1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông hồng và duyên hải đông bắc đến năm 2020 tầm nhìn 2030

112 2,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết lập quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc (ĐBSH&DHĐB) theo định hướng phát triển du lịch vùng của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 bao gồm Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình và Quảng Ninh. Trong tổ chức lãnh thổ phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 vùng ĐBSH&DHĐB tiếp giáp vùng Trung du miền núi Bắc Bộ ở phía Bắc, Tây và Tây Bắc và vùng Bắc Trung Bộ ở phía Tây Nam, vịnh Bắc Bộ ở phía Đông Nam. Vùng bao gồm toàn bộ lãnh thổ vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc với 2 trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và Hải Phòng và vùng Nam sông Hồng. Mặt khác vùng cũng là lãnh thổ bao gồm vùng Thủ đô và vùng Duyên hải Bắc Bộ. Có thể nhận thấy, vùng ĐBSH&DHĐB là một khu vực trải dài từ Tây sang Đông với các miền địa hình khác nhau như rừng núi, trung du, đồng bằng, biển và hải đảo… Vùng cũng là nơi có lịch sử khai phá lâu đời, nôi của nền văn minh lúa nước, tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống, làng Việt cổ đặc trưng… Do đó vùng ĐBSH&DHĐB là khu vực chứa đựng nguồn tài nguyên du lịch khá toàn diện. Những đặc điểm địa lý tự nhiên và tài nguyên tạo điều kiện để vùng ĐBSH& DHĐB có thể phát triển một nền kinh tế mở đa dạng với định hướng chủ đạo là phát triển công nghiệp công nghệ cao, sản xuất và chế biến lương thực, đồng thời nâng cao tỷ lệ các ngành dịch vụ trong đó có du lịch. Đứng về góc độ du lịch, vùng ĐBSH&DHĐB có Hà Nội là trung tâm du lịch cả nước và trục tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với cửa mở ra biển Đông, đến với các nước trong khu vực và quốc tế, chính vì vậy phát triển du lịch vùng có ý nghĩa động lực đối với phát triển du lịch Việt Nam. Thời gian qua, cùng với sự phát triển du lịch cả nước, du lịch vùng ĐBSH&DHĐB được quan tâm phát triển và đem lại những thành quả nhất định, góp phần quan trọng vào sự phát triển du lịch cả nước và kinh tế - xã hội của khu vực. Tuy nhiên, cũng như các vùng khác trên cả nước phát triển du lịch của vùng ĐBSH&DHĐB vẫn chưa tương xứng tiềm năng, chưa xứng đáng với vai trò động lực của du lịch cả nước, phát triển thiếu sự liên kết vùng và vẫn còn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững. Trong giai đoạn phát triển mới, để phù hợp với định hướng chung của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cần thiết quy hoạch phát triển du lịch vùng theo hướng bền vững đáp ứng với những yêu cầu và nhiệm vụ mới. Với các nhìn nhận trên, việc xây dựng "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 2 2030" là cần thiết. 2. Căn cứ lập quy hoạch 2.1. Căn cứ pháp lý - Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005; - Luật Di sản văn hoá số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/06/ 2009; - Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11ngày 29/11/2005; -Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Kinh tế trọng điểm đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; - Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; - Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch; - Nghị định số 98/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; - Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; - Quyết định số 191/2006/QĐ-TTg ngày17/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện Chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSH và vùng Kinh tế trọng điểm đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; - Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Quyết định 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Thông tư 01/2007/TT-BKHĐT ngày 07 tháng 2 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; - Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT ngày 9/2/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 3 - Quyết định số 1059/QĐ-BVHTTDL ngày 22/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc giao nhiệm vụ lập “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. - Quyết định số 1696/QĐ-BVHTTDL ngày 07/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt nội dung đề cương “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. - Các văn bản pháp lý khác có liên quan. 2.2. Các căn cứ khác - Định hướng phát triển kinh kinh tế-xã hội và quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng Thủ đô, vùng Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2020. - Các báo cáo quy hoạch các ngành kinh tế và sản phẩm chủ yếu có liên quan trên địa bàn vùng. - Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch vùng đến năm 2011; nhu cầu và xu thế phát triển du lịch quốc tế, khu vực và trong nước trong giai đoạn mới. - Các số liệu thống kê và tài liệu khác. 3. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch 3.1. Quan điểm quy hoạch - Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSH&DHĐB, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng Thủ đô và vùng Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2020; - Phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Tăng cường liên kết vùng để phát huy lợi thế vùng, địa phương trong vùng, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, đáp ứng nhu cầu du lịch. 3.2. Mục tiêu quy hoạch - Cụ thể hóa các định hướng của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Khai thác tính đặc thù về tài nguyên để phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng và thương hiệu du lịch vùng. - Làm cơ sở cho các địa phương trong vùng lập quy hoạch ngành và các quy hoạch phát triển du lịch cụ thể khác theo hướng Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành Du lịch cả nước. QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 4 4. Nội dung và nhiệm vụ quy hoạch 1. Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của ngành Du lịch vùng. 2. Phân tích, đánh giá các yếu tố nguồn lực và hiện trạng phát triển du lịch vùng. 3. Xác định quan điểm, mục tiêu; dự báo chỉ tiêu và luận chứng các phương án phát triển du lịch vùng. 4. Tổ chức không gian, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch vùng. 5. Xác định danh mục các khu vực, các dự án đầu tư, vốn đầu tư, nguồn nhân lực; thị trường và sản phẩm du lịch vùng. 6. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường. 7. Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch. 5. Phƣơng pháp lập quy hoạch 5.1. Phương pháp thu thập tài liệu: Được sử dụng để lựa chọn những tài liệu, số liệu, những thông tin có liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch. Phương pháp này là tiền đề giúp cho việc phân tích, đánh giá tổng hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu một cách khách quan và chính xác. 5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích, đánh giá toàn diện các nội dung, các đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch như: thực trạng tiềm năng tài nguyên du lịch; thực trạng công tác tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên du lịch; thực trạng phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; thực trạng biến động của môi trường du lịch; thực trạng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế du lịch 5.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Điều tra, kiểm tra chứng các tư liệu và số liệu trên thực tế. Thông qua phương pháp này cho phép xác định cụ thể hơn vị trí, ranh giới, quy mô cũng như tầm quan trọng của các đối tượng nghiên cứu; đồng thời còn cho phép xác định khả năng tiếp cận đối tượng (xác định được khả năng tiếp cận bằng các loại phương tiện gì từ thị trường khách du lịch đến các điểm tài nguyên). 5.4. Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến các chuyên gia trong và ngoài nước để hoàn thiện các kết quả phân tích đánh giá, các dự báo phát triển phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển chung. 5.5. Phương pháp bản đồ: Được sử dụng để thể hiện các số liệu, tư liệu về tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch trên toàn bộ lãnh thổ vùng ĐBSH&DHĐB cũng như vị trí vai trò du lịch vùng trong mối liên hệ phát triển du lịch quốc gia và khu vực. QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 5 PHẦN THỨ NHẤT ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC (2000-2011) I. CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG 1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội vùng ĐBSH&DHĐB 1.1. Đặc điểm tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình: Vùng đồng bằng sông Hồng (VĐBSH&DHDB), trong đó có vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có tọa độ địa lý từ 20 0 00' đến 21 0 40' vĩ độ Bắc; từ 105 0 25' đến 108 0 05' kinh độ Đông. Phía Bắc vùng giáp Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang; phía Tây giáp với Phú Thọ, Hoà Bình (thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ); phía Đông và Đông Bắc giáp với Trung Quốc và biển Đông; phía Nam giáp với Thanh Hoá (thuộc vùng Bắc Trung Bộ). Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng xấp xỉ 21.063,1 km 2 (nguồn: Niên giám Thống kê 2010). Có thể nhận thấy, vùng ĐBSH&DHĐB là một khu vực trải dài từ Tây sang Đông với các miền địa hình khác nhau như rừng núi, trung du, đồng bằng, biển và hải đảo…Do đó vùng ĐBSH&DHĐB cũng là một khu vực chứa đựng nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú là yếu tố thuận lợi phát triển du lịch. 1.1.2. Khí hậu: Vùng ĐBSH&DHĐB có đặc điểm khí hậu và thời tiết đa dạng, độc đáo và có nhiều biến động nhất ở nước ta với đầy đủ các tính chất của khí hậu vùng. Vùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa tạo nên một mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều với hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam và đặc biệt là có mùa đông lạnh, ít mưa với hướng gió chính là hướng Bắc và Đông Bắc. Đặc điểm này đã chi phối mạnh mẽ đến tính chất thời vụ của hoạt động du lịch. Thêm vào đó, khí hậu, thời tiết của vùng có nhiều biến động với những diễn biến phức tạp. Mặc dù nằm trong cùng một vùng lãnh thổ nhưng do sự phân hoá của đặc điểm địa hình, khí hậu của vùng ĐBSH&DHĐB thuận lợi hơn cho hoạt động du lịch so với các khu vực khác. Khí hậu của vùng ĐBSH&DHĐB so với các nơi khác ấm áp hơn với nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 0 C - 24 0 C, lượng mưa trung bình từ 1.600 - 1.900 mm và mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10. Các tháng cuối năm và đầu năm thời tiết đẹp, trời ấm áp, khô ráo, dễ chịu rất thích hợp với các hoạt động lễ hội, vãn cảnh, thăm quan du lịch. Ngay trong vùng cũng có những sự khác biệt về khí hậu giữa vùng đồng bằng và vùng duyên hải. So với vùng đồng bằng, vùng duyên hải có lượng mưa lớn hơn và thường có nhiều cơn giông nên mưa nặng hạt hơn. Nhiệt độ ở vùng duyên hải thường có biên độ dao động cao hơn đồng bằng khoảng 1 - 2 o C. Vùng ĐBSH&DHĐB là một trong những lãnh thổ chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta, trung bình mỗi năm có 20 - 25 đợt gió mùa Đông Bắc. Đây cũng là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão, tập trung từ tháng 6 - 9, đặc QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 6 biệt là ở vùng ven biển Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình. Những ngày gió mùa Đông Bắc hoặc bão thời tiết chuyển xấu, có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động du lịch. Đặc điểm khí hậu, thời tiết của khu vực có tính hai mặt đối với các hoạt động du lịch. Một mặt khí hậu, thời tiết đã tô điểm thêm cảnh sắc thiên nhiên đa dạng và phong phú của vùng. Bên cạnh đó, đặc điểm khí hậu vùng làm cho tính thời vụ về du lịch rất rõ nét, đặc biệt là với loại hình du lịch biển. Ngoài ra vùng cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu, đặc biệt là khu vực ven biển. 1.1.3. Thủy văn: Vùng ĐBSH&DHĐB có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, các sông lớn chảy qua vùng có diện tích lưu vực trên 1.000 km 2 như sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. Các sông này có khả năng rất lớn về cung cấp nước, làm thủy lợi, giao thông và cung cấp thủy sản đồng thời cũng là tiềm năng du lịch. Đáng kể nhất trong các sông trên là sông Hồng với chiều dài hơn 200 km chảy qua địa phận của vùng. Lượng nước và phù sa của sông lớn nhất miền Bắc. Tổng lượng nước trung bình lên tới 114.000 m 3 và tổng lượng phù sa trung bình là 100 triệu tấn/năm. Về tới khu vực vùng ĐBSH&DHĐB, sông phân thành nhiều nhánh nên mới kịp thoát nước khi mùa lũ ập đến. So với sông Hồng sông Thái Bình nhỏ hơn nhiều. Sông Thái Bình do sông Cầu, sông Thương và sụng Lục Nam hợp lại. Nước sông trong và ít phù sa. Sông Hồng và sông Thái Bình đều chịu ảnh hưởng của nhịp điệu gió mùa nên thủy chế thất thường, mùa mưa nước quá nhiều trong khi mùa khô rất ít nước. Nhìn chung toàn vùng ĐBSH&DHĐB, do rừng đầu nguồn bị khai thác bừa bãi nên gây ra tình trạng lũ, lụt triền miên vào mùa mưa và hạn hạn nặng nề vào mùa khô ảnh hưởng đến đời sống người dân. Hoàn lưu gió mùa mùa hạ nóng ẩm tạo ra mùa mưa, chiếm 80 - 85% lượng mưa của cả năm. Trùng hợp với mùa mưa là mùa lũ, mực nước các sông dâng cao. Ở vùng ĐBSH&DHĐB mùa lũ thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10. Tuy mùa lũ ngắn hơn mùa cạn, nhưng lượng dòng chảy mùa lũ chiếm 60 - 90% cả năm. Nhìn chung thời điểm bắt đầu và kết thúc mùa lũ cũng biến động mạnh, phụ thuộc vào chế độ gió mùa hàng năm. Đây là những yếu tố thời tiết bất lợi cho họat động du lịch. Vùng ĐBSH&DHĐB còn có một diện tích khá lớn các hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo. Đáng chú ý là các hồ chứa nước lớn có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu tốt có thể khai thác phục vụ du lịch như các hồ chứa nước nhân tạo Suối Hai, Đồng Mô, Quan Sơn (Hà Nội), Đại Lải (Vĩnh Phúc), Tam Chúc (Hà Nam), Yên Lập (Quảng Ninh) và hồ tự nhiên như Hồ Tây (Hà Nội) Tài nguyên nước ngầm trên địa bàn vùng cũng khá phong phú. Trong tài nguyên nước ngầm, các mỏ nước khoáng có tác dụng sinh lý tốt đối với cơ thể con người do có chứa những thành phần đặc biệt có hàm lượng cao và nhiệt độ thích hợp là tài nguyên du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp.v.v… Một số mỏ nước khoáng QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 7 đã được phát hiện và đưa vào sử dụng như mỏ nước khoáng Kênh Gà (Ninh Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiền Hải (Thái Bình)… 1.1.4. Sinh vật: Do nằm trong khu vực có nhiều dạng địa hình, các Vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên, khu Ramsar nên vùng có các hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Trong đó phải kể đến hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, hệ sinh thái rừng biển với các rạn san hô (Cát Bà), hệ sinh thái rừng lùn trên đỉnh núi và các dông núi hẹp, hệ sinh thái rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm, gió mùa vùng núi cao trung bình trên sườn dốc thoát nước và vùng đỉnh núi, hệ sinh thái rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm gió mùa vùng núi cao trung bình trên đất ngập nước vùng đỉnh núi, hệ sinh thái rừng kín thường xanh hỗn giao tre trúc - cây lá rộng, hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (Tam Đảo)… Hệ động, thực vật phong phú với các loài động vật sống trong rừng, các loài động vật sống ở đáy biển, cá biển, các loài thực vật trên cạn, thực vật ngập mặn, rong biển, san hô, các loài cây dược liệu, các cây gỗ quý Đặc biệt, tại đây còn có nhiều loài đặc hữu quý hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam như voọc đầu trắng, voọc quần đùi trắng (Cát Bà,Cúc Phương), cầy vằn, báo hoa mai (Cúc Phương), quạ khoang, sóc đen (Cát Bà), gà lôi trắng, khỉ, báo, gấu, sóc bay (Ba Vì), cu li, khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, khỉ mốc, khỉ đuôi lợn, voọc má trắng, sóc bay lông chân, dơi tay sọ cao v.v…(Tam Đảo), Tê tê vàng, khỉ vàng, rái cá lông mượt, cá heo trắng Trung Hoa, cá Ông Chuông, tu hài, trai ngọc, bào ngư, sá sùng và đặc biệt là 2 loài rùa biển vích và đồi mồi.…( Bái Tử Long); thực vật có thổ phục linh, lát hoa, kim giao, sến mật, rừng kim giao (Cát Bà), bách xanh, thông, dẻ, lát hoa (Ba Vì). Nhiều loài gần như tuyệt chủng trong sách đỏ quốc tế có rẽ mỏ thìa, bồ nông, cò thìa, choi choi mỏ thìa, mòng biển, diệc đầu đỏ (Xuân Thủy). Nhiều loài cây gỗ lớn như chò xanh, chò chỉ hay đăng, loài thực vật có mạch đặc hữu, loài đặc hữu đối với vùng núi đá vôi (Cúc Phương)… Một số cây đặc hữu được đặt tên gắn với Vườn quốc gia như Lan hài và Hoàng thảo Tam Đảo. 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.2.1.Các đặc điểm dân cư, dân tộc: Dân số Vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc hiện có hơn 19.770 người, chiếm 23% dân số cả nước. Đây là vùng dân cư đông đúc nhất cả nước (939 người/km 2 ). Mặc dù tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trong vùng giảm mạnh nhưng mật độ dân số vẫn cao, gấp 3,5 lần mật độ trung bình cả nước. Đây là một thuận lợi về nguồn lực lao động. Tuy nhiên, dân số đông cũng đem đến những khó khăn nhất định gây sức ép lên sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Những nơi đông dân cư nhất vùng là Hà Nội (1.962 người/km 2 ), Bắc Ninh (1.257 người/km 2 ), Hải Phòng (1.221 người/km 2 ), Hưng Yên (1.226 người/km 2 ), Thái Bình (1.140 người/km 2 ), Nam Định (1.107 người/km 2 ). Ở những nơi khác, chủ yếu thuộc rìa phía Bắc và Đông Bắc nên mật độ dân cư thưa hơn. Đa số dân số là người Kinh, một bộ phận nhỏ là các dân tộc thiểu số như dân tộc Mường (Ba Vì-Hà Nội, Nho Quan-Ninh Bình, Quảng Ninh), các dân tộc Dao, Tày, QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 8 Sán Dìu, Hoa (Vĩnh Phúc, Quảng Ninh), dân tộc Cao Lan, Ngái (Vĩnh Phúc), dân tộc Sán Chỉ, Nùng (Quảng Ninh). Yếu tố dân tộc không phải là tiềm năng du lịch nội bật của vùng, nhưng bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và ngay cả ở Thủ đô Hà Nội cũng là những chủ đề có thể khai thác phát triển du lịch. Sự phân bố dân cư quá đông ở khu vực liên quan tới nhiều yếu tố như nền nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa nước là chủ yếu đòi hỏi phải có nhiều lao động. Trong vùng còn có nhiều trung tâm công nghiệp quan trọng và một mạng lưới các đô thị khá dày đặc. Ngoài ra, khu vực đã được khai thác từ lâu đời và có các điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho hoạt động sản xuất và cư trú của con người. Tại đây, tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với nhịp độ kinh tế - xã hội. Điều này gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Hàng loạt các vấn đề xã hội như việc làm, nhà ở, y tế, văn hóa, giáo dục vẫn còn gây bức xúc. Đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn do kinh tế dịch chuyển chậm, dân số quá đông. Vùng ĐBSH&DHĐB có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước. Với chiều dài tổng cộng hơn 3.000 km, hệ thống đê điều được xây dựng và bảo vệ từ đời này qua đời khác không chỉ là bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng mà còn là nét độc đáo của nền văn hóa sông Hồng, văn hóa Việt Nam. Cơ sở vật chất của vùng cũng ngày càng hoàn thiện, đặc biệt là mạng lưới đường giao thông. Vùng cũng nhận được sự quan tâm đầu tư của nhà nước và nước ngoài. 1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội: Đây là một khu vực có tốc độ phát triền kinh tế nhanh, đứng thứ hai sau vùng Đông Nam Bộ. Theo kế hoạch phát triển, đến năm 2020, vùng sẽ phải giữ được tốc độ tăng trưởng liên tục trên 10% và đóng góp khoảng 24% cho GDP của cả nước. Mục tiêu đến trước năm 2020, tỷ lệ này sẽ là 27%. Cơ cấu kinh tế của vùng đang có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dịch vụ trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội. * Công nghiệp: Công nghiệp được hình thành sớm nhất và phát triển mạnh trong thời kỳ đất nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giá trị công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP công nghiệp cả nước. Phần lớn giá trị công nghiệp tập trung ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. * Thủ công nghiệp: Hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng hầu hết nguyên liệu trong nước gồm các mặt hàng truyền thống như mây, tre, đan, sơn mài, gốm sứ, thêu, chạm khắc, các sản phẩm từ cói….thỏa mãn nhu cầu của du khách và xuất khẩu. * Nông nghiệp: Về diện tích và tổng sản lượng lương thực, vùng chỉ đứng sau đồng bằng sông Cửu Long, nhưng là vùng có trình độ thâm canh cao nên năng suất lúa rất cao. Sự phát triển kinh tế cùng với hàng loạt các chính sách mới cũng góp phần quan trọng cho việc giải quyết lương thực, thực phẩm của vùng. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành trồng cây lương thực luôn giữ vị trí hàng đầu. Sản lượng lương thực chiếm xấp xỉ 20% cả nước. Trong các cây lương thực, lúa có ý nghĩa quan trọng nhất cả về diện tích và sản lượng. Hàng năm, khu vực có QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 9 hơn 1 triệu ha đất gieo trồng lúa. Năm 2011, năng suất lúa của vùng tăng 4,1% so với năm trước. Cây lúa có mặt ở hầu hết mọi nơi, tập trung nhất và đạt năng suất cao nhất ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, trong đó Thái Bình là tỉnh dẫn đầu cả nước về năng suất lúa. Ngành trồng cây lương thực đặc biệt là trồng lúa ở đây đã có từ lâu đời và được thâm canh với trình độ cao nhất cả nước. Tuy vậy, việc đảm bảo lương thực cho con người và các nhu cầu khác (phục vụ chăn nuôi, công nghiệp chế biến v.v…) còn bị hạn chế. Ngoài sản xuất lương thực vùng còn trồng các loại cây nông sản khác, nuôi trồng thủy sản… phục vụ đời sống và có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch là giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và thủy sản, riêng trồng trọt thì giảm tỉ trọng lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp và cây thực phẩm. * Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm: Vùng có hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và Hải Phòng. Các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long (Quảng Ninh) tạo thành tam giác kinh tế phát triển mạnh của vùng và có sự lan tỏa, thu hút lớn đối với các vùng, tỉnh lân cận. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 7 tỉnh Bắc sông Hồng tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của vùng và khu vực phía Bắc. Vùng ĐBSH&DHĐB cũng là nơi có đội ngũ trí thức đông đảo và đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao. Đây là những yếu tố đang dần thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đầu tư mạnh mẽ vào khu vực công nghiệp của vùng, đặc biệt là các ngành công nghiệp công nghệ cao. Sự phát triển nền kinh tế thị trường đã dần dần làm thay đổi bộ mặt xã hội vùng theo hai xu hướng trái ngược nhau: - Thứ nhất: Kinh tế phát triển, đời sống được cải thiện đã đưa các yếu tố mới hiện đại vào lối sống của người dân. - Thứ hai: Xu hướng khôi phục các nét sinh hoạt văn hóa truyền thống, đặc trưng của văn hóa nông nghiệp và văn hóa làng xã đang được phục hồi. Như vậy, một mặt xã hội đang phát triển theo xu hướng đô thị hóa, mặt khác sự trở về với cội nguồn, với những giá trị truyền thống với những nét sinh hoạt văn hóa xưa như tập tục, tín ngưỡng đang trở nên một xu hướng mạnh mẽ. Đấy chính là những nét đặc sắc, hấp dẫn là nguồn tài nguyên có giá trị để phát triển du lịch. 2. Tài nguyên du lịch vùng ĐBSH&DHĐB 2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 2.1.1. Tài nguyên du lịch biển: Vùng ĐBSH&DHĐB có đường bờ biển tương đối dài với nhiều bãi biển đẹp có thể khai thác cho hoạt động du lịch như bãi biển Trà Cổ, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Cát Cò 1,2,3, Đồ Sơn (Hải Phòng), QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 10 Đồng Châu (Thái Bình), Thịnh Long, Giao Lâm (Nam Định) Tuy nhiên các bãi biển có giá trị tắm biển nằm ở khu vực phía Bắc và các đảo như Trà Cổ, Quan Lạn. Vịnh Hạ Long có giá trị cảnh quan đặc biệt, nhưng giá trị tắm biển không cao. Các bãi biển như Đồ Sơn, Quất Lâm, Thịnh Long…nước đục nên cũng ít có giá trị đối với du lịch tắm biển. Hệ thống đảo ven bờ là những tài nguyên du lịch giá trị. Các đảo Cô Tô, Ngọc Vừng, Quan Lạn (Quảng Ninh), Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) có những bãi tắm đẹp, môi trường trong lành là tài nguyên du lịch tắm biển, thể thao và khám phá. Các đặc sản từ biển gồm những loại thực phẩm cao cấp như bào ngư, tôm hùm, mực.v.v…ở khu vực này rất sẵn và rẻ. Bên cạnh đó, các sản phẩm khác từ biển như hàng hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm cũng rất có giá trị đối với du lịch. 2.1.2. Tài nguyên du lịch hang động: Trong số rất nhiều hang động đã được phát hiện ở vùng ĐBSH&DHĐB có rất nhiều hang đẹp, rộng có khả năng khai thác phục vụ mục đích du lịch tham quan, nghiên cứu như Tràng an - Tam Cốc - Bích Động, Địch Lộng (Ninh Bình), Hương Tích (Hà Nội); Bồ Nâu, Sửng Sốt (Quảng Ninh).v.v… 3.1.3. Tài nguyên du lịch thuộc sông, hồ, suối nước nóng, nước khoáng: Sông, hồ, suối nước nóng, nước khoáng là những tài nguyên du lịch rất phong phú ở vùng ĐBSH&DHĐB. Những tài nguyên này được khai thác phục vụ mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể dục thể thao và chữa bệnh. Điển hình có hồ Đại Lải, Đầm Vạc (Vĩnh Phúc); Đồng Mô, hồ Tây, Quan Sơn, Suối Hai (Hà Nội); Tam Chúc (Hà Nam) v.v…; các suối nước nóng Kênh Gà (Ninh Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiền Hải (Thái Bình) và các sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. 2.1.4. Tài nguyên du lịch thuộc các khu rừng đặc dụng: Vùng ĐBSH&DHĐB có 32 khu bảo tồn chiếm xấp xỉ 29%, trong đó có 6 vườn quốc gia; 14 khu dự trữ động thực vật và 12 khu rừng văn hóa - môi trường. Đặc biệt trên lãnh thổ có một số khu bảo tồn đất ngập nước có giá trị du lịch cao như Xuân Thủy (Nam Định) và Vân Long (Ninh Bình) trong đó Xuân Thủy là 1 trong 4 khu Ramsar của cả nước, 2 khu dữ trữ sinh quyển là đảo Cát Bà (Hải Phòng) và vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng (gồm vùng ven biển cửa sông Đáy thuộc huyện Kim Sơn, Ninh Bình và Nghĩa Hưng, Nam Định; vùng ven biển cửa cửa Ba Lạt thuộc huyện Giao Thủy, Nam Định và Tiền Hải, Thái Bình và vùng ven biển cửa cửa Thái Bình thuộc huyện Thái Thụy, Thái Bình). Các vườn quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh); Cát Bà (Hải Phòng); Cúc Phương (Ninh Bình); Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Ba Vì (Hà Nội) và Xuân Thủy (Nam Định) còn bảo tồn được nhiều diện tích rừng nguyên sinh với nhiều loại thực, động vật nhiệt đới điển hình. Đây là nơi lưu giữ tốt nhất nguồn gen động thực vật, bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học vì thế có ý nghĩa rất lớn về khoa học, về kinh tế, giáo dục và du lịch. Các khu dự trữ động, thực vật và đặc biệt là các khu rừng văn hóa - lịch sử môi trường như Côn Sơn, Hương Tích, Chùa Thầy.v.v. đều nằm trong các khu vực được quy hoạch để phục vụ mục đích du lịch cần sớm có sự kết hợp để đạt hiệu quả cao trong việc bảo vệ, khai thác sử dụng. [...]... một trong các yếu tố nguồn lực để phát triển du lịch Vùng 4.3 Đầu tư, khoa học công nghệ 4.3.1 Đầu tư: Vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng đối QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131... hàng hóa và hành khách QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131 FAX.8240407 20 Hệ thống sông ở vùng là tiềm năng phát triển du lịch theo đường sông nối các tỉnh trong vùng và với các vùng khác Những năm gần đây trên địa bàn vùng đã khai thác tuyến du lịch sông Hồng nhưng do thời tiết,... đô thị du lịch, tuyến du lịch Những năm gần đây cùng với quá trình đầu tư phát triển hạ tầng và những điều kiện tiếp cận điểm đến, nhiều khu du lịch, công trình kinh tế-xã hội trên địa bàn vùng QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131 FAX.8240407 34 ra đời kéo theo hoạt động du lịch trở... tài nguyên và đất đai Theo đó, hiện nay, ngành du lịch chưa thống kê được hiện trạng cũng như nhu cầu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131 FAX.8240407 35 đất phát triển du lịch Đây là một thực tế cần phải đối mặt, dẫn đến sự phát triển tự phát, chồng chéo làm ảnh hưởng đến công tác... hình được hệ thống điểm du lịch; sự gắn kết, bổ trợ về tài nguyên, nguồn lực và sản phẩm du lịch còn mờ nhạt, chưa nổi bật để tạo sức hấp dẫn và tiếng vang tầm quốc gia và quốc tế vì vậy cho đến nay chưa có thương hiệu rõ nét về tuyến du lịch 5 Đầu tƣ phát triển du lịch 5.1 Đầu tư nước ngoài Vùng Đồng bằng sông sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc là vùng du lịch có tiềm năng phát triển và thu hút nguồn vốn... TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131 FAX.8240407 33 khách du lịch Các nhóm sản phẩm du lịch chủ yếu gắn với loại hình du lịch tham quan (cảnh quan, di tích, v.v.); du lịch nghỉ dưỡng (biển, núi); du lịch tâm linh, lễ hội Các sản phẩm du lịch gắn với ẩm thực Việt Nam và vùng cũng là những điểm mạnh của du lịch. .. địa đến du lịch so với cả nước Tổng thu từ du lịch luôn chiếm hơn 30% nguồn thu từ du lịch của cả nước, đứng thứ nhất và thứ hai trong bảy vùng QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131 FAX.8240407 26 - Vùng có Thủ đô Hà Nội là một trong hai trung tâm du lịch lớn của quốc gia, có các... hình du lịch này đều là thế mạnh của vùng QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131 FAX.8240407 27 Mức chi tiêu trung bình xấp xỉ 1.700.000 VND ngày/đêm (tương đương 91 USD); ngày lưu trú trung bình tăng từ 2,0 ngày năm 2000 lên 3,25 ngày năm 2011 2.1.2 Khách du lịch nội địa: Đồng bằng sông. .. Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131 FAX.8240407 29 2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 2.3.1 Cơ sở lưu trú: Cùng với sự gia tăng lượng khách, hệ thống các cơ sở lưu trú ở vùng phát triển với tốc độ nhanh Năm 2000 toàn vùng có 870 cơ sở... điểm du lịch có sức thu hút khách mới làm phong phú thêm hệ thống khu, điểm du lịch 4.2.1 Hệ thống điểm du lịch: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam (1995-2010) xác định hệ thống các điểm du lịch quốc gia; trên cơ sở đó quy họach phát triển du lịch từng địa phương xác định các điểm du lịch địa phương Các điểm du lịch được phân thành ba nhóm: điểm du lịch sinh thái, điểm du lịch văn hóa và . Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt nội dung đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 . -. cầu và nhiệm vụ mới. Với các nhìn nhận trên, việc xây dựng " ;Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm QUY HOẠCH. lập quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc (ĐBSH&DHĐB) theo định hướng phát triển du lịch vùng của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,

Ngày đăng: 06/05/2015, 10:08

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w