Ở nhiều nước trên thế giới, Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần có vị trí rất quan trọng, là người đứng đầu Hội đồng quản trị, dẫn dắt Hội đồng quản trị, xây dựng chiến lược và hoạch định các chính sách để đảm bảo cho Hội đồng quản trị hoạt động có hiệu quả. Chủ tịch Hội đồng quản trị có mối quan hệ khá đặc biệt với các thành viên Hội đồng quản trị, những bộ phận, chức danh quản lý điều hành khác trong công ty cổ phần như: Tổng giám đốc, Ban kiểm soát… Ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị được quy định trong Chương IV về công ty cổ phần. Để hiểu rõ hơn về quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần cũng như tìm hiểu xem quy định trong Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2014 về Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có được thực hiện và tuân thủ thuận lợi trong thực tiễn hay không cần có sự nghiên cứu và đánh giá cẩn thận, cụ thể. Bởi vậy, tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH
Địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty
cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Trung Tín
HÀ NỘI, năm 2015 MỤC LỤC
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU 2
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 8
1.1 Khái niệm, đặc điểm công ty cổ phần 8
1.2 Hội đồng quản trị công ty cổ phần 21
1.3 Địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong CTCP 25
Chương 2: PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 32
2.1 Quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần 32
2.2 Đánh giá chung thực trạng địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần 56
Chương 3: HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 60
3.1 Phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần 60
3.2 Những đề xuất nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần 63
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHẦN MỞ ĐẦU
Ơ
Trang 31 Tính cấp thiết của đề tài
Hình thức công ty cổ phần ra đời là một tất yếu trong quá trình vậnđộng của nền kinh tế Ở Việt Nam, kể từ khi Nhà nước chủ trương tạo điềukiện cho các tổ chức và cá nhân phát huy khả năng sản xuất kinh doanh, hìnhthức công ty cổ phần ngày càng phổ biến và chứng minh được vai trò tích cựccủa nó đối với nền kinh tế Để phát huy thế mạnh của hình thức công ty này,trước hết, trong nội tại của công ty cổ phần đó phải hoạt động hiệu quả Màhoạt động của công ty có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách tổchức và quản lý trong chính nội bộ công ty, vào người lãnh đạo công ty Nhậnthức được vai trò quan trọng của yếu tố này, pháp luật Việt Nam hiện hành cónhiều chế định liên quan, để những nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp có cơ
sở pháp lý để lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp và giúp cho bộ máy công tyvận hành có hiệu quả
Ở nhiều nước trên thế giới, Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổphần có vị trí rất quan trọng, là người đứng đầu Hội đồng quản trị, dẫn dắtHội đồng quản trị, xây dựng chiến lược và hoạch định các chính sách để đảmbảo cho Hội đồng quản trị hoạt động có hiệu quả Chủ tịch Hội đồng quản trị
có mối quan hệ khá đặc biệt với các thành viên Hội đồng quản trị, những bộphận, chức danh quản lý điều hành khác trong công ty cổ phần như: Tổnggiám đốc, Ban kiểm soát… Ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp năm 2014,địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị được quy định trong Chương IV
về công ty cổ phần
Để hiểu rõ hơn về quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quảntrị trong công ty cổ phần cũng như tìm hiểu xem quy định trong Luật Doanhnghiệp Việt Nam năm 2014 về Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần
có được thực hiện và tuân thủ thuận lợi trong thực tiễn hay không cần có sựnghiên cứu và đánh giá cẩn thận, cụ thể Bởi vậy, tôi mạnh dạn chọn vấn đề
“Địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
Trang 42 Tình hình nghiên cứu
Việc khảo sát, tìm hiểu các tài liệu sách, đề tài nghiên cứu, bài viết Hộithảo, bài viết tạp chí liên quan đến vấn đề địa vị pháp lý của Chủ tịch Hộiđồng quản trị trong công ty cổ phần cho thấy, các tài liệu nghiên cứu về công
ty cổ phần đã có khá nhiều, đặc biệt tập trung vào nội dung cổ phần hóadoanh nghiệp nhà nước Có thể liệt kê một số nghiên cứu tiêu biểu như:
Sách:
- Hoàng Đức Tảo (2003), Cổ phần hóa – kinh nghiệm thế giới, NxbThống kê, Hà Nội
- Lê Văn Tâm (2004), Cổ phần hóa và quản lý doanh nghiệp nhà nước
sau cổ phần hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Phan Đức Hiếu (2007), Cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà
nước – các quy định mới nhất, NXB Tài Chính, Hà Nội
Đề tài khoa học:
- Nguyễn Văn Nghiệp (2004), Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở
Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp, Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
- Bùi Quốc Anh (2008), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Cổ phần
hóa và sau Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, Luận án
Tiến sỹ kinh tế, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
- Đặng Thanh Tâm (2012), Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc
gia Hà Nội
Bài viết:
- Mai Hữu Thực (1993), Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Thực
chất, mục tiêu, vấn đề và giải pháp, Thông báo khoa học, trường Đại học
Kinh tế quốc dân, tr.33-35
- Thủy Lưu (2007), Cổ phần hóa doanh nghiệp bước vào giai đoạn
nước rút, Tạp chí Pháp luật Việt Nam, số tháng 3.
Trang 5- Trần Ngọc Hiên (2007), Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Thực
trạng và giải pháp, Tạp chí Cộng sản, số 6.
- Nguyễn Thị Lan Hương (2009), Một số so sánh về công ty cổ phần
theo Luật Công ty Nhật Bản và Luật Doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa
học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 25, tr 87 - 93
- Phạm Ngọc Linh (2009), Doanh nghiệp nhà nước và những vấn đề
sau cổ phần hóa, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 11 (451), tháng 6.
- Tô Huy Rứa (2006), Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước dưới
góc nhìn phát triển kinh tế - xã hội bền vững, Tạp chí Cộng sản, (10), tr.3-7.
Liên quan đến nội dung quản lý, điều hành công ty cổ phần, các học giả
ở trong và ngoài nước cũng đã tiến hành nghiên cứu và công bố dưới dạngsách, đề tài khoa học, bài viết tạp chí Một số nghiên cứu điển hình là:
Sách:
- Phạm Trí Hùng, Nguyễn Trung Thẳng (2012), CEO và Hội đồng
quản trị, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.
- Nguyễn Ngọc Bích & Nguyễn Đình Cung (2009), Công ty vốn, quản
lý và tranh chấp, Nxb Tri thức, Hà Nội.
Đề tài khoa học:
- Phạm Duy Nghĩa (2004), So sánh pháp luật về quản trị doanh nghiệp
của một số nước trên thế giới – Bài học kinh nghiệm và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật công ty ở Việt Nam, đề tài đặc biệt cấp quốc gia, Mã số:
QG: 04.23, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đậu Anh Tuấn (2004), Quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ở
Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội
- Ngô Viễn Phú (2004), Nghiên cứu so sánh quản lý công ty cổ phần
theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Phạm Đình Cung (2009), Cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ quản trị
công ty cổ phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh
Trang 6tế, Bộ Kế hoạch và đầu tư – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, HàNội
- Vũ Thị Phương Liên, Đỗ Thùy Dương (2010), Một số vấn đề pháp lý
trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam và so sánh với pháp luật Cộng Hòa Pháp, đề tài khoa học cấp trường, Đại học Ngoại Thương, Hà
Nội
- Phạm Thị Thùy Linh (2010), Địa vị pháp lý của tổng giám đốc trong
công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp năm 2005, khóa luận tốt nghiệp, Đại
học Ngoại thương Hà Nội
Bài viết:
- Nguyễn Hưng (2006), Quản trị công ty – Tiến tới lành mạnh hóa môi
trường hoạt động và phát triển doanh nghiệp, Tạp chí chứng khoán, số 5,6
- Thành Hiền Lương (2010), Quản lý công ty cổ phần theo quy định
của pháp luật Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Luận văn thạc sỹ, Đại học
Ngoại Thương Hà Nội
- Cao Đình Lành (2007), Minh bạch và công khai hóa thông tin trong
công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, Tạp chí Khoa học, số 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 7Mục đích của đề tài là làm rõ những quy định pháp luật của Việt Nam
về địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần; phântích những vấn đề phát sinh liên quan đến việc thực hiện các quy định đó, đặcbiệt nêu ra những khó khăn, bất cập có liên quan và đề xuất giải pháp hoànthiện các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trịtrong công ty cổ phần nhằm tăng hiệu quả quản trị công ty
Luận văn có nhiệm vụ làm rõ một số vấn đề lý luận về địa vị pháp lýcủa Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần như: khái niệm, đặcđiểm công ty cổ phần, khái niệm, vị trí, vai trò và nhiệm vụ của hội đồngquản trị công ty cổ phần, khái niệm địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồngquản trị; phân tích các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về địa vị pháp
lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị, nêu bật những bất cập trong các quy địnhnày từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định về địa vị pháp luậtcủa Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệpViệt Nam năm 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử, những triết lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, các quan điểm chỉđạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân,
do dân và vì dân trong một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh được thểhiện trong các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ViệtNam
Các phương pháp nghiên cứu được dùng là tổng hợp, phân tích, thống
kê, nghiên cứu tài liệu thứ cấp nhằm giải quyết các nội dung đã được đề cập
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Trang 8Luận văn là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống
về địa vị pháp lý của chủ tịch hội đồng quản trị trong công ty cổ phần; làm rõmối quan hệ giữa chủ tịch hội đồng quản trị với tổng giám đốc cũng như với
các thành viên hội đồng quản trị với những bộ phận, chức danh quản lý điều
hành khác trong công ty cổ phần
Trên cơ sở phân tích, thực trạng địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồngquản trị trong công ty cổ phần, luận văn rút ra những đánh giá ưu, nhượcđiểm trong quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồngquản trị và từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về nộidung này trong thời gian tới
Những kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho cácnhà hoạch định chính sách về lĩnh vực luật doanh nghiệp cũng như các doanhnhân, các thành viên Hội đồng quản trị của các công ty cổ phần và cả sinhviên luật nói chung và sinh viên khoa luật kinh tế nói riêng
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,Luận văn gồm 3 chương, 7 tiết:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của Chủ tịch Hộiđồng quản trị trong công ty cổ phần
Chương 2: Pháp luật hiện hành về địa vị địa vị pháp lý của Chủ tịchHội đồng quản trị trong công ty cổ phần
Chương 3: Hoàn thiện các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Chủtịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần
Trang 9Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1 Khái niệm, đặc điểm công ty cổ phần
1.1.1 Khái niệm công ty cổ phần
Công ty cổ phần (CTCP) là một hình thức tổ chức kinh doanh ra đời,tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định Sự hìnhthành và phát triển của CTCP gắn liền với sự hình thành của thị trường vốn vàthị trường tiền tệ “Công ty cồ phần là một loại hình kinh doanh phổ biến hiệnnay, được xem là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài người
để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc
gia phát triển” [6, tr.18] CTCP là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được
chia thành nhiều phần bằng nhau, mỗi phần đó gọi là một cổ phần và đượcphát hành ra ngoài thị trường nhằm huy động vốn tham gia đầu tư từ mọithành phần kinh tế Người sở hữu cổ phần được gọi là các cổ đông
Trên thế giới, CTCP xuất hiện ngay từ đầu thế kỷ 17, song phải đến thế
kỷ 19 nó mới được phát triển rộng rãi Ở các nước khác nhau, CTCP có thể cónhững tên gọi khác nhau Ở Pháp là công ty vô danh (anonymous Company),
Ở Anh là công ty với trách nhiệm hữu hạn (Company LTD), ở Mỹ nó đượcgọi là công ty kinh doanh (Commercial Coporation), và ở Nhật Bản gọi làcông ty chung cổ phần (Kabushiki Kaisha)… [76, tr.5]
CTCP ra đời sau các loại công ty đối nhân nhưng là hình thức đầu tiêncủa loại hình công ty đối vốn Khác với sự ra đời của hình thức công ty tráchnhiệm hữu hạn – là sản phẩm của các nhà lập pháp xuất phát từ nhu cầu củathực tiễn kinh doanh, CTCP được hình thành trong hoạt động kinh doanh và
do nhu cầu của các nhà kinh doanh rồi sau đó mới được pháp luật thừa nhận
Trang 10và được hoàn thiện thành một chế định pháp lý Chẳng hạn như ở Anh, Luậtcông ty được ban hành lần đầu tiên năm 1844 và đến năm 1855, nước Anhmới có Luật về CTCP nhưng trước đó hàng trăm năm đã có sự xuất hiện củacác CTCP ở Anh.
Ở Anh, CTCP đầu tiên là công ty Đông Ấn Độ (East India Company)(1600-1874) Nó được thành lập ngày 31/10/1600 bởi một nhóm có 218người, và được cấp phép độc quyền kinh doanh trong vòng 15 năm ở vùngĐông Ấn, các quốc gia và hải cảng ở châu Á, châu Phi và được đi lại từ tất cảcác hải cảng của các đảo, thị trấn và địa điểm ở châu Á, châu Phi và Mỹ haybất kỳ địa điểm nào như thế nằm ngoài Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope)
và Eo biển Magellan Ngày 01/6/1874, Công ty này bị giải thể khi giấy phéplần sau cùng không được gia hạn CTCP đầu tiên này hoạt động hết sức lỏng
lẻo: “Người đầu tư góp vốn theo chuyến đi biển và sau mỗi chuyến đi biển
nhận lại vốn cổ phần và tiền lãi” [73, tr.10].
Đến năm 1602, ở Hà Lan xuất hiện các CTCP theo hình thức tương tựcông ty Đông Ấn của Anh, rồi lần lượt CTCP xuất hiện ở Thụy Điển, ĐanMạch, Đức…
Ở Mỹ, CTCP phát triển rất mạnh Lúc đầu CTCP xuất hiện là vì phảihuy động nhiều vốn để xây dựng đường xe lửa, sau này là để thiết lập mạnglưới phân phối và bán lẻ trên toàn lãnh thổ rộng lớn của Mỹ Chính do yêucầu tài trợ cho các công ty làm đường xe lửa mà thị trường chứng khoán ởNew York phát triển Năm 1811, bang New York ban bố luật về tính tráchnhiệm hữu hạn dành cho các công ty sản xuất Nhờ có luật này, tiền ùn ùn đổ
về New York và tính hữu hạn kia trở thành phổ biến vì bang nào không dùng
đến nó là không thu hút được vốn [6, tr.25].
Từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, CTCP bắt đầu phát triển ởnhiều lĩnh vực khác nhau như giao thông, vận tải, xây dựng, các ngành chế
Trang 11tạo cơ khí, ngân hàng, bảo hiểm… ở các nước tư bản phát triển và về sau pháttriển rộng rãi ở các nơi khác trên thế giới Đến những năm 20, 30 của thế kỷXIX, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, nền kinh tế thếgiới có bước phát triển mạnh mẽ, điều đó dẫn đến nhu cầu phải tập trungnhững nguồn vốn lớn để xây dựng cơ sơ hạ tầng kinh tế – xã hội Công ty cổphần là một trong những công cụ giúp thực hiện nhanh chóng vấn đề tập
trung vốn Vì vậy, có ý kiến bình luận rằng “Nếu như cứ phải chờ cho đến khi
tích luỹ làm cho số tư bản riêng lẻ lớn lên đến mức có thể đảm đương được việc xây dựng đường sắt thì có lẽ đến ngày nay thế giới vẫn chưa có đường sắt” [42, tr.199] Sự ra đời của CTCP đã giúp cho các nhà doanh nghiệp giải
quyết được mâu thuẫn về tiền vốn một cách sáng tạo
Các CTCP bắt đầu phát triển ở ngành ngân hàng ở Anh vào cuối thế kỷ
17 Đến giữa thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, CTCP xuất hiện trong lĩnh vực giao thôngvận tải (đường sông, đường sắt) Đến năm 1930, đã có 86.000 CTCP ở Anh
Ở Mỹ, đến năm 1909, có 262.000 CTCP Đến năm 1939, số CTCPchiếm 51,7% trong tổng số các xí nghiệp công nghiệp và chiếm 92,6% giá trịtổng sản lượng nông nghiệp Ngày nay, công ty cổ phần đã chiếm vị trí thốnglĩnh trong các ngành công nghiệp, dịch vụ công cộng và trong các ngành khácnhau của nền kinh tế Hoa Kỳ [57]
Ở các nước phương tây, công ty cổ phần là mô hình phổ biến nhất chocác doanh nghiệp có quy mô lớn Ở Đức, vốn cơ bản trung bình của các công
ty cổ phần năm 1980 là 43 triệu DM, trong khi đó vốn trung bình của mộtcông ty TNHH chỉ là 0,38 triệu DM Trong 100 công ty lớn nhất của Đứcnăm 1980 có tới 66 công ty cổ phần Ở Pháp, vào năm 1986, có tới 123.303công ty cổ phần, chiếm tới 15,22% tổng số các doanh nghiệp
Ở Việt Nam, đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nước ta bắt đầu pháttriển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và một số xí nghiệp, CTCP xuất hiện
Trang 12với quy mô nhỏ, trình độ thấp, nguồn vốn do các xí nghiệp đóng góp và đang ởgiai đoạn sơ khai như: xí nghiệp vận tải biển Hải Phòng, Ngân hàng công thươngthành phố Hồ Chí Minh, Công ty tài chính thành phố Hồ Chí Minh…
Như vậy, có thể khẳng định, CTCP thường xuất hiện ở các nước trướckhi có Luật về CTCP Ở Anh, Luật Công ty được ban hành năm 1844 Theo
đó, các công ty muốn được thành lập không phải xin phép mà chỉ cần đăng
ký Tuy nhiên, luật này không cho công ty được hưởng chế độ trách nhiệmhữu hạn Sự hạn chế này phản ánh sự nghi ngờ của dư luận về CTCP lúc đó.Tuy nhiên, vào những năm 1850 có hơn 40 công ty Anh sang Pháp để thànhlập dù chi phí thành lập công ty ở Pháp rất cao Chính phủ Anh sợ mất doanhnghiệp nên vào năm 1855 ban hành luật về tính TNHH (Limited Liability Act1855) dành cho các công ty đã được thành lập theo luật về CTCP Cuối cùng,Luật Công ty năm 1844 và Luật về tính trách nhiệm hữu hạn năm 1855 đượcsáp nhập thành Luật về công ty năm 1862 (Companies Act 1862) Khi đó,nước Anh là đế quốc thống trị về hàng hải và là một cường quốc công nghiệphàng đầu thế giới Luật công ty của Mỹ được ban hành năm 1881 ở New Yorkchịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ Luật Công ty của Anh
Ở Đức, luật CTCP được ban hành năm 1870 CTCP của Đức bị luậtquy định chặt chẽ và không uyển chuyển như công ty của Anh và Mỹ ỞPháp, bộ luật Napoleon năm 1807 đã thiết lập một nền tảng cho công ty bằng
cách cho lập hội hợp tư cổ phần [6, tr 26].
Ở Việt Nam, Luật lệ về công ty lần đầu tiên được quy định là trong “BộDân luật thi hành tại các toà Nam án Bắc Kỳ”, trong đó tiết thứ 5 (ChươngIX) nói về hội buôn được chia thành hai loại là hội người và hội vốn Trong
đó hội vốn được chia thành hai loại là hội vô danh (CTCP) và hội hợp cổ(Công ty hợp vốn đơn giản) Nhìn chung, quy định của Pháp luật thời kỳ này
về CTCP còn rất sơ khai [10, tr.17].
Trang 13Dưới thời Pháp thuộc, các quy định của Bộ luật Thương mại Pháp năm
1807, trong đó có quy định về hình thức CTCP được áp dụng ở cả ba kỳ tại ViệtNam Đến năm 1944, chính quyền Bảo Đại ban hành Bộ luật thương mại Trungphần có hiệu lực áp dụng tại Trung Kỳ, trong đó có quy định về CTCP (gọi làcông ty vô danh) từ Điều 102 đến Điều 142 và từ Điều 159 đến Điều 171
Năm 1972, chính quyền Việt Nam Cộng hoà ban hành Bộ luật Thương
mại, trong đó CTCP được gọi là hội nặc danh với đặc điểm “gồm có các hội
viên mệnh danh cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm trong giới hạn phần hùn của mình dưới hình thức cổ phần” (Điều 236) và “chỉ được thành lập nếu có số hội viên từ 7 người trở lên” (Điều 295) Các vấn đề pháp lý liên quan đến
hình thức hội nặc danh như thành lập, góp vốn, cơ cấu quản lý … đã đượcquy định rất chi tiết trong Bộ luật này từ Điều 236 đến Điều 278 cũng như từĐiều 295 đến Điều 314
Ở miền Bắc, sau năm 1954 cho đến khi thống nhất đất nước vào năm
1975 và trên phạm vi cả nước từ sau năm 1975 đến những năm 80 của thế kỷ 20,với chính sách kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các hình thức công ty nói chung
và CTCP nói riêng hầu như không được pháp luật thừa nhận Khái niệm “công
ty” trong giai đoạn này không được hiểu đúng bản chất pháp lý mà chỉ được hiểu theo hình thức kinh doanh.Các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong
giai đoạn này chủ yếu bao gồm các nhà máy, xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã(đối với thành phần kinh tế tập thể) và công tư hợp doanh (hình thành từ quátrình cải tạo công thương nghiệp XHCN) Trong giai đoạn này, mặc dù Điều lệ
về đầu tư của nước ngoài ở nước CHXHCN Việt Nam (ban hành kèm theo Nghịđịnh 115/CP của Chính phủ ngày 18/4/1977) có đề cập đến hình thức CTCP khi
quy định “xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp” có thể thành lập theo hình thức
“công ty vô danh” (một tên gọi khác của CTCP) nhưng lại không có văn bản
pháp luật nào quy định về tổ chức và hoạt động của hình thức CTCP này Và
Trang 14trên thực tế, cũng không có xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp nào được thành lậptheo hình thức “công ty vô danh” theo quy định của Điều lệ về đầu tư của nướcngoài năm 1977 kể trên.
Cho đến khi Luật công ty được ban hành ngày 21/12/1990, hình thứcCTCP mới chính thức được quy định cụ thể Theo Luật Công ty 1990, CTCPđược xác định với các đặc điểm sau:
- Số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải có trong suốt thời gianhoạt động ít nhất là 7
- Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là
cổ phần Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu Mỗi cổ đông có thểmua 1 hoặc nhiều cổ phiếu
- Cổ phiếu được phát hành có thể ghi tên hoặc không ghi tên Cổ phiếucủa sáng lập viên, của thành viên Hội đồng quản trị phải là những cổ phiếu cóghi tên
- Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng Cổ phiếu ghi tênchỉ được chuyển nhượng nếu được sự đồng ý của Hội đồng quản trị, trừtrường hợp quy định tại Điều 39 của Luật này
Sau khi Luật Công ty ra đời, nhiều văn bản pháp luật khác nhau đãđược ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp hoạt độngtrong các lĩnh vực khác nhau nhưng được tổ chức dưới hình thức CTCP Hoạtđộng của các doanh nghiệp này một mặt phải tuân thủ các quy định của LuậtCông ty, mặt khác, do đặc thù riêng của các ngành nghề kinh doanh, hoạtđộng của các doanh nghiệp này còn phải tuân thủ theo quy định của các luậtchuyên ngành Chẳng hạn như trong Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từngày 01/10/1998 tại Điều 12 quy định về các loại hình tổ chức tín dụng cóhình thức tổ chức tín dụng cổ phần của Nhà nước và nhân dân, hay nói cách
Trang 15khác các Ngân hàng thương mại cổ phần chính là các công ty cổ phần hoạtđộng trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ.
Trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, tại Điều 2.1 Quy chế về tổ chức
và hoạt động của công ty chứng khoán ban hành kem theo Quyết định số
04/1998/QĐ-UBCK ngày 13/10/1998 quy định “Công ty chứng khoán là công
ty cổ phần thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán”.
Sau gần 10 năm thực hiện, Luật Công ty đã phát huy được tích cực vaitrò của mình, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước.Tuy nhiên, thực tiễn các quan hệ kinh doanh ở nước ta trong thời kỳ này liêntục biến đổi, Luật công ty đã bộc lộ rất nhiều bất cập, nhất là trong vấn đề thủtục thành lập và đăng ký kinh doanh Nhiều quy định của luật này tỏ ra lạc hậuvới cách thức tổ chức một công ty theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.Việc sửa đổi, thay thế luật này được đặt ra như là một sự tất yếu khách quan
Ngày 12/6/1999, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp để thay thếcho Luật Công ty và Luật DNTN Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, LuậtDoanh nghiệp 1999 đã được thay đổi bằng Luật Doanh nghiệp 2005 và đếnnăm 2014, Luật Doanh nghiệp 2005 một lần nữa được thay thế bằng LuậtDoanh nghiệp 2014
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2014, CTCP là
một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần Công ty được phát hành cổ phần huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế
Trong CTCP, các cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp
cổ phần gọi là cổ đông Cổ đông được quyền tham gia quản lý, kiểm soát,
Trang 16điều hành công ty thông qua việc bầu cử và ứng cử vào các vị trí quản lýtrong công ty Ngoài ra, cổ đông còn được quyền hưởng các khoản lợi nhuận
do công ty tạo ra cũng như chịu lỗ tương ứng với mức độ góp vốn
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trongphạm vi số vốn đã góp vào công ty;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho ngườikhác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba vàkhông hạn chế số lượng tối đa
- CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư và có quyền phát hành chứngkhoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán
- CTCP phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc(Tổng giám đốc) Đối với CTCP có từ 11 cổ đông trở lên, bắt buộc phải có Bankiểm soát
1.1.2 Đặc điểm công ty cổ phần
CTCP là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn Cơ cấu tổ chức bộ máyquản lý, những vấn đề quản lý nội bộ, quyền và nghĩa vụ của các cổ đông đượcgiải quyết chủ yếu dựa trên nguyên tắc đối vốn (nghĩa là dựa trên giá trị cổ phần
mà các cổ đông nắm giữ) Mặt khác với cấu trúc vốn linh hoạt, khả năng chuyển
cổ phần dễ dàng trên thị trường làm cho CTCP có phạm vi, quy mô kinh doanhlớn, số lượng cổ đông đông đảo Khi tham gia vào CTCP, các cổ đông khôngquan tâm đến nhân thân của nhau mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp Cổ phầncủa công ty gồm: cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi Sự đa dạng hóa các loại
cổ phần với các quyền và mức độ khác nhau cho phép CTCP tạo lập được cấutrúc vốn linh hoạt phù hợp với khả năng, yêu cầu phát triển cũng như yêu cầuquản lý công ty
Với tính chất đa sở hữu, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, cơ chế quản lýtrong CTCP dựa trên sức mạnh kinh tế của các nhóm sở hữu trong công ty
Trang 17Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong công ty có sự phân chia quyền lực
rõ ràng giữa các bộ phận Sự phân chia quyền lực này trước hết phụ thuộc vào
tỷ lệ vốn góp của các cổ đông, nhằm đảm bảo một cơ cấu tổ chức quản lý chặtchẽ, bảo vệ đến mức tối đa quyền lợi của các cổ đông Về cơ bản, bộ máyquản lý của doanh nghiệp đối vốn có sự phân chia quyền lực và cơ cấu hoànchỉnh, rõ ràng hơn so với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh CTCP làmột trong những loại hình doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức chặt chẽ nhất vàhoàn thiện nhất, có sự phân chia quyền lực rõ ràng nhất đồng thời cơ cấu tổchức này chịu sự chi phối quyết định của cấu trúc vốn
Xét về mặt pháp lý, CTCP là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp
nhân độc lập, được thành lập và hoạt động theo luật, có tư cách bên nguyên
để kiện các pháp nhân khác đồng thời có thể bị các pháp nhân khác kiện.CTCP có vốn kinh doanh do nhiều người đóng góp dưới hình thức cổ phần.Các cổ đông trong công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công tytrong phạm vi vốn góp của mình chứ không chịu trách nhiệm vô hạn như hìnhthức kinh doanh một chủ hay hình thức kinh doanh chung vốn Nhờ đó màkhả năng thu hút vốn đầu tư và khả năng mạo hiểm cao hơn CTCP là mộthình thái pháp lý gần như hoàn hảo trong việc huy động những lượng vốn lớntrong xã hội Mệnh giá của cổ phiếu trong CTCP thường được định giá thấp
để có thể huy động, khai thác được những số tiền tiết kiệm nhỏ nhất trongcông chúng Có số vốn lớn, CTCP sẽ có điều kiện áp dụng những tiến bộ củakhoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động, tận dụng được hết những
cơ hội kinh doanh, thích ứng được nhanh với những biến động của thị trường,đem lại hiệu quả kinh doanh cao
Xét về mặt huy động vốn, CTCP giải quyết hết sức thành công vì nó
tạo điều kiện cho những cá nhân với số tiền nhỏ cũng có cơ hội đầu tư cólợi và an toàn vì việc mua cổ phiếu không những đem lại cho cổ đông lợitức cổ phần mà còn hứa hẹn mang đến cho họ một khoản thu nhập “ngầm”nhờ sự tăng giá trị của cổ phiếu khi công ty làm ăn có hiệu quả Mặt khác,
Trang 18các cổ đông có quyền tham gia quản lý công ty theo điều lệ của CTCP vàđược pháp luật bảo đảm Điều lợi nữa là các cổ đông được hưởng ưu đãitrong việc mua những cổ phiếu mới phát hành của công ty trước khi công
ty đem bán rộng rãi cho công chúng
Một đặc điểm về vốn của CTCP nữa là sự linh hoạt trong chuyểnnhượng, mua bán những cổ phiếu tự do Như vậy, sẽ không có nhiều khókhăn cho người muốn rút vốn kinh doanh hay muốn tham gia kinh doanhthêm trong CTCP Nghĩa là việc chuyển từ sở hữu này sang sở hữu khác diễn
ra rất nhanh chóng mà guồng máy của công ty vẫn có thể hoạt động bìnhthường Cổ tức của CTCP không những là mối quan tâm của các cổ đôngtrong công ty mà còn có tác động lớn đến giá trị giao dịch cổ phiếu của thịtrường chứng khoán bởi tâm lý những người góp vốn cổ phần thường muốnthu được những lợi tức cổ phần cao hơn lãi suất trên thị trường vốn
Ngoài ra, các cổ đông trong công ty chỉ có thể mua, bán, chuyểnnhượng phần vốn góp của mình cho những người khác thông qua thị trườngchứng khoán mà không được phép rút vốn ra khỏi công ty Điều này giúp cho
số vốn kinh doanh của công ty luôn luôn ổn định cho dù có những biến độnglớn về nhân sự trong công ty
Xét về mặt sở hữu, CTCP có nhiều chủ sở hữu Chủ sở hữu của
CTCP là các cổ đông, song phần lớn các cổ đông của công ty không thamgia vào quản lý công ty mà giao quyền điều hành và quản lý công ty chomột bộ phận nhỏ là Hội đồng quản trị Các chủ sở hữu khác chỉ thực hiệnquyền sở hữu của mình trên phương diện thu lợi tức cổ phần thông quahoạt động kinh doanh của công ty; tham gia Đại hội đồng cổ đông, quyếtđịnh những vấn đề có tính chiến lược của công ty như thông qua điều lệ,phương án xây dựng công ty, quyết toán tài chính, giải thể, bầu cử và ứng
cử vào bộ máy lãnh đạo của công ty
Trang 19Xét về tính chất hoạt động của công ty, hoạt động trong CTCP mang
tính dân chủ cao do số lượng cổ đông là những chủ sở hữu nhiều Vì thế, cơcấu tổ chức và chức năng của từng bộ phận vừa đảm bảo được vai trò sở hữu,vừa đảm bảo được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
Với việc quy định mệnh giá thấp, hợp lý, CTCP thu hút được đông đảo
sự tham gia của công chúng, do vậy, CTCP mang tính xã hội hóa cao, kéo theo
sự quản lý mang tính dân chủ Hoạt động mang tính công khai, đặc biệt là côngkhai trước mọi cổ đông với tư cách là những chủ sở hữu Sự công khai này tạođiều kiện cho các cổ đông có được những hiểu biết về hoạt động của công ty,
có được tiếng nói riêng của mình, có khả năng kiểm tra được những hoạt độngcủa công ty, từ đó có những quyết định kinh doanh riêng của mình
CTCP hình thức tổ chức kinh doanh phổ biến trong nền kinh tế thịtrường có vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế, góp phần hoàn thiện
cơ chế thị thường có sự quản lí của nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường, CTCP tạo ra các công cụ để có thể huyđộng vốn với quy mô lớn và hiệu quả cao Nhờ phát hành cổ phiếu và tráiphiếu, CTCP có thể huy động được những nguồn vốn nhỏ lẻ nhàn rỗi nằm tảnmạn trong xã hội để đầu tư vào những công trình đòi hỏi những nguồn vốn lớn
và dài hạn mà từng cá nhân hoặc từng doanh nghiệp không có khả năng tíchluỹ được như đầu tư xây dựng đường sắt, xây dựng những xí nghiệp côngnghiệp sử dụng công nghệ cao Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, thiếu vốnđang là trở ngại lớn nhất cho sự phát triển Huy động vốn trong dân vừa là giảipháp cấp bách vừa là giải pháp cơ bản trong chiến lược tạo vốn của từng doanhnghiệp
CTCP tạo ra một cơ chế phân tán rủi ro nhằm hạn chế những tiêu cực vềkinh tế xã hội khi một doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng Rủi rotrong kinh doanh là có thể xảy ra tuy không phải là một tất yếu đối với mọidoanh nghiệp song cũng là lẽ tự nhiên trong thương trường Khắc phục rủi robằng sự thận trọng là điều cần thiết song không phải là cách duy nhất bởi vì mức
Trang 20độ rủi ro lại thường tỉ lệ thuận với triển vọng thu lợi nhuận Vì vậy trong kinhdoanh muốn thu lợi nhuận cao đôi khi phải mạo hiểm Chấp nhận rủi ro là mộtphẩm chất cần có của một nhà kinh doanh nhưng chấp nhận mạo hiểm khôngphải là liều lĩnh theo kiểu “được ăn cả ngã về không”, chấp nhận mạo hiểmnhưng vẫn cần có cơ chế hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực và
sự thiệt hại của rủi ro có thể dẫn đến phá sản CTCP là một cơ chế như vậy
Chế độ trách nhiệm hữu hạn (phân biệt rõ ràng tài sản công ty và tàisản cá nhân người có vốn góp, trách nhiệm tài chính giới hạn trong phạm vitài sản cũng như phần góp vốn của mỗi người) đã hạn chế đến mức thấp nhấtnhững thiệt hại của sự rủi ro, thua lỗ Trong kinh doanh, trường hợp tồi tệnhất là phá sản nhưng với những hình thức kinh doanh khác nhau tác hại củaphá sản cũng không giống nhau Đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ doanhnghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn do đó trong trường hợp phá sản phải sửdụng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán nợ nần Đối vớicông ty trách nhiệm hữu hạn, tuy chỉ giới hạn trong tài sản của công ty và sốvốn góp của mọi người nhưng do chỉ được sử dụng nguồn vốn góp của cácthành viên mà không được phát hành bất kỳ một loại tín phiếu nào nên khi bịphá sản mọi thành viên thường phải chịu những thiệt hai nặng nề CTCP đượcphát hành cổ phiếu và trái phiếu một cách rộng rãi,do đó sự thiệt hại của mỗingười không lớn lắm (tất nhiên không loại trừ những người mua cổ phần với
số lượng lớn) Nhờ cơ chế này mà khi phá sản hậu quả tiêu cực về mặt kinh tế
xã hội được hạn chế ở mức thấp nhất
Đối với CTCP, người mua cổ phần không được quyền rút vốn chỉ cóquyền sở hữu các cổ phiếu và được phép mua bán chuyển nhượng Như vậy,lợi ích của các cổ đông gắn chặt với hoạt động của CTCP Tuy nhiên do cáccông ty có thể được chuyển nhượng và mua bán nên các cổ đông khi cần vẫn
có thể thu hồi vốn với những mức độ khác nhau và chuyện mạo hiểm rủi rocũng như sự may mắn sẽ được chuyển cho cổ đông mới Do đó, công ty sẽkhông bị rút vốn mà vẫn giữ được tích luỹ liên tục trong qúa trình kinh doanh
Trang 21Trong hình thức CTCP, người đầu tư lớn có thể mua cổ phiếu, trái phiếu
ở nhiều công ty khác nhau, nhiều ngành khác nhau do đó sự rủi ro và mạo hiểmcủa đầu tư được phân tán vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, làm giảm bớt tổnthất cho người đầu tư hơn là tập trung vào một công ty khi công ty đó bị phásản Thực ra rủi ro, sự mạo hiểm và lợi ích xã hội là hai đại lượng có quan hệvới nhau: mức độ rủi ro, mạo hiểm ít thì thông thường lợi ích của người đầu tưcũng thấp Chính cơ chế phân bố rủi ro này tạo điều kiện cho những người cóvốn mạnh dạn đầu tư, làm cho nền kinh tế phát triển và có xu hướng ổn địnhhơn
Sự ra đời các công ty với việc phát hành các loại chứng khoán cùng vớiviệc chuyển nhượng, mua bán chứng khoán đến một mức độ nhất định sẽ tạođiều kiện cho sự ra đời của thị trường chứng khoán - trái tim của thị trườngvốn
Ý nghĩa căn bản của việc ra đời thị trường chứng khoán là ở chỗ: đó lànơi các nhà kinh doanh có thể tìm kiếm được các nguồn tài trợ cho hoạt độngđầu tư sản xuất kinh doanh; là nơi khai thông các nguồn tiết kiệm của nhữngngười tích luỹ đến các nhà đầu tư;là cơ chế phân bổ các nguồn vốn đầu tư phùhợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và là cơ sở quan trọng để nhà nướcthông qua đó sử dụng các chính sách tiền tệ can thiệp vào hoạt động của nềnkinh tế nhằm đạt những mục tiêu lựa chọn Thiếu thị trường chứng khoán sẽkhông có một nền kinh tế thị trường phát triển Song sự ra đời của thị trườngchứng khoán không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan mà là kết quả của sựphát triển chung về kinh tế xã hội, trong đó sự ra đời, phát triển và hoạt độngmột cách hoàn hảo của các CTCP giữ vai trò quyết định
CTCP bảo đảm sự tham gia đông đảo của công chúng, lại có cơ cấu tổchức quản lý chặt chẽ, phân định rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền kinhdoanh nên đã tạo điều kiện cho người lao động tham gia quản lý công ty mộtcách thực sự, sử dụng được những giám đốc tài năng (giám đốc thực sự là
Trang 22một nghề chứ không phải là một quan chức) đảm bảo được quyền lợi, lợi ích
và trách nhiệm của chủ sở hữu, đẩy nhanh quá trình phân công lao động xãhội, thực hiện nguyên tắc “ai giỏi nghề gì làm nghề đó”
1.2 Hội đồng quản trị công ty cổ phần
Hội đồng quản trị CTCP là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyềnnhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công tykhông thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông
Lý do quan trọng nhất đưa đến sự hình thành HĐQT là để bảo đảm cho
sự vận hành nghiêm túc cơ chế “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, hạn chếnhững tiêu cực có thể xảy ra nếu để một mình tổng giám đốc hoặc giám đốcđiều hành doanh nghiệp Đương nhiên, đó là lý do hết sức xác đáng Chỉ códoanh nghiệp tư nhân do một người làm chủ thì mới không có và không cần
có sự quản lý của tập thể nào cả Trong các công ty cổ phần với hàng ngàn,hàng vạn, thậm chí hàng triệu cổ đông thì đương nhiên không có hình thứcquản lý nào hợp lý hơn là các cổ đông bầu những người đại diện cho mìnhvào HĐQT Nghĩa là các cổ đông thực hiện quyền làm chủ công ty thông quanhững người đại diện của mình trong HĐQT
Muốn trở thành thành viên của Hội đồng quản trị CTCP thì phải đápứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng khôngđược quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này;
b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh củacông ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều
Trang 23chị dâu, em dâu của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác củacông ty; không được là người có liên quan của người quản lý, người có thẩmquyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.
Đối với thành viên độc lập của Hội đồng quản trị (theo quy định tạiđiểm b khoản 1 Điều 134 của Luật Doanh nghiệp 2014) có các tiêu chuẩn vàđiều kiện sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:
a) Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty con củacông ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty con củacông ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó
b) Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ cáckhoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;
c) Không phải là người có vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹnuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty;
là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;
d) Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 1% tổng
số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty;
đ) Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Bankiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó
Thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải thông báo với Hội đồngquản trị về việc không còn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2Điều 151 Luật Doanh nghiệp 2014 và đương nhiên không còn là thành viênđộc lập Hội đồng quản trị kể từ ngày không đáp ứng đủ điều kiện Hội đồngquản trị phải thông báo trường hợp thành viên độc lập Hội đồng quản trịkhông còn đáp ứng đủ điều kiện tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gần nhấthoặc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung hoặc thay thế thànhviên độc lập Hội đồng quản trị đó trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhậnđược thông báo của thành viên độc lập Hội đồng quản trị có liên quan
Về số lượng, Hội đồng quản trị CTCP có không ít hơn ba thành viên,không quá mười một thành viên (nếu điều lệ công ty không có quy định
Trang 24khác) Số thành viên Hội đồng quản trị CTCP phải thường trú tại Việt Nam
do Điều lệ công ty quy định Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là năm năm.Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá năm năm; thành viênHội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế Hộiđồng quản trị của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi Hộiđồng quản trị mới được bầu và tiếp quản công việc
Trường hợp có thành viên được bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên
bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ thì nhiệm kỳ của thànhviên đó là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị CTCP có các quyền và nghĩa vụ sau:
a) Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạchkinh doanh hàng năm của công ty;
b) Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán củatừng loại;
c) Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyềnchào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
d) Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
đ) Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luậtnày;
e) Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền vàgiới hạn theo quy định của Luật này hoặc Điều lệ công ty;
g) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằnghoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhấtcủa công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợpđồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của Luật Doanhnghiệp năm 2005;
i) Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lýkhác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty;
Trang 25k) Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyếtđịnh thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc gópvốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
l) Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổđông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổđông thông qua quyết định;
m) Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông;n) Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổtức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
o) Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;p) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ côngty
Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy
ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định Mỗithành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết Khi thực hiện chức năng
và nhiệm vụ của mình, Hội đồng quản trị tuân thủ đúng quy định của pháp luật,Điều lệ công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông Trong trường hợpquyết định do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật hoặcĐiều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên chấp thuận thôngqua quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đó
và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối thông qua quyết địnhnói trên được miễn trừ trách nhiệm Trong trường hợp này, cổ đông sở hữu cổphần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất một năm có quyền yêu cầu Hộiđồng quản trị đình chỉ thực hiện quyết định nói trên
Như vậy, Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của CTCP, có ít nhất 3thành viên và không quá 11 thành viên Thành viên hội đồng quản trị khôngnhất thiết phải là cổ đông của công ty nhưng phải là người có trình độ chuyênmôn, kinh nghiệm quản lý kinh doanh Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị vàthành viên Hội đồng quản trị không quá năm năm và các thành viên được bầu
Trang 26lại với nhiệm kỳ không giới hạn Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ
để đảm bảo cho quá trình hoạt động của công ty mang lại hiệu quả trong sảnxuất và kinh doanh
1.3 Địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong CTCP
1.3.1 Vị trí, vai trò của chủ tịch Hội đồng quản trị trong CTCP
Trong công ty cổ phẩn, Chủ tịch Hội đồng quản trị được Hội đồng quảntrị bầu ra trong số các thành viên của Hội đồng quản trị
Vai trò quan trọng nhất của Chủ tịch Hội đồng quản trị là đảm bảo hoạtđộng của Hội đồng quản trị hiệu quả, thể hiện được sự lãnh đạo và kiểm soát
mà các cổ đông mong đợi ở Hội đồng quản trị Do đó, việc lãnh đạo có tínhchuyên nghiệp từ các cuộc họp Hội đồng quản trị là một trong những nhiệm
vụ quan trọng nhất của Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguồn lực mà Chủ tịchHội đồng quản trị có trong tay cần phải được tận dụng tối đa là thời gian vàtài năng của các thành viên Hội đồng quản trị
Chủ tịch Hội đồng quản trị giữ vai trò dẫn dắt Hội đồng quản trị, đảmbảo tính hiệu quả của Hội đồng quản trị ở tất cả mọi góc độ, tiến độ, lịch trìnhhoạt động Chủ tịch Hội đồng quản trị đóng vai trò chính trong việc cung cấpthông tin cho các thành viên Hội đồng quản trị một cách chính xác, kịp thời vàđảm bảo viêc truyền thông đến các cổ đông một cách hiệu quả Chủ tịch Hộiđồng quản trị cũng chính là người tổ chức đánh giá thường xuyên kết quả, hiệuquả làm việc của Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị, CEOhoặc Ban điều hành Để thực hiện đúng vai trò của mình, Chủ tịch Hội đồngquản trị cần xây dựng một cơ chế làm việc thống nhất, hiệu quả cho các thànhviên Hội đồng quản trị độc lập, qua đó giúp họ phát huy tối đa khả năng, đónggóp được nhiều nhất cho công ty và đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp giữa cácthành viên, đặc biệt là quan hệ giữa thành viên Hội đồng quản trị điều hành vàthành viên Hội đồng quản trị độc lập
Chủ tịch Hội đồng quản trị không phải là người trực tiếp điều hànhkinh doanh song là người dẫn dắt Hội đồng quản trị xây dựng chiến lược và
Trang 27hoạch định các chính sách kinh doanh Chủ tịch Hội đồng quản trị là ngườiđộng viên, hỗ trợ CEO và Ban điều hành nhằm giúp họ thực hiện tốt các chiếnlược và kế hoạch đã vạch ra, tất cả vì lợi ích của công ty và thỏa mãn các cổđông Và để dẫn dắt tốt hoạt động của Hội đồng quản trị, hiển nhiên, côngviệc của Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng bao gồm công tác giám sát và phảnbiện Tuy nhiên, vai trò, giám sát và phản biện của Chủ tịch Hội đồng quản trịluôn phải theo chiều hướng tích cực, đảm bảo mọi hoạt động của công tyđúng pháp luật và điều lệ công ty chứ không phải tạo ra những rào cản.
Có thể nói, Chủ tịch Hội đồng quản trị đóng vai trò trung tâm, làm việcvới Tổng giám đốc/giám đốc (CEO) và thông qua CEO tác động đến công ty,thể hiện sự “dính mũi” nhưng không động vào công việc của công ty Đồngthời, Chủ tịch Hội đồng quản trị là người kiến tạo sự thống nhất của các thànhviên Hội đồng quản trị và tránh cạnh tranh với CEO [25, tr 105-107]
Để làm tốt vai trò kiến tạo sự thống nhất của các thành viên Hội đồngquản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị có năng lực phải biết tìm sự đồng thuận
về những vấn đề mà Hội đồng quản trị bàn bạc, đồng thời cũng phải biết sửdụng phương pháp khơi dậy sự bất đồng một cách có kiểm soát để chắc chắntìm được sự đồng thuận thực sự lành mạnh thông qua quá trình khám phá các
ý tưởng đối lập nhau Điều quan trọng là Chủ tịch Hội đồng quản trị phải biếtkiềm chế những phát biểu của mình để nhường cơ hội cho các thành viênkhác bày tỏ ý kiến của họ Vị trí của Chủ tịch Hội đồng quản trị đòi hỏi mộttài nghệ lắng nghe, gợi cảm hứng và sắp xếp thời gian để làm việc đó
Tóm lại, Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể được coi là “nhạc trưởng”của mỗi buổi họp Hội đồng quản trị, giữ vai trò người dẫn dắt hoạt động củaHội đồng quản trị đạt hiệu quả tối ưu, đảm bảo quyền lợi của cổ đông
1.3.2 Đặc điểm địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong CTCP
"Địa vị pháp lý là vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ với chủ
thể khác trên cơ sở các quy định pháp luật
Trang 28Địa vị pháp lý của chủ thể pháp luật thể hiện thành một tổng thể cácquyền và nghĩa vụ pháp lí của chủ thể, qua đó xác lập cũng như giới hạn khả
năng của chủ thể trong hoạt động của mình” [9, tr 58] Thông qua địa vị pháp
lý, chúng ta có thể phân biệt được chủ thể pháp luật này với chủ thể pháp luậtkhác, đồng thời cũng có thể xem xét vị trí, tầm quan trọng của chủ thể trongmối quan hệ pháp lý Do đó, việc xác định rõ địa vị pháp lý của các chủ thểtrong quan hệ pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi chủ thể.Đối với chủ thể có địa vị pháp lý, khi nắm vững quyền và nghĩa vụ (địa vị)của mình, họ sẽ thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ đã được pháp luật quyđịnh cho mình Đối với các chủ thể khác, việc xác định rõ địa vị pháp lý củachủ thể trong quan hệ pháp luật sẽ giúp họ không xâm phạm đến quyền vànghĩa vụ của chủ thể khác, đồng thời cũng có thể giám sát chủ thể đó có hành
vi vượt quyền, lạm quyền hay trốn tránh nghĩa vụ hay không
Hoạt động của công ty cổ phần tạo ra nhiều mối quan hệ pháp luậttrong đó việc xác định vị trí pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị có ýnghĩa quan trọng giúp cho việc quản lý, điều hành hoạt động của từng bộphận trong doanh nghiệp được trôi chảy, hiệu quả, đảm bảo cho từng chủ thểthực hiện đúng và đủ các quyền và nghĩa vụ của mình
Địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phầnđược xác định là tổng thể các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định choChủ tịch Hội đồng quản trị, tạo cho người nắm giữ cương vị này có khả năngtham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
Theo quy định của pháp luật về công ty cổ phần của nhiều nước trênthế giới trong đó có Việt Nam, không phải lúc nào Chủ tịch Hội đồng quản trịcũng là người đại diện theo pháp luật của công ty Trường hợp công ty chỉ cómột người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giámđốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trườnghợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người
Trang 29đại diện theo pháp luật của công ty Trường hợp có hơn một người đại diệntheo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giámđốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Như vậy, trong trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì
có thể Chủ tịch Hội đồng quản trị không phải là người đại diện Trên thực tế ởnhiều nước và Việt Nam, trường hợp này, công ty cổ phần thường quy địnhTổng giám đốc hoặc giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.Pháp luật của nhiều nước cũng quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị có thểkiêm chức danh Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc nếu Điều lệ công ty không cóquy định khác Luật Doanh nghiệp năm 2014 của Việt Nam quy định, trongtrường hợp Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểuquyết thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm Giám đốc hoặc Tổnggiám đốc
Người đại diện theo pháp luật của công ty có quyền nhân danh công tyxác lập, thực hiện giao dịch dân sự đồng thời quản lý, tổ chức hoạt động,điều hành kinh doanh vì lợi ích của công ty Trách nhiệm của người đạidiện theo pháp luật đối với các hoạt động của công ty cổ phần được thểhiện xuyên suốt trong các điều khoản quy định tại Luật Doanh nghiệp năm
2014, đặc biệt là các công việc thông báo, thủ tục liên hệ đến cơ quan nhànước Điển hình, người đại diện theo pháp luật của công ty chịu tráchnhiệm thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh về việc góp vốn cổ phầncủa công ty Trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp, người đại diện theo phápluật quyết định các vấn đề quan trọng như việc tổ chức và điều hành hoạtđộng kinh doanh, tổ chức nhân sự, quản lý, sử dụng tài khoản, con dấu củadoanh nghiệp Người đại diện theo pháp luật phải bồi thường thiệt hại phátsinh và hoàn trả khoản lợi thu được từ việc thực hiện các hợp đồng, giaodịch vô hiệu do chưa nhận được sự chấp thuận từ Hội đồng quản trị Khi
Trang 30một doanh nghiệp cử hơn một người đại diện, trong nội bộ tổ chức doanhnghiệp sẽ quy định rõ thẩm quyền của mỗi người để tránh chồng chéo vàtăng cường hiệu quả quản lý.
1.3.3 Khái quát nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần
Trên thế giới, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị luônđược quy định trong luật về công ty cổ phần Luật Doanh nghiệp năm 2014của Việt Nam quy định các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trịtại khoản 3 điều 152
Nhìn chung, Chủ tịch Hội đồng quản trị có trách nhiệm đại diện choHội đồng quản trị trước các cổ đông, đồng thời chịu trách nhiệm đảm bảo tínhchính trực và hiệu quả của quy trình quản trị của Hội đồng quản trị Để đạtđược mục tiêu trên, theo thông lệ quốc tế về quản trị công ty, Chủ tịch Hộiđồng quản trị được trao thẩm quyền liên quan đến các vấn đề quản trị và phốihợp hoạt động giữa Hội đồng quản trị với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc.Trong các trường hợp đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị thường được quy địnhcác trách nhiệm sau:
- Chịu trách nhiệm liên lạc thường xuyên với các cổ đông;
- Theo dõi hoạt động của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc;
- Được trao quyền để đưa ra quyết định, chính sách, hành động hoặcđưa ra những nghĩa vụ trong phạm vi các chính sách của Hội đồng quản trịbởi vì chúng tác động tới quy trình quản trị công ty;
- Lập chương trình kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị có thamkhảo ý kiến của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc;
- Nỗ lực để đạt được sự đồng thuận của các thành viên Tuy nhiên, trongtrường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể yêu cầu biểu quyết
- Đóng vai trò điều phối tổ chức các cuộc họp để đảm bảo các vấn đề gồm:+ Thông báo đầy đủ về các cuộc họp;
+ Chuẩn bị đầy đủ thông tin cho các cuộc họp Hội đồng quản trị;
Trang 31+ Cuộc thảo luận diễn ra thực sự thu hút sự tham gia của tất cả cácthành viên;
+ Tập hợp được nhiều ý kiến khác nhau của các thành viên Hội đồngquản trị;
+ Các cuộc thảo luận sẽ cho kết quả là các chính sách mang tính chặtchẽ và logic để hướng dẫn Tổng giám đốc hoặc Giám đốc và làm căn cứ đểtheo dõi kết quả điều hành của công ty
Theo kết quả khảo sát ở Mỹ và các nước phát triển, Chủ tịch Hội đồngquản trị thực hiện nhiệm vụ dẫn dắt hoạt động của Hội đồng quản trị công tythông qua Tổng giám đốc và Giám đốc với chức năng chính như sau:
- Đảm bảo vai trò “quản trị” của Hội đồng quản trị: đảm bảo tính độclập của Hội đồng quản trị với Ban điều hành, đóng đúng vai của đại diện chocác cổ đông Những hoạt động quan trọng gồm: kiểm toán, trả lương thưởngcho Ban điều hành, tuyển chọn cấu trúc và nhân lực tối ưu cho Hội đồng quảntrị, tổ chức các cuộc họp Hội đồng quản trị nhằm đảm bảo hiệu quả cao, đánhgiá hoạt động của các thành viên Hội đồng quản trị và đặc biệt quan trọng làđảm bảo việc thông tin cho các cổ đông
- Bổ nhiệm và quản trị Ban điều hành: ở nhiều doanh nghiệp Chủ tịchHội đồng quản trị chỉ bổ nhiệm và đánh giá Tổng giám đốc/Giám đốc Tuynhiên, trong xu hướng hiện đại, Chủ tịch Hội đồng quản trị còn tham gia bổnhiệm và đánh giá cả bộ máy các cán bộ điều hành trực thuộc Ban điều hành
- Hoạch định chiến lược và đánh giá kết quả thực hiện: hơn ai hết, Chủtịch Hội đồng quản trị phải cùng với Tổng giám đốc/Giám đốc thống nhất cácmục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên cơ sở thỏa mãn cổ đông trongđiều kiện kinh doanh của công ty Từ đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị thốngnhất với Tổng giám đốc/Giám đốc định hướng, đóng góp, phản biện cáchthức hiệu quả nhất để đạt được các mục tiêu Chủ tịch Hội đồng quản trị đồngthời cũng thực hiện nhiệm vụ giám sát và đánh giá kết quả thực hiện chiếnlược của Ban điều hành Công việc này đòi hỏi Chủ tịch Hội đồng quản trị
Trang 32phải là người rất hiểu biết về ngành nghề mà công ty đang hoạt động, các kếhoạch phát triển, giám sát và báo cáo cho cổ đông.
- Tích hợp, kiểm soát các giá trị, trách nhiệm và đạo đức kinh doanh:Chủ tịch Hội đồng quản trị thống nhất với Hội đồng quản trị các nguyên tắc
“được phép/không được phép” trong quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội, cổđông, khách hàng cũng như khuôn khổ/hành vi trong nội bộ doanh nghiệp.Ngoài những quy định thông thường, công ty cũng cần phải có những quyđịnh riêng khi có sự kiện đặc biệt hay khủng hoảng xảy ra
- Chia sẻ và thông tin với cổ đông: Chủ tịch Hội đồng quản trị cùng vớiHội đồng quản trị và Tổng giám đốc/Giám đốc phải có trách nhiệm thông tin
và truyền thông hiệu quả với các cổ đông theo nguyên tắc về thông tin đãđược thống nhất trong Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc/Giám đốc
Kết luận chương 1
CTCP là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập
và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó Vốn của công ty đượcchia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần Công ty được phát hành
cổ phần huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinhtế
CTCP là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn Xét về mặt pháp lý,
CTCP là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân độc lập, được hưởngquy chế pháp lý của Nhà nước, có tư cách bên nguyên để kiện các pháp nhân
khác đồng thời có thể bị các pháp nhân khác kiện Xét về mặt sở hữu, CTCP có nhiều chủ sở hữu là các cổ đông Xét về tính chất hoạt động của công ty, hoạt
động trong CTCP mang tính dân chủ cao do số lượng cổ đông là những chủ sởhữu nhiều
Hội đồng quản trị CTCP là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyềnnhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công tykhông thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông
Trong công ty cổ phẩn, Chủ tịch Hội đồng quản trị được Hội đồng quảntrị bầu ra trong số các thành viên của Hội đồng quản trị, có vai trò quan trọng
Trang 33trong việc đảm bảo hoạt động của Hội đồng quản trị hiệu quả, thể hiện được
sự lãnh đạo và kiểm soát mà các cổ đông mong đợi ở Hội đồng quản trị
Trang 34Chương 2 THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
2.1 Quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần
2.1.1 Vị trí pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu Hội đồng quản trị củacông ty cổ phần Theo Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2005,Chủ tịch hội đồng quản trị không chỉ được Hội đồng quản trị bầu theonguyên tắc bầu dồn phiếu trong số các thành viên hội đồng quản trị đạidiện cho quyền lợi của thành viên Hội đồng quản trị mà Chủ tịch Hộiđồng quản trị còn được cả Đại hội đồng cổ đông bầu trực tiếp để đại diệncho quyền lợi của đa số các cổ đông [53]
Nếu Chủ tịch Hội đồng quản trị được Hội đồng quản trị bầu trong sốcác thành viên Hội đồng quản trị thì Chủ tịch Hội đồng quản trị phải chịutrách nhiệm trước Hội đồng quản trị trong suốt nhiệm kỳ của mình còn nếuChủ tịch Hội đồng quản trị mà được Đại hội đồng cổ đông bầu trực tiếp thìChủ tịch Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trongsuốt nhiệm kỳ của mình
Quy định này của Luật doanh nghiệp 2005 tuy mang tính linh hoạt vềviệc bầu ra người đứng đầu Hội đồng quản trị nhưng lại dẫn đến tình trạngxung đột về mặt lợi ích cũng như việc Chủ tịch Hôi đồng quản trị do Đại hộiđồng cổ đông bầu ra thực hiện đúng theo các quyền và nghĩa vụ mà pháp luậtDoanh nghiệp quy định là rất khó Chính vì vậy, điều lệ công ty thường quyđịnh Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu trong số các thànhviên Hội đồng quản trị để tránh xung đột lợi ích cũng như tạo điều kiện thuận
Trang 35lợi cho Chủ tịch Hội đồng quản trị thực hiện được đầy đủ các quyền và nghĩa
vụ theo quy định của pháp luật
Đến ngày 26/11/2014, Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời đã sửa đổi quyđịnh trên Theo Khoản 1 Điều 152 Luật Doanh nghiệp 2014, Chủ tịch Hộiđồng quản trị được Hội đồng quản trị bầu ra trong số các thành viên của Hộiđồng quản trị Đây là điểm mới so với Luật Doanh nghiệp 2005, khắc phụcnhững bất cập xảy ra trong thực tế Việc sửa đổi quy định này của Luật Doanhnghiệp 2014 vừa đảm bảo được tính linh hoạt trong quản lý vì Đại hội đồng
cổ đông khi họp phải tuân theo cách thức, thủ tục phức tạp hơn vừa phù hợpvới thực tế là hầu hết các công ty cổ phần ở Việt Nam thường lựa chọnphương thức Hội đồng quản trị bầu ra Chủ tịch Hội đồng quản trị trong số cácthành viên của Hội đồng quản trị
Khoản 1 Điều 152 Luật Doanh nghiệp 2014 còn quy định: “Chủ tịchHội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trừtrường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và Điều lệ công ty, pháp luật vềchứng khoán không có quy định khác” [54]
Và Khoản 2 Điều 152 quy định rằng: “Công ty cổ phần do Nhà nướcnắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết thì Chủ tịch Hội đồng quản trịkhông được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc” [54]
Pháp luật quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệmgiám đốc hoặc Tổng giám đốc trong trong ty cổ phần do nhà nước nắm giữtrên 50% tổng số phiếu biểu quyết là nhằm tạo ra sự minh bạch, rõ ràng trongquản lý và điều hành doanh nghiệp Nhà nước, tránh hiện tượng lạm quyềndẫn đến tham nhũng Bởi lẽ, nếu kết hợp vai trò chủ tịch Hội đồng quản trị vàGiám đốc/Tổng giám đốc có thể gây sự tập trung quyền lực ngoài ý muốn, tạo
cơ hội cho họ độc đoán, chuyên quyền Và, khi Giám đốc/Tổng giám đốckiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban giám đốc sẽ dễ bị lôi kéo và dễ có khả
Trang 36năng che giấu thông tin (mà thường là thông tin không tốt) với Hội đồngquản trị, do đó làm giảm khả năng kiểm soát các hoạt động của công ty, và
từ đó tạo tệ nạn tham nhũng khó mà ngăn ngừa được Với cơ cấu quản trịcông ty như vậy, dường như không ai có thể kiểm soát Chủ tịch Hội đồngquản trị kiêm Giám đốc/Tổng giám đốc, ngoại trừ chính Chủ tịch Hội đồngquản trị
2.1.2 Điều kiện để trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công
ty cổ phần
Vì Chủ tịch Hội đồng quản trị trong số các thành viên của Hội đồngquản trị nên trước hết phải đáp ứng tiêu chuẩn là thành viên của Hội đồngquản trị Pháp luật không quy định thêm tiêu chuẩn đặc biệt cho chức danhChủ tịch Hội đồng quản trị và không cấm một người cùng lúc giữ chức Chủtịch Hội đồng quản trị của nhiều công ty
Hội đồng quản trị của công ty cổ phần gồm các thành viên thường vàthành viên độc lập
Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần phải có các tiêu chuẩn
và điều kiện sau đây:
Thứ nhất, có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm
quản lý doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật Doanhnghiệp 2014, gồm:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước
để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chứcquốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩquan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt
Trang 37Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phầnvốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước,trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn gópcủa Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sựhoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù,quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắtbuộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làmcông việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; cáctrường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống thamnhũng
Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng kýthành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan đăng kýkinh doanh
Thứ hai, theo Điều 151 Luật Doanh nghiệp năm 2014, thành viên Hội
đồng quản trị phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinhdoanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trườnghợp Điều lệ công ty quy định khác [54]
Thứ ba, thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành
viên Hội đồng quản trị của công ty khác
Thứ tư, đối với công ty con mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
thì thành viên Hội đồng quản trị không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, chanuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em
rể, chị dâu, em dâu của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác củacông ty; không được là người có liên quan của người quản lý, người có thẩmquyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ
Trang 38Đối với thành viên độc lập Hội đồng quản trị, điều kiện tiêu chuẩn
có khác một chút so với thành viên Hôi đồng quản trị Cụ thể, Khoản 2 Điều
151 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:
Thứ nhất, thành viên độc lập Hội đồng quản trị Không phải là người đang
làm việc cho công ty, công ty con của công ty; không phải là người đã từng làmviệc cho công ty, công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó
Thứ hai, thành viên độc lập Hội đồng quản trị không phải là người đang
hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hộiđồng quản trị được hưởng theo quy định
Thứ ba, thành viên độc lập Hội đồng quản trị không phải là người có vợ
hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chịruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặccông ty con của công ty
Thứ tư, thành viên độc lập Hội đồng quản trị không phải là người trực tiếp
hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty
Thứ năm, thành viên độc lập Hội đồng quản trị không phải là người đã
từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhấttrong 05 năm liền trước đó [54]
Như vậy, muốn trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần,trước hết phải thỏa mãn điều kiện của thành viên Hội đồng quản trị hoặc thànhviên độc lập Hội đồng quản trị Tiếp đó, người này phải được Hội đồng quản trịbầu ra và có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trừ trường hợpCông ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết
Ngoài việc đáp ứng tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị ra,Luật Doanh nghiệp năm 2014 không quy định thêm tiêu chuẩn nào khác choChủ tịch Hội đồng quản trị Tuy nhiên, theo thông lệ quốc tế và trên thực tế ởViệt Nam, để được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị ngoài việc phải có
Trang 39năng lực, uy tín mới được HĐQT bầu làm chủ tịch, người làm chủ tịch HĐQTcòn phải có năng khiếu đối ngoại, giao tiếp.
Luật doanh nghiệp 2014 quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị có thểkiêm nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc trừ trường hợp công ty cổ phần do nhànước nắm giữ trên 50% tổ số phiếu biểu quyết Pháp luật quy định Chủ tịchHội đồng quản trị không được kiêm nhiệm giám đốc hoặc Tổng giám đốctrong trong ty cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểuquyết là nhằm tạo ra sự minh bạch, rõ ràng trong quản lý và điều hành doanhnghiệp Nhà nước, tránh hiện tượng lạm quyền dẫn đến tham nhũng
2.1.3 Quyền và nghĩa vụ của chủ tịch Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần
Khoản 3 Điều 152 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định quyền và nghĩa
vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị như sau:
a) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập
và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;
c) Tổ chức việc thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị;
d) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồngquản trị;
đ) Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng quản trị;e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty[54]
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thựchiện được nhiệm vụ của mình thì ủy quyền bằng văn bản cho một thành viênkhác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theonguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty Trường hợp không có người được ủy
Trang 40quyền thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạmthời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số
Như vậy, có thể nói, quyền và trách nhiệm quan trọng nhất mà Chủ tịchHội đồng quản trị phải đảm nhận là lập chương trình, kế hoạch hoạt động; tổchức thực hiện và giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hộiđồng quản trị Và nhiệm vụ quan trọng nhất của Hội đồng quản trị là giúpcông ty thành công và đặc biệt là thỏa mãn yêu cầu của các cổ đông, thể hiệnqua việc xác định tầm nhìn chiến lược cho công ty cũng như định hướng cho
sự phát triển của công ty Nếu công ty gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các
cơ hội kinh doanh mới thì Hội đồng quản trị sẽ là nơi truyền cảm hứng choviệc duy trì các mục tiêu đã đặt ra Hội đồng quản trị còn có trách nhiệm chỉ
ra các cách thức để đạt các mục tiêu của công ty và chỉ ra viễn cảnh tương lai
Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát tình hình kinh doanh của công
ty, bao gồm thực hiện các quy trình rà soát hành động của thể của Ban giám đốc
để thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển; quá trình triển khai công việc kinhdoanh thực tế của công ty theo các mục tiêu trong chiến lược, kế hoạch phát triển.Song song với trách nhiệm giám sát, chỉ đạo Giám đốc/Tổng giám đốc trong điềuhành công việc kinh doanh, Hội đồng quản trị còn chịu trách nhiệm cuối cùng về
hệ thống thông tin quản lý và công tác quản trị rủi ro bao gồm: nhận diện và đánhgiá các loại rủi ro; hoạch định chính sách quản trị rủi ro; thiết lập các thủ tục theodõi và báo cáo định kỳ về các quy trình quản trị rủi ro này Các rủi ro không chỉliên quan đến tài chính mà còn là bất cứ loại rủi ro nào mà công ty có thể phảihứng chịu như: rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng, rủi ro môi trường… Một sốnghiên cứu về hệ thống quản lý rủi ro trong doanh nghiệp đã chỉ ra rằng, Hội đồngquản trị không nên coi trọng điểm của quản lý rủi ra là hạn chế thua lỗ vì đôi khiquá chú tâm và việc đó sẽ làm mất đi các cơ hội kinh doanh Quản lý rủi ro là mộtcông cụ để tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp Chính vì vậy, nhiệm cụ của