Doanh nghiệp nhà nước và các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần phát triển khá ổn định, hàng năm đóng góp trên 85% GTSXCN của toàn vùng; các cơ sở sản xuất nhỏ của hộ kinh do
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết lập quy hoạch
Vùng Đông Nam Bộ (gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh) là vùng phát triển kinh tế năng động, dẫn đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, là hạt nhân then chốt của vùng trọng điểm kinh tế phía Nam
Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020 đã xác định quan điểm phát triển dịch vụ vùng Đông Nam Bộ là
“cần tập trung đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ với tốc độ nhanh và chất lượng cao, trở thành trung tâm dịch vụ tầm cỡ khu vực Đông Nam Á ” Đối với
du lịch là “sớm trở thành vùng trọng điểm du lịch cả nước với những sản phẩm
du lịch đặc sắc, có tính cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế” Mục tiêu phát triển sản phẩm du lịch là “đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Du lịch cuối tuần, du lịch MICE, du lịch mua sắm, du lịch văn hóa, lịch sử, nghỉ dưỡng núi, nghỉ dưỡng biển; du lịch sinh thái; du lịch dưỡng bệnh Phấn đấu đến năm 2015 đón được 15 triệu lượt khách, trong đó có 4 triệu lượt khách quốc tế và tổng thu từ khách du lịch đạt 3 tỷ USD; đến năm 2020 đón được 18 triệu lượt khách trong đó khách quốc tế là 5 triệu lượt khách và tổng thu từ khách du lịch đạt 5 tỷ USD” Thời gian qua, du lịch vùng Đông Nam Bộ đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội; tạo nên nhiều công ăn việc làm, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo; củng
cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn thể hiện qua các chỉ tiêu cơ bản như đến năm 2013 đã đón được 4,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 18,8 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 65,4 ngàn tỷ đồng (tương đương 3 tỷ USD); tạo ra được 87,9 ngàn lao động trực tiếp và 160 ngàn lao động gián tiếp Có được kết quả trên là do ngành Du lịch đã nhận được quan tâm của Tỉnh, Thành uỷ, HĐND, UBND các tỉnh, thành và sự giúp đỡ, phối hợp của các ngành, các cấp trong Vùng, đồng thời có sự cố gắng và nổ lực của cán bộ công nhân viên trong ngành du lịch
Hiện nay, nền kinh tế nước ta hòa nhập toàn diện sâu rộng với thị trường thế giới và khu vực, đặc biệt là sau khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, cạnh tranh trên thị trường sẽ xảy ra gay gắt hơn bao giờ hết; không chỉ xảy ra trên thị trường quốc tế mà còn trong thị trường nội địa, không chỉ một phạm vi, một địa bàn, một tỉnh mà lan tỏa ra trên diện rộng, nhiều lĩnh vực sẽ tác động và thách thức đến phát triển bền vững du lịch vùng Đông Nam Bộ
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, phát triển du lịch của vùng Đông Nam Bộ vẫn còn manh mún, chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu tầm nhìn tổng thể ổn định, bền vững và sự liên kết phát triển du lịch toàn Vùng
Để thực hiện các chỉ tiêu của Chiến lược phát triển du lịch đối với Vùng, cần phải có những định hướng mang tính đột phá gắn với việc liên kết phát triển
du lịch các địa phương trong Vùng, khai thác hợp lý tài nguyên, xây dựng
Trang 2thương hiệu du lịch Vùng Theo đó, việc xây dựng "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030" là cần thiết
2 Căn cứ lập quy hoạch
2.1 Căn cứ pháp lý
- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
- Luật Di sản văn hoá số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/06/ 2009;
- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11ngày 29/11/2005;
- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11ngày 29/11/2005;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009
2.2 Các căn cứ khác
- Nghị quyết 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị khóa IX và kết luận số 27-KL/TW ngày 2/8/2012 của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết 53-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về việc đẩy mạnh phát triển kinh tế
xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam;
- Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011 của Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)
và accs Nghi quyết của Chính phủ xét duyệt Quy hoạch sử đất cho ĐNB;
- Nghị định 92/2007/NĐ - CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
- Nghị định 180/2013/NĐ - CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 92/2007/NĐ - CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Di sản văn hóa;
- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 943/QĐ-TTg ngày 20/7/2012 của Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020;
Trang 3- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Thông tư 01/2007/TT- BKH ngày 07/2/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ - CP ngày 07/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT ngày 9/2/2012 của Bộ KH-ĐT về hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Quyết định số 1594/QĐ-BVHTTDL ngày 3/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao nhiệm vụ soạn thảo “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 3624/QĐ-BVHTTDL ngày 21/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt nội dung đề cương “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
- Các báo cáo quy hoạch các ngành kinh tế và sản phẩm chủ yếu có liên quan trên địa bàn Đông Nam Bộ;
- Tiềm năng và phát triển du lịch các tỉnh trong vùng đến năm 2013; nhu cầu và xu thế phát triển du lịch quốc tế, khu vực và trong nước trong giai đoạn mới;
- Các số liệu thống kê, sách báo và tài liệu khác liên quan
3 Giới hạn, phạm vi lập quy hoạch
3.2 Về thời gian
- Số liệu hiện trạng dùng để phân tích, đánh giá từ năm 2000 đến năm
2013 (trong đó chủ yếu phân tích các số liệu giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2013)
- Định hướng trong Quy hoạch từ 2014-2020, tầm nhìn đến năm 2030
4 Quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ lập quy hoạch
4.1 Quan điểm
Trang 4Bảo đảm các nguyên tắc về quy hoạch được quy định trong Luật Du lịch:
- Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐNB; Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch các ngành có liên quan trên địa bàn
- Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội
- Bảo vệ, phát triển tài nguyên và môi trường du lịch giữ gìn và phát huy các giá trị di tích và bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn Vùng
- Bảo đảm tính khả thi, cân đối cung và cầu du lịch
- Phát huy lợi thế du lịch của Vùng, tạo sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch
- Bảo đảm công khai trong quá trình lập và công bố quy hoạch
Tăng cường tính liên kết vùng để phát huy lợi thế Vùng, địa phương trong Vùng, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, đáp ứng nhu cầu du lịch
2 Phân tích, đánh giá các nguồn lực và hiện trạng phát triển du lịch Vùng;
3 Xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất và quy mô phát triển;
4 Dự báo và luận chứng các phương án phát triển du lịch Vùng đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
5 Định hướng: Thị trường và sản phẩm du lịch; tổ chức không gian du lịch, kết cấu hạ tầng; cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; đầu tư phát triển du lịch; nguồn nhân lực du lịch; liên kết phát triển du lịch; nhu cầu sử dụng đất du lịch;
6 Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch
và môi trường;
7 Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch
5 Phương pháp lập quy hoạch
5.1 Phương pháp thu thập tài liệu: Được sử dụng để lựa chọn những tài liệu, số liệu, những thông tin có liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch Phương pháp này là tiền đề giúp cho việc phân tích, đánh
Trang 5giá tổng hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu một cách khách quan và
chính xác
5.2 Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích, đánh giá toàn diện các nội dung, các đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch như: thực trạng tiềm năng tài nguyên du lịch; thực trạng công tác tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên
du lịch; thực trạng phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; thực trạng biến động của môi trường du lịch; thực trạng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế du lịch
5.3 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Điều tra, kiểm tra chứng các tư liệu và số liệu trên thực tế Thông qua phương pháp này cho phép xác định cụ thể hơn vị trí, ranh giới, quy mô cũng như tầm quan trọng của các đối tượng nghiên cứu; đồng thời còn cho phép xác định khả năng tiếp cận đối tượng (xác định được khả năng tiếp cận bằng các loại phương tiện gì từ thị trường khách du lịch đến các điểm tài nguyên)
5.4 Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến các chuyên gia trong và ngoài nước để hoàn thiện các kết quả phân tích đánh giá, các dự báo phát triển phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển chung
5.5 Phương pháp bản đồ: Được sử dụng để thể hiện các số liệu, tư liệu
về tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch trên toàn bộ lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ cũng như vị trí vai trò du lịch vùng trong mối liên hệ phát triển du lịch quốc gia và khu vực.
Trang 6PHẦN THỨ NHẤT ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG
ĐÔNG NAM BỘ (GIAI ĐOẠN 2000-2013)
I CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
1 Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội
1.1 Đặc điểm tự nhiên của Vùng
Phía Tây và Tây Nam của vùng ĐNB tiếp giáp với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông và Đông Bắc giáp các tỉnh phía Nam vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và biển Đông, phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia có đường biên giới dài 618 km qua các cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát (Tây Ninh), Hoa Lư (Bình Phước)
Đông Nam Bộ có huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) ở tọa độ khoảng 8042 B, 106037 Đ là huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc
ĐNB nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long với những vùng đất đồi
gò, lượn sóng Phía Nam có độ cao trung bình từ 20 - 200m, độ dốc phổ biến không quá 150, rải rác một số ngọn núi trẻ, độ cao địa hình thay đổi từ 200 - 600m
Cấu trúc địa chất cơ bản của khu gồm 3 tầng:
- Trên cùng là tầng đá bazan trẻ dày khoảng 100m, mặt bị phong hóa tạo thành lớp đất đỏ bazan dày
- Lớp phù sa cổ, bị đá ong hóa mạnh
- Dưới cùng là đá gốc cát kết, đá phiến, tuổi Cổ sinh và Trung sinh
Các núi đá xâm nhập Granit xuất hiện trên mặt bán bình nguyên đất xám, đất đỏ dưới dạng các núi đơn độc vươn cao trên đồng bằng như:
Núi Chứa Chan cao 839m (Đồng Nai)
Núi Bà Rá cao 723m (Bình Phước)
Núi Bà Đen cao 986m (Tây Ninh)
Núi Dinh cao 491m (Bà Rịa - Vũng Tàu)
Nhìn từ xa bán bình nguyên đất đỏ bazan làm thành dãy đất cao và dài chồng lên bề mặt đất xám phù sa cổ
1.1.2 Khí hậu
Trang 7Vùng ĐNB là vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như
ít thay đổi trong năm, các diễn biến thất thường về khí hậu quanh năm rất nhỏ,
ít có thiên tai, không quá lạnh, ít ảnh hưởng của bão
Lượng mưa trung bình 1.500mm, mùa mưa từ tháng 5 - 10, mùa khô là các tháng còn lại, trong mấy năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên đã xuất hiện hạn hán, lượng mưa giảm ở một số khu vực
1.1.3 Thủy văn
Là khu vực có các sông lớn và dài như: sông Đồng Nai lớn thứ 3 của Việt Nam (sau hệ thống sông Hồng - Thái Bình và sông Mê Kông), sông Sài Gòn, sông Bé, sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Vàm Cỏ Đông, sông Thị Vải… và
264 các sông suối khác với mật độ phân bố tương đối thấp 0,5km/km2
Nguồn nước mặt với 02 hồ chứa lớn là hồ Dầu Tiếng và Trị An dung tích khoảng 3,6 tỷ m3, ngoài ra còn có một số hồ nhỏ ở phía Đông với tổng lượng nước mặt dự trữ trong vùng khoảng 4 tỷ m3
1.1.4 Tài nguyên tự nhiên
- Tài nguyên đất được chia thành 12 nhóm, trong đó có 03 nhóm có diện tích lớn và chất lượng tốt (đất nâu đỏ trên nền bazan, đất nâu vàng trên nền bazan và đất xám trên nền phù sa cổ); ngoài ra có đất xám bạc màu, sau đến đất
đỏ Feralit màu nâu trên đá bazan, còn tỉ lệ nhỏ là đất đen, đất Feralit đỏ vàng trên các đá trầm tích, đất phù sa mới dọc theo bãi sông, đất mặn và đất cát biển
Phân bố các loại đất tập trung thành những vùng lớn trên những vùng đồi thấp lượn sóng ở Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai thích hợp phát triển các cây công nghiệp dài ngày (cao su, cà phê, điều…), cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, lạc, mía, thuốc lá…) trên quy mô lớn; ngoài
ra có dọc theo thung lũng sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông La Ngà có đất phù sa sông trồng cây lương thực, cây hoa màu…
- Tài nguyên nước mặt tập trung tại hệ thống sông, rạch, các hồ trong vùng như sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, các hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng… có diện tích lưu vực nước khoảng 44,1 nghìn km2 Tổng lượng nước trung bình hàng năm khoảng 37 tỷ m3, bằng khoảng 4,4% so với cả nước, trong
đó gần 10% nguồn nước từ bên ngoài chảy vào; nước mùa cạn đạt khoảng 4,2
tỷ m3, bằng 11%, 3 tháng cạn nhất đạt khoảng trên 1,2 tỷ m3, bằng khoảng 3%
và lượng nước tháng cạn nhất chỉ vào khoảng gần 0,37 tỷ m3 và bằng 1% so với tổng lượng nước trung bình cả năm Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn, ước tính 12 triệu m3/ngày, phân bố trong 5 tầng chứa ở độ sâu từ 50 - 200m, tập trung nhiều nhất ở ven các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn
- Tài nguyên rừng: Diện tích rừng tự nhiên phân bố không đồng đều trong vùng, phần lớn rừng giàu tập trung ở Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vùng Tàu và một phần ở TP Hồ Chí Minh Hệ sinh thái rừng gồm 3 loại chủ yếu sau:
+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới tại thượng nguồn sông Đồng Nai
Trang 8+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ
+ Hệ sinh thái rừng núi tiếp giáp biển tại Bà Rịa - Vũng Tàu, khu vực huyện Xuyên Mộc, Đồng Nai
Đa dạng hệ sinh thái tập trung tại các khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập, hồ Thác Mơ, núi Bà Rá, sóc Bom Bo, khu du lịch Trảng Cỏ - Bầu Lạch… (Bình Phước); VQG Lò Gò - Xa Mát, hồ Dầu Tiếng, núi Bà Đen (Tây Ninh); VQG Cát Tiên, rừng Mã Đà, hồ Trị An (Đồng Nai); rừng ngập mặn Cần Giờ - Nhơn Trạch (TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai); VQG Côn Đảo, rừng nguyên sinh Bình Châu - Phước Bửu (Bà Rịa - Vũng Tàu)…
- Tài nguyên biển: Vùng ĐNB có chiều dài bờ biển gần 180km với thềm lục địa rộng trên 100.000 km2 có tiềm năng tài nguyên về trữ lượng dầu khí, thủy hải sản, muối, hệ sinh thái biển ; tài nguyên biển gắn liền với Côn Đảo và VQG Côn Đảo; tài nguyên về các bãi biển đẹp, nước trong tại Vũng Tàu rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, trong đó có du lịch
- Tài nguyên khoáng sản: Vùng ĐNB có 243 mỏ như dầu khí, quặng titan, quặng bôxít ,than bùn, nước khoáng, đá xây dựng, đá quý, cát thủy tinh , trong đó dầu khí có trữ lượng lớn nhất khoảng 4 - 5 tỉ tấn dầu và 485 - 500 tỉ tấn
m3 khí có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của cả nước
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của Vùng
1.2.1 Về kinh tế
Các chỉ tiêu tăng trưởng Vùng đạt tốc độ tăng trưởng cao so với các vùng trong cả nước, các khu vực trong vùng đều có bước phát triển vượt bậc và khá bền vững về các phương diện cơ sở kinh tế, vốn đầu tư, sản phẩm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
GDP giai đoạn 2010 - 2012 tăng trưởng bình quân đạt 13,51%/năm Giá trị gia tăng mức đóng góp năm 2012 của TP.Hồ Chí Minh là 57%, Bà Rịa-Vũng Tàu là 20%, Đồng Nai 9,9% Thu nhập GDP/người toàn vùng năm 2010 là 54,3 triệu đồng, đến năm 2012 là 56,0 triệu đồng (phụ lục 1)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001 - 2005 tăng tỷ trọng ngành công nghiệp từ 57,5% (2000) lên 58,3% (2005) nhưng lại giảm dần vào các giai đoạn tiếp theo đến năm 2010 là 53,3% và năm 2012 là 37% Đối với ngành dịch
vụ ổn định giai đoạn 2000-2005 là 38,7%, tăng tỷ trọng trong các năm sau và đến năm 2010 là 41,5%, năm 2012 là 52%
Huy động vốn đầu tư đạt mức tăng trưởng cao nhất cả nước, tổng số vốn huy động đầu tư phát triển toàn vùng giai đoạn 2010 - 2012 đạt 280,39 ngàn tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách là 12,3%, vốn FDI là 36% Lĩnh vực vốn đầu
tư vào các ngành dầu khí, công nghiệp, hóa chất, dịch vụ , trong đó có đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như các khu du lịch, lưu trú, vui chơi giải trí, vận chuyển du lịch Địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất là TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu
Lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân trong vùng tăng nhanh về số lượng hàng năm, các khu vực thu hút lao động nhiều là khu, cụm
Trang 9công nghiệp, các nhà máy, dịch vụ, ngân hàng , lao động trong các ngành trên địa bàn là nguồn khách quan trọng cho phát triển du lịch Về cơ cấu lao động của vùng chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế giảm dần lao động trong nông, lâm, ngư nghiệp và tăng dần quy mô lao động trong các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt trong các ngành dịch vụ du lịch
Hiện trạng phát triển một số ngành có liên quan đến ngành du lịch:
+ Ngành công nghiệp: Vùng ĐNB có vai trò đầu tàu trong phát triển các ngành công nghiệp của cả nước; bao gồm các ngành: khai thác và chế biến dầu khí, phát điện, chế biến nông lâm sản, cơ khí chế tạo, cơ điện tử, điện tử, hoá chất, dệt may, da giầy Tính đến cuối năm 2012, tổng số cơ sở công nghiệp toàn vùng là 102 ngàn cơ sở, tăng gấp 1,45 lần so với năm 2000 TP Hồ Chí Minh chiếm đến 60%, Đồng Nai là 5,8%, Bình Dương là 13,2% Doanh nghiệp nhà nước và các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần phát triển khá ổn định, hàng năm đóng góp trên 85% GTSXCN của toàn vùng; các cơ sở sản xuất nhỏ của hộ kinh doanh tư nhân tuy có số lượng lớn, chiếm tới khoảng 80% - 90% số cơ sở sản xuất công nghiệp toàn vùng, nhân lực lao động ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong số lao động của toàn vùng đây là nguồn khách quan trọng để phát triển du lịch vùng
+ Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: Tăng trưởng giá trị sản xuất trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tương đối khá giai đoạn 2001 - 2005 đạt bình quân 6,3%/năm, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 5,2%/năm (tương đương trung bình cả nước là 5,1%/năm), giai đoạn 2011 - 2013 đạt 4,3%; giá trị sản xuất có mức tăng trưởng khá nhưng không ổn định do ảnh hưởng điều kiện thời tiết và dịch bệnh Một số tiến bộ đạt được của vùng là giá trị sản xuất nông nghiệp về trồng lúa, cây ăn quả có mức tăng trưởng cao, góp phần bảo đảm an ninh lương thực và cho xuất khẩu; ngành lâm nghiệp đang duy trì và tăng tỷ lệ che phủ của rừng; mô hình thủy sản về khai thác, nuôi trồng thủy sản lại phát triển tính đa dạng hơn Ngành nông, lâm, thủy sản trên địa bàn đóng góp quan trọng về cung cấp lương thực thực phẩm cho phát triển du lịch trong Vùng
1.2.2 Về xã hội
Theo niên giám thống kê các tỉnh đến năm 2012, dân số vùng ĐNB là 15.304.752 người, chiếm 16,6% dân số Việt Nam là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất nước, trong đó tăng cơ học là chủ yếu do thu hút nhiều lao động từ các địa phương khác đến làm việc các cơ sở kinh tế, khu công nghiệp (KCN); đây
là Vùng có nhiều cơ sở đào tạo nên có nhiều học sinh sinh viên đến học tập, nghiên cứu nên đã góp phần tăng quy mô dân số trong Vùng
Vùng có độ tuổi dân số trẻ, tỉ lệ nữ là 51,41%, cao hơn mức trung bình của toàn quốc (50,8%), tỉ lệ biết chữ của dân số Đông Nam Bộ là 98%
Mật độ dân số của ĐNB là 617 người/km2, song phân bố dân cư không đều giữa các tỉnh và thành phố, dân số tập trung chủ yếu ở thành phố lớn, các tỉnh có nhiều khu công nghiệp
Nguồn lực dồi dào có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất; lực lượng lao động có chuyên môn và tay nghề cao
Trang 10Tỷ suất nhập cư cả khu vực ĐNB là 25% tính vào năm 2012, tỷ suất nhập
cư tăng mạnh ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh
Lực lượng lao động trên 15 tuổi chiếm 55,29% tổng dân số toàn khu vực, tạo nguồn lao động trẻ đầy năng lực phát triển nền kinh tế khu vực và cả nước Tuy nhiên, tỷ lệ lao động trên 15 tuổi có việc làm chỉ chiếm 53,2% trên tổng số lao động có độ tuổi lao động toàn khu vực
Mạng lưới các trường tăng đáng kể, đội ngũ giáo viên các trường đại học, cao đẳng tăng cả về lượng và trình độ, quy mô đào tạo các trường đại học ở các khối có chênh lệch nhau đáng kể: khối kinh tế chiếm 37%, khối công nghệ chiếm 36%, khối sư phạm chiếm 6%, khối khoa học tự nhiên chiếm 1,8% Sự phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục không chỉ mang lại trình độ dân trí cho vùng mà còn đóng góp tính cực vào phát triển trình độ tay nghề cho du lịch
Mạng lưới y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã nhận được sự quan tâm đáng kể của Nhà nước, xã hội và cộng đồng; các chỉ tiêu về sức khỏe cộng đồng ngày càng tăng như: tuổi thọ đạt trên 75 tuổi, các bệnh xã hội và bệnh truyền nhiễm đã được kiềm chế và giảm rỏ rệt
2 Tài nguyên du lịch
2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Đặc điểm một số tài nguyên tự nhiên quan trọng có ý nghĩa đối với phát triển du lịch vùng ĐNB bao gồm:
2.1.1 Tài nguyên du lịch biển đảo
Tài nguyên biển: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có tiềm năng tài nguyên biển cao nhất Vùng, trong đó có bờ biển dài 305,4km với khoảng 156km bờ biển có các bãi cát trắng thoai thoải để có thể xây dựng các khu du lịch, cơ sở lưu trú nghỉ dưỡng cho khách du lịch; các bãi biển khu vực này có nước biển trong xanh, độ dốc vừa phải, sóng không quá lớn nên thu hút khách du lịch Có nhiều bãi biển đang được khai thác phục vụ khách du lịch: bãi Trước, bãi Sau, bãi Thùy Vân, hồ Tràm; một số bãi biển tiềm năng có thể phát triển các sản phẩm du lịch biển là bãi Vọng Nguyệt, bãi Chí Linh, bãi Đồi Nhái, bãi Lộc An, bãi Hồ Cốc, bãi Suối Ồ Bên cạnh đó, tài nguyên biển của tỉnh tại Côn Đảo; tuy có ít bãi biển nơi đây ít hơn so với đất liền nhưng có giá trị hoang sơ và có môi trường tự nhiên rất tốt nên đang thu hút rất nhiều khách du lịch; các bãi biển thu hút khách du lịch là bãi An Hải, bãi Lò Vôi
Tài nguyên biển tại khu vực huyện Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh), tuy rằng các bãi biển không đẹp như các bãi biển tại TP.Vũng Tàu nhưng lại có tiềm năng tài nguyên biển gắn liền với hệ sinh thái rừng ngập mặn; bãi biển tập trung phía Nam của khu rừng ngập mặn là nơi có các bãi có cát mịn phù hợp với bãi tắm, không khí ở đây thoáng và mát, chất lượng nước biển phù hợp với du lịch nghỉ dưỡng, là bãi biển thu hút nhiều khách du lịch vì TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận
Về điều kiện thời tiết và khí hậu tại các khu vực này rất thuận lợi cho khai thác để phát triển du lịch quang năm
Trang 11Tiềm năng du lịch biển còn có tiềm năng về thủy hải sản, đây là đặc sản của du lịch biển Vùng Tàu gồm: những loại thực phẩm cao cấp như bào ngư, tôm hùm, cua huỳnh đế, mực… ở khu vực này ngon nổi tiếng và rẻ Bên cạnh
đó, các sản phẩm hàng hóa khác sản xuất từ biển như hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm cũng rất có giá trị đối với du lịch
Đặc điểm tài nguyên biển là có sự gắn kết với các tài nguyên du lịch khác trong Vùng tạo nên tính hấp dẫn sản phẩm du lịch như: tài nguyên du lịch nhân văn là các di tích lịch sử cách mạng như nhà tù Côn Đảo, Chiến khu Rừng Sác, căn cứ tại núi Dinh, đình chùa ; tài nguyên phi vật thể như: đình đền; tài nguyên tự nhiên như: rừng nguyên sinh và suối nước nóng Bình Châu
2.1.2 Tài nguyên du lịch sinh thái
Đa dạng sinh học của vùng ĐNB đã góp phần quan trọng đối với phát triển du lịch sinh thái, số lượng khách du lịch đến tham quan tại VQG, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn, các khu rừng ngập mặn ngày càng tăng Sau đây
là một số tài nguyên sinh thái quan trọng:
- Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được UNESCO công nhận ngày 29/6/2011 với tổng diện tích là 969,9 ngàn ha, vừa có tiềm năng tài nguyên hệ sinh thái, vừa có tiềm năng tài nguyên du lịch nhân văn
- Khu dữ trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh) với diện tích 70 ngàn ha, được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới với đa dạng sinh học cao; đây là nơi cư trú của nhiều loài chim nước, chim
di cư và một số loài động vật lưỡng cư trên cạn, trong đó có tới 9 loài quý hiếm được ghi trong sách Đỏ của thế giới
- Tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên tại VQG.Cát Tiên (Đồng Nai), VQG.Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), VQG.Bù Gia Mập (Bình Phước), VQG.Lò
Gò - Xa Mát (Tây Ninh)
2.1.3 Tài nguyên du lịch gắn liền với cảnh quan núi
Tài nguyên du lịch gắn liền với cảnh quan núi có ý nghĩa đối với phát triển du lịch
- Núi Bà Đen (Tây Ninh) Tại các các phường: Ninh Sơn, Thạnh Tân, Suối Đá và xã Phan thuộc TP.Tây Ninh và huyện Dương Minh Châu; được cấu tạo bởi đá Granit, Granodionit… nên đỉnh khá nhọn và nền tương đối dốc với 3 đỉnh cao: Núi Bà 986m, Núi Phụng 372m và Núi Heo 335m, nơi đây có nhiều hang động và hệ sinh thái có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch Đây còn được công nhận là Quần thể di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng núi Bà
- Núi Bà Rá (Bình Phước) Núi nằm trên địa phận phường Sơn Giang thị
xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, có độ cao là 723m, tại đây có nhiều di tích lịch sử được đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia
- Núi Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu) Núi Dinh có độ cao khoảng 500m với tổng diện tích toàn khu vực gần 60km² được xem là ngọn núi cao và độc đáo nhất của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Trang 12- Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Ray hay núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, là ngọn núi cao thứ hai khu vực Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long, với chiều cao 800m so với mặt nước biển Núi Chứa Chan nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ về suối, rừng tự nhiên, hang động và hệ thống chùa chiền Nơi đây có thể tổ chức nhiều loại hình du lịch
- Núi Cậu (Bình Dương) với tổng diện tích hơn 1600 ha, gồm 21 ngọn,
có trữ lượng gỗ quý như: gõ, căm xe, giáng hương, bằng lăng và nhiều loại thảo mộc khác Nơi đây cũng gắn liền với du lịch tâm linh, hàng năm thu hút hàng ngàn khách du lịch đi lễ miếu thờ “Cậu Bảy”, chùa Thái Sơn Khu vực này cũng là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử cách mạng qua các thời kỳ
2.1.4 Tài nguyên du lịch tự nhiên gắn liền với cảnh quan, hệ sinh thái sông, hồ
Hệ thống sông, hồ nhiều và đa dạng với nhiều phong cảnh đẹp, có tiềm năng hệ sinh thái để xây dựng các sản phẩm thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí như:
- Sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, sông Đồng Nai đây là những con sông lớn, có nhiều phong cảnh đẹp, hệ sinh thái đa dạng tiềm năng tài nguyên
để phát triển du lịch
- Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh, Bình Dương) là hồ nhân tạo với 27.000ha mặt nước và 4.560ha đất bán ngập, dung tích 1,45 tỷ m3 nước… là điều kiện thuận lợi để phát triển thành khu nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao, câu cá, bãi tắm,
du thuyền, các môn thể thao dưới nước…, trên lòng hồ có các đảo nổi có thể xây dựng các khu nghỉ dưỡng, các khu vui chơi giải trí cho khách du lịch
- Hồ Trị An (Đồng Nai) là một hồ nước nhân tạo, nằm trên dòng sông Đồng Nai, là nơi có đa dạng sinh học với nhiều thảm thực vật và động vật quý hiếm Hồ Trị An có nhiều điều kiện thuận lợi cho tổ chức các loại hình du lịch
- Hồ Thác Mơ (Bình Phước) Hồ Thác Mơ với diện tích rộng khoảng 12.000ha, sức chứa 1,3 tỉ m3 nước, giữa hồ có 10 hòn đảo lớn, nhỏ, gắn kết với núi Bà Rá, đây là điểm tham quan lý tưởng tạo thành cụm điểm du lịch trên núi, dưới hồ
2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
2.2.1 Di tích lịch sử, văn hóa cách mạng, trong đó nhiều di tích lịch sử được công nhận cấp quốc gia đặc biệt
- Khu di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh) Khu vực này là quần thể di tích lịch sử cách mạng Trung ương Cục miền Nam được mệnh danh là “Thủ đô” của cách mạng miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thuộc huyện Tân Biên - Tây Ninh; khu di tích rộng 1700 ha, gồm: Trung ương Cục miền Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Ban An ninh Trung ương Cục
+ Khu di tích Dinh Độc Lập (TP.Hồ Chí Minh) Dinh Độc Lập trở thành một trong những địa điểm du lịch không thể thiếu của mỗi người dân khi tới
Trang 13TP Hồ Chí Minh Không chỉ có ý nghĩa về lịch sử mà Dinh Độc Lập còn thể hiện nét kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam thập niên 60 của Thế kỷ XX
+ Khu di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) là chứng tích minh chứng cho lịch sử cách mạng Việt Nam chống giặc ngoại xâm, là nơi ghi lại tội ác của chế độ Mỹ Ngụy đối với các chiến sĩ cách mạng
+ Khu di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh (huyện Lộc Ninh, Bù Gia Mập - Bình Phước) đây là đoạn cuối đường Hồ Chí Minh, nằm trong hệ thống di tích quốc gia đặc biệt Di tích lịch sử Đường Trường Sơn
- Hồ Chí Minh tại tỉnh Bình Phước
2.2.2 Các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ
Theo thống kê các tỉnh có 150 loại di tích lịch sử - văn hóa, công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn đã được công nhận cấp quốc gia và địa phương, trong đó có 01 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận cấp quốc tế Cụ thể:
- Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại: Nghệ thuật Đờn ca tài
tử Nam Bộ nói chung và ĐNB nói riêng; tài nguyên quan trọng này đang được các khu du lịch bố trí phục vụ khách du lịch và cộng đồng
- Quần thể di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng núi Bà tại Tây Ninh được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia
- Các di chỉ khảo cổ di chỉ văn hóa Óc Eo, Bưng Bạc, Bưng Thơm tại
Bà Rịa - Vũng Tàu
2.2.3 Lễ hội văn hóa dân gian:
Vùng Đông Nam Bộ sở hữu rất nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc, đa dạng, phong phú, thể hiện qua đời sống tâm linh của nhân dân, thể hiện đặc trưng cho người miền Đông
- Lễ hội, tâm linh và tín ngưỡng của các tôn giáo như: lễ hội Phật Giáo, Thiên chúa giáo, Cao Đài, Hòa Hảo
- Lễ hội gắn liền với phong tục tập quán của các cộng đồng dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Tà Mun, S’tiêng, Mạ
- Lễ hội gắn liền nghề biển như lễ hội Cầu Ngư tại các làng chài ven biển, lễ lên rẫy, lễ vào mùa để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, có sức khỏe, làm ăn phát đạt, đời sống ngư dân no ấm
- Ngoài ra, còn có các lễ hội truyền thống tại các đình chùa trong khu vực cộng đồng dân cư Các lễ hội đa dạng, phong phú thu hút nhiều khách du lịch như lễ hội tại Toàn Thánh Cao Đài Tây Ninh, chàu Ông Cậu Bình Dương
2.2.4.Ẩm thực
Vùng ĐNB có rất nhiều món ăn truyền thống mang đặc trưng cho từng địa phương trong Vùng Hiện nay, một số món ăn đang thu hút khách du lịch như bánh canh, báng tráng phơi sương Trảng Bàng (Tây Ninh); ẩm thực biển (Bà Rịa-Vũng Tàu); gỏi măng cụt Lái Thiêu, bánh bèo bì (Bình Dương), chè bưởi Tân Triều (Đồng Nai), rau rừng Bình Phước…; trên các tuyến và điểm du
Trang 14lịch trên các địa bàn đã hình thành nên các nhà hàng đặc sản đặc trưng cho từng loại ẩm thực của các địa phương phục vụ khách quốc tế và nội địa
2.2.5 Nghề thủ công truyền thống
Vùng ĐNB có lịch sử phát triển từ lâu đời về nghề và làng nghề, nhiều địa phương có ông tổ làng nghề được thờ phụng gọi là Thành Hoàng làng Hiện nay, các sản phẩm làng nghề đã đưa ra thị trường và được chấp nhận không chỉ trong nước và ngoài nước Các làng nghề tiêu biểu có giá trị khai thác phục vụ khách du lịch như: làng nghề và nghề truyền thống như: tại tỉnh Đồng Nai có nghề gốm tại xã Tân Vạn, nghề dệt thổ cẩm Tài Lài; tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có nghề đúc đồng xã Anh Nhứt, rượu Hòa Long, bánh cuốn An Ngãi; tỉnh Bình Dương có làng nghề sơn mài Tân Bình Hiệp, nghề gốm Bình Dương; tỉnh Tây Ninh có làng nghề báng tráng phơi sương Trảng Bàng, nghề đồng Các làng nghề là điểm tham quan du lịch đã được các công ty lữ hành bố trí trong chương trình xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch
2.2.6 Hệ thống bảo tàng và các công trình văn hóa nghệ thuật
- Bảo tàng: Hầu hết các tỉnh trong Vùng đều có các loại hình bảo tàng để lưu giữ tài liệu, hiện vật như hệ thống bảo tàng lịch sử của các tỉnh, bảo tàng lịch sử, bảo tàng Nghệ Thuật… đây là các điểm thu hút khách du lịch tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu
- Các công trình văn hóa, nghệ thuật: Các trung tâm của tỉnh, thành phố, thị xã là các điểm tập trung sinh hoạt văn hóa, cộng đồng nên các công trình văn hóa, nghệ thuật, tại các khu vực này thường có biểu diễn nghệ thuật, sinh hoạt, hoặc tập của cộng đồng trong những dịp lễ tết, những ngày trọng đại của đất nước hoặc Vùng Tuy nhiên, sự gắn kết của các công trình này cho vấn đề phát triển du lịch chưa được chú trọng nên mức độ thu hút khách còn hạn chế
Đánh giá chung: Qua đánh giá hệ thống tài nguyên du lịch vùng ĐNB, có
thể rút ra những nhận xét sau: tài nguyên để phát triển du lịch rất phong phú, đa dạng nhiều chủng loại và nhiều tài nguyên có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, đây
là điều kiện cơ bản để tổ chức và xây dựng sản phẩm du lich
3 Hệ thống kết cấu hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
3.1 Hiện trạng và các dự án phát triển hệ thống giao thông
Trong mấy năm qua, Trung ương và các tỉnh đã đầu tư rất xây dựng nhiều hệ thống giao thông liên vùng, nội vùng cho nên hệ thống giao thông vùng ĐNB phát triển nhanh, đồng bộ và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật góp phần quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch Sau đây là hệ thống giao thông quan trọng có ý nghĩa đối với phát triển du lịch:
3.1.1 Đường hàng không
- Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất là cảng hàng không quốc tế lớn nhất cả nước đạt tiêu chuẩn cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO; công suất thiết kế 17 triệu lượt khách/năm; đây là tuyến hành khách quan trọng đối với thu hút khách
du lịch quốc tế đến với vùng ĐNB
Trang 15- Cảng hàng không Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) phục vụ đón khách đến tham quan du lịch Côn Đảo với công suất 194 ngàn khách/năm
- Sân bay Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) chủ yếu phục vụ thăm dò dầu khí và đã kết hợp đón và phục vụ khách du lịch đi tham quan du lịch
- Cảng hàng không Biên Hòa (Đồng Nai) chủ yếu là hàng hóa và phục vụ quân sự
3.1.2 Đường bộ
Trong Vùng có 13 đường quốc lộ kết nối với hệ thống đường quốc gia và quốc tế như đường quốc lộ 22, 22B và 13 nối với Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát (Tây Ninh) và Hoa Lư (Bình Phước), đường mòn Hồ Chí Minh Đường bộ nối với các vùng du lịch khác như: Quốc lộ 1A, 50 N2 nối các tỉnh vùng du lịch Nam Trung Bộ, duyên hải và Tây Nam Bộ, quốc lộ
20, 14, 13, 14C nối với vùng du lịch Tây Nguyên Đường bộ nối các tỉnh, đô thị, các khu vực trong vùng và hệ thống đường đến các khu tuyến điểm du lịch Đối với hệ thống giao thông đến các điểm tham quan du lịch cũng đã được chú trọng đầu tư nên hầu hết các điểm đến tài nguyên du lịch có cơ sở hạ tầng đi lại rất thuận tiện cho khách du lịch Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống giao thông trong Vùng đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế
3.1.3 Hệ thống đường thủy
- Tuyến đường biển nối biển Đông với vùng ĐNB qua Vũng Tàu đến cảng Sài Gòn qua các sông Soài Rạp, Cái Mép, sông Tiền, đây là các tuyến có thể đón các tàu khách, tàu du lịch quốc tế và nội địa
- Tuyến đường thủy liên tỉnh từ TP.Hồ Chí Minh đến các tỉnh Cà Mau, Kiên Lương (Kiên Giang) vùng Tây Nam Bộ thuận lợi cho đón tàu khách, tàu
du lịch giữa các vùng
- Tuyến đường thủy nội vùng trên sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, sông Đồng Nai thuận lợi cho việc bố trí các tuyến điểm du lịch cho khách tham quan du lịch đường sông và nối các điểm du lịch trong Vùng
- Hệ thống 59 cầu cảng cho tàu biển và tàu khách tại TP.Hồ Chí Minh và TP.Vũng Tàu, trong đó nhiều cảng biển đón được tàu du lịch quốc tế Hệ thống cảng cạn có 10 cảng chủ yếu sử dụng cho xuất nhập khẩu và bốc dỡ hàng hóa vận chuyển đi các vùng, các tỉnh; một số cảng có thể đón khách du lịch nội địa
đi đến các điểm trong và ngoài Vùng
3.1.4 Đường sắt và nhà ga
Tuyến đường sắt quốc gia đi qua các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh với chiều dài 110km, đây là tuyến đường quan trọng góp phần thu hút khách du lịch đến với các tỉnh trong vùng Trên địa bàn Vùng có 13 nhà
ga, các nhà ga này đều là điểm đến và đi của khách, có thể phục vụ khách du lịch như: ga Hòa Hưng, Sóng Thần, Dĩ An, Biên Hòa và Bà Triệu là những ga chủ yếu đạt tiêu chuẩn để phục vụ hành khách và khách du lịch
Trong mấy năm gần đây, chất lượng phục vụ trên tàu khách và tại các nhà ga khách đã có nhiều cải tiến và đổi mới nên chất lượng đáp ứng nhu cầu khách kể cả khách du lịch quốc tế
Trang 16Đánh giá chung.Về số lượng và chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng giao
thông vùng ĐNB đảm bảo phục vụ cho phát triển du lịch
3.2 Hiện trạng và các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật khác (cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc ) trên địa bàn vùng
3.2.1 Cung cấp điện
Hiện nay, vùng ĐNB có 7.400MW công suất của các nhà máy điện, trong đó nguồn thủy điện chiếm khoảng 21,6%, nhiệt điện 10,5%, tuabin khí 67% và còn lại là các nguồn khác Các nguồn điện vùng Đông Nam Bộ chiếm trên 50% công suất toàn hệ thống Mạng lưới truyền tải điện có đường 500kV với chiều dài đường dây trong vùng là 735km (gồm phụ trợ), với 4 trạm biến áp
có dung lượng là 3.000MVA; truyền tải 220kV với 17 trạm biến áp được thiết
kế theo vòng; truyền tải 110kV với 126 trạm biến áp Nói chung, nguồn điện đã đến các vùng sâu, vùng xa và các điểm du lịch, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và du lịch
3.2.2.Cung cấp và thoát nước
- Cấp nước: Khu vực đô thị tại vùng ĐNB đã được cấp nước 70 - 90%, với tiêu chuẩn 80 - 150 lít/người/ngày; lượng nước thất thoát trung bình tại các
đô thị khoảng 25 - 40% Khu vực nông thôn, người dân được cấp khoảng 40 -
60 lít/người/ngày, so với tiêu chuẩn cấp nước khoảng 60 - 70 lít/người/ngày
Chất lượng nước trong các đô thị, tại nhà máy nước, trạm cấp nước tương đối tốt; còn các khu vực nông thôn, vùng xa đô thị thì lượng nước cấp và chất lượng không đồng đều, chưa bảo đảm do mạng lưới cấp nước chắp vá Chưa có
dự án cấp nước liên vùng trong khu vực Hệ thống cấp nước xây dựng chủ yếu cho từng đô thị cục bộ, trong nội tỉnh và liên tỉnh
- Thoát nước: Đối với các khu vực đô thị Hệ thống thoát nước đô thị tại các thành phố đã có cải thiện và nâng cấp nhưng do sự phát triển nhanh chóng của các đô thị và bất cập trong kiến trúc đô thị nên hệ thống thoát nước mặt của các đô thị trong vùng nhìn chung đáp ứng yêu cầu cho việc thoát nước vào mùa mưa bão; một số khu vực của các đô thị thì hệ thống thoát nước vẫn chung giữa nước thải và nước mưa nên không đảm bảo môi trường Nhìn chung, các tuyến thoát nước đã nhiều năm, nhiều thời kỳ khác nhau nên thường có hiện tượng chắp vá, thiếu đồng bộ và bị xuống cấp nhiều, do đó vẫn còn hiện tượng gây ngập úng ngập cục bộ
Đối với các điểm dân cư nông thôn Một số khu vực chưa hoàn thiện hệ thống thoát nước công cộng nên nước mặt vẫn thoát theo địa hình tự nhiên ra sông rạch hoặc tự thấm vào môi trường đất
Đối với các KCN tập trung: Một số khu công nghiệp trên địa bàn đang trong quá trình đầu tư xây dựng nên hệ thống thu và xử lý nước thải KCN chưa được hoàn chỉnh, ngoại trừ một số khu công nghiệpViệt Nam - Singapor (VSIP), Đồng An, Sóng Thần thuộc Bình Dương và Amata, Gò Dầu, Biên Hòa
II thuộc Đồng Nai, Tân Thuận, Linh Trung, Tân Bình, Vĩnh Lộc thuộc TP Hồ Chí Minh có hệ thống thu và xử lý nước thải
Trang 173.2.3 Bưu chính và viễn thông
- Bưu chính: Mạng lưới bưu chính về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu dịch vụ bưu chính, hiện đang tiếp tục được hoàn thiện, mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ Hầu hết, các khu vực trên địa bàn đã có cung cấp đầy đủ các dịch vụ bưu chính: dịch vụ cơ bản (bưu phẩm, bưu kiện…), dịch vụ cộng thêm, dịch vụ chuyển phát nhanh EMS, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ tiết kiệm bưu điện… được phân bố đến các cấp cơ sở
- Viễn thông: Hiện nay, điện thoại cố định và các mạng di động đã mở rộng vùng phủ sóng đến được tất cả các huyện, các xã trong vùng ĐNB, đến năm 2012, tỷ lệ người có điện thoại di động trên toàn vùng đạt 48% Dịch vụ Internet được triển khai tập trung tại trung tâm các xã, khu vực đô thị, thành phố và liên kề, hầu hết các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đều có hệ thống dịch vụ Internet
Hệ thống thông tin liên lạc bảo đảm phục vụ cho phát triển du lịch và đáp ứng nhu cầu du khách khi đến tham quan tại các điểm du lịch
3.2.4 Hệ thống đô thị: Vùng ĐNB có nhiều loại đô thị, trong đó TP.Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt, trực thuộc Trung ương
- Đô thị loại I, thành phố cấp tỉnh: TP Vũng Tàu
- Đô thị loại II, thành phố cấp tỉnh: TP.Biên Hòa, Thủ Dầu Một
- Đô thị loại III, thành phố cấp tỉnh: TP.Bà Rịa, Tây Ninh
- Đô thị loại IV, thị thuộc tỉnh: TX.Đồng Xoài
Và nhiều thị trấn, khu dân cư tập trung khác
3.2.5 Hệ thống cửa khẩu: Hệ thống của khẩu Vùng ĐNB có có cửa khẩu quốc
tế đường không, đường thủy và đường bộ và một số cửa khẩu đường bộ tại Tây Ninh và Bình Phước
a) Đường không: Vùng hiện có cửa khẩu quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất (TP,Hồ Chí Minh), trong tương lai sẽ xây dựng sân bay quốc tế Long Thành
b) Đường Thủy: Cửa khẩu quốc tế đường thủy gồm cảng Sài Gòn (TP.Hồ Chí Minh, cảng Cái Mét-Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu) Đây là tiền đề quan trong thu hút khách qua đường biển vốn là thế mạnh của Vùng
c) Đường bộ: Vùng ĐNB thông thương quốc tế Camphuchia tại Tây Ninh
và Bình Phước thông qua các cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu quốc tế Mộc Bài,
Xa Mát (Tây Ninh), cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước) và ngoài ra có một số cửa khẩu địa phương là những cửa khẩu hàng hóa và đi lại của cư dân của hai bên biên giới
4 Các nguồn lực khác (vốn, nhân lực, nguồn lực từ bên ngoài như đầu tư, chuyên gia, nguyên liệu, KHCN )
4.1 Vốn đầu tư cho phát triển
- Vốn đầu tư toàn xã hội: Trong 3 năm từ năm 2010 - 2012 toàn vùng vẫn tập trung đầu tư với tỷ trọng cao, chiếm 35,5% tổng vốn đầu tư của cả nước Trong cơ cấu đầu tư phát triển, tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng
Trang 18từ 13,6% năm 2010 lên 15,5% năm 2012; tỷ trọng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước trong tổng đầu tư phát triển toàn xã hội giảm từ 9,8% năm 2010 xuống mức 7,2% năm 2012 Tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, gồm vốn doanh nghiệp và vốn dân cư, liên tục tăng nhanh, năm 2010 đạt 40% lên 48% năm 2012; nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng đều qua các năm, luôn giữ tỷ trọng 27-28% vốn đầu tư; nguồn vốn tập trung cho các dự án trọng điểm như: đầu tư cho hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, hạ tầng đô thị,
vệ sinh môi trường
- Đặc điểm vốn FDI: Đến nay đã có khoảng 30 quốc gia và vùng lãnh thổ
có dự án đầu tư vào Vùng Năm 2010, toàn vùng đã thu hút được 709 dự án đầu
tư trực tiếp nước ngoài, với tổng số vốn đăng ký 2.444,96 triệu USD, đến năm
2012 toàn vùng thu hút được 648 dự án với tổng số vốn đăng ký là 3.359,08 triệu USD Nguồn vốn FDI ở trong vùng tiếp tục có chuyển biến nhanh và thu hút được nhiều dự án như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai là do thực hiện có hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, cải tiến các thủ tục đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, cụ thể:
TP Hồ Chí Minh là địa phương có sức thu hút đầu tư nước ngoài mạnh nhất, chiếm tới 67,2% tổng số dự án và 17,6% vốn đăng ký so với cả vùng; Đồng Nai chiếm 9,1% số dự án và 19,8% tổng vốn đăng ký; Bình Dương 17,1% số dự án và 45,9% số vốn đăng ký; Bà Rịa - Vũng Tàu chiếm 2,9% số
dự án và 13,8% số vốn đăng ký so với toàn vùng Các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh lượng vốn đầu tư nước ngoài còn khiêm tốn là 23 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 90 triệu USD, chiếm 3% tổng số dự án và 2,7% số vốn FDI đăng
ký toàn vùng(Bảng số 6 - Phụ lục 1)
- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Thời kỳ 2001 - 2010 tổng số vốn ODA đạt trên 2 tỷ USD Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ cho các tỉnh trong vùng, cải tạo hoặc xây mới hệ thống cấp nước cho các thị xã, xây dựng đường giao thông nông thôn, nâng cao cơ sở y tế, khôi phục và bảo vệ rừng, xoá đói, giảm nghèo Hầu hết nguồn này do Trung ương quản lý tập trung, còn thụ hưởng là các tỉnh đối với giao thông, năng lượng, thoát nước và vệ sinh môi trường, phát triển đô thị
Trang 19vậy, nguồn lao động của địa bàn sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội
4.3 Phát triển khoa học và công nghệ
Vùng ĐNB, đặc biệt là TP.Hồ Chí Minh đã chú trọng đẩy mạnh các hoạt động phát triển khoa học và công nghệ ứng dụng vào sản xuất và đời sống và thu hút nhân tài vào các lĩnh vực công nghệ; là vùng có nhiều trung tâm đào tạo ngành nghề có chất lượng cao và nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước làm việc tại các viện nghiên cứu, các trường, các trung tâm công nghệ tại Thủ Đức, tại các khu công nghiệp Bình Dương, Biên Hòa, Trảng Bàng Trong lĩnh vực du lịch, việc áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trong hoạt động động kinh doanh dịch vụ và bảo vệ môi trường đã được chú trọng như trong kinh doanh lưu trú, vui chơi giải trí, xử lý nước thải
4.4 Công nghệ thông tin
Trong thời gian qua toàn vùng đã thực hiện nhiều chương trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin lớn TP.Hồ Chí Minh là nơi tập trung các khu công nghệ thông tin lớn như: Công viên phần mềm Quang Trung, Trung tâm công nghệ phần mềm thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Công viên phần mềm Sài Gòn (SSP); Khu công nghệ cao của TP Hồ Chí Minh tập trung 2 tập đoàn lớn đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin - điện tử với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD, trong đó tập đoàn Intel được cấp phép đầu tư số vốn hơn
1 tỷ USD; tập đoàn Nidec Corporation được cấp phép đầu tư 500 triệu USD ở thành phố và đã đầu tư 50 triệu USD cho dự án Nidec Sankyo; ngoài ra, khu E-Town tập trung khá nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông hoạt động do có hạ tầng kỹ thuật viễn thông, Internet khá mạnh
Ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai trong hoạt động quản lý nhà nước tại tất cả các tỉnh trong vùng với những mức độ và hiệu quả khác nhau, về cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu quan trọng về ứng dụng công nghệ thông tin theo định hướng của Chính phủ: các hệ thống thông tin cơ bản đã được đầu tư xây dựng như hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh, thư điện tử của các tỉnh, thành phố Các dịch vụ cổng trực tuyến đã được triển khai trên toàn vùng, trong đó chủ yếu hướng dẫn các thủ tục và cấp các mẫu đơn trực tuyến
Đánh giá chung về nguồn lực Vùng ĐNB là vùng năng động, hội đủ các
điều kiện để phát triển các ngành kinh tế trong đó có du lịch
II ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG
1 Vị trí, vai trò của du lịch ĐNB đối với du lịch Việt Nam và kinh tế - xã hội trên địa bàn
1.1 Vị trí, vai trò của du lịch vùng ĐNB đối với phát triển du lịch Việt Nam
Vùng ĐNB nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là địa bàn phát triển kinh tế nhất cả nước, trong đó TP.Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại lớn nhất nước ta), nơi tập trung các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện nước ngoài, nơi có nhiều cơ quan thông tin báo chí và các phóng viên, là
Trang 20địa bàn thường xuyên diễn ra các các hội nghị, tổ chức các diễn đàn quốc tế và khu vực… là điều kiện thuận lợi cho công tác xúc tiến quảng bá giới thiệu tiềm năng tài nguyên và con người Việt Nam nói chung và các vùng du lịch đối với quốc tế
Là vùng có hệ thống cảng đường không, đường biển, các cửa khẩu quốc
tế, có hệ thống giao thông đường không, đường bộ, đường biển, đường sắt và đường xuyên Á hiện đại, đồng bộ và tiên tiến góp phần quan trọng thu hút khách quốc tế vào Việt Nam và thuận lợi cho khách du lịch đi và đến tham quan các điểm du lịch cả nước
Vùng ĐNB là vùng có tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú
và còn hoang sơ, đặc biệt là tài nguyên rừng dày, bán ẩm, đa dạng sinh học đặc trưng cho sự giao thoa chuyển tiếp giữa các vùng, có nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước Người dân các tỉnh vùng ĐNB có truyền thống cách mạng, đấu tranh anh dũng kiên cường trong chống giặc ngoại xâm giải phóng dân tộc, cần cù chịu khó trong chinh phục, cải tạo thiên nhiên và xây dựng cuộc sống nên đã tạo cho mảnh đất này có một bề dày văn hoá lịch sử cách mạng, một kho tàng văn hoá kiến trúc và nét văn hoá văn minh lịch sự về phong cách sống, ứng xử và mang cốt cách riêng có của người dân ĐNB Đặc điểm con người ĐNB ngày nay đã được hun đúc, tích luỹ
từ nhiều thế hệ, qua các cuộc đấu tranh cực kỳ nghiệt ngã để sinh tồn, phát triển
và trở thành bản lĩnh cốt cách riêng, tuy có chặt chẽ, khắt khe, nghiêm khắc song vượt lên trên hết là lòng trung thực, sống nhiệt tình, nghĩa khí, khảng khái, cần kiệm, giản dị, can đảm, đoàn kết cộng đồng, giàu lòng hiếu khách và lãng mạn Đây là tiềm năng tài nguyên nhân văn quan trọng để phục vụ phát triển du lịch trong tương lai
Đây là vùng đất còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa các thời kỳ lịch
sử, đặc biệt là di tích lịch sử cách mạng; là vùng có tiềm năng di tích khảo cổ, công trình kiến trúc, phong tục tập quán, lễ hội, thơ ca, đờn ca tài tử nhiều về
số lượng, đa dạng về tính chất, phong phú về hình thức Vùng ĐNB có nhiều làng nghề, sản phẩm thủ công truyền thống, ẩm thực là tiềm năng tài nguyên du lịch góp phần quan trọng thu hút khách du lịch đến tham quan cho cả nước và các vùng du lịch
Số lượng khách du lịch đến vùng ĐNB đóng góp quan trọng đối với phát triển du lịch Việt Nam và các vùng khác Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch đạt cao, mức độ tăng trưởng chung giai đoạn là 11,2%, đối với khách du lịch quốc tế
là 10,4%, năm 2013 đạt 4,5 triệu lượt khách quốc tế chiếm 60% lượt khách quốc tế đến Việt Nam; tăng trưởng khách du lịch nội địa là 11,4%, đến năm 2013 đạt trên 18,8 triệu lượt khách nội địa, chiếm 50% lượt khách đến tham quan các vùng trong
cả nước Điều này chứng tỏ khách du lịch có vai trò quan trọng chi phối thị trường khách của Việt Nam
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch vùng ĐNB có chất lượng cao nhất cả nước, đặc biệt là số lượng cơ sở lưu trú được xếp hạng sao, nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc
tế và nhiều cơ sở vui chơi giải trí hiện đại Sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng
Trang 21với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước
Đội ngũ lao động trong vùng du lịch ĐNB nhiều về số lượng, có trình độ kỹ năng tay nghề cao, có tố chất năng động, thông minh, cần cù, chịu khó và có tinh thần phục vụ cởi mở, mến khách là nguồn nhân lực quan trọng góp phần tạo ra chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam
1.2 Vai trò du lịch vùng ĐNB đối với phát triển kinh tế - xã hội
Vùng ĐNB mà hạt nhân là TP.Hồ Chí Minh là trung tâm phát triển du lịch nhất cả nước đóng góp vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội trong vùng
Đối với kinh tế: Hiệu quả kinh doanh du lịch dịch vụ trong vùng đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế cho các tỉnh trong vùng, tổng thu từ du lịch chiếm tỷ trọng quan trọng đối GDP của một số địa phương, tỷ lệ này ngày càng có xu hướng tăng ở một số địa bàn trong khu vực
Du lịch góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của các ngành khác, tạo động lực thúc đẩy đa dạng hóa các ngành, các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là các ngành sản xuất lương thực thực phẩm, ngành chế biến và nuôi trồng; là tiền đề quan trọng đẩy mạnh, nâng cao và đổi mới chất lượng, mẫu mã hàng hóa sản phẩm của các ngành
Đối với lĩnh vực xã hội: Du lịch mang lại mối giao lưu hữu nghị, giao lưu
và hòa nhập giữa các vùng miền; góp phần thay đổi diện mạo của một số vùng, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa nơi có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất nếu như không phát triển du lịch
Du lịch là ngành thu hút nhiều lao động nhất và sử dụng nhiều trình độ năng lực trong tầng lớp cộng đồng dân cư nên góp phần quan trọng đối với tạo việc làm, tăng thu nhập cho đại đa số người lao động giữa các vùng miền, trong
đó có cộng đồng dân tộc tại các khu vực trong vùng ĐNB
Du lịch đã giới thiệu, phát huy và làm tăng các giá trị truyền thống của cộng đồng thông qua việc xúc tiến quảng bá tài nguyên du lịch nhân văn và tổ chức nghiên cứu, tham quan của khách du lịch
2 Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu
2.1 Hiện trạng về khách du lịch
Phân tích đặc điểm khách du lịch vùng ĐNB cho thấy: Nguồn khách du lịch vùng phụ thuộc rất nhiều số lượng khách đến TP.Hồ Chí Minh, đây là cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên đến vùng qua các đầu mối giao thông đường hàng không, đường bộ, đường sắt và đường thủy Nguồn khách du lịch vùng bị chi phối bởi các hãng lữ hành tại TP.Hồ Chí Minh vì đây là địa phương tập trung nhiều hãng lữ hành quốc tế và nội địa có uy tín, đầy tiềm năng và chiếm lĩnh nhiều thị trường khách tiềm năng, đặc biệt là thị trường khách du lịch quốc tế
TP Hồ Chí Minh không chỉ là nơi có tài nguyên hấp dẫn khách mà là một thị trường đầy năng động trong phát triển kinh tế thị trường, đặc biệt là thị trường
Trang 22hàng hóa, dịch vụ và phát triển khoa học, nơi có cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn thiện và tiên tiến nhất cả nước Vì vậy, khi tính toán số lượng khách du lịch Vùng đến tham quan du lịch TP Hồ Chí Minh đạt gần bằng số lượng khách du lịch đến tham quan du lịch Vùng là 4,009 ngàn/4,503 ngàn lượt khách chiếm 89% số lượng khách
Vùng ĐNB có 03 cửa khẩu quốc tế quan trọng nối với các nước khu vực Đông Nam Á, trong đó tỉnh Tây Ninh có 02 cửa khẩu đầu mối đón khách du lịch từ Vương quốc Campuchia, số lượng khách du lịch quốc tế đi nhập cảnh qua các cửa khẩu và đi qua địa bàn Tây Ninh ngày càng tăng; đây là tỉnh có nhiều điểm du lịch hấp dẫn,đặc biệt là Tòa thánh đạo Cao Đài Tây Ninh nên thống kê số lượt khách du lịch quốc tế đến Tây Ninh cũng đạt xấp xỉ số lượng khách của tỉnh so với vùng
TP.Vũng Tàu là tỉnh có tiềm năng tài nguyên biển, có hệ thống giao thông thuận lợi và đấu nối với trung tâm du lịch TP.Hồ Chí Minh nên thu hút số lượt khách du lịch nội địa bằng 85% số lượng khách
Sau đây, phân tích một số chỉ tiêu khách du lịch
2.1.1 Về số lượng khách
Theo số liệu cập nhật được tại (Phụ lục 3) cho thấy: Tốc độ tăng trưởng trung bình khách du lịch ĐNB giai đoạn 2000 - 2013 đạt 11,2%, trong đó tăng trưởng khách du lịch quốc tế là 10,4%, khách du lịch nội địa là 11,4%, đây là mức tăng trưởng cao nhất so với các vùng khác So sánh một số chỉ tiêu cụ thể: năm 2000 đón được 5,9 triệu lượt khách, đến năm 2013 vùng ĐNB vẫn đạt được 23,3 triệu lượt khách, đây là năm cao nhất trong kỳ đánh giá, tăng gấp gần
5 lần so với đầu kỳ Năm 2013, địa phương có mức tăng trưởng cao nhất là TP
Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vùng Tàu (cụ thể TP.Hồ Chí Minh đón được 9,6 triệu lượt khách, Bà Rịa - Vũng Tàu đón được gần 7 triệu lượt khách); các tỉnh còn lại có mức tăng trưởng khá, số lượng khách cuối kỳ nghiên cứu đã tăng gấp nhiều lần so với đầu kỳ Phân tích cụ thể:
- Khách du lịch quốc tế
Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2000 - 2013 đạt 10,4%; năm
2000 đón được 1,2 triệu lượt khách, đến năm 2013 đón được 4,5 triệu lượt khách tăng gấp 4 lần so với đầu kỳ đánh giá dẫn đến thị phần khách du lịch quốc tế vùng ĐNB chiếm cao nhất so với các vùng khác Cụ thể: du lịch TP.Hồ Chí Minh đón được hơn 4,009 triệu lượt khách quốc tế chiếm 89% số lượt khách Vùng, du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đón được 380 ngàn lượt khách, du lịch Bình Dương đón được 54 ngàn lượt khách và du lịch Đồng Nai đón được 50 ngàn lượt khách…
Phân tích đặc điểm chủ yếu khách du lịch quốc tế đến vùng ĐNB
Qua điều tra khảo sát tại các điểm du lịch và các công ty lữ hành quốc tế trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh cho thấy: Các chương trình du lịch MICE cũng có
xu hướng tăng trong những năm gần đây tập trung tại TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai và hiệu quả cao nhất; chương trình du lịch trọn gói tham
Trang 23quan danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa trên địa bàn chiếm tỷ trọng số lượng khách quốc tế; chương trình du lịch sinh thái,
du lịch gắn liền với làng nghề có số lượng khách đến tham quan đáng kể tại các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước; du lịch nghỉ dưỡng biển tại các bãi biển Vũng Tàu, đặc biệt là khu du lịch nghỉ dưỡng Grand - Hồ Tràm có số lượng khách lưu trú dài ngày
Phân tích thành phần khách đến: về độ tuổi thì số lượng khách du lịch có
độ tuổi cao chiếm ưu thế vào các thị trường khách các nước Châu Âu và Châu Mỹ; phân tích điểm xuất phát thì khách từ các nước Châu Á và vùng lãnh thổ có
số lượng khách cao nhất
Phân tích cửa khẩu và phương tiện nhập cảnh: Cửa khẩu quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất chiếm đến 76% lượng khách du lịch quốc tế đến vùng ĐNB, các cửa khẩu đường bộ Mộc Bài, Xa Mát (Tây Ninh) chiếm 12% lượng khách; ngoài ra, khách đến vùng ĐNB qua các cửa khẩu quốc tế của các vùng du lịch khác hoặc thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, tàu biển góp phần quan trọng tăng số lượng khách đến TP.Hồ Chí Minh và trên địa bàn
- Khách du lịch nội địa
Tốc độ tăng trưởng trung bình khách du lịch nội địa giai đoạn ước đạt 11,4%, cụ thể: năm 2000 lượt khách đến đạt 4,5 triệu lượt khách, đến năm 2013 khách đến Vùng đạt 18,8 triệu lượt khách (Bảng số 2 - Phụ lục 3)
Đặc điểm thị trường khách du lịch nội địa đến vùng ĐNB chủ yếu là khách du lịch nghỉ dưỡng kết hợp tham quan các điểm du lịch gắn liền với di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa tại TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh Sản phẩm du lịch lễ hội gắn với tâm linh thu hút khách du lịch nội địa vào dịp nghỉ lễ tết, ngày lễ của các dân tộc, tôn giáo như: lễ hội chùa Bà (Tây Ninh), chùa Thái Sơn-Núi Cậu (Bình Dương)… Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển và du lịch cuối tuần đến các bãi biển Vùng Tàu vẫn duy trì phát triển tương đối đều trong các năm Sản phẩm du lịch sinh thái đã thu hút được khách du lịch là giới trẻ đến các VQG, khu bảo tồn vào thời gian nghỉ cuối tuần và ngày nghỉ lễ Sản phẩm du lịch MICE cũng được chú trọng trong những năm gần đây để cung cấp cho hội nghị, hội thảo, tập huấn do trong nước
tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu và Thủ Dầu Một…
Thành phần khách du lịch nội địa đến vùng ĐNB chủ yếu là khách các tỉnh trong vùng, khách ngoại tỉnh là công nhân, học sinh sinh viên và khách du lịch tâm linh chiếm số lượng lớn; khách du lịch từ thị trường vùng ĐBCL đến tham quan du lịch tại điểm vui chơi giải trí của TP.Hồ Chí Minh và Bình Dương; khách từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến các điểm du lịch cũng đã tăng do có nhiều chính sách khuyến mãi giảm giá vé của hàng không, đường sắt; còn khách du lịch bằng tàu thủy nội địa vẫn chưa thu hút khách du lịch nội địa do chất lượng phương tiện và sản phẩm du lịch còn hạn chế
2.1.2 Về ngày lưu trú trung bình và ngày khách
Tốc độ tăng trưởng bình quân về ngày lưu trú đối với khách du lịch quốc
tế trong giai đoạn là 0,4%/năm; năm có ngày lưu trú trung bình cao nhất là 2,36
Trang 24ngày/khách; năm 2013 đạt 2,32 ngày/khách, đạt 10.464 ngàn ngày khách; năm thấp nhất là 1,89 ngày/khách (2003)
Tốc độ tăng trưởng bình quân về ngày lưu trú đối với khách du lịch nội địa trong giai đoạn là 2,5%/năm; năm có ngày lưu trú trung bình cao nhất là 1,83 ngày/khách; năm 2013 có ngày lưu trú trung bình là 1,80 ngày/khách, đạt 33.844 ngàn ngày khách; năm thấp nhất là 1,30 ngày/khách (2000)
Tổng số ngày lưu trú chung trên địa bàn đến năm 2013 là 44.308 ngàn ngày khách, tốc độ tăng trưởng trung bình là 13,3%
Từ phân tích cho thấy xu hướng ngày lưu trú của khách du lịch quốc tế tăng nhanh hơn khách du lịch nội địa, TP.Hồ Chí Minh có ngày lưu trú cao nhất trong vùng ĐNB
2.1.3 Chi tiêu bình quân của khách du lịch và tổng thu từ khách du lịch
Trong thực tế, trong quá trình đi du lịch, khách du lịch phải chi trả cho nhiều dịch vụ cho chuyến tham quan, một số khoản chi cho động cơ mục đích
đi du lịch được tính vào giá thành của các hãng lữ hành, chi tiêu cho việc mua sắm các hàng hóa, dịch vụ tại các điểm du lịch, ngoài ra chi tiêu cho các dịch vụ khác do các ngành khác cung cấp như dịch vụ y tế, ngân hàng, bảo hiểm, chăm sóc sắc đẹp, phim ảnh… do các ngành khác thu lại Vậy tổng thu du lịch từ khách chủ yếu được tính trong giá thành của các hãng lữ hành bán cho các đại
lý lữ hành trong một thời kỳ là theo tháng hoặc năm tài chính, ngoài ra tổng thu
du lịch cũng được tính cho việc các dịch vụ du lịch trực tiếp cung cấp cho khách du lịch
- Chi tiêu trung bình khách du lịch
+ Đối với khách du lịch quốc tế: Theo khảo sát các chương trình du lịch quốc tế của các hãng lữ hành trên địa bàn vùng ĐNB cho thấy: Giá cả của các chương trình du lịch trọn gói bán cho khách đến tham quan tại TP.Hồ Chí Minh
có giá cao nhất từ 80 - 130USD/ngày khách, sau đó đến Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai có giá từ 50 - 90USD/ngày khách, Tây Ninh và Bình Phước
có giá thấp nhất trong vùng từ 30 - 60USD/ngày khách Mức chi tiêu trung bình khách du lịch quốc tế khoảng 80 - 114 USD/ngày/khách du lịch (Bảng số 11 - Phụ lục 3)
Phân tích tăng giảm mức chi tiêu của khách phụ thuộc vào giá dịch vụ du lịch của các công ty tại các tỉnh cung cấp cho các công ty lữ hành, trong đó giá cho cơ sở lưu trú chiếm tỷ lệ cao; giá vé tham quan của khách du lịch tại các điểm đến trong Vùng tăng giảm không đáng kể; giá vận chuyển khách tăng do tăng giá xăng dầu và phụ phí… Địa bàn có giá xu hướng tăng là TP.Hồ Chí Minh, TP.Vũng Tàu, TP Biên Hòa; còn các tỉnh khác mức chi tiêu này tăng không đáng kể do sản phẩm này còn nghèo nàn, chưa phù hợp với nhu cầu thị yếu khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế
Nghiên cứu cơ cấu chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại vùng ĐNB, đặc biệt là tại thị trường TP.Hồ Chí Minh có nét chung về cơ cấu chi tiêu của khách
du lịch quốc tế đến Việt Nam cụ thể: Chi tiêu cho lưu trú, nhà hàng có mức chi
Trang 25tiêu cao nhất, chi tiêu cho khách du lịch kết hợp tham gia hội nghị hội thảo có mức chi tiêu cao nhất, xu hướng này thể hiện rõ nét thị trường TP.Hồ Chí Minh
+ Đối với khách du lịch nội địa: Tương tự như vậy, giá bán cho khách du lịch nội địa của các hãng lữ hành nội địa trong vùng du lịch ĐNB đạt từ 25 - 55 USD, trung bình mức chi tiêu bao gồm giá chương trình du lịch và mua sắm của khách tại vùng du lịch ĐNB khoảng 25 - 35USD Qua nghiên cứu, khảo sát giá chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa cho thấy: chi tiêu của khách cho các dịch vụ lưu trú, vận chuyển và ăn uống chiếm đến 85% giá chương trình du lịch, chi tiêu cho dịch vụ vui chơi giải trí tăng đáng kể chiếm tỷ lệ 6-12% giá thành, vì hầu hết khách du lịch nội địa đều đến các điểm vui chơi giải trí trên các địa bàn ít nhất là 01 lần; chi tiêu cho mua sắm khoảng 2-3% mức tăng không đáng kể do khách du lịch nội địa dành chi tiêu cho mua sắm rất ít
- Tổng thu từ khách du lịch
Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 23%, mức tăng dần trong các năm, từ năm đầu kỳ nghiên cứu đạt 4 ngàn tỷ đồng, đến năm cuối kỳ 2013 đạt mức 65,3 ngàn tỷ đồng, gấp 14 lần so với đầu kỳ trong 13 năm nghiên cứu, đây cũng là năm cao nhất (Bảng số 12 - Phục lục 3)
So sánh tổng thu từ khách du lịch các Vùng trong cả nước tại bảng 5- phục lục 3 cho thấy: vùng ĐNB chiếm tỷ lệ cao thứ nhất trong các Vùng du lịch của cả nước
So sánh các địa phương trong Vùng: Tổng thu từ khách du lịch tại TP.Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Vùng với chiếm 94% tổng thu từ khách
du lịch toàn vùng đạt gần 61,2 ngàn tỷ đồng trong năm 2013, tốc độ tăng trưởng trong kỳ đạt 24%/năm Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ 2 có tốc độ tăng trưởng là 12% đạt 2,2 ngàn tỷ đồng vào năm 2013, chiếm 3,2 thị phần doanh thu toàn Vùng Bình Dương đứng thứ 3 trong Vùng đến năm 2013 đạt gần 1,08 ngàn tỷ đồng, chiếm 1,2% tổng thu từ khách du lịch toàn Vùng Riêng tỉnh Bình Phước
có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong Vùng đạt 45%, do xuất phát điểm thấp và cuối kỳ có dấu hiệu tăng cao gấp nhiều lần so với đầu kỳ; tổng thu từ khách chỉ đạt 143 tỷ đồng chiếm 0,18% tổng thu toàn vùng Các tỉnh còn lại đã có mức tăng trưởng tăng hàng năm gần xấp xỉ như nhau là Đồng Nai, Tây Ninh
- Cơ cấu thu từ khách du lịch
Qua khảo sát tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ và các hãng lữ hành cho thấy: Cơ cấu thu từ khách du lịch toàn vùng du lịch ĐNB có một số đặc điểm khác biệt hơn so với các vùng du lịch khác là bị chi phối bởi thu từ khách du lịch của TP.Hồ Chí Minh nơi tập trung số lượng khách du lịch lớn nhất nước Trong các nguồn thu thì dịch vụ lưu trú có xu hướng tăng dần trong các năm đạt 12-15%/năm và chiếm 50-58% chi tiêu trung bình của khách, năm 2012 và
2013 là những năm có thu từ khách du lịch trong vùng đạt tỷ lệ cao nhất, điều này chứng tỏ chất lượng cơ sở lưu trú có xu hướng tăng lên do giá phòng tăng, đặc biệt là cơ sở lưu trú có chất lượng cao tại trung tâm đô thị Còn cho dịch vụ
ăn uống nhà hàng chiếm 20-28%; doanh thu từ kinh doanh lữ hành chiếm 21%; còn lại là kinh doanh vận chuyển, vui chơi giải trí, mua sắm…, đối với
Trang 2614-dịch vụ vui chơi giải trí (VCGT) có xu hướng giảm trong vùng vào các năm cuối trong kỳ nghiên cứu điều này chứng tỏ các cơ sở dịch vụ VCGT được xây dựng từ các năm trước đang trong trạng thái bão hòa sản phẩm, cơ sở mới chưa được đầu tư
Nếu so sánh từng tỉnh trong vùng thì tỷ lệ chi tiêu cho các dịch vụ du lịch
có sự khác biệt giữa các tỉnh như: TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu chi tiêu cho lưu trú chất lượng cao có xu hướng tăng trong các năm, nhưng đối với Tây Ninh, Bình Phước doanh thu từ dịch vụ lưu trú chiếm tỷ lệ lơn 40-50%, doanh thu vận chuyển, nhà hàng tăng lên từ 30-35% trong mức chi tiêu của khách du lịch trong chuyến tham quan trên địa bàn, còn chi tiêu dịch vụ vui chơi giải trí chiếm tỷ lệ rất thấp, còn tỉnh Bình Dương và Đồng Nai không có đột biến giá trong các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch
2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm các hạng mục có liên quan đến hình thành và tạo ra sản phẩm du lịch như cơ sở lưu trú, cơ sở nhà hàng ăn uống, cơ sở vui chơi giải trí, các loại phương tiện vận chuyển khách du lịch…, trong nội dung phân tích cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chỉ tập trung những loại
cơ sở có liên quan và tác động đến chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ khách
du lịch và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Sau đây xem xét một số dạng cơ
sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh du lịch
2.2.1 Cơ sở lưu trú
Do nhu cầu của khách du lịch khác nhau nên cơ sở lưu trú phục vụ khách
du lịch cũng có nhiều loại khác nhau như: khách sạn, biệt thự, nhà khách, nhà nghỉ, khu du lịch…, trong đó cơ sở lưu trú là khách sạn mới là phản ánh đặc trưng hiện trạng chất lượng cơ sở lưu trú Với lý do trên, báo cáo của đề án chỉ cập nhật, tập trung phân tích, đánh giá về số lượng, chất lượng, môi trường kinh doanh… tại cơ sở kinh doanh khách sạn
- Phân tích về tốc độ tăng trưởng trung bình số lượng cơ sở lưu trú đạt 11,73%/năm, mức tăng đều trong các năm và đến năm 2013 tổng số cơ sở trên địa bàn có 3.624 cơ sở Tốc độ tăng trưởng trung bình về buồng đạt 9,64%/năm
và đến 2013 có 72 ngàn buồng, mức tăng giảm không đều trong các năm, nhiều
cơ sở có số lượng phòng dưới 20 buồng/01 cơ sở (Bảng số 5 - Phụ lục 3)
- Phân tích theo địa bàn thì TP.Hồ Chí Minh có 1.980 cơ sở chiếm 54%
số lượng cơ sở, với 45,95 ngàn buồng chiếm 63% về số lượng buồng; tiếp đến Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh và Bình Phước
- Phân tích chất lượng buồng (bảng 6 - Phụ lục 3) Tổng số cơ sở lưu trú được phân loại từ 1-5 sao tại vùng ĐNB đến năm 2013 là 1.098 cơ sở, chiếm 30% số lượng cơ sở hiện có trong Vùng, cao nhất so với các vùng trong cả nước Về tổng số buồng có 36.984 buồng, chiếm 51% số lượng buồng trong vùng Phân loại chất lượng sao: loại 01 sao có 746 cơ sở, chiếm 68% số cơ sở được phân loại với 12.430 buồng; loại 2 sao có 231 cơ sở, chiếm 21% với 8.870 buồng; loại 3 sao có 92 cơ sở, chiếm 8,4% số cơ sở được phân loại với 6.952
Trang 27buồng; loại 4 sao có 31 cơ sở với 6.952 buồng; loại 5 sao có 18 cơ sở, chiếm 1,6% số cơ sở được phân loại với 4.856 buồng
Số lượng khách sạn có chất lượng cao tập trung tại TP.Hồ Chí Minh và
TP Vũng Tàu, cụ thể: Khách sạn 5 sao có 18 cơ sở, trong đó TP.Hồ Chí Minh
có 15 cơ sở với 4.612 buồng, Bà Rịa-Vũng Tàu có 3 cơ sở với 244 buồng Khách sạn 4 sao có 31 cơ sở, trong đó TP.Hồ Chí Minh có 17 cơ sở với 2.376 buồng, Bà Rịa-Vũng tàu có 13 cơ sở với 1.208 buồng…
- Công suất sử dụng buồng Công suất sử dụng buồng tại TP.Hồ Chí Minh, TP.Vũng Tàu đạt cao nhất trên 65%/năm, một số tỉnh Bình Phước, Tây Ninh có công suất sử dụng buồng hạn chế 30-32% Tính chung toàn vùng chỉ đạt 52%
Đánh giá chung Tốc độ tăng trưởng cơ sở lưu trú cao nhất cả nước về số
lượng và chất lượng, đặc biệt là hệ thống khách sạn cao cấp Cơ sở lưu trú tập trung vào các khu đô thị; số lượng cơ sở có chất lượng cao tăng nhanh hơn số lượng cơ sở lưu trú có chất lượng thấp Về quy mô nhiều buồng là các khách sạn từ 4-5 sao
Tồn tại: Số lượng cơ sở có quy mô nhỏ, số lượng khách sạn chưa được xếp hạng trên địa bàn còn nhiều chiếm 73% về số lượng cơ sở và 53 ngàn buồng chiếm 73,6% số lượng buồng trong vùng, dẫn đến ảnh hưởng chung chất lượng sản phẩm du lịch trong toàn Vùng Đặc điểm cơ sở lưu trú: có quy mô nhỏ, có chất lượng thấp chiếm số lượng lớn trong số cơ sở lưu trú có trên địa bàn dẫn đến lãng phí vốn, cạnh tranh và hệ lụy đến các vấn đề xã hội Các dịch
vụ bổ sung trong cơ sở lưu trú còn thiếu, chất lượng thấp và đơn điệu Công suất sử dụng buồng còn thấp ở các khách sạn có chất lượng thấp, loại hình cơ sở chưa được phân hạng
2.2.2 Dịch vụ ăn uống
Hiện nay, đánh giá được số lượng cơ sở kinh doanh du lịch này trong toàn vùng vì chưa có quy định cụ thể tiêu chuẩn về số lượng ghế ngồi và chất lượng sản phẩm của ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch Qua khảo sát chất lượng một số cơ sở dịch vụ nhà hàng ăn uống trên một số địa bàn vùng ĐNB cho thấy:
- Cơ sở đạt tiêu chuẩn chất lượng cao Các cơ sở này đều ở các trung tâm
du lịch, thường có 02 loại cơ bản là các cơ sở nhà hàng ăn uống trong các khách sạn từ 3 sao trở lên có chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao; đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, có trình độ tay nghề và ngoại ngữ; thị trường khách của các nhà hàng chủ yếu là khách có thu nhập cao như khách du lịch đi theo đoàn, khách lưu trú trong khách sạn và một số ít khách từ ngoài vào
Loại cơ sở nhà hàng ăn uống kinh doanh độc lập chỉ kinh doanh một loại dịch vụ ăn uống, không có kinh doanh lưu trú Tập trung trung tâm thành phố, thị xã, tại quận 1,3,5 (TP.Hồ Chí Minh); Bãi Trước, Bãi Sau (TP.Vũng Tàu); TP.Biên Hòa (Đồng Nai); TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương)… Thị trường khách chủ yếu là khách du lịch đi theo đoàn và khách có thu nhập cao
Trang 28- Cơ sở nhà hàng ăn uống đạt tiêu chuẩn trung bình (bình dân) Số lượng
cơ sở này nhiều nhất trong vùng, chủ yếu phục vụ khách nội địa có số lượng đông, chất lượng sản phẩm ở mức trung bình
2.2.3 Dịch vụ kinh doanh vận chuyển khách du lịch
Phương tiện vận chuyển khách du lịch rất phong phú, đa dạng và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đến tham quan du lịch trong vùng du lịch như: dịch
vụ vận chuyển đường không, đường bộ, đường sắt, tàu thủy…; phương tiện vận chuyển phục vụ khách du lịch trong các địa bàn thành phố, khu điểm du lịch có các dịch vụ taxi, môtô, xe máy, xe đạp, thuyền… và có chất lượng xe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
Về số lượng xe khách du lịch trên 45 chỗ ngồi thì TP.Hồ Chí Minh có 12 công ty kinh doanh du lịch, chủ yếu là các công ty du lịch, một số của doanh nghiệp vận tải tư nhân; còn các tỉnh có trung bình từ 3 - 5 doanh nghiệp Tổng đầu xe trên 45 chỗ có 450 chiếc, loại từ 5-30 chỗ ngồi có trên dưới 3.000 chiếc
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đường thủy phát triển mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt là TP.Hồ Chí Minh có khoảng 10 doanh nghiệp (2013) với hàng chục du thuyền phục vụ khách đi lại trên sông Sài Gòn
và từ TP.Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu và ngược lai
Năng lực, thái độ phục vụ của lao động trong các doanh nghiệp vận chuyển khách ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng nâng cao về tay nghề, đạo đức và trình độ ngoại ngữ
2.2.4 Dịch vụ vui chơi giải trí
Để thu hút và kéo dài ngày lưu trú của khách trên các địa bàn, tăng doanh thu, cơ quan quản lý du lịch đã tăng cường chỉ đạo, khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư các cơ sở vui chơi giải trí để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cho nên số lượng cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí không ngừng được phát triển, đa dạng các loại hình, chất lượng ngày càng cao và an toàn cho khách du lịch
Các cơ sở đã tận dụng và khai thác hết các điều kiện tự nhiên sẵn có trong các vùng để phát triển như dịch vụ tại các bãi biển; trên sông nước, hồ; tại các công viên, VQG, khu bảo tồn; trong các cơ sở lưu trú… Đa dạng các loại hình như lướt sóng, cầu trượt, nhảy dù, trò chơi điện tử, quan sát nghiên cứu hệ sinh thái động thực vật quý hiếm…
Một số điểm dịch vụ vui chơi giải trí đang thu hút được nhiều khách du lịch như: Tại TP Hồ Chí Minh: Khu công viên văn hóa Đầm Sen tại Q.1; Khu
du lịch Văn hóa Suối Tiên tại Q.9; Khu du lịch sinh thái Vàm Sát tại Cần Giờ; Bình Dương: Khu du lịch Văn hiến Đại Nam; Tây Ninh: Các dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịch núi Bà Đen, khu du lịch Long Điền Sơn, khu văn hóa thể thao Thiên Sơn…
Đánh giá chung Cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí trên địa bàn chỉ có 3 cơ
sở với đa dạng loại hình và sản phẩm, còn lại chỉ là công viên, khu vực vui chơi công cộng nên số lượng cơ sở vui chơi giải trí còn thiếu chưa đáp ứng được nhu
Trang 29cầu của khách du lịch, chưa có sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế Chưa có nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư trong lĩnh vực này
2.3 Lao động ngành du lịch
Tốc độ tăng trưởng lao động trực tiếp trong giai đoạn của Vùng đạt 21,9%, với 87,9 ngàn lao động (2013); TP Hồ Chí Minh có mức tăng trưởng nhanh nhất đạt 32% với 59 ngàn lao động chiếm 68% lao động trong Vùng; Đồng Nai đạt 23,9% với 7,3 ngàn lao động; tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có mức tăng trưởng đạt thấp là 13% do đã có quá trình phát triển các năm trước với số lượng lao động đến năm 2013 là 15 ngàn lao động đứng thứ 2 sau TP Hồ Chí Minh Về lao động gián tiếp cung cấp sản phẩm du lịch trên địa bàn ước khoảng
160 ngàn lao động của các ngành khác (Bảng số 8 - Phụ lục 3)
Theo báo cáo của các địa phương thì cơ cấu lao động trực tiếptrong các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú và nhà hàng chiếm trên 58-62% lao động toàn ngành, doanh nghiệp vận chuyển chiếm 15%; doanh nghiệp lữ hành chiếm 8%; doanh nghiệp dịch vụ vui chơi giải trí có tỷ lệ thấp nhất
Về chất lượng đội ngũ lao động (Bảng số 14 - Phụ lục 3): Chất lượng lao động trong Vùng có trình độ đại học và trên đại học chiếm 14%, lao động có trình độ trung cấp chiếm 56%, lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghiệp vụ chiếm 30%; trình độ ngoại ngữ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách chỉ chiếm 38%, sơ
và trung cấp chiếm 42%, chưa biết ngoại ngữ nào chiếm 20% Riêng đối với nhân lực lao động của du lịch TP.Hồ Chí Minh có chất lượng cao nhất, cụ thể: năm 2013 có 48 lao động sau đại học chiếm 0,14%, lao động có trình độ đại học chiếm 20%, lao động từ trung cấp chiếm 39,3% và lao động phổ thông chiếm 29%
Về cơ sở đào tạo cho chuyên ngành du lịch: Đến năm 2013, các cơ sở có khoa, ngành đào tạo chuyên ngành du lịch ở bậc đại học có 18 cơ sở, cao đẳng
có 18 cơ sở, trung cấp nghề có 31cơ sở đào tạo Trong chương trình học đại học
và cao đẳng đều có đào tạo ngoại ngữ, bên cạnh đó một số trường có chuyên ngành ngoại ngữ các thứ tiếng trên thế giới Nói chung các cơ sở đào tạo đã tạo nguồn lực lao động quan trọng cho ngành du lịch
Đánh giá chung: Số lượng lao động toàn Vùng tăng nhanh, nhưng không
đồng đều cả về số lượng và chất lượng Trình độ ngoại ngữ hầu hết còn yếu, chuyên môn có tay nghề cao thì tập trung tại TP.Hồ Chí Minh Lao động trong ngành dịch vụ cũng chưa tương xứng, lao động trong các doanh nghiệp lữ hành quá thấp, nhiều tỉnh chỉ có 01 doanh nghiệp lữ hành quốc tế nhưng chỉ làm dịch
vụ cho các hãng khác chưa chủ động thị trường khách du lịch cho địa bàn
3 Thị trường khách du lịch và sản phẩm du lịch
3.1.Thị trường khách du lịch
3.1.1 Thị trường khách du lịch quốc tế
- Thị trường khách du lịch quốc tế bị chi phối bởi cơ cấu thị trường khách
du lịch tại TP.Hồ Chí Minh thông qua đường hàng không qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chiếm đến 68%, đường tàu biển khoảng 3-6%, tiếp đến
Trang 30chi phối bởi cơ cấu thị trường khách du lịch đường bộ qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát (Tây Ninh) khoảng 15-20%, ngoài ra đường bộ và đường sắt chiếm 2-5% Lượng khách đến TP.Hồ Chí Minh, sau đó đi tham quan các điểm du lịch chiếm 85-88% số lượng khách quốc tế, còn lại 15-20% khách du lịch đến các tỉnh trong Vùng, sau đó đi du lịch đến các tỉnh còn lại
- Theo khảo sát cho thấy: địa bàn TP Hồ Chí Minh tập trung nhiều khách
du lịch quốc tế đến từ các nước thuộc Châu Á, Bắc Mỹ, Châu Âu và một số nước ở Châu Đại Dương chiếm đến 55% lượng khách; thị trường tiềm năng đang được xác định là khách các nước Đông Âu, Trung Đông có dấu hiệu tăng vào cuối thời kỳ nghiên cứu Sau đây là phân tích cụ thể:
+ Khách du lịch các nước và vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công Năm 2012 chiếm 26,7%, năm 2013 chiếm 26,3% lượng khách du lịch quốc tế đến TP.Hồ Chí Minh, trong đó khách du lịch Trung Quốc có dấu hiệu tăng vào các năm cuối kỳ khoảng 2,1%/năm
+ Khách du lịch Mỹ và Canada (Bắc Mỹ) chiếm tỷ trọng từ 8-11% số lượng khách đến TP.Hồ Chí Minh, tuy nhiên, số lượng khách từ 02 thị trường này có xu hướng giảm vào năm 2013 so với các năm trước
+ Khách du lịch Úc, NewZealand (Châu Đại Dương) chiếm từ 5-6% thị phần du lịch quốc tế tại TP.Hồ Chí Minh và năm 2013 khách 02 thị trường này
có tăng so với các năm trước
+ Khách du lịch các ASEAN chiếm từ 7-12% thị trường khách du lịch TP.Hồ Chí Minh, trong đó khách Malaysia, Singapore, Brunây chiếm từ 8-9% thị phần, khách Thái Lan có xu hướng giảm
+ Khách du lịch Anh, Pháp, Đức… chiếm từ 2-6% thị phần khách du lịch quốc tế, trong đó khách Pháp có mức tăng trưởng khá
Đánh giá chung: Thị trường khách du lịch quốc tế đến vùng ĐNB có mức tăng trưởng cao hơn các vùng du lịch cả nước, một số thị trường trọng điểm có mức tăng trưởng khá Tuy nhiên, xem xét giá trị tuyệt đối giữa các năm thì mức tăng không nhiều, nếu so sánh một số thị trường thì một số thị trường
có dấu hiệu khách đang giảm so với năm trước đó Nói chung, thị trường mang yếu tố bền vững chỉ mới tập trung du lịch TP.Hồ Chí Minh, còn các tỉnh khác chưa chủ động được thị trường khách quốc tế
3.1.2 Thị trường khách du lịch nội địa
Tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa đến các điểm du lịch tăng nhanh
cả về số lượng, thành phần và loại hình du lịch
Phân tích về số lượng khách qua các năm cho thấy: Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, các tỉnh khác có số lượng khách du lịch nội địa đến tham quan rất cao nhưng thực tế số lượng khách du lịch có lưu trú thì rất thấp như: khách đi lễ hộ cao tại Tây Ninh, Bình Dương; khách du lịch cuối tuần tại Bà Rịa-Vũng Tàu
Thành phần khách du lịch quan trọng là cư dân, lao động trong các khu công nghiệp trong nội vùng đi du lịch đến các điểm du lịch chiếm tỷ trọng
Trang 31nhiều nhất; còn khách du lịch từ các vùng khác có dấu hiệu tăng do phương tiện giao thông đi lại được cải thiện giúp cho khách du lịch đi lại thuận lợi, nhanh chóng, kèm theo các ngành vận chuyển đã có nhiều chính sách khuyến mãi về giảm giá vé cho khách du lịch đi theo đoàn
- Sản phẩm du lịch gắn liền với tham quan các công trình văn hóa, các di tích lịch sử như: Tham quan nghiên cứu giá trị hiện vật tại các bảo tàng của các tỉnh, thành phố; tham quan nghiên cứu các di tích lịch sử cách mạng trong các thời kỳ, đặc biệt thời kỳ chống Mỹ tại Dinh Độc Lập, Khu di tích Địa đạo Củ Chi, Căn cứ Trung Ương Cục Miền Nam, Chiến khu D, Căn cứ Tà Thiết; tham quan nghiên cứu các công trình kiến trúc gắn liền với tôn giáo tín ngưỡng tại các khu vực tâm linh như nhà thờ, đền chùa, tháp…
- Sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên biển, đảo, suối nước nóng thu hút khách đi du lịch nghỉ dưỡng tại Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh), biển Vũng Tàu, Côn Đảo, suối nước nóng Bình Châu…
- Sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên hệ sinh thái tại các VQG, KBTTN, sông hồ, rừng ngập mặn tại các khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Nai, khu rừng ngập mặn Vàm Sát, khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên, VQG.Lò Gò - Xa Mát, núi Bà Đen, sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng…
- Sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên văn hóa phi vật thể như: tâm linh, tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội của các dân tộc, tôn giáo tại Núi Bà Đen, Tòa Thánh Đạo Cao Đài (Tây Ninh), chùa Thái Sơn- Núi Cậu (Bình Dương)
- Sản phẩm du lịch gắn liền với các món ăn đặc trưng vùng và làng nghề như: bánh tráng phơi sương Tây Ninh, bánh béo bì (Bình Dương), đặc sản cá (hồ Dầu Tiếng)…
Hệ thống sản phẩm du lịch theo từng tỉnh trong vùng được thể hiện tại (Phụ lục 4)
4 Tổ chức không gian du lịch
4.1 Hiện trạng phát triển không gian, lãnh thổ du lịch
4.1.1 Địa bàn du lịch thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Dương
Trang 32- Không gian TP.Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Thủ Dầu Một
Trong quá trình phát triển du lịch đã hình thành không gian 03 tỉnh này, không gian này thể hiện rõ nét về liên kết phát triển đón khách du lịch, trong đó lấy TP.Hồ chí Minh là trung tâm du lịch của khu vực Đặc điểm cơ bản của không gian này phát triển du lịch dựa trên các yếu tố về hạ tầng tương đối phát triển nhất so với những khu vực khác, đặc biệt có cửa khẩu quốc tế Tân Sơn Nhất (đường không), ngoài ra còn là trung tâm đầu mối giao thông đường bộ, đường thủy của khu vực Đây cùng là không gian có dân cư đông đúc có nhiều khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở kinh doanh và cơ sở dịch vụ Không gian này
có nhiều tài nguyên du lịch quan trọng nhất, trong đó có nhiều tài nguyên được đánh giá rất có giá trị như: di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan tự nhiên, làng nghề truyền thống Tuy nhiên, không gian này đã không làm rõ được vai trò hạt nhân của du lịch TP.Hồ Chí Minh đối với toàn Vùng, chưa là rõ được vai trò liên kết với các tỉnh khác trong Vùng đối với khách và sản phẩm du lịch
Về sản phẩm du lịch: Do đặc điểm không gian du lịch này gắn với TP.Hồ Chí Minh, Biên Hòa và Thủ Dầu Một nên phần lớn các điểm vui chơi giải trí lớn của khu vực đều được đầu tư phát triển ở đây Các loại hình du lịch đặc trưng chính là du lịch mua sắm hàng hóa, du lịch MICE, tham quan các di tích lịch sử văn hóa….Do các công ty lữ hành lấy không gian này để xây dựng các chương trình du lịch nên khách du lịch quốc tế chủ yếu tập trung tạiTP.Hồ Chí Minh, khách nội địa đi đến Bình Dương là chủ yếu
- Không gian du lịch Bắc - Đông Bắc Đồng Nai - Tây Bắc Bình Dương
Là địa bàn tập trung các tài nguyên du lịch tự nhiên: hồ nước, rừng… các loại hình du lịch đang được khai thác là du lịch tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái gắn liền với VQG hồ, tổ chức các loại hình dịch vụ thể thao giải trí nhưng mức độ khai thác đang hạn chế
4.1.2 Địa bàn du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu - Côn Đảo
Không gian Cần Giờ - Bà Rịa - Vũng Tàu - Long Hải và lấy TP.Vũng Tàu là trung tâm phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển
Đây là không gian phát triển du lịch gắn liền với tài nguyên biển, đảo, kết hợp với các tài nguyên khác trong vùng phụ cận như: di tích lịch sử cách mạng,
di tích văn hóa, VQG, khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, suối nước nóng Bình Châu
Hiện nay không gian du lịch này là nơi thu hút được nhiều vốn đầu tư phát triển, đây là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển không gian du lịch này trong tương lai
Loại hình du lịch du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch chữa bệnh, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, trong đó du lịch biển đóng vai trò chủ lực cho phát triển
Trang 33- Không gian du lịch TP.Tây Ninh - Núi Bà - hồ Dầu Tiếng
Thời gian qua, du lịch phát triển tập trung vào khu vực TP.Tây Ninh, trọng tâm là khu du lịch Núi Bà, lượng khách đến khu du lịch Núi Bà chiếm 74% số lượng khách đến không gian này; đối với hồ Dầu Tiếng cũng được xác định là điểm du lịch hấp dẫn khách nhưng chưa khai thác
Về tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng nên xác định là không gian phát triển khu vực với trọng tâm là du lịch lễ hội và tín ngưỡng, du lịch tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái
- Không gian du lịch Bắc - Đông Bắc Đồng Nai - Tây Bắc Bình Dương Gắn với vành đai hồ nước và rừng Loại hình du lịch chủ yếu là du lịch tham quan di tích lịch sử gắn liền với cảnh quan sinh thái hồ Tuy nhiên, thời gian qua không gian này phát triển du lịch chưa nhiều, số lượng khách du lịch còn hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn hạn chế, hiệu quả kinh doanh còn thấp mặc dù tài nguyên đa dạng và hấp dẫn khách du lịch
+ Công Viên Văn Hóa Đầm Sen
+ Khu Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên
+ Các khu du lịch sinh thái
+ Các khu du lịch ẩm thực
- Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:
+ Khu du lịch Long Hải-Phước Hải
+ Khu du lịch Côn Đảo
+ Khu vực các bãi biển Vũng Tàu
+ Khu du lịch Lạc cảnh Đại nam Văn Hiến
+ Vườn cây ăn trái Lái Thiêu
+ Di tích lịch sử cách mạng địa đạo Tây Nam Bến Cát (Tam Giác Sắt); + Di tích lịch sử nhà tù Phú Lợi
Trang 34- Tỉnh Tây Ninh:
+ Khu du lịch sinh thái VQG Lò Gò - Xa Mát
+ Khu du lịch Núi Bà Đen
+ Khu du lịch sinh thái Bàu Cà Na
+ Khu Du lịch sinh thái Mộc Bài
+ Khu du lịch sinh thái Trảng Bàng (Trưởng Chừa)
+ Khu du lịch làng nghề truyền thống bánh tráng phơi sương Trảng Bàng
- Tỉnh Bình Phước:
+ Khu du lịch sinh thái hồ Bà Rá – Thác Mơ
+ Khu du lịch bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng – Sóc Bombo
+ Tuyến du lịch trong nội thành thành phố Hồ Chí Minh;
+ TP Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu - Long Hải - Phước Bửu Đây là tuyến du lịch chính có ý nghĩa đặc biệt đối với hoạt động của trung tâm bởi nó gắn kết được nhiều điểm du lịch có ý nghĩa, giá trị trên địa bàn Các sản phẩm du lịch có được trên tuyến này rất đa dạng, phong phú và hấp dẫn
+ TP.Hồ Chí Minh - Củ Chi - Tây Ninh
Với các sản phẩm du lịch chủ yếu là tham quan các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, lễ hội
Tuyến du lịch này đem lại cho du khách nhiều ấn tượng về một miền đất Nam Bộ Đặc biệt tuyến du lịch này có thể gắn hoạt động cửa khẩu Mộc Bài
- Tuyến du lịch đường thủy:
+ TP.Hồ Chí Minh - Vũng Tàu
+ TP.Hồ Chí Minh - Biên Hòa
- Tuyến du lịch kết hợp đường bộ và đường thủy:
+ TP.Hồ Chí Minh - Cần Giờ (đường bộ) - Vũng Tàu (đường thủy)
- Các tuyến du lịch quan trọng nối với các trung tâm du lịch khác của vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ
+ TP.Hồ Chí Minh - Đà Lạt - Nha Trang
+ TP.Hồ Chí Minh - Đồng Xoài - Buôn Mê Thuột - Pleiku - Kon Tum
- Tuyến du lịch quốc tế từ các nước thông qua cửa khẩu đường không, đường biển và đường bộ đến các tỉnh
Trang 35Ngoài ra, một số tuyến du lịch nối các cửa khẩu đến các điểm du lịch và các thành phố trên địa bàn
4.3 Các điểm du lịch
- Điểm du lịch gắn liền với tài nguyên biển tại khu du lịch biển TP.Vũng Tàu,
Bà Rịa, Côn Đảo, Cần Giờ…
- Điểm du lịch gắn liền với tài nguyên là di tích lịch sử cách mạng như Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam, Tà Khiết, Củ Chi…
- Điểm du lịch gắn liền với công trình kiến trúc như Dinh Độc Lập, Nhà Thờ, tòa thánh Cao Đài Tây Ninh, các đền, chùa, các công trình đô thị
- Điểm du lịch sinh thái hồ, núi, sông, các VQG, khu bảo tồn như: tại VQG Cát Tiên, Hồ Trị An - Mã Đà, thác Giang Điền (Đồng Nai), Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh, Bình Dương)
- Điểm du lịch gắn liền với lễ hội và tâm linh tại Núi Bà Đen (Tây Ninh, đền Ông Cậu (Bình Dương), núi Chúa Chan - chùa Gia Lào (Đồng Nai)
- Điểm du lịch cộng đồng gắn liền với làng nghề truyền thống
5 Đầu tư phát triển du lịch
Vùng ĐNB là vùng du lịch thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư cho các lĩnh vực kinh doanh du lịch như cơ sở lưu trú, nhà hàng, lữ hành, các khu du lịch nghỉ dưỡng từ các nhà đầu tư trong nước và các đầu tư liên doanh trong và ngoài nước Tính đến năm 2012 trên địa bàn có 184 dự án vào lĩnh vực du lịch, tập trung chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh (155 dự án bằng 84,2% số dự án với số vốn 5,06 tỷ USD bằng 88,6% tổng số vốn đăng ký của cả vùng); Bà Rịa -Vũng Tàu (23 dự án bằng 12,5% số dự án với tổng số vốn 0,54 tỷ USD bằng 9,46% tổng số vốn đầu tư của cả vùng); các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương có từ 1 - 2 dự án; các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước đều chưa có dự án đầu tư nước ngoài nào vào lĩnh vực du lịch
Đánh giá công tác đầu tư các tỉnh, thành
- TP.Hồ Chí Minh: Thành phố đã triển khai nhiều chương trình đầu tư phát triển du lịch gắn liền với phát triển thương mại và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc làm cho “Du lịch thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn”, từng bước đưa du lịch trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ khu vực Thành phố đã đề ra 6 nhóm
dự án như: Chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, Chương trình phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, Chương trình hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch, Chương trình phát triển nguồn nhân lực, Chương trình cải cách và quản lý nhà nước về du lịch, Chương trình bảo vệ môi trường du lịch
Để cho du lịch phát triển mạnh bền vững, UBND Thành phố đã có các chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong du lịch như: Chương trình
hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành du lịch giai đoạn 2006 - 2010 với 2 chương trình nhánh: Chương trình xúc tiến quảng bá du lịch TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2010 và Chương trình liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố giai đoạn 2006 - 2010 Năm 2011, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Trang 36tham mưu UBND Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành du lịch giai đoạn 2011 - 2015
Từ năm 2010 thành phố đã triển khai Chương trình “TP.Hồ Chí Minh -
100 điều thú vị”, việc triển khai thực hiện Chương trình này đã có tác dụng tích cực thu hút các doanh nghiệp cùng thành phố tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch Sau đây, một số lĩnh vực đầu tư nổi bật trong lĩnh vực du lịch của TP.Hồ Chí Minh:
+ Đầu tư về cơ sở lưu trú, văn phòng cho thuê và giao dịch thương mại Nâng cấp các khách sạn Palace (Hữu Nghị), khách sạn Palace (Ngô Đức
Kế - Đồng Khởi), Continental, Rex, Bông Sen, Thiên Hồng, Trung Mai, Đệ Nhất, Caravelle, khách sạn 63 Hai Bà Trưng, khách sạn Văn Cảnh, khách sạn Hải Vân
Xây dựng mới một số khách sạn như khách sạn 80 Đông Đô, khách sạn 34 Tôn Đức Thắng, Sài Gòn Đệ Nhất, khách sạn tiêu chuẩn 3 sao, khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, cụm biệt thự sông Sài Gòn, khu khách sạn và giao dịch quốc tế NOGA, khu khách sạn – văn phòng – trung tâm thương mại, công trình phối hợp siêu thị - nhà hàng khách sạn, khách sạn cao cấp 15 tầng, khu căn hộ cho thuê, khách sạn và khu căn hộ cho thuê, khu biệt thự Lữ Gia, cụm biệt thự - khách sạn - làng Đại học Thủ Đức, khu cao ốc văn phòng cho thuê, khách sạn Youth Hotel…
+ Đầu tư cho các điểm tham quan du lịch, bảo tồn các công trình văn hóa Đầu tư xây dựng đại đạo Tân Phú Trung, Đền tưởng niệm Bến Dược, Tượng đài thị trấn An Nhưn (Củ Chi), bảo tồn đại đạo Củ Chi, nâng cấp bảo tàng Chiến tích Chiến tranh, công trình lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam… + Đầu tư các khu du lịch
Khu du lịch Văn Thánh, khu du lịch công viên 23/9, khu du lịch tổng hợp Thanh Đa-Bình Quới, khu du lịch cuối tuần Long Phước và Vĩnh Lộc, trung tâm du lịch ven rạch Bến Cát…
+ Đầu tư các khu vui chơi giải trí
Sân golf Thủ Đức, khu phức hợp vui chơi giải trí Đầm Sen, công viên văn hóa thể thao dưới nước…
Về nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực du lịch Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
có 32 dự án gồm khách sạn có 05 dự án, nhà hàng có 11 dự án, lữ hành có 06
dự án, bất động sản có 08 dự án, dịch vụ khác có 02 dự án; với tổng số vốn đầu
tư trên 1,2 nghìn tỷ USD Nguồn vốn đầu tư trong nước cũng tập trung chủ yếu vào cơ sở lưu trú và các hoạt động lữ hành, vận chuyển khách du lịch Đầu tư của các doanh nghiệp du lịch TP.HCM tập trung vào địa bàn TP.HCM và ngoài TP.HCM Giai đoạn 2002 – 2011 đầu tư trong nước vào ngành du lịch trên địa bàn thành chiếm tỷ trọng trên dưới 2% trong tổng vốn đầu tư Trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và thương mại chiếm tỷ trọng trên 8% tổng vốn đầu tư
- Tây Ninh: Có 103 dự án đầu tư liên quan đến phát triển du lịch với tổng
số vốn là 923 tỷ đồng, trong đó có 14 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu du
Trang 37lịch với tổng số vốn là 85 tỷ đồng, dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
là 89 dự án với vốn đầu tư là 838 tỷ đồng Nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng
do nhà nước chiếm 100%, các dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, cá thể… trong và ngoài tỉnh tham gia Xét về quy mô dự án đầu tư có các dự án tại khu du lịch núi Bà Đen
có quy mô dự án lớn và tổng số vốn đầu tư nhiều
- Bình Phước: Bình Phước có tổng nguồn vốn đầu tư là gần 80 tỷ đồng (trong đó vốn hỗ trợ phát triển du lịch từ Trung ương khoảng 20 tỷ đồng) tập trung cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
- Bà Rịa-Vũng Tàu Trong giai đoạn 2001-2013, nguồn vốn đầu tư của nhà nước cho ngành du lịch tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch tại TP.Vũng Tàu như kè dọc bãi tắm bãi Sau, bãi Dứa, kết hợp với nguồn vốn đầu tư quốc phòng về xây dựng tuyến đường quốc phòng ven biển đầu tư tại các bãi biển và ven biển huyện Xuyên Mộc, Đất Đỏ; đầu tư cho bảo tồn di tích Côn Đảo Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước tập trung vào cơ sở lưu trú, vận chuyển du lịch đến 2013 có khoảng 130 dự án với tổng số vốn xấp xỉ 12 triệu USD Ngồn vốn đầu tư nước ngoài có 03 dự án cho khu du lịch Hồ Tràm và 02 khách sạn tại TP.Vũng Tàu Đối với dự án đầu tư cho khu vui chơi giải trí trên địa bàn chưa thu hút được các nhà đầu tư nên du lịch tỉnh
Bà Rịa-Vũng tàu còn thiếu điểm vui chơi giải trí cho khách du lịch
- Bình Dương Tính đến năm 2013, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch do nguồn vốn của nhà nước tại khu vực hồ Dầu Tiếng với tổng số vốn đạt 120 tỷ đồng, ngoài ra từ các nguồn khác đầu tư cho các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn, 02 dự án khu vực Lái Thiều về bảo tồn cây cảnh Đầu
tư trong lĩnh vực du lịch gồm 26 dự án vào lĩnh vực khu du lịch, cơ sở lưu trú, vận chuyển, vui chơi giải trí như: 05 dự án khu du lịch tại khu vực hồ Dầu Tiếng; 05 dự án khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa khu vực núi Châu Thới,
dự án , trong đó có dự án quy mô lớn như khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn hiến, du lịch xanh Dìn Ký, du lịch Phương Nam, Làng Du lịch Sài Gòn…
- Đồng Nai Đầu tư du lịch của tỉnh chủ yếu là đầu tư cho các khu du lịch, cơ sở lưu trú, vận chuyển do đầu tư trong nước tham gia, tính đến năm
2013 có 09 dự án đầu tư cho các khu du lịch với tổng số vốn là 550 tỷ cụ thể: Khu du lịch sinh thái Cù lao Ông Cồn, khu du lịch suối Mơ, khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí sưc khỏe cho người già…số dự án còn lại đầu tư cho cơ sở lưu trú
6 Quy hoạch và quản lý quy hoạch
6.1 Công tác quy hoạch
Thời gian qua, nhiệm vụ quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn Vùng nhận được sự quan tâm của Chính quyền và Sở VH,TT&DL các địa phương nên hầu hết các tỉnh đều có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2006-2015 Trải qua quá trình phát triển du lịch, một số tỉnh đã tiến hành điều chỉnh Quy hoạch phát triển trong giai đoạn 2010-2020 cho phù hợp với quy luật tăng trưởng trên địa bàn các tỉnh của Vùng
Trang 38Dựa trên cơ sở định hướng về quy hoạch tổng thể, một số định hướng phát triển du lịch cụ thể đã giao cho các doanh nghiệp xây dựng các quy hoạch chi tiết khu tuyến điểm du lịch, từ đó hình thành nên các sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng khu du lịch đã được khách du lịch chấp nhận trên địa bàn các tỉnh trong Vùng và đạt hiệu quả nhất định
Trên cơ sở định hướng của Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030, các địa phương trong Vùng đang chuẩn bị thực hiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể để đưa ra định hướng cho phát triển du lịch từng khu vực có tầm nhìn đến năm 2030
Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn chung về kinh tế, nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp nên nhiều quy hoạch chi tiết địa bàn vẫn chưa được thực hiện
6.2 Quản lý quy hoạch
Công tác quản lý Nhà nước về du lịch được giao cho:
- Công tác quản lý sự phát triển du lịch trên phạm vi toàn vùng thuộc nhiệm vụ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trực tiếp là Tổng cục Du lịch
- Quản lý phát triển ngành du lịch từng địa phương cấp tỉnh thuộc Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, tham mưu là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Giai đoạn 1992-2007, cấp Trung ương do Tổng cục Du lịch và lực lượng cán bộ quản lý nhà nước về du lịch được củng cố và không ngừng được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về du lịch trong và ngoài nước
Từ năm 2007, bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương thay đổi theo cơ chế quản lý đa ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tuy nhiên, sự thay đổi về tổ chức bộ máy quản lý của ngành tạo nên sự hẫng hụt nhất định cả về bề dày quản lý và lực lượng cán bộ quản lý nên không được duy trì phát triển du lich
Ở cấp độ địa bàn huyện, không có tổ chức chuyên trách quản lý du lịch, vì vậy phòng Văn hóa thông tin huyện kiêm nhiệm quản lý phát triển du lịch trên phạm vi địa bàn huyện, thị xã
7 Xúc tiến, quảng bá du lịch
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương trong Vùng đã phối hợp với các doanh nghiệp du lịch tiến hành khảo sát các thị trường du lịch ngoài nước, đặc biệt là chú trọng thị trường trọng điểm quốc tế
- Các địa phương đã tiến hành nhiều chuỗi truyền thông trong và ngoài nước để tuyên truyền, quảng bá tiềm năng tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch của từng địa phương, đặc biệt thực hiện nhiều chương trình sự kiện gắn liền với các ngày lễ, ngày trọng đại của từng địa phương như: Ngày hội Du lịch, Lễ hội Trái cây Nam Bộ, Liên hoan ẩm thực đất Phương Nam
- Tham mưu tổ chức nhiều sự kiện mang tầm cở quốc tế như: Hội chợ triển lãm du lịch quốc tế (ITE) tại TP.Hồ Chí Minh có các địa phương tham gia
- Thực hiện các chuyên mục xúc tiến quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng của truyền hình, đài phát thanh địa phương về: Du lịch và
Trang 39cuộc sống, Năng động du lịch, Tiềm năng du lịch để giới thiệu tiềm năng, cũng như chương trình du lịch, sản phẩm du lịch
- Tiến hành công tác xã hội hóa xúc tiến quảng bá du lịch Phối hợp với các hãng hàng không, các đại diện các tổ chức quốc tế, sứ quán, lãnh sự hoặc các tổ chức Việt kiều để tham gia công tác xúc tiến quảng bá trên cơ sở các bên cùng tham gia phát triển du lịch
- Xuất bản nhiều ấn phẩm quảng bá du lịch
- Tham gia các hội chợ khu vực, hội chợ quốc tế để tuyên truyền quảng
bá tiềm năm tài nguyên du lịch
Tuy nhiên, một số hình thức quảng bá chưa được ấn tượng, chưa thường xuyên; kinh phí dành cho quảng bá chưa nhiều; chưa có đội ngũ quảng bá chuyên nghiệp Công tác tổ chức quảng bá còn phân tán chưa tập trung ở cơ quan quản lý chuyên ngành
8 Hoạt động kinh doanh du lịch
8.1 Các loại hình kinh doanh du lịch
Các loại hình kinh doanh du lịch phổ biến các địa phương là:
- Kinh doanh lữ hành (quốc tế và nội địa)
- Kinh doanh lưu trú du lịch
- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
- Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch
- Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí cho khách du lịch
Tuy nhiên, các loại hình kinh doanh này ở các địa phương không đều nhau
và hiệu quả cũng khác nhau
8.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch
Đối với kinh doanh lữ hành: Trong các loại hình kinh doanh du lịch thì kinh doanh lữ hành có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch Vùng và địa phương, còn các loại hình khác chủ yếu mang tính bổ trợ cho lữ hành trong việc thu hút khách du lịch đến Vùng TP Hồ Chí Minh có các doanh nghiệp lữ hành hoạt động có hiệu quả nhất về thị trường và nghiệp vụ chuyên môn còn các doanh nghiệp của các tỉnh năng lực còn yếu, phụ thuộc nhiều vào phía đối tác gửi khách
Đối với dịch vụ kinh doanh lưu trú chiếm vị trí ưu thế trong trong các loại hình kinh doanh cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả kinh doanh, trong đó cơ
sở lưu trú tại TP.Hồ Chí Minh có mức tăng trưởng cao nhất trong Vùng, sau đó
là TP.Vũng Tàu, còn các tỉnh khác mức độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và điều kiện
Đối với kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí là khâu yếu nhất trong loại hình dịch vụ cung cấp cho khách du lịch trên địa bàn Vùng, thậm chí một số địa bàn không có dịch vụ vui chơi giải trí cho khách; chưa có doanh nghiệp đầu tư
Trang 40nước ngoài cho loại hình này Đây là nguyên nhân dẫn đến thời gian lưu trú của khách thấp trên địa bàn
Kinh doanh vận chuyển khách được đẩy mạnh và cải thiện đối với đường
bộ, đường sắt và đường không, tuy nhiên các doanh nghiệp tham gia còn ít và chưa có doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
9 Phát triển nguồn nhân lực du lịch
9.1 Hiện trạng phát triển cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch
Du lịch vùng ĐNB có tốc độ tăng trưởng du lịch khá cao (cả về số lượt khách, doanh thu, cơ sở vật chất kỹ thuật ) đã kéo theo phát triển nguồn nhân lực du lịch tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng; tính đến năm 2013 trên địa bàn có 87 ngàn lao động làm việc trong ngành du lịch và khoảng 170 ngàn lao động gian tiếp cung cấp dịch vụ có liên quan đến khách du lịch; một số địa phương có mức tăng trưởng cao như: TP Hồ Chí Minh có mức tăng trưởng nhanh nhất đạt 32% với 59 ngàn lao động chiếm 68% lao động với trình độ chuyên môn và ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trên địa bàn và nhiều khu, điểm du lịch tại một số địa bàn lực lượng lao động đã có sự phát triển vượt bậc
Số lượng cơ sở đào tạo: Trên địa bàn phát triển mạnh về số lượng và quy mô; trong Vùng có 4 trường đại học đào tạo ngành du lịch bậc đại học và trên đại học, có 02 trường cao đẳng nghề du lịch (tại TP.Hồ Chí Minh và TP.Vũng Tàu), 05 trường cao đẳng khác có liên quan đến đào tạo nghiệp vụ dịch vụ du lịch và 09 trường trung cấp nghề du lịch và một số trung tâm bồi dưỡng trên địa bàn các tỉnh trong Vùng
Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo: Một số trường công lập và đã có quá trình phát triển thì đã có hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề du và trang bị phục vụ cho công tác thực hành cũng như phục vụ học tập được trang
bị đầy đủ và hiện đại Tuy nhiên, một số trường mới thành lập, cơ sở còn rất thiếu thốn, chắp vá; mới chỉ có phòng học lý thuyết, hầu như không có cơ sở thực hành, thường đi thuê hoặc sử dụng một số buổi tại các cơ sở kinh doanh trong thời gian kinh doanh thấp điểm
Chương trình đào tạo: Mặc dù số lượng các chương trình đào tạo tại cơ sở đào tạo rất đa dạng, phong phú nhưng hiện vẫn chưa có khung chuẩn chương trình đào tạo chung làm căn cứ để các trường xây dựng giáo trình Công tác đào tạo mới chỉ tập trung cho lao động trực tiếp cho ngành, chưa có chương trình đào tạo cho các đối tượng là lao động gián tiếp là cộng đồng tại các khu điểm
du lịch cũng như lao động của các ngành khác
9.2 Công tác quản lý nhà nước về phát triển nhân lực
Hiện nay, trên cơ sở đề xuất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Nội vụ sẽ phân bổ chỉ tiêu nguồn nhân lực quản lý nhà nước du lịch trên địa bàn Nói chung số lượng nguồn nhân lực cho du lịch còn thiếu và yếu, trung bình mỗi Sở có 3-5 cán bộ chuyên trách và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển nhân lực du lịch trên địa bàn Với số lượng cho phép như