyền giám sát cho Hội đồng quản trị, đặc biệt là việc giao cho Hội đồng quản trị thuê kiểm toán để xem xét tình hình tài chính của công ty. Bên cạnh đó, người ta cũng quan tâm đến việc một người có thể tham gia quá nhiều Hội đồng quản trị của công ty; từ đó, tìm cách giám sát các xung đột lợi ích tiềm năng.

Cũng theo khuyến nghị của các Ủy ban châu Âu từ năm 2001, người ta dành quyền riêng cho các nước thành viên quyền lựa chọn mô hình quản trị nội bộ có một cấp, hai cấp hoặc nhiều hơn nữa theo mô hình của Pháp.

Ở Đức, Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý điều hành công ty. Nhưng xét về địa vị pháp lý thì đứng dưới Hội đồng giám sát (theo cách gọi của Ban kiểm soát ở công ty

của Việt Nam). Bởi vì theo quy định của Luật, Hội đồng giám sát có hai vai trò chính là: Chỉ định và bãi miễn các thành viên của Hội đồng quản lý; và Giám sát quản lý.

Giám sát ở đây không phải chỉ giám sát các hoạt động kinh doanh hàng ngày mà giám sát những trường hợp theo Điều lệ công ty hoặc theo những quy định của pháp luật trao cho Hội đồng giám sát. Chẳng hạn, với một số giao dịch của công ty, nếu không có sự chấp thuận tham gia của Hội đồng giám sát thì vô hiệu. Dưới cơ chế vừa là cơ quan giám sát, đồng thời là cơ quan lãnh đạo của Hội đồng quản trị, Hội đồng giám sát có quyền lực rất lớn.

Ở các công ty cổ phần của người Đức, Hội đồng giám sát có quyền giám sát cũng như quyền quyết sách quản lý của công ty. Hội đồng giám sát giữ địa vị pháp lý đứng trên Hội đồng quản trị, có quyền miễn nhiệm các thành viên hội đồng. Bên cạnh đó, thành viên Hội đồng giám sát cùng nhau họp bàn, ra quyết định và chỉ thị cho Hội đồng quản trị, giám sát hoạt động kinh doanh của chính công ty. Trong khi đó, Hội đồng quản trị có trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng giám sát.

Mô hình Ban kiểm soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần Nhật

Ở Nhật cũng gồm có một cơ cấu về quản trị nội bộ tương tự như ở Đức. Nhưng một điều hoàn toàn khác đó là Hội đồng quản trị và Hội đồng giám sát đều do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Do vậy, hai cơ quan này cùng có địa vị pháp lý như nhau và giữ những chức năng, nhiệm vụ riêng: quản lý, điều hành và giám sát.

Khi tái thiết lại nền kinh tế của mình sau Thế chiến thứ hai, người Nhật đã thiết lập những cơ cấu công ty độc đáo và:

- Công ty lúc này chịu sự tác động mạnh mẽ của Bộ Tài chính, Bộ này sẽ kiểm soát công ty trong nhiều lĩnh vực, kể cả đồng vốn ra và vào công ty.

- Một cơ cấu chằng chịt giữa các công ty anh em với nhau trong đó có sự tham gia của nhà cung cấp và khách hàng. Thường thường có một cổ đông thống soái là Ngân hàng hay là một đối tác trong công ty có cơ cấu sở hữu chéo gọi là keiretsu.

- Giữa công ty và các cơ quan chính quyền có một mối giao tiếp chặt chẽ dễ dàng đưa đến hối lộ;

- Các ưu tiên của công ty được đặt vào sự tăng trưởng và tăng thị phần, không dựa vào sự sinh lợi của cổ đông.

Ở Nhật, cổ đông cá nhân tính theo đầu người khá đông nhưng họ lại là những người nắm giữ cổ phần tỉ lệ nhỏ. Vì cổ tức được trả theo mệnh giá chứ không phải theo

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của ban kiểm soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w