Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng bắc trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

115 1.1K 7
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng bắc trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO TỔNG HỢP QHTT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 1 QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết lập quy hoạch Định hƣớng phát triển du lịch vùng của Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030 mới đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt xác định Vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Diện tích tự nhiên của vùng: 52.534,2 km 2 ; dân số: trên 10 triệu ngƣời; mật độ dân số trung bình: 206 ngƣời/km 2 . Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc của vùng Bắc Trung Bộ, cũng là tỉnh đông dân nhất với 3.407.000 ngƣời, trên diện tích 11.133,4km2. Thanh Hóa cũng là tỉnh có nhiều tài nguyên du lịch và là một điểm đến rất có tiếng đối với thị trƣờng du lịch nội địa khu vực miền Bắc. Các tài nguyên du lịch chủ yếu của tỉnh là bãi biển Sầm Sơn, Thành nhà Hồ, Lam Kinh, cầu Hàm Rồng, Vƣờn Quốc gia Bến En, suối cá thần Cẩm Lƣơng và nhiều tài nguyên du lịch có giá trị khác. Tuy nhiên, phần lớn các tài nguyên du lịch sinh thái còn chƣa đƣợc đầu tƣ khai thác phát triển du lịch. Tiếp giáp với Thanh Hóa là Nghệ An, có diện tích 16.490,7km2 và dân số gần 3 triệu ngƣời. Bãi biển Cửa Lò và quê hƣơng Hồ Chủ tịch là những tài nguyên du lịch quan trọng nhất của tỉnh. Cũng tƣơng tự Thanh Hóa, những điểm đến này có giá trị đặc biệt quan trọng đối với thị trƣờng du lịch nội địa. Ngoài ra, Vƣờn Quốc gia Pù Mát cũng là một tiềm năng phát triển du lịch sinh thái quan trọng, tuy nhiên do nhiều khó khăn về hạ tầng, đầu tƣ, cơ sở vật chất nên cũng chƣa phát huy đƣợc thế mạnh về du lịch sinh thái. Nằm kế Nghệ An là tỉnh Hà Tĩnh với diện tích 6.025,6km2 và dân số là 1.228.000 ngƣời. Tuy nằm cách tƣơng đối xa trung tâm du lịch lớn của miền Bắc là Hà Nội nhƣng thị trƣờng khách du lịch nội địa của Hà Tĩnh cũng có những bƣớc phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, đặc biệt là ở bãi biển Thiên Cầm. Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng của cửa khẩu Cầu Treo cũng mang lại những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Ngoài ra ngã ba Đồng Lộc cũng là một điểm du lịch quan trọng của cả nƣớc. Tỉnh Quảng Bình có diện tích 8.065,3km2, dân số 849 ngàn ngƣời. Từ lâu Quảng Bình đã nổi danh với các tài nguyên du lịch nổi trội nhƣ dải bãi biển cát trắng, quần thể hang động và Vƣờn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Với điều kiện tài nguyên, vị trí địa lý, Quảng Bình là một trong những địa phƣơng đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ. BÁO CÁO TỔNG HỢP QHTT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 2 Tỉnh Quảng Trị có diện tích 4747km2, dân số 600,5 ngàn ngƣời là tỉnh nhỏ nhất của vùng, tuy nhiên Quảng Trị đóng vai trò hết sức quan trọng với các bãi biển đẹp nhƣ Cửa Tùng, Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ anh hùng, địa đạo Vịnh Mốc, cầu Hiền Lƣơng, Thành cổ Quảng Trị và các di tích lịch sử Cách mạng gắn với đƣờng Hồ Chí Minh và khu phi quân sự (DMZ) dọc vĩ tuyến 17. Nghĩa trang liệt sỹ Trƣờng Sơn cũng là một điểm đến hết sức quan trọng của Quảng Trị. Nhƣng di tích lịch sử cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ chính là sự khác biệt lớn nhất, nổi trội nhất của vùng Bắc Trung Bộ so với các vùng khác của nƣớc ta. Vị trí tự nhiên của Quảng Trị là điểm hành lang Đông - Tây đi vào nƣớc ta. Đây là một lợi thế to lớn đồng thời khẳng định vị trí quan trọng của Quảng Trị trong phát triển du lịch cũng nhƣ kinh tế - xã hội của cả vùng. Thừa Thiên - Huế là tỉnh cuối cùng của vùng Bắc Trung Bộ, nằm ở Bắc đèo Hải Vân, cũng là tỉnh có nhiều tài nguyên và du lịch phát triển nhất cả vùng. Tỉnh có diện tích 5062,6km2 và dân số trên 1 triệu ngƣời. Tài nguyên du lịch của Thừa Thiên - Huế hết sức phong phú, từ các tài nguyên du lịch tự nhiên nổi trội nhƣ hệ thống bãi biển, đầm phá nhƣ Tam Giang, Cầu Hai, Lăng Cô, Vƣờn Quốc gia Bạch Mã, đến các tài nguyên du lịch lịch sử nhƣ cố đô Huế, các tài nguyên du lịch gắn với dân tộc thiểu số cũng nhƣ lịch sử Cách mạng A Sầu, A Lƣới. Nét đặc sắc văn hóa, ẩm thực các giá trị văn hóa phi vật thể cũng là những tiềm năng du lịch hết sức quan trọng của tỉnh. Kết nối toàn bộ 6 tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ là ba tuyến quan trọng trên trục giao thông Bắc - Nam là đƣờng quốc lộ 1A, đƣờng sắt Bắc - Nam và đƣờng Hồ Chí Minh. Trong tổ chức lãnh thổ phát triển du lịch Việt Nam, theo định hƣớng chiến lƣợc mới đƣợc phê duyệt, vùng Bắc Trung Bộ là vùng tiếp giáp với các vùng trung du miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc và vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nằm ở khu vực hẹp nhất của đất nƣớc. Đây là vùng có tài nguyên du lịch hết sức phong phú với dải bờ biển dài và dãy Bắc Trƣờng Sơn, cố đô Huế, quê hƣơng Hồ Chủ tịch Thiên nhiên hoang sơ, nền văn hóa đặc sắc là những tài nguyên du lịch vô giá của khu vực. Không chỉ có thế mạnh về tài nguyên du lịch, vùng Bắc Trung Bộ còn có nhiều cửa khẩu với Lào, là nơi hành lang Đông - Tây vào lãnh thổ Việt Nam, vùng Bắc Trung Bộ có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát phát triển du lịch Việt Nam cũng nhƣ phát triển kinh tế và du lịch trên hành lang Đông Tây với các nƣớc trong khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Vùng Bắc Trung Bộ có hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng không tƣơng đối phát triển, với các trục giao thông Bắc - Nam cả trên đƣờng bộ và đƣờng sắt, ngoài ra vùng cũng có nhiều sân bay, trong đó quan trọng nhất là Phú Bài (Thừa Thiên - Huế), Vinh và Đồng Hới. Trong những năm qua, với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch cả nƣớc cũng nhƣ Hà Nội, cùng với sự quá tải của các điểm nghỉ dƣỡng truyền thống, du lịch Bắc Trung Bộ đã có những bƣớc phát triển quan trọng, cùng với đó, hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ và có những thành tựu quan trọng. BÁO CÁO TỔNG HỢP QHTT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 3 Bên cạnh nguồn đầu tƣ quan trọng từ ngân sách, các nhà tài trợ quốc tế cũng quan tâm hỗ trợ Vùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực môi trƣờng, bảo tồn tự nhiên và cải thiện sinh kế, xóa đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng. Những thế mạnh về vị trí địa lý và tài nguyên du lịch là điều kiện thuận lợi quan trọng cho phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, mở rộng hợp tác quốc tế và phát triển liên vùng, liên quốc gia. Thời gian qua, cùng với sự phát triển du lịch cả nƣớc, du lịch vùng Bắc Trung Bộ đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, đạt đƣợc những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển du lịch của cả nƣớc và kinh tế - xã hội của khu vực. Tuy nhiên, những đặc thù cơ bản sau của vùng Bắc Trung Bộ trong phát triển du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung có những ảnh hƣởng quan trọng đến phát triển bền vững: - Thứ nhất: Vùng Bắc Trung Bộ là một vùng còn nhiều khó khăn về nguồn lực đầu tƣ cũng nhƣ phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc, tỷ lệ nghèo cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chƣa phát huy hết lợi thế về tài nguyên cũng nhƣ vị trí địa lí của vùng. - Thứ hai: Điều kiện khí hậu khắc nghiệt là một thách thức không nhỏ đối với phát triển du lịch. Vùng Bắc Trung Bộ là khu vực chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất của các yếu tố thời tiết bất lợi nhƣ bão, lũ lụt, hạn hán… cũng nhƣ của biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng. - Thứ ba: Điều kiện hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập, đặc biệt là ở khu vực vùng núi phía Tây. - Thứ tư: Sự suy thoái của nhiều loại tài nguyên trong đó có tài nguyên du lịch. Một số khu vực còn chịu ảnh hƣởng nhiều bom mìn và chất độc hóa học còn lại từ chiến tranh. Trong giai đoạn phát triển mới, du lịch Bắc Trung Bộ đứng trƣớc những thuận lợi và khó khăn mới, du lịch Bắc Trung Bộ cần đƣợc phát triển với chiến lƣợc lâu dài, theo hƣớng bền vững, giải quyết đƣợc những khó khăn hiện tại và sẵn sàng cho những thách thức trong tƣơng lai, góp phần ngày càng lớn vào sự nghiệp phát triển du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung của cả nƣớc. Để giải quyết những vấn đề trên, nhằm phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của vùng, việc xây dựng "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030" là cần thiết và cấp bách. Đây sẽ là một bƣớc cụ thể hóa quan trọng những định hƣớng chiến lƣợc của Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030. BÁO CÁO TỔNG HỢP QHTT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 4 2. Căn cứ lập quy hoạch 2.1. Căn cứ pháp lý - Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005; - Luật Di sản Văn hoá số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001; - Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009; - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; - Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 3/12/2004; - Luật Bảo vệ Môi trƣờng số 52/2005/QH11ngày 29/11/2005; - Căn cứ Kết luận số 25-KL/TW ngày 02 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 26 tháng 8 năm 2004 của Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2020; - Nghị định số 92/2006/NĐ - CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; - Nghị định 92/2007/NĐ - CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch; - Nghị định 98/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hoá và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa; - Nghị định số 04/2008/NĐ - CP ngày 11/1/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ - CP ngày 07/9/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; - Thông tƣ 01/2012/TT-BKHĐT ngày 9/2/2012 của Bộ KH-ĐT về hƣớng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; - Thông tƣ 01/2007/TT – BKH ngày 07 tháng 2 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ - CP ngày 07/9/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; - Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Quyết định số 1057/QĐ-BVHTTDL ngày 22/3/2012 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc giao nhiệm vụ lập “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. - Quyết định số 1694/QĐ-BVHTTDL ngày 07/5/2012 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt nội dung đề cƣơng “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. 2.2. Các căn cứ khác - Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội vùng Bắc Trung Bộ; BÁO CÁO TỔNG HỢP QHTT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 5 - Các báo cáo quy hoạch các ngành kinh tế và sản phẩm chủ yếu có liên quan trên địa bàn vùng; - Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch vùng đến năm 2011; nhu cầu và xu thế phát triển du lịch quốc tế, khu vực và trong nƣớc trong giai đoạn mới; - Các số liệu thống kê và tài liệu khác liên quan. 3. Quan điểm và mục tiêu xây dựng quy hoạch 3.1. Quan điểm xây dựng quy hoạch - Đảm bảo các nguyên tắc về quy hoạch đƣợc quy định trong Luật Du lịch; - Phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ; - Phù hợp với Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam, với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Phát huy lợi thế vùng, địa phƣơng; sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên nhằm phát triển hệ thống sản phẩm đặc thù của vùng và tăng cƣờng khả năng liên kết nội vùng cũng nhƣ với các vùng và khu vực khác trong cả nƣớc. 3.2. Mục tiêu xây dựng quy hoạch Cụ thể hóa Chiến lƣợc và Quy hoạch tổng phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 nhằm: - Thực hiện công tác quản lý phát triển du lịch đảm bảo có hiệu quả và thống nhất trong mối liên hệ toàn vùng và với các vùng khác trong cả nƣớc. - Tạo cơ sở lập các quy hoạch phát triển du lịch địa phƣơng, các khu du lịch trọng điểm, các dự án đầu tƣ phát triển du lịch trên địa bàn vùng góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch vùng. 4. Nội dung và nhiệm vụ quy hoạch 1. Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của ngành Du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng và quốc gia; 2. Phân tích, đánh giá tiềm năng các nguồn lực và hiện trạng phát triển du lịch; 3. Xác định quan điểm mục tiêu, tính chất quy mô phát triển du lịch vùng, dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phƣơng án phát triển du lịch vùng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; 4. Tổ chức không gian du lịch, kết cấu hạ tầng; định hƣớng phát triển thị trƣờng và sản phẩm du lịch, các giá trị văn hóa trong vùng để phục vụ phát triển du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực du lịch; 5. Xác định danh mục các khu vực, các dự án ƣu tiên đầu tƣ phát triển du lịch vùng; nhu cầu sử dụng đất, vốn đầu tƣ phát triển du lịch vùng; 6. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng, tài nguyên và đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trƣờng; 7. Đề xuất cơ chế, chính sách; giải pháp, mô hình tổ chức quản lý, phát triển du lịch vùng theo quy hoạch. 5. Giới hạn, phạm vi lập quy hoạch 5.1. Về không gian: Lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ gồm địa giới hành chính các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Diện tích tự nhiên 52.534,2 km 2 ; dân số trên 10 triệu ngƣời. BÁO CÁO TỔNG HỢP QHTT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 6 5.2. Về thời gian - Số liệu hiện trạng 2000 - 2010, cập nhật số liệu năm 2011. - Quy hoạch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 6. Phƣơng pháp lập quy hoạch  Phƣơng pháp thu thập tài liệu: Đƣợc sử dụng để lựa chọn những tài liệu, số liệu, những thông tin có liên quan đến nội dung và đối tƣợng nghiên cứu trong quy hoạch. Phƣơng pháp này rất quan trọng, là tiền đề giúp cho việc phân tích, đánh giá tổng hợp các nội dung và đối tƣợng nghiên cứu một cách khách quan và chính xác.  Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: Đƣợc sử dụng trong suốt quá trình phân tích, đánh giá toàn diện các nội dung, các đối tƣợng nghiên cứu trong quy hoạch nhƣ: thực trạng tiềm năng tài nguyên du lịch; thực trạng công tác tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên du lịch; thực trạng phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; thực trạng biến động của môi trƣờng du lịch; thực trạng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế du lịch  Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa: Đƣợc thực hiện nhằm điều tra bổ sung hoặc kiểm tra lại những thông tin quan trọng cần thiết cho quá trình phân tích, đánh giá và xử lý các tài liệu và số liệu. Thông qua phƣơng pháp này cho phép xác định cụ thể hơn về vị trí, ranh giới, quy mô cũng nhƣ tầm quan trọng của các đối tƣợng nghiên cứu; đồng thời còn cho phép xác định khả năng tiếp cận đối tƣợng (xác định đƣợc khả năng tiếp cận bằng các loại phƣơng tiện gì từ thị trƣờng khách du lịch đến các điểm tài nguyên). Mặt khác, trong thực tế công tác thống kê các số liệu của các ngành nói chung và của ngành du lịch nói riêng còn chƣa hoàn chỉnh và đồng bộ, còn nhiều bất cập và chƣa thống nhất, do vậy phƣơng pháp nghiên cứu và khảo sát thực địa tại chỗ là không thể thiếu trong quá trình lập quy hoạch.  Phƣơng pháp dự báo, chuyên gia: Đƣợc áp dụng để nghiên cứu một cách toàn diện các yếu tố khách quan và chủ quan; các yếu tố trong nƣớc và quốc tế; các yếu tố trong và ngoài ngành du lịch; những thuận lợi và khó khăn thách thức có ảnh hƣởng sâu sắc đến sự phát triển du lịch Việt Nam nói chung và của vùng Bắc Trung Bộ nói riêng. Trên cơ sở đó dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch một cách bền vững; nghiên cứu tổ chức không gian lãnh thổ du lịch; trong việc đề xuất các trọng điểm, các dự án, các lĩnh vực ƣu tiên đầu tƣ; cũng nhƣ trong việc xác định các sản phẩm du lịch đặc thù.  Phƣơng pháp bản đồ: đƣợc sử dụng trên cơ sở kết quả các nội dung phân tích, đánh giá, tổng hợp của quy hoạch. Với các kết quả đã đƣợc nghiên cứu, thông qua phƣơng pháp bản đồ sẽ thể hiện một cách trực quan các nội dung nghiên cứu, các số liệu cụ thể trên biểu đồ; cũng nhƣ xác định đặc điểm và sự phân bố theo lãnh thổ của các đối tƣợng đƣợc nghiên cứu trên bản đồ (sự phân bố nguồn tài nguyên, sự phân bố của hệ thống kết cấu hạ tầng, các tuyến điểm du lịch, các hạt nhân du lịch, các dự án ƣu tiên đầu tƣ phát triển ). BÁO CÁO TỔNG HỢP QHTT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 7 PHẦN THỨ NHẤT ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ I. CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG 1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ 1.1. Đặc điểm tự nhiên của vùng 1.1.1. Vị trí địa lí Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía Bắc tới dãy núi Bạch Mã ở phía Nam - là ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ, gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Phía Tây là dãy núi Trƣờng Sơn Bắc giáp với nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Bắc giáp với vùng núi Tây Bắc và Đồng bằng sông Hồng, phía Nam giáp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Đông là Biển Đông. - Về vị trí tiếp giáp cụ thể: + Phía Bắc giáp với Hòa Bình, Ninh Bình, Sơn La. + Phía Tây là sƣờn Đông dãy Bắc Trƣờng Sơn giáp với CHDCND Lào, hiện giữa hai nƣớc có 5 cửa khẩu quốc tế: Na Mèo, Nậm Cắn, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo và 3 cửa khẩu chính: La Lay (Quảng Trị), Hồng Vân và A Đớt (Thừa Thiên - Huế). + Phía Đông hƣớng ra biển Đông thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế biển, tạo cơ hội mở rộng thị trƣờng hàng hóa, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á. + Phía Nam là thành phố Đà Nẵng, điểm cuối của hàng lang Đông Tây. - Về vị trí giao thông: + Bắc Trung Bộ nằm trên trục giao thông xuyên Việt (kể cả đƣờng bộ, đƣờng sắt), và có nhiều tuyến đƣờng ngang Đông Tây quan trọng. + Có hệ thống đô thị ven biển (Thanh Hóa, Vinh, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Huế) gắn liền với các khu công nghiệp, trung tâm thƣơng mại, dịch vụ du lịch và các cảng biển (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Chân Mây, Hòn La…) + Bắc Trung Bộ nằm tƣơng đối gần đƣờng hàng hải quốc tế, chịu sự ảnh hƣởng trực tiếp của các vùng phát triển năng động trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng mở ra khả năng to lớn trong quan hệ về mọi mặt thông qua hệ thống đƣờng biển. BÁO CÁO TỔNG HỢP QHTT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 8 1.1.2. Khí hậu Khí hậu Bắc Trung Bộ mang tính chất chuyển tiếp của khí hậu Bắc Bộ, vẫn có một mùa đông lạnh, nhƣng ngắn hơn (90 ngày). Nhiệt độ thƣờng cao hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ 1-2 o C. Nhiệt độ trung bình năm là 23-25 o C, tổng lƣợng nhiệt 8.200 – 9.200 o C, số giờ nắng 1.460 – 1.920 giờ. Tổng lƣợng mƣa lớn, 1.500-2.500mm/năm. Vùng mƣa nhiều nhất là Thừa Thiên Huế. Độ ẩm không khí là 82-87%. Diễn biến của khí hậu trong năm thƣờng gây nên những biến cố nhƣ gió phơn Tây Nam (gió Lào), gây hạn hán, nóng bức (từ tháng 5 đến tháng 7). Tiếp đến là mƣa tập trung, cƣờng độ lớn vào các tháng 8, 9. Mƣa kèm theo bão Thái Bình Dƣơng gây lũ lụt và phá hoại mùa màng, tài sản của nhân dân. Lợi dụng quy luật hoạt động của khí hậu nói trên, vùng Bắc Trung Bộ đã xây dựng lịch mùa vụ sớm hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ từ 15 đến 30 ngày và tìm các biện pháp phòng tránh thiên tai. 1.1.3. Thủy văn Tiềm năng nƣớc của vùng khá phong phú, nhƣng biến động phức tạp. Vùng có 21 lƣu vực sông, mật độ sông suối khá dày, đạt 9,75km/km 2 . Riêng vùng núi cao đạt 1km – 1,8km/km 2 . Nguồn nƣớc chủ yếu là do mƣa cung cấp, nên thủy chế sông cũng theo mùa. Do địa hình dốc, lƣu vực nhỏ, nên sông ngắn, độ dốc lớn, dòng chảy nhỏ, việc sử dụng nƣớc sông, suối có nhiều khó khăn. Muốn điều tiết nƣớc, cần có hệ thống thủy lợi thích hợp, giữ nƣớc trong mùa mƣa, điều tiết nƣớc cho mùa khô. Nguồn nƣớc ngầm khá phong phú, đáng chú ý là nguồn suối khoáng, nƣớc nóng. Hiện có 16 điểm suối khoáng đƣợc đánh giá là có thể sử dụng tốt cho an dƣỡng, chữa bệnh, giải khát nhƣ suối khoáng Chà Khốt, Võ Ấm (Thanh Hóa); Bản Khang, Bản Tạt (Nghệ An); Sơn Kim (Hà Tĩnh); Bang - Lệ Thủy, Troóc, Đông Nghèn, Nô Bồ (Quảng Bình); Tân Lam, Kim Cƣơng, Hƣớng Hóa (Quảng Trị), Thanh Tân, Mỹ An, Hƣơng Bình (Thừa Thiên - Huế). Vùng biển Bắc Trung Bộ có chế độ thuỷ triều tƣơng đối phức tạp: Chế độ nhật triều thuần nhất ở vùng biển Thanh Hoá; chế độ nhật triều không đều bao gồm vùng biển Nghệ An – Hà Tĩnh; chế độ bán nhật triều không đều bao gồm vùng bờ biển từ Quảng Bình đến Thừa Thiên – Huế. Độ cao sóng trung bình trong vùng là 2m. 1.1.4. Tài nguyên tự nhiên * Tài nguyên đất vùng Bắc Trung Bộ rất đa dạng về chủng loại và diện tích đất chƣa sử dụng còn khá nhiều. Có 3 loại đất chính: đất đỏ vàng trung du miền núi gồm đất đỏ feralit, đất bỏ bazan… thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày hoặc khai thác nông nghiệp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc; đất phù sa bồi tụ ven sông hoặc đồng bằng ven biển thích hợp với trồng cây lƣơng thực, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày; đất cát hoặc đất cát pha ven biển chất lƣợng kém chỉ sử dụng để trồng một số loại cây hoa màu, trồng rừng phi lao, bạch đàn chống gió và cát bay ven biển. Quỹ đất tự nhiên của vùng hơn 5 triệu ha, trong đó đã sử dụng 2,8 triệu ha (chiếm 54,4%), đất chƣa sử dụng là 2,3 triệu ha (chiếm 45,6%). Trong 2,3 triệu ha đó có đất đồng bằng, đồi núi chiếm 1,9 triệu ha, đây chính là quỹ đất còn lại để khai thác BÁO CÁO TỔNG HỢP QHTT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 9 cho các mục tiêu phát triển sản xuất lâm nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc. Ngoài ra toàn vùng còn có 45,4 nghìn ha mặt nƣớc chƣa sử dụng. Đây là điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt trong tƣơng lai. * Tài nguyên nƣớc: Bắc Trung Bộ là vùng có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, nguồn cung cấp nƣớc dồi dào, với trữ lƣợng thủy sản và môi trƣờng thủy sản lớn, có nhiều cửa sông đổ ra biển với mực nƣớc sâu thuận lợi để xây dựng cảng sông, cảng biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Sông ngòi ở đây ngắn và dốc thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp thủy điện. * Tài nguyên rừng: là một trong những thế mạnh to lớn để vùng phát triển ngành lâm nghiệp. Tổng trữ lƣợng gỗ của Bắc Trung Bộ là 134.737 triệu m 3 và 1,5 triệu cây nứa, luồng, chiếm 17,9% trữ lƣợng gỗ và 25,4% trữ lƣợng tre nứa toàn quốc. Tài nguyên rừng của vùng chỉ đứng sau Tây Nguyên và đây chính là nguồn cung quan trọng về gỗ và lâm sản cho đồng bằng sông Hồng, cũng nhƣ đáp ứng một phần lĩnh vực sản xuất gỗ ở nƣớc ta. Ngoài cây luồng Thanh Hóa, Bắc Trung Bộ còn có nhiều đặc sản dƣới tán rừng và tài nguyên động vật phong phú, có giá trị kinh tế (nhƣ song, trầm kì, các loại dƣợc liệu quý, hƣơu, nai, khỉ…) - Tính đa dạng sinh học của vùng còn khá cao so với các vùng khác: gần nhƣ tỉnh nào cũng có vƣờn quốc gia nhƣ Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch Mã. * Về tài nguyên biển: Bắc Trung Bộ có bờ biển dài 670km với 23 cửa sông, trong đó có nhiều cửa sông lớn có thể xây dựng cảng phục vụ cho vận tải, đánh bắt cá nhƣ Nghi Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò, Cửa Hội (Nghệ An)… Điều tra cho thấy có 30- 40 loài cá kinh tế với trữ lƣợng 620.000 tấn, có khả năng khai thác 270.000 tấn, trong đó cá nổi 52-58%, chiếm 20-27% trữ lƣợng khai thác của cả nƣớc. Riêng tôm cũng có tới 30 loài tôm he, khả năng khai thác hàng năm 3.300 tấn, tôm hùm 350-400 tấn, mực 5000 tấn. Ven biển với 30.000ha nƣớc lợ cửa sông, đầm phá có khả năng nuôi trồng thủy sản, cây công nghiệp, rừng ngập mặn. * Tài nguyên khoáng sản: Bắc Trung Bộ có nguồn khoáng sản phong phú và đa dạng mà nổi bật là một số loại có tỉ trọng lớn so với các vùng khác. So với cả nƣớc, Bắc Trung Bộ chiếm 100% trữ lƣợng cromit, 60% trữ lƣợng sắt, 44% trữ lƣợng đá vôi. Một số khoáng sản có ý nghĩa quốc gia của vùng nhƣ đá vôi có ở hầu hết các tỉnh: 37,8 tỉ tấn (44%), quặng sắt (Thạch Khê – Hà Tĩnh): 554 triệu tấn (60%), cromit (Thanh Hóa) khoảng 3,2 triệu tấn, ngoài ra còn có măng-gan ở Nghệ An, titan ở Phú Bài (Thừa Thiên Huế)… nhƣng quy mô nhỏ, phân bố phân tán. Khoáng sản phi kim loại đáng kể là các mỏ đá quý nhƣ hồng ngọc, quắc zit ở Quỳ Hợp, Quế Phong Nghệ An); đất sét trắng ở Quảng Bình, cát xây dựng, cát thủy tinh ở ven biển ven sông. Khoáng sản năng lƣợng ít, chỉ có than ở Khe Bố (Nghệ An), Đồng Đỏ (Thanh Hóa), nhƣng trữ lƣợng ít. Nguồn khoáng sản phong phú, với một số mỏ có trữ lƣợng lớn, phân bố tập trung - là những thế mạnh góp phần không nhỏ vào việc hình thành các ngành công nghiệp của Bắc Trung Bộ. BÁO CÁO TỔNG HỢP QHTT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 10 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng Vùng Bắc Trung Bộ luôn nhận đƣợc nhiều quan tâm của Đảng, Chính phủ thời gian qua, thể hiện qua các văn bản cụ thể nhƣ: Nghị quyết 39/NQ-TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ và Quyết định 24/2008/QĐ-TTg ngày 5/2/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Vùng Bắc Trung Bộ là vùng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển, du lịch nhƣng nhìn chung vẫn là vùng nghèo, cần đƣợc ƣu tiên đầu tƣ để tạo bƣớc đột phá về phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của vùng đã có những chuyển biến tích cực, những thành tựu đạt đƣợc là khá toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Năm 2010, tổng giá trị sản phẩm GDP của vùng Bắc Trung Bộ đạt 56.128 tỷ đồng (cả nƣớc là 1.980.914 tỷ đồng) tức là chỉ bằng khoảng 2,8% của cả nƣớc. Tốc độ tăng trƣởng GDP trung bình cho giai đoạn 5 năm vừa qua đạt 10,78%/năm, cao hơn mức trung bình của cả nƣớc. Tốc độ tăng trƣởng trung bình trong giai đoạn 5 năm qua của khối công nghiệp xây dựng của Vùng BTB là 16,09%/năm, của khối nông nghiệp là 2,91%/năm và của khối dịch vụ là 11,54%/năm. Cơ cấu kinh tế của vùng là: khối công nghiệp - xây dựng (37,56%), khối nông - lâm - ngƣ nghiệp (25,11%) và khối thƣơng mại - dịch vụ (37,33%). Cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch theo hƣớng kinh tế thị trƣờng với sự tăng trƣởng mạnh của tỷ trọng khối kinh tế tƣ nhân và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tỷ trọng các thành phần kinh tế nhà nƣớc (trung ƣơng và địa phƣơng), kinh tế tập thể giảm. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch tƣơng ứng. Tỷ trọng lao động khối nông - lâm - ngƣ nghiệp giảm mạnh trong khi tỷ trọng lao động khối công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng nhanh chóng, đặc biệt là khối thƣơng mại - dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng ổn định, tuy nhiên còn thấp so với mức trung bình cả nƣớc. Kinh tế phát triển còn thiếu bền vững, tích lũy nội bộ từ nền kinh tế thấp (đặc biệt sau những khó khăn trong những năm vừa qua). Kết cấu hạ tầng chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Hạ tầng, đặc biệt là giao thông còn thiếu đồng bộ, các công trình đầu mối giao thông quan trọng mới chỉ đang ở giai đoạn quy hoạch. Quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ, chƣa có sản phẩm mũi nhọn. Nông nghiệp còn nhiều khó khăn đặc biệt do các điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Thƣơng mại, dịch vụ còn nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn trong phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo là biển đảo do yếu tố thời vụ tác động bởi thời tiết. [...]... lặp về nội dung, gây lãng phí tiền của, thời gian, nhân lực BÁO CÁO TỔNG HỢP QHTT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 30 II HIỆN TRẠNG VÀ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN NĂM 2011 1 Vị trí, vai trò của du lịch vùng Bắc Trung Bộ 1.1 Vị trí, vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế-xã hội vùng Bắc Trung Bộ Là một vùng đất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế,... nhƣ chƣa phát huy đƣợc lợi thế, tiềm năng nhằm tăng mức chi tiêu của khách du lịch BÁO CÁO TỔNG HỢP QHTT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 31 Sản phẩm du lịch Bắc Trung Bộ hiện nay thực sự có vị trí quan trọng đối với cả nƣớc Bắc Trung Bộ luôn đƣợc xác định là điểm du lịch nghỉ dƣỡng biển chủ yếu của thị trƣờng Hà Nội và các tỉnh phía Bắc Vùng Bắc Trung Bộ có nhiều... luật du lịch, an ninh an toàn trong du lịch, quy trình đón khách, kỹ năng giao tiếp, nghiệp vụ hƣớng dẫn du lịch với thời gian 3 tháng, 6 tháng Phát triển du lịch luôn phải gắn kết giữa hoạt động du lịch chuyên nghiệp của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và hoạt động hƣớng dẫn, thuyết minh du lịch và BÁO CÁO TỔNG HỢP QHTT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030. .. sản và phát triển du lịch Nhƣng một thời gian dài, ngành du lịch vẫn chƣa thực sự phát triển đáp ứng kỳ vọng là ngành kinh tế mũi nhọn, chƣa khai thác đƣợc những tiềm năng sẵn có nhằm tạo động lực phát triển cho các ngành kinh tế khác BÁO CÁO TỔNG HỢP QHTT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 35 Tại một số quy hoạch riêng lẻ của từng địa phƣơng, các nhà quy hoạch. .. nghề Thƣơng mại Du lịch Nghệ An BÁO CÁO TỔNG HỢP QHTT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 24 3 Hà Tĩnh 4 Quảng Bình 5 Quảng Trị 6 Thừa Thiên - Huế + Trƣờng Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Nghệ An + Trƣờng Trung cấp Du lịch miền Trung + Trƣờng Trung cấp Việt Anh + Trƣờng Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Hồng Lam + Trƣờng Cao đẳng Văn hóa Thể thao Du lịch Nguyễn Du + Trƣờng Dạy... vùng chiếm 7,12%, và đến cuối năm 2010 lƣợng khách quốc tế chiếm tỷ trọng 8,12% tổng lƣợng khách quốc tế đi BÁO CÁO TỔNG HỢP QHTT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 33 lại trong toàn quốc Trong những năm qua, ở vùng Bắc Trung Bộ đã phát triển và hình thành mới một số trung tâm, điểm du lịch có sức cạnh tranh trong nƣớc và khu vực nhƣ Bãi Lữ (Nghệ An), Cửa Tùng, Cửa... 82,60 321,30 74,21 7,99 27,81 893,00 2011 79,09 36,32 291,08 86,49 306,19 73,78 13,82 60,57 947,35 Nguồn: Viện NCPT Du lịch BÁO CÁO TỔNG HỢP QHTT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 34 - Khách du lịch quốc tế đến vùng Bắc Trung Bộ chủ yếu đi với mục đích du lịch thuần tuý, tham quan thắng cảnh Ngoài ra khách thăm thân cũng có số lƣợng tƣơng đối lớn do lƣợng Việt Kiều... đánh giá BÁO CÁO TỔNG HỢP QHTT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 25 Các cơ sở đào tạo đã có sự liên kết với các cơ quan du lịch của địa phƣơng, các doanh nghiệp du lịch trong địa bàn để cung cấp các khóa đào tạo nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho các cán bộ, nhân viên du lịch Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trong vùng có quy mô nhỏ, hoạt... một ngƣời bạn đồng hành mặc nhiên của du lịch Tổ chức du lịch thế giới, UNDP cũng nhƣ các Hiệp hội du lịch, lữ hành của khu vực và thế giới cũng đã và đang khuyến khích và hỗ trợ tất cả các nƣớc, đặc BÁO CÁO TỔNG HỢP QHTT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 27 biệt là các nƣớc đang phát triển, đẩy mạnh ứng dụng ICT trong du lịch, tạo khả năng cạnh tranh bình đẳng... đầu tƣ phát triển các khu du lịch, đầu tƣ phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhƣ du lịch sinh thái gắn với các vùng cảnh quan tự nhiên độc đáo, du lịch lễ hội, du lịch nghỉ dƣỡng biển cao cấp, du lịch di sản, du lịch về nguồn, du lịch văn hóa gắn với các danh nhân văn hóa, du lịch cộng đồng nhằm tạo những sản phẩm có giá trị đối với khách du lịch 2.1.2 Khách du lịch nội địa Trong những năm gần đây, . BÁO CÁO TỔNG HỢP QHTT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 1 QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030 . lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030. BÁO CÁO TỔNG HỢP QHTT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 4 2. Căn cứ lập quy hoạch . 07/5/2012 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt nội dung đề cƣơng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 . 2.2.

Ngày đăng: 18/05/2015, 21:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan