1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

BÁO CÁO QUI HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN BÌNH LIÊU ĐẾN 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030

128 275 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 9,28 MB

Nội dung

Với vị trí, tài nguyên, cảnh quan, văn hóa như vậy Bình Liêu có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thành một trong những ngành kinh tế quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH LIÊU

BÁO CÁO

QUI HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN BÌNH LIÊU ĐẾN 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030

Cơ quan tư vấn qui hoạch:

Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch Bền vững ( STDe)

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Sự cần thiết của quy hoạch 1

2 Cơ sở để tiến hành qui hoạch 2

3 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của qui hoạch 5

4 Mục tiêu của qui họach 6

5 Nhiệm vụ của qui họach 6

6 Phương pháp thực hiện: 6

NỘI DUNG QUI HOẠCH 6

1 Đánh giá các nguồn lực và hiện trạng phát triển du lịch Huyện Bình Liêu 6

1.1 Các yếu tố nội lực: 6

1.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên 6

1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn 13

1.2 Các yếu tố ngoại lực 27

1.2.1 Bối cảnh và xu hướng phát triển quốc tế 27

1.2.2 Bối cảnh và xu hướng phát triển trong nước 28

1.3 Thực trạng phát triển du lịch huyện Bình Liêu 32

1.3.1.Những kết quả đạt được .32

1.3.2 Một số hạn chế, yếu kém 34

1.3.3 Nguyên nhân của sự hạn chế, yếu kém 34

1.4 Đánh giá tổng hợp nguồn lực 35

2 Định hướng phát triển du lịch huyện Bình Liêu 36

2.1 Vị thế của du lịch huyện Bình Liêu trong phát triển KTXH Huyện .36

2.2 Quan điểm và mục tiêu phát triển 37

2.3 Dự báo các chỉ tiêu phát triển 37

2.4 Đinh hướng phát triển thị trường khách du lịch 47

2.5 Định hướng phát triển thương hiệu sản phẩm du lịch: 51

2.6 Định hướng phát triển các nhóm sản phẩm du lịch đặc thù 52

2.7 Định hướng phát triển tuyến, điểm và không gian du lịch 55

2.8 Định hướng đầu tư phát triển du lịch 57

2.9 Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 65

2.10 Định hướng tổ chức kinh doanh du lịch 67

2.11 Định hướng phát triển các ngành nghề liên quan đến du lịch 71

3 Các giải pháp thực hiện qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Bình Liêu 73

3.1 Giải pháp về cơ chế chính sách 73

3.1.1 Cơ chế và chính sách đầu tư 74

3.1.2 Cơ chế chính sách về phát triển nguồn nhân lực 74

3.1.3 Cơ chế chính sách về thị trường 75

Trang 3

3.1.5 Cơ chế phối kết hợp liên vùng, liên ngành 75

3.1.6 Chính sách phát triển gắn với bảo tồn và phát triển bền vững 75

3.2 Giải pháp về tổ chức quản lý 76

3.2.1 Quản lý, khai thác các khu, điểm DL, tuyến DL 76

3.2.2 Quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ DL 76

3.2.3 Quản lý khách DL 76

3.3 Giải pháp xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch 77

3.3.1 Nội dung quảng bá : 77

3.3.2 Thị trường quảng bá 78

3.3.3 Ngân sách cho hoạt động xúc tiến quảng bá 79

3.3.4 Phương tiện xúc tiến quảng bá 79

3.3.5 Xúc tiến bán 80

3.4 Giải pháp bảo vệ môi trường 80

3.4.1 Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch 80

3.4.2 Giải pháp về tổ chức quản lý 81

3.4.3 Giải pháp về liên kết với cộng đồng dân cư 82

3.4.4 Giải pháp về tuyên truyền, đào tạo, giáo dục môi trường 83

3.4.5 Giải pháp về ứng phó với biến đổi khí hậu 83

3.5 Giải pháp liên kết phát triển 83

3.5.1 Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch 83

3.5.2 Tăng cường hợp tác liên kết với các địa phương trên cả nước 84

3.5.3 Tăng cường liên kết với các tổ chức khoa học và các trường đào tạo 84

3.6 Giải pháp tạo vốn 84

3.6.1 Xác định chủ đầu từ và nguồn vốn đầu tư: 84

3.6.2 Xác định hình thức đầu tư và nội dung đầu tư: 84

3.6.3 Giải pháp cụ thể cho từng hạng mục đầu tư: 85

3.7 Giải pháp nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực 87

3.7.1 Đối tượng cần đào tạo: 87

3.7.2 Hình thức đào tạo .88

3.7.3 Nội dung đào tạo .88

3 8 Giải pháp về bảo đảm quốc phòng, an ninh 89

3.9 Tổ chức và phân công thực hiện qui hoạch 89

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93

PHỤ LỤC 94

DANH MỤC HÌNH ẢNH TIỀM NĂNG DU LỊCH BÌNH LIÊU 94

DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HOẠ SẢN PHẨM DU LỊCH 107

PHỤ LỤC BẢN ĐỒ QUI HOẠCH 122

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của quy hoạch

Bình Liêu là một huyện biên giới miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 108 km, có đường biên giới tiếp giáp Trung Quốc dài

43 km với khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Văn Ngoài tiếp giáp với các địa phương khác trong tỉnh như Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, huyện Bình Liêu còn tiếp giáp với huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn Bình Liêu có lợi thế về vị trí địa lý như kết nối với khu kinh tế Vân Đồn và sân bay Quốc tế tại Vân Đồn sẽ được đầu tư trong thời gian tới Vị trí của Bình Liêu rất thuận lợi: gần và dễ tiếp cận với các trung tâm kinh tế lớn để trở thành một cầu nối quan trọng trong mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu hàng hoá, dịch vụ, không chỉ giữa Việt Nam với các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và Vân Nam, Trung Quốc và là điểm đầu mối giao thương nằm trong trục hai hành lang một vành đai kinh tế

Mặt khác, khu KTCK Hoành Mô-Đồng Văn nằm gần các khu du lịch lớn là Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái, nằm trên đường đi của các tuyến du lịch lớn Hà Nội - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái - Trung Quốc Triển vọng thông tuyến du lịch quốc tế cho du khách Trung Quốc từ các địa phương nằm sâu trong đất liền (Sùng Tả và Khâm Châu) để nghỉ dưỡng chữa bệnh và du lịch biển ở các khu du lịch biển của Quảng Ninh là rất lớn

Bình Liêu là huyện miền núi, do đó có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, điều

kiện thời tiết khí hậu ôn hòa, địa hình đồi núi đa dạng với những cánh rừng và các địa danh như: Bãi đá thần ở dãy núi Cao Ba Lanh, thác nước Sông Moóc tại xã Đồng Văn, thác nước Khe Vằn tại xã Húc Động; đỉnh Cao Xiêm tại xã Đồng Tâm Ngoài

ra, Bình Liêu còn có bản sắc văn hóa độc đáo của trên 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số và 73,11% tổng diện tích đất tự nhiên là rừng với nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao như: hồi, quế, trẩu, sở, thông mã vĩ và cây dược liệu

Bình Liêu có nhiều dân tộc sinh sống như Tày, Dao, Sán Chỉ, Kinh, Hoa Bình Liêu là mảnh đất phong phú về bản sắc văn hoá, về truyền thống lịch sử, Mỗi dân tộc trong huyện với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên nền văn hoá đa dạng, nhiều nét độc đáo Sự đa dạng của kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian

về cơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay, được thể hiện qua các lễ hội truyền thống như Hội hát tháng Ba của người Sán Chỉ (Húc Động), Hội Kiêng gió của người Dao (Đồng Văn); Hội Đình Lục Nà của đòng bào các dân tộc Bình Liêu ( xã Lục hồn)

Trang 5

Tóm lại, về tiềm năng, Bình Liêu là huyện có thế mạnh về phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái- văn hóa, du lịch biên giới, kinh tế nông-lâm nghiệp và đặc biệt phát triển kinh tế cửa khẩu

Với vị trí, tài nguyên, cảnh quan, văn hóa như vậy Bình Liêu có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thành một trong những ngành kinh tế quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Nhưng thực tế trong những năm qua, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tương đối cao nhưng Bình Liêu vẫn là huyện khó khăn của Tỉnh Quảng Ninh, quá trình phát triển còn bộc lộ những yếu kém như: Chưa khai thác hết tiềm năng của kinh tế cửa khẩu, nhận thức về vị trí

và vai trò của kinh tế cửa khẩu và du lịch sinh thái- nhân văn đóng góp cho nền kinh

tế chưa được quán triệt sâu rộng Mặt khác, Huyện Bình Liêu còn chưa xây dựng được quy hoạch tổng thể phát triển du lịch với tầm dài hạn, làm khung định hướng cho các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn, đảm bảo phù hợp với Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch của Việt Nam và cụ thể hóa qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đã được phê duyệt

Hiện nay, xuất hiện nhiều nhân tố mới có khả năng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của du lịch Bình Liêu thể hiện trong quy hoạch kinh tế - xã hội

và qui hoạch du lịch ở cấp quốc gia, cấp Tỉnh Điều này vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch Bình Liêu nói riêng

Để đáp ứng được yêu cầu phát triển mới, tạo bước đột phá cho du lịch Bình Liêu, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, Huyện cần nhanh chóng triển khai và phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Huyện đến năm

2020 và tầm nhìn đến năm 2030, làm cơ sở khoa học và pháp lý cho việc quản lý và đầu tư phát triển du lịch trong khu vực

2 Cơ sở để tiến hành qui hoạch

2.1 Cơ sở pháp lý

- Luật Du lịch được Quốc Hội thông qua ngày 14/6/2005

- Nghị định số 92/2006/NĐ - CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội,

- Nghị định số 92/2007/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết thực hiện một số điều trong Luật Du lịch

- Nghị định 04/ 2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ - CP ngày 07 tháng 9 năm

2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

Trang 6

- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu

- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu

- Quyết định 281/2007/QĐ-BKH , ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ KHĐT

về việc ban hành định mức cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh qui hoạch phát triển kinh tế – xã hội, qui hoạch ngành và qui hoạch các sản phẩm chủ yếu

- Quyết định số 1154/QĐ- UBND ngày 3/5/2013 của UBND Tỉnh Quảng Ninh

về việc uỷ quyền cho các sở, ban, ngành của Tỉnh và UBND các địa phương liên quan triển khai lập Qui hoạch phát triển kinh tế xã hội, Qui hoạch xây dựng và các qui hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của Tỉnh Quảng Ninh

- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030

- Quyết định số 201/2013/QĐ-TTg ngày 23/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030;

- Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới

- Nghị quyết số 06 – NQ/TV ngày 20/03/2013 của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng chiến lược, lập, quản lý và thực hiện quy hoạch trên địa bàn tỉnh

- Nghị quyết số 07 – NQ/TU ngày 24/05/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013 – 2020, định hướng đến năm

- Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 04/07/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh

về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030

Trang 7

- Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 04/07/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh

về việc phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định số 1151/QĐ-TTg ngày 30/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt – Trung đến năm 2020

- Quyết định số 11/2025/QĐ-TTg ngày 13/09/2002 của Thủ tướng chính phủ

về việc thành lập khu KTCK Hoành Mô – Đồng Văn

- Quyết định số 998/2025/QĐ-TTg ngày 19/06/2014 của Thủ tướng chính phủ

về Phê duyệt Qui hoạch chung xây dựng KKTCK Hoành Mô- Đồng Văn, Tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030

- Quyết định số 2689/ QĐ- UBND ngày 15/9/2015 Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Qui hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 vùng xây dựng tập trung và các khu phát triển phân tán, khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô- Đồng Văn, huyện Bình Liêu, Tỉnh Quảng Ninh

- Quyết định số 467/QĐ-UBND ngày 9/2/2006 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Bình Liêu đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

- Quyết định 837/ QĐ-UBND ngày 09/05/2016 về việc phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí qui hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Bình Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bình Liêu lần thứ XXVI

- Nghị quyết số 01- NQ/ HU ngày 31/7/2016 của ban chấp hành Đảng bộ Huyện về phát triển du lịch giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến 2030

- Nghị quyết số 165/2011/NQ-HĐND ngày 28/12/2011 của HĐND huyện khóa XVIII về các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội huyện Bình Liêu giai đoạn 2011-2015

- Quyết định số 3428/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 vủa UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Bình Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định số 2666/ QĐ- UBND về việc công nhận tuyến, điểm du lịch trên địa bàn Huyện Bình Liêu, Tỉnh Quảng Ninh

- Quyết định số 1419/ QĐ- UBND ngày 04/ 7/ 2014 về dự án đường mòn đi bộ tại Bình Liêu

- Quyết định số 2668/ QĐ- UBND ngày 14/11/ 2014 của Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt kết quả rà soát điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng tỉnh Quảng Ninh

Trang 8

- Công văn số 2180/ UBND – DL1 ngày 22/4/2015 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh về việc Qui hoạch phát triển du lịch huyện Bình Liêu

- Kết luận số 43-KL/TU ngày 14/4/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Bình Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô-Đồng Văn giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Văn bản số 6179/ UBND – NLN3 ngày 14/11/2014 của Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Quảng Ninh về việc chấp thuận phương án qui hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh

2.2 Cơ sở tài liệu

- Qui hoạch tổng thể Phát triển Du lịch Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến

2030 đã được phê duyệt

- Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

- Qui hoạch tổng thể Phát triển Du lịch Tỉnh Quảng Ninh đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã được phê duyệt

- Qui hoạch bảo vệ môi trường huyện Bình liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Đề án phát triển sản phẩm du lịch Tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

- Qui hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tế xã hội Huyện Bình Liêu đến 2020 và tầm nhìn đến 2030

- Qui hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 đến năm 2030 và tầm nhìn ngoài năm

2030 trung tâm thị trấn Bình Liêu

- Qui hoạch tuyến, điểm du lịch Huyện Bình Liêu đã được phê duyệt

- Qui hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô- Đồng Văn , Tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 và ngoài 2050

- Qui hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 vùng xây dựng tập trung và các khu

phát triển phân tán, khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô, Đồng văn, huyện Bình Liêu

3 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của qui hoạch

- Phạm vi không gian nghiên cứu: Toàn bộ diện tích của huyện Bình Liêu Tập trung chủ yếu vào các không gian có tài nguyên du lịch Ngoài ra nghiên cứu thêm không gian mềm gồm các khu vực lân cận như Hạ Long, Móng Cái

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong bối cảnh hiện trạng KTXH của giai đọan 2010-2015 để định hướng phát triển du lịch cho giai đoạn 2020, tầm nhìn đến 2030

Trang 9

4 Mục tiêu của qui họach

- Cụ thể hoá định hướng phát triển du lịch Quảng Ninh đến 2020 và tầm nhìn đến

2030

- Cụ thể hóa chiến lược phát triển KTXH của huyện Bình Liêu đến 2020

- Tạo cơ sở khoa học và pháp lý cho việc quản lý và đầu tư phát triển du lịch tại Huyện Bình Liêu một cách hiệu quả và bền vững

- Bảo tồn, phát huy giá trị tài nguyên, bản sắc văn hoá và bảo vệ môi trường

5 Nhiệm vụ của qui họach

Bao gồm 3 nhiệm vụ chính sau:

a) Đánh giá các nguồn lực và hiện trạng phát triển du lịch Huyện Bình Liêu b) Định hướng phát triển du lịch Huyện Bình Liêu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

c) Đề xuất các giải pháp thực hiện qui họach

6 Phương pháp thực hiện:

- Khảo sát thực tế, nghe báo cáo, trao đổi về tình hình phát triển du lịch tại địa phương, thu thập thông tin KTXH, du lịch từ các phòng ban liên quan của Huyện Tổ chức hội thảo xin ý kiến các ban, ngành tại Huyện

- Phương pháp thống kê và dự báo, phương pháp chuyên gia, sử dụng các công cụ

hỗ trợ như công cụ toán học và tin học

NỘI DUNG QUI HOẠCH

1 Đánh giá các nguồn lực và hiện trạng phát triển du lịch Huyện Bình Liêu

1.1 Các yếu tố nội lực:

1.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên

a Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Bình Liêu là một huyện biên giới miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, có tọa độ địa lý từ 21026’15” đến 21039’50” vĩ độ Bắc và 107016’20” đến 107035’50” kinh độ Đông

Bình Liêu cách thành phố Hạ Long - thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh 108 km Phía Đông giáp huyện Hải Hà (Quảng Ninh), phía Tây giáp huyện Đình Lập (Lạng Sơn), phía Nam giáp huyện Tiên Yên, Đầm Hà (Quảng Ninh), phía Bắc có tuyến biên giới dài 42,999 km giáp khu Phòng Thành - thành phố Cảng Phòng Thành và huyện

Trang 10

Ninh Minh thành phố Sùng Tả (Quảng Tây – Trung Quốc) với Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Văn, đây là cầu nối giao lưu kinh tế - thương mại giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh với khu Phòng Thành – thành phố cảng Phòng Thành – tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc

Trong phạm vi huyện Bình Liêu, hai xã Hoành Mô và Đồng Văn là hai xã thuộc quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô – Đồng văn Khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) Hoành Mô – Đồng Văn được chính thức thành lập theo Quyết định số 115/2002/QĐ-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ Đây là cửa khẩu chính được chính phủ hai nước cùng công nhận và công bố là cặp cửa khẩu biên giới song phương KKTCK Hoành Mô - Đồng Văn đã được quy hoạch phát triển theo hướng khu kinh tế đa ngành, góp phần mở rộng giao lưu, buôn bán, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Bình Liêu

Khu kinh tế cửa khẩu này có lợi thế về tiền năng thị trường xuất khẩu lớn phía bên kia biên giới do tiếp giáp và gần với 3 địa phương cấp thị thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) là Sùng Tả, Phòng Thành và Khâm Châu Các đơn vị hành chính này

có những đặc điểm thuận lợi là quy mô dân số lớn (tổng số dân là gần 6,2 triệu người, trong đó dân số của Sùng Tả là 2,3 triệu người, Phòng Thành là 7,5 vạn người và Khâm Châu là 3,1 triệu người), kinh tế tăng trưởng nhanh và là thị trường lớn về hàng tiêu dùng (nhất là thực phẩm và hải sản) Thêm vào đó, Sùng Tả không có biển nên một bộ phận người dân Trung Quốc tại Sùng Tả có nhu cầu quá cảnh qua Hoành

Mô – Đồng Văn để ra biển thông thương với bên ngoài tương đối lớn

KKTCK Hoành Mô - Đồng Văn là một trong số 3 khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh Quảng Ninh Tuy nhiên khi di chuyển bằng đường bộ từ KKTCK Hoành Mô - Đồng Văn tới các trung tâm kinh tế lớn trong nội địa Việt Nam thì đây là con đường ngắn nhất so với các con đường đến các KKTCK Bắc Phong Sinh và Móng Cái Cụ thể, từ Hoành Mô – Đồng Văn đến cảng biển Mũi Chùa khoảng 42 km, đến cảng Hải

Hà khoảng 95 km, đến quốc lội 18B khoảng 41 km và từ quốc lộ này dễ dàng kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước (như Hà Nội, Hải Phòng…) Do KKTCK Hoành Mô-Đồng Văn nằm gần các khu du lịch lớn là Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái, nằm trên đường đi của các tuyến du lịch lớn Hà Nội - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái - Trung Quốc nên triển vọng thông tuyến du lịch quốc tế cho du khách Trung Quốc từ các địa phương nằm sâu trong đất liền (Sùng Tả và Khâm Châu) để nghỉ dưỡng, chữa bệnh và du lịch biển ở các khu du lịch biển của Quảng Ninh là rất lớn Khoảng cách thuận lợi hơn hẳn sẽ tăng sức hút của KKTCK Hoành Mô – Đồng Văn

so với các KKTCK khác

Trang 11

Lợi thế về vị trí địa lý đã tạo ra cho huyện Bình Liêu điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế đối ngoại, phát triển mậu dịch biên giới, thúc đẩy phát triển thương mại

và các hoạt động kinh doanh dịch vụ

- Tiểu vùng núi thấp và trung bình Tây Bắc sông Tiên Yên:

Độ cao trung bình > 600 m, gồm phần nửa phía Bắc các xã Vô Ngại, Tình Húc, Lục Hồn, Đồng Tâm, Hoành Mô Địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều dãy hướng núi, có nhiều đỉnh núi cao 800 – 1000m dọc trên đường biên giới giáp Trung Quốc Độ dốc bình quân khoảng 300 và có nhiều sườn dốc hiểm trên 350 Đất đai bị xói mòn, rửa trôi khá mạnh, phần lớn là đồi trọc hoặc cây lùm bụi, cỏ tranh

- Tiểu vùng núi thấp và núi trung bình Đông Nam:

Độ cao trung bình khoảng 600 – 700 m, độ dốc bình quân khoảng 25 – 280

, gồm các xã Đồng Tâm, Lục Hồn, Tình Húc Đặc điểm cấu trúc địa hình khá phức tạp, tạo thành các dãy núi lớn có nhiều đỉnh cao trên 1000 m Những dãy núi cao nằm trên đường phân thủy huyện Bình Liêu với huyện Hải Hà, Đầm Hà Đất đai của tiểu vùng chưa bị thoái hóa nhiều, có những điểm tương đối bằng < 150 Có thể trồng các loại cây đặc sản như hồi, quế, sở

- Tiểu vùng đồi núi thấp và thung lũng ven sông Tiên Yên:

Từ Đồng Văn đến Vô Ngại theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, độ cao trung bình khoảng 300 – 400 m, độ dốc thấp < 150 Tiểu vùng này chủ yếu là đồi thấp, dốc thoải, nhiều ruộng bậc thang, chủ yếu sử dụng để sản xuất nông nghiệp

Nhìn chung, có địa hình đồi núi đa dạng của Bình Liêu đã góp phần tạo hình ảnh về Bình Liêu với những khu rừng và nhiều địa danh phong phú như Bãi đá thần

ở dãy núi Cao Ba Lanh, thác nước Sông Moóc tại xã Đồng Văn, thác nước Khe Vằn tại xã Húc Động; đỉnh Cao Xiêm tại xã Đồng Tâm Đa dạng địa hình là một yếu tố quan trọng của đa dạng tự nhiên làm nên sức hút du lịch tại các địa danh tại huyện Bình Liêu đặc biệt là phục vụ cho các loại hình du lịch đặc thù tại đây Tuy nhiên, địa hình không bằng phẳng, chủ yếu là địa hình đồi núi, nên việc tổ chức các tour du lịch và các hoạt động thu hút du khách tại địa phương gặp nhiều khó khăn Các

Trang 12

phương tiện phổ biến hiện nay là xe máy và ô tô nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng mới chỉ đáp ứng được một phần, nếu gặp thời tiết xấu thì hoạt động du lịch sẽ bị giảm sút

do mất an toàn hoặc khó khăn trong di chuyển

C – 150C

- Gió: chịu ảnh hưởng chung của vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh Tốc độ gió trung bình của khu vực thay đổi giữa các trạm quan trắc trong khoảng 1,7 – 4,3 m/s và tốc độ gió lớn nhất trong khoảng 40 – 47 m/s

- Bão: Khu vực huyện Bình Liêu nằm trong vùng ảnh hưởng chung của bão

và áp thấp nhiệt đới từ Quảng Ninh tới Ninh Bình, kể cả khu vực Đông Hưng của Trung Quốc Trong thời gian 1884 – 1997, có 403 cơn bão và áp thấp nhiệt đới xảy tới vùng bờ biển Viển Nam

- Mưa: Lượng mưa hàng năm khá cao, bình quân từ 2000 – 2.600 mm/năm nhưng không điều hòa, hình thành hai vùng mưa Sườn đông các dãy núi có lượng mưa nhiều hơn thường lớn hơn 2.100 mm Sườn tây các dãy núi có lượng mưa thấp hơn, có nơi xuống < 1.400 mm Mưa ở Bình Liêu được phân thành hai mùa rõ rệt Mùa mưa kéo dài trong 5 tháng từ tháng 5 đến hết tháng 9, mưa tập trung chiếm đến

75 – 80% tổng lượng mưa cả năm Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7 và tháng

8 Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm từ 20 – 25% tổng lượng mưa cả năm Tháng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1

Mùa hè là mùa du lịch chính trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh bởi đây là khoảng thời gian có thời tiết thuận lợi cho các chuyến du lịch dài ngày, và thời gian này cũng trùng với dịp nghỉ hè, nghỉ lễ của các nước trong đó có Việt Nam Hơn thế, thời tiết mùa đông và mùa thu tại Bình Liêu sở hữu những nét độc đáo hiếm có khiến những người thích du lịch không thể cầm lòng Chẳng hạn như, mùa hoa đào vào giữa mùa thu, tầm tháng 9 trong khi ở các địa phương khác hoa đào nở vào cuối đông, đầu mùa xuân; mùa hoa sở nở rộ khắp các bản làng ở huyện Bình Liêu vào tầm tháng 10, tháng 11; hay hiện tượng tuyết rơi một vài ngày trong những năm gần đây vào mùa đông thu hút một lượng lớn khách du lịch

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây tại Quảng Ninh cũng xuất hiện nhiều đợt rét đậm, rét hại đặc biệt nghiêm trọng Hiện tượng rét đậm, nắng nóng kéo dài đã

Trang 13

làm giảm trung bình 30% số lượng khách đến với Quảng Ninh hằng năm Đặc biệt, trong 3 năm trở lại đây, hiện tượng sạt lở đất sau các trận mưa lớn thường xuyên xảy

ra tại Hạ Long, Bình Liêu, gây nhiều thiệt hại về người, nhà cửa và các tuyến giao thông, cầu đường Chính vì vậy, sự bất thường của thời tiết ảnh hưởng rất lớn tới sự

ổn định trong doanh thu du lịch, gây khó khăn cho việc đầu tư phát triển du lịch về dài hạn

* Tài nguyên nước:

- Bình Liêu có nhiều sông suối nhỏ, ngắn và dốc hội tụ chảy tập trung vào sông Tiên Yên, bắt nguồn từ vùng biên giới Việt – Trung, chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, có độ dốc lớn, khúc khuỷu, nhiều thác ghềnh, sự phân phối dòng chảy không đều trong năm

- Huyện có nguồn nước ngầm khá phong phú, mạch nước ngầm thường nằm ở

độ sâu 5 – 6 m, đủ nước ngọt để khai thác sử dụng cho sinh hoạt của nhân dân

* Tài nguyên đất:

Hiện nay, Bình Liêu có tổng diện tích đất tự nhiên là 47.510,05 ha, trong đó đất nông nghiệp 38.950,62 ha chiếm 81,98%; đất phi nông nghiệp 1.642,66 ha chiếm 3,46% Ngoài ra còn một trữ lượng đất lớn chưa sử dụng 6.916,77 ha chiếm 14,56% diện tích tự nhiên Phần lớn đất chưa sử dụng của Bình Liêu là đất đồi núi bạc màu,

có độ dốc lớn, bị chia cắt và xa khu dân cư, điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho huyện trong việc mở rộng thêm diện tích đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn tiếp theo

* Tài nguyên rừng:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của Bình Liêu có 34.735,36 ha chiếm 73,11% diện tích tự nhiên của huyện Trong đó: đất rừng phòng hộ là 14.523,95 ha; rừng sản xuất là 20.211,41ha

Rừng tự nhiên có diện tích 2.616,65 ha, chủ yếu là rừng gỗ lá rộng Rừng nghèo 839,8 ha chiếm 32,22% diện tích đất rừng tự nhiên, trữ lượng bình quân khoảng 50-70 m3/ha Rừng phục hồi 1767,18 ha chiếm 67,78% diện tích đất rừng tự nhiên của huyện

Rừng trồng với tổng diện tích 32.076,13 ha được phân thành: Rừng trồng gỗ (các loại thông, keo, bạch đàn, sa mộc ) ở Hoành Mô, Đồng Tâm, Tình Húc, Vô Ngại, Húc Động; Rừng đặc sản (hồi, quế, sở ) tập trung ở Đồng Văn, Hoành Mô, Húc Động

* Tài nguyên khoáng sản:

Trang 14

Bình Liêu là huyện tương đối nghèo khoáng sản Huyện có một mỏ vàng hàm lượng thấp, trữ lượng ít ở dọc biên giới Việt – Trung; đá hoa cương dọc trên dãy núi Cao Xiêm chạy dài từ xã Đồng Văn đến xã Húc Động nhưng chưa có khả năng khai thác Ngoài ra Bình Liêu còn có khối lượng cát, đá, sỏi ở dọc sông Tiên Yên với độ dài hơn 60 km; mỏ cao lanh ở xã Vô Ngại, Đồng Tâm

b Tài nguyên du lịch tự nhiên

Bình Liêu có nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú, có điều kiện để phát triển du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng gắn với các trung tâm du lịch lớn Bình Liêu được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan sinh thái như: bãi đá thần ở dãy núi Cao Ba Lanh thuộc địa phận xã Đồng Văn; thác nước Khe Vằn với ba tầng thác đổ từ độ cao hơn 100m…

Nơi đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp vẫn còn hoang sơ với những ruộng bậc thang, cánh rừng hồi, quế thơm nồng, bãi “ đá thần” ở dãy núi Cao Ba Lanh hùng vĩ Và, huyện đang thực hiện nhiều biện pháp để đánh thức tiềm năng này Là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích 471,5km2, Bình Liêu nổi tiếng với phong cảnh tươi đẹp, nguyên sơ hoà cùng với nhiều nét văn hoá đặc sắc còn được lưu giữ Từ lâu Bình Liêu được ví như một Sapa thu nhỏ nổi tiếng với nhiều thắng cảnh tự nhiên

* Thác Khe Vằn:

Nằm ở xã Húc Động cách thị trấn Bình Liêu khoảng 15 km về phía đông, thác nằm ngay ở đầu suối Lục Ngù được tạo ra từ mạch nguồn trong núi Thông Châu Thác Khe Vằn có độ cao gần 100m với 3 tầng thác đổ xuống trắng xoá giữa cỏ cây chen đá Mặt bằng rộng hơn 840 m2 mỗi tầng thác rộng khoảng 10 – 15 m2 tạo thành

bể nước trong vắt Đây là một trong những thắng cảnh độc đáo nhất của huyện Bình Liêu

Thắng cảnh Thác Khe Vằn, “đệ nhất hùng thác”, là danh thắng khá nổi tiếng ở Bình Liêu được rất nhiều bạn trẻ yêu thích du lịch “phượt” đến khám phá Khe Vằn

là thác nước cao gần 100m, không gian rộng với ba tầng nước chảy rì rào như bản hùng ca đêm ngày của núi rừng Mỗi tầng thác mang một hình thế, một dáng vẻ khác nhau tạo nên một phong cảnh thực kỳ thú Cùng với Khe Vằn, đến Bình Liêu không thể không nói đến một loài hoa đặc trưng là hoa sở Mỗi dịp xuân về, trên những cánh rừng, những con đường, bản làng đều bạt ngàn một màu trắng tinh khôi của hoa sở Loài hoa này sẽ đem lại cho du khách những trải nghiệm vô cùng thích thú khi đến đây

Trang 15

Thác Khe Vằn được hội đồng thẩm định thông qua và đề nghị xét duyệt công nhận di tích danh thắng cấp tỉnh ngày 5-6/11/2009 tại hội nghị thẩm định hồ sơ khoa học xếp hạng di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng cấp tỉnh Trước đó Uỷ ban nhân dân huyện Bình Liêu đã khảo sát và có văn bản đề nghị xếp hạng danh thắng Hồ sơ khoa học ghi rõ về lý lịch, giá trị của danh thắng được lập và thẩm định bởi các bộ phận chuyên môn của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch

* Thác Khe Tiền:

Là thác nước cao 2 tầng nằm tại địa phận xã Đồng Văn, đây là thác nước lớn thứ hai ở Bình Liêu, ở đây phong cảnh rất đẹp, khí hậu mát mẻ quanh năm Tương truyền xưa kia nơi đây có đá 7 màu nên nhiều người khi lên đây tham quan đều có tìm kiếm và mang về làm kỉ niệm Hiện nay nhờ được sự quan tâm đầu tư của nhà nước và chính quyền địa phương con đường vào thác đang được nâng cấp, bê tông hoá để có thể thu hút được nhiều người đến tham quan hơn

* Núi Cao Xiêm:

Là ngọn núi cao nhất ở Bình Liêu với độ cao 1330m, nằm ở xã Lục Hồn cách thị trấn Bình Liêu khoảng 6km về phía bắc Quanh năm ngọn núi phủ trong mây và sương mù, vào những ngày nắng to thì có thể nhìn thấy rõ ngọn núi, nếu đứng trên ngọn núi Cao Xiêm ngắm sẽ thấy toàn bộ khung cảnh Bình Liêu và thậm chí cả cửa biển Tiên Yên

* Núi Cao Ba Lanh:

Là ngọn núi cao thứ 2 ở Bình Liêu với 1050 m, nằm ở xã Đồng Văn cách thị trấn Bình Liêu 25 km về phía bắc Trên đỉnh núi có những phiến đã mà người dân gọi

là “đá thần” khi gõ vào đá phát ra tiếng kê gần giống tiếng chuông và lại nghe vang

cả ở các hòn đá khác Ngon núi này có gắng với truyền thuyết về “hòn đá thần” có tiếng vang làm quân giặc bên kia biên giới gục ngã

Từ trên đỉnh núi sẽ nhìn thấy bao quát cả vùng với con sông biên giới uốn lượn

* Đình Lục Nà

Đình Lục Nà đã được xây dựng từ cách đây rất lâu đó là vào thời kỳ Hậu Lê Đình Lục Nà là nơi thờ thần hoàng làng là ông Hoàng Cần, đây là một vị tướng quân, một vị anh hùng dân tộc đã có công lao rất lớn trong cuộc chiến đấu đánh bại giặc phương Bắc đến xâm lăng đất nước ta, bảo vệ non sông bờ cõi và quê hương yêu dấu

Đình Lục Nà (bản Lục Nà, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) được xây dựng từ thời hậu Lê, thờ thành Hoàng làng là Hoàng Cần Sự tích kể lại rằng ngày xưa khi người Tày ở vùng Đông Bắc Tân Yên (Bình Liêu ngày nay) đang sinh sống yên ổn với cây lúa trên ruộng bậc thang và cây măng, cây nấm trong rừng

Trang 16

thì giặc từ phương Bắc kéo đến xâm lược, gây nên bao cảnh tang tóc đau thương Nhân dân trong vùng sống nơm nớp lo sợ, căm thù oán hận chồng chất

Ở một làng nọ có người con trai người Tày tên là Hoàng Cần, thông minh tuấn

tú, sức vóc cường tráng, không cam tâm chịu nhục dưới ách cai trị tàn bạo nên đã bí mật hội tụ trai làng, ngày đêm luyện tập võ nghệ Thời cơ thuận lợi tới, Hoàng Cần dấy binh đánh vào căn cứ giặc Với chiếc gậy tre trong tay “tả xung hữu đột”, ông đã làm cho quân giặc bạt vía kinh hồn Dẹp giặc xong, Hoàng Cần trở về quê cũ Sau khi ông qua đời, để tỏ lòng biết ơn, nhân dân các làng bản của huyện Bình Liêu đều lập đền, dựng đình và tôn ông làm thần hoàng làng, hàng năm mở hội tế lễ linh đình dịp đầu xuân

Cũng như nhiều ngôi đình khác, đình Lục Nà gắn với làng, bản, đây là trung tâm sinh hoạt văn hoá, là nơi giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước, yêu làng bản của các dân tộc vùng cao Nơi đây còn ghi đậm dấu ấn lịch sử cách mạng huyện Bình Liêu Ngày 20/11/1945, tại đình Lục Nà đã diễn ra cuộc mít tinh lớn do mặt trận Việt Minh tổ chức, tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng lâm thời của huyện Ngày 18/1/1946, Ủy ban Hành chính huyện Bình Liêu được thành lập; ngày 21/11/1946, Lực lượng Vệ quốc đoàn của huyện cũng được thành lập tại đây

Đình Lục Nà ngày nay là công trình văn hoá đựợc cộng đồng người Tày ở xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu xây dựng để thờ người anh hùng của đất Bình Liêu – Thành hoàng Hoàng Cần đã dũng cảm chiến đấu, bảo vệ sự bình yên cho làng, bản Đình cũng là nơi thờ các vị thần núi, thần sông, thổ công, thổ địa

1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn

a Điều kiện kinh tế xã hội

Sau gần 30 năm thực thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, diện mạo của Huyện đã có sự thay đổi tích cực; đời sống vật chất của nhân dân từng bước được nâng cao; kinh tế tiếp tục phát triển Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Huyện trong

nhiệm kỳ 2010 - 2015 luôn duy trì ở mức khá (bình quân 05 năm, nhiệm kỳ 2005 -

2010 đạt 11,15%/năm; đến 2013 đạt trên đạt 13%); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ (số liệu tính đến hết năm 2013, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 40,4%; công nghiệp 16,36%; dịch vụ 43,24%,); tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 43,27% năm 2010, còn 16,53% năm 2013 (theo tiêu chí mới) Kinh tế Bình Liêu gồm

cả nông nghiệp, lâm nghiệp, thương mại và dịch vụ Tuy nhiên huyện có thế mạnh về

Trang 17

phát triển lâm nghiệp trông Hồi, quế, Trầu, Sở, cây lấy gỗ như Sa mộc, Thông, Keo…

Việc chăn nuôi gia sức, gia cầm đã được chính quyền quan tâm nhưng số lượng vẫn còn ít, những năm trước đây ở Bình Liêu còn có nghề trồng Dâu, nuôi Tằm, dệt tơ nhưng hiện nay đã suy giảm nhiều.Trước đây kinh tế địa phương gặp nhiều khó khăn vì đi lại xa xôi, đất đai canh tác lại ít chủ yếu là đất rừng vì thế kinh

tế Bình Liêu chủ yếu là nông – lâm nghiệp Giao thông đi lại, vận chuyển chỉ có quốc

lộ 18C từ Tiên Yên lên Bình Liêu chạy dọc huyện men theo thung lũng Tiên Yên và tận cùng là cửa khẩu Hoành Mô

Thực hiện công cuộc đổi mới các cấp lãnh đạo huyện đã chú trọng chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế theo hướng nông – lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đẩy nhanh kinh tế hàng hoá và chú trọng kinh tế cửa khẩu Theo định hướng đó song hành cùng sự đầu tư cho nông – lâm nghiệp là việc đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ và kinh tế cửa khẩu Huyện đã khai thác lợi thế địa phương như sản phẩm cây đặc sản: hồi, quế và chế biến miến dong…

Miến dong là một sản phẩm truyền thống đặc trưng của bà con dân tộc huyện Bình Liêu, miến được sản xuất từ củ dong riềng được trồng trên những thửa ruộng, rẫy và ruộng bậc thang tại vùng đất Bình Liêu từ tháng 3 tới tháng 11 trong năm Trước đây miến dong được bà con sản xuất theo phương pháp thủ công và chỉ phục

vụ cho gia đình, ít được đem bán Hiện nay nhờ dự án đầu tư của nhà nước, nghề sản xuất miến dong ở Bình Liêu rất phát triển, vùng nguyên liệu được mở rộng bà con đưa máy móc, công nghệ vào sản xuất chế biến làm sản lượng miến dong tăng lên và miến dong Bình Liêu đã được khẳng định trên thị trường là sản phẩm có chất lượng

và trở thành đặc sản của Bình Liêu

Xác định tầm quan trọng của nông nghiệp trong việc phát triển kinh tế, huyện

đã từng bước đưa những ứng dụng khoa học công nghệ vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, phát triển kinh tế trang trại… tại địa phương Trong canh tác lúa để nâng cao giá trị sản xuất huyện đã đưa các giống lúa thuần, lúa lai vào ruộng đồng phù hợp với điều kiện của địa phương nên đem lại năng suất cao hơn, từ đó mở rộng diện tích canh tác Cùng với trồng lúa bà con nông dân được hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loại cây rau vụ đông có hiệu quả giúp nguồn thu nhập của nông dân ngày càng tăng

Trong lĩnh vực lâm nghiệp vốn được coi là một trong những thế mạnh của địa phương, hằng năm huyện điều đề ra các chỉ tiêu tăng diện tích trồng rừng tính trung bình mỗi năm số lượng cây giống được gieo tạo khoảng 2 triệu cây Bên cạnh đó

Trang 18

và phát triển nguồn lợi lâm sản Trong 2 năm gần đây tổng diện tích trồng rừng toàn huyện đạt trên 4000 ha, bình quân mỗi năm trồng mới trên 2000 ha, trong đó thông

Mã Vĩ chiếm 57% diện tích rừng trồng hằng năm, cây Keo chiếm 30%, còn lại là các giống cây khác đến nay độ che phủ rừng đạt 45,1% 90% số hộ trên địa bàn huyện nhận đất rừng để sản xuất và bảo vệ, nhờ đá thu nhập của người trồng rừng từng bước được cải thiện, nhiều hộ gia đình có thu nhập từ rừng đạt 60 – 80 triệu đồng/năm Nhờ có những bước đi đúng đắn sản xuất nông – lâm nghiệp trong những năm qua của Bình Liêu đã có những bước phát triển đáng mừng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng bình quân trên 3%/năm, sản xuất lâm nghiệp trên 5,6%/năm

Trong những năm qua hoạt động thương mại luôn phát triển khá Tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn huyện là 420 hộ tăng 148 hộ so với năm 2002 Các chợ trên địa bàn đáp ứng được nhu cầu giao lưu hàng hoá và phục vụ các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân Từ năm 1990 cửa khẩu Hoành Mô mở lại, hàng hoá từ nội địa 2 bên Việt Nam – Trung Quốc giao lưu ngày càng tăng, hoạt động của cửa khẩu đã tạo thêm bước phát triển thương mại và dịch vụ của huyện Cửa khẩu Hoành Mô chính là một điểm lưu thông quan trọng cho sản phẩm từ cây đặc sản của địa phương với hướng chủ đạo là xuất khẩu sang Trung quốc

- Hiện nay huyện Bình Liêu có 8 đơn vị hành chính gồm 7 xã và 1 thị trấn Huyện Bình Liêu hiện nay có hệ thống cơ sở vật chất cho ngành giáo dục từng bước được đầu tư xây dựng với quy mô trường lớp cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh; toàn huyện có 27 trường (trong đó, 11/27 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 40,7%), với 145 điểm trường Đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng đủ về số lượng, từng bước được nâng cao về chất lượng đáp ứng yêu cầu của công tác giáo dục, đào tạo trong giai đoạn mới Là địa phương có đường biên giới trên đất liền với nước bạn Trung Quốc dài nhất Tỉnh, nên việc củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với việc đảm bảo quốc phòng - an ninh là nhiệm vụ vô cùng quan trọng Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển kinh tế - xã hội chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng của địa phương Điều kiện kinh tế - xã hội của Huyện trong những năm qua đã được nâng lên, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn; vẫn là một trong những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất tỉnh (thu nhập bình quân đầu người của Huyện mới đạt khoảng 30% của Tỉnh; có 05 xã điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, chiếm 62,5%; mật độ dân cư thưa, không tập trung, các điểm dân cư cách xa nhau và xa trung tâm nên khó khăn trong việc đầu

tư hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; trình độ dân trí không

Trang 19

đồng đều, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ cấp cơ sở còn nhiều hạn chế

Huyện Bình Liêu thuộc tỉnh Quảng Ninh, một cực động lực phát triển nhanh, năng động của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Hiện nay Quảng Ninh đã hoàn thành việc xây dựng Đề án phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái với những cơ chế đặc thù riêng Theo đó mục tiêu phấn đấu đến năm

2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại; có GDP bình quân đầu người 8.000 USD-8.500 USD Đây là thời cơ điểm tựa vững chắc để huyện Bình Liêu phát triển nhanh, bền vững kinh tế-xã hội của huyện

Hành lang kinh tế Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh là một

bộ phận của chương trình hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” giữa Việt Trung Quốc Có 3 cặp cửa khẩu quốc tế, 4 cặp cửa khẩu chính (trong đó có Hoành Mô-Đồng Văn) và 13 cặp chợ biên giới tuyến biên giới Việt-Trung được phát triển thuộc hành lang kinh tế này Huyện Bình Liêu trong mối quan hệ với các địa phương khác trong tỉnh (như: Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Đồn, Ba Chẽ…) và các địa phương giáp biên giới (Móng Cái, Hải Hà ) Nếu xây dựng kết nối hạ tầng giữa Bình Liêu với các khu vực này trong khu vực giáp biên của Trung Quốc sẽ có khả năng biến Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn cùng với các Khu kinh tế cửa khẩu của Quảng Ninh trở thành cửa ngõ để Trung Quốc vươn ra ASEAN và các nước ASEAN tiến vào Trung Quốc (trong hành lang kinh tế Nam Ninh-Singapore) Mặt khác, tuyến Hành lang này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để lôi kéo các khu vực không có biển của Trung Quốc sang các vùng biển của Việt Nam qua các địa phương biên giới như Bình Liêu Như vậy, với cách tiếp cận phát triển mới này, Bình Liêu cùng với Móng Cái, Hải Hả sẽ hình thành các đô thị - cửa khẩu đối đẳng với Trung Quốc, tạo thành các điểm kết nối mạnh, trở thành vùng động lực kinh tế lan tỏa cho toàn bộ vùng lân cận

Nam-Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tiếp tục được hoàn thiện và đồng bộ, hướng nhiều hơn vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội miền núi, vùng sâu, vùng xa tạo môi trường thuận lợi hơn cho đầu tư sản xuất, kinh doanh Đây sẽ

là cơ hội quan trọng mà huyện cần tận dụng để phát triển trong giai đoạn tới

b Tài nguyên du lịch nhân văn

* Đặc điểm dân cư, dân tộc

Bình Liêu là huyện đa dân tộc (khoảng trên 96% là đồng bào dân tộc thiểu số),

với 05 dân tộc chính (dân tộc Tày, dân tộc Dao, dân tộc Sán Chay, dân tộc Kinh, dân

Trang 20

tộc Hoa) tạo nên một bề dày văn hóa phong phú, đa dạng, mang một bản sắc riêng

Theo đợt tổng điều tra từ năm 1999 thì so với các huyện trên cả nước, Bình Liêu là huyện có nhiều dân tộc sinh sống nhất Dân số toàn huyện trong đợt tổng điều tra ngày 1/4/1999 là 25.626 người, với đặc điểm dân cư thưa thớt, mật độ dân số là 55 người/km2 (1999)

+ Người Kinh chiếm 3,7%

+ Người Hoa chiếm 0,3%

Bình Liêu là huyện có dân tộc Tày đông nhất tỉnh Quảng Ninh

Ngoài ra Bình Liêu còn có cửa khẩu Hoành Mô, có văn hóa dân tộc đa dạng và vẫn được bảo tồn như nghệ thuật diễn xướng Then của dân tộc Tày, Hội Sóong Cọ của người Sán Chỉ,… vì thế Bình Liêu có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển

du lịch văn hóa, du lịch sinh thái gắn với liên kết vùng,….nhưng tất cả những điều kiện đó mới ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác

* Lễ hội đình Lục Nà

Lễ hội đình Lục Nà bắt đầu khai hội từ ngày 16 tháng Giêng âm lịch hằng năm, diễn ra trong 3 ngày liên tiếp Đây là một lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh Lễ hội được tổ chức hằng năm để tưởng nhớ công ơn người con anh hùng của đất Bình Liêu – Hoàng Cần, người đã có công đánh đuổi giặc, giải phóng quê hương Đồng thời là điểm hẹn văn hoá đầu xuân, tổ chúc các hoạt động văn hoá dân gian truyền thống của cộng đồng nhân dân các dân tộc Tày, Dao, Sắn Chỉ, Kinh trên địa bàn huyện Bình Liêu Lễ hội cũng là dịp để đồng bào các dân tộc cầu những vị thần này che chở cho bà con có sức khỏe, may mắn, mùa màng thuận lợi trong năm mới

Vào năm 2005, UBND tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành công nhận là di tích lịch

sử văn hoá cấp tỉnhvà tiến hành phục dựng lại lễ hội lần đầu vào năm 2006 nhằm tạo nên sự gắn bó, đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn.Từ khi được phục dựng lại đến nay, hàng năm địa phương đều tổ chức lễ hội trên cơ sở lễ hội truyền thống xưa, tổ chức rước sắc phong và tế thần theo nghi lễ trong hai ngày: 16 - 17 tháng Giêng Việc làm ý nghĩa này đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân các dân tộc trong xã Lục Hồn nói riêng , huyện Bình Liêu nói chung Ngoài nghi thức tế thần trang trọng, lễ hội còn diễn ra các hoạt động văn hóa văn nghệ như diễn xướng dân

Trang 21

gian truyền thống (hát then của người Tày; hát soóng cọ của người Sán Chỉ, hát đối của người Dao) cùng các trò chơi dân gian và thi đấu các môn thể thao dân tộc như đẩy gậy, kéo co, đánh quay…

* Ngày hội Soóng Cọ Bình Liêu

Là huyện vùng cao, biên giới, đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Ninh, Bình Liêu có hơn 95 % người dân tộc thiểu số sinh sống Mặc dù, còn hạn chế về điều kiện vật chất so với vùng thành thị, đồng bằng của tỉnh, song nhân dân các dân tộc nơi đây vẫn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tiến bộ của mỗi tộc người Điển hình như dân tộc Sán Chay Tuy tộc người Sán Chay chỉ có số dân đứng thứ ba toàn huyện, sau tộc người Tày và tộc người Dao nhưng họ có phong tục tập quán đặc sắc, trong đó có tập quán tổ chức “shặm nhịt hụi”- Hội Soóng cọ của người Sán Chỉ ra đời cách đây

300 năm, được tổ chức vào ngày 16/3 (Âm lịch) hàng năm

“Soóng cọ” theo tiếng Sán Chay nghĩa là “xướng ca”, “hát đối”, “hát giao duyên” Hát Soóng cọ là cáh hát đối đáp gồm một bên nam và một bên nữ đối diện và

có thể cùng một lúc có nhiều tốp hát đối với nhau Khác với các kiểu hát đối, hát giao duyên của các tộc người khác, Soóng cọ của tộc người Sán Chay ở Bình Liêu có những đặc điểm rất đặc biệt: Hội được ấn định tổ chức vào một ngày duy nhất trong năm, ngày trăng tròn của tháng cuối xuân, khi tiết trời trở nên ấm áp, cũng là lúc nông nhàn; Hội Soóng cọ xưa chỉ dành cho người đã trưởng thành, trẻ em không được phép đến dự, bởi mục đích chính khi tổ chức là để “cải thiện tình yêu” đối với những cặp vợ chồng thiếu hạnh phúc trong cuộc sống; là ngày “hiến tế tình yêu” đối với những người yêu nhau say đắm mà không cưới được nhau

Thuở trước, chuyện hôn nhân đôi lứa chủ yếu là do bậc sinh thành định đoạt:

“cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, nên đã xảy ra những chuyện tình ngang trái: “Yêu nhau không lấy được nhau/ Bây giờ cách biệt để sầu đôi nơi” Đối với một số tộc người dân tộc thiểu số, nhiều khi cha mẹ gả bán con từ năm 12-13 tuổi, vợ thường nhiều hơn chồng năm, bảy tuổi hoặc hơn thế Nhà trai cưới dâu về, trước là để lấy người làm việc nhà, nương rẫy, ruộng đồng, sau là sinh con đẻ cháu… Tộc người Sán Chay cũng chịu ảnh hưởng tập tục hôn nhân lạc hậu đó Nhiều cặp vợ chồng ăn ở với nhau, gọi là vợ chồng nhưng không có tình yêu

Xuất phát từ sự khát khao yêu thương trong cảnh ấy, người Sán Chay xưa đã tự

tổ chức ra một ngày gọi là Shặm nhịt hụi- Hội Soóng cọ Sẵn có vốn dân ca của dân tộc mình, người Sán Chay ứng tác thành lời ca, tiếng hát nói nên cảm xúc, tâm trạng

và suy nghĩ của mình và đem hát trong ngày Hội tháng Ba để tìm người tâm đầu ý hợp kết thành tình nhân Đến hội năm sau, họ lại gặp nhau trong ngày Hội và chỉ

Trang 22

trong những ngày hội đó, họ mới được thoải mái hát ca, tâm tình, ở bên nhau mà không bị cười chê

Nguyên tắc bất thành văn của "shặm nhịt hụi" là: Không cho trẻ em tham gia trong ngày hội; Để tránh kết tình với người cùng huyết thống, cùng dòng họ và tránh việc không kìm chế được cung bậc tình cảm mà phá vỡ quy định của luật tục, Shặm nhịt hụi cấm kỵ việc hát với người cùng làng, cùng bản, cùng vùng; Sau khi giã hội (Hội kết thúc), ai về nhà nấy, không được tơ vương, tự ý hẹn hò, không được can thiệp vào đời sống gia đình riêng của nhau gây mất hạnh phúc, dẫn đến tan nát, đổ vỡ gia đình của bên kia Nếu vi phạm các nguyên tắc trên thì cả hai người (được quen thân nhau trong ngày hội đó) sẽ bị con ma làng làm hại, bị hai họ phế truất ra khỏi dòng họ, bị cả làng, bản, xã chê cười

Hát Soóng Cọ là hình thức sinh hoạt văn hóa có tính cộng đồng rất cao, thường được tiến hành trong dịp lễ hội, kết hợp với các trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo

co, chơi đu, đan phên gánh mạ, đẽo đòn gánh Khi hát, người hát sử dụng ngôn ngữ địa phương và trang phục truyền thống không chỉ tạo được nét văn hóa đặc trưng mà còn góp phần truyền bá ngôn ngữ, khuyến khích mọi người tìm hiểu những cái hay, những cái đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc mình

* Ngày hội “Kiêng gió”

Người Dao ở đây tin rằng trong ngày 4/4 Âm lịch, dù có làm bất cứ điều gì trong ngày này cũng không thuận lợi, dựng nhà thì nhà đổ, làm nương thì cây lúa chẳng trổ bông

Chợ Đồng Văn ngày hội cũng khác hẳn ngày thường Người ta không chỉ đến chợ mua sắm mà còn đi chơi, trò chuyện và bán những sản vật địa phương Cánh đàn ông mê mải với hàng bán dao, bán giày Đám chị em thì sà vào hàng vải, chỉ thêu Họ

tự hào khoe với nhau những vạt áo, những ống quần có hoa văn tinh tế chính tay mình thêu nên trong cả năm trời Phụ nữ người Dao ưa bịt răng vàng, nụ cười lấp lánh dưới ánh nắng, tiếng cười cứ thế ríu rít trong phiên chợ đông vui

Người Dao coi đây đơn giản chỉ là dịp để gặp mặt anh em, bè bạn, người trẻ gặp duyên thì kết nên vợ chồng, người già giao lưu để hiểu nhau hơn, để trút bầu tâm sự

Thế nhưng, điều đẹp nhất của ngày hội “Kiêng gió” với người Dao chẳng phải được vui chơi mà là được tự do gặp mặt, hò hẹn Chẳng kể trai hay gái, già hay trẻ, tất cả mọi người đều coi đây là ngày để tìm đến người thân, bạn bè, cùng tâm sự chuyện quá khứ, nói những chuyện tương lai Bất kể ai cũng được uống rượu, uống bia, kể cả những người phụ nữ ngày thường vốn dè dặt, kín đáo Càng về trưa, những

Trang 23

hàng bia, hàng rượu càng đông khách, họ ngồi bên những chiếc bàn lớn, cùng uống, cùng hát với nhau

Không chỉ có người Dao ở Đồng Văn, người Dao từ các huyện lân cận Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà cũng đổ về đây, rồi người Kinh, người Sán Chỉ, người Tày cũng tìm đến

* Nghi lễ Then cổ của người Tày

Nằm trong danh mục xếp hạng văn hoá phi vật thể cấp quốc gia, nghi lễ then

cổ của người Tày Quảng Ninh (chủ yếu là ở huyện Bình Liêu) ẩn chứa nhiều tiềm năng trở thành một sản phẩm du lịch văn hoá độc đáo

Nghi lễ Then cổ là một sản phẩm tinh thần có giá trị văn hoá, lịch sử, khoa học được lưu truyền qua nhiều thế hệ của đồng bào dân tộc Tày huyện Bình Liêu Then

cổ có sức sống bền bỉ, về bản chất là tích hợp của nhiều nghi lễ như: Cầu bình an, may mắn, chữa bệnh, giải hạn, trừ hiểm hoạ, cầu phúc lộc, nghi lễ cấp sắc

Sau cách mạng Tháng Tám, do nhận thức hạn chế, một thời gian, nghi lễ này bị xem là một trong những hủ tục mang tính mê tín dị đoan và bị bài trừ, loại bỏ Mãi đến năm 2010, nghi lễ Then cổ của người Tày ở Bình Liêu mới được phục dựng

Hiện nay, Bình Liêu đang tiến hành sưu tầm, tổng hợp lưu trữ 4 trích đoạn diễn xướng làn điệu “Then cổ”; 1 tuyển tập các sáng tác lời Then giai đoạn 1960-1973 và

1 tập Sliêng Then Tỳ Làu với trên 200 bài

Bên cạnh đó, Phòng Văn hóa-Thông (VH-TT) tin huyện Bình Liêu còn phối hợp với Phòng nghiệp vụ - Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh tổ chức ghi hình, ghi âm loại hình Then, nghi lễ Then cổ của người Tày Không chỉ bảo tồn, lưu giữ, Bình Liêu còn đề ra nhiều giải pháp để phát triển hơn nữa những văn hoá cổ bằng cách mở các lớp sáng tác và truyền dạy các làn điệu “Đàn Tính - hát Then” cho các thành viên tại các CLB văn nghệ ở các xã, thị trấn…

Nghi lễ Then là một loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Tày Mỗi nghi lễ then là một cuộc diễn xướng

âm nhạc, là dịp để cả đại gia đình sum họp vui vẻ; cũng là dịp để các mẹ, các chị trổ tài nấu nướng, làm các loại bánh truyền thống Đời sống văn hoá của dân tộc Tày gắn với nhiều nghi lễ Then, có thể kể đến một số nghi lễ tiêu biểu như: Giải hạn, Hắt khoăn, Lảu then…

Bảo tồn và phát triển di sản văn hoá độc đáo của các dân tộc thiểu số nơi đây không chỉ làm nên sự khác biệt, tính đặc thù của mỗi dân tộc mà qua đó làm cho đời sống văn hoá của con người thêm phong phú, đa dạng, giúp con người vun đắp niềm

tự hào với bản sắc của dân tộc mình

Trang 24

* Chợ phiên vùng cao Bình Liêu

Trước đây chợ thường họp vào những ngày lẻ (3, 5, 7, 11…) trong tháng 3 âm lịch hằng năm Ngày nay do điều kiện kinh tế của nhân dân trong vùng đã khá lên, nhu cầu mua bán ngày càng nhiều hơn nên chợ chuyển sang họp thường xuyên hơn nhưng đông nhất vẫn là ngày chủ nhật hằng tuần thời gian họp chợ từ 7h sáng đến 5h chiều Trước ngày về chợ, nam nữ chuẩn bị một bộ quần áo thật đẹp vì với họ về chợ

là một ngày hội, họ tha hồ thả sức vui chơi, giải trí sau một thời gian lao động mệt nhọc, đây còn là dịp để tự tình qua lời ca tiếng hát

Tham gia chợ phiên không những chỉ có đồng bào các dân tộc trong huyện mà còn có một số người buôn bán từ khu Đồng Tông – Trung Quốc cũng đi chợ phiên Bình Liêu Hàng hoá trao đổi trong chợ chủ yếu là các loại nông, lâm, thổ sản do nhân dân trong vùng nuôi trồng được như: gia cầm, miến dong, các loại dầu quế, hồi,

sở, các loại lá thuốc chữa trị bệnh, đặc biệt hơn cả là mật ong rừng đã từ lâu mật ong được coi là thứ hàng đặc sản cho những du khách có dịp đi qua nơi này

* Ẩm thực: các món ăn của đồng bào dân tộc như cá suối, thịt ngan đen, trứng vịt bản, măng rừng… đã tạo ra nhiều cơ hội cho huyện Bình Liêu mở nhiều dịch vụ

du lịch mới, hấp dẫn

Bảng 1: Đánh giá tổng hợp Tài nguyên du lịch Huyện Bình Liêu

(Tham khảo bản đồ hiện trạng tài nguyên du lịch Huyện Bình Liêu )

TT Tài nguyên

du lịch

Vị trí so với TT

Qui mô

(Lớn,

TB, nhỏ)

khai thác

(Cao TB,

thấp)

Mức độ Hấp dẫn

(Rất hấp dẫn, hấp dẫn, ít hấp dẫn)

Lớn Nóc nhà của toàn Bình

Liêu, đỉnh nhấn trung tâm huyện, có thể xây dựng công trình điểm nhấn, mang tính biểu tượng

cao Hấp dẫn

2 Đỉnh Cao Ly

(Xã Hoành Mô)

20 km TB Điểm săn mây, nơi phù

hợp với thanh niên, phượt thủ, qua đêm

cao Hấp dẫn

Trang 25

kiểu lán trại-container,

có thể khai thác dịch vụ ảnh cưới, dù lượng, đua xe địa hình…

3 Đỉnh Cao Ba

Lanh

25 km (về phía Bắc)

Lớn Đỉnh núi có nhiều giá

trị lịch sử và tâm linh liên quan đến cuộc chiến tranh biên giới

1979, Có hệ thống hồ nhỏ trên đỉnh núi và sản phẩm rượu Cao Ba Lanh dễ quảng bá và khai thác giá trị du lịch liên quan

Cao Rất hấp dẫn

3 Cột mốc 1317

(cửa khẩu

Hoành Mô)

13 km Nhỏ Gắn với khu vực cửa

khẩu sang Trung Quốc,

Trang 26

du khách TQ xuống Hạ Long

TB Hấp dẫn

Trang 27

Cao Rất hấp dẫn,

đặc biệt là ruộng

lúa+suối+cọn nước

D Điểm tham

quan đặc biệt

1 Đình Lục Nà 05 km TB Gắn với lễ hội, là di

tích LS, cạnh đường 18C, có vùng đệm khá lớn để tổ chức hoạt động du lịch văn hóa

Trang 28

TB Ngày hội của dân tộc

Dao Thanh Phán

Cao Rất hấp dẫn

Trang 29

4 Nghi lễ Then

của người Tày

TB Ngày hội riêng của dân

tộc Tày

Cao Rất hấp dẫn

5 Lễ hội cơm mới

Của người Tày

TB Ngày hội riêng của dân

Nhỏ Theo mùa, phân bố tự

nhiên, theo tạo hình có chủ đề, điểm nhấn trên tuyến g.thông biên giới

Lớn Theo mùa, phân bố tự

nhiên, theo tạo hình có chủ đề, điểm nhấn, tuyến g.thông dẫn lên các cột mốc chính như một chỉ dẫn, mảng lớn kết hợp hoa mua, rừng lau, rừng thông…(nơi hẹn hò lãng mạn)

Cao Rất hấp dẫn

(có tính mới lạ)

TB-Theo mùa, phân bố theo vùng canh tác, theo tạo hình có chủ đề, điểm nhấn, kết hợp hoa cải hoặc các loài hoa khác, kết hợp với khu giới thiệu miến dong…

TB Hấp dẫn

C Cây đặc trưng

Trang 30

1 Cây Thông Tạo cảnh quan thơ

Hấp dẫn

4 Cây Ngô Như trên Hấp dẫn

5 Cây Hồi- Quế Như trên Hấp dẫn

NT Nghệ thuật

1 Hát Then-

Tính Tẩu

Tại bản Người Tày

Giá trị âm nhạc độc đáo, Giao lưu, kết nối

Hấp dẫn

2 Hát Sán cố Tại bản

người Dao

Như trên Hấp dẫn

3 Hát Soóng cọ Tại bản

người Sán Chỉ

TB Mang ý nghĩa tâm linh

huyền thoại thể hiện hào khí dân tộc VN

Hấp dẫn

1.2 Các yếu tố ngoại lực

1.2.1 Bối cảnh và xu hướng phát triển quốc tế

Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa ngày càng gia tăng cùng với các quan hệ kinh tế quốc tế (hiệp định thương mại song phương, đa phương…) sẽ tạo ra thế phát triển mới tác động vào nền kinh tế Việt Nam Các nước ASEAN và Trung Quốc tiếp tục là những đối tác quan trọng về thương mại và đầu tư Bên cạnh đó, bối cảnh quốc

tế cũng đặt ra nhiều thách thức lớn đối với nền kinh tế nước ta, nhất là sức ép cạnh tranh kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO Do đó, Việt Nam cần phải nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế để tạo ra khả năng mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư và phát triển các mối liên kết kinh tế khác

Trang 31

Trung Quốc từ lâu đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam và quan hệ hợp tác quốc tế, thương mại Việt-Trung không ngừng tiến triển, đặc biệt là giữa các tỉnh phía Bắc (Việt Nam) và các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc) Việc hai Nhà nước cùng hợp tác xây dựng hai hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ trở thành quy hoạch chung trong hợp tác kinh tế trung và dài hạn sẽ tác động lớn đến việc thúc đẩy phát triển và hợp tác kinh tế giữa hai nước, thông qua hai hành lang này sẽ là cầu nối Trung Quốc với các nước ASEAN, thúc đẩy khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN phát triển

Tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) là một thị trường lớn, quan trọng liền kề có khả năng tiêu thụ một số mặt hàng nông – lâm sản nhiệt đới có thế mạnh của Việt Nam như hạt điều, rau quả, hàng thủy sản…Quảng Tây có thế mạnh về cơ khí điện tử, phương tiện giao thông, cơ khí khai khoáng, chế biến nông – lâm sản và vật liệu xây dựng, sản xuất giống cây trồng, rau quả Hợp tác kinh tế với khu Phòng Thành – thành phố cảng Phòng Thành và huyện Ninh Minh - thành phố Sùng Tả thuộc tỉnh Quảng Tây Trung Quốc sẽ có tác động lớn đến phát triển kinh tế-xã hội huyện Bình Liêu

1.2.2 Bối cảnh và xu hướng phát triển trong nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và tỉnh Quảng Ninh

a) Bối cảnh và xu hướng phát triển trong nước

Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh

tế, mặc dù một số cân đối vĩ mô của nước ta đã có những cải thiện nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, hàng tồn kho vẫn còn cao, tình trạng nợ xấu chưa được giải quyết Tuy nhiên kinh tế-xã hội nước ta cũng đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như: Tăng trưởng đạt mức khá; xuất khẩu tăng khá; lạm phát giữ ở mức thấp; công tác an sinh xã hội thường xuyên được quan tâm

Trang 32

Trong thời gian tới, nền kinh tế nước ta sẽ còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức: Kinh tế thế giới chuyển biến chậm Tổng cung và tổng cầu trong nước đều giảm Sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, khả năng tiếp cận vốn khó, tồn kho sản phẩm vẫn ở mức cao Sức mua trong dân yếu Dư

nợ tín dụng thấp Lãi suất tuy giảm nhưng vẫn là áp lực cho sản xuất Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan thời tiết, dịch bệnh Những biến động đó sẽ có ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện Bình Liêu: Chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh chưa cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; lạm phát có xu hướng tăng tác động lớn đến sản xuất

và đời sống đặc biệt là việc thu hút vốn đầu tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các ngành kinh tế…

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 của nước ta đã xác định quan điểm, mục tiêu nhằm khắc phục những khó khăn, thách thức, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả Tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; tỉ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30 - 35% lao động

xã hội Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp dược Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ Chú trọng phát triển công nghiệp

Trang 33

phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới

đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu Từng bước phát triển công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trường Tiếp tục phát triển phù hợp các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao; mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thương mại trong nước; đa dạng hoá thị trường ngoài nước, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định mậu dịch tự do và thị trường tiềm năng, tăng nhanh xuất khẩu, giảm nhập siêu cả quy mô và tỉ trọng, phấn đấu cân bằng xuất nhập khẩu

Với những định hướng phát triển như trên, trong những năm tới Việt Nam sẽ dần khắc phục được tình trạng suy thoái kinh tế và từng bước phát triển, khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế Cùng với đó, Quảng Ninh nói chung và Bình Liêu nói riêng cũng sẽ có những cơ hội để phát triển

b) Bối cảnh và xu hướng phát triển vùng Đồng bằng Sông Hồng

Trong những năm qua, vùng đồng bằng Sông Hồng có nhịp độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh, nhất là 8 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc

Bộ Hạ tầng kinh tế xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều khu công nghiệp và cơ sở công nghiệp đang được hình thành, là vùng trọng điểm về lương thực đảm bảo cho cả vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã xác định tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm sẽ đạt 11-12%/năm, đóng góp 40-45% ngân sách trung ương Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực như chế tạo máy, thép, điện tử, đóng tàu, sản xuất điện, vật liệu xây dựng cao cấp, chế biến nông lâm thủy sản…quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch trở

Trang 34

thành ngành mũi nhọn, hình thành các trung tâm thương mại, khu du lịch – an dưỡng hiện đại, chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế Phát triển tiểu vùng bắc Đồng bằng Sông Hồng (Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ) và vùng Nam Đồng bằng Sông Hồng Phát triển hiệu quả các hành lang vành đai kinh tế với các tỉnh phía Nam Trung Quốc

Xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị với các tuyến đường cao tốc Nội Bài-Hạ Long; Hạ Long-Móng Cái đi qua huyện Vân Đồn…Nâng cấp các trục đường nối từ tuyến cao tốc, các thành phố, thị xã ra các cảng, cửa khẩu biên giới Xây dựng khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn, Móng Cái trở thành thành phố cửa khẩu quốc tế quan trọng trong quy hoạch vành đai kinh tế ven biển Quảng Tây-Móng Cái-Hạ Long-Đồ Sơn để đẩy mạnh xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc

Với những định hướng phát triển như trên, trong những năm tới vùng Đồng bằng Sông Hồng sẽ có những bước phát triển vượt bậc, khẳng định rõ vai trò động lực, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước

c) Bối cảnh và xu hướng phát triển của tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một cực trong tam giác phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng Sông Hồng, hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ, ở điểm đầu khu hợp tác “hai hành lang một vành đai” kinh tế Việt – Trung, trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc

Trong giai đoạn đến năm 2020, Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những tỉnh đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc, là trung tâm du lịch quốc tế, là một trong ba cực tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Hồng, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 12%-13%/năm (giai đoạn 2011-2020); giá trị gia tăng bình quân đầu người đạt khoảng 8.000USD - 8.500 USD theo giá hiện hành (năm 2020) và 20.000 USD năm 2030 Cơ cấu kinh tế năm 2020: dịch vụ 51%-52%, công nghiệp 45%-46%, nông nghiệp 3%-4%, năm 2030 tương ứng là: 51%, 46% và 3%; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1,1%/năm giai đoạn 2011-2015 và 0,7%/năm giai đoạn 2016-2020 Quảng Ninh đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển dịch vụ tổng hợp, hướng đến công nghiệp văn hóa, giải trí và thương mại quốc tế (tài chính-

Trang 35

ngân hàng-cửa khẩu và cảng biển); phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường; phát triển nông nghiệp sinh thái và kinh tế biển

Trong thời gian tới, Quảng Ninh sẽ đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh

tế xanh; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; đẩy mạnh huy động các nguồn lực tài chính; đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; đầu tư cho phát triển khoa học và ứng dụng công nghệ; xây dựng và phát triển văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, rút ngắn chênh lệch giàu nghèo, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm; đẩy mạnh liên kết vùng Đồng thời, tỉnh cũng xác định, Bình Liêu nằm trong tuyến phía Đông của tỉnh cùng với các huyện Cẩm Phả, Vân Đồn, Cô Tô, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái với định hướng phát triển kinh tế: nông nghiệp giá trị cao với các phương pháp canh tác hiện đại, bền vững; chế biến các sản phẩm nông/lâm nghiệp; du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng; kinh tế biên mậu (Bình Liêu, Hải Hà)

Do đó, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ninh sẽ có tác động toàn diện, chi phối đến nền kinh tế huyện Bình Liêu, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh

tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, các cân đối lớn và hoạt động đối ngoại của huyện Bình Liêu

1.3 Thực trạng phát triển du lịch huyện Bình Liêu

1.3.1.Những kết quả đạt được

Từ năm 2014, huyện Bình Liêu đã quan tâm khai thác những tiềm năng, lợi thế

để phát triển du lịch Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện đã quyết liệt chỉ đạo công tác phát triển du lịch trên địa bàn; triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển Du lịch huyện Bình Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Đề án bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện để làm cơ sở phát triển du lịch trong thời gian tới

Huyện đã lập hồ sơ các tuyến, điểm du lịch báo cáo Sở văn hóa, Thể thao và

Du lịch khảo sát, thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người và mảnh đất Bình Liêu được coi trọng nhằm thu hút khách đến địa bàn Triển khai thực hiện kích cầu du lịch nội địa thông qua các chương trình: “Người Việt Nam du lịch Việt Nam – Mỗi chuyến đi thêm yêu Tổ quốc”, “Phát huy vai trò của thanh niên khám phá miền biên giới thiêng liêng hũng

Trang 36

vĩ, tham gia thương hiệu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 -2017” Chỉ đạo phát triển các sản phẩm nông lâm sản, sản phẩm đặc trưng của địa phương để phục vụ phát triển du lịch theo Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) do tỉnh Quảng Ninh phát động Đặc biệt, đã quan tâm huy động các nguồn vốn đầu tư, nhất

là nguồn xã hội hóa để ưu tiên đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển du lịch Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư khai thác phát triển du lịch trên địa bàn huyện như: Công ty Cổ phần Sen Á Đông đầu tư khai thác phát triển du lịch cộng đồng tại bản Sông Moóc A, Sông Moóc B thuộc xã Đồng Văn; Công ty Cổ phần đầu

tư xây dựng Nam Kỳ đầu tư hạ tầng, phát triển các dịch vụ để phục vụ du khách tại

Di tích danh thắng cấp tỉnh – Thác Khe Văn thuộc xã Húc Động; hợp tác với công ty TNHH một thành viên Nam Phong đưa khách du lịch đến với Bình liêu…

Do du lịch Bình Liêu trong 2 năm trở lại đây còn ở giai đoạn phát triển manh mún, tự phát, nên công tác thống kê khách du lịch còn chưa được đầy đủ và chuyên nghiệp Các con số thống kê còn chưa thực sự sát được với con số thực tế

Bảng 2: Thống kê khách du lịch năm 2016

Thời gian Tổng khách Lưu trú Tham quan

trong ngày Tháng 1 3120 1075 2045

Trang 37

Qua hơn 1 năm triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch, cho thấy đây

là chủ trương đúng đắn nhằm phát huy hiệu quả nội lực, tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội bền vững Nhận thức cảu cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn đã có chuyển biến tích cực Người dân đã bước đầu nhận thức được ý nghĩa việc phát triển du lịch, tích cực vào cuộc, xây dựng hình ảnh đẹp về con người, mảnh đất Bình Liêu nhằm thu hút khách đến địa bàn du lịch

- Hạ tầng phục vụ du lịch, nhất là hạ tầng giao thông đến các tuyến, điểm du lịch còn khó khăn và thiếu đồng bộ Các dịch vụ phục vụ du lịch còn thiếu, chưa được quan tâm phát triển, nhất là các điều kiện về ăn, nghỉ phục vụ lưu trú của du khách; các sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu du khách còn nghèo nàn Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn quy mô còn nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết hiệu quả - Công tác quản lý nàh nước về lĩnh vực phát triển du lịch còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển Đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch còn thiếu về số lượng và chưa qua đào tạo Tại các tuyến, điểm du lịch công tác bảo vệ, giữ gìn cảnh quan sinh thái, vệ sinh môi trường, các điều kiện phục vụ du khách chưa tốt, nếu không được khắc phục kịp thời sẽ tiềm ẩn nguy cơ về tai nạn, rủi ro trong hoạt đồng du lịch, gây

ấn tượng không tốt cho du khách khi đến địa bàn (4) Công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn gắn với việc phát triển du lịch chưa được quan tâm, chú trọng, dẫn đến nguy cơ mai một văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số rất cao Điều đó, sẽ làm mất đi bản sắc, mất đi sự cuốn hút du khách về

sự khác biệt của du lịch Bình Liêu

1.3.3 Nguyên nhân của sự hạn chế, yếu kém

* Nguyên nhân khách quan: Bình Liêu là một trong những địa phương có điều

kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất tỉnh, điểm xuất phát thấp Vì vậy, các điều kiện phục vụ phát triển du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu; việc huy động các nguồn lực

để đầu tư phát triển du lịch còn gặp nhiều khó khăn

* Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức cảu cấp ủy, chính quyền, nhất là cấp cơ

sỏ và cộng đồng dân cư đối với việc cần thiết trong việc phát triển du lịch trên địa

Trang 38

bàn chưa thật đầy đủ Phát triển du lịch là nhiệm vụ mới, vì vậy huyện chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước cũng như tổ chức thực hiện các giải pháp để phát triển du lịch Công tác tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện phát triển du lịch của các phòng, ban chức năng chưa chủ động, còn nhiều hạn chế Công tác xây dựng quy hoạch và quản lý du lịch chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến việc phát triển du lịch còn mang tính chất tự phát, chưa hiệu quả Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới, dân tộc, trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều; một bộ phận không nhỏ cán bộ, người dân còn nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại và sự hỗ trợ của Nhà nước

và xã hội, chưa có ý thức chủ động phát huy nội lực, vươn lên phát triển kinh tế - xã hội Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch chưa được chú trọng Điều kiện và hệ thống kết cấu hạ tầng và các điều kiện cần thiết khác còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch ở thời điểm hiện tại và tương lai

- Địa hình và cảnh quan đồi núi đa dạng với tỷ lệ phủ xanh cao, khí hậu mát

mẻ, môi trường với hệ sinh thái nguyên sơ chưa bị xâm hại nhiều Tạo sức hấp dẫn riêng biệt trong bức tranh cảnh quan chủ yếu là biển và đô thị biển đang phát triển rất

“ Nóng” trên diện rộng của Tỉnh Quảng Ninh

- Tỉ lệ dân tộc ít người cao, còn giữ được bản sắc

- Lãnh đạo địa phương có quyết tâm cao, có trình độ và tâm huyết

* Điểm yếu:

- Chưa có chiến lược phát triển du lịch rõ ràng, chưa có sản phẩm du lịch đặc thù và một hình ảnh nhận diện đủ mạnh để thu hút đầu tư và phát triển du lịch

- Bản sắc các dân tộc còn tản mát, thiếu tập trung

- Các di sản văn vật và bản sắc các dân tộc đang bị mai một và quên lãng do quá trình phát triển KTXH và giao lưu văn hóa

- Hiện tượng mưa lớn gây lũ quét và sạt lở đất

- Sức hấp dẫn của thị trường chưa cao, khả năng lưu giữ khách và mức chi tiêu của du khách còn rất hạn chế.Thị trường khách du lịch hiện tại chủ yếu là thanh niên,

có khả năng chi trả thấp, ý thức giữ gìn vệ sinh MT không cao

Trang 39

- Đội ngũ nhân lực ngành du lịch còn thiếu và chưa được đào tạo trong rất nhiều lĩnh vực từ quản lý đến chuyên môn

- Quĩ đất cho xây dựng ít Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, các tuyến giao thông chủ yếu mới chỉ đáp ứng lưu thông xe nhỏ

* Cơ hội:

- Có khả năng đón một thị trường khách lớn trong và ngoài nước quan tâm đến môi trường sinh thái nguyên sơ, trong lành còn giữ được bản sắc dân tộc

- Do tài nguyên và hệ sinh thái còn nguyên sơ nên có cơ hội thực hiện bài bản

để giữ gìn và phát huy các giá trị đặc thù của Bình Liêu một cách bền vững

- Hiện trạng nhiều khu vực còn chưa bị xâm hại nên dễ huy động các nguồn lực đầu tư

- Tránh được những hệ quả của phát triển nóng dẫn đến không thể khôi phục tài nguyên

* Thách thức:

- Quan hệ chính trị Việt Nam- Trung quốc có diễn biến chưa thật ổn định, ảnh hưởng nhiều đến việc giao thương qua cửa khẩu và việc thu hút các dự án đầu tư, đặc biệt là đầu tư du lịch

- Mâu thuẫn giữa phát triển du lịch ở qui mô lớn với việc bảo tồn các giá trị văn hóa và bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên

- Đối thủ cạnh tranh trong và ngoài Tỉnh khá nhiều do có cùng một loại tài nguyên tương đồng là cảnh quan và hệ sinh thái rừng- thác- suối cùng bản sắc dân tộc

ít người

- Làm sao để tạo dựng một triết lý, một thương hiệu riêng cho phát triển du lịch Bình Liêu đủ sức cạnh tranh và thu hút khách DL trong và ngoài nước

- Tăng thu nhập, tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP bền vững

2 Định hướng phát triển du lịch huyện Bình Liêu

2.1 Vị thế của du lịch huyện Bình Liêu trong phát triển KTXH Huyện và trong mối quan hệ liên vùng ( xem bản đồ vị trí du lịch huyện Bình Liêu tại phụ lục)

Do vị trí trung gian, là điểm giữa kết nối thuận lợi với các trung tâm du lịch

Hạ Long, Vân đồn và Móng Cái nên có nhiều tiềm năng để phát triển thành vùng du lịch tham quan, trải nghiệm, nghỉ dưỡng sinh thái núi, đậm đà bản sắc dân tộc thiểu

số và là khu vực du lịch du lịch biên giới cửa khẩu hấp dẫn giữa VN và TQ

Trang 40

2.2 Quan điểm và mục tiêu phát triển

Phát triển trên quan điểm bền vững: phát triển hài hòa trong hệ thống du lịch chung của Tỉnh Quảng Ninh và hài hòa với các ngành kinh tế khác trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của Huyện Lấy thế mạnh về chất lượng cảnh quan, môi trường của một Huyện giáp biên, chưa bị đô thị hóa và áp lực của phát triển nóng làm bàn đạp để tiên phong đi đầu phát triển một mô hình kinh tế xanh ( trong đó có du lịch xanh) tại Quảng Ninh

Đảm bảo cân bằng 3 mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường

Các mục tiêu hướng tới là:

+ Mục tiêu kinh tế: Phát triển du lịch xanh gắn bó và liên kết chặt chẽ với các ngành kinh tế sạch như: nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại, hàng hóa cửa khẩu, công nghệ thông tin Ưu tiên các thị trường khách có khả năng chi trả cao và ý thức môi trường tốt Phát triển không chạy theo số lượng mà

đề cao chất lượng và chuyên sâu

+ Mục tiêu xã hội: phát triển đường biên giới hòa bình và hiệu quả với Trung Quốc, đề cao và phát huy tình yêu Tổ quốc, tình đoàn kết dân tộc anh em Phát triển đi đôi với việc bảo tồn và phát huy bản sắc địa phương với các giá trị tinh hoa truyền thống của các dân tộc Tày, Dao, Sán chỉ,…Tạo một không gian sống lý tưởng với môi trường văn hóa hội nhập, tràn ngập tính nhân văn: thương yêu, đùm bọc và cởi mở Không kỳ thị và phân biệt giai cấp, sắc tộc, quốc gia,…

+ Mục tiêu môi trường: Bằng mọi giá phải giữ được môi trường trong sạch, nguyên sơ trong quá trình phát triển các ngành kinh tế ( trong đó có du lịch) Cần khống chế qui mô phát triển ở mức độ vừa phải, không quá ngưỡng chịu tải của môi trường Đảm bảo có giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp, không gây ô nhiễm môi trường Đặc biệt, phải lựa chọn phương thức khai thác tài nguyên hiệu quả, mang hàm lượng chất xám cao để gia tăng gía trị tài nguyên và ít làm tổn hại đến môi trường nhất

2.3 Dự báo các chỉ tiêu phát triển

Ngày đăng: 19/04/2018, 17:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w