Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 154 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
154
Dung lượng
1,85 MB
Nội dung
1 MỞ ĐẦU I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH Trong hơn hai thập kỷ vừa qua, nhờ thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Trong bối cảnh phát triển chung đó, ngành Du lịch Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế và vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo sự nghiệp phát triển du lịch của đất nước và xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để phát triển ngành Du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần xứng đáng vào nền kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo ngành Du lịch xây dựng Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, và xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, về mặt lãnh thổ, cả nước được chia thành 7 vùng du lịch (Vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, Vùng Bắc Trung Bộ, Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Vùng Tây Nguyên, Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long). Vùng Tây Nguyên bao gồm lãnh thổ của 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tổng diện tích tự nhiên là 54.640,6 km 2 (chiếm 16,5% diện tích cả nước); dân số tính đến cuối năm 2010 là 5,214 triệu người (chiếm 6,0% dân số cả nước); mật độ dân số trung bình là 95 người/km 2 . Vùng Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh đối với cả nước và khu vực Đông Dương. Nằm ở khu vực ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, tiếp giáp với các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, Vùng Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch với nhiều vùng trong cả nước và quốc tế. Tây Nguyên có nền địa hình khá đa dạng, từ vùng núi cao đến các cao nguyên rộng lớn và các thung lũng với những cánh đồng trù phú , đã tạo nên cho Tây Nguyên có khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm (khí hậu ôn đới trong lòng nhiệt đới), với nhiều cảnh quan hấp dẫn, nhiều thác ghềnh hiểm trở, nhiều cánh rừng nguyên sinh với giá trị đa dạng sinh học cao Tây Nguyên là nơi cư trú của 47 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có những giá trị di sản văn hóa khác nhau đã tạo thành một kho tàng văn hóa đặc sắc nhất trong cả nước. Đó là “Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” - kiệt tác và là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; các giá trị kiến trúc truyền thống độc đáo như Nhà Rông, Nhà Dài, Nhà Mồ…; các lễ hội truyền thống độc đáo (lễ hội đua Voi, Cồng Chiêng, Bỏ Mả, Cơm Mới…); các giá trị văn hóa dân gian, các sử thi 2 truyền miệng, các loại nhạc cụ dân tộc độc đáo. Tây Nguyên còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử cách mạng gắn liền với truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc (Ngục Kon Tum, Chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh ). Với những lợi thế về vị trí, về tiềm năng du lịch…, nhưng trong thời gian qua việc khai thác các lợi thế đó để phát triển du lịch ở Tây Nguyên còn rất hạn chế. Số lượt khách du lịch đến Tây Nguyên còn ít, tổng thu từ du lịch còn hạn chế chưa có những đóng góp lớn cho kinh tế - xã hội của các địa phương trong Vùng… Một trong những nguyên nhân hạn chế đó là công tác quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển của mỗi địa phương và của toàn vùng còn chậm và thực hiện chưa tốt; thiếu sự liên kết liên vùng và hợp tác chặt chẽ về du lịch giữa các địa phương trong vùng cũng như sự phối hợp với các địa phương khác trong cả nước; sự phối hợp liên ngành ở mỗi địa phương trong phát triển du lịch cũng còn hạn chế Chính vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là rất cần thiết và cấp bách nhằm đưa ra những định hướng, những mục tiêu, những chiến lược, những giải pháp cụ thể… để khai thác có hiệu quả những lợi thế về vị trí và tiềm năng của Tây Nguyên phục vụ phát triển du lịch, tạo cơ hội cho du lịch Tây Nguyên phát triển tương xứng và chiếm vị trí quan trong trong tổng thể du lịch cả nước. II. CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH 1. Các căn cứ pháp lý - Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005; - Luật Di sản Văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009; - Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004; - Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005; - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003; - Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; - Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch; - Nghị định 98/2009/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa; - Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển KT - XH; - Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 9/2/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; 3 - Thông tư 01/2007/TT-BKH ngày 07 tháng 2 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; - Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; - Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; - Quyết định số 1058/QĐ-BVHTTDL ngày 22/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc giao nhiệm vụ lập “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến 2020, tầm nhìn đến 2030”; - Quyết định số 1695/QĐ-BVHTTDL ngày 07/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt nội dung đề cương “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; - Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 22/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên đến năm 2020”; - Kết luận số 12-KL/TW ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18/01/2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020. 2. Các căn cứ khác - Quyết định số 168/2001/QĐ-TTG ngày 30/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội Vùng Tây Nguyên. - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh Kinh tế - Xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020. - Báo cáo quy hoạch các ngành kinh tế và sản phẩm chủ yếu có liên quan. - Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch các tỉnh Vùng Tây Nguyên đến năm 2011; nhu cầu và xu thế phát triển du lịch trong nước, khu vực và quốc tế trong giai đoạn mới. - Các số liệu thống kê và tài liệu khác liên quan III. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH 1. Quan điểm quy hoạch - Đảm bảo các nguyên tắc về quy hoạch được quy định trong Luật Du lịch. - Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020; phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4 - Phát huy lợi thế của Vùng, của mỗi địa phương; sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên; đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch 2. Mục tiêu quy hoạch: Mục tiêu chủ yếu của Quy hoạch là cụ thể hóa Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm: - Thực hiện công tác quản lý phát triển du lịch có hiệu quả và thống nhất trong mối liên hệ toàn vùng và với các vùng khác trong cả nước. - Tạo cơ sở lập các quy hoạch phát triển du lịch địa phương, các khu du lịch trọng điểm, các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn vùng góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch vùng. IV. GIỚI HẠN PHẠM VI LẬP QUY HOẠCH 1. Về không gian: Lãnh thổ vùng Tây Nguyên theo Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, bao gồm 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. 2. Về thời gian: Các số liệu hiện trạng được thống kê và sử dụng từ 2000 - 2011; các định hướng phát triển và số liệu dự báo trong Quy hoạch đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030. V. PHƢƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH 1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu: được sử dụng để lựa chọn những tài liệu, số liệu, những thông tin có liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch. Phương pháp này rất quan trọng, là tiền đề giúp cho việc phân tích, đánh giá tổng hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu một cách khách quan và chính xác. 2. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: được sử dụng trong suốt quá trình phân tích, đánh giá toàn diện các nội dung, các đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch như: thực trạng tiềm năng tài nguyên du lịch; thực trạng công tác tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên du lịch; thực trạng phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; thực trạng biến động của môi trường du lịch; thực trạng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế du lịch 3. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa: được thực hiện nhằm điều tra bổ sung hoặc kiểm tra lại những thông tin quan trọng cần thiết cho quá trình phân tích, đánh giá và xử lý các tài liệu và số liệu. Thông qua phương pháp này cho phép xác định cụ thể hơn về vị trí, ranh giới, quy mô cũng như tầm quan trọng của các đối tượng nghiên cứu; đồng thời còn cho phép xác định khả năng tiếp cận đối tượng (xác định được khả năng tiếp cận bằng các loại phương tiện gì từ thị trường khách du lịch đến các điểm tài nguyên). Mặt khác, trong thực tế công tác thống kê các số liệu của các ngành nói chung và của ngành Du lịch nói riêng còn chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, còn nhiều bất cập và chưa thống nhất, do vậy 5 phương pháp nghiên cứu và khảo sát thực địa tại chỗ là không thể thiếu trong quá trình lập quy hoạch. 4. Phƣơng pháp dự báo, chuyên gia: áp dụng phương pháp dự báo, chuyên gia để nghiên cứu một cách toàn diện các yếu tố khách quan và chủ quan; các yếu tố trong nước và quốc tế; các yếu tố trong và ngoài ngành du lịch; những thuận lợi và khó khăn thách thức có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển du lịch Việt Nam nói chung và của Vùng Tây Nguyên nói riêng. Trên cơ sở đó dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch một cách bền vững; nghiên cứu tổ chức không gian lãnh thổ du lịch; trong việc đề xuất các trọng điểm, các dự án, các lĩnh vực ưu tiên đầu tư; cũng như trong việc xác định các sản phẩm du lịch đặc thù. 5. Phƣơng pháp bản đồ: được sử dụng trên cơ sở kết quả các nội dung phân tích, đánh giá, tổng hợp của quy hoạch. Với các kết quả đã được nghiên cứu, thông qua phương pháp bản đồ sẽ thể hiện một cách trực quan các nội dung nghiên cứu, các số liệu cụ thể trên biểu đồ; cũng như xác định đặc điểm và sự phân bố theo lãnh thổ của các đối tượng được nghiên cứu trên bản đồ (sự phân bố nguồn tài nguyên và mức độ hấp dẫn của chúng, sự phân bố của hệ thống kết cấu hạ tầng, các tuyến điểm du lịch, các hạt nhân du lịch, các dự án ưu tiên đầu tư phát triển ). VI. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUY HOẠCH 1. Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của ngành Du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của Vùng Tây Nguyên và quốc gia. 2. Phân tích, đánh giá tiềm năng các nguồn lực và hiện trạng phát triển du lịch Vùng Tây Nguyên. 3. Xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất quy mô phát triển du lịch Vùng Tây Nguyên, dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phương án phát triển du lịch vùng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Tổ chức không gian du lịch, kết cấu hạ tầng; định hướng phát triển thị trường và sản phẩm du lịch, các giá trị văn hóa trong vùng để phục vụ phát triển du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực du lịch 5. Xác định danh mục các khu vực, các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch Vùng Tây Nguyên; nhu cầu sử dụng đất, vốn đầu tư phát triển du lịch vùng 6. Đánh giá những tác động của du lịch đến môi trường, các giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường. 7. Đề xuất cơ chế, chính sách; các giải pháp; mô hình tổ chức quản lý phát triển du lịch Vùng Tây Nguyên theo quy hoạch. 6 PHẦN THỨ NHẤT ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TÂY NGUYÊN I. CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG 1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội Vùng Tây Nguyên 1.1. Đặc điểm tự nhiên của Vùng 1.1.1. Vị trí địa lý: Vùng Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh đối với cả nước và khu vực Đông Dương. Toàn Vùng Tây Nguyên nằm trên nền địa hình ở độ cao từ 250 - 2.500m và là đầu nguồn của 4 hệ thống sông lớn (sông Ba, sông Đồng Nai, sông Mê Kông và sông Serepok) và có hệ thống giao thông quan trọng như các quốc lộ 14, 14C, 19, 20, 24, 25, 26, 27, 28, 29; và hệ thống cảng hàng không Liên Khương, Buôn Ma Thuột, Pleiku. Về phía Đông, Vùng Tây Nguyên có mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế - xã hội với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ; về phía Tây tiếp giáp và có mối liên hệ trực tiếp với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia thông qua các cửa khẩu quốc tế đường bộ (đặc biệt là cửa khẩu quốc tế Bờ Y - Ngã Ba Đông Dương, cửa khẩu Lệ Thanh); về phía Nam tiếp giáp với Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Với vị trí địa lý như vậy, Vùng Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu phát triển kinh tế với nhiều vùng trong cả nước và quốc tế. 1.1.2. Địa hình: Đặc điểm quan trọng nhất về địa hình Vùng Tây Nguyên là một sơn nguyên, bao gồm các dãy núi cao trên 2.000m, tiếp đến là các dãy núi thấp dưới 2.000m và các cao nguyên với độ cao từ 300 - 800m thoải dần về phía Tây, Tây Nam và Nam. Vùng cao nguyên khoảng 2.637,7 nghìn ha (chiếm 47%); vùng núi có độ cao từ 800 - 2.598m có diện tích khoảng 1.536,14 nghìn ha (chiếm 34,5%); thung lũng giữa núi khoảng 1.037,8 nghìn ha (chiếm 17,5%). Địa hình Tây Nguyên bị chia cắt phức tạp, nhưng có thể chia thành 3 dạng chính như sau: - Địa hình vùng núi cao: Bao gồm các dãy núi Ngọc Linh, An Khê, Chư Dju, Vọng Phu, dãy Tây Khánh Hòa, dãy Chư Yang Sin (có đỉnh cao nhất Nam Trường Sơn), dãy Núi Bà (Lang Biang) Địa hình vùng núi cao bị chia cắt phức tạp, diện tích rừng của Vùng Tây Nguyên tập trung chủ yếu ở đây, phần lớn là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn, trong vùng còn tồn tại nhiều hệ động vật, thực vật quý hiếm, các loại khoáng sản quý: đá quý, vàng, kim loại , phân bố tập trung ở vùng núi. Dân số ở địa hình vùng núi còn rất thưa, chủ yếu là các dân tộc ít người. - Địa hình cao nguyên: gồm cao nguyên Kon Tum, M’Drăk, Buôn Ma Thuột cao khoảng 500m; cao nguyên Kon Plông, Kon Hà Nừng, Pleiku cao khoảng 800m; cao nguyên Mơ Nông cao khoảng 800 - 1.000m; cao nguyên Di 7 Linh cao khoảng 900 - 1.000m; cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1.500m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi các dãy núi cao. - Địa hình thung lũng: Gồm cánh đồng An Khê rộng 15 km, dài 45 km; miền trũng giữa núi Kon Tum chạy dọc sông Pôkô; Bình nguyên Easup nằm ở phía Bắc Buôn Ma Thuột; Vùng trũng Cheo Reo - Phú Túc nằm theo đứt gãy Tây Bắc - Đông Nam kéo dài từ Kon Tum xuống; Vùng trũng Krông Pắk - Lắk ở phía Nam cao nguyên Buôn Ma Thuột. Vùng có địa hình thung lũng là vùng phát triển cây lương thực, thực phẩm chủ yếu của Tây Nguyên, vùng này là vùng có tiềm năng phát triển thủy sản nuôi cá nước ngọt. 1.1.3. Khí hậu: Nằm giữa 11 0 - 15 0 vĩ độ Bắc, Vùng Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Tuy nhiên, do vị trí và hướng núi, do ảnh hưởng của đai cao nên khí hậu Vùng Tây Nguyên bị phân dị khá nhiều tùy theo từng khu vực. Toàn Vùng có thể chia thành 3 tiểu vùng khí hậu tương ứng với 3 tiểu vùng địa hình, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai), Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và phía Nam. Do ảnh hưởng của đai cao, nên cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm đi 0,6 0 C, do đó ở xấp xỉ trên cùng vĩ tuyến, nhiệt độ trung bình ở Pleiku (800m) thấp hơn ở Quy Nhơn 5 0 C; ở Buôn Ma Thuột thấp hơn Nha Trang 3 0 C; ở Đà Lạt (1.500m) thấp hơn Phan Rang (500m) 9 0 C Trừ các vùng giữa núi, các bình nguyên (Cheo Reo - Phú Túc, Kon Tum) có nhiệt độ cao, nói chung càng lên cao các cao nguyên đều mát hơn. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở các khu vực có độ cao 500 - 800m là 21 - 23 0 C; các khu vực có độ cao 800 - l.100m, nhiệt độ không khí trung bình năm là 19 - 21 0 C; các khu vực có độ cao trên 1.500m nhiệt độ không khí trung bình của năm ổn định trong khoảng 18 0 C. Chênh lệch giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất từ 3 0 C - 6 0 C. Nhiệt độ trung bình hàng năm của toàn Vùng là 24 0 C; lượng ánh sáng dồi dào, cường độ ổn định. Tổng lượng bức xạ mặt trời trung bình hàng năm 240 - 250 kcal/cm 2 . Số giờ nắng trung bình 2.200 - 2.700 giờ/năm. Biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn (mùa khô từ 15 - 20 0 C, mùa mưa từ 10 - 15 0 C). Lượng mưa ở Tây Nguyên phân bố không đều do ảnh hưởng của địa hình. Lượng mưa trung bình hàng năm của toàn Vùng khoảng 1.900 - 2.000mm, tập trung chủ yếu trong mùa mưa. Những sườn cao đón gió mùa Tây Nam như Pleiku, Bảo Lộc có lượng mưa (2.200mm - 2.500mm) lớn hơn lượng mưa các vùng thấp như Buôn Ma Thuột (1.700mm). Những nơi bị khuất đối với cả gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc như trũng Cheo Reo có lượng mưa thấp nhất (l.200mm). Đặc điểm nổi bật nhất của khí hậu Tây Nguyên là sự phân chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu mát mẻ, ổn định, nhiệt độ trung bình hàng tháng khoảng 21 - 25 0 C, hầu hết lượng mưa trong năm tập trung 8 trong mùa này, đỉnh mưa thường xuất hiện vào tháng 8 - 9. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khí hậu khắc nghiệt, khoảng đầu mùa nhiệt độ thấp (tháng 1 nhiệt độ trung bình 16 - 18 0 C), nhưng cuối mùa nhiệt độ lên cao (tháng 4 nhiệt độ trung bình 24 - 28 0 C), lượng mưa trong các tháng mùa khô rất thấp và tháng 3 lượng mưa thấp nhất. Như vậy kết hợp với các yếu tố địa hình, đất đai đã phân chia lãnh thổ Tây Nguyên thành những vùng, tiểu vùng có điều kiện sinh thái rất khác nhau, thích hợp cho nhiều loại động, thực vật sinh trưởng và phát triển. 1.1.4. Nguồn nước + Nguồn nước mặt: Tây Nguyên có 4 hệ thống sông lớn là Sesan, Serepok (đổ về sông Mê Kông), sông Ba (đổ về Tuy Hòa - Phú Yên) và sông Đồng Nai (đổ về Đồng Nai). Ngoài ra còn có một hệ thống sông suối nhỏ đổ xuống vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Các hệ thống sông này đã cung cấp cho Tây Nguyên một lượng nước là 53,7 km 3 /năm; bình quân 972.000 m 3 /km 2 . - Sông Sesan và Serepok: Tổng lượng nước hàng năm của 2 sông Sesan và Serepok là 30,3km 3 , trong đó sông Sesan chiếm 1/3. Độ sâu dòng chảy bình quân toàn lưu vực là 987mm ứng với mô dun dòng chảy là 31,3 lít/s/km 2 . Sự phân bố dòng chảy trên lưu vực không đều. Thượng nguồn sông Sesan có mô dun dòng chảy đạt 35 - 40 lít/s/km 2 , thượng nguồn Serepok nhỏ hơn 20 lít/s/km 2 . - Hệ thống sông Ba: Có diện tích lưu vực 11.410km 2 , nhánh chính và dòng chính từ nguồn đến giáp giới tỉnh Phú Yên dài 304 km, có 3 nhánh chính: . Nhánh Ya Yun dài 177 km, có diện tích lưu vực 2.847 km 2 . Nhánh Krông H’măng dài 100 km, có diện tích lưu vực 1.975 km 2 . Nhánh sông Hinh dài 74 km, có diện tích lưu vực 439 km 2 - Hệ thống thượng nguồn sông Đồng Nai chiếm gần hết diện tích phần Nam Tây Nguyên. Dòng chính thượng Đồng Nai nằm trong lãnh thổ tỉnh Lâm Đồng có nhánh Đa Nhim dài 130km với diện tích lưu vực là 2.010km 2 và nhánh lớn đáng kể là Đa Đơn dài 90km với diện tích lưu vực là 1.225km 2 . Các nhánh lớn khác là của hệ thống thượng nguồn sông Đồng Nai, gồm: . Nhánh Đa Tẻ có diện tích lưu vực 470 km 2 ở Tây Nam Lâm Đồng . Nhánh Đa Hoàn có diện tích lưu vực 965km 2 nằm giữa Đa Tẻ và Đa Ngà . Nhánh Đa Ngà có diện tích lưu vực 968 km 2 nằm ở phía nam Lâm Đồng. Trung bình hàng năm các lưu vực sông ở Tây Nguyên tiếp nhận một lượng mưa khá lớn, gần 2.000mm. Khả năng bốc hơi của các lưu vực ở Tây Nguyên rất lớn: lượng bốc hơi từ các lưu vực còn kém nhiều so với khả năng bốc hơi thực tế vì trong thời gian khô hạn kéo dài lượng nước trong đất không đủ cung cấp cho bốc hơi. 9 Bảng 1: Tiềm năng nước mặt vùng Tây Nguyên tính trung bình theo lưu vực sông Lưu vực (diện tích lưu vực, km 2 ) Tổng lượng mưa trung bình (10 6 m 3 /năm) Tổng lượng dòng mặt trung bình (10 6 m 3 /năm) Tổng lượng dòng ngầm (10 6 m 3 /năm) Tổng tiềm năng toàn lƣu vực sông ở Tây Nguyên 93.292,41 46.209,00 6.748,45 Trong đó: Sông Sesan (11.620) 22.368,50 12.422,60 2.235,33 Sông Serepok (18.480) 32.635,68 14.919,30 2.071,09 Sông Ba (10.970) 17.277,75 8.026,04 819,62 Sông Đồng Nai (10.938) 21.010,48 10.841,06 1.622,41 Nguồn: QH phát triển kinh tế - xã hội Vùng Tây Nguyên đến năm 2020. Tây Nguyên có rất nhiều hồ lớn có khả năng cung cấp nguồn nước như: - Hồ Xuân Hương (Đà Lạt): là một hồ đẹp nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt. - Hồ Than Thở: là một hồ nước tự nhiên thuộc thành phố Đà Lạt và cũng là một địa điểm du lịch hấp dẫn. Trước đây vùng hồ Than Thở có một cái ao gọi là Tơnô Pang Đòng. Vào năm 1917, người Pháp đắp đập xây dựng hồ chứa nước cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt. Người Pháp đặt tên hồ là Lac des Soupirs với nghĩa thứ hai (tiếng rì rào), nhưng khi dịch sang tiếng Việt lại dịch theo nghĩa thứ nhất: hồ Than Thở. Vào lúc bình minh, sương mù bao phủ mặt hồ, tạo nên một bức tranh thủy mạc tuyệt đẹp, nên sau năm 1975 hồ Than Thở còn mang tên hồ Sương Mai. - Hồ Lắk: là hồ nước tự nhiên lớn nhất tỉnh Đắk Lắk, nằm trên tuyến giao thông giữa Buôn Ma Thuột và Đà Lạt, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56 km về phía nam theo quốc lộ 27. Trên sườn đồi cạnh Hồ Lắk có ngôi biệt thự nghỉ mát của cựu hoàng đế Bảo Đại. Đây là nơi ông thường đến ngắm cảnh, săn bắn, nghỉ ngơi mỗi khi có dịp lên thành phố Buôn Ma Thuột. Ngôi nhà nằm trên đỉnh đồi cao nhìn ra mặt nước của Hồ Lắk. Hồ Lắk dài uốn bao quanh thị trấn Lạc Thiện. Hồ rộng trên 5 km 2 , được thông với sông Krông Ana. Mặt hồ luôn xanh thắm in bóng rừng thông trên các ngọn đồi ven hồ. Xung quanh hồ là các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú. - Hồ Ayun Hạ: là hồ nước nhân tạo thuộc tỉnh Gia Lai. Hồ hình thành khi dòng sông Ayun được chặn lại vào đầu năm 1994, để khởi công xây dựng công trình thủy lợi Ayun Hạ, đập chính và cửa cấp nước của hồ nằm trên địa bàn xã Chư A Thai - huyện Phú Thiện, cách thành phố Pleiku 70km về phía Tây. Vùng ngập chính của hồ thuộc địa phận xã H’Bông huyện Chư Sê. Mặt nước hồ có diện tích 37 km 2 , chiều dài 25 km, nơi rộng nhất 5 km. 10 Bảng 2: Tiềm năng nước mặt vùng Tây Nguyên tính theo tỉnh Tên tỉnh Tổng lượng mưa trung bình năm (10 6 m 3 /năm) Tổng lượng dòng mặt trung bình năm (10 6 m 3 /năm) Tổng lượng dòng ngầm (10 6 m 3 /năm) Kon Tum 14.322,98 11.109,00 1.549,68 Gia Lai 22.164,00 11.888,00 949,60 Đắk Lăk 12.929,00 6.163,00 647,60 Đắk Nông 18.933,00 9.836,00 1114,60 Lâm Đồng 16.466,00 10.180,00 2.346,00 Toàn vùng Tây Nguyên 84.814,98 49.176,00 6.607,48 Nguồn: QH phát triển kinh tế - xã hội Vùng Tây Nguyên đến năm 2020. + Nước ngầm: Nước ngầm được phân bố ở độ sâu 50 - 150m, vì vậy nếu khai thác cần đầu tư lớn. Hiện nay, tình trạng thảm rừng đang bị xâm hại, là nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sự suy giảm nguồn nước ngầm. Tài nguyên nước ngầm của vùng mất cân đối nghiêm trọng về mùa khô. Các hồ tự nhiên, nhân tạo, các kho nước rộng lớn tạo ra sự bốc hơi mặt nước, lượng nước sử dụng không được hoàn lại và bị mất một khối lượng lớn, ước tính trên 20% lượng nước dùng , do đó ảnh hưởng đến sự suy giảm của nguồn nước ngầm. Đặc biệt trong mùa khô, ở những nơi mất rừng, các con suối khô cạn, mực nước ngầm tụt sâu, thiếu nước trở nên nghiêm trọng. Vì vậy việc bảo vệ và tái tạo thảm thực vật rừng là hết sức cần thiết để bảo vệ và bổ sung nguồn nước ngầm lâu dài cho sản xuất và đời sống người dân Vùng Tây Nguyên. 1.1.5. Động, thực vật: Về hệ thực vật có trên 3.000 loài bậc cao, trong đó có hơn 1.000 loài cây cảnh, gần 1.000 loài dược liệu, 600 loài cây gỗ lớn. Một số nơi địa hình cao từ 1.000 - 2.000m nằm giữa hai tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng, khu hệ thực vật càng đặc sắc hơn, có nhiều loài cây lớn như thông ba lá, thông nàng, vù hương Những nơi rừng chưa bị xâm hại, còn nhiều cây gỗ lớn và quý, cao hàng chục mét, đường kính lên đến trên 1m. Trên địa bàn một số huyện ở Đắk Lắk hiện còn loài thủy tùng cực kỳ quý hiếm, được xem là “hóa thạch sống” cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Rừng là một tài nguyên lớn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của Vùng Tây Nguyên. Với diện tích lớn (độ che phủ 54,6%), hệ động thực vật đa dạng, Tây Nguyên có điều kiện rất tốt để phát triển nghề rừng và công nghiệp rừng; đồng thời cũng là nơi giữ vai trò cân bằng sinh thái, là nguồn sinh thủy của hệ thống sông suối khu vực Miền Trung và Đông Nam Bộ. Những năm gần đây, để bảo tồn tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ở Tây Nguyên đã quy hoạch 14 khu bảo tồn và vườn quốc gia cùng với hàng chục khu bảo tồn nhỏ và rừng đặc dụng khác, với tổng diện tích khoảng 460.000 ha (chiếm 8,3% diện tích tự nhiên toàn vùng). Tây Nguyên nằm trong vùng nhiệt đới ẩm nên hệ thực vật rất phong phú bao gồm thực vật tự nhiên với đặc trưng của rừng nhiệt đới ẩm và cây trồng đa dạng. Các loại thảm thực vật tự nhiên chủ yếu là: [...]... của Vùng Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định vị trí, vai trò quan trọng của Vùng Tây Nguyên đối với sự phát triển du lịch cả nước Nằm ở vị trí trung tâm của các vùng kinh tế trọng điểm (vùng Đông Nam Bộ, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Bắc Trung Bộ…), và là nơi tiếp giáp với các nước trong khu vực (Lào và Campuchia) nên Tây Nguyên là nơi trung... 4,2% tổng thu du lịch; và 7% số phòng khách sạn của cả nước Đến năm 2010, các tỷ lệ tương ứng trên là 1,63%; 4,24%; 3,9% và 7% Đối với nền kinh tế - xã hội của Vùng: Trong cơ cấu kinh tế của toàn Vùng, năm 2000, ngành du lịch Tây Nguyên chiếm 3,3%; năm 2005 tăng lên 5%; và đến năm 2010 là 5,8% 2 Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu 2.1 Hiện trạng về khách du lịch 2.1.1 Khách du lịch quốc tế: Năm. .. vùng đang triển khai quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch trọng điểm Dự kiến từ nay đến năm 2015 và 2020, khu vực Tây Nguyên sẽ tập trung đầu tư các khu du lịch trọng điểm: khu du lịch sinh thái thác Phú Cường và lòng hồ Ayun Hạ; khu du lịch sinh thái lòng hồ Yaly; khu du lịch Lâm Viên Biển Hồ; căn cứ cách mạng Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai), khu du lịch Hồ Than thở, khu du lịch thác Pren, đầu tư phát. .. 19,6 Thương mại - Dịch vụ 30,2 29,9 23,8 Nguồn: QH phát triển kinh tế - xã hội Vùng Tây Nguyên đến năm 2020 2 Tài nguyên du lịch vùng Tây Nguyên 2.1 2010 68.114 34.868 16.851 16.395 100,0 51,2 24,7 24,1 Tài nguyên du lịch tự nhiên Vùng Tây Nguyên có một số địa điểm có khí hậu ôn đới, mát mẻ quanh năm, là điều kiện tự nhiên lý tưởng để xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp như Tuyền Lâm, Đan Kia (Đà... giao lưu kinh tế, thương mại và du lịch giữa hai miền Nam - Bắc và các nước trong khu vực… Ngoài ra, Tây Nguyên có tài nguyên du lịch rất đa dạng và phong phú… Đây là những điều kiện rất quan trọng để Tây Nguyên phát triển, góp phần vào phát triển du lịch của cả nước và kinh tế - xã hội của Vùng Đối với du lịch cả nước, vị trí của du lịch Tây Nguyên còn rất khiêm tốn Năm 2005, chỉ chiếm tỷ lệ 1,51%... Dịch vụ Trong đó Ngành Du lịch Tỷ lệ GDP Du lịch so 3,3 5,0 5,3 5,8 với GDP toàn Vùng Nguồn: QH phát triển kinh tế - xã hội Vùng Tây Nguyên đến năm 2020 2.3 - Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 2.3.1 Các cơ sở lưu trú: Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng đáng kể về khách du lịch, hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí trên địa bàn Tây Nguyên cũng phát triển nhanh Tuy nhiên,... như triển vọng phát triển du lịch của Vùng Tây Nguyên Lâm Đồng, Đắk Lắk là 2 địa phương dẫn đầu khu vực về tổng thu nhập du lịch Điều này phản ánh đúng thực trạng phát triển khi mà lượng khách du lịch đến các địa phương này liên tục tăng đều trong những năm qua Tuy nhiên, đáng chú ý là Đắk Nông và Kon Tum mặc dù tổng thu nhập du lịch không cao, nhưng có tốc độ tăng trưởng tương đối cao (29,4% /năm và... (hiện nay trung bình mỗi ngày Tây Nguyên mất đi 101 ha rừng tự nhiên, với tốc độ này chỉ 5 năm nữa Tây Nguyên sẽ mất rừng); đất đai bị thoái hóa, gây xói mòn, lũ lụt… đã và đang tác động tiêu cực đến phát triển du lịch Đây là một hạn chế rất lớn, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và du lịch trên địa bàn Tây Nguyên - Việc phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là phát triển hệ thống thủy điện đã... ) là những tài nguyên du lịch tự nhiên có sự hấp dẫn độc đáo đối với khách du lịch 2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 2.2.1 Các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng: Vùng Tây Nguyên còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử văn hóa và cách mạng, trong đó có nhiều di tích được xếp hạng quốc gia Đây là những tài nguyên du lịch có giá trị để khai thác phục vụ phát triển du lịch, và được đông đảo du khách quan... Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch nội địa giai đoạn 2000 - 2010 đạt 14% /năm Khách du lịch nội địa đến Tây Nguyên thường lựa chọn chủ yếu Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk Đây là những địa phương có tài nguyên du lịch đặc biệt nổi trội, hấp dẫn không chỉ với du khách quốc tế mà cả du khách trong nước Cao nguyên Đà Lạt, khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch VQG Yok Đôn và khu du lịch Buôn Đôn, thác Trinh Nữ, . ngành Du lịch xây dựng Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, và xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030. . triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ; - Quy t định số 936/QĐ-TTg ngày 22/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên. Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ; - Quy t định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020,