6. Kết cấu luận văn
3.3.2. Những giải pháp bổ trợ khác
Bên cạnh những giải pháp pháp lý nêu trên, thực tế triển khai các quy định pháp luật về Ban kiểm soát cần xem xét đến những giải pháp bổ trợ nhằm thiết lập một cơ chế thực thi có hiệu quả các quy định này.
• Nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò của Ban kiểm soát
Ban kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra, nhằm thực thi các nhiệm vụ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và cổ đông, nhưng đang thể hiện vai trò khá mờ nhạt. Nhận thức chưa đúng đắn về vai trò của Ban kiểm soát là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thiếu hiệu quả của Ban kiểm soát.
Về phía Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc công ty: thực tế tại các công ty cổ phần cho thấy, đang có sự nhầm lẫn ngay từ trong nhận thức của lãnh đạo công ty. Lãnh đạo công ty không biết vô tình hay hữu ý quên rằng Ban kiểm soát có nhiệm vụ giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, mà coi đó như một phòng, ban trong công ty.
Trong khi đó, về phía Ban kiểm soát: chính những thành viên Ban kiểm soát lại có tâm lý coi mình được ông chủ doanh nghiệp cất nhắc, nên giống như “cánh tay nối dài” của Ban lãnh đạo công ty.
Về phía cổ đông công ty: lập ra Ban kiểm soát để bảo vệ lợi ích cho mình nhưng đôi khi chính cổ đông lại không hiểu đúng vai trò của họ. Đại hội đồng cổ đông chỉ họp một, hai lần trong một năm và mỗi phiên họp thường diễn ra trong một ngày. Do đó, có trường hợp, do thời gian quá gấp rút, Đại hội đồng cổ đông chỉ kịp bầu ra Ban kiểm soát, và trao quyền cho chủ tịch Hội đồng quản trị ban hành quy chế hoạt động của Ban kiểm soát.
Như vậy, bản thân các thiết chế nội bộ trong công ty còn có những nhận thức không đúng đắn, không đầy đủ hoặc xem nhẹ vai trò của Ban kiểm soát đã dẫn đến việc Ban kiểm soát được xây dựng và hoạt động một cách hời hợt, thành lập đủ ban bệ trong công
ty, chức năng giám sát, kiểm tra trong nội bộ công ty không được thực thi hoặc thực thi không hiệu quả.
Chính vì vậy, bên cạnh việc xây dựng một khung pháp lý hoàn thiện về thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát, cần thiết phải thay đổi nhận thức của các thiết chế trong công ty về vai trò của Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát không thể hoạt động thực chất và hiệu quả khi Ban kiểm soát đó (i) được thành lập bởi những cổ đông không cần đến Ban kiểm soát bảo vệ cho lợi ích của họ, lợi ích của công ty (thông qua việc để cho Hội đồng quản trị xây dựng quy chế hoạt động của Ban kiểm soát…), (ii) Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc chi phối , điều khiển hoạt động của Ban kiểm soát và (iii) bản thân thành viên Ban kiểm soát cũng không biết hoặc bỏ mặc cho những sai phạm, những vấn đề mình cần phải phát hiện, kiểm tra, giám sát hoặc “vào hùa” với Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc.
Ban kiểm soát sẽ có điều kiện thể hiện được vai trò của mình khi có một khung pháp lý hoàn thiện về tổ chức, hoạt động của Ban kiểm soát và bản thân các thành viên Ban kiểm soát và các thiết chế khác trong công ty nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò của Ban kiểm soát đối với toàn bộ hoạt động của công ty.
• Ban kiểm sóa cần tăng cường “bản lĩnh” của mình
Theo thông lệ về quản trị công ty, để hoàn thành nhiệm vụ, cũng như phát huy đúng vị trí của mình, Ban kiểm soát phải dám phản bác với Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc công ty về những hành vi vi phạm pháp luật và Điều lệ công ty của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc đạo công ty, chứ không thể là người dễ dàng thỏa hiệp như thường thấy.
Theo đó, Ban kiểm soát phải gồm những dám đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm điều lệ công ty của Hội đồng quản trị. Ban Giám đốc công ty, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, cổ đông...
Việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về Ban kiểm soát sẽ là điều kiện tốt để Ban kiểm soát thể hiện được vai trò kiểm soát Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc của mình. Bởi lẽ, khi đã là một cơ quan độc lập (độc lập về cả tài chính và vị trí công tác), được các quy định pháp luật và Điều lệ công ty trao quyền, được các cổ đông tin tưởng
và kỳ vọng, Ban kiểm soát sẽ có thêm sự tự tin đến đứng lên đấu tranh với những sai phạm của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc. Một Ban kiểm soát hoạt động hiệu quả là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào việc nâng cao hiệu quả trong quản trị nội bộ công ty cổ phần, tạo điều kiện để phát triển một công ty phát triển bền vững.
• Tăng cường chuyên môn của Ban kiểm soát
Bên cạnh việc bổ sung các quy định pháp luật về chuyên môn bắt buộc đối với những thành viên Ban kiểm soát, thiết nghĩ, bản thân các thành viên Ban kiểm soát với vai trò giám sát “tối quan trọng” của mình đối với hoạt động của công ty, cần phải thường xuyên rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của mình.
Ngoài ra, bản thân công ty cổ phần cần thiết xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo dành riêng cho Ban kiểm soát để Ban kiểm soát có điều kiện bổ sung, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu đối với vị trí công việc.
PHẦN KẾT LUẬN
Quản trị tốt công ty hiện nay là một điều kiện tiên quyết cho công ty có khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường khốc liệt. Sức mạnh của công ty phần nhiều đến từ cơ chế quản trị có hiệu quả, dưới sự hòa hợp của các thành phần cấu thành cấu trúc quản trị trong công ty.
Luật Doanh nghiệp 2005 đã xây dựng nên một cấu trúc quản trị tương đối hoàn thiện để các công ty có thể áp dụng. Đó là một cấu trúc có thể chế ước và phân quyền giữa các bộ phận trong cấu trúc một cách có hiệu quả. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan bầu ra cả Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, do đó, Ban kiểm soát có quyền lực độc lập để có thể giám sát hoạt động quản trị của Hội đồng quản trị một cách thiết thực mà Hội đồng quản trị vẫn có đủ quyền lực để điều hành hoạt động của công ty. Học tập từ những mô hình quản trị đi trước với những ưu và nhược điểm của nó, cấu trúc quản trị nội bộ của Việt Nam được các nhà làm luật thiết kế khá sáng tạo và hiệu quả.
Những nỗ lực xây dựng một thiết chế Ban kiểm soát tốt trong công ty là một bằng chứng cho lòng quyết tâm củng cố, làm lành mạnh hóa và phát triển khối doanh nghiệp Việt Nam, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh và ổn định cho toàn nền kinh tế trong tiến trình hội nhập quản trị công ty theo phương thức kiểu nước ngoài. Hi vọng với những tín hiệu đổi mới của thời đại, cấu trúc quản trị nội bộ của Việt Nam cũng sẽ có những đổi mới phù hợp hơn nhằm góp phần cho các công ty cổ phần Việt Nam có được một hệ thống tốt đẹp hơn cho hoạt động của mình
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Luật Doanh nghiệp năm 2005. 2. Luật Chứng khoán năm 2006.
3. Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010.
4. Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/03/2007 của Bộ Tài Chính về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán/Trung tâm giao dịch Chứng khoán.
5. Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/03/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán/Trung tâm giao dịch Chứng khoán.
6. Chỉ thị số 04/2005/CT-TTg ngày 17/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh, vững chắc cổ phần hóa Công ty Nhà nước.
7. Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển đổi Doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần.
8. Bộ luật Thương mại Pháp. 9. Luật Thương mại Nhật Bản.
10. PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Luật Doanh Nghiệp, Tình huống – Phân tích – Bình luận, NXB ĐHQGHN, 2009.
11. Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung, Công ty – Vốn, quản lý & tranh chấp theo Luật doanh nghiệp 2005, NXB Tri Thức, Hà Nội, 2009.
12. PGS.TS Nguyễn Như Phát (chủ biên), Giáo Trình Luật kinh tế Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2008.
13. Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Cẩm nang Quản trị Công ty, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, 2010.
14. Các nguyên tắc quản trị của OECD (www.oecd.org). 15. OECD Principles of Corporate Governance, 1999.
16. Charles Oman, Steven Frles and Willem Bulter, Corporate Governance in Developing, Transition and Emerging – Market Economics, OECD Policy Brief No.23
17. Paul A.Gompers, Joy L.Ishii và Andrew Metrick, Quản trị công ty và Chi phí vốn chủ sở hữu, Tài liệu nghiên cứu số w8449 của NBER, Tháng 8 năm 2001. 18. Leora F.Klapper, Inessa Love, Quản trị công ty, Bảo vệ công chúng đầu tư và
Hiệu quả hoạt động tại các thị trường mới nổi, Tài liệu nghiên cứu chính sách của Ngân hàng thế giới, Tháng 4 năm 2002.
19. Yuwa Wei, Comparative Corporate Governance: A Chinese Perspective, 2003, tr. 136
BÁO, TẠP CHÍ
20. TS. Bùi Xuân Hải, So sánh cấu trúc quản trị nội bộ công ty cổ phần Việt Nam với các mô hình điển hình trên thế giới, Tạp chí Khoa học Pháp lý, tháng 6 năm 2006.
21. TS. Bùi Xuân Hải, Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt Nam, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 4 (41), năm 2007.
22. T.S Lê Minh Toàn & Th.S Lê Minh Thắng, Quản trị công ty đại chúng và niêm yết tại Việt Nam, Tạp chí Thị trường chứng khoán, tháng 09 năm 2010.
23. Nguyễn Trường Sơn, Vấn đề Quản trị công ty trong các Doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 05 năm 2010.
24. GTZ, CIEM, Quản trị Công ty Cổ phần ở Việt Nam – Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề, Hà Nội, 2008.
25. Luật gia Trần Minh Sơn, Ban kiểm soát trong công ty cổ phần, đăng tại http://www.vibonline.com.vn – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. 26. TS. Nguyễn Thị Lan Hương, Một số so sánh về Công ty cổ phần theo Luật công
ty Nhật Bản và Luật doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Luật học số 25 năm 2009.
INTERNET
27. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế: www.oecd.org. 28. Văn phòng Quốc hội: www.vietlaw.gov.vn.
29. Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh: http://www.hsx.vn. 30. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nôi: http://hse.vn.
31. Thông tin PLDS: www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com. 32. Thời báo kinh tế Sài gòn online: www.thesaigontimes.vn. 33. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW: www.ciem.org.vn.