Khái quát nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của chủ tịch hội đồng quản trị trong công ty cổ phần theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 31)

trị trong công ty cổ phần

Trên thế giới, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị luôn được quy định trong luật về công ty cổ phần. Luật Doanh nghiệp năm 2014 của Việt Nam quy định các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị tại khoản 3 điều 152.

Nhìn chung, Chủ tịch Hội đồng quản trị có trách nhiệm đại diện cho Hội đồng quản trị trước các cổ đông, đồng thời chịu trách nhiệm đảm bảo tính chính trực và hiệu quả của quy trình quản trị của Hội đồng quản trị. Để đạt được mục tiêu trên, theo thông lệ quốc tế về quản trị công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị được trao thẩm quyền liên quan đến các vấn đề quản trị và phối hợp hoạt động giữa Hội đồng quản trị với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc. Trong các trường hợp đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị thường được quy định các trách nhiệm sau:

- Chịu trách nhiệm liên lạc thường xuyên với các cổ đông; - Theo dõi hoạt động của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc;

- Được trao quyền để đưa ra quyết định, chính sách, hành động hoặc đưa ra những nghĩa vụ trong phạm vi các chính sách của Hội đồng quản trị bởi vì chúng tác động tới quy trình quản trị công ty;

- Lập chương trình kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị có tham khảo ý kiến của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc;

- Nỗ lực để đạt được sự đồng thuận của các thành viên. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể yêu cầu biểu quyết.

- Đóng vai trò điều phối tổ chức các cuộc họp để đảm bảo các vấn đề gồm: + Thông báo đầy đủ về các cuộc họp;

+ Cuộc thảo luận diễn ra thực sự thu hút sự tham gia của tất cả các thành viên;

+ Tập hợp được nhiều ý kiến khác nhau của các thành viên Hội đồng quản trị;

+ Các cuộc thảo luận sẽ cho kết quả là các chính sách mang tính chặt chẽ và logic để hướng dẫn Tổng giám đốc hoặc Giám đốc và làm căn cứ để theo dõi kết quả điều hành của công ty.

Theo kết quả khảo sát ở Mỹ và các nước phát triển, Chủ tịch Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ dẫn dắt hoạt động của Hội đồng quản trị công ty thông qua Tổng giám đốc và Giám đốc với chức năng chính như sau:

- Đảm bảo vai trò “quản trị” của Hội đồng quản trị: đảm bảo tính độc lập của Hội đồng quản trị với Ban điều hành, đóng đúng vai của đại diện cho các cổ đông. Những hoạt động quan trọng gồm: kiểm toán, trả lương thưởng cho Ban điều hành, tuyển chọn cấu trúc và nhân lực tối ưu cho Hội đồng quản trị, tổ chức các cuộc họp Hội đồng quản trị nhằm đảm bảo hiệu quả cao, đánh giá hoạt động của các thành viên Hội đồng quản trị và đặc biệt quan trọng là đảm bảo việc thông tin cho các cổ đông.

- Bổ nhiệm và quản trị Ban điều hành: ở nhiều doanh nghiệp Chủ tịch Hội đồng quản trị chỉ bổ nhiệm và đánh giá Tổng giám đốc/Giám đốc. Tuy nhiên, trong xu hướng hiện đại, Chủ tịch Hội đồng quản trị còn tham gia bổ nhiệm và đánh giá cả bộ máy các cán bộ điều hành trực thuộc Ban điều hành.

- Hoạch định chiến lược và đánh giá kết quả thực hiện: hơn ai hết, Chủ tịch Hội đồng quản trị phải cùng với Tổng giám đốc/Giám đốc thống nhất các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên cơ sở thỏa mãn cổ đông trong điều kiện kinh doanh của công ty. Từ đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị thống nhất với Tổng giám đốc/Giám đốc định hướng, đóng góp, phản biện cách thức hiệu quả nhất để đạt được các mục tiêu. Chủ tịch Hội đồng quản trị đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ giám sát và đánh giá kết quả thực hiện chiến lược của Ban điều hành. Công việc này đòi hỏi Chủ tịch Hội đồng quản trị

phải là người rất hiểu biết về ngành nghề mà công ty đang hoạt động, các kế hoạch phát triển, giám sát và báo cáo cho cổ đông.

- Tích hợp, kiểm soát các giá trị, trách nhiệm và đạo đức kinh doanh: Chủ tịch Hội đồng quản trị thống nhất với Hội đồng quản trị các nguyên tắc “được phép/không được phép” trong quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội, cổ đông, khách hàng cũng như khuôn khổ/hành vi trong nội bộ doanh nghiệp. Ngoài những quy định thông thường, công ty cũng cần phải có những quy định riêng khi có sự kiện đặc biệt hay khủng hoảng xảy ra.

- Chia sẻ và thông tin với cổ đông: Chủ tịch Hội đồng quản trị cùng với Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc/Giám đốc phải có trách nhiệm thông tin và truyền thông hiệu quả với các cổ đông theo nguyên tắc về thông tin đã được thống nhất trong Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc/Giám đốc.

Kết luận chương 1

CTCP là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần. Công ty được phát hành cổ phần huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.

CTCP là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn. Xét về mặt pháp lý,

CTCP là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân độc lập, được hưởng quy chế pháp lý của Nhà nước, có tư cách bên nguyên để kiện các pháp nhân khác đồng thời có thể bị các pháp nhân khác kiện. Xét về mặt sở hữu, CTCP có nhiều chủ sở hữu là các cổ đông. Xét về tính chất hoạt động của công ty, hoạt động trong CTCP mang tính dân chủ cao do số lượng cổ đông là những chủ sở hữu nhiều.

Hội đồng quản trị CTCP là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Trong công ty cổ phẩn, Chủ tịch Hội đồng quản trị được Hội đồng quản trị bầu ra trong số các thành viên của Hội đồng quản trị, có vai trò quan trọng

trong việc đảm bảo hoạt động của Hội đồng quản trị hiệu quả, thể hiện được sự lãnh đạo và kiểm soát mà các cổ đông mong đợi ở Hội đồng quản trị.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

2.1. Quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần

2.1.1. Vị trí pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần

Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu Hội đồng quản trị của công ty cổ phần. Theo Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2005, Chủ tịch hội đồng quản trị không chỉ được Hội đồng quản trị bầu theo nguyên tắc bầu dồn phiếu trong số các thành viên hội đồng quản trị đại diện cho quyền lợi của thành viên Hội đồng quản trị mà Chủ tịch Hội đồng quản trị còn được cả Đại hội đồng cổ đông bầu trực tiếp để đại diện cho quyền lợi của đa số các cổ đông [53].

Nếu Chủ tịch Hội đồng quản trị được Hội đồng quản trị bầu trong số các thành viên Hội đồng quản trị thì Chủ tịch Hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị trong suốt nhiệm kỳ của mình còn nếu Chủ tịch Hội đồng quản trị mà được Đại hội đồng cổ đông bầu trực tiếp thì Chủ tịch Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong suốt nhiệm kỳ của mình.

Quy định này của Luật doanh nghiệp 2005 tuy mang tính linh hoạt về việc bầu ra người đứng đầu Hội đồng quản trị nhưng lại dẫn đến tình trạng xung đột về mặt lợi ích cũng như việc Chủ tịch Hôi đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra thực hiện đúng theo các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật Doanh nghiệp quy định là rất khó. Chính vì vậy, điều lệ công ty thường quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu trong số các thành viên Hội đồng quản trị để tránh xung đột lợi ích cũng như tạo điều kiện thuận

lợi cho Chủ tịch Hội đồng quản trị thực hiện được đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Đến ngày 26/11/2014, Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời đã sửa đổi quy định trên. Theo Khoản 1 Điều 152 Luật Doanh nghiệp 2014, Chủ tịch Hội đồng quản trị được Hội đồng quản trị bầu ra trong số các thành viên của Hội đồng quản trị. Đây là điểm mới so với Luật Doanh nghiệp 2005, khắc phục những bất cập xảy ra trong thực tế. Việc sửa đổi quy định này của Luật Doanh nghiệp 2014 vừa đảm bảo được tính linh hoạt trong quản lý vì Đại hội đồng cổ đông khi họp phải tuân theo cách thức, thủ tục phức tạp hơn vừa phù hợp với thực tế là hầu hết các công ty cổ phần ở Việt Nam thường lựa chọn phương thức Hội đồng quản trị bầu ra Chủ tịch Hội đồng quản trị trong số các thành viên của Hội đồng quản trị.

Khoản 1 Điều 152 Luật Doanh nghiệp 2014 còn quy định: “Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và Điều lệ công ty, pháp luật về chứng khoán không có quy định khác” [54].

Và Khoản 2 Điều 152 quy định rằng: “Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc” [54].

Pháp luật quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong trong ty cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết là nhằm tạo ra sự minh bạch, rõ ràng trong quản lý và điều hành doanh nghiệp Nhà nước, tránh hiện tượng lạm quyền dẫn đến tham nhũng. Bởi lẽ, nếu kết hợp vai trò chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc/Tổng giám đốc có thể gây sự tập trung quyền lực ngoài ý muốn, tạo cơ hội cho họ độc đoán, chuyên quyền. Và, khi Giám đốc/Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban giám đốc sẽ dễ bị lôi kéo và dễ có khả

năng che giấu thông tin (mà thường là thông tin không tốt) với Hội đồng quản trị, do đó làm giảm khả năng kiểm soát các hoạt động của công ty, và từ đó tạo tệ nạn tham nhũng khó mà ngăn ngừa được. Với cơ cấu quản trị công ty như vậy, dường như không ai có thể kiểm soát Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc/Tổng giám đốc, ngoại trừ chính Chủ tịch Hội đồng quản trị.

2.1.2. Điều kiện để trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần

Vì Chủ tịch Hội đồng quản trị trong số các thành viên của Hội đồng quản trị nên trước hết phải đáp ứng tiêu chuẩn là thành viên của Hội đồng quản trị. Pháp luật không quy định thêm tiêu chuẩn đặc biệt cho chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và không cấm một người cùng lúc giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị của nhiều công ty.

Hội đồng quản trị của công ty cổ phần gồm các thành viên thường và thành viên độc lập

Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần phải có các tiêu chuẩn

và điều kiện sau đây:

Thứ nhất, có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm

quản lý doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật Doanh nghiệp 2014, gồm:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt

Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thứ hai, theo Điều 151 Luật Doanh nghiệp năm 2014, thành viên Hội

đồng quản trị phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác [54].

Thứ ba, thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành

viên Hội đồng quản trị của công ty khác.

Thứ tư, đối với công ty con mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ

thì thành viên Hội đồng quản trị không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; không được là người có liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ

Đối với thành viên độc lập Hội đồng quản trị, điều kiện tiêu chuẩn

có khác một chút so với thành viên Hôi đồng quản trị. Cụ thể, Khoản 2 Điều 151 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:

Thứ nhất, thành viên độc lập Hội đồng quản trị Không phải là người đang

làm việc cho công ty, công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó.

Thứ hai, thành viên độc lập Hội đồng quản trị không phải là người đang

hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định.

Thứ ba, thành viên độc lập Hội đồng quản trị không phải là người có vợ

hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty.

Thứ tư, thành viên độc lập Hội đồng quản trị không phải là người trực tiếp

hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty.

Thứ năm, thành viên độc lập Hội đồng quản trị không phải là người đã

từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó [54].

Như vậy, muốn trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, trước hết phải thỏa mãn điều kiện của thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của chủ tịch hội đồng quản trị trong công ty cổ phần theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w