Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020
Trang 1PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020
Cơ quan Chủ đầu tư Cơ quan Tư vấn SỞ VHTTDL HẢI DƯƠNG VIỆN NCPT DU LỊCH
Hải Dương, năm 2011
Trang 2A MỞ ĐẦU1 Sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch
Hải Dương là địa phương nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, có vịtrí địa lý thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, trong đó có du lịch với các tỉnhtrong vùng đồng bằng Bắc bộ đặc biệt là các trung tâm động lực của vùng như HàNội, Hải Phòng, Quảng Ninh qua hệ thống tuyến giao thông quan trọng là quốc lộ 5,quốc lộ 18, quốc lộ 10 và hệ thống sông Thái Bình, sông Kinh Thầy.
Là một tỉnh đồng bằng có diện tích không lớn với 1.655,98 km2 song với bềdày lịch sử phát triển và những đặc điểm về địa lý, Hải Dương có tiềm năng tàinguyên du lịch tương đối phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên có giátrị đặc biệt như khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc; khu di tích Văn MiếuMao Điền; v.v.
Để quản lý, khai thác và phát huy tiềm năng du lịch nhằm phát triển mộtngành kinh tế được xác định là quan trọng của tỉnh, năm 2004 quy hoạch tổng thể
Phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến 2020 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch 2004) đã
được xây dựng và phê duyệt tại quyết định số 1433/QĐ-UBND ngày 16/4/2004 củaUBND tỉnh Hải Dương
Trong hơn 5 năm thực hiện, Quy hoạch 2004 đã có những đóng góp quantrọng vào những thành tựu đạt được của du lịch Hải Dương, tạo cơ sở pháp lý choviệc quản lý và khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch đa dạng và phongphú; hình thành hệ thống các khu, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn; v.v Tuy nhiêntrong quá trình phát triển du lịch Hải Dương thời gian qua, một số vấn đề hạn chế vàcòn chưa được làm rõ trong Quy hoạch 2004 liên quan đến phát triển thị trường vàsản phẩm du lịch, đặc biệt là sản phẩm du lịch đặc thù có sức cạnh tranh cao; liênquan đến tổ chức lãnh thổ du lịch Hải Dương trong mối quan hệ với gắn kết với tổchức lãnh thổ du lịch của vùng du lịch Bắc Bộ, trước hết là với Trung tâm du lịchHà Nội và phụ cận; liên quan đến môi trường và sự tham gia của cộng đồng hướngđến mục tiêu phát triển du lịch bền vững; v.v đã và đang có những ảnh hưởng đếnphát triển du lịch Hải Dương Bên cạnh đó, sự phát triển của du lịch Việt Nam nóichung và Hải Dương nói riêng trong giai đoạn đến năm 2020 sẽ đứng trước nhữngcơ hội và thách thức mới; nhiều vấn đề kinh tế xã hội của đất nước nói chung và tỉnhHải Dương nói riêng cũng đã có những thay đổi trong bối cảnh du lịch Việt Nam hộinhập ngày một toàn diện hơn với khu vực và quốc tế tác động đến hoạt động phát
Trang 3triển du lịch; tính cạnh tranh trong phát triển du lịch giữa các điểm đến du lịch, trongđó có Hải Dương diễn ra ngày một gay gắt hơn
Đứng trước những vấn đề đặt ra trên đây và để du lịch phát triển thực sự trởthành ngành kinh tế quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh, theo đó “Đến năm 2020, Hải Dương trở thành một tỉnh có nền kinh tếphát triển, trong đó công nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng lớn trong có cấu kinh tế, cónền văn hóa - xã hội tiên tiến” cần thiết là phải điều chỉnh Quy hoạch 2004 nhằm
xem xét đánh giá có hệ thống hơn tiềm năng và vị trí của ngành du lịch, xác địnhnhững định hướng phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh cũng như xuhướng phát triển kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, đảm bảo sự phát triển dulịch bền vững về lâu dài.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ điều chỉnh
Mục tiêu:
Điều chỉnh Quy hoạch 2004 trên quan điểm phát triển du lịch bền vững đápứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương đặt ra tại Quy hoạch pháttriển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2020 và Chiến lược phát triểndu lịch Việt Nam giai đoạn mới đến năm 2020 gắn liền với bối cảnh hội nhập của dulịch với khu vực và quốc tế.
Dương đối với phát triển du lịch trong giai đoạn đến năm 2020 gắn vớibối cảnh kinh tế - xã hội và du lịch trong nước cũng như quốc tế.
- Phân tích, đánh giá bổ sung có hệ thống tiềm năng và những nguồn lựcphát triển du lịch của Hải Dương; mối quan hệ trong phát triển du lịchgiữa Hải Dương với thủ đô Hà Nội và các địa phương phụ cận thuộc địabàn kinh tế trọng điểm Phía Bắc; những tác động của xu thế phát triển dulịch trong nước và quốc tế đối với mục tiêu phát triển du lịch của HảiDương.
Trang 4- Xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất, quy mô phát triển, dự báo cácchỉ tiêu và luận chứng các phương án phát triển du lịch Hải Dương tronggiai đoạn từ nay đến năm 2020.
- Xác định các định hướng phát triển thị trường - sản phẩm du lịch, đặc biệtlà sản phẩm du lịch đặc thù gắn với hoạt động marketing du lịch phù hợpvới điều kiện của Hải Dương và xu thế phát triển du lịch trong nước vàquốc tế.
- Nghiên cứu đánh giá và đề xuất điều chỉnh định hướng phát triển du lịchtheo lãnh thổ phù hợp với bối cảnh phát triển mới trong mối quan hệ liênvùng với các địa phương thuộc Trung tâm Hà Nội và phụ cận; vùng kinhtế trọng điểm phía Bắc; với khu vực và quốc tế.
- Điều chỉnh định hướng phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuậtdu lịch phù hợp với điều chỉnh tổ chức lãnh thổ du lịch và điều kiện pháttriển kinh tế - xã hội của Hải Dương và định hướng tổ chức lãnh thổ dulịch Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận đến năm 2020.
- Xác định danh mục các địa bàn, lĩnh vực và dự án ưu tiên đầu tư pháttriển du lịch của Hải Dương với phân kỳ phát triển hợp lý.
- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch Hải Dương trong giai đoạn 2011 - 2020.
- Góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
3 Căn cứ điều chỉnh quy hoạch
3.1 Căn cứ pháp lý
a) Luật Du lịch 2005 ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005.
b) Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chitiết thi hành một số điều của Luật du lịch;
Trang 5c) Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phêduyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội.
d) Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi bổsung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 củaChính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế xã hộie) Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và đầu
tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CPngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghịđịnh số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệtvà quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và Quyết định số281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầutư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch vàđiều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngànhvà quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu.
3.2 Chủ trương, chính sách
a) Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV
b) Báo cáo số 549/BC-SVHTTDL ngày 21/5/2009 báo cáo nhiệm vụ nộidung điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hải Dương đếnnăm 2020.
c) Công văn số 878/UBND-VP ngày 18/6/2009 của UBND tỉnh Hải Dươngvề việc Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Hải Dương đến2020.
d) Quyết định số 3208/QĐ-UBND ngày 9/9/2009 của UBND tỉnh HảiDương về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí Dự án “Điều chỉnhquy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hải Dương đến năm 2020”
3.3 Các định hướng phát triển
a) Quyết định số 920/QĐ-TTg ngày 18/6/2010 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn khu di tích lịch sử - văn hoá CônSơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch, thị xã Chí Linh, tỉnh HảiDương;
b) Quyết định số 307-TTg ngày 24/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 –2010;
c) Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển Du lịch giai đoạn 2001 - 2010;
Trang 6d) Quyết định số 197/QĐ-TCDL ngày 5/6/2002 của Tổng cục trưởng TCDLphê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng du lịch Bắc bộ đếnnăm 2010 và định hướng đến năm 2020;
e) Quyết định số 201/QĐ-TCDL ngày 5/6/2002 của Tổng cục trưởng TCDLphê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Trung tâm du lịch Hà Nộivà phụ cận đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
f) Quyết định số 4940/2005/QĐ-UBND ngày 28/10/2005 của UBND tỉnhHải Dương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnhHải Dương giai đoạn 2006 -2020;
g) Quyết định số 1433/QĐ-UBND ngày 16/4/2004 của UBND tỉnh HảiDương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dươngđến năm 2020;
h) Các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác liên quan.i) Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2009
j) Xu hướng phát triển du lịch khu vực và thế giới, thực tiễn và nhu cầu pháttriển du lịch Việt Nam.
4 Các sản phẩm dự án điều chỉnh quy hoạch
a) Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020;
b) Hệ thống các bản đồ : (1) Bản đồ vị trí tỉnh Hải Dương trong hệ thống tuyến, điểm du lịch vùng du lịch Bắc Bộ tỷ lệ 1/1.000.000; (2) Bản đồ hiện trạng tổng hợp du lịch tỉnh Hải Dương tỷ lệ 1/100.000; (3) Bản đồ định hướng tổ chức không gian và tuyến, điểm du lịch tỉnh Hải Dương tỷ lệ 1/100.000
Trang 7B NỘI DUNG
CHƯƠNG I
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH 2004I KHÁI QUÁT NỘI DUNG QUY HOẠCH 2004
1 Khái quát các nội dung chính của Quy hoạch 2004
Quy hoạch 2004 được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt tại Quyết định số1433/QĐ-UBND ngày 16/4/2004 bao gồm một số nội dung chính sau :
- Đánh giá tài nguyên du lịch : theo đó đã có được những nhận xét đánh giá
về vị trí địa lý; điều kiện tự nhiên; tình hình phát triển KT-XH Hải Dương giai đoạn2000 – 2003; cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường; và tài nguyên du lịch
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997
-2003 trên cơ sở phân tích những chỉ tiêu chuyên ngành cơ bản : khách du lịch,thunhập du lịch,cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, lao động trong du lịch, đầu tưdu lịch và hiện trạng tổ chức quản lý, hoạt động marketing du lịch.
- Định hướng phát triển du lịch Hải Dương giai đoạn đến năm 2020 bao gồm:
Dự báo các chỉ tiêu phát triển ngành :
Nguồn : Quy hoạch 2004
Trang 8 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch bao gồm : (i) lễ hội đền Kiếp Bạc vàCôn Sơn; (ii) sân Golf Ngôi sao Chí Linh; (iii) nghỉ dưỡng-tham quan-lễ hộiAn Phụ - Kính Chủ; (iv) du lịch đường sông (sông Hương, Hải Dương - VạnKiếp); (v) sản phẩm lưu niệm-hàng thủ công mỹ nghệ đặc sắc địa phương,(vi) sản phẩm làng nghề; (vii) miệt vườn Thanh Hà.
Quy hoạch theo lãnh thổ gồm : (i) định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ;(ii) Quy hoạch phát triển các cơ sở lưu trú; (iii) quy hoạch các điểm dừngchân; (iv) quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng nghề; (v) quyhoạch phát triển các khu vực vui chơi giải trí lớn.
Định hướng đầu tư bao gồm : (i) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành;(ii) phát triển hệ thống lưu trú và cơ sở dịch vụ; (iii) tôn tạo tài nguyên, đổimới và đa dạng hóa sản phẩm du lịch; (iv) cải thiện kết cấu hạ tầng.
- Các giải pháp thực hiện bao gồm : (i) công tác quy hoạch; (ii) phát triển nguồn
nhân lực; (iii) hoàn thiện cơ chế chính sách du lịch; (iv) kiện toàn hệ thống QLNNvề du lịch; (v) đa dạng hóa sản phẩm du lịch tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù; (vi)mở rộng thị trường; (vii) giải pháp về vốn; và (viii) xã hội hóa phát triển du lịch.
2 Nhận xét, đánh giá nội dung Quy hoạch 2004
Quy hoạch 2004 đã thể hiện được tương đối đầy đủ những nội dung của mộtquy hoạch tổng thể chuyên ngành du lịch theo quy định của Luật Du lịch Các tínhtoán dự báo tại Quy hoạch 2004 đã được thực hiện trên cơ sở phân tích các địnhhướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương và quy hoạch du lịchcấp vùng tại thời điểm thực hiện vì vậy khá phù hợp với các chỉ tiêu cơ bản về pháttriển du lịch, đặc biệt chỉ tiêu về khách du lịch trong giai đoạn 2004 - 2009 Đây làthành công của Quy hoạch 2004.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, nội dung của Quy hoạch 2004còn tồn tại một số hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động quản lý và triển khai hoạt độngphát triển du lịch trong thực tiễn nhằm phát triển du lịch Hải Dương tương xứng vớivị trí trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; trong phát triển du lịch Trungtâm du lịch Hà Nội và phụ cận và hướng tới phát triển du lịch bền vững Một số hạnchế chủ yếu của Quy hoạch 2004 bao gồm :
Trang 9- Chưa làm rõ được những lợi thế so sánh của tiềm năng du lịch Hải Dươngso với các địa phương khác, đặc biệt là các địa phương phụ cận trong vùng đồngbằng sông Hồng Đây là một vấn đề quan trọng làm căn cứ cho việc xác định nhữngđịnh hướng phát triển riêng, tạo sự khác biệt của du lịch Hải Dương và qua đó tạođược sức hấp dẫn và nâng cao tính cạnh tranh của điểm đến du lịch Hải Dương trongmối quan hệ phát triển du lịch vùng.
- Mặc dù đã đề cập đến định hướng sản phẩm du lịch, tuy nhiên hệ thống sảnphẩm du lịch, đặc biệt là những sản phẩm du lịch đặc thù của Hải Dương còn chưaxác định được cụ thể Đây có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng làmcho du lịch Hải Dương chưa tạo được sự bứt phá được đứng từ góc độ sản phẩm dulịch và điều này cũng có những ảnh hưởng đến phát triển du lịch sau khi Quy hoạch2004 được phê duyệt.
- Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch Hải Dương còn nhiều nội dung trùngvà chưa rõ, đặc biệt đối với định hướng phát triển 02 không gian trọng điểm du lịch;hệ thống tuyến, điểm du lịch chính của Hải Dương.
- Mặc dù quan điểm phát triển du lịch có đề cập đến phát triển du lịch bềnvững, tuy nhiên Quy hoạch 2004 còn chưa chỉ ra được những yếu tố cơ bản đã, đangvà sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển du lịch của du lịch Hải Dương,đặc biệt đứng từ góc độ môi trường và sự tham gia của cộng đồng.
Những hạn chế được chỉ ra trên đây về nội dung của Quy hoạch 2004 cầnđược làm rõ và bổ sung trong Điều chỉnh Quy hoạch 2004
II HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1 Khách du lịch
Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, thời gian qua du lịch Hải Dươngcũng đã có những bước phát triển quan trọng với mức tăng trưởng bình quân vềkhách du lịch trên 20%/năm Đây là mức tăng trưởng cao so với mức tăng trưởngchung của du lịch Việt Nam cũng như so với nhiều địa phương trong cả nước.
Trang 10Bảng 1: Lượng khách du lịch đến Hải Dương giai đoạn 2001 - 2010
Đơn vị: Nghìn lượt khách
Năm
Chỉ tiêu2001200220032004200520062007200820092010
Nguồn: Báo cáo thông kê của Sở TM&DL năm 2001 - 2007; Sở VHTTDL năm 2008-2010
Do đặc điểm, lợi thế về vị trí địa lý, bên cạnh sự tăng trưởng về lượng kháchlưu trú, lượng khách du lịch đến Hải Dương không sử dụng dịch vụ lưu trú (khách đitheo tour trong vùng mà Hải Dương chỉ là điểm dừng chân tham quan; khách du lịchlễ hội, khách tham quan trong ngày từ Hà Nội, khách “transit” trên tuyến Hà Nội -Hải Phòng; Hà Nội - Quảng Ninh) cũng tăng khá nhanh Đây là một đặc điểm kháđặc thù của du lịch Hải Dương, góp phần đáng kể vào kết quả kinh doanh du lịchcủa địa phương.
1.1 Khách du lịch quốc tế
Lượng khách du lịch quốc tế đến Hải Dương trong giai đoạn 2001 - 2010 cósự tăng trưởng khá ổn định, năm sau cao hơn năm trước Năm 2001 toàn tỉnh đã đónđược 27.000 lượt khách quốc tế thì năm 2010 đã tăng lên 120.500 lượt, bất chấp tácđộng của khủng hoảng kinh tế thế giới Như vậy có thể thấy chỉ tiêu về khách dulịch quốc tế của Quy hoạch 2004 là khá phù hợp với thực tế (Bảng 2).
Bảng 2: Khách du lịch quốc tế đến Hải Dương, giai đoạn 2001 - 2010
Trang 11Tỷ lệ lượng khách quốc tế trong tổng số khách du lịch đến Hải Dương khá ổnđịnh và chiếm trên dưới 20% với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt trên 18,5% năm.Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế đến Hải Dương còn hạn chế vàthấp hơn ngày lưu trú trung bình cả nước Điều này có thể được giải thích là do HảiDương còn thiếu sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng để có thểgiữ chân được khách du lịch quốc tế ở lại Hải Dương lâu hơn.
Mặc dù có tỷ lệ khách du lịch quốc tế khá, tuy nhiên so với nhiều địa phươngtrong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, lượng khách du lịch quốc tế đến Hải Dươngvẫn còn hạn chế so với vị trí và tiềm năng du lịch của địa phương (Bảng 3)
Bảng 3 : Khách quốc tế đến các tỉnh thuộc vùng KTTĐ phía Bắcgiai đoạn 2001 - 2009
Ghi chú: * Số liệu của Hà Nội đã bao gồm cả tỉnh Hà Tây cũ
Nguồn: Viện NCPT Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương.
Kết quả so sánh lượng khách quốc tế đến Hải Dương với các địa phương HàNội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh… cho thấy lượngkhách du lịch đến với Hải Dương còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn, năm 2009 bằng2,45% (chỉ cao hơn Vĩnh Phúc 0,68%; Bắc Ninh 0,12% và Hưng Yên 0,03%), nhưngtốc độ tăng trưởng tương đối cao (23,51%, chỉ đứng sau Bắc Ninh 25,12%) Nguyênnhân là do Hải Dương là địa phương có vị trí địa lý thuận lợi, có tiềm năng du lịchphong phú, trong đó có nhiều tài nguyên có giá trị, đặc biệt là khu di tích lịch sử danhthắng Côn Sơn - Kiếp Bạc và du lịch được quan tâm phát triển với tư cách là ngànhkinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trang 12Theo kết quả điều tra khách năm 2010, khách du lịch quốc tế đến Hải Dươngphần lớn từ Trung Quốc (25%); tiếp đến là Hàn Quốc (19%); Đài Loan (16%), NhậtBản (15%) Khách từ thị trường Châu Âu và khu vực Đông Nam Á còn hạn chế.
Mục đích của phần lớn khách du lịch quốc tế đến Hải Dương là công vụ,khách tham dự hội nghị, hội thảo (MICE) Lượng khách đến với mục đích thuần túydu lịch còn rất hạn chế.
1.2 Khách du lịch nội địa
Khách du lịch nội địa vẫn là lượng khách chủ yếu của tỉnh, trung bình hàngnăm chiếm trên dưới 80% tổng lượng khách du lịch đến Hải Dương Ngoài Côn Sơn- Kiếp Bạc là nơi tập trung thu hút khách, các điểm di tích cũng thu hút khách nộiđịa đến ngày một nhiều hơn vì điều kiện đi lại khá thuận tiện, gần Hà Nội (Bảng 4).
Bảng 4: Khách du lịch nội địa đến Hải Dương, giai đoạn 2001 - 2010
Nguồn: Báo cáo thông kê của Sở TM&DL năm 2001 - 2007; Sở VHTTDL năm 2008-2010
Nguyên nhân một phần do nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của người dântrong cả nước, đặc biệt là từ các thành phố lớn như Hà Nội ngày càng cao; bên cạnhđó là việc ngành du lịch Hải Dương đã chú trọng phát triển du lịch văn hóa - lễ hội,du lịch tham quan và đặc biệt là du lịch nông thôn phù hợp với nhu cầu khách dulịch trong nước Điều đó có cũng nghĩa rằng, trong tương lai gần thị trường kháchnội địa sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch Hải Dương.
Khách du lịch nội địa đến Hải Dương thường đi theo nhóm do các công ty dulịch, lữ hành tổ chức, hoặc do các tổ chức công đoàn của các cơ quan, xí nghiệp tổchức hoặc tự tổ chức theo các nhóm Đa phần là khách từ Hà Nội, Hải Phòng,Quảng Ninh và các địa phương ở khu vực phía Bắc.
Nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Hải Dương có lợi thế vềvị trí địa lý so với nhiều tỉnh trong vùng để đón các dòng khách du lịch đi lại trongvùng Tuy nhiên trong thực tế lượng khách du lịch nội địa đến và ở lại Hải Dương
Trang 13còn hạn chế so với phần lớn các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc(chỉ đứng trên Hưng Yên và Bắc Ninh) (Bảng 5)
Bảng 5: Khách nội địa đến các tỉnh thuộc vùng KTTĐ phía Bắcgiai đoạn 2001 - 2009
Ghi chú: * Số liệu của Hà Nội đã bao gồm cả tỉnh Hà Tây cũ
Nguồn: Viện NCPT Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương.
Kết quả so sánh cho thấy nếu Hải Dương không chú trọng phát triển các sảnphẩm du lịch mà chỉ dựa trên những lợi thế sẵn có thì trong những năm tới vẫn tiếp tụccó sự tụt hậu về thu hút khách du lịch nói chung, khách du lịch nội địa nói riêng.
Nhận xét chung :
- Mặc dù lượng khách du lịch đến Hải Dương tăng cao nhưng chất lượngnguồn khách hạn chế Khách quốc tế còn ít, khách du lịch thuần tuý chủ yếu là đitheo tour chỉ dừng chân mua sắm, khách lưu trú phần lớn là khách thương mại, tìmkiếm cơ hội đầu tư kết hợp với du lịch và khách công vụ của các doanh nghiệp đầutư nước ngoài Số lượng các doanh nghiệp đầu tư đã ổn định và sự hấp dẫn của môitrường đầu tư giảm dần, dẫn đến số khách này giảm trong tương lai gần Khách nộiđịa chủ yếu là khách hành hương, lễ hội và đi về trong ngày, khách lưu trú chỉ chiếmkhoảng 22%
- Hiệu quả khai thác khách du lịch kém: thời gian lưu trú của khách du lịchngắn, chi tiêu cho mua sắm của cả khách quốc tế và nội địa còn thấp
2 Hiện trạng thu nhập và GDP du lịch
Trang 142.1 Thu nhập du lịch
Thu nhập du lịch của Hải Dương không ngừng gia tăng cả về giá trị tuyệt đốivà nhịp độ tăng trưởng, giai đoạn 2001 - 2010 có mức tăng trưởng trung bình22.17% Với xu thế hiện nay, cùng với sự gia tăng của số lượng khách, chắc chắntrong những năm tới thu nhập du lịch của Hải Dương sẽ gia tăng, góp phần tích cựcvào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (Bảng 6)
Bảng 6: Thu nhập du lịch Hải Dương giai đoạn 2001 - 2010
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Nguồn: Báo cáo thống kê của Sở TM&DL năm 2001-2007, Sở VHTTDL năm 2008-2010
Kết quả điều tra, thống kê cho thấy có sự thay đổi về cơ cấu chi tiêu củakhách theo hướng giảm dần tỷ lệ doanh thu từ lưu trú và ăn uống; tăng dần doanhthu từ lữ hành - vận chuyển, doanh thu bán hàng, doanh thu các dịch vụ bổ sungkhác; với sự thay đổi cơ cấu chi tiêu này sẽ là điều kiện tốt để gia tăng tổng thu nhậpcủa các hoạt động du lịch Tuy nhiên do mức chi tiêu bình quân của khách còn thấpvà có xu hướng giảm nên thu nhập du lịch chung còn hạn chế Để tăng thu nhập dulịch thời gian tới, du lịch Hải Dương cần chú trọng các giải pháp thu hút khách dulịch có khả năng chi tiêu cao và tăng cường các dịch vụ bổ sung bên cạnh phát triểncác sản phẩm du lịch hấp dẫn có khả năng cạnh tranh cao
Nếu xem xét thu nhập du lịch Hải Dương trong mối tương quan với các địaphương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Bảng 7) thì có thể thấy do lượngkhách đến Hải Dương; số ngày lưu trú trung bình và mức chi tiêu trung bình của
Trang 15khách còn hạn chế, vì vậy thu nhập du lịch Hải Dương thời gian qua còn hạn chế sovới nhiều địa phương trong vùng và trong nhiều năm chỉ đứng trên Hưng Yên vàBắc Ninh.
Bảng 7: Thu nhập du lịch các tỉnh thuộc vùng KTTĐ phía Bắc,giai đoạn 2001 - 2009
Ghi chú: * Số liệu của Hà Nội đã bao gồm cả tỉnh Hà Tây cũ
Nguồn: Viện NCPT Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương.
2.2 Giá trị gia tăng ngành du lịch (GDP du lịch)
Kết quả phân tích số liệu thống kê cho thấy số tuyệt đối và tỷ lệ GDP du lịchtrong tổng GDP của địa phương trong nhiều năm qua nhìn chung còn thấp (Bảng 8).Nếu quy đổi theo tỷ giá thực tế thì tỷ lệ này cũng thấp, theo đó năm 2001 chiếm 1,04%;năm 2005 là 1,4% và năm 2010 là 1,8%
Bảng 8: Tỷ trọng và Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch giai đoạn 2001-2010
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Tổng GDP tỉnh(giá s.sánh 1994)
Tổng GDP tỉnh (giá thực tế)
Trang 16Như vậy có thể thấy mục tiêu đóng góp GDP du lịch được xác định tại Quyhoạch 2004 theo đó đến năm 2010 GDP du lịch sẽ chiếm khoảng 2,3% tổng GDP củatỉnh đã không đạt được Một trong những nguyên nhân được xem là quan trọng hạn chếtỷ lệ GDP du lịch trong tổng GDP của tỉnh là do mức đầu tư từ ngân sách cho sựnghiệp du lịch Hải Dương còn quá thấp so với các ngành kinh tế khác và chỉ chiếm0,19% tổng đầu tư ngân sách địa phương Chính vì vậy nếu xét từ tỷ trọng đầu tư vớitỷ trọng tổng sản phẩm thì hoạt động du lịch của Hải Dương thời gian qua vẫn có thểđược xem là khá có hiệu quả
3 Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng góp một phần quan trọng trong quá trình phụcvụ khách du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đáp ứng các nhu cầu của khách dulịch về lưu trú, ăn uống, vận chuyển, các điều kiện về vui chơi giải trí và các dịch vụkhác Việc đánh giá về cơ sở vật chất kỹ thuật phải bao gồm cả đánh giá về sốlượng và chất lượng Chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật có ý nghĩa quan trọngtrong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch.
3.1 Cơ sở lưu trú
Trong giai đoạn 2001 - 2010, hệ thống cơ sở lưu trú tỉnh Hải Dương đã pháttriển với tốc độ khá nhanh Năm 2001, cả tỉnh Hải Dương chỉ có 33 cơ sở lưu trú đivào hoạt động với 650 phòng, thì đến năm 2010số cơ sở lưu trú toàn tỉnh đã tăng lên133 cơ sở lưu trú với tổng số 2.637 phòng Tốc độ tăng trưởng trung bình cho giaiđoạn 2001 - 2010 về số phòng khách sạn là 16,83%/năm Đặc biệt là từ năm 2001đến nay, sự phát triển hệ thống cơ sở lưu trú của Hải Dương đã và đang phát triểnnhanh chóng Điều này chứng tỏ việc kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnhđang diễn ra khá thuận lợi (Bảng 9)
Bảng 9 : Các cơ sở lưu trú du lịch Hải Dương giai đoạn 2001 - 2010
Năm
Nội dung200120022003200420052006200720082009 2010
Tổng số phòng 6508109501.0991.2401.5401.8201.9532.574 2.637
Tổng số giường 1.0501.2151.5201.6482.1442.7002.9853.2024.138 4.235
19,1%
Trang 17Nguồn: Báo cáo thông kê của Sở TM&DL năm 2001 - 2007; Sở VHTTDL năm 2008-2010
Công suất sử dụng phòng trung bình năm 2010 của hệ thống cơ sở lưu trú ởHải Dương đạt khoảng 62 %
Sự phân bố các khách sạn ở Hải Dương tập trung chủ yếu ở thành phố HảiDương và thị xã Sao Đỏ Ở một số thị trấn trên địa bàn tỉnh hiện cũng có cơ sở lưutrú, tuy nhiên phần lớn là nhà nghỉ chưa đủ tiêu chuẩn xếp hạng
Hiện nay, Hải Duơng có 16 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn từ 1 sao đến4 sao với 641 phòng (chiếm 12% số cơ sở lưu trú, 25,5% số phòng) (Bảng 10) Hiệntrên địa bàn Hải Dương chưa có khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao và “resort” (khu nghỉdưỡng, làng du lịch), do đó có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng đón kháchdu lịch thuần túy và khách du lịch cao cấp
Bảng 10 : Cơ cấu cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Hải Dương năm 2010
Số cơ sở lưu trúSố phòng
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Nguồn: Sở Văn hoá Thể thao - Du lịch Hải Dương.
Chất lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhìn chung cònkém và chỉ đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của khách du lịch Trang thiết bị ởmột số khách sạn đã cũ không đồng bộ cần nâng cấp Một số phòng nghỉ ở cáckhách sạn tư nhân còn hẹp, bài trí thiết kế nội ngoại thất không hợp lý, vệ sinh chưađảm bảo theo yêu cầu Ngoài dịch vụ lưu trú và ăn uống, ở một số khách sạn hiệnnay phát triển thêm các dịch vụ mới như massage, karaoke, bể bơi
3.2 Cơ sở vui chơi giải trí
Trang 18Các cơ sở vui chơi giải trí- thể thao, dịch vụ phục vụ khách du lịch ở HảiDương nhìn chung còn rất hạn chế Ở các khách sạn lớn những dịch vụ bổ sungthường chỉ bao gồm: massage, tennis, bể bơi, phòng karaoke; Công ty cổ phần sânGolf Chí Linh mới chỉ đưa vào sử dụng sân golf 36 lỗ, hệ thống dịch vụ kèm theonhư câu lạc bộ đêm, trường đua ngựa còn đang trong giai đoạn xây dựng Gầnđây, tỉnh cũng đã chú trọng quy hoạch một số khu vui chơi giải trí nhưng các dự ánnày tập trung chủ yếu ở thành phố Hải Dương; ở các khu du lịch đang thu hútkhách như Côn Sơn - Kiếp Bạc, đảo Cò Chi Lăng Nam, v.v chưa có các cơ sở vuichơi giải trí Sự hạn chế về các cơ sở vui chơi giải trí - thể thao, một mặt đã khôngkích thích được khả năng chi tiêu của khách, mặt khác đã hạn chế thời gian lưu trúcủa họ Đây là một nguyên nhân khiến khách du lịch chỉ đi về trong ngày và cómức chi tiêu thấp.
Hiện tại, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao chưa đáp ứng yêu cầu nhưngtrong thời gian tới, các dự án đang xây dựng được hoàn thành đưa vào sử dụng sẽlàm phong phú thêm cho hệ thống sản phẩm du lịch của Hải Dương góp phần pháttriển du lịch bền vững
3.3 Phương tiện vận chuyển khách du lịch
Hệ thống phương tiện vận chuyển khách du lịch tăng nhanh cả về số lượng vàchất lượng Năm 2001 toàn tỉnh có 3 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách dulịch và một số hộ cá thể với tổng số 200 xe, đến năm 2010 có 25 doanh nghiệp vậnchuyển khách du lịch với trên 800 xe Các phương tiện vận chuyển đều đảm bảochất lượng, tiện lợi và an toàn góp phần hoàn thiện thêm hệ thống dịch vụ du lịch ởHải Dương.
4 Lao động trong ngành du lịch
Số lượng lao động và cơ cấu đào tạo của đội ngũ lao động trong du lịch cóảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của dịch vụ du lịch Lao động trong du lịch baogồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp Lao động trực tiếp là số lao động làmviệc trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác Laođộng gián tiếp tham gia vào các hoạt động có liên quan đến hoạt động du lịch Tỷ lệgiữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp thường là 1/2,2 Trong khách sạn, sốlao động bình quân trên một phòng càng cao, chứng tỏ hệ thống các dịch vụ bổ sungcàng hoàn chỉnh Đối với khách sạn hiện đại, đầy đủ các dịch vụ tỷ lệ này có thể lêntới 2 - 2,2 người/phòng.
Trang 19Đối với Hải Dương, lực lượng lao động trong ngành du lịch cũng tăng vàchiếm tỷ trọng khá lớn trong lực lượng lao động của tỉnh Theo số liệu thống kê củaSở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hải Dương, năm 2004 lực lượng lao động trongngành du lịch của Tỉnh là trên 1.400 người, năm 2010 tăng lên 3.750 người; tốc độtăng trưởng trung bình lao động trong giai đoạn 2004-2010 là 19,12% (Bảng 11).Tuy vậy, so với các tỉnh phụ cận, số lượng lao động trong ngành du lịch của HảiDương còn tương đối ít.
Bảng 11: Lao động trong ngành du lịch Hải Dương giai đoạn 2001-2010
Người
Năm
Trình độ200120022003200420052006200720082010
Nhìn chung, trong những năm qua lao động trong ngành du lịch Hải Dươngđã có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ lao độngtrong ngành Lao động đã qua đào tạo ở mức đại học và trên đại học đã chiếm tới13% trong tổng số lao động, trong khi đó ở một số tỉnh lân cận thì con số này còn rấtthấp Tuy nhiên số lao động chưa qua đào tạo nghiệp vụ còn cao, trình độ nghiệp vụsơ cấp chiếm số lượng lớn, trình độ ngoại ngữ còn rất thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầuvề chất lượng lao động mà các khu, điểm du lịch, các doanh nghiệp du lịch đặt ra
Nếu nghiên cứu về nhu cầu lao động để đáp ứng cho yêu cầu phát triển dulịch thì lao động trong ngành du lịch Hải Dương đang thiếu cả về số lượng và chấtlượng.
Trang 20Chỉ phân tích riêng trong năm 2010, thực trạng lao động trong ngành du lịchcho thấy, chất lượng lao động trong quản lý và kinh doanh là chưa đáp ứng được yêucầu Trình độ đại học ở các chuyên ngành tỷ lệ đạt chưa cao so với tổng lao động(13,7%) Lực lượng lao động đào tạo ở lĩnh vực khác không phải trong lĩnh vực dulịch đào tạo còn khá lớn chiếm đến 44,2% trong tổng số lao động Lao động chưaqua đào tạo cũng đã hạn chế đi rất nhiều: nếu như năm 2001 số lao động này chiếmđến 25,7% nhưng đến năm 2010 con số này chỉ còn 7,3% Do phần lớn lực lượnglao động của tỉnh chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch vì vậy sẽ ảnhhưởng nhiều đến hoạt động của ngành.
Thực tế tại các cơ sở lưu trú du lịch đã và đang sử dụng phần lớn lao độngchưa đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ Để từng bước giải quyết thiếu hụt về laođộng có nghiệp vụ, hàng năm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp vớitrường Trung học chuyên nghiệp, Trường Cao đẳng nghiệp vụ du lịch Hà Nội tổchức các lớp tập tuấn nghiệp vụ Tuy nhiên số lao động được đào tạo vẫn còn hạnchế và cũng là giải pháp tình thế trước mắt về lâu dài cần có kế hoạch đào tạo cụ thểhơn, số lượng, chất lượng đều phải nâng lên ở mức tỷ lệ cao Nhưng với tốc độ đầutư kinh doanh cơ sở lưu trú tăng quá nhanh của các thành phần kinh tế trên địa bànHải Dương như hiện nay thì việc đáp ứng lao động có trình độ tại địa phương làkhông đáp ứng được.
Về kỹ năng nghiệp vụ: Đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch chưa đáp ứngđược tốt nhu cầu phục vụ khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, do kiến thức,trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm về nghiệp vụ du lịch quốc tế còn hạn chế Cán bộquản lý và kinh doanh còn hạn chế về trình độ, năng lực thực tiễn, quá trình đào tạovà đào tạo lại chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức
Công tác đào tạo cán bộ công nhân viên mới chỉ được các doanh nghiệp nhànước, các khách sạn có quy mô lớn quan tâm đến; còn các khách sạn tư nhân ngoàichánh, phó giám đốc, kế toán có nghiệp vụ thì đa số là cán bộ hợp đồng thời vụ,không qua đào tạo hoặc chỉ mới đào tạo thì ngắn hạn
5 Hiện trạng phát triển du lịch theo lãnh thổ và hệ thống sản phẩm du lịch
5.1 Phát triển du lịch theo lãnh thổ
Ở Hải Dương hiện có một số khu, điểm du lịch chính sau:
Trang 21- Khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc: với giá trị văn hoá lịch sử cao, cảnh quan
tự nhiên kỳ vỹ, Côn Sơn - Kiếp Bạc là khu du lịch tổng hợp với nhiều loại sản phẩmdu lịch: du lịch văn hoá, tâm linh; du lịch sinh thái; du lịch thể thao; du lịch kết hợpnghỉ dưỡng, cắm trại hoạt động du lịch ở đây mang tính “mùa” rõ rệt Hàng năm, có2 mùa lễ hội được tổ chức tại Côn Sơn: Mùa xuân và mùa thu Đây chính là thờigian mà lượng khách du lịch đến Côn Sơn - Kiếp Bạc nhiều nhất Theo thống kê củaBan quản lý khu di tích Côn Sơn- Kiếp Bạc tốc độ tăng trưởng khách giai đoạn 2001– 2010 khoảng 20%, năm 2010 đạt trên 1 triệu lượt khách
Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch ở Côn Sơn chưađược hiện đại song tương đối thuận lợi và đầy đủ Các loại hình dịch vụ: kinhdoanh khách sạn, nhà nghỉ, vận chuyển, ăn uống, mua sắm phát triển và mở rộng.Tuy nhiên, quy mô của các loại hình dịch vụ còn nhỏ lẻ thiếu sự liên kết; dịch vụvui chơi giải trí còn hạn chế Đánh giá chung thì khu Côn Sơn- Kiếp Bạc có giá trịvăn hoá lịch sử cao và cảnh quan đẹp, nhưng còn thiếu các sản phẩm du lịch chấtlượng cao nên mức độ hấp dẫn khách còn thấp.
- Khu An Phụ - Kính Chủ: Hiện đang được khai thác ở dạng tự nhiên đón
khách đến với mục đích tâm linh tham quan đền, chùa là chính Ở đây chưa có hệthống cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch nên mặc dù hấp dẫn về cảnh quannhưng chất lượng sản phẩm du lịch thấp, chưa đồng bộ, chưa thu hút được kháchdu lịch thuần tuý
- Khu du lịch thành phố Hải Dương: Chủ yếu phục vụ các loại du lịch MICE,
kết hợp với tham quan di tích lịch sử, bảo tàng, làng nghề truyền thống, v.v Cơ sởvật chất kỹ thuật và dịch vụ khá đầy đủ.
- Điểm du lịch sinh thái đảo Cò Chi Lăng Nam: tại khu vực này vào lúc bình
minh và hoàng hôn diễn ra cảnh "giao ca" khá sinh động giữa cò và vạc (sáng cò bayđi kiếm ăn, vạc bay về nghỉ, đến chiều cò trở về và vạc bay đi) nên khách thườngtham quan vào buổi chiều tối và sáng sớm và có nhu cầu nghỉ lại Hạn chế chủ yếu ởđây là chưa có cơ sở lưu trú nên lượng khách đến với điểm du lịch này còn ít, chủyếu là khách địa phương có thể đi về trong ngày
Ngoài ra còn một số điểm di tích, làng nghề, làng quê khác đang hình thànhđiểm du lịch như Di tích Đền Cao, Văn miếu Mao Điền, đền Tranh, đền Khúc Thừa
Trang 22Dụ, phường múa rối nước Hồng Phong, Gốm Chu Đậu, chạm khắc gỗ Đông Giao,thêu Hưng Đạo ở những điểm này còn thiếu hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật dulịch như nơi đón tiếp khách, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí
Hệ thống tuyến du lịch của Hải Dương bao gồm:
Tuyến du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc, Kính Chủ - An phụ
Tuyến du lịch sinh thái thăm làng cò Chi Lăng Nam, đền Quát, đền Tranh,làng Cúc Bồ
Tuyến du lịch thăm làng tiến sỹ Mộ Trạch, Văn miếu Mao Điền Tuyến du lịch tổng hợp thăm các di tích lịch sử, làng nghề, sinh thái
Trên các tuyến du lịch liên tỉnh và nội tỉnh có rất nhiều các điểm du lịch vàcác trung tâm dịch vụ dừng chân mua sắm, nhưng do các điểm du lịch của HảiDương còn chưa hấp dẫn nên chủ yếu khách chỉ dừng chân trên các tuyến quốc lộ 18và quốc lộ 5A để ăn uống và mua sắm.
5.2 Hệ thống sản phẩm du lịch
Cho đến nay Hải Dương mới chỉ phát triển được một số loại sản phẩm du lịchchính sau :
- Du lịch tham quan : các điểm di tích lịch sử văn hóa, tiêu biểu là khu di tích
Côn Sơn, Kiếp Bạc, Phượng Hoàng, Văn Miếu Mao Điền, đền Khúc Thừa Dụ, v.v ;tham quan các điểm danh thắng cảnh quan như Côn Sơn, An Phụ, Kính Chủ, v.v ;
tham quan các làng nghề như làng gốm Chu Đậu (Nam Sách), làng chạm khắc đáKính Chủ (Kinh Môn), làng chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng), phường rối
nước Thanh Hải, v.v ;
Trang 23- Du lịch lễ hội : các lễ hội tiêu biểu như Lễ đàn Mông Sơn thí thực (lễ hộiCôn Sơn); hội quân, hội hoa đăng trên sông Lục Đầu (lễ hội đền Kiếp Bạc); hội bơichải (lễ hội Đền Quát - Gia Lộc; Đình Cậy - Bình Giang), hội đánh gậy (lễ hội ĐềnCuối, Gia Lộc), v.v.
- Du lịch thể thao, giải trí : sân golf Ngôi Sao Chí Linh (Chí Linh) - Du lịch sinh thái : đảo Cò Chi Lăng Nam (Thanh Miện)
- Du lịch công vụ, hội nghị - hội thảo (MICE) : TP Hải Dương
Như vậy có thể thấy hệ thống sản phẩm du lịch của Hải Dương còn chưahoàn chỉnh, thiếu những sản phẩm du lịch có khả năng thu hút khách du lịch thuầntúy mà Hải Dương có khả năng phát triển như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch dưỡngsinh - chữa bệnh, du lịch vui chơi giải trí, du lịch đường sông Ngoài ra chất lượngcác sản phẩm du lịch còn hạn chế, chưa có khả năng cạnh tranh cao vì vậy ảnhhưởng đến hiệu quả kinh doanh du lịch.
6 Hiện trạng hoạt động quản lý phát triển du lịch
6.1 Tổ chức bộ máy quản lý
Ở cấp tỉnh: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (trước tháng 4/2008 là sở
Thương mại - Du lịch ) là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về Văn hoá, Thể thao và Du lịch ở tỉnh Bộ máy của sởVăn hoá, Thể thao và Du lịch được tổ chức theo Quyết định số 45/2008/QĐ-UBNDngày 09 tháng 9 năm 2008 của UBND tỉnh, theo đó 01 phòng nghiệp vụ du lịch với05 cán bộ sẽ trực tiếp tham mưu đối với QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh.
Ở cấp huyện: chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch được lồng ghép
với phòng Văn hoá - Thông tin song chưa được quy định rõ ràng cụ thể.
Như vậy có thể thấy là tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch chưa được đặtngang tầm nhiệm vụ chính trị cả về quy mô, năng lực và quyền hạn Phòng Nghiệp vụ Dulịch thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch với đội ngũ cán bộ côngchức quá mỏng (5 biên chế ) nên chưa thể phát huy hết vai trò của quản lý nhà nước đốivới du lịch Ở cấp huyện, đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác quản lý du lịch còn
Trang 24thiếu và yếu nên công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động ở cấp huyện gần như cònbỏ ngỏ
6.2 Xây dựng và ban hành chính sách phát triển du lịch
Công tác quản lý nhà nước đối với du lịch ở Hải Dương được thực hiện trên cơsở các chủ trương đường lối phát triển kinh tế chung của đất nước; Luật du lịch, cácnghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật và các văn bản pháp quy có liên quan đếnhoạt động du lịch; các luật liên quan như Luật di sản, Luật đất đai, Luật đầu tư ở HảiDương gần như chưa có các quy định riêng về du lịch Sau mỗi kỳ Đại hội, chủtrương của Đại hội Đảng bộ tỉnh được cụ thể hoá thành đề án phát triển du lịch như:Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2005, Đề án giai đoạn 2006 - 2010.
Một số quy định như Quy định về quản lý, khai thác tài nguyên du lịch, Quyđịnh về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực du lịch, Quy chế quản lý khu, tuyến, điểm dulịch đang trong quá trình dự thảo
6.3 Xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển du lịch
Cho đến nay một số quy hoạch phát triển du lịch đã được thực hiện và phêduyệt bao gồm : Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm2020; 02 quy hoạch chi tiết được phê duyệt là Quy hoạch chi tiết khu du lịch An phụ- Kính Chủ (huyện Kinh Môn), Quy hoạch chi tiết khu du lịch Đảo Cò (huyệnThanh Miện) và Quy hoạch tổng thể bảo tồn khu di tích lịch sử - văn hoá Côn Sơn -Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Nhìn chung, những nội dung và kết quả nghiên cứu quy hoạch đã góp phầnvào việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng thời, là cơ sởcho công tác chỉ đạo, quản lý xây dựng các kế hoạch phát triển du lịch.
Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện, quản lý quy hoạch du lịch còn chậmvà yếu, những biện pháp đảm bảo triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể chưa đồngbộ Sau 5 năm thực hiện, Quy hoạch 2004 cũng bộc lộ một số bất cập, hạn chế nhưđã đề cập ở trên; quy hoạch chi tiết chưa đi vào được cuộc sống Do đó du lịch HảiDương chưa tạo được điểm nhấn, chưa có những sản phẩm độc đáo Mặt khác, cácchỉ tiêu kinh tế - xã hội theo quy hoạch thấp hơn thực trạng phát triển kéo theo cácdự báo, định hướng đầu tư xây dựng sản phẩm thấp hơn yêu cầu.
Trang 25Quy hoạch chi tiết một số khu du lịch trọng điểm như Côn Sơn - Kiếp Bạc, thànhphố Hải Dương,v.v còn chậm được nghiên cứu, xây dựng nên việc xây dựng các côngtrình, kể cả các công trình du lịch ở nhiều nơi còn tuỳ tiện, chắp vá hoặc trùng lặp do nhiềuchủ sở hữu, chủ quản lý khác nhau Nguyên nhân chính là do kinh phí đầu tư từ ngân sáchnhà nước cho xây dựng quy hoạch chi tiết các khu du lịch còn hạn chế; sự phối hợp giữacác ngành liên quan và chính quyền địa phương trong xây dựng quy hoạch còn nhiều bấtcập dẫn đến chậm tiến độ quy hoạch.
6.4 Quản lý hoạt động kinh doanh du lịch
Quản lý hoạt động kinh doanh du lịch là một trong những nội dung củaQLNN về du lịch Hiện nay, tỉnh Hải Dương có 157 doanh nghiệp hoạt động kinhdoanh du lịch trong các lĩnh vực: lưu trú, lữ hành, vận chuyển khách du lịch, điểmdừng và dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao Chủ thể QLNN trực tiếp đối với các đơnvị này là sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bên cạnh đó, kinh doanh du lịch còn làđối tượng quản lý của nhiều ngành chức năng như Sở Giao thông vận tải quản lýphương tiện vận chuyển khách du lịch, Công an tỉnh quản lý về an ninh trật tự, đăngký tạm trú; Sở Tài chính quản lý thuế, phí và lệ phí, Sở Tài nguyên Môi trường quảnlý về đất đai, tài nguyên, v.v
Những năm qua, Cơ quan QLNN về du lịch đã luôn chú trọng công tác quảnlý kinh doanh du lịch Từ việc tổ chức các hội nghị tập huấn pháp luật, chế độ chínhsách mới của nhà nước liên quan tới hoạt động du lịch, đến hướng dẫn về chuyênmôn nghiệp vụ và thanh tra, kiểm tra, phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch vàđiều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển khách du lịch, trungtâm mua sắm tính đến nay, toàn tỉnh đã phân loại, xếp hạng được 102/132 cơ sởlưu trú đủ điều kiện kinh doanh du lịch, 16 doanh nghiệp lữ hành, 21 doanh nghiệpvận chuyển khách du lịch và 18 trung tâm mua sắm Việc thường xuyên tuyêntruyền chính sách pháp luật, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ kết hợp với thanh tra,kiểm tra đã có tác động tích cực, thúc đẩy các cơ sở kinh doanh chú ý tới công tácnâng cao chất lượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách được lựa chọndịch vụ theo yêu cầu về chất lượng
Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịchcũng còn nhiều bất cập Các đơn vị kinh doanh du lịch thường chịu sự quản lý củanhiều ngành khác nhau, nếu thiếu sự phối hợp ở một khâu nào đó cũng ảnh hưởngđến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hiện tượng phổ biến ở Hải Dương làthiếu sự phối hợp chặt chẽ trong khâu thẩm định dự án đầu tư, do đó, có những dựán đầu tư được cấp phép không theo quy hoạch của ngành du lịch đầu tư dở dang
Trang 26phải tạm dừng (dự án khu du lịch sinh thái Phú Khang), có dự án xây dựng kháchsạn khi tiến hành thiết kế, đầu tư xây dựng không có ý kiến thẩm định của Sở Vănhoá, Thể thao và Du lịch nên xây dựng không đúng tiêu chuẩn, gây lãng phí, ảnhhưởng đến tính chuyên nghiệp, chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh Việcthanh tra, kiểm tra theo chức năng riêng của từng ngành cũng ảnh hưởng tới hoạtđộng của các doanh nghiệp, nhất là đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, cónhững khách sạn trong cùng một ngày phải tiếp nhiều đoàn kiểm tra của các cấp,ngành khác nhau Những sự việc này diễn ra nhiều lần sẽ gây tâm lý không an toàncho du khách, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới phát triển bền vững
6.5 Hoạt động tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch
Tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch là một hoạt động QLNN về du lịchquan trọng nhằm tăng cường thu hút đầu tư và thu hút khách du lịch Trong thời gianqua, ngành du lịch Hải Dương đã chú trọng và có nhiều nỗ lực trong công tác xúctiến, quảng bá du lịch như tổ chức các buổi hội thảo, làm việc với các bộ, ngànhtrung ương, các tỉnh bạn, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm tuyên truyềncác chính sách của tỉnh khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư vào lĩnh vực dulịch Ngành du lịch cũng đã tham gia nhiều hội chợ, triển lãm, liên hoan du lịchtrong nước và quốc tế, qua đó tuyên truyền những tiềm năng, thế mạnh và cơ chếchính sách đầu tư của tỉnh Phát hành, xuất bản các ấn phẩm du lịch (đĩa VCD, tập
gấp, bản tin, catalog) tuyên truyền quảng bá trong và ngoài nước, xây dựng chuyên
mục du lịch phát sóng trên Đài phát thanh truyền hình Hải Dương về các chuyên đề
du lịch văn hoá, lễ hội cổ truyền, du lịch sinh thái; thông tin quảng cáo: dựng biển
quảng cáo tấm lớn để đưa hình ảnh du lịch Hải Dương đến với du khách trong nướcvà quốc tế.
Tuy nhiên, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế do kinh phí
đầu tư cho hoạt động này quá ít (mỗi năm khoảng 200 triệu đồng) nên ngành du lịch
chưa xây dựng được chiến lược và kế hoạch thực thi cho công tác tiếp thị của toànngành Do đó, việc nghiên cứu thị trường còn mang tính tự phát từ các doanhnghiệp Các ấn phẩm quảng bá cho du lịch chung của tỉnh còn ít về số lượng, đơnđiệu về nội dung và hình thức Thêm vào đó, từ tháng 4 năm 2008, Du lịch hợp nhấtvới Văn hoá, Thể thao thành sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm thông tinxúc tiến Du lịch chưa được thành lập lại nên công tác xúc tiến quảng bá du lịch đangbị gián đoạn
Trang 27Nhận xét chung về công tác xúc tiến quảng bá du lịch là chưa có hiệu quả, quymô còn nhỏ hẹp, nội dung và hình thức còn chưa phù hợp với các thị trường kháchkhác nhau; ngoài ra, việc quảng cáo thiếu trách nhiệm của một số doanh nghiệp tácđộng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh du lịch và phát triển du lịch bền vững.
7 Hiện trạng đầu tư phát triển du lịch
Trong những năm qua, đầu tư du lịch ở Hải Dương có chiều hướng gia tăng.Tuy nhiên, chủ yếu là từ các thành phần kinh tế Đầu tư hướng vào xây mới hệ thốngkhách sạn, nhà hàng và các khu vui chơi giải trí tổng hợp, vận chuyển khách, điểmdừng chân du lịch Tính đến nay, tổng vốn đầu tư cho du lịch đạt trên 3000 tỷ đồngTrong đó có 3 dự án từ 300 đến 600 tỷ đồng, 10 dự án có vốn đầu tư từ 15 - 50 tỷđồng còn lại là các dự án nhỏ từ 3 - 5 tỷ đồng (Phụ lục 1)
Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển du lịch còn hạn chế và chiếm tỷ lệnhỏ so với đầu tư cho các ngành kinh tế khác.
Một số dự án quy hoạch/dự án đầu tư phát triển du lịch đã được phê duyệt :(i) Khu du lịch sinh thái Hà Hải (TP Hải Dương) - Mục tiêu phát triển sảnphẩm du lịch gắn với vườn cây đặc sản và cảnh quan đồng bằng sông Hồng trên diệntích 33,35 ha Phê duyệt năm 2002.
(ii) Sân Golf Ngôi sao Chí Linh (Thi trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh) - Mục tiêuxây dựng quần thể sân Golf 36 lỗ, khách sạn 5 sao, khu biệt thự, bể bơi, khu đuangựa, khu vui chơi giải trí có thưởng trên diện tích 299,74 ha Phê duyệt năm 2003.
(iii) Khu du lịch Đảo Ngọc (TP Hải Dương) - Mục tiêu phát triển khu du lịchvui chơi giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách và người dân TP Hải Dươngtrên diện tích 50,27 ha Phê duyệt năm 2007.
(iv) Khu du lịch sinh thái đảo Cò Chi Lăng Nam (huyện Thanh Miện) - Mụctiêu bảo tồn phát triển hệ sinh thái cò vạc và nhu cầu du lịch, phát triển KT-XH trêndiện tích 67 ha Phê duyệt năm 2008.
Trang 28(v) Khu du lịch An Phụ - Kính Chủ- Mục tiêu phát triển du lịch tâm linh, du lịchsinh thái nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí trên diện tích 128 ha Phê duyệt năm 2007.
(vi) Khu vui chơi giải trí và du lịch sinh thái Sen tại rừng Bắc An (Bếntắm- Chí Linh), diện tích: 296.161m2 Chấp thuận đầu tư năm 2011.
8 Hiện trạng những vấn đề môi trường du lịch
Hiện nay môi trường du lịch Hải Dương chưa có vấn đề gì nghiêm trọng, tuynhiên đã xuất hiện nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường và qua đó ảnh hưởngđến phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương.
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường nước trên hệ thống sông Thái Bình, sông KinhMôn khu vực gần các khu công nghiệp dọc QL5 đoạn qua Hải Dương do chất thải từcác hoạt động công nghiệp Ví dụ điển hình là hành vi vi phạm của Công ty TungKwang xả nước thải không qua xử lý ra môi trường Sự gia tăng tình trạng ô nhiễmở những khu vực này sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động phát triển du lịch ở một sốkhu/điểm du lịch: Văn Miếu Mao Điền, TP Hải Dương, Thanh Hà, tuyến du lịchsông từ TP Hải Dương - làng gốm Chu Đậu, tuyến du lịch sông Hương, v.v
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước sông KinhThầy và biến đổi cảnh quan, suy giảm đa dạng sinh học do hoạt động khai thác vàsản xuất vật liệu xây dựng ở vùng núi đá vôi huyện Kinh Môn Sự gia tăng tìnhtrạng ô nhiễm ở những khu vực này sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động phát triển dulịch ở một số khu/điểm du lịch ở An Phụ, Kính Chủ, động Hàm Long, hang ChùaMộ, tuyến du lịch sông Kinh Thầy, v.v
- Nguy cơ ô nhiễm cục bộ môi trường nước và đất do hoạt động các làngnghề Sự gia tăng tình trạng ô nhiễm ở những khu vực này sẽ tác động trực tiếp đến
hoạt động phát triển du lịch ở một số khu/điểm du lịch: làng gốm Chu Đậu (NamSách); làng chạm khắc đá Kính Chủ (Kinh Môn), làng chạm khắc gỗ Đông Giao(Cẩm Giàng), làng kim hoàn Châu Khê (Bình Giang), làng thêu Xuân Nẻo (Tứ Kỳ),
làng giày dép Tam Lâm (Gia Lộc)v.v
Trang 29- Nguy cơ suy giảm môi trường do chính hoạt động du lịch: chất thải từ cáccơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyểnkhách) và khách du lịch Phạm vi tác động của hoạt động du lịch đối với môi trườngchủ yếu tại các khu du lịch, các điểm tham quan du lịch: các khu điểm du lịch tại TP.Hải Dương, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Đền Cao, An Phụ- Kính Chủ, đền Tranh,v.v.Những tác động này diễn ra mạnh hơn đặc biệt vào mùa lễ hội.
Hoạt động phát triển du lịch còn làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, tăng nguycơ suy thoái đất Ví dụ sự phát triển khu du lịch Hà Hải, Đảo Ngọc - TP Hải Dương,Khu sân Golf - Chí Linh đã làm thay đổi đáng kể cơ cấu sử dụng đất ở những khuvực này Điều này ảnh hưởng đáng kể đến môi trường đất và cân bằng sinh thái ởcác khu tập trung dân cư, nơi quỹ đất khan hiếm
Trong quá trình phát triển hạ tầng và xây dựng các khu du lịch, các hoạt độngchủ yếu bao gồm san lấp chuẩn bị mặt bằng, khai thác vật liệu để xây dựng các côngtrình hạ tầng và dịch vụ du lịch; xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thốngcung cấp nước và năng lượng, hệ thống thu gom và xử lý chất thải…); xây dựng cáccông trình dịch vụ du lịch, các hoạt động vận chuyển…Các hoạt động này sẽ tácđộng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan, gây tình trạng suy thoái đất Vấn đềnày ở Hải Dương chưa ảnh hưởng nhiều vì còn ít các khu du lịch được đầu tư xâydựng nhưng trong tương lai gần mức độ ảnh hưởng sẽ là đáng kể cùng với sự pháttriển của các khu, điểm du lịch.
III ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH1 Đánh giá chung
Với những lợi thế về vị trí địa lý, tiềm năng du lịch và điều kiện cơ sở hạtầng, sau gần 10 năm phát triển trong đó có 5 năm năm thực hiện quy hoạch pháttriển du lịch Hải Dương giai đoạn 2004 - 2020, du lịch Hải Dương đã đạt những kếtquả chủ yếu sau:
Trang 30- Lượng khách du lịch đến Hải Dương không ngừng tăng lên, năm 2010 tăng2,5 lần so với năm 2004 và 4,4 lần so với năm 2001; trong đó khách du lịch quốc tếtăng tương ứng là 2,8 và 3,9 lần Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch quốc tế giaiđoạn 2001 - 2009 đạt 22,6%/năm, khách du lịch nội địa tăng 22,8%/năm Tỷ trọngso với vùng KTTĐ Bắc Bộ tăng từ 1,5% năm 2001 lên 2,5% năm 2010 Bên cạnhlượng khách du lịch đến Hải Dương có sử dụng dịch vụ lưu trú như đã nêu, do đặcthù về vị trí địa lý là trung điểm trên tuyến du lịch quốc gia Hà Nội - Hải Phòng -Quảng Ninh và du lịch lễ hội tín ngưỡng, lượng khách du lịch đến Hải Dương nhữngkhông sử dụng dịch vụ lưu trú cũng tăng nhanh từ 241.000 năm 2001 lên 1.551.000lượt khách năm 2010.
- Thu nhập từ dịch vụ du lịch từng bước được nâng cao (năm 2010 thu nhậptừ hoạt động du lịch thuần túy đạt 727,9 tỷ đồng, tăng 6 lần so với năm 2001 và 2,8lần so với năm 2004), đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địaphương Thực tế phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương cho thấy sự chuyển dịchmạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế với tỷ trọng GDP dịch vụ du lịch trong tổng GDP toàntỉnh tăng từ 1,16% năm 2001 lên 1,60% năm 2009.
- Đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch; từng bướctạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tếcủa từng khu vực và cả tỉnh; tạo được nhiều việc làm; nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần của nhân dân; góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Thị trường du lịch ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch dần được đadạng hoá và nâng cao chất lượng Tuy hoạt động du lịch mới chỉ bắt đầu, nhưng nhữngcơ sở hiện có đang là những hạt nhân để nhân rộng và phát triển thành những quần thểdu lịch, những khu du lịch phục vụ nghỉ dưỡng, chữa bệnh và vui chơi giải trí và từthực tế này, Hải Dương cũng dần xác định được hướng khai thác những tiềm năng dulịch như: du lịch văn hóa - lịch sử - danh nhân, du lịch lễ hội – tín ngưỡng, du lịch nghỉdưỡng làng quê, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh - dưỡng sinh, du lịch hội nghị -hội thảo và du lịch tham quan cảnh quan – sinh thái, hình thành một số khu du lịch cósức cạnh tranh ở Côn Sơn - Kiếp Bạc, Chu Đậu, TP Hải Dương, v.v.
Trang 31- Hệ thống cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư phát triển có ảnh hưởng tíchcực đến hoạt động du lịch trên địa bàn Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nhưcác khu du lịch, các khách sạn nhà hàng, khu vui chơi giải trí đang từng bước đượcxây dựng đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch,góp phần tạo nên diện mạo mới cho Tỉnh.
- Công tác đầu tư đã được chú trọng và đúng hướng, thu hút nhiều nguồn đầutư đem lại hiệu quả nhất định về kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.
- Quản lý Nhà nước về du lịch đã đạt được những kết quả bước đầu SởThương mại - Du lịch (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Hải Dương đã thammưu giúp UBND Tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước trên địa bàn Bước đầuđã quản lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệtlà dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch được chú trọng và đangtừng bước được hoàn thiện với việc kết hợp với các cơ sở đào tạo, đặc biệt ở HàNội, để đào tạo lại và đào tạo bổ sung nguồn nhân lực.
- Công tác nghiên cứu khoa học để hỗ trợ cho hoạt động quản lý và kinhdoanh đã được chú trọng, điển hình là việc triển khai đề án về xây dựng sản phẩmdu lịch trên trên địa bàn tỉnh Hải Dương; nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái ĐảoCò; v.v.
1.2 Tồn tại và những vấn đề đặt ra với phát triển du lịch bền vững
- Thời gian qua, du lịch Hải Dương phát triển còn chưa tương xứng với vị trí,tiềm năng và lợi thế so sánh của địa phương cũng như vai trò của một ngành kinh tếquan trọng Mặc dù lượng khách du lịch đến Hải Dương tăng qua các năm song sovới nhiều địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc thì lượng khách đếnHải Dương vẫn còn thấp, khách quốc tế chỉ chiếm khoảng 2,5% ; các sản phẩm lưutrú, dịch vụ du lịch chất lượng cao còn ít Điều này làm hạn chế thu nhập du lịch vàđóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
Trang 32- Việc khai thác tài nguyên du lịch, tài sản và vốn của các doanh nghiệp dulịch chưa mang lại hiệu quả tương xứng Các doanh nghiệp được giao quản lý khaithác các danh lam thắng cảnh hầu như chỉ khai thác sản phẩm có sẵn của thiên nhiênmà chưa quan tâm đến việc đầu tư nâng cấp tôn tạo.
- Có thể nói, du lịch Hải Dương hiện nay đang ở mức độ cạnh tranh thấp sovới nhiều tỉnh lân cận; chưa có sản phẩm du lịch đặc thù; hệ thống sản phẩm, dịchvụ du lịch tuy có phát triển, song chất lượng chưa cao, chưa đủ sức hấp dẫn và đápứng nhu cầu ngày càng cao của du khách Sự nghèo nàn đối với các sản phẩm vuichơi giải trí về đêm vẫn chưa được khắc phục Các khu, điểm du lịch vẫn còn nhỏ lẻvà trùng lắp Tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh trong kinh doanh du lịch chưađược khắc phục có hiệu quả.
- Môi trường du lịch (môi trường cảnh quan, môi trường kinh doanh du lịch,môi trường xã hội) tuy có được cải thiện nhưng một số lĩnh vực đã xuống cấp, đặcbiệt là môi trường tự nhiên; Việc quản lý bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoácòn chưa phù hợp với phát triển du lịch.
- Quy hoạch một số khu du lịch còn chậm; các dự án đăng ký đầu tư vào dulịch được triển khai còn chậm (bên cạnh do nhà đầu tư, còn có nguyên nhân do thủtục hành chính, công tác đền bù giải tỏa, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư và xácđịnh giá đất); quy mô các dự án đầu tư còn nhỏ lẻ, suất đầu tư thấp và chất lượngdịch vụ chưa cao.
- Nguồn nhân lực du lịch của Hải Dương còn hạn chế cả về số lượng lẫn chấtlượng, trong đó có tỷ lệ khá cao chưa qua đào tạo cơ bản Đa số cán bộ làm công tácquản lý nhà nước về du lịch lại thiếu nghiệp vụ chuyên ngành du lịch hoặc dịch vụliên quan, trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu Với đội ngũ còn hạn chếthì khó có thể thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ QLNN về du lịch, đặc biệt trong việcviệc tham mưu xây dựng chính sách, tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch, kếhoạch phát triển du lịch; nghiên cứu thị trường, xúc tiến quảng bá du lịch, v.v Vớiđội ngũ như hiện nay thì công tác quản lý nguồn nhân lực, kinh doanh du lịch, quảnlý khu du lịch, điểm du lịch bảo vệ và phát triển bền vững ngành du lịch sẽ khôngđạt hiệu quả như mong muốn.
Trang 33- Năng lực cạnh tranh của phần lớn các doanh nghiệp du lịch Hải Dương cònthấp, quy mô hoạt động còn nhỏ, khả năng thực hiện xúc tiến quảng bá, khai thác thịtrường còn hạn chế
- Chương trình trọng tâm và các công trình trọng điểm về du lịch triển khaicòn chậm so với yêu cầu Tuy bước đầu thu hút được sự quan tâm của các nhà đầutư nhưng số dự án du lịch triển khai thực tế còn rất ít Hạ tầng giao thông tuy đãđược quan tâm đầu tư nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu.
- Sự phối hợp giữa các ban ngành trong tỉnh đối với phát triển du lịch còn hạnchế vì vậy trong một số trường hợp đã ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trươngphát triển du lịch của tỉnh cũng như thực hiện một số dự án cụ thể về du lịch Ví dụđiển hình là việc khai thác đá vôi tại khu vực An Phụ - Kính Chủ đã ảnh hưởng đếnmôi trường du lịch và phát triển khu du lịch cảnh quan ở khu vực này.
2 Nguyên nhân
2.1 Nguyên nhân kết quả đạt được
Sở dĩ du lịch Hải Dương đạt được những kết quả trên là do những nguyênnhân cơ bản sau:
- Tỉnh đã sớm xác định Hải Dương có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển dulịch và tạo điều kiện để du lịch dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơcấu kinh tế chung Bên cạnh đó, Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích ưuđãi đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Bước đầu đã có được sự phối hợp có hiệu quả giữa các cấp các ngành, cáchuyện thị trong Tỉnh - đặc biệt là sự phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchvới cơ sở trong quản lý điều hành hoạt động du lịch, tháo gỡ những khó khăn cònvướng mắc.
- Cơ sở hạ tầng du lịch của Hải Dương đang được nâng cấp Hệ thống giaothông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ khá đồng bộ và thuận tiện Hệ thốngthông tin liên lạc phát triển với tốc độ khá nhanh Mạng lưới dịch vụ có liên quan
Trang 34như bưu chính viễn thông, ngân hàng, v.v phát triển rộng rãi trên phạm vi toàn tỉnh,triển khai được các dịch vụ cần thiết đáp ứng nhu cầu của nhân dân nói chung và dukhách nói riêng.
- Trong những năm gần đây, nhận thức của chính quyền các cấp và nhân dântrong tỉnh về tầm quan trọng của du lịch đã có chuyển biến tích cực Đây là điềukiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch của địa phương Để tận dụng được tiềmnăng của tỉnh phát triển du lịch Hải Dương thành ngành kinh tế quan trọng đang làmối quan tâm của địa phương Những năm gần đây tỉnh đã ban hành nhiều chínhsách nhằm thu hút đầu tư vào ngành du lịch, tập trung vào quy hoạch và mở cácđiểm, tuyến du lịch tiềm năng Nhiều thành phần kinh tế đã tham gia đầu tư vào dulịch (đầu tư phát triển các khu/điểm du lịch; đầu tư xây dựng khách sạn, cơ sở lưutrú; đầu tư các phương tiện vận chuyển du lịch; v.v.)
2.2 Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân chủ quan:
- Nhận thức xã hội về du lịch, đặc biệt là nhận thức của các cấp quản lý về vaitrò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong việc tạo công ăn việclàm, góp phần xóa đói giảm nghèo; trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóatruyền thống; trong bảo tồn các giá trị cảnh quan và đa dạng sinh học; trong việc đápứng nhu cầu xã hội về hưởng thụ văn hóa, vui chơi giải trí; v.v còn hạn chế, chưađáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của du lịch.
- Năng lực quản lý Nhà nước còn nhiều hạn chế: việc triển khai thực hiện cácquy hoạch dự án còn chậm, quản lý sau quy hoạch chưa tốt; chưa kịp thời giải quyếtcác khó khăn vướng mắc trong đầu tư kinh doanh du lịch, đặc biệt là môi trường đầutư, trong đó có năng lực thẩm định, thủ tục hành chính và giải phóng mặt bằng vẫnlà một trong những nguyên nhân chính làm chậm tiến độ triển khai các dự án
- Hầu hết các dự án đầu tư trên lĩnh vực du lịch đều đang trong giai đoạn triểnkhai thực hiện đầu tư sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động kinh doanh, phát huy hiệuquả đầu tư trong thời gian tới Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng triển khaicác dự án đầu tư du lịch gặp nhiều khó khăn, một số nhà đầu tư còn hạn chế về vốn,năng lực, kinh nghiệm điều hành quản lý kinh doanh du lịch
Trang 35- Cơ chế, chính sách phát triển du lịch tuy đã cải thiện tích cực, song về thủtục hành chính còn rườm rà, chưa thật hợp lý, thiếu rõ ràng nên chưa thực sự tạo môitrường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn cho các nhà đầu tư Nhiều khó khăn, vướngmắc trong hoạt động kinh doanh chậm được tháo gỡ, giải quyết kịp thời cho doanhnghiệp, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư có nguồn vốn lớn, trình độ sản phẩm,công nghệ cao cấp đa dạng và quản lý hiện đại để tạo bước đột phá trong phát triểndu lịch Sự phối hợp giữa các cấp các ngành còn nhiều bất cập, còn tình trạng chồngchéo, chia cắt trong sự phân công, phân cấp quản lý giữa ngành và lãnh thổ.
- Việc thực hiện các quy hoạch chi tiết còn chậm được triển khai
Nguyên nhân khách quan:
- Do những biến động phức tạp đã tác động tiêu cực đến ngành du lịch ViệtNam nói chung và Hải Dương nói riêng như: khủng khoảng kinh tế tài chính trênphạm vi toàn cầu, nạn khủng bố, dịch bệnh, thiên tai… đã ảnh hưởng đến sự pháttriển chung của ngành du lịch.
- Sự cạnh tranh, chia sẻ thị trường của các trung tâm du lịch lớn trong vùngvà cả nước ngày càng gay gắt, hơn nữa nhu cầu, thị hiếu của khách có xu hướng đổimới với yêu cầu ngày càng cao.
- Tính mùa vụ của du lịch thể hiện khá rõ nét Vào các dịp Lễ, Tết, mùa hèkhách đến nhiều, với số lượng lớn, trong khi đó mùa thấp điểm khách đến khôngnhiều, “cung” lớn hơn “cầu”, nên xảy ra một số tiêu cực trong kinh doanh như: phágiá, “cò mồi”…
Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn thụ động trong việc xây dựng chiếnlược phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường Việc áp dụng các tiến bộ khoa họckỹ thuật tiên tiến vào kinh doanh du lịch chưa được các doanh nghiệp quan tâm.
Trang 36CHƯƠNG II
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN NĂM 2020I ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1 Tiềm năng tài nguyên du lịch
Với đặc điểm địa lý và bề dầy lịch sử phát triển, Hải Dương là địa phương cótiềm năng du lịch khá đa dạng và phong phú với nhiều danh lam thắng cảnh, di tíchlịch sử văn hóa, làng nghề, lễ hội, v.v trong đó có nhiều địa danh vốn đã nổi tiếngnhư khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc, làng gốm Chu Đậu, v.v
1.1 Điều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên.
Vị trí địa lý
Hải Dương là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với các tỉnh BắcGiang ở phía Bắc ; Quảng Ninh, Hải Phòng ở phía Đông ; Thái Bình, Hương Yên ởphía Nam ; và Hà Nội và Bắc Ninh ở phía Tây với diện tích tự nhiên toàn tỉnh là1.654,8 km2, chiếm 0,26% tổng diện tích tự nhiên cả nước
Nằm trong vùng Thủ đô Hà Nội; vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với vị trí“cầu nối” giữa Hà Nội với vùng duyên hải Đông Bắc và qua đó đến với khu vực vàquốc tế, Hải Dương có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế và dịchvụ, đặc biệt trong điều kiện Hải Dương có các tuyến quốc lộ chạy qua như QL5,QL18 và trong tương lai gần là đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; tuyến đường sắtHà Nội - Hải Phòng nối Hà Nội với vùng duyên hải Đông Bắc - cửa mở của đấtnước ra khu vực và quốc tế ; và nằm gần với cảng hàng không quốc tế Nội Bài đangđược nâng cấp mở rộng lên quy mô từ 4 triệu khách năm 2000 lên 9 triệu khách vàonăm 2010.
Trang 37Một trong những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý của Hải Dương là nằm gần kềvới Thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước Lợi thế nàycho phép Hải Dương tiếp cận với thông tin, với sự phát triển nhanh chóng của khoahọc công nghệ phục vụ phát triển kinh tế trong đó có du lịch Bên cạnh đó, do nằmtrong vùng ảnh hưởng kinh tế - xã hội trực tiếp của Thủ đô và vùng kinh tế trọngđiểm phía Bắc ; trên trục hành lang giao thương quốc tế : Côn Minh - Lào Cai - HàNội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh,Hải Dương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng hoặc sử dụngnhững cơ sở hạ tầng chiến lược để phát triển các ngành kinh tế cũng như dịch vụ dulịch.
Địa hình
Lãnh thổ Hải Dương được chia làm 2 vùng tương đối rõ rệt : vùng đồi núi vàvùng đồng bằng Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm khoảng 11% diện tích tựnhiên gồm 13 xã, phường thuộc thị xã Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn,phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày Vùngđồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp,đất mầu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.
Vùng Chí Linh có địa hình đồi núi với độ cao không quá 700m, nơi có rừngcây phát triển, rất thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động du lịch Vùng Kinh Môn lànơi có địa hình núi đá vôi với nhiều hang động, nơi còn lưu giữ được di tích của conngười cổ đại thời kỳ đồ đá Vùng đồi núi Hải Dương có diện tích tuy không lớnnhưng có cảnh quan khá đa dạng Ngay từ Thế kỷ XIV, Côn Sơn - Thanh Mai đãđược chọn làm chốn Phật tổ của thiền phái Trúc Lâm, đến thế kỷ 15 được ghi trênbản đồ như một danh lam cổ tích
Khí hậu
Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt(xuân, hạ, thu, đông) Mang khí hậu nhiệt đới gió mùa Mưa, bão tập trung vào cáctháng 7, 8, 9 có xuất hiện hiện tượng gió lốc và có mưa đá Lượng mưa trung bìnhhàng năm là 1.450-1.550mm; nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 23,40 C, trong
Trang 38đó cao nhất là 38,60C, thấp nhất là 3,20C Các tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng12, 01, 02 Độ ẩm tương đối trung bình dao động trong khoảng 85 - 87% Sươngmuối thường xuất hiện vào các tháng 12 và tháng 01
Vào giai đoạn từ tiết lập xuân đến tiết thanh minh (khoảng đầu tháng hai đầu tháng tư dương lịch) có hiện tượng mưa phùn và nồm; mùa mưa kéo dài từtháng 04 đến tháng 10 hàng năm.
-Khí hậu và thời tiết nhìn chung thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồmcây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả, đặc biệt là sản xuất cây rau mầu vụ đông.
Thuỷ văn
Hải Dương có tổng số có 14 con sông lớn, nhỏ bao gồm các sông Thái Bình,sông Luộc, sông Kinh Thầy, sông Cửu An, sông Sặt với chiều dài hơn 500km cácsông lớn và trên 2.000km các sông, ngòi nhỏ Ngoài ra còn có hàng ngàn ao, hồ,đầm với tổng lượng dòng chảy qua tỉnh hàng năm khoảng 9,46 tỉ m3 nước.
Đất đai
Theo Niên giám Thống kê 2009, tổng diện tích đất của tỉnh Hải Dương là165.477 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 88.612 ha, chiếm 53,5%; diện tíchđất lâm nghiệp có rừng là 8.814 ha, chiếm 5,3%; diện tích đất nuôi trồng thủy sản là9.093 ha, chiếm 5,5%; diện tích đất phi nông nghiệp (đất ở, đất chuyên dùng,đấtsông suối và mặt nước chuyên dùng) là 58.165 ha, chiếm 35,1% và diện tích đấtchưa sử dụng (đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, đất đá không córừng cây) là 735 ha, chiếm 0,5%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 70.667 ha, chiếm79,7%, riêng đất lúa có 67.150 ha gieo trồng được 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâunăm là 17.945 ha, chiếm 20,3%.
Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh 689,0 ha.
Tài nguyên rừng
Trang 39Tỉnh Hải Dương có rừng Chí Linh với diện tích khoảng 1.300 ha, tập trungchủ yếu ở xã Hoàng Hoa Thám, là rừng ẩm thường xanh ở đai núi thấp có các loàicây phổ biến là Lát hoa, Lim xanh, Táu mật… ngoài ra còn có 128 loài cây dượcliệu và 9 loài thực vật quý hiếm , 13 loài cây làm cảnh
Rừng Chí Linh còn có nhiều loại động vật quý hiếm như: gà tiền mặt vàng,sáo mỏ gà, cu li lớn…
Một số tài nguyên du lịch tự nhiên tiêu biểu của Hải Dương bao gồm:
+ Khu danh lam Phượng Hoàng (thuộc xã Văn An, huyện Chí Linh): đây là
khu danh thắng nổi tiếng với cảnh quan rừng thông đẹp, nhiều suối, núi đá, chùatháp cổ kính Khu danh thắng có tới 72 ngọn núi, có mộ và đền thờ Chu Văn An -người thầy tiêu biểu của nền giáo dục Việt Nam; có chùa Huyền Thiên, cung TửCục, điện Lưu Quang, am Lệ Kỳ, Miết Trì và Giếng Son
+ Khu di tích danh thắng Côn Sơn (xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh): nằm giữa
hai dãy núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân Từ Thế kỷ thứ 14 nơi đây đã được chọn làmchốn Phật tổ của thiền phái Trúc Lâm Đây là nơi có cảnh quan đẹp với nhiều di tíchgắn liền tên tuổi của các danh nhân như Huyền Quang, Nguyễn Trãi, Trần NguyênĐán
+ Khu danh thắng An Phụ (xã An Phụ, huyện Kinh Môn): là dãy núi nổi lên
giữa vùng đồng bằng phía Bắc Hải Dương với thảm rừng tự nhiên Đỉnh cao nhất là246m Từ đỉnh núi có thể nhìn bao quát về đồng bằng của Hải Dương Trên đỉnh núilà đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu, tục gọi là Đền Cao, còn văn bia của An PhụSơn Từ, với hai giếng nước cổ tích
+ Khu hang động Kính Chủ (xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn) : là địa danh
nổi tiếng nơi còn lưu lại bút tích của nhiều danh nhân Phía Bắc Dương Nham làsông Kinh Thầy lượn sát chân núi Phía Tây Nam Dương Nham là làng quê cổ kínhKính Chủ - quê hương của những người thợ đá xứ Đông Sườn, phía Nam DươngNham có một động lớn gọi là động Kính Chủ (hay động Dương Nham) đã được xếpvào hàng Nam thiên đệ lục động.
Trang 40+ Khu Lục Đầu Giang - Tam Phủ Nguyệt Bàn: Đây là một khu vực sông trải
dài sát với các hệ thống di tích của Kinh Bắc Trên khúc sông này có khu vực bãi bồigắn liền với các truyền thuyết đánh quân Nguyên, nơi có hội nghị Bình Than, v.v.
+ Khu miệt vườn vải thiều Thanh Hà: Đây là một miệt vườn nổi tiếng với cây
vải tổ Sản phẩm từ quả vải khá đa dạng như rượu vải, vải khô làm vị thuốc Vùngvải thiều này hiện thời được trải rộng hai bên bờ sông Hương (Thanh Hà).
+ Bãi bồi giữa sông Thái Bình thuộc địa phận 2 xã Đại Đồng (Tứ Kỳ) vàThanh Hải (Thanh Hà): Khu vực này như một ốc đảo trù phú giữa sông Thái Bình,
được bồi lấp bởi phù xa từ nhiều năm nay với diện tích trên 1000 ha hiện được trồngcác loại cây ăn quả, cảnh quan đẹp phù hợp với các loại hình du lịch miệt vườn,
sông nước
+ Khu Ngũ Nhạc Linh Từ - (Lê Lợi Chí Linh): Khu vực đền Ngũ Nhạc là nơi
thờ Sơn Thần theo tín ngưỡng người Việt cổ Trước đây có năm miếu nhỏ trên 5đỉnh quả núi, được tôn tạo từ thời Nguyễn
+ Khu rừng Thanh Mai (Bến Tắm): nơi có cảnh quan đẹp với chùa Thanh
Mai, quê hương của Trúc Lâm Tam Tổ
+ Làng Cò Thanh Miện (xã Chi Lăng, huyện Thanh Miện): có một đảo nhỏ có
diện tích khoảng 0,3 ha nằm giữa hồ An Dương rộng tới 9 ha nơi cư trú của hàngvạn con cò, vạc Các loài chim chủ yếu là Cò trắng, Cò lửa, Cò bộ, Cò ruồi, Cò đen,Cò hương, Cò nghênh, Cò ngang, Diệc, Vạc, Le le, v.v Đến nơi đây vào lúc hoànghôn hay sớm mai là lúc giao ca thú vị giữa cò và vạc.
+ Mỏ nước khoáng ở Thạch Khôi: đây là một mỏ nước nóng đã từng là nguồn
để tạo nên nước khoáng và sử dụng chữa bệnh.
+ Khu hồ An Lạc: nơi có nhiều cảnh quan đẹp gắn với các giá trị sinh thái và
là nơi thờ của 5 vị thủy quan
1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn