1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên

52 1,4K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 377,5 KB

Nội dung

Giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên

Trang 1

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU

Trang 2

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thế kỷ 21, con người đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong tất cảcác lĩnh vực Chúng ta tự hào đã có thể thám hiểm các vì sao,tự hào vì Internetđã kéo cả thế giới lại gần, tự hào về công nghệ sinh học đã có thể can thiệp vàobản đồ gen Con người đã biết hưởng thụ những tiện nghi chưa từng có: nhữngchiếc xe hơi sang trọng, những ngôi nhà số, những chuyến du lịch vũ trụ…Nhưng dường như sự phát triển nhanh chóng đó đang từng ngày, từng giờ đedọa trực tiếp lên môi tường sống của chính chúng ta

Từ bao đời nay,con người đã chung sống hoà đồng và lệ thuộc vào tựnhiên Mẹ TRÁI ĐẤT đã sinh ra chúng ta, nuôi dưỡng chúng ta từ bầu khíquyển trong lành, từ những khu rừng đại ngàn, từ đại dương xanh thẳm, từnhững dòng sông và những cánh đồng Mặt đất và bầu trời, núi non và biển cả,dòng sông và những cánh đồng… đó là sự ban tặng tuyệt với nhất của tự nhiêncho muôn loài Nhưng chính con người bằng những phát kiến khoa học vĩ đại,dường như chúng ta đang muốn tách ra khỏi thiên nhiên Bằng lòng tự mãn củamình, để phục vụ cho nhu cầu nhất thời, con người cũng có khi đã quay lưng lại,đối xử một cách thô bạo với NGƯỜI ĐÃ NUÔI DƯỠNG mình Thiên nhiênđang nổi giận và trút cơn giận dữ của minh lên hành tinh của chúng ta.Hàng loạtnhững thảm họa liên tiếpxảy đến.Đó là biến đổi khí hậu, là hiệu ứng nhà kính, làhiện tượng băng tan, là thảm họa động đất kinh hoàng ở Haiti, là sóng thầnkhủng khiếp ở Nhật Bản đã cướp đi sinh mạng của hàng vạn con người

Trang 3

Hơn lúc nào hết, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường xoa dịu cơngiận dữ của thiên nhiên.Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường là mục tiêucủa tất cả các quốc gia.Bởi vì, sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũnggắn liền với vấn đề môi trường Du lịch được mệnh danh là ngành „công nghiệpkhông khói“ cũng không phải là ngoại lệ Môi trường được xem là yếu tố quantrọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm dulịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt độngdu lịch.Ngược lại, sự tồn tại và phát triển của du lịch với tư cách là một ngànhkinh tế gắn liền với khả năng khai thác tài nguyên, khai thác đặc tính của môitrường xung quanh Do đó, du lịch và môi trường là 2 bộ phận không thể táchrời nhau, môi trường có tốt thì du lịch mới phát triển bền vững Khi phát triển dulịch thì bản thân của ngành du lịch cũng đã ý thức được vấn đề môi trường.Pháttriển một ngành du lịch thân thiện với môi trường-du lịch bền vững là ưu tiêncủa tất cả các quốc gia.

2.Mục đích và nhiệm vụ đề tài

2.1.Mục đích

Nghiên cứu những tác động qua lại giữa môi du lịch và môi trường từ đóđề tìm và đề xuất các phương pháp, phương án để nhằm phát triển du lịch màvẫn bảo tồn được các tài nguyên hình thành nên du lịch.

2.2Nhiệm vụ

-Làm rõ các khái niệm cơ bản về du lịch và môi trường-Tác động qua lại giữa du lịch và môi trường

-Đề xuát giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường

3.Đối tượng và phạm vi đề tài

Hoạt động du lịch, môi trường du lịch tự nhiên;

4.Các phương pháp nghiên cứu đề tài

-Phương pháp thống kê:

Trang 4

-Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu-Phương pháp bản đồ

-Phương pháp dự báo

PHẦN HAI: NỘI DUNG

Chương1:Các khái niệm cơ bản về du lịch và môi trường

1 Đặc điểm, ý nghĩa và xu hướng phát triển của du lịch1.1Đặc điểm và ý nghĩa của du lịch

1.1.1.Đăc điểm

-Du lịch là ngành không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách dulịch vừa được nghỉ ngơi, giảm strees vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ màkhách chưa biết Du lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo việclàm và tăng thu nhập cho người lao động (hướng dẫn viên, các dịch vụ liênquan ).

-Hiện nay ngành du lịch đang phát triển mạnh ở các nước thuộc thế giớithứ ba Nhu cầu về du lịch càng tăng thì vấn đề bảo vệ môi trường cần phải đượccoi trọng.

1.1.2 Ý nghĩa

-Ý nghĩa về mặt kinh tế

+ Du lịch góp phần tăng GDP cho nền kinh tế quốc dân

Ở nhiều nước trên thế giới, du lịch từ lâu đã trở thành một ngành kinh tếmũi nhọn, chiếm từ 40 - 60% tỷ trọng trong nền kinh tế quốc dân Vai trò, vị trícủa ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân cũng ngày càng tăng và đượckhẳng định Ở vùng Châu Á-Thái Bình Dương, thu nhập từ du lịch chiếmkhoảng 8-10% GDP ở Indonesia và Philippine, 12% ở Malaysia, 16% ở TháiLan, và 20% ở Singapo và Hồng Kông Trên toàn cầu, thu nhập ngành du lịchchiếm khoảng 45,8% tổng thu nhập của tất cả các ngành dịch vụ trong giai đoạn

Trang 5

1990-2002; đặc biệt ở các nước đang phát triển thì tỷ trọng của ngành du lịchcòn cao hơn, chiếm khoảng 60%.

+Góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế

Với sự gia tăng thu nhập ngoại tệ, du lịch có ảnh hưởng đáng kể đến cán cânthanh toán của nhiều quốc gia Trong xuất, nhập khẩu du lịch, một điều cần lưu ýở nước ta cũng như ở những nước đang phát triển khác là do nhu cầu bù đắp thiếuhụt trong cán cân thanh toán quốc tế nên chính quyền một mặt kích thích xuấtkhẩu du lịch (tạo khả năng thu hút khách du lịch quốc tế), mặt khác hạn chế cưdân nước mình đi du lịch ở nước ngoài Ngoài ra, bên cạnh việc cải thiện cán cânthanh toán quốc tế, sự gia tăng xuất khẩu du lịch sẽ đồng thời làm tăng tổng sảnphẩm quốc dân của đất nước.

+Kích thích đầu tư

Nhìn chung, sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng tạo ra cơ hộiđầu tư Nhưng khác với các ngành khác, ngành du lịch có một cấu trúc độc đáo -đó là ngành được tạo nên bởi rất nhiều doanh nghiệp nhỏ của các loại dịch vụkhác nhau Vì thế, sự đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng (hệ thống đường sácông viên ) và đôi khi cả kiến trúc thượng tầng (nghệ thuật văn hóa dângian ) nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển sẽ khích thích sự đầu tư rộngrãi của các tầng lớp nhân dân và của các doanh nghiệp nhỏ.

+ Thúc đẩy sự phát triển của địa phương

Thường những vùng có khả năng thu hút khách du lịch là những vùng cóphong cảnh thiên nhiên đẹp nhưng nền kinh tế còn ít phát triển Khi du lịch pháttriển, sự tiêu dùng của khách du lịch sẽ làm cho sự phân phối tiền tệ và cơ hộitìm việc làm đồng đều hơn Do vậy, du lịch là một trong những biện pháp hữuhiệu để giúp tăng tốc những vùng có tốc độ phát triển kinh tế thấp.

+ Du lịch là phương tiện tuyên truyền và quảng cáo không mất tiền cho nướcchủ nhà

Khi khách đến du lịch, khách có điều kiện làm quen với một số mặt hàng ởnước mà họ đến Khi trở về đất nước của mình, khách bắt đầu tìm kiếm những

Trang 6

mặt hàng đó ở thị trường địa phương và nếu không tìm thấy, khách có thể yêucầu cơ quan ngoại thương nhập khẩu những mặt hàng ấy Theo cách này, du lịchquốc tế góp phần tuyên truyền cho nền sản xuất của nước du lịch chủ nhà.

+ Tạo nên hiệu quả kinh tế liên đới trong du lịch

Tiêu dùng của khách du lịch sẽ tạo nên thu nhập của các doanh nghiệp dulịch Các doanh nghiệp du lịch lại tiêu dùng các thu nhập của mình và lại tạo nênthu nhập cho các ngành khác và cứ như thế nó tạo nên một chuỗi tiêu dùng - thu

nhập - tiêu dùng - thu nhập và chuỗi này tiếp tục cho đến khi có sự “rò rỉ” làm

+ Phát triển du lịch đem lại lợi ích cho người dân địa phương, tạo cơ hộiviệc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp

Du lịch góp phần tăng cường cơ sở vật chất và dịch vụ cho cộng đồng, đemlại mức sống cao hơn cho các địa điểm du lịch Những lợi ích này bao gồm cảviệc cải tạo cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện y tế, giao thông, xây dựng các cơsở thể thao và giải trí, các nhà hàng mới, đồng thời có được nhiều loại hàng hóavà thức ăn với chất lượng cao hơn.

+ Du lịch nâng cao các giá trị văn hóa và truyền thống

Du lịch có thể đẩy mạnh việc bảo tồn và giao lưu các truyền thống văn lịch sử, góp phần bảo tồn và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên, bảo vệ cácdi sản ở địa phương, phục hưng các nền văn hóa bản xứ, các nghề thủ công mỹnghệ

hoá-1.2.Xu hướng phat triển du lịch

Trang 7

1.2.1 Du lịch ngày càng được khẳng định là một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến

-Trong thời kỳ hiện đại, số lượng khách du lịch ra nước ngoài tăng nhanh.Những yếu tố được coi là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự tăngtrưởng này là mức sống của người dân, giá cả các dịch vụ hạ hơn trong khi mứcthu nhập của họ lại tăng dần Mặt khác cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như lưutrú, vận chuyển ngày càng thuận tiện và thoải mái hơn Trong lúc đó, tại nơi ởthường xuyên của du khách, mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng đãtrở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy họ đi du lịch.

Điều kiện sống của nhân dân là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch.Nó được hình thành nhờ việc tăng thu nhập thực tế và cải thiện điều kiện sinhhoạt, nâng cao khẩu phần ăn uống, phát triển đầy đủ mạng lưới y tế, văn hoá,giáo dục Thu nhập tăng thì nhu cầu du lịch và chi phí cho du lịch tăng nhanh.Thu nhập càng cao, càng nhiều gia đình đi du lịch.

Để có thể đi du lịch và thực hiện tiêu dùng du lịch, con người phải có điềukiện vật chất đầy đủ Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu du lịch nói chungthành nhu cầu du lịch (nhu cầu có khả năng chi trả) Do vậy phúc lợi vật chấtcủa nhân dân là điều kiện có ý nghĩa quyết định trong sự phát triển du lịch.Nhiều công trình nghiên cứu đều cho thấy rằng khi thu nhập du lịch tăng lên thìnhu cầu du lịch cũng gia tăng, hoặc những người có thu nhập cao thì đi du lịchnhiều hơn.

Giáo dục là nhân tố kích thích du lịch Trình độ giáo dục được nâng caothì nhu cầu du lịch sẽ tăng lên rõ rệt, sự ham hiểu biết và mong muốn tìm hiểucũng tăng lên và trong nhân dân, thói quen đi du lịch sẽ hình thành ngày càng rõ.Ở Liên Xô cũ, người ta đã tổng kết được rằng trình độ văn hóa tăng lên thì sốngười nghỉ tại nhà giảm đi Cụ thể là từ 36% trong số những người có trình độsơ cấp xuống còn 28% ở những người có trình độ trung cấp và 7% ở những ngư-ời có trình độ cao cấp Những kết quả điều tra ở Mỹ cũng tương tự, những giađình mà người chủ gia đình có trình độ văn hóa càng cao thì tỷ lệ đi du lịch càng

Trang 8

lớn Giáo dục có liên quan chặt chẽ với thu nhập và nghề nghiệp Tuy còn cómột số trường hợp ngoại lệ, song về cơ bản là như vậy Những người có trình độgiáo dục cao sẽ có nghề nghiệp phù hợp với mức thu nhập cao.

Sự tập trung dân cư vào các thành phố, sự gia tăng dân số, tăng mật độdân cư, sự thay đổi cấu trúc, độ dài tuổi thọ đều có liên quan mật thiết với sựphát triển du lịch.

Con người không thể đi du lịch nếu không có thời gian Do vậy thời gianrỗi là điều kiện tất yếu cần thiết để có thể tham gia vào hoạt động du lịch Thờigian rỗi của người dân ở từng nước được qui định trong luật lao động hoặc theohợp đồng lao động ký kết.

Thời gian rỗi có thể tăng lên nếu con người nếu sử dụng hợp lý quỹ thờigian của mình và có chế độ lao động hợp lý Thời gian rỗi còn tăng được bằngcách giảm thời gian của các công việc khác ngoài giờ làm việc Nếu như trướcđây (giống như ở các nước đang phát triển ngày nay) người ta phải dành trungbình 1/3 đến 1/2 thời gian vào việc bếp núc và các việc vặt trong gia đình nhưdọn dẹp, giặt giũ thì ở các nước công nghiệp công việc này chỉ chiếm 1 đến 2giờ một ngày.

Xu hướng chung trong điều kiện phát triển hiện nay là giảm bớt thời gianlàm việc và tăng thời gian nhàn rỗi Nhiều nước trên thế giới (trong đó có ViệtNam) đã chuyển sang chế độ làm việc 5 ngày một tuần Điều đó góp phần làmcho số du khách gia tăng đáng kể.

Đô thị hóa tạo nên một lối sống đặc biệt - lối sống thành thị Đô thị hóalàm hình thành các thành phố lớn và các cụm thành phố Quá trình đô thị hóa đãthúc đẩy quá trình cải thiện điều kiện vật chất và văn hóa cho nhân dân, làm thayđổi tâm lý và hành vi của con người Khi nhận xét ý nghĩa tích cực của quá trìnhđô thị hoá, Lê nin đã chỉ ra rằng sự di chuyển dân cư từ nông thôn vào thành phốđã cuốn họ vào một cuộc sống xã hội hiện đại, “nâng cao trình độ và nhận thứccủa họ, tạo cho họ những thói quen và nhu cầu văn hoá”.

Trang 9

Đồng thời, quá trình đô thị hóa còn dẫn tới sự thay đổi điều kiện tự nhiên,tách con người ra khỏi môi trường tự nhiên bao quanh, làm thay đổi điều kiệnkhí hậu, bầu khí quyển và những điều kiện tự nhiên khác.

Trong nhiều trường hợp, quá trình đô thị hóa làm giảm chất lượng môitrường, có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người Mật độ dân số cao, lượngthông tin quá nhiều, tần số tiếp xúc lớn, giao thông đi lại nhộn nhịp, ách tắc lànhững nguyên nhân gây ra sự căng thẳng thần kinh.

1.2.2 Xã hội hóa thành phần du khách

Hàng loạt sự kiện chính trị, xã hội quan trọng đã xảy ra, sự phát triểnnhanh chóng của công nghiệp trong nửa đầu thế kỷ XX đã biến du lịch thànhmột trong những lĩnh vực kinh doanh chính của thế giới và là một hoạt động giảitrí dành cho tầng lớp trung lưu Sau thời gian hoạt động du lịch bị gián đoạn bởihai cuộc Thế chiến, khát vọng được đi du lịch dường như đã tăng lên mạnh mẽhơn trước Người ta bỏ lại những đau khổ và lo âu của chiến tranh đằng sau họvà khao khát đi du lịch Chính nhờ đó mà du lịch lại phát triển nhanh chóng khinhững xung đột, mâu thuẫn lắng xuống và sự bình thường hóa được thiết lậpgiữa các quốc gia.

Bước phát triển quan trọng nhất của du lịch trong thời đại công nghiệp làở lĩnh vực giao thông Sự xuất hiện ô tô và máy bay cũng ảnh hưởng không nhỏtới hoạt động du lịch Hai loại hình giao thông này đã trở thành phương tiện dulịch được tầng lớp trung lưu, tầng lớp có số lượng đông đảo tín nhiệm Tầng lớpngười này trong xã hội đều hội đủ điều kiện thời gian và tài chính cho hoạt độngdu lịch Nhưng du lịch đường thủy vẫn có vẻ được chuộng hơn và thuận tiệnhơn Vào thế kỷ XVIII – XIX, tàu thủy là phương tiện thích hợp với nhữngchuyến đi tới các vùng thuộc địa, đất mới như châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châuÁ, Viễn Đông để mở rộng thị trường tiêu thụ, các con đường buôn bán và mởrộng thuộc địa Trong khi các con tàu tung hoành khắp các biển, việc xuất hiệncác đầu máy hơi nước, đường ray đã làm phong phú thêm các loại hình giaothông đường bộ.

Trang 10

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cơ cấu thành phần du khách có nhiềuthay đổi Du lịch không còn là một đặc quyền của tầng lớp quý tộc, tầng lớp trêncủa xã hội nữa Xu thế quần chúng hoá thành phần du khách trở nên phổ biến ởmọi nước Và trong bối cảnh đó, du lịch đại chúng thời hiện đại đã tự khẳngđịnh mình Lý do của hiện tượng này cũng là do mức sống của người dân đượcnâng cao, giá cả dịch vụ và hàng hóa không đắt, các phương tiện giaothông, vậntải lưu trú phong phú và thuận tiện Ngoài ra còn phải kể đến chính sách củachính quyền Ở nhiều nơi, nhà nước có những chính sách khuyến khích ngườidân đi du lịch do thấy rõ được ý nghĩa của hiện tượng này đối với sức khoẻ cộngđồng Ví dụ Chính phủ Nhật Bản đề ra chủ trương khuyến khích người dân đi dulịch ra nước ngoài trong các kỳ nghỉ phép năm Với chính sách đó, trong giaiđoạn đầu thập niên 90, hàng năm có từ 7-10 triệu người Nhật đi du lịch nướcngoài và chi tiêu khoảng 7- 13 tỷ đô la Mỹ Chính sách khuyến khích thể hiện cụthể ở việc giảm giá phương tiện đi lại, giảm giá lưu trú thông qua việc miễngiảm thuế Nhiều nơi còn tổ chức các chuyến du lịch bao cấp cho cán bộ, côngnhân viên, những người có thu nhập thấp và không có khả năng chi trả

1.2.3 Sự thay đổi về hướng và phân bố của luồng khách du lịch quốc tế

Sau khi người Anh chỉ ra giá trị du lịch của Địa Trung Hải với ba chữ S (Sea,Sand, Sun), luồng khách Bắc - Nam là hướng đi du lịch chủ đạo quan sát được trênthế giới Người Anh, Hà Lan, Đức, Bỉ đổ về các miền bờ biển Tây Ban Nha, BồĐào Nha, Pháp, Italia để tận hưởng cái ấm áp, mát mẻ và trong xanh của vùng này.Như vậy bản chất của luồng khách Bắc - Nam là hướng dương và hướng thủy về cácvùng biển nhiệt đới Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), trung bìnhcứ 8 người đi du lịch có một người đi nghỉ biển

Ngày nay, tuy hướng Bắc - Nam vẫn là hướng hấp dẫn nhiều du kháchnhất, nhưng không còn giữ vai trò áp đảo như trước đây nữa Đặc điểm củaluồng khách này là tập trung vào kỳ nghỉ hè và có số lượng tương đối tập trung.

Luồng khách thứ hai ngày nay cũng đã thịnh hành là hướng về cácvùng núi cao phủ tuyết được mệnh danh là vàng trắng (Lozato – Giotar,

Trang 11

1990) Nhu cầu về với thiên nhiên hoang sơ, nơi có không khí trong lànhhay muốn được thử thách bản thân và thể hiện mình sẽ có điều kiện đápứng Trượt tuyết, leo núi, săn bắn là các loại hình được nhiều người ưathích.

Một luồng khách tuy mới phát triển nhưng rất có triển vọng trong tươnglai gần là hướng chuyển động Tây - Đông Theo các chuyên gia, thế kỷ XXIđược gọi là thế kỷ của châu Á - Thái Bình Dương Trong những năm gần đây, sốdu khách từ các nước đến khu vực này gia tăng đáng kể Một số người đến đâyđể tình cơ hội làm ăn, ký kết hợp đồng, nghiên cứu điều kiện đầu tư Một sốkhác đến đây vì cảnh quan hay vì muốn tìm hiểu một nền văn hoá phương Đôngđầy bản sắc và phần nào kỳ bí đối với họ Những công trình kiến trúc tuy khôngđồ sộ nhưng ẩn chứa một giá trị tinh thần to lớn, những phong tục tập quán kháclạ luôn góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Bảng1.1.Thay đổi thị phần khách du lịch

Khu vựcNăm(Triệu)Dự báo(triệu)Tốc độ tăngtrưởng-(%)

Thị phần(%)1995201020201995-202019952020Thế giới565,41.006,41.561,14,1100100Châu Âu338,4 527,3 717,03,0 59,8 45,9Đông Á/Thái

Bình Dương

81,4 195,2 397,26,5 14,4 25,4Nam Á 4,2 10,6 18,86,2 0,7 1,2

Ở châu Á, khu vực các nước Đông Nam Á là một trong những khu vực cóhoạt động du lịch sôi động nhất Nếu lấy tỷ lệ du khách trên đầu người dân thìSingapore có tỷ lệ vào hàng thứ nhất trên thế giới: 3/1 Malaysia và Thái Lancũng được coi là những cường quốc du lịch đóndu khách quốc tế trong khu vực.

Trang 12

Bảng.1.2 Hiện trạng khách du lịch quốc tế đến các nước Đông Nam Ágiai đoạn 1995-2002

Đơn vị tính:lượt khách

Malaysia 7.456.000 7.442.000 6.210.900 5.551.000 7.930.00010.271.58213.292.010Thái Lan 6.950.000 7.201.000 7.221.300 7.765.000 8.650.000 9.508.62310.799.067Singapoe 6.422.000 6.608.000 6.531.000 5.630.000 6.960.000 7.691.399 7.567.110Indonesia 4.323.000 4.475.000 5.185.200 4.900.000 4.730.000 5.064.217 4.913.835Việt Nam 1.358.182 1.600.000 1.715.600 1.520.000 1.781.000 2.140.100 2.627.988Philippin 1.760.000 2.054.000 2.222.500 2.149.000 2.212.000 1.928.037 1.932.677Brunei 692.000 837.000 850.000 800.000 636.000 984.093 1.116.925Lào 60.000 93.000 193.000 200.000 614.278 624.432 735.662Cambodi

220.000 260.000 219.000 287.000 262.997 466.365 786.524Mianma 117.000 172.000 189.000 201.000 199.000 270.000 217.212Tổng 29.367.18231.042.00030.537.50029.003.00033.966.27538.949.51343.989.010

1.2.4 Kéo dài thời vụ du lịch

Một trong những đặc điểm của hoạt động du lịch là mang tính thời vụ khárõ nét Điều này có nghĩa là về bản chất, du lịch là một hoạt động bị lệ thuộcnhiều vào thiên nhiên Ngày nay với trình độ khoa học kỹ thuật và khả năngkinh tế, con người đã và đang khắc phục được những hạn chế của thiên nhiên.Do tính thời vụ là một yếu tố bất lợi trong kinh doanh cho nên người ta đã tìmmọi cách để hạn chế ảnh hưởng của nó như mở rộng các loại hình du lịch, dịchvụ Việc kéo dài mùa du lịch đã góp phần tăng thêm lượng khách trong nhữngnăm gần đây

2.Khái niệm môi trường2.1 Khái niệm môi trường

Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến một cáthể hay một sự kiện nào đó Bất kỳ một cá thể hay một sự kiện náo cũng tồn tạivà diễn biến trong một môi trường nhất định Tùy thuộc vào từng đối tượng nhấtđịnh sẽ có môi trường tương thích Có 3 loại môi trường : môi trường tự nhiên ,moi trường nhân tạo và môi trường xã hội.

2.2Môi trường du lịch

Trang 13

Môi trường du lịch bao gồm tổng thể các nhân tố về tự nhiên, kinh tế-xãhội và nhân văn mà trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển.Hoạt động du lịch luôn có mối quan hệ mật thiết với môi trường tự nhiên, kinhtế-xã hội và nhân văn, du lịch khai thác những giá trị, đặc tính của môi trườngmà nó tồn tại để phát triển, qua đó thay đổi những đặc tính của môi trường này.Hoạt động du lịch luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năngcủa tài nguyên môi trường tự nhiên như vẻ đẹp của quang cảnh biển, sông, núi,các hang động, sa mạc, các hiện tượng tự nhiên khác .và các giá trị văn hóacủa môi trường nhân văn như đền chùa, am miếu, nhà thờ, thánh thất, tháp, lăngtẩm, cung điện .Các giá trị văn hóa phi vật thể như không gian văn hóa CồngChiêng Tây nguyên, Nhã nhạc Cung đình Huế, các loại hình văn hóa dân gian(ca trù, hát quan họ, hát chầu văn .) nói chung là các giá trị của bản săc vănhóa dân tộc Bên cạnh việc khai thác tài nguyên để hoạt động, thì có các quyhoạch, các dự án, công trình xây dựng nên những môi trường du lịch nhân tạotrên cơ sở tích hợp các yếu tố của tự nhiên, giá trị văn hóa .Để tạo nên sựphong phú đa dạng các loại hình du lịch là những công viên, khu du lịch, khuvui chơi giải trí phức hợp Bất cứ hoạt động nào của dulịch cũng có tác động hai chiều đến môi trường của nó Cho nên trong hoạt độngdu lịch cần có những quy hoạch hợp lý, chính sách và dự án tối ưu nhất nhằmgiảm thiểu tác động đến môi trường.

2.3.Môi trường du lịch tự nhiên

Là một bộ phận cấu thành nên môi trường du lịch nói chung, bao gồm tậphợp các đối tượng tự nhiên sống (hữu cơ ) và không sống ( vô cơ ) Trong đó cónhững đối tượng tự nhiên chưa bị con người con người tác động và cả những đốitượng tự nhiên đã bị con người tác động, cải tạo ở những mức độ khác nhau,song vẫn bảo tồn được một phần hoặc toàn bộ các đặc tính tự phục hồi và pháttriển Môi trường du lịch tự nhiên là toàn bộ không gian, lãnh thổ bao gồm cácnhân tố thiên nhiên như : đất, nước, không khí, hệ động vật trên cạn và dướinước… và các công trình kiến trúc cảnh quan thiên nhiên – nơi tiến hành các

Trang 14

hoạt động du lịch.

Môi trường du lịch tự nhiên được cấu thành một loạt các môi trường tựnhiên bộ phận trong một hệ thống chung Các môi trường bộ phận này tồn tại vàphát triển theo các quy luật của mình song có liên quan tác động mật thiết vớinhau bằng vô số các quan hệ nhiều chiều trong tương quan nhân quả và giảiquyết các mâu thuẫn về phát triển Tuy nhiên vẫn đảm bảo bảo sự thống nhất nộitại giữa các môi trường bộ phận trong một môi trường chung.

Môi trường tự nhiên có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triểnvà đa dạng hóa các hoạt động du lịch, tạo tiền đề cho sự phát triển các khu dulịch Ví dụ như các khu du lịch nổi tiếng như Phong Nha – Kẻ Bàng, Hạ Long,Sa Pa, Đà Lạt … là những điểm du lịch dựa trên cơ sở môi trường tự nhiên vớinhững cảnh quan thiên nhiên đặc sắc Bởi vì các thành phần cơ bản của môitrường tự nhiên là những điều kiện cần thiết cho các hoạt động du lịch và có sứchấp dẫn lớn đối với du khách, chính vì vậy mà “chúng”được trực tiếp khai thácvào mục đích kinh doanh du lịch các nhân tố, điều kiện cơ bản của môi trườngdu lịch tự nhiên có tác động đáng kể nhất đối với du lịch có thể kể là vị trí địa lý,môi trường địa chất - địa mạo, thời tiết và khí hậu, môi trường nước, thủy văn vàđa dạng sinh học.

2.3.1.Vị trí địa lý

Vị trí địa lý của các khu du lịch có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triểndu lịch Vị trí của các khu du lịch càng gần các thị trường tiềm năng thì càngthuận tiện và thu hút nhiều du khách Bởi vì nếu quãng cách này quá xa thì sẽảnh hưởng tới sự chi trả của du khách cho vận chuyển, ảnh hưởng tới sức khỏecũng như mất thời gian tham quan của du khách do vận chuyển quá xa Tuynhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ vì khoảng cách càng xa thì càng có sứchấp dẫn cao đối với những du khách có khả năng chi trả cao, có tính hiếu kì vìsự tương phản và khác lạ của nơi tham quan và nơi ở của du khách.

2.3.2 Môi trường địa chất:

Trang 15

Địa hình của một khu vực là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài,là một thành phần quan trọng của tự nhiên và là nơi diễn ra mọi hoạt động củacon người Đặc điểm hình thái của địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình lànhững yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng cảnh quancủa khu vực đó Địa hình của một khu du lịch càng đa dạng,độc đáo và tươngphản thì càng có sức hấp dẫn đối với du khách Thực tế du khách rất thích nhữngnơi vừa có sự kết hợp của nhiều dạng địa hình thể hiện được vẻ đẹp hùng vĩ củavà thơ mộng của thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành Đặcbiệt của địa hình đồi núi (Sa Pa, Tam Đảo, Lang Biang…) địa hình kiểu Karstơ(Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng ) và kiểu địa hình ven bờ như đại dương, biển,sông hồ… có ý nghĩa quan trọng cho việc hình thành nên các vùng du lịch nổitiếng cũng như việc phát triển du lịch

2.3.3.Khí hậu và thời tiết

Đây là một trong những nhân tố quan trọng kiểm soát về mặt môi trườngtự nhiên, ảnh hưởng đến đất đai,động thực vật và các quá trình hoạt động địamạo Thông thường thì nững nơi có khí hậu và thời tiết đặc trưng,dễ chịu thì sẽcó sức lôi cuốn du khách ở những nơi khác hơn là những nơi có thời tiết khắcnghiệt Nói chung thì mỗi loại hình du lịch khác nhau thường đòi hỏi những điềukiện khí hậu khác nhau Ví dụ như khách du lịch biển sẽ ưu thích nhưng điềukiện khí hậu như: số giờ nắng trong ngày nhiều; không có mưa hoặc mưa íttrong thời vụ du lịch; nhiệt độ của không khí trung bình; nhiệt độ nước biển từ20 C đến 25 C Không chỉ vậy, mà tổ hợp của sự thay đổi theo mùa rõ rệt củacác đới nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và các hoạt động của ngànhdu lịch Sự thay dổi này sẽ quyết định tính đa dạng của các loại hình vui chơigiải trí của khu du lịch Trong việc đáp ứng các nhu cầu và thỏa mãn của dukhách thì khu du lịch có càng nhiều khả năng cung cấp các dịch vụ vui chơi giảitrí đa dạng thì càng thu hút được nhiều du khách hơn Ngoài ra điều kiện thờitiết và khí hậu còn ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc các

Trang 16

hoạt động về du lịch Những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt, khôhạn cũng gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động du lịch

Một nhân tố cũng không kém phần quan trọng trong du lịch là chất lượngkhông khí của khu du lịch Môi trường không khí ảnh hưởng đến việc quy hoạchcác khu du lịch nghỉ dưỡng, đến tổ chức mùa vụ khai thác du lịch Những biếnđộng của môi trường không khí như sự biến động về chế độ nhiệt,mưa,ẩm,gió… gây ra nhiều biến động đến đời sống sản xuất của cả nhân loại trongđó có cả hoạt động du lịch.

2.3.4.Môi trường nước:

Môi trường nước bao gồm nguồn nước mưa, nước mặt, nước ngầm Trongđó nguồn nước mặt có vai trò vô cùng quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến việc phát triển giao thông vận chuyển của du khách bằng đường thủy,khả năng cung cấp nước và chất lượng nước ( nước ngọt, nước biển, nước khoáng…) phục vụ cho nhu cầu , sinh hoạt, vui chơi , giải trí và tắm biển, nghỉ dưỡng,chữa bệnh của du khách Không những vậy mà môi trường nước còn kết hợp với các cảnh quan khác tạo nên những cảnh quan vô cùng sống động và hấp dẫn du khách Đồng thời môi trường nước còn có tác dụng lọc khí, tạo một môi trường không khí trong lành, dễ chịu.

Ngoài ra, nguồn tài nguyên nước mặt còn là nơi diễn ra các hoạt đông vui chơi, giải trí của du khách như các hoạt động thể thao, du ngoạn, tham quan sông nước, câu cá, tắm biển, lướt sóng…

2.3.5.Môi trường sinh học:

Đa dạng sinh học là mức độ phong phú của sự sống, là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên do tất cả các dạng sống trên trái đất tạo nên Đa dạng sinh học bao gồm tấtcả các loài sinh vật từ bé đến lớn đang sống trên trái đất, tất cả các gen có trong các loài đó, các hệ sinh thái, môi trường sống được tạo nên do các loài khác nhau sống chung trong những điều kiện nhất định của một vùng hay một khu vực nào đó Trong môi trường sinh học thì động vật và thực vật hoang dã có ý nghĩa quan trọng đối với giải trí và du lịch của con người Đồng thời, đa dạng

Trang 17

sinh học còn tạo sự hấp dẫn trong hoạt động du lịch Thực tế cho thấy rằng ở khu vực càng có đa dạng sinh học cao thì càng có sức thu hút du khách đến thamquan, du lịch, nghiên cứu.

Trong phát triển du lịch, các vườn quốc gia và cac khu bảo tồn thiên nhiêncó ý nghĩa rất lớn vì ở đó có sự tập trung đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm Một trong những mục tiêu xây dựng hệ thống vườn quốc gia nói trên là bảo vệ các khu cảnh quan tự nhiên, phục vụ mục đích khoa học, giáo dục và du lịch sinh thái Tuy nhiên những điểm du lịch ở các khubảo tồn cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại từ các loại côn trùng độc, rắn độc, cá độc… có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của du khách Vì vậy mà các khu du lịch này cũng cần có những thiết bị,dụng cụ để bảo vệ du khách khỏi những nguy hiểm đó

2.3.6.Tai biến môi trường:

Tai biến môi trường là các sự cố hay các rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người, hoặc do biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng ví dụ như :hạn hán, bão lụt, động đất…và các sự cố môi trường do con người gây ra như: rò rỉ hóa chất độc hại, cháy nổ, sử dụng bom nguyên tử….bất kỳ loại tai biến nào cũng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho du lịch nếu chúng làm thay đổi các điều kiên tự nhiên, xã hội và làm xáo trộn các hoạt động du lịch Ngoài ra, các tai biến môi trường xã hội, bắt nguồn từ các xung đột trong xã hội như xung đột tôn giáo, xung đột giữa các sắc tộc, giữa các quốc gia Tai biến môi trường sẽ làm giảm chất lượng môi trường du lịch, ảnh hưởng đến tính mạng du khách, tác động xấu đến tâm lý du khách, làm cho họ cảm thấy bất an khi lưu lại điểm du lịch đó Vì vậy, cùng với những biện pháp và nỗ lực chung để hạn chế các tai biến môi trường như sự sẵng sàng trongtình trạng đối phó với thiên tai, cũng cần có những nghiên cứu đánh giá và quan trắc mang tính khoa học cao nhằm thành lập các bản đồ, sơ đồ phân vùng tai biến các nguy cơ, sự cố nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong các hoat động phát triển du lịch Ngoài ra còn cần phải xây dựng các hệ thống cảnh báo, dự

Trang 18

báo sớm các chỉ thị về tai biến để làm cho du khách thực sự an tâm Hơn nữa, phải luôn coi trọng các vấn đề liên quan đến an ninh và an toàn cho du khách cũng như cho toàn xã hội.

Chương 2.Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và môi trườngtự nhiên

1.Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến sự phát triển của du lịch

Trang 19

Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề môitrường Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành kinhtế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng, và xã hội hoá cao như du lịch Môitrường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tínhhấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hútkhách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch.

Những ảnh hưởng chủ yếu của môi trường đến hoạt động phát triển dulịch được thể hiện trên Sơ đồ …

Sơ đồ 2.1:tác động của môi trường đến du lịch

Như vậy có thể thấy trạng thái môi trường (chất lượng, điều kiện, sự tai biến) ở những mức độ và khía cạnh khác nhau sẽ có những ảnh hưởng trựctiếp đến hoạt động phát triển du lịch.

cố-2 Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên2.1Tác động tích cực

2.1.1.Tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưutài nguyên và môi trường du lịch

Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảovệ tối ưu các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch góp phần tích cực vào việc

Trang 20

bảo tồn các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hóa –lịch sử - môi trường, tu bổ, bảo vệ hệ thống đền đài lịch sử, kiến trúc mỹ thuật.Ở Việt Nam hiện nay đã xác định và đưa vào bảo vệ cấp độ quốc gia 105 khurừng đặc dụng ( trong đó có 16 vườn quốc gia, 55 khu bảo tồn tự nhiên và 34khu rừng – văn hóa – lịch sử - môi trường.Tăng thêm mức độ đa dạng sinh họctại những điểm du lịch nhờ những dự án có các công viên cảnh quan, khu nuôichim thú hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụdu lịch.

2.1.2.Gia tăng nhận thức đối với môi trường

Du lịch có khả năng làm tăng nhận thức của cộng đồng về môi trường khihọ tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên và môi trường Sự tiếp xúc này khiến dukhách có thể nhận thức đầy đủ các giá trị của thiên nhiên và có những hành vi vàhoạt động có ý thức để bảo vệ môi trường.

Để phát triển bền vững trong một thời gian dài, du lịch phải kết hợp chặtchẽ các nguyên tắc và các hoạt động tiêu dùng bền vững Tiêu dùng bền vững làtạo ra các sản phẩm tiêu dùng được sản xuất bằng công nghệ sạch, và các dịchvụ, trong đó có dịch vụ du lịch được cung cấp theo phương pháp có thể giảmthiểu tác động vào môi trường Du lịch còn đóng vai trò quan trọng trong việccung cấp các thông tin môi trường và làm tăng nhận thức cho du khách vềnhững hậu quả môi trường do hoạt động của họ gây ra Các định hướng chokhách du lịch và những hoạt động kinh doanh sử dụng những hàng hóa và dịchvụ mà được sản xuất và cung cấp theo phương pháp bền vững về môi trường, từkhâu bắt đầu cho đến khi kết thúc, sẽ có những tác động tích cực đối với môitrường toàn cầu.

2.1.3 Bảo vệ và gìn giữ môi trường

Du lịch góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường, gìn giữ và bảo tồnđa dạng sinh học và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên Nhờ sựhấp dẫn đối với du khách mà các khu rừng tự nhiên hoặc nguyên sinh có giá trị

Trang 21

đều được bảo vệ và quy hoạch thành các vườn quốc gia hoặc các khu bảo tồnthiên nhiên.

Ở Hawaii, có những luật lệ và quy định được ban hành để để bảo tồn rừngmưa Hawaii và bảo vệ các loài bản địa Các rạn san hô xung quanh các đảo vàsinh vật biển thông qua đó cũng được bảo vệ Hiện nay, Hawaii đã trở thànhtrung tâm quốc tế nghiên cứu về các hệ sinh thái Sự phát triển của du lịch trêncác đảo cũng là động cơ chủ yếu để duy trì các hoạt động bảo vệ và nghiên cứuvề môi trường.

Grupo Punta Cana, một khu du lịch nổi tiếng của nước Cộng hoàDominica, đã đưa ra một hình thức phát triển du lịch cao cấp kết hợp với bảotồn Khu du lịch này được xây dựng để thu hút các du khách tầng lớp thượng lưuđến giải trí trong khi vẫn bảo vệ tốt môi trường ở Punta Cana Các nhà thiết kếđã dành riêng 10.000ha đất đai (tương đương với 24.700 mẫu Anh) để bảo tồnthiên nhiên và trồng các loài cây ăn trái bản địa Khu bảo tồn thiên nhiên PuntaCana có 11 suối nước ngọt được bao bọc bởi khu rừng á nhiệt đới với nhiều loàiđộng thực vật quý hiếm vùng Caribe đang tồn tại ở trạng thái tự nhiên Du kháchcó thể khám phá thế giới các loài chim, các loài thực vật vùng Caribe và “conđường thiên nhiên” dẫn ra biển qua rừng ngập mặn, đầm phá Khu sinh tháiPunta Cana đã khôi phục được rừng ở một số nơi cần được bảo vệ, những nơimà trước đây cây gụ bản địa và những loài cây khác bị khai thác Một số chínhsách bảo vệ môi trường khác cũng đã ảnh hưởng tích cực đến khu du lịch nàynhư các chương trình bảo vệ các dãi phòng hộ ven biển và xử lý nước thải để sửdụng tưới cây Các đường lăn bóng của sân gôn được trồng bằng một loại cỏ laicó thể tưới được bằng nước biển Loại cỏ này chỉ cần một nửa lượng phân bónvà thuốc trừ sâu so với các loại cỏ thường dùng Khu du lịch này được xây dựngnhư một phòng thí nghiệm đa dạng sinh học của Đại học Cornell.

Du lịch cũng đã có những ảnh hưởng tích cực đối với những nỗ lực bảo vệvà gìn giữ thiên nhiên, đáng chú ý là ở châu Phi, Nam Mỹ, châu Á, châu Úc vàNam Thái Bình Dương Trước nguy cơ nhiều loài động vật và thực vật đã trở

Trang 22

nên tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, nhiều nước đã thành lập các khubảo tồn thiên nhiên và ban hành luật nghiêm ngặt để bảo vệ các loài động vật cóthể thu hút du khách yêu chuộng thiên nhiên Kết quả là nhiều loài có nguy cơ bịđe doạ trước đây đã bắt đầu được khôi phục

Khung 2.1 Du lịch góp phần bảo vệ môi trường ở Great Lakes

Những con khỉ núi Gorilla, một trong những loài khỉ bị đe doạ nhiều nhất thếgiới ở vùng Hồ Lớn (Great Lakes) của Uganda, châu Phi đóng một vai tròquan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế và sinh thái của vùng Vùng cưtrú của loài khỉ này nằm ở biên giới phía Tây Bắc của Rwanda, phía Đôngnước Cộng hoà Dân chủ Công Gô và Đông Nam Uganda Bất chấp 10 nămkhủng hoảng chính trị và chiến tranh dân sự trong vùng, nhu cầu thu nhập từdu lịch liên quan đến loài khỉ này đã khiến các phe đối lập phải hợp tác vớinhau để bảo vệ những con khỉ và môi trường sống của chúng

Giấy phép theo dõi khỉ Gorilla bao gồm cả lệ phí vào vườn trị giá250USD, có nghĩa là chỉ với 3 nhóm khỉ được huấn luyện với tổng cộng 38con có thể tạo ra hơn 3 triệu USD thu nhập/năm, tức là 1 con tạo ra gần90.000 USD/năm cho Uganda Nguồn thu nhập từ du lịch góp phần thúc đẩysự phát triển của đất nước, vùng và địa phương Có được nguồn thu nhập từdu lịch như thế này ở những khu rừng nhạy cảm vùng núi châu Phi thì chắcchắn môi trường nguy cấp này sẽ được bảo vệ

(Nguồn: UNEP Great Apes Survival Project và Discovery Initiatives, 2002)

Du lịch có thể thay đổi những hoạt động gây ảnh hưởng lớn đến môitrường Minh chứng là Trường Ngôn ngữ Tây Ban Nha Ecoescuela de Espanolđược thành lập vào 1996 là một phần trong dự án Bảo tồn quốc tế làngGuatemalan ở San Andres Trường này nằm trong Khu bảo tồn sinh quyểnMaya, gắn những khoá học ngôn ngữ với các Tour sinh thái được hướng dẫn bởingười địa phương Khu bảo tồn này tuyển dụng gần 100 người dân, trong đó có

Trang 23

60% số người được thuê trước đây là khai thác gỗ trái phép, săn bắn và chặt phá,đốt rừng làm rẫy Mỗi năm khu bảo tồn tiếp nhận khoảng 1.800 du khách, phầnlớn trong số họ là từ Mỹ và châu Âu Một cuộc khảo sát kỹ lưỡng vào năm 2000cho thấy, các gia đình được hưởng lợi từ việc kinh doanh du lịch này đã giảmđáng kể hoạt động săn bắn cũng như chặt - đốt rừng lấy đất làm rẫy

Khung 2.2 Nâng cao nhận thức và tăng thu nhập ở Trung tâm quan sátĐười ươi Bohorok, Inđônêxia.

Quan sát những con đười ươi hoang dã và bán hoang dã trong môitrường sống tự nhiên của chúng là cơ hội để giáo dục môi trường một cáchhiệu quả cho một lượng lớn du khách địa phương Để nâng cao kinh nghiệmgiáo dục này, một trung tâm đang hoạt động ở Bohorok, phía Bắc Sumatralà trung tâm quan sát đười ươi đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn hệsinh thái rừng mưa Nhờ phát triển du lịch sinh thái, tất cả mọi khách dulịch đều có được những kinh nghiệm bổ ích và thú vị thông qua việc quansát những con đười ươi, thiên nhiên và hệ sinh thái rừng mưa nói chung.Điều này giúp họ nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo tồnrừng mưa Ngoài ra, du lịch còn đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho dân cưđịa phương Việc tăng cường sử dụng rừng một cách bền vững sẽ tạo ranhững thay đổi tích cực, giảm việc khai thác gỗ, săn bắn và buôn bán sinhvật hoang dã

(Nguồn: Chương trình bảo tồn Đười ươi Sumatra (UNEP, 2003)

2.1.4.Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch

Du lịch góp phần tích cực tu sửa phát triển cảnh quan đô thị, cảnh quan tạicác điểm du lịch như tu sửa nhà cửa thành những cơ sở du lịch mới, cải thiệnmôi trường cho cả du khách và cư dân địa phương bằng cách gia tăng phươngtiện vệ sinh công cộng, đường sá thông tin, năng lượng, nhà cửa xử lí rác và

Trang 24

nước thải được cải thiện, dịch vụ môi trường được cung cấp Hạn chế các lantruyền ô nhiễm cục bộ trong khu dân cư nếu như các giải pháp hạ tầng, kỹ thuậtđồng bộ được áp dụng

Đối với các làng chài ven biển trong khu vực được xác định phát triểnthành các khu du lịch biển.

Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống chưa được sửdụng hiệu quả Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt độngdân sinh kinh tế tại các khu vực phát triển du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuậttrong cấp thoát nước được sử dụng.

- Ô nhiễm không khí và tiếng ồn

Ô nhiễm không khí và tiếng ồn xảy ra gắn liền với các hoạt động xâydựng các công trình du lịch, giao thông vận chuyển hành khách, quá trình tổ

Trang 25

chức các hoạt động phục vụ khách Nguyên nhân là do khí thải, tiếng ồn từ cácloại máy xây dựng, các phương tiện giao thông và bụi bẩn trong không khí, doquá trình đốt củi, than, dầu, ga để đáp ứng nhu cầu về năng lượng ở các cơ sởdu lịch

Do sự gia tăng lượng khách và số lần đi du lịch nên giao thông bằngđường hàng không, đường bộ và đường sắt cũng ngày càng phát triển Theo Tổchức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), số lượng hành khách hàng khôngquốc tế trên thế giới đã gia tăng từ 88 triệu hành khách vào năm 1972 lên 344triệu khách năm 1994 và 598 triệu khách năm 2004 Kết quả của sự gia tăng nàylà ngày nay trong vận chuyển bằng đường hàng không, khách du lịch chiếm 60%tổng hành khách nên du lịch cũng là tác nhân quan trọng trong việc gây ra ônhiễm cho bầu khí quyển Một công trình nghiên cứu ước tính rằng một chuyếnbay vượt Đại Tây Dương thải ra gần bằng một nửa lượng CO2 do một người thải

ra trung bình hàng năm khi sử dụng các nguồn năng lượng như phát điện, đốt

nóng, sử dụng ô tô (Mayer Hillman, 1996)

Việc sản xuất và sử dụng năng lượng trong giao thông có liên quan đếnmưa axít, hiệu ứng nhà kính và sương mù quang hoá Ô nhiễm không khí doviệc sử dụng năng lượng trong các phương tiện giao thông dùng để vận chuyểnkhách du lịch thải ra carbon dioxide (CO2) đã có những tác động ở quy mô toàncầu, và nó cũng góp phần làm cho môi trường không khí ở địa phường ô nhiễmnhiều hơn Những tác động này rõ ràng hoàn toàn là do hoạt động của khách dulịch Ví dụ như ở các nước rất nóng hay rất lạnh, các xe buýt chở du khách trongcác tour vẫn để động cơ nổ nhiều giờ trong khi du khách đã ra khỏi xe đi thamquan vì họ muốn sau khi tham quan xong sẽ được vào trong một chiếc xe cóđiều hoà không khí

Khung 2.3 Du lịch gây ra ô nhiễm tiếng ồn ở Vườn Quốc gia

Trang 26

Vào mùa đông năm 2000, có 76.271 người đến Vườn Quốc gia Yellowstonebằng xe mô tô trượt tuyết, nhiều hơn so với lượng khách đến bằng cácphương tiện khác như ô tô buýt (40.727 người), xe ô tô có gắn thiết bị hỗ trợđi trên tuyết (10.779 người) và ván trượt tuyết (512 người) Một cuộc điềutra âm thanh của xe mô tô trượt tuyết ở Yellowstone cho thấy rằng người tanghe tiếng ồn của nó trong khoảng 70% thời gian ở 11 trong 13 địa điểmđược chọn làm nơi khảo sát và 90% thời gian ở 8 địa điểm khác Đặc biệt, ởmạch nước phun Old Faithful, âm thanh của xe mô tô trượt tuyết hầu nhưđược nghe trong suốt thời gian nghiên cứu, thậm chí âm thanh này không bịát đi bởi tiếng phun của nước

(Nguồn: UNEP, 2002)

Ô nhiễm tiếng ồn từ máy bay, xe ô tô, xe buýt cũng như các phương tiệngiải trí khác (karaoke, dancing ) liên quan đến ngành du lịch ngày càng gia tăngtrong đời sống hiện đại Nó không chỉ gây khó chịu, stress và thậm chí mất thínhgiác đối với con người mà còn làm suy thoái môi trường tự nhiên, đặc biệt là ởnhững khu vực nhạy cảm

- Ô nhiễm nước

Du lịch có thể làm ô nhiễm nước thông qua các hoạt động:

+ Xả thải bừa bãi các vật liệu xây dựng, đất đá và các chất nạo vét; vứt ráchoặc xả nước thải bừa bãi vào các nguồn nước trong quá trình xây dựng, thảimột lượng xăng dầu nhất định trong quá trình vận hành các thiết bị xây dựnglàm ảnh hưởng đến cả nước mặt lẫn nước ngầm.

+ Giải phóng mặt bằng và san ủi đất để xây dựng các công trình và làmđường gây xói mòn và sạt lở đất đá, chặt phá rừng ngập mặn để xây bến cảng.

+ Các phương tiện giao thông đường thủy (tàu, thuyền du lịch, ca nô )thải ra dầu mỡ, các chất hydro cacbon, vào các nguồn nước.

Ngày đăng: 13/11/2012, 09:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng1.1.Thay đổi thị phần khách du lịch - Giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên
Bảng 1.1. Thay đổi thị phần khách du lịch (Trang 11)
Bảng.1.2. Hiện trạng khách du lịch quốc tế đến các nước Đông Na mÁ giai đoạn 1995-2002 - Giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên
ng.1.2. Hiện trạng khách du lịch quốc tế đến các nước Đông Na mÁ giai đoạn 1995-2002 (Trang 12)
Hình 2.1 - Giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên
Hình 2.1 (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w