1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HỌACH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

145 405 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 10,63 MB

Nội dung

Sự cần thiết lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận: Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, theo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đ

Trang 1

UBND TỈNH BÌNH THUẬN

SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HỌACH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHỦ ĐẦU TƯ

Phan Thiết, ngày / /2012

SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 5

I.1 Sự cần thiết lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận: 5

I.2 Các căn cứ lập quy hoạch: 6

I.3 Quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ đồ án: 8

I.4 Phạm vi nghiên cứu: 9

I.4.1 Phạm vi nghiên cứu mở rộng: 9

I.4.2 Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch trực tiếp: 10

I.4.3 Thời hạn quy hoạch: 11

I.5 Tổ chức thực hiện: 11

PHẦN II: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG 12

II.1 Đánh giá tổng quan các điều kiện tự nhiên: 12

II.1.1 Vị trí: 12

II.1.2 Khí hậu: 12

II.1.3 Đặc điểm địa hình, địa chất thủy văn 13

II.1.4 Tài nguyên thiên nhiên 15

II.1.5 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên 17

II.2 Tiềm năng phát triển du lịch: 17

II.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên: 17

II.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn: 23

II.2.3 Đánh giá chung: 27

II.3 Đánh giá tổng quan hiện trạng kinh tế – xã hội : 29

II.3.1 Hiện trạng kinh tế - xã hội: 29

II.3.2 Hiện trạng sử dụng đất: 30

II.3.3 Hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội : 31

II.3.4 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và môi trường: 32

II.4 Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch:` 38

II.4.1 Thị trường khách du lịch : 38

II.4.2 Doanh thu du lịch : 42

II.4.3 Tổng GDP du lịch : 43

II.4.4 Cơ sở vật chất ngành du lịch : 43

II.4.5 Lao động ngành du lịch : 47

II.4.6 Hoạt động lữ hành : 48

II.4.7 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch : 48

II.4.8 Quảng bá và xúc tiến du lịch, tổ chức lễ hội, sự kiện phục vụ du lịch : 49

II.4.9 Hiện trạng quản lý Nhà nước về du lịch : 49

II.4.10 Đánh giá các hoạt động du lịch: 50

II.4.11 Đánh giá chung : 53

Trang 3

II.5 Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình

Thuận đến năm 2010 : 56

II.5.1 Công tác quy hoạch du lịch : 56

II.5.2 Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch : 56

II.5.3 Đánh giá chung: 57

II.6 Đánh giá tổng quan (Phân tích SWOT): 61

II.6.1 Các tiềm năng và nguồn lực phát triển: 61

II.6.2 Những tồn tại và bất cập trong quá trình phát triển du lịch: 61

II.6.3 Cơ hội: 62

II.6.4 Thách thức: 62

PHẦN III: BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ CÁC DỰ BÁO 63

III.1 Bối cảnh phát triển du lịch: 63

III.1.1 Bối cảnh du lịch quốc tế 63

III.1.2 Bối cảnh du lịch quốc gia 63

III.1.3 Bối cảnh du lịch vùng TP Hồ Chí Minh 65

III.1.4 Bối cảnh du lịch vùng Duyên hải Nam Trung bộ 66

III.1.5 Bối cảnh du lịch vùng Tây Nguyên 66

III.2 So sánh tiềm năng và thế mạnh với các vùng du lịch ven biển : 68

III.3 Các tiềm năng và nguồn lực phát triển du lịch: 69

III.3.1 Vị trí và mối quan hệ không gian du lịch quốc gia, quốc tế : 69

III.3.2 Các tiềm năng và nguồn lực phát triển du lịch: 70

III.4 Các dự báo phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 : 72

III.4.1 Cơ sở tính toán dự báo : 72

III.4.2 Các dự báo: 73

III.4.3 Các chỉ tiêu phát triển du lịch : 81

PHẦN IV: ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 82

IV.1 Quan điểm : 82

IV.2 Tầm nhìn: 82

IV.3 Các mục tiêu chiến lược : 82

IV.3.1 Chiến lược về thị trường khách du lịch 82

IV.3.2 Chiến lược về sản phẩm du lịch 83

IV.3.3 Chiến lược tổ chức không gian du lịch 84

IV.3.4 Chiến lược hạ tầng phục vụ du lịch 85

IV.3.5 Chiến lược về đầu tư du lịch 85

IV.3.6 Chiến lược về bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch 86

IV.3.7 Chiến lược về công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch 86

IV.3.8 Chiến lược về đào tạo phát triển nguồn nhân lực 87

Trang 4

IV.4 Định hướng phát triển không gian du lịch tỉnh Bình Thuận: 87

IV.4.1 Định hướng tổng thể: 87

IV.4.2 Tổ chức không gian các vùng du lịch : 88

IV.4.3 Các tuyến du lịch: 103

IV.5 Định hướng hạ tầng xã hội, kỹ thuật phục vụ du lịch: 108

IV.5.1 Định hướng hạ tầng xã hội: 108

IV.5.2 Định hướng hạ tầng kỹ thuật: 109

IV.6 Đánh giá môi trường chiến lược : 114

IV.6.1 Dự báo tác động môi trường : 114

IV.6.2 Giải pháp nhằm bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch : 117 PHẦN V: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH 128

V.1 Huy động nguồn vốn đầu tư: 128

V.2 Phát triển nguồn nhân lực: 128

V.3 Giải pháp quy hoạch: 129

V.4 Thu hút đầu tư và đa dạng hóa sản phẩm du lịch : 129

V.5 Kiểm soát chất lượng hoạt động du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch : 130

V.6 Tôn tạo các di tích, lễ hội, làng nghề phục vụ du lịch: 131

V.7 Xúc tiến quảng bá, hợp tác phát triển du lịch: 132

V.8 Bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững: 133

PHẦN VI: CÁC CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN ĐẦU TƯ 134

VI.1 Mục tiêu: 134

VI.2 Các dự án đầu tư du lịch: 134

VI.3 Hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch : 135

PHẦN VII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 137

VII.1 Kết luận : 137

VII.2 Kiến nghị : 137

PHỤ LỤC 139

Trang 5

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I.1 Sự cần thiết lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận:

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, theo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thân thiện với môi trường đưa Việt Nam trở thành điểm đến đẳng cấp trong khu vực, đến năm 2030, Việt Nam thành một trong những điểm đến du lịch ưa chuộng, có đẳng cấp trên thế giới

Bình Thuận là tỉnh nằm ở cực Nam Trung Bộ, khu vực ảnh hưởng của vùng kinh

tế trọng điểm phía Nam (vùng TP Hồ Chí Minh) Phía Đông - Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng – Ninh Thuận Tỉnh có hệ thống giao thông thuận lợi: Quốc

lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam nối Bình Thuận với các tỉnh phía Bắc và phía Nam; Quốc

lộ 28 nối với các tỉnh Tây Nguyên, Quốc lộ 55 nối TP Vũng Tàu với Bình Thuận và Lâm Đồng Đặc biệt Bình Thuận có ưu điểm về vị trí: cách những trung tâm kinh tế lớn của phía Nam như TP Vũng Tàu khoảng 120km, TP Hồ Chí Minh khoảng 200km, TP Nha Trang khoảng 250km và TP Đà Lạt khoảng 130 km, có đường hàng hải quốc tế, tạo điều kiện cho tỉnh Bình Thuận phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng

Bình Thuận có nguồn tài nguyên du lịch phong phú gắn với biển, rừng và đảo; có

bờ biển dài 192km, nhiều bãi biển đẹp, nhiều khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia như Núi Ông, núi Tà Cú, khu bảo tồn biển đảo Phú Quý, Cù Lao Câu đa dạng sinh học; có cảnh quan đặc trưng nổi tiếng như đồi cát bay Mũi Né, Bàu Trắng, Mũi Kê Gà, các hồ thác thủy điện, suối khoáng nóng Vĩnh Hảo, Đa Kai,

Là tỉnh có tài nguyên nhân văn đa dạng, nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia nổi tiếng như tháp Chăm Pô Sah Inư, Trường Dục Thanh, Dinh Thầy Thím, Cổ Thạch Tự Trên địa bàn tỉnh có 34 dân tộc cùng sinh sống như dân tộc Kinh, Raglai, Hoa, Chăm, Giarai, Cơ Ho, Tày, Chơ Ro, Nùng, Mỗi dân tộc có những nền văn hóa, phong tục tập quán, ngành nghề truyền thống, lễ hội, lịch sử khác nhau tạo cho tỉnh một nền văn hóa mang đậm bản sắc riêng Và những sản phẩm đặc trưng đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận như Thương hiệu nước mắm đầu tiên tại Việt Nam, Đồi cát bay Mũi Né, Bãi đá Cổ Thạch, Resort - hotel nằm ven biển nhiều nhất, lễ hội Nghinh Ông Quan thánh Đế Quân, Rồng xanh dài nhất, Tượng Phật Thích

ca nhập niết bàn dài nhất, diện tích trồng thanh long nhiều nhất, nuôi trồng tảo quý Spirulina, Với thuận lợi về vị trí, nhiều tài nguyên du lịch là động lực cho ngành du lịch phát triển, hướng tới ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh

Trong thời gian qua, ngành du lịch tỉnh Bình Thuận đã có bước phát triển mạnh

mẽ, trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước Doanh thu du lịch hàng năm đều tăng, cơ sở vật chất ngành du lịch đã được xây dựng, các tuyến, điểm du lịch đầu tư nâng cấp

Tuy nhiên ngành du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn

có Tài nguyên du lịch chưa được khai thác toàn diện, chủ yếu mới chỉ phát triển khu

Trang 6

vực ven biển Thiếu các dự án du lịch, trung tâm vui chơi giải trí, thương mại mua sắm quy mô lớn để kéo dài thời gian lưu trú, tăng cơ cấu chi tiêu Nhiều dự án du lịch chậm triển khai do vướng mắc đền bù giải tỏa, nằm trong khu vực có mỏ titan hoặc chủ đầu

tư gặp khó khăn về tài chính Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn đơn điệu, ý thức cộng đồng về du lịch chưa đồng đều Chất lượng lao động du lịch còn thấp, chưa được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn yếu, quản lý nhà nước về du lịch còn bất cập

Bình Thuận nằm trong vùng du lịch Nam Trung Bộ - Nam Bộ, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển năng động nhất nước nên thực sự có nhiều cơ hội cho tỉnh, bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn về cạnh tranh thu hút đầu tư, sản phẩm du lịch Xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam đã gia nhập WTO, sự biến đổi khí hậu toàn cầu, …tạo ra thách thức lớn cho ngành du lịch tỉnh Bình Thuận trên con đường hội nhập và phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 được phê duyệt năm 2002, đã góp phần trong việc quản lý và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua Để phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030, đáp ứng được những yêu cầu mới phát triển du lịch về tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập và tính hiệu quả, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế

Vì vậy cần thiết phải Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với tình hình mới trên cơ sở khai thác các lợi thế vị trí, tiềm năng du lịch, giải quyết những tồn tại bất cập hiện nay, hướng tới tầm nhìn chiến lược, phát triển du lịch Bình Thuận bền vững

I.2 Các căn cứ lập quy hoạch:

- Luật Du lịch (số 44/2005/QH11) đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 14/06/2005

- Luật Xây dựng, luật Đất đai, luật Bảo vệ rừng, luật Đa dạng sinh học

- Các Nghị định, Thông tư hướng dẫn quy hoạch chuyên ngành

- Nghị quyết về Chiến lược phát triển kinh tế biển

- Quyết định số 61/2008/QĐ-TTg ngày 09/05/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội dải ven biển miền Trung Việt Nam

- Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 28/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020

- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

- Quyết định số 297/QĐ-BVHTTDL ngày 06/02/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch về việc phê duyệt Chương trình phối hợp chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

- Quyết định số 61/2008/QĐ-TTg ngày 09/05/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020

Trang 7

- Quyết định số 1086/2008/QĐ-TTg ngày 12/08/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020

- Quy hoạch xây dựng vùng TP Hồ Chí Minh, vùng Tây Nguyên

- Quyết định số 120/2009/QĐ-TTg ngày 06/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận thời

- Quyết định số 2576/QĐ-UBND ngày 10/11/2010 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến năm 2030

- Quyết định số 1613/QĐ-UBND ngày 22/07/2010 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế biển tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

- Quyết định phê duyệt các quy hoạch chuyên ngành như giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, cấp điện, điện gió, … đến năm 2020

- Quyết định số 07/2002/QĐ-UBBT ngày 11/01/2002 của UBND tỉnh Bình Thuận

về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm

2010

- Quyết định số 369/QĐ - UBND ngày 8/2/2010 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt “Đề án đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020”

- Quyết định số 59/QĐ-UBND ngày 08/1/2010 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc xây dựng và tổ chức city tour trên địa bàn TP Phan Thiết (giai đoạn 2010 – 2015)

- Quyết định số 3316/QĐ-UBND ngày 19/11/2009 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Công văn của các Sở, Ban ngành, thành phố, thị xã, các huyện của tỉnh Bình Thuận

về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Biên bản cuộc họp Hội đồng thẩm định ngày 10/05/2011 về đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Báo cáo phản biện của Liên Hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bình Thuận về

đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Thông báo số 179/TB-UBND ngày 06/09/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận kết luận của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh tại cuộc họp Ủy ban Nhân dân tỉnh trực tuyến tháng 8/2011

Trang 8

- Thông báo số 235-TB/TU ngày 24/07/2012 của Tỉnh ủy Bình Thuận về việc kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XII) về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Niên giám Thống kê năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 của tỉnh Bình Thuận

- Các tài liệu điều tra cơ bản, các sơ đồ và đồ án quy hoạch có liên quan

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.000, 1/250.000, 1/100.000, 1/50.000 và 1/25.000

I.3 Quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ đồ án:

I.3.1 Quan điểm lập đồ án:

- Tiếp cận chiến lược phát triển du lịch mới của thế giới, Việt Nam và vùng

- Phương pháp tiếp cận tổng hợp đa ngành Sử dụng các công cụ phân tích

- Xác định thương hiệu du lịch đặc trưng của tỉnh Bình Thuận trong bối cảnh phát triển vùng du lịch quốc gia, vùng du lịch Nam Trung Bộ - Nam Bộ

- Phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, vùng và cả nước

- Tôn trọng các quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư được phê duyệt

- Sản phẩm quy hoạch là tổng thể phát triển không gian du lịch toàn tỉnh đến năm

b Mục tiêu chung :

- Mục tiêu về kinh tế: Tối ưu hóa sự đóng góp của du lịch vào ngân sách góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phấn đấu đến năm 2020 du lịch trở thành Ngành kinh tế quan trọng tương xứng với tiềm năng của địa phương

- Mục tiêu văn hóa xã hội: phát triển du lịch phải gắn liền với việc gìn giữ phát huy truyền thống văn hóa đặc thù của địa phương, khai thác tốt tài nguyên du lịch để phục vụ phát triển du lịch Song song với phát triển du lịch quốc tế, cần đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu thăm viếng, tham quan du lịch của nhân dân, góp phần cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân

- Mục tiêu về môi trường: phát triển du lịch phải gắn liền việc bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững, từ đó đặt ra cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo khai thác tài nguyên du lịch

- Mục tiêu an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội: phát triển du lịch nhằm thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế, nhưng phải đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội địa phương

c Mục tiêu cụ thể :

- Cụ thể quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến năm 2030

Trang 9

- Thúc đẩy phát triển kinh tế và thay đổi cơ cấu ngành dịch vụ - du lịch

- Tổ chức tổng thể không gian du lịch trên toàn tỉnh, liên kết các không gian du lịch trong tỉnh và các vùng kinh tế, quốc gia, quốc tế

- Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng là : du lịch biển (bao gồm du lịch sinh thái biển, trung tâm thể thao biển mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế, văn hóa miền biển,

…), gắn với du lịch sinh thái rừng, trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp

- Tập trung xây dựng khu du lịch quốc gia tại Mũi Né Xây dựng thành phố Phan Thiết trở thành đô thị du lịch trọng điểm của Quốc gia

- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nâng cao chỉ số hài lòng của

du khách với yêu cầu thu hút khách ngày càng đông hơn, thời gian lưu trú dài hơn

và mức chi tiêu luôn luôn tăng

I.3.3 Nhiệm vụ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch:

- Đánh giá tổng quan các đặc điểm tự nhiên (khí hậu, địa hình, thủy văn, tài nguyên thiên nhiên), hiện trạng kinh tế xã hội

- Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch, tiềm năng phát triển du lịch, đánh giá các quy hoạch và thực hiện quy hoạch du lịch trên địa bàn tỉnh

- Đánh giá tổng quan (phân tích SWOT) các tiềm năng, nguồn lực phát triển, những tồn tại – bất cập trong quá trình phát triển du lịch, cơ hội, thách thức Xác định các vấn đề phát triển du lịch

- Xác định bối cảnh phát triển du lịch quốc tế, quốc gia, các vùng TP Hồ Chí Minh, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên

- Xác định tiềm năng và nguồn lực phát triển du lịch; Các dự báo và chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Định hướng quy hoạch xây dựng tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 : đề xuất quan điểm, tầm nhìn, các mục tiêu chiến lược hướng tới tầm nhìn, định hướng về tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch, thị trường khách du lịch, các loại hình và sản phẩm du lịch chính, định hướng phát triển không gian du lịch, định hướng hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch

- Đánh giá tác động môi trường chiến lược

- Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch

- Đề xuất các chương trình ưu tiên đầu tư

I.4 Phạm vi nghiên cứu:

I.4.1 Phạm vi nghiên cứu mở rộng:

Phạm vi nghiên cứu mở rộng bao gồm vùng TP Hồ Chí Minh, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và vùng Tây Nguyên

Trang 10

Hình 1 – Phạm vi nghiên cứu mở rộng

I.4.2 Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch trực tiếp:

Phạm vi quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trong phạm vi ranh giới toàn tỉnh Bình Thuận, tổng diện tích tự nhiên 7.812,92 km2, bao gồm Thành phố Phan Thiết, thị

xã La Gi và 8 huyện (Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Tân, Phú Quý) Quy mô dân số năm 2011 : 1.180.339 người

Trang 11

Hình 2 – Phạm vi nghiên cứu trực tiếp

I.4.3 Thời hạn quy hoạch:

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận theo giai đoạn 2011 – 2020

và tầm nhìn đến năm 2030

I.5 Tổ chức thực hiện:

- Cơ quan phê duyệt : Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận

- Cơ quan chủ đầu tư : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận

- Cơ quan tư vấn:

Phân viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn Miền Nam – Viện Kiến trúc, Quy hoạch

Đô thị Nông thôn - Bộ Xây dựng

- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi Trường, Sở Xây dựng, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông Vận tải…; UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Trang 12

PHẦN II: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG

II.1 Đánh giá tổng quan các điều kiện tự nhiên:

II.1.1 Vị trí:

Tỉnh Bình Thuận (bao gồm 1 Thành phố, 1 Thị xã, 8 huyện): có tọa độ địa lý từ

10o33’42’’ đến 11o33’18’’ vĩ độ Bắc và từ 107o23’41’’ đến 108o52’42’’ kinh độ Đông:

- Phiá Đông - Đông Nam : giáp biển Đông

- Phía Tây : giáp tỉnh Đồng Nai

- Phía Tây Nam : giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- Phía Bắc : giáp tỉnh Lâm Đồng – Ninh Thuận

Tỉnh Bình Thuận nằm cách đô thị trung tâm các vùng: TP Hồ Chí Minh khoảng 200km, TP Nha Trang khoảng 250km, TP Buôn Ma Thuột khoảng 270km và TP Đà Lạt khoảng 130 km

Hình 3 – Vị trí địa lý vùng tỉnh Bình Thuận II.1.2 Khí hậu:

Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực có vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa Đông

a Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình trong năm 26,5oC – 27,5oC, trung bình năm cao nhất 30oC -

32oC, trung bình năm thấp nhất 22oC - 23oC Tổng nhiệt độ năm 6.800oC – 9.900oC

b Mưa :

Mùa mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, chiếm 85% lượng mưa cả năm Lượng mưa hàng năm thay đổi theo hướng tăng dần về phía Nam, lượng mưa trung bình từ 800 - 1600mm/năm, thấp hơn trung bình cả nước (1.900mm/năm)

c Nắng :

Trang 13

Vùng ven biển 2900-3000 giờ/năm, trung du 2500-2600 giờ/năm Số giờ nắng bình quân trong ngày 9-10 giờ vào mùa khô và 7-8 giờ vào mùa mưa

d Độ ẩm:

Lượng bốc hơi trung bình 1.250 - 1.450mm/năm, lượng bốc hơi > 4mm/ngày vào

mùa khô và 1,5 – 2mm/ngày vào mùa mưa Độ ẩm trung bình 75-85%

e Chế độ gió:

Hàng năm có 2 loại gió chính có ảnh hưởng đến khí hậu tỉnh là: gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ; gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 Cường độ gió lớn ở các vùng ven biển là nguồn năng lượng để phát triển phong điện

f Bão - áp thấp nhiệt đới:

Những năm gần đây, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ và có ảnh hưởng trực tiếp đến Bình Thuận có xu hướng gia tăng Bão, áp thấp nhiệt đới thường có khả năng xuất hiện vào các tháng 10-12 trong năm, thường kéo theo mưa lớn gây lũ lụt, sạt lở đất đai, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân

II.1.3 Đặc điểm địa hình, địa chất thủy văn

a Đặc điểm địa hình:

Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp

ngang kéo theo hướng Đông Bắc - Tây Nam Toàn tỉnh có 4 dạng địa hình chính :

Hình 4 : Sơ đồ phân tích địa hình

- Đồi cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích tự nhiên phân bố dọc ven biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân; rộng lớn nhất là ở Bắc Bình

- Đồng bằng phù sa chiếm 9,43% DTTN, gồm: đồng bằng phù sa ven biển ở các lưu vực từ sông Lòng Sông đến sông Dinh nhỏ hẹp độ cao từ 0-12m Đồng bằng thung lũng sông La Ngà, độ cao từ 90-120m

- Vùng đồi gò chiếm 31,66% diện tích, độ cao 30-50m kéo dài theo hướng Đông Bắc Tây Nam từ Tuy Phong đến Đức Linh

Trang 14

- Vùng núi thấp chiếm 40,7% DTTN, là những dãy núi từ phía Bắc huyện Bắc Bình đến Đông Bắc huyện Đức Linh

Đặc điểm địa hình đa dạng tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, là tiềm năng để phát triển

- Sông Luỹ: bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh chảy qua huyện Bắc Bình, đổ ra biển

ở Phan Rí Cửa Diện tích lưu vực 1.973 km2

- Sông Cái Phan Thiết (sông Phú Hải): bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh chảy qua phía Bắc TP Phan Thiết đổ ra vịnh Phú Hải, sông bị ảnh hưởng mạnh của thủy triều

- Sông Cà Ty: bắt nguồn từ núi Ông chảy qua Phan Thiết đổ ra biển tại cửa Thương Chánh Diện tích lưu vực 820km2, chiều dài 65km

- Sông Phan : diện tích lưu vực 465km2, đổ ra biển tại xã Tân Hải (TX La Gi)

- Sông Dinh : bắt nguồn từ núi Ông (Tánh Linh), diện tích lưu vực 835 km2

- Sông La Ngà : bắt nguồn từ Lâm Đồng đổ ra sông Đồng Nai Về mùa mưa thường gây ngập úng ở vùng huyện Đức Linh

b.2 Hải văn :

Từ mũi Kê Gà về phía Bắc thuộc chế độ nhật triều không đều, độ cao triều cường không quá 160cm còn từ mũi Kê Gà về phía Nam mang tính chất bán nhật triều (độ cao triều cường nhỏ hơn 2m) Chế độ dòng chảy ven biển có thể đạt 50-70cm/s, trong những năm gần đây có sự đột biến gây xói lở nghiêm trọng ở một số nơi thuộc các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Phan Thiết, Cần có giải pháp đầu tư xây dựng hệ thống

kè, đập chắn sóng … nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hiện tượng này

Hình 5: Sơ đồ phân tích thủy văn

Trang 15

II.1.4 Tài nguyên thiên nhiên

a Tài nguyên nước :

- Nguồn nước mặt :

Nguồn nước mặt hàng năm khoảng 5,4 tỉ m3 Nguồn nước phân bố mất cân đối, lưu vực sông La Ngà thừa nước thường bị ngập úng nhưng vùng Tuy Phong, Bắc Bình, ven biển (lưu vực sông Phan, Sông Dinh), thiếu nước trầm trọng, xuất hiện tình trạng hoang mạc hoá

- Nguồn nước ngầm :

Nguồn nước ngầm không nhiều, có nơi bị nhiễm mặn, phèn, khả năng khai thác phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt còn hạn chế Tổng trữ lượng tiềm năng khai thác nước nhạt thiên nhiên dưới đất toàn tỉnh là 2.151.851 m3/ngày, trữ lượng dự báo khai thác khu vực 80.410 m3/ngày, việc khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tổng trữ lượng hiện có và mới đáp ứng được một phần trên một số khu vực thuộc Phan Thiết và đồng bằng sông La Ngà

- Nguồn thủy năng :

Nguồn thuỷ năng khá lớn tập trung chủ yếu trên sông La Ngà Ngoài ra có thể khai thác các nguồn thuỷ năng trên các sông khác

Nhìn chung nguồn nước mặt của tỉnh có trữ lượng tương đối lớn, chất lượng khá tốt nhưng phân bố không đều Cần phát triển hệ thống thủy lợi và thủy điện, tiếp nước

hỗ trợ giữa các lưu vực, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước

b Tài nguyên khoáng sản :

Toàn tỉnh có khoảng 24 mỏ, 35 điểm quặng, 19 điểm khoáng hoá, 15 nguồn nước khoáng Các khoáng sản chính : sa khoáng Ilmenit-zircon, than bùn, dầu mỏ, vàng, thiếc, vonfram, chì, kẽm, saphia, thạch anh, sét gạch ngói, …

- Bình Thuận là một trong những tỉnh có trữ lượng lớn quặng titan Bước đầu thăm

dò, dự báo trữ lượng khoảng 500 triệu tấn, phân bố chủ yếu dọc bờ biển Hiện nay tỉnh có khoảng 17 dự án đăng ký khai thác titan và đã cấp phép khai thác nhưng chưa được quản lý chặt chẽ, chủ yếu là xuất thô, nguồn thu ngân sách còn rất thấp

- Cát thủy tinh trữ lượng 496 triệu m3, cát kết vôi 3,9 triệu m3, đá xây dựng, trang trí trữ lượng 75 triệu m3 Nước khoáng có 15 mỏ trữ lượng cao, chất lượng tốt, có thể khai thác trên 300 triệu lít/năm, hiện nay đang khai thác ở Vĩnh Hảo, Đa Kai

- Tiềm năng khai thác dầu khí lớn, trữ lượng các mỏ Ruby, Rạng Đông, Sư Tử Đen,

Sư Tử Vàng, Sư Tử Trắng, Sư Tử Nâu khá lớn

c Tài nguyên đất :

Tổng diện tích đất tự nhiên là 781.292 ha, toàn tỉnh có 10 nhóm đất chính, trong

đó đất đỏ 355.923ha (chiếm 45,47%), đất xám 156.580 ha (chiếm 20,04%), đất cát 120.591ha (chiếm 15,43%), đất phù sa 94.924ha (chiếm 12,15%), đất đen 21.012ha (chiếm 2,69%), đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn 9.369ha (chiếm 1,2%), v.v… Các loại đất thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, tuy nhiên do khô hạn nên đất có khả năng sản xuất nông nghiệp thực sự chỉ khoảng 200.000-250.000 ha (chiếm 25 – 32%) Đất cát ven biển là tiềm năng lớn để phát triển

du lịch, khai khoáng, phong điện, …

d Tài nguyên rừng :

Tổng diện tích đất lâm nghiệp, rừng cảnh quan là 364.607 ha, chiếm 46,67% diện tích tự nhiên của tỉnh trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 298.003 ha và diện tích khu

Trang 16

bảo tồn thiên nhiên là 66.604 ha Tổng trữ lượng gỗ khoảng 21- 22 triệu m3 Rừng tự nhiên khá phong phú với nhiều loại gỗ quý có giá trị cao như cẩm lai, giáng hương, sếu, gỗ đỏ, căm xe, sao đen, trắc,

Rừng tự nhiên chủ yếu là rừng gỗ lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao, tre nứa và rừng đặc sản Rừng trồng chủ yếu là keo, bạch đàn, xà cừ, phi lao và các loại cây chịu hạn khác Trữ lượng rừng tự nhiên tập trung nhiều nhất ở huyện Tánh Linh, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam Tổng trữ lượng rừng còn khá lớn nhưng phần lớn

là rừng nghèo kiệt, rừng non Thời gian trước đây động vật rừng khá phong phú với các loài thú quý hiếm nhưng do bị săn bắn bừa bãi nên hiện nay số lượng còn rất ít hoặc không còn

e Tài nguyên biển :

Bình Thuận có bờ biển dài 192km và 4 cửa biển lớn, diện tích vùng lãnh hải 52.000 Km2, là một trong 3 ngư trường lớn nhất Việt Nam giàu nguồn lợi về các loại hải sản có giá trị kinh tế cao Những bãi biển thoải dài, phong cảnh đẹp, có các đảo, cù lao ven bờ, những rạn san hô rực rỡ sắc màu, hệ sinh thái biển đa dạng, là tiềm năng quý giá để phát triển du lịch, kinh tế biển Ngoài khơi có đảo Phú Quý gần với đường hàng hải quốc tế, thềm lục địa giàu tiềm năng dầu khí

Tài nguyên biển phong phú đa dạng tạo thuận lợi để Bình Thuận phát triển kinh tế biển như : du lịch, vui chơi giải trí, khai thác và chế biến hải sản, cảng biển, vận tải biển, dịch vụ khai thác dầu khí, …

Hình 6 : Sơ đồ phân bố tài nguyên

Trang 17

II.1.5 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên

a Điểm mạnh:

- Vị trí nằm trung tâm 3 vùng kinh tế quốc gia Có đảo Phú Quý và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế Nằm trên các trục hành lang kinh tế đô thị quan trọng về đường

bộ, đường sắt, đường thủy

- Khí hậu khá ôn hòa, quanh năm nắng ấm, điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển

du lịch, nông lâm thủy sản

- Địa hình phong phú, đa dạng tạo nên những nét đặc trưng riêng cho từng tiểu vùng

Có nguồn thủy năng dồi dào

- Tài nguyên đất đa dạng về chủng loại, đất đai và thổ nhưỡng thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn trái Đất cát ven biển phát triển du lịch, khai khoáng, phong điện

- Tài nguyên biển có nguồn thủy sản trữ lượng lớn, phong phú, thuận lợi phát triển kinh tế biển như: du lịch, vui chơi giải trí, khai thác và chế biến hải sản, cảng biển, vận tải biển, dịch vụ khai thác dầu khí, …

- Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng (titan, suối khoáng nóng, ….)

- Tài nguyên rừng : có diện tích lâm nghiệp lớn, rừng quốc gia đa dạng sinh học

- Tài nguyên du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử

b Điểm yếu:

- Vị trí nằm kề các trung tâm kinh tế năng động cạnh tranh về thu hút đầu tư

- Khí hậu phân hóa theo mùa, gây nên tình trạng thiếu nước về mùa khô Hệ thống thủy văn dốc, hạn chế đến khả năng điều tiết nguồn nước

- Địa hình chia cắt mạnh cản trở giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng; Đất nghèo dinh dưỡng, bị xói mòn chiếm diện tích lớn

- Tài nguyên sa khoáng titan phân bổ dọc ven biển, nơi có điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, nhất là du lịch và điện gió

- Chịu tác động mạnh của thủy triều và bị xâm nhập mặn, gây xói lở do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu

II.2 Tiềm năng phát triển du lịch:

II.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên:

a Tài nguyên biển :

- Bãi biển Đồi dương Tiến Thành; Đồi Dương Thương Chánh: là bãi biển đẹp,

nước biển trong xanh, bãi cát trắng mịn, thoải dần ra biển, là điểm du lịch đẹp thu hút nhiều khách tham quan Hiện nay tại khu vực này đã xây dựng nhiều khu nghỉ dưỡng thu hút khá đông du khách

- Bãi biển Mũi Né - Hòn Rơm: là bãi tắm đẹp, là điểm du lịch hấp dẫn với du

khách trong và ngoài nước với các sản phẩm du lịch phong phú như: tắm biển, nghỉ dưỡng biển, du thuyền, cắm trại dã ngoại, câu cá, trượt cát, ca nô, tham quan Suối Hồng, Suối Tiên, thưởng thức các món ăn hải sản tươi ngon, … Hiện nay do con người tác động nhiều, ý thức kém nên cảnh quan, môi trường đang bị xuống cấp Vào những ngày lễ, Tết, rác thải vứt bừa bãi trên bãi biển dễ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch Bình Thuận

Trang 18

- Khu vực Long Sơn - Suối Nước: vừa có núi, đồi, động cát và bãi biển, với quỹ

đất phát triển du lịch lớn, dự kiến sẽ hình thành khu đô thị du lịch đặc trưng mang tầm cỡ quốc tế

- Bãi biển Đồi Dương (phường Bình Tân) – Cam Bình (La Gi): điểm du lịch nghỉ

dưỡng hấp dẫn vì cảnh quan sinh thái của một rừng dương xanh phủ tràn ngập bóng mát và một bãi cát trắng lóng lánh đầy nắng vàng

- Bãi biển Hòn Lan – Kê Gà – Thuận Quý, Bình Thạnh – Chí Công – Vĩnh Tân:

cảnh quan đẹp hoang sơ, hiện nay đang là điểm đến mới mẻ, hấp dẫn trên tuyến du lịch ven biển của tỉnh Bình Thuận Đặc biệt khu vực bờ biển Vĩnh Tân có nhiều rạn san hô rực rỡ, thuận lợi cho phát triển du lịch lặn biển, khám phá đại dương

- Bãi biển Cổ Thạch: nằm gần chùa Cổ Thạch với những bãi đá bảy màu tuyệt đẹp,

nước biển trong xanh, là cảnh quan độc đáo của tỉnh, được đưa vào sách “Những

kỷ lục của Việt Nam”

- Gành Son: thuộc xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận Những vỉa đất

đỏ, dung nham bờ biển bị bào mòn tạo thành những hang động và hình thù lạ mắt

b Tài nguyên đảo:

- Đảo Phú Quý : nằm cách TP Phan Thiết khoảng 120km, là một quần đảo bao

gồm 10 hòn đảo lớn nhỏ như : hòn Tranh, hòn Đen, hòn Trứng, hòn Đỏ, hòn Giữa, hòn Hải, hòn Đồ Lớn, hòn Đồ Nhỏ, …Là điểm tham quan đầy ấn tượng, du khách đến đây có thể tắm biển, câu cá, lặn biển, thăm các di tích trên đảo, các làng chài truyền thống

- Cù Lao Câu (Tuy Phong) : Cách bờ khoảng 9 km, với chiều dài trên 1.500 m, nơi

rộng nhất gần 700m, nơi cao nhất 7m, Cù Lao Câu được bao bọc bởi hàng vạn khối đá với màu sắc và hình thù khác nhau, là điểm du lịch lý tưởng với loại hình sinh thái, lặn biển, câu cá, thể thao và nghiên cứu Đây cũng là nơi người dân địa phương thường tổ chức lễ hội thờ cúng thần linh, trong đó có hội hát chèo Bả Trạo

để tế thần Nam Hải (Cá voi), được tổ chức vào dịp Rằm và vào ngày 16 tháng 4

âm lịch hàng năm Vừa qua, Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó tỉnh Bình Thuận có Cù Lao Câu và Phú Quý được thành lập và đưa vào hoạt động trong giai đoạn 2010 –

2015

- Hòn Bà (La Gi) : là hòn đảo nhô cao lên giữa biển, cách thành phố Phan Thiết 70

km về phía Đông Nam Vào nửa đầu thế kỷ XVII, người Chăm đã dựng một ngôi đền để thờ nữ thần Ana - vị thần thiêng liêng của vương quốc Chăm Pa, để mong được bà phù hộ, cứu giúp những người đi biển gặp nạn Hàng năm, vào ngày 23 tháng 3 âm lịch, trên đảo tổ chức ngày giỗ nữ thần Ana, còn gọi là "ngày vía Bà" Vào những ngày này, dân chúng khắp nơi ra đảo rất đông để làm lễ, cầu nguyện

c Tài nguyên rừng :

Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú:

Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú thuộc huyện Hàm Thuận Nam, là núi thấp ven biển diện 8293 ha (trong đó rừng đặc dụng 7248 ha, rừng sản xuất 1045 ha) nhưng rất đa dạng về các loài động thực vật, có vai trò quan trọng mang tầm ảnh hưởng quốc gia và quốc tế Tháng 4-2008, Ủy ban IUCN quốc gia Hà Lan quyết định tài trợ “Nâng cao

Trang 19

năng lực bảo tồn và nhận thức về đa dạng sinh học ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú” Theo phân loại của các tổ chức quốc tế, nơi đây thuộc điểm nóng đa dạng sinh học Miến Điện-Đông Dương

Khu BTTN Tà Cú có khoảng 144 loài cây đại mộc cho gỗ quý, 38 loài cây làm cảnh, 34 loài cây có thể ăn được Đặc biệt có 5 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như Afzelia xylocarpa, Irvingia malayana… Ưu thế nhất của Tà Cú là cây thuốc Hệ động vật gồm ít nhất 30 loài thú, 100 loài chim, 54 loài lưỡng cư và bò sát, 174 loài côn trùng, loài thằn lằn đá Cyrtodactylus takouensis sp.nov.- được coi là đặc hữu phía Nam Việt Nam và mới chỉ tìm thấy ở núi Tà Cú

Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông:

Khu BTTN Núi Ông, nằm ở huyện Đức Linh – Tánh Linh, với diện tích 23.817 ha (trong đó địa giới hành chính huyện Hàm Thuận Nam là 9.519 ha, huyện Tánh Linh 14.298 ha) có 91% đất rừng, các kiểu rừng chính tại khu bảo tồn gồm rừng thường xanh, rừng rụng lá và nửa rụng lá Tổng số có 332 loài thực vật bậc cao, trong đó có một số loài đang bị đe dọa trên toàn cầu như Gõ đỏ Afzelia xylocarpa, Trắc Bà Rịa Dalbergia bariensis Về khu hệ động vật của Núi Ông, theo dự án đầu tư có 52 loài thú,

96 loài chim, 21 loài bò sát, 7 loài ếch nhái và 22 loài cá đã được ghi nhận Trong đó

có nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu như Voọc vá chân đen Pygathrix nemaeus nigripes và Vượn đen má hung Hylobates gabriellae (Anon 1992)

d Tài nguyên cảnh quan :

Hồ :

- Hồ Biển Lạc: là hồ nước lớn nằm trong khu rừng của xã Gia An (Tánh Linh) Về

mùa mưa tràn nước, diện tích mặt hồ rộng gấp 3 lần (3.000ha) Hồ có một lượng

cá rất dồi dào và nhiều loại chim quý hiếm sinh sống ở các khu rừng nguyên sinh xung quanh hồ Hồ Biển Lạc là một điểm du lịch sinh thái dã ngoại, du ngoạn trên

hồ rất lý thú

- Hồ Hàm Thuận: diện tích mặt hồ là 2500 ha, dung tích 700 triệu m3, nằm ở độ cao 605m, khí hậu quanh năm mát mẻ, có khu rừng phòng hộ trên 30.000 ha xung quanh hồ, có quốc lộ 55 đi qua, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng ven hồ,

du lịch sinh thái, thể thao nước, du ngoạn bằng máy bay trực thăng, …

- Hồ Đa My: diện tích mặt hồ là 625 ha, dung tích 147 triệu m3, nằm ở độ cao

325m, cảnh quan đẹp, mực nước ổn định ( 2m), có thể phát triển các môn thể thao nước, chèo thuyền, nghỉ dưỡng ven hồ, …

- Hồ Sông Quao: dung tích 80 triệu m3, nằm ở xã Hàm Trí, Thuận Hòa (Hàm Thuận Bắc), ở giữa khu rừng có cảnh quan rất đẹp, là một điểm du lịch hấp dẫn của huyện và tỉnh Hiện nay tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu du lịch sinh thái hồ Sông Quao (giai đoạn 1) tạo thuận lợi cho đầu tư và phát triển du lịch tại khu vực này

- Hồ Trà Tân : ở xã Tân Hà (Đức Linh) rộng 240 ha, dung tích hồ khoảng 3,4 triệu

m3, xung quanh có những vườn cây ăn trái xanh mát Hồ Trà Tân có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái

Trang 20

- Hồ Núi Đất : dung tích 9 triệu m3 thuộc xã Tân Tiến, TX La Gi, cảnh quan đẹp,

thanh bình, là điểm du lịch sinh thái khá lý tưởng Hiện nay đang quy hoạch thành khu du lịch cộng đồng Dinh Thầy Thím – Ngãnh Tam Tân

- Bàu Trắng: là một thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh, thuộc thôn Hồng Lâm, xã Hòa

Thắng (Bắc Bình) Là một hồ nước ngọt hình thành từ lâu đời, nằm giữa vùng đồi cát rộng, trong hồ có nhiều hoa sen tạo thành cảnh quan đẹp

Thác :

- Thác Mưa Bay, thác Trượt, thác Đầu Trâu ở Tánh Linh : Thác Mưa Bay

(Sương Mù) là một trong những thác đẹp, lớn nhất ở Tánh Linh nhưng còn khá hoang sơ Độ cao thác khoảng 70-80m, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, khám phá, tìm cảm giác mạnh Thấp hơn thác Mưa Bay là thác Trượt, hiện nay thu hút rất đông khách tham quan Thác Trượt thấp nhưng dài khoảng 30m, tương đối bằng phẳng Khung cảnh xung quanh rất đẹp, có bãi đá nhiều màu rộng gần 1 ha với nhiều dòng thác thấp chảy nên nhiều người có thể cùng trượt thác Thác Đầu Trâu nằm ở bên phải thác Trượt, gồm 2 dòng thác tựa như 2 sừng trâu trắng xóa

Có độ cao hơn 30m, có 1 hồ nước dưới chân thác rộng hơn 100m2

- Thác Ba Tầng (Đa Tro) : nằm cách quốc lộ 55 khoảng 500m Thác cao 18 - 20m,

thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, cắm trại dã ngoại

- Thác Chín Tầng : nằm cách quốc lộ 55 khoảng 5km, gồm 9 bậc, cao tổng cộng 50

- 60m, dài gần 100m, cảnh quan rất đẹp

- Thác Tà Zun : là một cụm nhiều suối, thác nhỏ liên hoàn, xung quanh có nhiều

khu rừng cảnh quan đẹp

- Thác Đa Mi : Nằm ở xã La Ngâu, huyện Tánh Linh, có nhiều thác cao thấp khác

nhau Thác Đa Mi là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng

- Thác Bà : nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, là thắng cảnh nổi tiếng của

Tánh Linh, bao gồm 9 tầng thác, mỗi thác có độ cao từ 10 – 20m Du khách chỉ có thể tham quan 3 tầng thác do địa hình khá hiểm trở

- Thác K’reo : nằm ở xã Đức Tín, huyện Đức Linh, cảnh quan rất đẹp và hùng vĩ

- Thác Mai : nhỏ hơn thác K’reo, thuộc xã Đức Hạnh, huyện Đức Linh Nằm giữa

khu rừng mai bạt ngàn, cảnh quan rất đẹp, thơ mộng, là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái

Đồi cát :

- Đồi cát bay Mũi Né: là đồi cát thay đổi hình dạng tự nhiên nhiều nhất Việt Nam,

một thắng cảnh nổi tiếng, là biểu tượng và hình ảnh đẹp của tỉnh Bình Thuận

- Đồi cát Hòa Thắng : khu đồi cát di động có chiều dài khoảng 2km, dọc theo bờ

biển từ Hòn Rơm đến ranh xã Hòa Thắng với cảnh quan đẹp kỳ thú, thu hút rất đông khách tham quan, vào những dịp lễ tết lượng khách tăng đột biến khoảng

1000 khách Nét đặc biệt của đồi cát Hòa Thắng là các đụn cát luôn thay đổi hình dạng theo hướng gió Đông Nam, ở giữa có 2 bàu lớn quanh năm đầy nước

- Đồi Hồng: nằm gần cồn cát Mũi Né, là những đồi cát đỏ trong quá trình bị xói

mòn tạo ra những hình thù kỳ thú

Trang 21

e Tài nguyên khoáng sản :

- Suối khoáng nóng Vĩnh Hảo: thuộc huyện Tuy Phong, được phát hiện từ thế kỷ

XIV, chất lượng tương đương với nước khoáng Vichy nổi tiếng thế giới của Pháp Hiện nay đã khai thác, sản xuất đóng chai nước khoáng Vĩnh Hảo và xây dựng Trung tâm tắm khoáng – tắm bùn Vĩnh Hảo phục vụ du lịch

- Suối khoáng nóng Bưng Thị: nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, giáp ranh

giới 3 xã Tân Thành, Thuận Quý và Tân Thuận có nhiệt độ đến 76oC Khu vực suối khoáng nóng Bưng Thị gắn kết với khu BTTN Tà Cú sẽ là khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng, du lịch sinh thái rừng, vui chơi giải trí hấp dẫn của tỉnh và vùng Nam Trung Bộ

- Suối khoáng nóng Phong Điền (Tân Thuận): nằm ở xã Tân Thuận (Hàm Thuận

Nam), là nước khoáng Silie, Silic-flour rất nóng, có những thành phần hóa chất như độ khoáng cao, sắt - nhôm thấp, thích hợp cho việc ngâm tắm chữa bệnh

- Suối khoáng nóng Đa Kai: Nằm ở xã Đa Kai (Đức Linh) có nhiệt độ 50oC, là mỏ nước khoáng cực kỳ quý hiếm với thành phần chính là vi lượng rất tốt cho sức khỏe Đây cũng là mỏ nước khoáng duy nhất của Việt Nam có thành phần iốt thiên nhiên Trữ lượng dự báo ở cấp C1 khoảng 60,5 m3/ngày có thể khai thác công nghiệp và phát triển du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh Hiện nay đã xây dựng công ty

CP nước khoáng Đa Kai sản lượng đạt trên 3 triệu lít/năm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước

Trang 23

II.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn:

a Các di tích lịch sử cấp quốc gia: có 24 di tích

- Quần thể tháp Chăm Pô Sah Inư: nằm trên đồi Bà Nài thuộc xã Phú Hải, là một

trong những di tích văn hóa quý giá còn sót lại của vương quốc Chăm Pa được xây dựng cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX thờ thần Shiva và công chúa Pô Sah Inư Hàng năm đông đảo người Chăm từ các vùng lân cận đến đây cầu nguyện

- Trường Dục Thanh: được xây dựng năm 1907, năm 1910 trên đường đi tìm đường

cứu nước, thầy giáo Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã dừng chân dạy học tại đây Di tích Dục Thanh đã được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia vào năm 1986 Trong khu di tích trường Dục Thanh có bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Bình Thuận

- Đình Vạn Thủy Tú: là một trong những di tích được công nhận và có dấu ấn văn

hoá đặc trưng của vùng biển Duyên hải miền Trung, nơi lưu giữ bộ xương cá voi lớn nhất khu vực Đông Nam Á

- Đình làng Đức Nghĩa: được xây dựng vào đầu thập niên thế kỷ XIX, hiện còn lưu

trữ nhiều di sản văn hoá Hán Nôm như hoành phi, liên đối, khám thờ … được chạm trổ công phu và lưu truyền qua nhiều thế hệ Đình đã được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1991

- Đình làng Đức Thắng: lúc đầu được xây dựng thờ Thần Thành Hoàng của làng,

năm 1811 được xây dựng lại và có quy mô lớn nhất ở Phan Thiết lúc bấy giờ Đình kiến trúc theo lối dân gian tứ trụ, hiện nay còn lưu giữ nhiều sắc phong do các vua triều Nguyễn ban tặng Đình được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1991

- Dinh Thầy Thím: nằm ở xã Tân Tiến, TX La Gi, là 1 trong 3 cụm di tích danh

thắng nổi tiếng của tỉnh và được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Kiến trúc như ngôi đình làng với nhiều bức hoành ca ngợi công đức Thầy Thím Cách Dinh Thầy Thím khoảng 5km là khu vực mộ Thầy Thím

- Nhóm đền tháp Chăm Pôđam: có niên đại thế kỷ VIII - IX thuộc phong cách kiến

trúc nghệ thuật Hòa Lai, bao gồm 6 tháp, hiện nay chỉ còn lại 3 tháp tương đối nguyên vẹn hình dạng, còn 3 tháp khác bị sụp đổ và chỉ còn lại phần đế Đặc biệt các cửa chính quay về hướng Nam, 6 tháp đều nhỏ và thấp hơn các tháp Chăm khác Tháp cao nhất khoảng 7 - 8m, mỗi cạnh đáy khoảng 3 - 3,50m Tháp PôÐam là nơi thực hiện nghi lễ, thờ cúng Vua Chăm hàng năm của người Chăm Phú Lạc và các vùng lân cận

- Chùa Hang (Cổ Thạch tự): tọa lạc trong hang động trên núi Cổ Thạch ở độ cao trên

64m thuộc huyện Tuy Phong Ngoài kiến trúc độc đáo được xây dựng bằng hàng vạn phiến đá lớn nhỏ, nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa lịch sử quý hiếm: câu đối, bức hoành phi, Đại hồng chung, trống sấm, …

- Đền thờ vua Chăm Pô Klong Mơh Nai (Bắc Bình): thờ một trong những vị vua

cuối cùng của vương quốc Chămpa, gồm có 3 đền: đền vua Chăm, đền thờ hoàng hậu thứ nhất người Chăm cùng 2 con và đền thờ hoàng hậu thứ hai người Việt

- Chùa núi Tà Cú (chùa Núi): tọa lạc trên núi Tà Cú ở độ cao hơn 400m, thuộc xã

Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam, là một di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Tại đây còn có tượng Phật nhập niết bàn dài 49m, cao 7m, hệ thống cáp treo đưa du khách tham quan toàn cảnh chùa và khu BTTN Tà Cú

Trang 24

- Vạn An Thạnh: nằm ở xã Tam Thanh, huyện Phú Quý, với kiến trúc kiểu đình làng

và thờ khoảng 70 bộ xương cá voi Được xây dựng năm 1781 gắn liền với lịch sử hình thành Đảo Phú Quý, chứa đựng nhiều giá trị vật chất, tinh thần, tín ngưỡng nghề nghiệp của ngư dân đảo Phú Quý

b Các di tích lịch sử cấp tỉnh:

- Dốc Ông Bằng: thuộc xã Tân Tiến, TX La Gi là nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng

sản đầu tiên của tỉnh Bình Thuận Dốc Ông Bằng là điểm du lịch văn hóa lịch sử về truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Bình Thuận

- Đền thờ Công chúa Bàn Tranh: nằm ở xã Long Hải, huyện Phú Quý, thờ một Nữ

Thần của người Chăm Nhân dân trên đảo gọi là miếu thờ Bà Chúa Xứ Hiện trong đền còn có nhiều loại tượng bia bằng đá Bà đã được các vua triều Nguyễn ban tặng nhiều sắc phong vì đã có công phù hộ cho người dân trên đảo được sống yên lành

- Chùa Bà Đức Sanh: là nơi thờ các vị nữ thần phù trợ sinh đẻ của giới phụ nữ Đây

là loại hình tín ngưỡng thờ mẫu dân gian duy nhất ở Bình Thuận nói riêng và vùng Nam Bộ nói chung

- Chùa An Lạc: đã xây dựng hơn 120 năm, với kiến trúc khá quy mô và đậm tính

nghệ thuật cao

- Đền thờ bà Chúa Ngọc - vạn Thương Hải và đình làng Triều Dương ở Phú Quý:

Với những giá trị về kiến trúc, nghệ thuật và lịch sử – văn hóa tiêu biểu, còn bảo lưu một số di vật cổ có giá trị

- Đền thờ thần Sài Nại ở Phú Quý : xây dựng cuối thế kỷ XVII, thờ thầy Sài Nại đã

hiển linh cứu giúp người dân trên đảo Nhân dân 9 làng của 3 xã luân phiên lưu giữ sắc phong, cúng tế trong một năm, là một tập tục độc đáo, riêng biệt của Phú Quý

- Đình làng Long Hải : xây dựng cuối thế kỷ XVIII, thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh và

các bậc tiền bối đã có công khai mở đất đai, tạo lập làng xã và dựng đình Tại đây còn lưu giữ các tư liệu Hán Nôm, di vật có giá trị

- Đình Long Hương: 300 năm lịch sử khai thiên lập làng vào thời Trịnh - Nguyễn

Ngày nay, miếu đã trở thành đình làng, tiếp tục là biểu tượng về nguồn cội quê hương

của người dân Liên Hương

- Vạn Tả Tân: Với những giá trị về văn hóa, kiến trúc lâu đời với Sắc phong của vua Triều Nguyễn ban tặng cho vạn Tả Tân

- Miếu Hải Tân và Vạn Thạch Long: được công nhận là di tích cấp Tỉnh

- Chùa Bửu Sơn : tại khu vực Lầu Ông Hoàng, gần quần thể tháp Chăm Pô Sah Inư

c Các công trình khác:

- Lầu Ông Hoàng: gồm một quần thể đồi, núi, sông, biển, chùa, tháp tạo thành khu

danh lam thắng cảnh nổi lên giữa ngọn đồi Ngọc Lâm, đã từng đi vào thơ ca và huyền thoại Lầu Ông Hoàng nằm trong quần thể di tích bao gồm nhóm tháp Chàm cổ, chùa Bửu Sơn, Núi Cố, mộ Nguyễn Thông … tất cả hợp thành khu di tích lịch sử văn hoá

và danh lam thắng cảnh của tỉnh Bình Thuận

- Chùa Ông: là ngôi chùa cổ và lớn nhất của người Hoa ở Bình Thuận thuộc phường

Đức Nghĩa, TP Phan Thiết Ngôi miếu thờ Quan Công, chùa có kiến trúc đẹp, vào các ngày lễ, đặc biệt là Tết cổ truyền của dân tộc, người dân các vùng lân cận thường đến đây cầu nguyện

- Chùa bà Thiên Hậu: do người Hoa xây dựng từ năm 1728 tại Phan Rí (Bắc Bình),

để thờ Bà Thiên Hậu - một nhân vật trong truyền thuyết thường giúp đỡ những người

Trang 25

đi biển khi họ gặp nạn Chùa Bà Thiên Hậu mang nét kiến trúc cổ Trung Hoa Hiện ở đây còn lưu giữ nhiều di sản văn hoá Hán- Nôm có giá trị

- Chùa Pháp Võ: nằm trên núi đá thuộc xã Vĩnh Hảo (Tuy Phong) là một danh thắng

đẹp nổi tiếng của huyện Tuy Phong Cảnh quan xung quanh rất đẹp, nhiều tảng đá lớn, nhỏ chồng lên nhau tạo thành các hang đá Hang đá lớn nhất dùng để thờ Phật Tổ Như Lai Hàng năm vào những dịp lễ, Tết, rằm tháng 4, tháng 7, … thu hút rất đông khách hành hương từ TP Phan Thiết, TP Phan Rang – Tháp Chàm, TP Hồ Chí Minh

- Trung tâm trưng bày văn hóa dân tộc Chăm (Bắc Bình): là nơi lưu giữ, cung cấp

tư liệu về nền văn hóa Chăm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân và tham quan nghiên cứu của du khách

- Các tháp Chăm cổ được phát hiện: ở Hàm Thạnh, Mương Mán (Hàm Thuận Nam);

Hàm Liêm, Thuận Minh, Thuận Hòa (Hàm Thuận Bắc); cách núi Ông của xã Bình Tân, huyện Bắc Bình khoảng 2 km

- Căn cứ Khu 6 : là căn cứ cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ tại xã La Dạ,

huyện Hàm Thuận Bắc Đây là điểm du lịch về nguồn vừa mang ý nghĩa một điểm đến giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, vừa góp phần đa dạng hóa sản phẩm cho ngành du lịch của tỉnh hấp dẫn du khách khắp nơi

- Căn cứ địa của Tỉnh ủy Bình Tuy : nằm tại vị trí thác 3 của Thác Bà

- Căn cứ Lê Hồng Phong (khu Lê) : thuộc huyện Bắc Bình, là căn cứ địa cách mạng

trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, biểu trưng cho truyền thống anh dũng, sáng tạo của nhân dân Bình Thuận

- Bia chiến thắng Hoài Đức – Bắc Ruộng : ở xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh, kỷ

niệm trận đánh Hoài Đức-Bắc Ruộng có ảnh hưởng lớn đến cục diện chiến trường khu

6 và toàn Miền Nam, mở đầu cho phong trào Đồng Khởi

d Các tài nguyên văn hoá, nghệ thuật phi vật thể:

Các lễ hội:

- Lễ hội Katê: là lễ hội quan trọng và có quy mô lớn nhất của người Chăm theo đạo Bàlamôn, tổ chức vào tháng 8-9 âm lịch tại các lăng tẩm, đền miếu và các gia đình đồng bào Chăm ở tỉnh Bình Thuận

- Lễ hội Ramưvan: diễn ra hàng năm, cứ 03 tháng trong 01 năm và lùi ngược dần Đây là lễ hội tiêu biểu của đồng bào Chăm theo đạo Bà ni, vừa mang màu sắc tôn giáo, vừa là tín ngưỡng dân gian được lưu giữ và kế thừa rất lâu đời Lễ hội Ramưwan bao gồm nhiều nghi lễ và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau như lễ Sút Amưrăm (kinh hội đầu năm, lễ Sút Yâng (kinh hội xoay vòng), lễ tảo mộ, tháng Ramưwan, lễ Và ha Ngoài những nghi lễ trang trọng, còn có các tiết mục văn nghệ dân tộc dân gian hết sức ấn tượng

- Lễ hội Dinh Thầy Thím: là một nét văn hoá đặc sắc riêng của Bình Thuận Hàng năm, vào ngày 15-16 tháng 9 âm lịch, tại Dinh Thầy Thím (La Gi) diễn ra lễ hội lớn nhân ngày giỗ Thầy Thím, tưởng nhớ đến hai vị đã có công chữa bệnh giúp dân lành Lễ hội Dinh Thầy Thím thu hút rất đông du khách đến đây để cầu nguyện sức khoẻ, hạnh phúc cho gia đình và cho công việc làm ăn của mình được thuận lợi Trong lễ hội có nhiều trò chơi dân gian rất hấp dẫn như: chèo Bả Trạo, diễn xướng tích Thầy, biểu diễn võ thuật, thi lắc thúng, gánh cá đi bộ, thi kéo co… tạo nên một không khí hội hè vô cùng sôi động

Trang 26

- Lễ hội Kỳ Yên: là lễ hội ở thánh đường của người Chăm BàNi (Hồi giáo cũ) tại xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, cầu cho quốc thái dân yên, mưa thuận gió hòa Lễ hội của người Chăm nhưng đã tiếp biến văn hóa của người Việt trong quá trình sinh sống lâu đời tại khu vực này

- Lễ hội đua thuyền trên sông Cà Ty: hàng năm vào mùng 2 tết Nguyên Đán, trên sông Cà Ty (TP Phan Thiết) diễn ra lễ hội đua thuyền mang đậm nét văn hoá truyền thống của địa phương

- Lễ hội Nghinh Ông: của cộng đồng người Hoa tại thành phố Phan Thiết, là một trong những lễ hội đặc sắc về truyền thống văn hóa

- Lễ hội Trung thu: được tổ chức hàng năm tại Phan Thiết vào đêm 14/8 âm lịch, không khí hoành tráng với muôn sắc màu, đèn hoa rực rỡ được các cháu thiếu niên, nhi đồng diễu hành trên các trục đường của thành phố Phan Thiết

- Lễ hội chém trâu tế thần : là phong tục độc đáo, riêng biệt của người Chăm ở thị trấn Lạc Tánh, được tổ chức vào tháng 4 Chăm lịch trong 1 ngày đêm tại đền Pô Rum Păn

Các trò chơi văn hoá truyền thống:

- Khám phá chinh phục đồi cát bay, đi thuyền thúng, thử làm ngư dân, câu cá, câu mực đêm, …

- Dự kiến trong thời gian tới sẽ tập trung xây dựng 6 dự án: nghề sản xuất nước mắm tại Phan Thiết, thị xã La Gi, huyện Tuy Phong; nghề đồ gỗ và mộc gia dụng,

cơ khí sửa chữa, mây tre đan ở Suối Kiết; nghề đan rổ ở Phan Rí Cửa và vùng nguyên liệu cây mây tại huyện Đức Linh, góp phần phát triển du lịch, hình thành các tuyến du lịch sinh thái đồng quê, tham quan làng nghề truyền thống khá hấp dẫn

d Các đặc sản, văn hóa ẩm thực :

Trang 27

- Nước mắm Phan Thiết: là thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là biểu tượng đặc trưng riêng của Phan Thiết

- Mực một nắng món đặc sản ngon nhất của tỉnh Bình Thuận Ngoài ra còn có hải sản khô, cá cơm, các loại mắm tẩm gia vị, …

- Thanh Long: là thương hiệu trái cây nổi tiếng của Bình Thuận

- Bánh rế, cốm hộc Phan Thiết

- Văn hóa ẩm thực : mang hương vị đậm đà của những món ăn đặc sản vùng biển như bánh xèo, bánh căn, bánh hỏi, gỏi cá mai, cá đục, cá suốt, chang chang, dông, cua Huỳnh đế, cháo hàu, sò điệp, … Cần khai thác nghệ thuật ẩm thực trong các tuyến du lịch, giới thiệu hình ảnh Bình Thuận qua các món ăn đặc sắc, hấp dẫn

II.2.3 Đánh giá chung:

- Vùng ven biển Bình Thuận tương đối nông, nhiều gió, dãy cát ven biển phù hợp với các loại hình thể thao biển: lướt ván buồm, lướt ván diều, thuyền buồm, đua xe địa hình, xe buồm chạy trên cát, đua xe vượt sa mạc Các dịch vụ bay như khinh khí cầu, tàu lượn đôi, máy bay siêu nhẹ và giải trí với các thiết bị bay khác …

- Là vùng có đặc trưng “Biển xanh- Cát trắng- Nắng vàng”

- Tạo được thương hiệu là thủ đô resort của Việt Nam, sản phẩm nước mắm Phan Thiết và thanh long Bình Thuận; có nhiều hải đặc sản nổi tiếng

- Các làng nghề truyền thống ở Bình Thuận đa dạng và phong phú Nổi bật nhất là chạm gỗ, gốm và đồ thủ công mỹ nghệ

- Văn hóa ẩm thực có đặc trưng riêng

- Các thác nước, hồ thủy lợi mùa khô thường bị cạn kiệt, hạn chế cho việc phát triển

du lịch nghỉ dưỡng cảnh quan quanh hồ, nên cần có biện pháp trồng rừng đầu nguồn, xây đập giữ nước

Trang 29

II.3 Đánh giá tổng quan hiện trạng kinh tế – xã hội :

II.3.1 Hiện trạng kinh tế - xã hội:

Dân số thành thị là 463.874 người, dân số nông thôn là 716.465 người Tỷ lệ đô thị hóa là 39,3% Dân tộc Kinh chiếm 92,66%, còn lại các dân tộc khác chiếm 7,34%

Tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,13%, thuộc loại trung bình trong cả nước

Dân số Bình Thuận có cơ cấu trẻ: nhóm 0-14 tuổi chiếm 28,49%; nhóm dân số trong tuổi lao động chiếm 62,56%; nhóm trên tuổi lao động là 8,95%

b.2 Lao động, nghề nghiệp:

Tổng số người trong độ tuổi lao động của toàn tỉnh khoảng 731.810 người, chiếm 62% so với tổng dân số Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 627.974 người, trong đó lao động ngành nông – lâm-thủy sản 318.236 người (50,68%), ngành công nghiệp - xây dựng 113.198 người (18,03%), ngành thương mại-dịch vụ- du lịch 196.540 người (31,3%)

(Nguồn : Niên giám Thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2011)

c Đánh giá chung hiện trạng kinh tế:

c.1 Điểm mạnh:

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Phát triển công nghiệp chế biến xuất khẩu sử dụng nguyên liệu lợi thế của địa phương Đã và đang hình thành một số khu công nghiệp tập trung, thu hút vốn đầu

tư cho phát triển công nghiệp, tạo động lực tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp trên toàn vùng

- Ưu thế phát triển du lịch sinh thái biển, rừng, du lịch văn hóa lịch sử tầm quốc gia

Trang 30

- Chất lượng sống của dân cư được cải thiện, tỉ lệ nghèo giảm

- Cơ chế chính sách chưa đồng bộ, tính ổn định chưa cao, chưa tạo môi trường đầu

tư thuận lợi, hấp dẫn

- Sự chênh lệch về thu nhập và chi tiêu giữa các địa phương

- Là tỉnh nằm trong các tỉnh phát triển du lịch cao nhất nước nhưng phải đối mặt với thực trạng chất lượng nguồn nhân lực thấp (không qua đào tạo, kém ngoại ngữ, tay nghề hạn chế)

Hiện trạng diện tích đất du lịch khoảng 8.176 ha chủ yếu là đất du lịch ven biển

* Đánh giá chung hiện trạng sử dụng đất:

a Điểm mạnh

- Chủng loại đất phong phú, đa dạng Quỹ đất sử dụng cho mục đích phát triển kinh

tế xã hội chiếm tỉ lệ cao 96,88%

- Diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, rừng cảnh quan khá lớn chiếm 87,43% so với đất tự nhiên

- Khai thác tốt quỹ đất dọc quốc lộ phát triển đô thị, công nghiệp Quỹ đất dọc bờ biển phát triển thủy sản, du lịch sinh thái biển

b Điểm yếu

- Mật độ phân bố dân cư không đồng đều, dẫn đến mức độ sử dụng đất rất khác nhau trong từng khu vực, đã và đang tạo nên những áp lực đối với đất đai của tỉnh

- Bình quân đất nông nghiệp và đất canh tác trên đầu người thấp

- Quỹ đất dành cho các hoạt động phát triển kinh tế, phát triển các khu công nghiệp, khu du lịch chưa được khai thác sử dụng hiệu quả

- Quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đất sản xuất nông nghiệp dùng cho các mục đích phát triển công nghiệp, hạ tầng và đô thị hoá dẫn đến phát triển thiếu bền vững

Trang 31

- Độ che phủ bằng cây rừng hiện nay vẫn chưa đảm bảo an toàn cho môi trường sinh thái

Hình 7 : Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất II.3.3 Hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội :

a Hệ thống giáo dục đào tạo : có trường Đại học Phan Thiết, các trường cao đẳng-

Trung cấp chuyên nghiệp như cao đẳng y tế, cao đẳng cộng đồng Bình Thuận, trường trung cấp nghề Bình Thuận, 9 trung tâm dạy nghề cấp huyện

b Hệ thống y tế : có Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện

Lao và bệnh phổi, Trung tâm y tế dự phòng, 2 bệnh viện đa khoa tư nhân, 9 bệnh viện tuyến huyện, 10 phòng khám khu vực

c Hệ thống công trình văn hóa, thể thao: có 1 trung tâm văn hóa tỉnh, 10 trung tâm

văn hóa huyện, thành phố, thị xã, Cung thiếu nhi, Thư viện khoa tổng hợp tỉnh, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, 3 rạp chiếu phim, 1 nhà thi đấu đa năng, 1 sân vận động

5000 chỗ, Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia II, trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT tỉnh (TP Phan Thiết), Trung tâm tập luyện và thi đấu thể thao (TX La Gi)

d Đánh giá chung hạ tầng xã hội:

d.1 Điểm mạnh

- Các trung tâm văn hóa - thông tin – TDTT đều có bước phát triển khá, có đặc trưng của vùng, đời sống tinh thần nhân dân được nâng lên Hoàn chỉnh thiết chế văn hóa, bảo tồn được bản sắc văn hóa đặc trưng Phát triển các cơ sở TDTT theo hướng xã hội hóa

- Trung tâm thương mại, mạng lưới chợ, dịch vụ được phát triển rộng khắp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh

- Y tế được quan tâm đầu tư bao gồm : Hệ thống dự phòng, hệ thống khám chữa bệnh, bảo đảm chăm sóc sức khỏe công bằng cho người dân

Trang 32

- Giáo dục - Đào tạo phát triển nhanh, hình thành trường đại học Phan Thiết, các trường cao đẳng nghề, các trung tâm dạy nghề Giáo dục mầm non, phổ thông và

hệ thống cơ sở vật chất trường học được quan tâm đầu tư

d.2 Điểm yếu

- Hệ thống cơ sở vật chất của các ngành y tế, thể dục thể thao, văn hoá hiện tập trung chủ yếu tại một số đô thị lớn cấp thành phố, thị xã Các đô thị khác trong vùng và địa bàn nông thôn còn rất thiếu

- Đào tạo nghề còn thiếu cơ sở vật chất và quy mô Chưa hình thành các cơ sở đào tạo trình độ chuyên môn cao

- Công tác quy hoạch, bảo tồn bản sắc văn hóa còn hạn chế

Hình 8 : Sơ đồ phân bố hệ thống hạ tầng xã hội II.3.4 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và môi trường:

b.1 Hạ tầng khung diện rộng kết nối du lịch quốc gia, quốc tế:

- Đường hàng không: có Sân bay Phú Quý chủ yếu phục vụ cho mục đích quốc

phòng Cần cải tạo, nâng cấp sân bay tại xã Tiến Thành (Phan Thiết) quy mô 152

ha phục vụ du lịch, kết hợp dịch vụ dầu khí, cứu hộ, dân sinh

- Giao thông đường bộ và đường sắt:

+ Đường sắt Bắc - Nam: có ga chính Mương Mán, phục vụ các tàu khách, tàu hàng Hiện nay đang xây dựng ga Phan Thiết mới, dự kiến đưa vào hoạt động từ

Trang 33

năm 2011 Tuyến tàu khách Sài Gòn – Phan Thiết: phục vụ hành khách và phát triển du lịch

+ Các tuyến đường bộ:

Quốc lộ 1A : dài 180,5km, đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, nền đường 12m, mặt bê tông nhựa 10,5m, hiện nay đang chuẩn bị nâng cấp mở rộng thành 4 làn

xe, đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng

Quốc lộ 28: nối Phan Thiết với tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây Nguyên, đoạn qua tỉnh dài 42km, đạt cấp IV với nền đường 9-10m, bê tông nhựa

Quốc lộ 55 : với chiều dài 152,5km đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, nền 9m, mặt đường 6m kết cấu bê tông nhựa, hiện đang triển khai thi công nâng cấp mở rộng một số đoạn trên tuyến

+ Đường ven biển :

Tuyến đường ĐT719 nối thị xã La Gi với TP Phan Thiết, có chiều dài 59,74

km trong đó 27,84 km mặt đường là bê tông nhựa, còn lại 31,9 km là láng nhựa, mặt đường rộng 6m, nền đường rộng 9m đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng Tuyến đường tỉnh ĐT716 với chiều dài 92,93 km nối TP Phan Thiết với huyện Tuy Phong, trong đó : 3,3 km mặt đường bê tông nhựa, nền đường rộng 12m, mặt đường 7m ; 18,4 km mặt đường bê tông nhựa, mặt đường rộng 6m, nền đường 9m ; 23,13 km mặt đường bê tông nhựa, mặt đường 10m, nền đường 12m; 5,8 km mặt đường bê tông nhựa, mặt đường 6m, nền đường 9m ; 11km mặt đường bê tông nhựa, mặt đường 4m, nền đường 6m ; còn lại 31,3 km là mặt đường cấp phối và đá nhựa, mặt đường 4m, nền đường 6m

Hai tuyến đường ven biển này đang được nâng cấp, đầu tư, cải tạo để kết nối vào tuyến đường ven biển quốc gia, đảm bảo nhu cầu vận chuyển, phát triển du lịch ven biển của tỉnh nói riêng và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung

b.1 Hạ tầng kết nối nội vùng tỉnh Bình Thuận:

- Các tuyến đường tỉnh: Đường ĐT 715, ĐT720, ĐT766, đường QL1A – Mỹ Thạnh, đường QL1A – Phan Sơn, đường Liên Hương – Phan Dũng, đường ĐT714 : còn nhiều đoạn cấp phối (đá, sỏi) gây khó khăn cho lưu thông

- Đường Lương Sơn – Đại Ninh : đang được Bộ Giao thông – Vận tải cho lập dự án đầu tư, nâng cấp cải tạo, sẽ góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh, thu hút

du khách từ Lâm Đồng, các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Nam Lào

Nhìn chung chất lượng đường thấp, nền đường yếu, mặt đường hẹp Đường quốc

lộ tỷ lệ phủ nhựa là 94,04%, đường tỉnh lộ là 84,42%, huyện lộ 54,47%, đường đô thị

b.2 Hiện trạng thoát nước :

Trang 34

- TP Phan Thiết, TX La Gi đã có hệ thống thoát nước mưa và nước thải chung nhưng chưa hoàn chỉnh nên một số khu vực ngập úng cục bộ Các khu công nghiệp, khu đô thị mới và một số khu du lịch đã có hệ thống thoát nước riêng

- Kết cấu : Mương nắp đan, cống tròn, mương xây hở

- Các thị trấn có hệ thống cống thoát nước mưa và nước thải chung, chảy thẳng ra sông suối

- Các thị tứ, cụm dân cư tập trung hiện tại chưa có hệ thống thoát nước

b.3 Hệ thống thủy lợi :

- Toàn tỉnh có 284 công trình thủy lợi, trong đó có 17 hồ chứa, 114 đập dâng, 22 trạm bơm và hệ thống kênh mương khoảng 1.500 km Hệ thống thủy lợi cấp nước sinh hoạt cho các nhà máy nước

- Các dự án thủy lợi đang xây dựng : hồ Sông Móng, hồ Phan Dũng, hồ Sông Dinh

3, đập dâng Sông Phan, kênh tiếp nước 812 - Châu Tá, Biển Lạc – Hàm Tân, dự

án tưới Phan Rí – Phan Thiết, đập dâng Tà Pao

- Các dự án chống lũ lụt lớn trên địa bàn tỉnh : dự án đê bao Võ Xu, kênh thoát lũ khu công nghiệp Phan Thiết (giai đoạn 1 và 2)

Khi các dự án hồ thủy lợi đầu nguồn được xây dựng đã góp phần cắt giảm lũ cho

TP Phan Thiết, các vùng hạ du, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp

b.4 Tình hình thiên tai, tai biến địa chất :

- Các vùng thường bị ngập : vùng hạ lưu sông La Ngà, sông Lòng Sông, sông Lu, sông Cà Ty, sông Cái Phan Thiết, sông Phan (Hàm Thuận Nam), sông Dinh, các

xã ven sông Mê Pu, sông Nhơn, sông Đa Kai (Đức Linh)

- Các xã Huy Khiêm, Bắc Ruộng, Măng Tố, Đức Tân, Đức Phú, Nghị Đức (Tánh Linh) thường bị lũ quét, ngập lụt Một số khu vực ven sông ở Phan Thiết thường hay bị lũ quét, triều dâng và sự cố xả lũ hồ sông Quao

c Cấp điện:

c.1 Nguồn điện :

- Nhà máy thủy điện Hàm Thuận (huyện Hàm Thuận) 2x150MW

- Nhà máy thủy điện Đa Mi (huyện Hàm Thuận) 2x87,5MW

- Nhà máy thủy điện Đại Ninh (huyện Bắc Bình) 300MW

- Nhà máy thủy điện Bắc Bình (huyện Bắc Bình) 33MW

- Nhà máy Phong điện 1 Bình Thuận (Tuy Phong) 120MW, giai đoạn 1 là 30MW

- Trạm diesel huyện đảo Phú Quý 3MW

 Dự án đang triển khai :

- Nhà máy điện gió trên đảo Phú Quý công suất 6MW : đang thi công, dự kiến hoàn thành trong năm 2012

c.2 Lưới điện :

Lưới 220kV :

- Hàm Thuận – Long Thành, Hàm Thuận – Phan Thiết (đang thi công)

- Có 1 trạm 220/110kV Phan Thiết 125MVA nhận điện từ tuyến 220kV Hàm Thuận – Phan Thiết nhưng chưa đưa vào vận hành

Lưới 110kV :

Trang 35

- Lưới 110KV : có 7 tuyến gồm Ninh Phước – Phan Rí – Lương Sơn – Phan Thiết, Phan Thiết – Hàm Thuận Nam – Hàm Tân – Xuyên Mộc, Hàm Thuận – Phan Thiết, Hàm Thuận – Đức Linh, Đại Ninh – Phan Rí, Trạm 220kV Phan Thiết – Mũi Né, Xuân Trường – Đức Linh (đang thi công)

- Các trạm biến áp 110kV/22kV : Phan Thiết, Lương Sơn, Phan Rí, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Mũi Né, Đức Linh, trạm nâng áp 22/110kV Phong điện 1 Bình Thuận 45MVA

Lưới phân phối trung thế :

- Các tuyến trung thế đã cải tạo, xây dựng ở cấp 22kV, cấu trúc tuyến là 3 pha 4 dây Phần lớn là đường dây trên không, tỉ lệ cáp ngầm không đáng kể Lưới trung thế phần lớn vận hành hình tia, thiếu an toàn và linh hoạt trong cung cấp điện

d.2 Các nhà máy nước chính :

- Nhà máy nước Phan Thiết công suất 22.000 – 25000 m3/ngđ

- Nhà máy nước Hồ Cà Giang công suất 15.000 m3/ngđ

- Nhà máy nước Ma Lâm công suất 800 m3/ngđ

- Nhà máy nước Bắc Bình công suất 5.000 m3/ngđ

- Trạm bơm cấp nước Hòa Thắng công suất 1200 m3/ngđ

- Nhà máy nước La Gi công suất 6.000m3/ngđ

- Nhà máy nước BOO Tân Tiến công suất 15000 m3/ngđ

- Nhà máy nước Hàm Thuận Nam: công suất 6.500m3/ngđ

- Nhà máy nước Phong Phú : công suất 14.000m3/ngđ

- Dự án Nhà máy nước Hồ Cà Giây công suất 15.000 m3/ngđ

e Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn:

e.1 Thoát nước thải :

- Các đô thị đều đang sử dụng hệ thống cống thoát nước chung, chảy thẳng ra sông suối, không qua xử lý Chỉ có một số khu đô thị mới xây dựng hệ thống thoát nước thải và nước mưa riêng

- Nước thải công nghiệp : các khu công nghiệp tập trung đang triển khai xây dựng nhà máy xử lý nước thải trong ranh dự án

- Nước thải du lịch : nước thải của một số khu du lịch không được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép, gây ô nhiễm môi trường

e.2 Quản lý CTR :

- TP Phan Thiết có 2 khu xử lý CTR : khu vực Hàm Tiến - Mũi Né diện tích 15 ha

và khu vực Bình Tú diện tích 26 ha

Trang 36

- Rác thải du lịch : đa số được thu gom, đưa về các bãi chôn lấp CTR của đô thị Riêng rác thải từ các điểm mua bán hàng rong ven biển, tham quan cắm trại ngoại chưa thu gom triệt để, gây ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực

- Tỷ lệ thu gom CTR thấp, chưa có tổ chức phân loại CTR tại nguồn

- Các đô thị đều có khu xử lý CTR nhưng cục bộ, chủ yếu là chôn lấp không hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường

f Hiện trạng môi trường:

f.1 Môi trường không khí và độ ồn :

- Mức độ ô nhiễm không khí không đáng kể, tuy nhiên hiện tượng ô nhiễm cục bộ còn xảy ra ở các nút giao thông, khu dân cư ven biển, cơ sở sản xuất, khai thác khoáng sản, chế biến thủy sản, nhà máy, lò gạch, …

- Tại các đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch độ ồn vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép Độ ồn dọc theo các trục giao thông chính xấp xỉ vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép

- Các nhà máy sản xuất thép, cán thép phát sinh khói bụi công nghiệp và tiếng ồn gây ô nhiễm môi trường

f.2 Môi trường nước :

Nước mặt :

- Các nhà máy chế biến xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra sông, gây ô nhiễm môi trường (sông Giêng, sông Phan), nguồn nước không sử dụng được

- Chất thải từ hoạt động nông nghiệp, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu tùy tiện, xử

lý các nguồn phân gia súc chưa tốt đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước

- Một số cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch xả rác bừa bãi trên bãi biển gây ô nhiễm môi trường biển

Nước ngầm :

- Khu vực cửa sông Phan, sông Cà Ty, sông Lũy có mức độ ô nhiễm cao

- Việc khai thác nước ngầm thiếu kiểm soát đã làm gia tăng nguy cơ nhiễm mặn ở Phước Thể, Vĩnh Hảo (Tuy Phong), Phan Rí Thành (Bắc Bình) Các nghĩa trang nằm trong nội thị như TP Phan Thiết gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trầm trọng

- Một số công ty khai thác quặng titan ở khu vực ven biển đã sử dụng nước biển để tuyển rửa quặng, gây nhiễm mặn nguồn nước ngầm ở vài khu vực

Nước biển ven bờ :

- Các khu vực trầm tích biển bị ô nhiễm mạnh nhất là khu vực Tuy Phong, Nam Phan Rí (25m nước), ngoài khơi Phan Thiết (20-30m nước), Nam Phan Rí, Cảng Mũi Né (0-10m nước), mũi Kê Gà (20-30m nước), cửa Sơn Mỹ (0-10m nước)

- Đô thị hóa, công nghiệp hóa, hoạt động du lịch biển, vận tải biển, nuôi trồng thủy sản, … làm cho nước biển ven bờ bị ô nhiễm, suy giảm tài nguyên sinh học

- Các bãi tắm nằm gần các cửa sông, bến neo đậu của tàu thuyền đang có dấu hiệu ô nhiễm dầu Nguồn nước giếng ven khu du lịch Hàm Tiến – Mũi Né chỉ tiêu vi sinh đều vượt tiêu chuẩn cho phép

- Hiện tượng “thủy triều đỏ”: từ tháng 7 đến tháng 8 hàng năm, làm cho cá bị chết trắng cả một vùng biển, cửa sông, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch biển, nuôi trồng thủy sản

Trang 37

f.3 Môi trường đất :

- Diện tích hoang mạc hóa tập trung ở khu vực dọc bờ biển trong đó chủ yếu là huyện Tuy Phong Tình trạng cát bay đã lấn chiếm ruộng vườn, ao hồ nước ngọt Tình trạng phá rừng đầu nguồn, khai thác khoáng sản bừa bãi trước đây làm thoái hóa đất Canh tác thiếu bền vững, cơ cấu cây trồng không hợp lý, cũng là nguyên nhân cơ bản của hiện tượng thoái hóa đất và sa mạc hóa

- Mưa lũ gây xói mòn, lở đất, ảnh hưởng mạnh đến tính mạng, cuộc sống sinh hoạt

và sản xuất của người dân Điển hình như các mương xói ở xã Hòa Thắng (Bắc Bình) làm sụp đổ nhiều ngôi nhà, vườn cây ăn trái, hoa màu

- Bờ biển thường xuyên bị ảnh hưởng bởi triều cường, xâm thực gây nên hiện tượng biển lở Rác thải đổ bừa bãi, nước thải chưa xử lý xả trực tiếp ra môi trường làm ô nhiễm đất cục bộ Nước thải chưa qua xử lý xả thẳng ra môi trường, sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản làm mặn hóa vùng đất ven biển, cửa sông có xu hướng mở rộng vào phía đất liền

Hình 9 : Sơ đồ hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

g Đánh giá chung hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:

g.1 Điểm mạnh

- Có hệ thống khung giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển quốc gia

- Địa hình đa dạng, cao độ cao ít bị ảnh hưởng ngập lụt Địa chất công trình tương đối tốt

Trang 38

- Các công trình thủy lợi, thủy điện trong tỉnh đã và đang được xây dựng thành hệ thống hoàn chỉnh góp phần điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt

- Nguồn cấp điện tỉnh ổn định Có nhiều nguồn điện năng

- Hệ thống cấp nước được quan tâm và đang triển khai xây dựng các dự án nhà máy cấp nước

- Đối với đô thị mới đã xây dựng hệ thống thoát nước thải và nước mưa riêng

g.2 Điểm yếu

- Thiếu các đầu mối giao thông quan trọng như sân bay, cảng biển, các trung tâm tiếp vận lớn Hệ thống khung giao thông nội vùng chưa đồng bộ, giao thông phía Bắc bị hạn chế do địa hình phức tạp

- Có địa hình phức tạp, độ dốc lớn gây khó khăn cho xây dựng

- Hệ thống thoát nước mưa tại các đô thị chảy chung với nước thải gây ô nhiễm môi trường

- Các hồ, đập thủy lợi trên địa bàn vào mùa khô chưa đáp ứng đủ nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt, hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch

- Khả năng liên kết lưới điện của tỉnh với các tỉnh lân cận còn yếu

- Môi trường du lịch phát triển thiếu bền vững Nước thải sinh hoạt, rác thải từ các khu du lịch ven biển chưa được thu gom triệt để, xử lý thoát thẳng ra biển ảnh hưởng lớn tới môi trường và phát triển du lịch

II.4 Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch:

II.4.1 Thị trường khách du lịch :

a Khách quốc tế :

Khách quốc tế đến Việt Nam :

Trong những năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng khá ổn định Thị trường khách chủ yếu là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Tây Âu và Bắc

Mỹ Giai đoạn 2005 - 2008, lượng khách quốc tế tăng nhanh do Việt Nam là một trong những điểm đến mới lạ, thân thiện và an toàn Giai đoạn 2008 – 2009 tốc độ tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu Đến năm 2010 đã đón 5 triệu lượt khách quốc tế, năm 2011 đón khoảng 6.014.032 lượt khách quốc tế

Bảng 1: Thị trường khách du lịch quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011

Trang 39

Trong thời gian gần đây, ngành du lịch tỉnh Bình Thuận đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước Lượng khách

du lịch đến tỉnh tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 – 2011 là 15,28% Năm 2005 đón được 1,251 triệu lượt khách trong đó có 128 ngàn lượt khách quốc tế (chiếm 10,23% lượng khách đến tỉnh), đến năm 2010 đón được 2,5 triệu lượt khách, trong đó có 250.321 lượt khách quốc tế (chiếm 10% lượt khách đến tỉnh); năm 2011 đón được 2.804.500 lượt khách trong đó có 300.550 lượt khách quốc tế (chiếm 10,72% lượt khách đến tỉnh) Lượng khách do các cơ sở lưu trú phục vụ chiếm khoảng 92 - 93% lượng khách quốc tế đến tỉnh

Lượng khách quốc tế đến Bình Thuận vào những ngày cuối tuần, dịp lễ, Tết thường khá đông, chiếm khoảng 2-2,5% tổng lượng khách trong năm

Bảng 2: Số lượt khách và ngày khách quốc tế đến Bình Thuận

Nguồn : Niên giám Thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2011

Bảng 3: Tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến Bình Thuận so với toàn quốc

Nguồn : Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận - Tổng cục Thống kê

Thị trường, cơ cấu khách quốc tế :

Thị trường khách quốc tế chủ yếu trong thời gian gần đây là Nga (chiếm khoảng 33,97%), tiếp đến là Đức, Pháp, Mỹ, Thụy Điển, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Hà Lan, Anh, Thụy Sỹ, … Thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa Đông ở các nước châu Âu nên lượng khách quốc tế đi du lịch kết hợp nghỉ đông tăng cao Đây là mùa cao điểm của khách quốc tế đến tỉnh Bình Thuận

Cơ cấu khách du lịch nam chiếm 62%, nữ chiếm 38% Trong đó khách du lịch thuộc giới trẻ chiếm phần lớn lượng khách quốc tế đến Bình Thuận với sở thích vui chơi giải trí sôi động, du lịch dã ngoại, mạo hiểm

Nguồn tham khảo quyết định :

Chủ yếu từ bạn bè, người thân chiếm 40,25%, Internet chiếm 25%, công ty du lịch chiếm 21,5%, sách báo, tạp chí chiếm 16,25%, tivi chiếm 11,25%, các nguồn khác chiếm 7%

Tác động tới sự lựa chọn điểm đến du lịch :

Trang 40

Điểm du lịch hấp dẫn cao nhất chiếm 70,75%, phương tiện đi lại thuận tiện chiếm 20,75%, điểm đến an toàn chiếm 23,75%

Mục đích du lịch :

Vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chiếm khoảng 78,75%, còn lại thăm thân nhân, bạn

bè, thương mại, công tác hội nghị, tập huấn và các mục đích khác

Hình thức tổ chức, phương tiện đi du lịch :

Khách đi theo tour chiếm 45,5% (tăng 2,9% so với năm 2009) và tự sắp xếp đi du lịch chiếm 54,5%

Khách quốc tế đến Bình Thuận chủ yếu bằng đường bộ (chiếm 79,75%), đường sắt chiếm 17,75%, còn lại là phương tiện khác

Số lần khách du lịch đến :

Lượng khách đến lần đầu tiên có xu thế tăng, lượng khách đến lần thứ 2, 3 vẫn khá

ổn định Môi trường du lịch Việt Nam và Bình Thuận đã và đang hấp dẫn du khách

Thời gian lưu trú trung bình :

Bảng 4: Thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế ở Bình Thuận

Khách do cơ sở lưu

trú phục vụ

Mức chi tiêu của khách quốc tế :

Hiện nay trung bình một khách quốc tế đến tỉnh chi tiêu khoảng 1,658 triệu đồng (tương đương 80 USD) Cơ cấu chi tiêu như sau : lưu trú và ăn uống chiếm 63%, vận chuyển chiếm 12%, vui chơi giải trí, tham quan chiếm 9%, hàng lưu niệm và các dịch

Khách nội địa của Việt Nam :

Trong những năm gần đây, thị trường khách du lịch nội địa trong cả nước tăng trưởng ổn định (khoảng 10,59%/năm) Năm 2011 đạt 30 triệu lượt khách, góp phần tăng doanh thu du lịch và đóng góp vào GDP của cả nước

Bảng 6: Thị trường khách du lịch nội địa của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011

Đơn vị tính : triệu lượt khách

Ngày đăng: 13/12/2017, 11:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w