Để huyện Tiên Yên có thể khai thác những tiềm năng và lợi thế trongđiều kiện mới, hoà nhập vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của Tỉnh, phù hợp với điều kiện cụ
Trang 1M C L CỤC LỤC ỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN THỨ NHẤT: CĂN CỨ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA QUY HOẠCH 2
I CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ CỦA QUY HOẠCH 2
1 Các văn kiện của Đảng 2
2 Các văn bản của Chính phủ 2
3 Các văn bản của Tỉnh 3
4 Các tài liệu cơ sở khác 4
II MỤC TIÊU 5
III YÊU CẦU QUY HOẠCH 5
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
V CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU 6
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG QUY HOẠCH 7
I PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ PHÁT TRIỂN 7
1 Vị trí địa lý kinh tế và các yếu tố tự nhiên 7
2 Bối cảnh bên ngoài 19
3 Những khó khăn, thách thức 24
II.ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2006 -2013, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI CỦA HUYỆN TIÊN YÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 24
1 Đánh giá tổng quát tình hình kinh tế – xã hội giai đoạn 2006 – 2013 25
2 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 35
III ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC 48
III.1 ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ Error! Bookmark not defined III.1.1 ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG - LÂM NGHIỆP - THỦY SẢN 48
1 Hiện trạng sản xuất ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản 48
2 Định hướng phát triển nông - lâm nghiệp - thủy sản 59
III.3 NGÀNH DỊCH VỤ 81
1 Hiện trạng 81
Trang 22 Định hướng phát triển 82
III.2 ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI 82
III.2.1 DÂN SỐ, NGUỒN NHÂN LỰC, MỨC SỐNG VÀ AN SINH XÃ HỘI 82
1 Dân số 82
2 Lao động 82
4 Nhiệm vụ và giải pháp 82
III.2.3 Y TẾ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG 82
1 Thực trạng công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng 82
2 Định hướng phát triển 82
III.2.4 VĂN HÓA THÔNG TIN - THỂ DỤC THỂ THAO 82
1 Thực trạng phát triển văn hóa - thể dục thể thao 82
2 Định hướng phát triển 82
III.2.5 TRUYỀN THANH - TRUYỀN HÌNH 82
1 Hiện trạng 82
2 Định hướng phát triển 82
III.2.6 XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 82
1 Hiện trạng 82
2 Định hướng phát triển 82
III.2.8 MÔI TRƯỜNG Error! Bookmark not defined. 1 Thực trạng về môi trường 82
4 Định hướng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường 82
IV.1 GIAO THÔNG VẬN TẢI 82
1 Hiện trạng 82
2 Định hướng phát triển Error! Bookmark not defined. 3 Giải pháp thực hiện 82
IV.3 ĐIỆN 82
1 Thực trạng mạng lưới điện 82
2 Định hướng phát triển 82
IV.4 NƯỚC SẠCH - VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 82
1 Hiện trạng 82
2 Định hướng phát triển 82
Trang 33 Giải pháp phát triển Error! Bookmark not defined.
V TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ 82
V.1 XÂY DỰNG CỬA NGÕ Error! Bookmark not defined V.2 CÁC VÙNG LÃNH THỔ ĐỘNG LỰC 82
1 Định hướng nâng cấp thị trấn Tiên Yên thành đô thị loại IV tạo nền tảng để tái thành lập thị xã sau năm 2015 82
2 Khu đô thị mới Tiên Yên Error! Bookmark not defined 3 Khu công nghiệp Tiên yên Error! Bookmark not defined. 4 Xây dựng điểm dừng đỗ xe trên đường cao tốc với các trung tâm mua sắm hiện đại Error! Bookmark not defined 5 Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Đồng Rui bãi biển Lòng Vàng Error! Bookmark not defined 6 Phát triển nông thôn Error! Bookmark not defined V.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO CÁC TIỂU VÙNG 82
VI CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN 82
1 Giai đoạn 2013 - 2015 82
2 Giai đoạn 2016-2020 định hướng 2030 82
3 Giải pháp ưu tiên 82
4 Các dự án ưu tiên, thứ tự triển khai và đầu tư 82
VII ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH 82
VII 1 VỐN ĐẦU TƯ 82
1 Nhu cầu vốn đầu tư 82
3 Phát triển nguồn nhân lực 82
4 Định hướng quy hoạch sử dụng đất 82
5 Tổ chức sản xuất 82
6 Giải pháp về liên kết vùng 82
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 82
I KẾT LUẬN 82
II NHỮNG KIẾN NGHỊ CHỦ YẾU 82
Trang 4ĐẶT VẤN ĐỀ
I TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN
Tiên Yên là huyện miền núi, ven biển ở vị trí trung tâm khu vực miềnĐông tỉnh Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên là 645,43 km2 (chiếm 10,9%diện tích tự nhiên của tỉnh) Huyện Tiên Yên được chia thành 12 đơn vịhành chính gồm 11 xã và 01 thị trấn, dân số trung bình năm 2013 là 47.435người
Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm ổnđịnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Giảm dần tỷ trọngngành nông - lâm - thuỷ sản từ 55% năm 2005 xuống 45,2% năm 2013;ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 16,2% năm 2005 lên 19,5% năm2013; ngành thương mại, dịch vụ tăng từ 28,8% năm 2005 lên 35,3% năm
2013
Tuy nhiên, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế củahuyện Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; cơ sở vật chất văn hoá xã hội
còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (Năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo là
6,92% theo tiêu chí mới).
Ngày 27/2/2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt điềuchỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên thời kỳ
2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Quyết định số 550/QĐ-UBND.Tuy nhiên, đứng trước tình hình mới, huyện Tiên Yên có nhiều biến độngcần phải điều chỉnh, huyện đang phấn đấu để trở thành đô thị loại IV vàonăm 2015 và tiến tới tái lập Thị xã Do đó, Quy hoạch Tổng thể phát triểnkinh tế - xã hội của huyện phải tính đến các yếu tố phát triển của Thị xã TiênYên trong tương lai Đồng thời từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 đất nước ta nói chung, tỉnh Quảng Ninh nói riêng sẽ bước vào một thời
kỳ phát triển kinh tế - xã hội mới với nhiều cơ hội cũng như phải đối đầu vớinhiều thách thức do quá trình hội nhập toàn diện với nền kinh tế toàn cầumang lại
Để huyện Tiên Yên có thể khai thác những tiềm năng và lợi thế trongđiều kiện mới, hoà nhập vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của
Tỉnh, phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, việc triển khai xây dựng “ Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030" là cần thiết và cấp bách.
Trang 5PHẦN THỨ NHẤT CĂN CỨ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA QUY HOẠCH
I CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ CỦA QUY HOẠCH
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được xây dựng tuân thủ theo những quy định pháp lý tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ - CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên được xây dựng dựa trên đường lối, chủ trương và các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và các địa phương khác có liên quan tại các văn bản sau đây:
1 Các văn kiện của Đảng
- Nghị quyết 09/NQ-TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ tư Banchấp hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược Biển Việt Nam đến năm2020
- Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhậpquốc tế
- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 30/6/2013 của Ban chấp hành Trungương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường
- Kết luận số 13-KL/TW ngày 28/10/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tụcthực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 về phát triển kinh tế - xãhội và bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh vùng Đồng Bằng Sông Hồng đếnnăm 2010 và định hướng đến năm 2020
- Thông báo 108-TB/TW ngày 01/10/2012 của Bộ Chính trị về đềán :”Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, bảo đảm vững chắc quốcphòng an ninh và thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệtVân Đồn và Móng Cái
2 Các văn bản của Chính phủ
- Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủtướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnhQuảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Quyết định 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ Nôngnghiệp & Phát triển nông thôn về việc phê duyệt đề án tái cơ cáu ngành thủysản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Trang 6- Quyết định 1064/QĐ-TTg ngày 08/7/2013 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng Trung du Miềnnúi Bắc Bộ đến năm 2020;
- Quyết định số 1151/QĐ-TTg ngày 30/8/2007 của Thủ tướng Chính phủvề việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm2020
- Quyết định số 19/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Thủtướng Chính phủ về thành lập Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái, tỉnh QuảngNinh
- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủvề việc phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm
2020, tầm nhìn 2030
- Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23/5/2013 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng Bằng SôngHồng đến năm 2020
- Nghị quyết số 22 NQ-CP ngày 07/02/2013 của Chính Phủ về quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015)tỉnh Quảng Ninh
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việclập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghịđịnh số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006
- Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch &Đầu tư ngày 31/10/
2013 về việc hướng dẫn, tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và côngbố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực vàsản phẩm chủ yếu
3 Các văn bản của Tỉnh
- Quyết định số 550/QĐ-UBND ngày 27/02/2008 của UBND tỉnh QuảngNinh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinhtế xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của UBND tỉnh QuảngNinh về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm
2030, tầm nhìn đến 2050 và ngoài 2050
- Quyết định số 2363/QĐ-UBND ngày 31/7/ 2009 của UBND tỉnh QuảngNinh về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Trung tâm huyệnTiên Yên, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2009 - 2020 và định hướng ngoài năm2020
- Quyết định số 1160/QDD-UBND ngày 06/6/2014 của UBND tỉnhQuảng Ninh về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoángsản làm vật liệu thông thường và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnhQuảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030
Trang 7- Nghị quyết số 06 NQ/TU ngày 20/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủyvề việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng chiến lược, lập, quản lý
và thực hiện quy hoạch
- Quyết định số 4170/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh QuảngNinh về việc Phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộivùng biển đảo và ven biển tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
- Quyết định số 2275/QĐ-UBND ngày 6/10/2010 về việc phê duyệt dự ántạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Gà Tiên Yên” cho sảnphẩm Gà của huyện Tiên Yên
- Quyết định số 1885/QĐ-UBND ngày 14/6/2011 của UBND tỉnh QuảngNinh về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển điện lực huyện Tiên Yêngiai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020
- Quyết định số 251/QĐ-UBND ngày 07/02/2012 của UBND tỉnh QuảngNinh về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninhthời kỳ 2012 - 2015
- Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 06/5/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộTỉnh về phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn2030
- Thông báo số 1028/TB-TU ngày 07/5/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủylàm việc với Ban Thường vụ huyện ủy Tiên Yên về công tác lập các quy hoạchmang tính chiến lược, có tính chất liên kết với các khu vực Miền Đông vàhuyện Đình Lập (tỉnh Lạng Sơn)
- Thông báo số 106/TB-UBND ngày 28/5/2014 về ý kiến kết luận củađồng chí Đặng Huy Hậu - Phó chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với lãnhđạo UBND huyện Tiên Yên
4 Các tài liệu cơ sở khác
- Văn kiện trình Đại hội đại biển Đảng bộ huyện Tiên Yên lần thứ XXIIInhiệm kỳ (2010-2015)
- Quy hoạch các ngành: nông nghiệp, giao thông, xây dựng, du lịch, đôthị, quy hoạch các khu, cụm điểm công nghiệp, làng nghề tỉnh Quảng Ninhđến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Các quy hoạch phát triển của Nhà nước, Chính phủ và các dự án đã,đang và sẽ thực hiện trên địa bàn huyện Tiên Yên đến năm 2020
- Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra, khảo sát, số liệu, tài liệuliên quan và dự báo trong tỉnh Quảng Ninh, huyện Tiên Yên và các huyện lâncận
II MỤC TIÊU
- Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế xã hộihuyện giai đoạn 2006 - 2013
Trang 8- Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnhQuảng Ninh và có những bước đột phá nhằm đưa nền kinh tế của huyện pháttriển với tốc độ nhanh, ổn định và bảo vệ môi trường sinh thái
- Khai thác hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế gắn với giải quyết cácvấn đề xã hội và môi trường; Bảo đảm quốc phòng -an ninh; giữ vững ổn địnhchính trị, trật tự an toàn xã hội
- Xây dựng các chương trình dự án ưu tiên và đề xuất các giải pháp đểtriển khai thực hiện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Làm cơ sở để xây dựng các quy hoạch ngành, xây dựng kế hoạch 5 năm
và hàng năm của huyện
III YÊU CẦU QUY HOẠCH
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 sẽ tập trung giải quyết những vấn đề quan trọngnhất, làm căn cứ cho công tác tái cấu trúc kinh tế theo định hướng công nghiệphóa, hiện đại hóa và đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững của huyện.Bản quy hoạch tổng thể được lập bảo đảm giải đáp có căn cứ khoa học các vấnđề sau:
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tiên Yên tronggiai đoạn 2006 - 2013, bao gồm các thành tựu chính, các hạn chế và nguyênnhân
- Phân tích, đánh giá các điều kiện, yếu tố và các nguồn lực phát triển; dựbáo các khả năng phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- Xác định các mục tiêu phát triển đến năm 2020 và cụ thể hoá cho giaiđoạn 2014 -2015
- Xây dựng các phương án phát triển kinh tế - xã hội của huyện
- Đưa ra định hướng, các giải pháp phát triển và kế hoạch triển khai thựchiện quy hoạch
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thống kê: thu thập, nghiên cứu các số liệu, công trình, tàiliệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thực địa, kết hợp phỏng vấn trực tiếp, áp dụngphương pháp điều tra nhanh nông thôn
- Phương pháp chuyên gia: Hội thảo lấy ý kiến của chuyên gia các ngành,các địa phương về định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
- Phương pháp phân tích dự báo: được sử dụng để phân tích, đánh giá cácthông tin về thị trường làm căn cứ để quy hoạch sản xuất
- Phương pháp làm việc nhóm và cùng tham gia giữa đơn vị tư vấn lậpquy hoạch, Thường trực UBND huyện, các đơn vị trực thuộc UBND huyện vàcác đơn vị liên quan khác
V CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU
Ngoài phần mở đầu Báo cáo quy hoạch bao gồm các nội dung sau:
Trang 9Phần thứ nhất: Căn cứ, mục đích, yêu cầu của quy hoạch
Phần thứ hai: Nội dung của quy hoạch Bao gồm các mục lớn như sau:
1 Phân tích đánh giá các điều kiện, yếu tố phát triển
2 Đánh giá tổng quát tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2005 - 2013, phươnghướng phát triển kinh tế xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn đếnnăm 2030
3 Định hướng, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển các ngành kinh tế
4 Định hướng, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển xã hội
5 Định hướng, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển khoa học công nghệ
6 Định hướng, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển môi trường
7 Định hướng, nhiệm vụ và các giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng
8 Định hướng, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển nông thôn mới
9 Định hướng phát triển không gian, lãnh thổ
10.Định hướng phát triển quốc phòng - an ninh
11.Các giải pháp và các dự án ưu tiên
12.Các giải pháp triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể
13.Kết luận và kiến nghị
Trang 10PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG QUY HOẠCH
I PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ PHÁT TRIỂN
1 Vị trí địa lý kinh tế và các yếu tố tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý
- Huyện Tiên Yên là huyện miền núi, ven biển ở vị trí trung tâm khu vựcmiền Đông tỉnh Quảng Ninh, huyện nằm ở tọa độ địa lý từ 21o11’ đến 21o vĩ độBắc và từ 107o13’ đến 107o32’ kinh độ Đông
Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn
Phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ
Phía Tây Nam giáp huyện Ba Chẽ và TP Cẩm Phả
Phía Đông Bắc giáp huyện Bình Liêu và Đông Nam giáp huyện Đầm Hà
- HuyệnTiên Yên nằm ở điểm trung gian giữa TP Móng cái và TP HạLong, có vị trí là giao điểm của các quốc lộ đi qua: Quốc lộ 18A nối liền HạLong với cửa khẩu Móng Cái Quốc lộ 18C từ thị trấn Tiên Yên đi cửa khẩuHoành Mô Quốc lộ 4B chạy qua Tiên Yên một đoạn dài khoảng 10km, nốiTiên Yên với tỉnh Lạng Sơn Với điều kiện vị trí địa lý như trên, Tiên Yên cóđiều kiện để phát triển kinh tế dịch vụ, trở thành một huyện có chức năng tổnghợp - liên kết vùng của khu vực Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, vùng biên giớiViệt - Trung, khu vực tập kết, trung chuyển hàng hoá biên giới và là cơ sở dịch
vụ hậu cần cho các khu kinh tế mở trong tương lai
- Huyện có bờ biển dài 35km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ là điều kiện thuậnlợi để giao lưu kinh tế và phát triển kinh tế biển
-Tiên Yên có vị trí quân sự quan trọng đối với vùng Đông Bắc của Tổ quốc, do
đó được Nhà nước quan tâm đầu tư cho phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng, anninh
1.2 Yếu tố tự nhiên
1.2.1 Địa hình địa mạo
Tiên Yên là huyện có địa hình trung du miền núi ven biển, nằm trongcánh cung Đông Triều - Móng Cái Phía Đông Bắc là vùng đồi núi thấp, phíaTây Bắc huyện là vùng đồi núi thấp độ cao từ 100 - 400m, phía Nam là vùngđồng bằng phù sa ven biển, địa hình tương đối dốc thoải, lượn sóng, độ caotrung bình từ +24 m, cao nhất +50m, thấp nhất +1-3m, thấp thoải dần từ Bắc -Tây Bắc xuống Nam - Đông Nam ra hướng biển Theo đặc điểm địa hình, lãnhthổ huyện chia thành 2 vùng:
Trang 11- Vùng miền núi: Gồm 6 xã (Hà Lâu, Điền Xá, Yên Than, Phong Dụ, ĐạiDực, Đại Thành) ở phía Bắc - Tây Bắc, địa hình chia cắt mạnh, bị xói mòn rửatrôi mạnh, chủ yếu là rừng và cây đặc sản, chăn nuôi.
-Vùng đồng bằng ven biển: Gồm 5 xã (Đông Ngũ, Đông Hải, Hải Lạng,Tiên Lãng, Đồng Rui) và thị trấn, một phần được cải tạo canh tác và bãi sú vẹt,cồn cát ven biển bị ngập thủy triều, chủ yếu phát triển nông - lâm nghiệp vàkhai thác + nuôi trồng thủy hải sản ven biển
Địa hình đa dạng đã tạo cho Tiên Yên điều kiện thuận lợi để phát triểnkinh tế nhiều ngành nghề, đa dạng hóa nông sản phẩm Địa hình núi cao phùhợp cho phát triển lâm nghiệp, cây dược liệu, cho chăn nuôi đại gia súc Địahình trung du và đồng bằng ven biển phù hợp phát triển lương thực, cây côngnghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm, nuôi trồng và đánh bắtthủy sản Dạng địa hình ven biển của huyện rất thuận lợi cho phát triển ngành
du lịch sinh thái
1.2.2 Thời tiết, khí hậu
Huyện Tiên Yên mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùamiền núi đai cao, phân hóa 2 mùa: Mùa mưa đồng thời là mùa hạ nóng ẩm, mùađông lạnh, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
Nhìn chung khí hậu Tiên Yên có đủ lượng nhiệt, ánh sáng mặt trời, lượngmưa dồi dào thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng, cây lương thực (lúa,ngô khoai, sắn), cây thực phẩm (rau xanh, đậu…), cây công nghiệp ngắn ngày(đậu tương, lạc…)
* Một số đặc điểm về khí hậu của huyện:
a Về nhiệt độ:
Ở những vùng thấp dưới 200m có tổng tích ôn năm là 80000C và nhiệt độtrung bình là 22,40C, vùng cao từ 200 - 700m có tổng tích ôn 75000C và nhiệtđộ trung bình là 19 -260C Vùng núi cao trên 700m có tổng tích ôn 60000C vànhiệt độ trung bình là 190C
c Về độ ẩm không khí:
Tuy có lượng mưa lớn, nhưng lượng bốc hơi nước trung bình hàng nămthấp (26%) nên độ ẩm không khí trung bình hàng năm khá cao 84%, độ ẩmkhông khí cao nhất vào tháng 3 và tháng 4 đạt tới trị số 87 - 88%, thấp nhất vàotháng 10 và tháng 11 đạt trị số 76% Nhìn chung độ ẩm không khí ở Tiên Yên
Trang 12không chênh lệch lắm so với các vùng bởi nó phụ thuộc vào độ cao, địa hình vàphân hoá theo mùa, mùa nhiều mưa có độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa.
d Về gió, bão, lũ lụt, sương muối:
Gió: Có hai loại gió chính thổi theo hướng Bắc Đông Bắc và Nam Đông Nam.Gió Đông Bắc thường hoạt động từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau,tốc độ gió trung bình 2 - 4m/s, đặc biệt khi gió Đông Bắc tràn về thường lạnh,gió rét và khô hanh Mùa hè gió thổi theo hướng Nam-Đông Nam từ tháng 5đến tháng 9, gió thổi từ biển vào mang theo nhiều hơi nước gây ra mưa, tốc độgió trung bình từ 2-4m/s
Bão: Huyện miền núi ven biển nên thường hay chịu ảnh hưởng trực tiếpcủa bão, bão thường xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 10, hàng năm thường có 3tới 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền với sức gió cấp 8 đến cấp
10, gây ra mưa lớn kéo dài 3 - 4 ngày và gây lúc cục bộ từng địa phương làmthiệt hại cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và đời sống của người dân
- Lũ: Lũ sớm thường xuất hiện vào các tháng 4-5 gây ra những trận mưađầu mùa, tổn thất trên lưu vực lớn do chảy qua mùa khô nên đỉnh lũ thườngnhỏ, biên độ lũ trên các sông thường đạt khoảng 1m Lũ muộn thường xảy ravào các tháng 10, 11 do các trận mưa cuối mùa, lượng mưa nhỏ nên lũ cũngnhỏ, chủ yếu là lũ đơn nhưng biên độ lũ có thể lớn hơn, thường từ 1,5 - 2,5 mcho nên tổn thất lũ ít hơn Những năm gần đây, do có sự biến đổi khí hậu, nênđã xuất hiện những trận lũ rất lớn mà trước đây tần suất vài chục năm mới xảy
ra một lần, gây ngập lụt nhiều vùng và cả vùng trung tâm thị trấn, thiệt hại lớnđến cơ sở hạ tầng và tài sản của nhân dân
- Sương muối: Thường xảy ra ở khu vực núi cao, ảnh hưởng đến sảnxuất, gây nhiều tác hại đến cây trồng vật nuôi vào các tháng 12 đến tháng 2,nhiệt độ có nơi xuống tới 10C kéo dài từ 1 - 2 ngày
e Về biến đổi khí hậu và nước biển dâng:
Biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ có những tác động trái chiều đếnphát triển kinh tế xã hội của huyện Theo “kịch bản biến đổi khí hậu, mực nướcbiển dâng cao của Việt Nam” dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, đếnnăm 2030 nhiệt độ trung bình ở Quảng Ninh có thể tăng thêm 0,7oC so với nhiệtđộ trung bình giai đoạn 1980 - 1999 Đến năm 2030, lượng mưa trung bìnhhàng năm có thể tăng 2,0% so với trung bình năm 1989-1999, đồng thời lượngmưa phân bố ngày càng tập trung vào mùa mưa và ít hơn vào mùa khô Nhữngthay đổi này có thể tạo ra tác động trái chiều lên Quảng Ninh trong đó có huyệnTiên Yên
Trang 13bình đạt 340 cm; cực tiểu đạt 195 cm Thủy triều mạnh thường xuất hiện ở cáctháng 6,7,8
- Thủy hóa: nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa, cực đại vào mùa hè,cực tiểu vào mùa đông
b Hệ thống sông và dòng chảy
- Hệ thống sông: Huyện Tiên Yên có hai con sông lớn là sông Tiên Yênchảy từ huyện Bình Liêu xuống và sông Phố Cũ có nguồn gốc chảy từ LạngSơn xuống, do dòng chảy qua địa hình đồi núi có độ dốc cao nên hàng nămthường có lũ lớn Sông Tiên Yên chảy theo hướng Bắc Nam và Đông Bắc đổvào vụng Tiên Yên ở cửa sông Tiên Yên, độ dốc lòng sông 0,6%, lưu vựcthường có hình nan quạt tạo dòng chảy tập trung nhanh Độ cao lưu vực phầnlớn tập trung hai bên bờ sông, phía Đông và Tây, lưu vực có tới 90% là vùngnúi
- Dòng chảy bình quân nhiều năm đạt tới 461s/km2 Mùa mưa lũ dòngchảy lớn, mùa này dòng chảy đạt tới 81,7% lượng chảy cả năm, lũ lên xuốngnhanh kéo dài từ 1-2 ngày mỗi đợt Khi có mưa lượng nước dâng cao đột ngột,hết mưa lượng nước lại cạn kiệt ngay, lũ chính vụ thường xuất hiện từ tháng 5đến tháng 10 đỉnh lũ lớn, tập trung nhanh, biên độ lũ trung bình 4m
+ Lũ chính vụ xuất hiện trong các tháng mùa lũ từ tháng 5 -10 đỉnh lũlớn, tập trung nhanh, biên độ lũ trung bình 4m
+ Lũ sớm thường xuất hiện vào các tháng 2, tháng 4, tháng 5 gây ra donhững trận mưa đầu mùa, tổn thất trên lưu vực lớn do trải qua mùa khô nênđỉnh lũ thường nhỏ, biên độ lũ trên các sông thường đạt khoảng 1m
+ Lũ muộn thường xảy ra vào các tháng 10, tháng 11 do các trận mưacuối mùa, lượng mưa nhỏ nên lũ cũng nhỏ, chủ yếu là lũ đơn nhưng biên độ lũ
có thể lớn hơn, thường từ 1,5 m - 2,5m do tổn thất lũ ít hơn
+ Cá biệt có những năm xuất hiện đỉnh lũ lớn, vượt cả lũ chính vụ trung bìnhhàng năm
1.3 Tài nguyên thiên nhiên
1.3.1 Tài nguyên nước
a Nước mặt
- Nguồn nước từ 2 con sông Tiên Yên và sông Phố Cũ có thể tạo đập xây
dựng các hồ chứa để điều hòa dòng chảy và lấy nguồn nước cung cấp cho sảnxuất và sinh hoạt
b Nước ngầm
- Có trữ lượng lớn đảm bảo được nhu cầu nước cho đời sống sinh hoạt và
sản xuất của nhân dân, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ Nguồn nước ngầm theo kết quả thăm dò sơ bộ, mực nước ngầm khoảng ởđộ sâu 15-25m
1.3.2 Tài nguyên đất đai và hiện trạng sử dụng đất
1.3.2.1 Tài nguyên đất đai
Trang 14Đất đai Tiên Yên chia thành 2 vùng chính: Vùng đất đồng bằng ven biển
và vùng đất đồi núi
a Vùng đất đồng bằng ven biển có 3 loại chính:
- Đất cồn cát, bãi cát: được phân bố ở các xã ven biển như Tiên Lãng,Đồng Rui, Hải Lạng, Đông Ngũ và thị trấn Tiên Yên Có diện tích khoảng 350
ha chiếm 0,54% diện tích đất tự nhiên của huyện
- Đất mặn: Được phấn bố chủ yếu ở các xã ven biển và rất phức tạp dotác động của con người, sự xâm nhập của nước biển mà hình thành nhiều loạikhác nhau Diện tích đất khá lớn vào khoảng 9.380,2 ha, chiếm 14,53% diệntích đất tự nhiên của huyện
- Đất phù sa sông: Đây là những dải rất hẹp chạy dọc theo các triền sôngTiên Yên, sông Phố Cũ, sông Ba Chẽ và một số nhánh sông khác Diện tích là1135,2 ha chiếm 1,76% diện tích đất tự nhiên của huyện
b Vùng đồi núi gồm các loại sau:
- Đất lúa nước vùng đồi núi: Bao gồm đất dốc tụ, đất thung lũng, đấtferalit biến đổi do trồng lúa bị bạc màu, đất feralit biến đổi do trồng lúa chưa bịbạc màu Diện tích 1.518,8 ha chiếm 2,35% diện tích đất tự nhiên của huyện
- Đất feralit điển hình nhiệt đới ẩm: Là vùng đất có độ cao từ 25 - 175mnối tiếp nhau chạy dọc từ Tây sang Đông Địa hình dốc thoải ra biển, có nơi địahình như bát úp, đỉnh và sườn một số bị xói mòn không có khả năng canh tác.Diện tích khoảng 28.868,5 ha chiếm 44,72% diện tích đất tự nhiên của huyện
- Đất feralit trên núi: Là vùng núi độ cao từ 175 - 700m được phân bốchủ yếu ở khu vực phía Bắc của huyện Loại đất này được phát triển trên đátrầm tích và mắc ma axít, có độ dốc lớn Thảm thực vật phủ trên đất chủ yếu làcây cỏ tranh và cây bụi Diện tích khoảng 13.247,7 ha chiếm 20,5% diện tíchđất tự nhiên của huyện
- Đất feralit vàng nhạt trên núi: Loại đất này nằm ở độ cao từ 700m trởnên, có độ dốc lớn từ 12 đến 25 độ phân cách, hiểm trở, phức tạp Diện tíchkhoảng 205,9 ha chiếm 0,31% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đem lại giá trị hiệu quả kinh tế cao,bảo vệ môi trường cần áp dụng các công thức luân canh, bón phân một cáchkhoa học trên những vùng thâm canh Vùng đất dốc dưới 15o phát triển câyhàng năm, vùng đất dốc 15 - 25o phát triển nông lâm kết hợp Vùng đất dốc
>25o phát triển trồng rừng và khoanh nuôi, bảo vệ rừng
1.3.2.2 Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu thống kê tính đến ngày 01/01/2013, tổng diện tích đất củahuyện Tiên Yên là 64.789,74 ha, bao gồm:
Bảng 1 Hiện trạng sử dụng đất tính đến ngày 01/01/2013
Trang 15TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Nguồn: Thống kê đất đai năm 2013 - Phòng Tài nguyên và môi trường.
Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất năm 2013
- Đất nông nghiệp: Diện tích 54.536 ha, chiếm 84,17% tổng diện tích tựnhiên toàn huyện, trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích 2.452 ha, chiếm 4,50% diện tích đấtnông nghiệp
+ Đất lâm nghiệp: Diện tích 50.282 ha,chiếm 92,20% diện tích đất nôngnghiệp
+ Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích 1.803 ha, chiếm 3,31% diện tích đấtnông nghiệp
- Đất phi nông nghiệp: Diện tích 2.915 ha, chiếm 4,50% tổng diện tích tựnhiên toàn huyện
- Đất chưa sử dụng: Diện tích 7.339 ha, chiếm 11,33% diện tích tự nhiêntoàn huyện
1.3.3 Tài nguyên biển
- Tiên Yên có bờ biển dài khoảng 35 km thuộc vịnh Bắc bộ, phân bố dọc
các xã ven biển, có vụng kín được án ngữ che chắn bởi hệ thống đảo Cái Bầu,
Trang 16Vạn Vược, Vạn Mục, Núi Cuống, trong vụng có lục xâu kéo dài từ cửa sôngTiên Yên theo hướng Tây Bắc, Đông Nam đến cửa Vạn Hoa
- Biển Tiên Yên có nhiều vùng sinh thái khác nhau tạo ra một hệ sinh vật
biển phong phú, đa dạng Trong vụng là một hệ chuỗi bãi triều rừng ngập mặn,một đoạn trong cung vùng triều cửa sông vùng Đông Bắc tạo lên nguồn lợi hảisản khá phong phú, là nơi sinh sống của nhiều loài hải sản có giá trị như: cua,tôm, cá song, cá tráp, ngao, sò, ngán, sá sùng, giun biển…với diện tích gần9.000 ha bãi triều Trong đó có 2.700 ha có khả năng đưa vào nuôi trồng thủysản
- Vùng ven biển của Tiên Yên còn một đặc trưng hiếm có với hệ thống
rừng ngập mặn được các chuyên gia, các nhà khoa học đánh giá là đứng thứnhất, nhì ở khu vực phía Bắc với diện tích 6.200 ha, nơi đây có sự đa dạng vàphong phú về hệ sinh thái, không chỉ có tác dụng phòng hộ, đem lại nguồn lợithuỷ, hải sản mà còn có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái rất lớn
- Trữ lượng thuỷ sản khoảng 6.500 tấn, khả năng cho phép khai thác ổn
định khoảng 3.500 tấn trong đó chủ yếu là các loài tôm và các loại hải sản khác.Khả năng cho phép khai thác khoảng 50 – 60% trữ lượng trong đó chủ yếu làtôm, cua, mực và các loại nhuyễn thể
- Đặc biệt Tiên Yên có thế mạnh về cảng biển Khi thực dân Pháp chiếm đóng chúng đã chọn Mũi Chùa để xây dựng cảng phục vụ cho quân đội viễn chinh, hợp thành với cảng Vạn Hoa (Vân Đồn) thành thế liên hoàn
về cảng biển ở vùng Đông Bắc Việt Nam Ngày nay qua nhiều lần nâng cấp, cảng Mũi Chùa tiếp tục phát huy tiềm năng thế mạnh, có thể đón nhận tàu 1 vạn tấn cập cảng, mở ra khả năng lưu thông hàng hóa cảng biển không chỉ phục vụ cho riêng Quảng Ninh mà cho cả vùng Đông Bắc Việt Nam
1.3.4 Tài nguyên rừng
Rừng Tiên Yên rất phong phú về chủng loại, thực vật có 1.020 loài thuộc
6 ngành và 171 họ Một số ngành lớn như ngành Mộc Lan: 951 loài, ngànhdương xỉ: 58 loài, ngành thông: 11 loài, về động vật có khoảng 127 loài nhưlưỡng cư 11 loài, bò sát 5 loài, chim 67 loài, thú 34 loài
Bảng 2 Thống kê hiện trạng diện tích rừng và đất lâm nghiệp
huyện Tiên Yên năm 2013
Trang 17Nguồn: Hạt kiểm lâm Tiên Yên 2013.
Huyện Tiên Yên có tiềm năng phát triển kinh tế rừng Theo kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp năm 2013, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp 53.240,4 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 38.303,01ha, chiếm 71,9% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp
Diện tích rừng tự nhiên 12.351.57 ha, chiếm 32,2% diện tích đất có rừng Trong đó:
Trang 18Tài nguyên rừng huyện Tiên Yên
1.3.5 Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng
Tiên Yên có nguồn khoáng sản khá đa dạng, phong phú, tuy nhiên trữlượng không lớn như:
- Nguyên liệu đất sét (trữ lượng khá lớn) nằm ở các xã: Đông Ngũ, ĐôngHải, Phong Dụ, Hải Lạng, là nguồn nguyên liệu để sản xuất gạch, ngói phục vụnhu cầu xây dựng của nhân dân địa phương và các vùng lân cận
- Đá xây dựng ở Tiên Yên bao gồm đá vôi, Ryolit, QuăcRit; Phân bố tạixã Yên Than, Điền Xá Riêng mỏ đá tại xã Điền Xá đã từng được khai thác đểthi công Quốc lộ 4B
- Đá cuội sỏi, cát, đá hộc: Được phân bố dọc các dòng sông, suối trên địabàn huyện (các lòng sông Phố Cũ, Hà Giàn, Hà Thanh, Tiên Yên, Ba Chẽ) cókhả năng khai thác phục vụ cho nhu cầu xây dựng trên địa bàn huyện
- Đá ốp lát: Chủ yếu là đá Granit có màu hồng xanh khá đẹp, xếp vào loại
có giá trị kinh tế cao, phân bổ ở Văn Mây, xã Phong Dụ
- Kaolin-Pirofilit: Là nguồn nguyên liệu quý hiếm cho sản xuất vật liệuchịu lửa, gốm, sứ xây dựng Khu vực có mỏ nằm ở xã Phong Dụ
- Quặng Pyrit được phân bổ tại thôn Quế Sơn, xã Đông Ngũ
- Cát đen, quặng imenit: Được phân bố dọc sông Tiên Yên (giáp ranhgiữa xã Phong Dụ và huyện Bình Liêu) và ở ven biển xã Đông Hải, xã ĐôngNgũ
- Nguồn nước khoáng Bicacbonat - natri tại thôn Khe Lặc, xã Đại Thànhđã được khảo sát, rất có triển vọng khai thác
Ngoài ra Tiên Yên còn có Than đá, quặngVàng, quặng Chì và Kẽmnhưng trữ lượng nhỏ và chất lượng thấp, cũng càn được điều tra, khảo sát đểxem xét đưa vào ngành công nghiệp khai khoáng
- Di tích Khe tù: Là nơi để giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấutranh bất khuất, hào hùng của các chiến sĩ cách mạng thời kỳ chống thực dânPháp xâm lược, được xếp hạng cấp tỉnh năm 2011
- Đỉnh núi Khe Giao (xã Điền Xá), nơi thành lập chi bộ Đảng cộng sảnTiên Yên đầu tiên, được xếp hạng cấp tỉnh năm 2013
- Di tích chiến thắng Đường số 4 tại xã Điền Xá, nơi đây đã diễn ra trậnchiến thắng đường số 4 chống thực dân Pháp, minh chứng cho tinh thần đấu
Trang 19tranh bất khuất, hào hùng của quân và dân các dân tộc vùng Đông Bắc Tổ quốc,được xếp hạng cấp tỉnh năm 2014.
- Miếu Đại Vương: Là nơi thờ tướng quân Hoàng Cần, một danh tướngdưới thời nhà Trần, thể hiện tín nguỡng của bà con nhân dân xã Hải Lạng Đặcbiệt có nhiều hoạt động văn hoá văn nghệ, các trò chơi dân gian diễn ra tại đây.Một năm có 5 ngày lễ: lễ cầu phúc tháng giêng, lễ cầu nước chống hạn 15 tháng
4, lễ cầu nước chống hạn 15 tháng 7, lễ cầu may 15 tháng 10, tạ lễ cuối năm 15tháng 12
- Linh Quang tự: Ngôi chùa có từ hơn 150 năm thuộc phố Đông Tiến thịtrấn Tiên Yên Mặc dù đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa nhưng vẫn giữ đượcnguyên cây nóc của ngôi chùa cổ
- Quán Âm tự: Ngôi chùa có hàng trăm năm tại thôn Thác Bưởi I xã TiênLãng, hiện đang được trùng tu lại và mở rộng, mỗi năm đón hàng ngàn lượt dukhách đến tham quan và hành lễ
Ngoài ra, Tiên Yên còn duy trì và phục dựng được một số lễ hội truyềnthống như:
- Lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng) của dân tộc Tày
- Lễ hội Cấp Sắc của dân tộc Dao
- Lễ hội đua truyền truyền thống của xã Đồng Rui
Trang 20Các hình ảnh lễ hội truyền thống của dân tộc Sán Chỉ
c Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
Tiên Yên là huyện có 10 dân tộc anh em (trong đó có 09 dân tộc thiểu sốchiếm 50,18% dân số toàn huyện) Mỗi dân tộc có truyền thống văn hóa riêngđặc sắc như múa Phùn Voòng của người Dao, Lễ hội Lồng tồng, hát Then củađồng bào Tày, hát Sóong Cọ của dân tộc Sán Chỉ những phong tục tập quánsinh hoạt và canh tác khác nhau, những sản vật và món ăn độc đáo, hấp dẫnnhư: Gà đồi Tiên Yên, bánh gật gù, khau nhục, cà sáy Tiên Yên tạo nên sự
đa dạng của nền văn hóa chung
Trang 21
Hình ảnh của bãi biển Đồng Rui
Hình ảnh thác Pạc Sủi xã Yên Than
Trong nhịp sống công nghiệp sôi động hiện nay xu thế trở lại với thiên nhiên, với những khám phá thế giới tự nhiên vốn rất gần gũi và giản dị đang trở thành một nhu cầu không thể thiếu và có mức độ đòi hỏi ngày càng cao Với nguyên tắc phát triển là khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chia
sẻ lợi ích với cộng đồng, Tiên Yên sẽ khai thác thế mạnh của hệ sinh thái tự nhiên rừng và biển Du lịch, dịch vụ cũng được xem như là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh phát triển KT-XH của một huyện miền núi theo hướng bền vững với các loại hình du lịch chủ yếu: du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng gắn với nền văn hóa bản địa.
2 Bối cảnh bên ngoài
2.1 Bối cảnh quốc tế
Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa ngày càng gia tăng cùng với cácquan hệ kinh tế quốc tế (hiệp định thương mại song phương, đa phương…) sẽtạo ra thế phát triển mới tác động vào nền kinh tế Việt Nam Các nước ASEAN
và Trung Quốc tiếp tục là những đối tác quan trọng về thương mại và đầu tư.Bên cạnh đó, bối cảnh quốc tế cũng đặt ra nhiều thách thức lớn đối với nền kinhtế nước ta, nhất là sức ép cạnh tranh kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO Do đó,Việt Nam cần phải nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế để tạo
ra khả năng mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư và phát triển các mối liênkết kinh tế khác
Trung Quốc từ lâu đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện của Việtnam Việc hai Nhà nước cùng hợp tác xây dựng hai hành lang kinh tế Côn Minh– Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, hành lang kinh tế Nam Ninh –Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và vành đai kinh tế Vịnh BắcBộ trở thành quy hoạch chung trong hợp tác kinh tế trung và dài hạn sẽ tác độnglớn đến việc thúc đẩy phát triển và hợp tác kinh tế giữa hai nước, thông qua haihành lang này sẽ là cầu nối Trung Quốc với các nước ASEAN, thúc đẩy khuvực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN phát triển Sau vụ Trung Quốc đặtgiàn khoan 981 trái phép trong vùng biển Việt Nam, quan hệ thương mại giữahai nước vẫn phát triển bình thường Tuy nhiên cần phải chuẩn bị sẵn sàng để
Trang 22khi thị trường Trung quốc khó khăn thì phải chuyển hướng sang thị trườngkhác
Tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) là một thị trường lớn, quan trọng liền kề
có khả năng tiêu thụ một số mặt hàng nông – lâm sản nhiệt đới có thế mạnh củaViệt Nam như hạt điều, rau quả, hàng thủy sản…Quảng Tây có thế mạnh về cơkhí điện tử, phương tiện giao thông, cơ khí khai khoáng, chế biến nông – lâmsản và vật liệu xây dựng, sản xuất giống cây trồng, rau quả Hợp tác kinh tế vớikhu Phòng Thành – thành phố cảng Phòng Thành và huyện Ninh Minh – thànhphố Sùng Tả thuộc tỉnh Quảng Tây Trung Quốc sẽ có tác động lớn đến pháttriển kinh tế xã hội huyện Tiên Yên
2.2 Bối cảnh trong nước, vùng ĐBSH và tỉnh Quảng Ninh
2.2.1 Bối cảnh trong nước
2.2.1.1 Tình hình kinh tế hiện nay
- Sự tác động của những biến động về tình hình suy giảm kinh tế9mawngj dù đang trong giai đoạn phục hồi) đã tác động toàn diện đến sản xuất
và đời sống hiện tại và ảnh hưởng đến đầu tư (từ nguồn vốn ngân sách) và thuhút đầu tư từ các nguồn vốn khác đến xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển cácngành kinh tế Suy giảm kinh tế có thể làm chậm lại tiến độ đầu tư hệ thống hạtầng của huyện với nhiều hạng mục công trình và lượng vốn đầu tư đòi hỏi lớn.Suy giảm kinh tế cũng làm cho các nhà đầu tư dè dặt hơn khi lựa chọn địa điểmđầu tư (trong khi huyện Tiên Yên vốn là nơi sức hấp dẫn đầu tư còn kém so vớicác địa phương khác)
- Chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh chưa được cải thiện,năng suất lao động xã hội thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm Quản lý Nhànước đối với doanh nghiệp còn yếu kém Sản phẩm có thương hiệu trên thịtrường quốc tế còn hạn chế; chưa khai thác phát triển tốt thị trường trong nước,nhất là việc thu mua và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
2.2.1.2 Định hướng phát triển
Giai đoạn 2011 – 2020 là thời kỳ Việt Nam thực hiện Chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội lần thứ 3 Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội2011-2020 đã nhấn mạnh: Trong giai đoạn này, cả nước tập trung thực hiện 3
“đột phá” trong Chiến lược phát triển, tỉnh Quảng Ninh phải đi đầu trong việcthực hiện 3 đột phá này, bởi vì Quảng Ninh là tỉnh có nhiều lợi thế phát triển
là “hi-tech” mà là hiện đại hóa từng ngành nhằm bước vào chuỗi giá trị toàn cầu
Trang 23hoặc nâng cấp vị trí “đáy” ở nhiều ngành sản phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầunày Không những vậy, một số ngành như nông nghiệp, lâm nghiệp, dược liệu
và một số ngành công nghiệp, Việt Nam có thể bắt đầu làm chủ hoặc tiếp cậnđược với những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới
b Chuyển dịch về thể chế:
Năm 2018, Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn, tuân thủ theo những điềukhoản cam kết khi gia nhập WTO năm 2007 Bên cạnh đó với việc tham giavào các tổ chức như ASEAN, APEC và hàng loạt các hiệp định song phương và
đa phương buộc Việt Nam phải cải cách thể chế, chuẩn quốc tế hóa các thủ tụchành chính cũng như hầu hết hệ thống luật đang áp dụng Sự kỳ vọng dân chủhơn cũng như thị trường hơn chắc chắn sẽ rất lớn Tuy nhiên, nếu điều đókhông diễn ra, Việt Nam sẽ có bước thụt lùi và tụt hậu xa hơn so với các nướctrong khu vực Theo cách dự báo của ADB (2011), nếu Việt Nam không cảicách, tăng trưởng của cả thời kỳ 2011-2030 chỉ là 4,3% và gần như thấp nhấttrong số các nền kinh tế được so sánh ở trên của khu vực châu Á
c Tăng trưởng kinh tế cao:
Mặc dù vẫn còn nhiều tranh luận về mối quan hệ tăng trưởng và thấtnghiệp, nhưng nhiều nhà kinh tế vẫn cho rằng, tăng trưởng kinh tế cao là mộtcách giải quyết tốt đối với tình trạng thất nghiệp Từ đó, tạo ra những sức ép phicân đối cho các thành thị của cả Việt Nam Để giải quyết tình trạng này, chắcchắn cần một giải pháp đồng bộ, nhưng cụ thể nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tếphải đảm bảo ở một mức độ nhất định
2.2.2 Bối cảnh và xu hướng phát triển KT-XH vùng Đồng Bằng Sông Hồng
Trong những năm qua, vùng Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH) có nhịp độtăng trưởng kinh tế tương đối nhanh, nhất là 8 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinhtế trọng điểm Bắc Bộ Hạ tầng kinh tế xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng
Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, nhiều khu công nghiệp và cơ sở công nghiệp đang được hình thành, làvùng trọng điểm về lương thực đảm bảo cho cả vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị về phươnghướng phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng ĐBSHđến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã xác định tốc độ tăng GDP bìnhquân hàng năm sẽ đạt 11-12%/năm, đóng góp 40-45% ngân sách trung ương.Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực như chế tạo máy, thép,điện tử, đóng tàu, sản xuất điện, vật liệu xây dựng cao cấp, chế biến nông lâmthủy sản…quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp Phát triển thươngmại, dịch vụ, du lịch trở thành ngành mũi nhọn, hình thành các trung tâmthương mại, khu du lịch – an dưỡng hiện đại, chất lượng cao ngang tầm khuvực và quốc tế Phát triển tiểu vùng bắc ĐBSH (Vùng Kinh tế Trọng điểm BắcBộ) và vùng Nam ĐBSH Phát triển hiệu quả các hành lang vành đai kinh tế vớicác tỉnh phía Nam Trung Quốc
Trang 24Xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị với các tuyến đường cao tốcNội Bài-Hạ Long; Hạ Long-Móng Cái đi qua huyện Vân Đồn…Nâng cấp cáctrục đường nối từ tuyến cao tốc, các thành phố, thị xã ra các cảng, cửa khẩubiên giới Xây dựng khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn, Móng Cái trở thành thànhphố cửa khẩu quốc tế quan trọng trong quy hoạch vành đai kinh tế ven biểnQuảng Tây-Móng Cái-Hạ Long-Đồ Sơn để đẩy mạnh xuất nhập khẩu giữa ViệtNam và Trung Quốc.
Với những định hướng phát triển như trên, trong những năm tới vùngĐBSH sẽ có những bước phát triển vượt bậc, khẳng định rõ vai trò động lực,đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước
2.2.3 Phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh có tác động toàn diện và chi phối đến nền kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư của huyện
Quảng Ninh là tỉnh có nhiều tiềm năng và hội tụ nhiều điều kiện thuận lợicho phát triển Nằm trong địa bàn động lực của vùng kinh tế trọng điểm BắcBộ, vùng ĐBSH, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh đóng vai trò đầutàu và có sức lan tỏa lớn trong quá trình phát triển của cả vùng Là cửa ngõ giaothông quan trọng với nhiều cửa khẩu biên giới, hệ thống cảng biển thuận lợi,nhất là cửa khẩu quốc tế Móng Cái, cảng nước sâu Cái Lân Quảng Ninh cóđiều kiện giao thương thuận lợi với các nước Đông Bắc Á
Trong giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Ninh đặt mụctiêu phấn đấu trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại vào năm 2020, là mộttrong những tỉnh đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là một trongnhững đầu tàu kinh tế của miền Bắc, là trung tâm du lịch quốc tế, là một trong
ba cực tăng trưởng của vùng ĐBSH, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt12%-13%/năm (giai đoạn 2011-2020); thu nhập bình quân đầu người đạtkhoảng 8.100 USD theo giá hiện hành (năm 2020) và 20.000 USD năm 2030
Cơ cấu kinh tế năm 2020: dịch vụ 51%, công nghiệp 45%, nông nghiệp 4%,năm 2030 tương ứng là: 51%, 46% và 3%; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân1,1%/năm giai đoạn 2011-2015 và 0,7%/năm giai đoạn 2016-2020 Quảng Ninhđã xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển dịch vụ tổng hợp, hướng đến côngnghiệp văn hóa, giải trí và thương mại quốc tế (tài chính-ngân hàng-cửa khẩu vàcảng biển); phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môitrường; phát triển nông nghiệp sinh thái và kinh tế biển Đồng thời, tỉnh cũngxác định, Tiên Yên nằm trong tuyến phía Đông của tỉnh cùng với các huyệnCẩm Phả, Vân Đồn, Cô Tô, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái với địnhhướng phát triển kinh tế: nông nghiệp giá trị cao với các phương pháp canh táchiện đại, bền vững; chế biến các sản phẩm nông/lâm nghiệp; du lịch sinh thái và
du lịch cộng đồng; là cơ sở hậu cần cho hai khu kinh tế trọng điểm: KKT cửakhẩu Móng Cái và KKT Vân Đồn trong tương lai
Do đó, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ninh có tác động toàndiện, chi phối đến nền kinh tế huyện Tiên yên, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng
Trang 25trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, các cân đối lớn vàhoạt động đối ngoại của huyện Tiên Yên.
3 Lợi thế so sánh và cơ hội phát triển
3.1 Vị trí địa lý
Huyện Tiên Yên nằm ở điểm trung gian giữa TP Móng Cái và TP Hạ Long,
có vị trí là giao điểm của các đường quốc lộ: 18 A từ Móng Cái về Hạ Long, 18C
đi Bình Liêu, 4B từ Lạng Sơn xuống Với điều kiện vị trí địa lý như trên, Tiên
Yên có điều kiện để phát triển kinh tế dịch vụ, trở thành một huyện có chức
năng tổng hợp – liên kết vùng của khu vực Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, vùng biên giới Việt – Trung, khu vực tập kết, trung chuyển hàng hoá biên giới và là
cơ sở hậu cần - dịch vụ cho các khu kinh tế mở trong tương lai
3.2 Tài nguyên thiên nhiên
- Huyện Tiên Yên có 35 km bờ biển với gần 9.000 ha diện tích bãi triều.Trong đó có khoảng 2.700 ha có khả năng đưa vào nuôi trồng thủy sản và 6.200
ha khu sinh thái rừng ngập mặn, rừng ngập mặn được đánh giá là đa dạng sinhhọc nhất miền Bắc hiện nay đang hồi sinh và ngày càng được mở rộng Những
điều kiện trên rất thuận lợi để Tiên Yên phát triển kinh tế thủy sản
- Là huyện có diện tích đất lâm nghiệp 53.240,4 ha (chiếm 81,2% diện
tích tự nhiên toàn huyện) Huyện có điều kiện phát triển kinh tế lâm nghiệp
đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái tỉnh Quảng Ninh
- Đại đa số người dân đã sống và có nhiều kinh nghiệm trong canh tácnghề rừng và nuôi trồng thủy sản, nếu được đầu tư khoa học công nghệ thì giátrị kinh tế sẽ tăng lên
3.3 Các lợi thế khác
- Tiên Yên có nguồn nguyên liệu đất sét lớn nằm ở các xã Đông Ngũ,Đông Hải, Phong Dụ, Hải Lạng, đây là nguồn nguyên liệu để sản xuất gạch,ngói phục vụ nhu cầu xây dựng của nhân dân địa phương và các vùng lân cận
- Huyện đã xây dựng thương hiệu gà Tiên Yên, mật ong Tiên Yên tạođiều kiện nâng cao vị thế cho sản phẩm của địa phương
- Huyện có điều kiện phát triển du lịch lịch sử văn hóa, du lịch sinh thái,
du lịch cộng đồng gắn với nền văn hóa bản địa:
+ Tài nguyên nhân văn khá đa dạng, là điểm hội tụ giao thoa văn hóa cácdân tộc của các huyện miền Đông, Tiên Yên là huyện có 10 dân tộc anh em(trong đó có 09 dân tộc thiểu số chiếm 50,18% dân số toàn huyện) Mỗi dân tộc
có truyền thống văn hóa riêng đặc sắc cùng với những sản vật và món ăn độcđáo Bên cạnh đó Tiên Yên còn được biết đến nhiều di tích đã được tỉnh xếp
hạng Các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên tạo ra một lợi thế cho Tiên
Yên phát triển du lịch lịch sử văn hóa, du lịch cộng đồng gắn với nền văn hóa bản địa.
+ Phát triển du lịch sinh thái gắn với khu bảo tồn sinh thái rừng ngập mặnxã Đồng Rui, các cảnh quan rừng núi,
Trang 26- Tiên Yên có vị trí quân sự quan trọng đối với vùng Đông Bắc của Tổ quốc,
do đó được Nhà nước quan tâm đầu tư cho phát triển kinh tế và củng cố Quốc phòng,
an ninh
4 Những khó khăn, thách thức
4.1 Khó khăn thách thức từ điều kiện tự nhiên
- Địa hình chia cắt: Tuy không thuộc vùng núi cao nhưng địa hình chia
cắt phức tạp nên phần lớn là đất dốc, thung lũng nhỏ hẹp gây khó khăn cho pháttriển sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển cơ sở hạ tầng
- Chế độ mưa: Do đặc điểm của địa hình mùa mưa lượng mưa lớn (trên2.000mm) nên hiện tượng lũ lụt thường xuyên xảy ra ảnh hưởng đến toàn bộnền kinh tế-xã hội của huyện Về mùa khô dòng chảy cạn kiệt, mực nước dòngsông thường rất thấp ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
- Biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ có những tác động trái chiều đếnphát triển kinh tế xã hội huyện Những thay đổi này ảnh hưởng không nhỏ đếnphát triển kinh tế - xã hội của huyện Tiên Yên
- Phát triển kinh tế thủy sản đã mang lại hiệu quả kinh tế, tuy nhiên cáchoạt động thủy sản trong quá trình phát triển kinh tế của huyện không thể tránhkhỏi những tác động tiêu cực tới môi trường
4.2 Khó khăn thách thức từ điều kiện kinh tế
- Kinh tế - xã hội chậm phát triển Thu ngân sách trên địa bàn thấp, phầntrợ cấp của ngân sách tỉnh chiếm khoảng 90% Kết quả giảm nghèo chưa bềnvững, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn cao (năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo6,92%) Thu nhập bình quân đầu người thấp (năm 2012 là 20,5 triệuđồng/người/năm, bằng 43,9% so với mức thu nhập bình quân của tỉnh QuảngNinh, bằng 64% so với mức thu nhập bình quân toàn quốc)
- Kết cấu hạ tầng: Giao thông nông thôn tại các xã vùng cao còn nhiềukhó khăn Kết cấu hạ tầng nuôi trồng thủy sản còn thiếu, chưa đồng bộ
- Công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, chủ yếu sản xuất nông lâm nghiệpthủy sản thuần túy, năng suất cây trồng, vật nuôi thấp
4.3 Khó khăn thách thức do hạn chế nguồn nhân lực
- Thiếu lao động có tay nghề: Dân cư huyện Tiên Yên đa phần sống ở khuvực nông thôn (chiếm 83,76% dân số toàn huyện), tỷ lệ lao động qua đào tạo
thấp 26,35% ( trung bình cả nước là 32%, tỉnh Quảng Ninh là 50,1%)
- Mặt bằng dân trí thấp, một bộ phận dân cư chưa có ý thức tự giác vươnlên thoát nghèo, phong tục tập quán lạc hậu, tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhànước còn nhiều Trình độ năng lực của đa số cán bộ từ huyện đến cơ sở còn hạnchế Việc tuyên truyền, vận động xây dựng các phong trào thi đua trong nhândân chưa có sức thuyết phục cao
Trang 27II ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI
ĐOẠN 2006 - 2013, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN TIÊN YÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030
1 Đánh giá tổng quát tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2013
1.1 Thành tựu kinh tế
1.1.1 Tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2006 – 2013 mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng của nhiều yếutố như tình hình suy thoái kinh tế thế giới, lạm phát, giá cả hàng hoá, vật tư tăngcao, tình hình mưa bão, lũ lụt, rét đậm, rét hại thường xuyên xảy ra, nhưngđược sự quan tâm của tỉnh, các sở, ban ngành cùng với sự nỗ lực của Đảng bộ,chính quyền, nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang, nền kinh tế củahuyện vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá Tốc độ tăng trưởng giá trị tăngthêm (GTTT) trong giai đoạn này là 13,0%/năm Trong đó:
- Khu vực I có tốc độ tăng trưởng là 7,0%/năm giai đoạn 2006 – 2013
- Khu vực II có tốc độ tăng trưởng 20,7%/năm
- Khu vực III có tốc độ tăng trưởng 19,8%/năm
Thu nhập bình quân đầu người/năm của huyện tăng từ 5,6 triệu năm
2005 lên 18,0 triệu đồng năm 2011, đạt 20,5 triệu đồng năm 2012 và đạt 23,0triệu đồng năm 2013
Bảng 3.Thực trạng phát triển kinh tế thời kỳ 2006 – 2013
ĐVT: Tỷ đồng
TĐT (%) (2006 – 2013)
I Giá trị sản xuất (giá 1994) 302,1 674 626 651,6 723,7 13
2 Công nghiệp xây dựng 52,1 163,9 168,2 180,9 194,6 20,7
II Giá trị sản xuất (giá HH) 490,5 1.188,6 1.565,1 1.820,1 2.015,7
1 Nông lâm thuỷ sản 269,8 549,1 752,8 848,2 970,2
2 Công nghiệp xây dựng 79,5 230,6 288 345,8 601,8
III Giá trị tăng thêm (giá 1994) 140 188,6 223,8 246,8 272,4
2 Công nghiệp, xây dựng 27,6 35,8 47,4 56,1 63,4
IV Giá trị tăng thêm (giá TT) 187 618,2 825,9 960,7 1.059
1 Nông lâm thuỷ sản 102,9 285,3 396,9 447,7 479
2 Công nghiệp xây dựng 30,3 120,2 151,6 182,5 206
3 Thương mại, dịch vụ 53,9 212,8 277,4 330,5 373
Trang 281 Nông lâm thuỷ sản 55 46,2 48,1 46,6 45,2
2 Công nghiệp, xây dựng 16,2 19,4 18,4 19 19,5
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tiên Yên.
1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Năm 2006 cơ cấu kinhtế: Khu vực I là 55,0%; Khu vực II là 16,2%; Khu vực III là 28,8% Năm 2010tương ứng là: 46,6%; 19% và 34,3% Năm 2013 là: 45,2%; 19,5% và 35,3%.Tuy vậy, cơ cấu kinh tế ở khu vực I vẫn chiếm vị trí chủ đạo (chiếm 55,0% năm2006; 46,2% năm 2010 và 45,2% năm 2013)
Bảng 4 Cơ cấu kinh tế thời kỳ 2006 - 2013
Cơ cấu: %
Thống kê huyện Tiên Yên.
Trang 291.1.3 Thực trạng thu chi ngân sách trên địa bàn
- Thu ngân sách: Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm tăng khá, tuy
nhiên mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% tổng nhu cầu chi thường xuyên trênđịa bàn 90% còn lại vẫn do ngân sách tỉnh trợ cấp cân đối
+ Giai đoạn 2006-2010: Năm 2006 tổng thu ngân sách địa phương đạt74.636 triệu đồng Trong đó thu trên địa bàn 24.639 triệu đồng thì đến 2010 thungân sách địa phương đạt 192.331 triệu đồng Trong đó thu trên địa bàn 42.866triệu đồng Tốc độ tăng thu ngân sách địa phương bình quân thời kỳ 2006-2010đạt 26,7 %/năm Trong đó thu trên địa bàn tăng 14,8%/ năm
+ Giai đoạn 2010-2013: Năm 2010 tổng thu ngân sách địa phương đạt192.331 triệu đồng Trong đó thu trên địa bàn 42.866 triệu đồng, thì đến 2013chỉ tiêu thu ngân sách địa phương đạt 578.292 triệu đồng Trong đó thu trên địabàn 49.324 triệu đồng Tốc độ tăng thu ngân sách địa phương bình quân thời kỳ2010-2013 đạt 44,3 %/năm Trong đó thu trên địa bàn tăng 4,79%/ năm
+ Giai đoạn 2006-2013, tốc độ tăng thu ngân sách địa phương bình quânthời kỳ 2010-2013 đạt 34 %/năm Trong đó thu trên địa bàn tăng 10,4%/ năm
- Chi ngân sách:
+ Giai đoạn 2006-2010: Năm 2006, tổng chi ngân sách toàn huyện là71.158 triệu đồng Trong đó chi đầu tư phát triển là 6.834 triệu đồng, chithường xuyên 48.136 triệu đồng; đến năm 2010 tổng chi ngân sách đạt 187.935triệu đồng Trong đó chi đầu tư phát triển 21.272 triệu đồng, chi thường xuyên119.287 triệu đồng Tốc độ tăng bình quân tổng chi ngân sách trong giai đoạnđạt 27,8%/năm
+ Giai đoạn 2010-2013: Năm 2010 tổng chi ngân sách đạt 187.935 triệuđồng Trong đó chi đầu tư phát triển 21.272 triệu đồng, chi thường xuyên119.287 triệu đồng, thì đến năm 2013 tổng chi ngân sách đạt 532.684 triệuđồng Trong đó chi đầu tư phát triển 111.287 triệu đồng, chi thường xuyên294.480 triệu đồng Tốc độ tăng bình quân tổng chi ngân sách trong giai đoạnđạt 41,52%/năm
+ Giai đoạn 2006-2013: Tốc độ tăng bình quân tổng chi ngân sách tronggiai đoạn đạt 33,3%/năm
Trang 30+ Kho bạc Nhà nước đã chủ động trong công tác xử lý dự toán chi, kiểmsoát chi ngân sách, tiền mặt đáp ứng các nhiệm vụ chi cho các đơn vị, Chi cụcThuế thực hiện tốt nhiệm vụ thu và tăng thu ngân sách cho địa phương.
Bảng 5 Thu - chi ngân sách huyện Tiên Yên
Đơn vị tính: triệu đồng
TĐ tăng BQ (%) 2006-
2010
2013
2010- 2013
- Trong đó: Thu trên Địa bàn huyện 24.639 42.866 49.324 14,8 4,79 10,4
II Chi ngân sách 71.158 187.935 532.684 27,48 41,52 33,32
Trong đó
- Chi đầu tư phát triển 6.834 21.272 111.287 32,83 73,60 48,97
- Chi thường xuyên 48.186 119.287 294.480 25,43 35,15 29,51
- Chi từ nguồn để lại quản lý qua NSNN 1996 819 840 -19,96 0,85 -11,63
- Chi chuyển nguồn 7689 21088 41331 28,69 25,15 27,16
- Chi bổ sung cho
ngân sách cấp dưới 6453 25469 84746 40,95 49,29 44,47
Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Tiên Yên.
1.2 Thành tựu xã hội và môi trường
1.2.1 Dân số và nguồn nhân lực
b Lao động
Trong cơ cấu nguồn nhân lực các ngành kinh tế, lao động nông nghiệp vẫn làchủ yếu, năm 2013 tỷ lao động ngành nông nghiệp chiếm 72,7%, trong khi đólao động khối phi nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng 27,3% Sự chuyển dịch cơcấu lao động đã diễn ra tích cực theo hướng tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
và giảm dần lao động nông nghiệp Tuy vậy, sự chuyển dịch lao động củahuyện còn chậm Cụ thể:
Trang 31Bảng 6 Lao động làm việc trong các ngành kinh tế huyện Tiên Yên
giai đoạn 2006-2013
I Lao động trong các ngành KTQD Người 19.803 27.583
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tiên Yên.
Số người được giải quyết việc làm mới từ năm 2006 đến năm 2010 trungbình mỗi năm giải quyết khoảng 600 lao động; từ năm 2011 đến nay mỗi nămgiải quyết được 800 lao động có việc làm
1.2.2 Y tế
Trong nhiều năm qua, kinh tế của huyện đã có sự phát triển Đời sống của nhândân từng bước được cải thiện, qua đó đã góp phần từng bước nâng cao thể trạngcủa người dân Giảm tỷ lệ trẻ em sinh ra bị thiếu cân, tỷ lệ chết mẹ khi sinh con;Duy trì công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em tại 100% xã, thị trấn,tuyên truyền giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao kiến thức chăm sóc trẻ em chocác gia đình Số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại dịch bệnhnguy hiểm đạt 96,4% Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi là 18,63% (giảm5,4% so với năm 2005)
1.2.3 Giáo dục và đào tạo
Toàn huyện luôn duy trì 12/12 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học
và Trung học cơ sở theo tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tạo tiền đề choviệc thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học trong những năm tới Đến nay có2/12 xã ( xã Hải Lạng và Thị trấn Tiên Yên) đạt phổ cập giáo dục Mầm non cho
Trang 32trẻ em năm tuổi Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 15 trường: Trong đómầm non: 01 trường; Tiểu học: 08 trường; Trung học cơ sở: 04 trường; Phổthông cơ sở: 01 trường; Trung học phổ thông: 01 trường.
1.2.4 Mức sống
Cùng với việc đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm qua, thu nhập vàđời sống nhân dân trong huyện ngày càng được cải thiện và nâng cao, an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Tốc độ tăng thu nhập bình quânđầu người giai đoạn 2006-2012 là 15%/năm Năm 2006 thu nhập bình quân đầungười đạt 7 triệu đồng/người/năm; năm 2011 đạt 17,9 triệu đồng/người/năm;năm 2012 đạt 20,5 triệu đồng/người/năm, năm 2013 đạt 23 triệuđồng/người/năm Hộ nghèo đã giảm từ 14,25% năm 2011 (theo tiêu chí 2011-2015) xuống còn 10,37% năm 2012; năm 2013 là 6,92%
Bảng 7 Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2006 -2013
TĐTT
GĐ
2006-2013 (%/ năm)
1 Thu nhập BQ/đầu người (tr.đ) 7 13,6 17,9 20,6 23 18,5
2 Thu nhập BQ/đầu người (USD) 350 658 865 989 1104
Nguồn: Phân tích từ số liệu thống kê năm 2006-2013.
Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người qua các năm
Tiên Yên đang từng bước đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện, nước của người dânvới 100% số xã có điện, tỷ lệ hộ được sử dụng điện chiếm 99,0% Năm 2013, tỷ
lệ dân số thành thị được sử dụng nước sạch đạt 90% Tỷ lệ dân số nông thôn sửdụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 89% Các xã vùng thấp trên địa bàn huyện
sử dụng nước giếng đào, giếng khoan là chủ yếu; các xã vùng cao sử dụng nướctự chảy từ khe suối
Trang 331.2.5 Môi trường
Từ năm 2008 đến nay nhìn chung công tác bảo vệ môi trường trên địa bànhuyện có những chuyển biến tích cực Môi trường đã được sự quan tâm chỉ đạocủa các cấp, các ngành, đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức về công tác bảo
vệ môi trường Đặc biệt năm 2008 và năm 2013, huyện Tiên Yên xảy ra sự cố
ô nhiễm môi trường do thiên tai lũ lụt, toàn bộ Thị trấn Tiên Yên và một số xãngập trong bùn thải rác thải, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng Nhưng được sựquan tâm của các ngành, các cấp đã huy động toàn thể lực lượng đoàn viên,thanh niên, các tổ chức nhân dân địa bàn huyện khắc phục ô nhiễm môi trường.Công tác thu gom rác thải đô thị ngày càng được quan tâm, đến nay các xã vùngthấp và toàn bộ thị trấn đã thực hiện việc thu gom rác thải Tuy nhiên, đến nayhuyện Tiên Yên vẫn chưa có hệ thống xử lý rác thải và nước thải Việc triểnkhai thực hiện xây dựng khu xử lý rác thải tập trung của huyện tại xã Đông Ngũvẫn đang trong giai đoạn kêu gọi đầu tư
1.3 Đánh giá chung kết quả thực hiện quyết định Quyết định số UBND ngày 27/2/2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh.
550/QĐ-1.3.1 Rà soát tốc độ tăng trưởng
Năm năm qua, bên cạnh những yếu tố thuận lợi cơ bản do được sự quan tâmđầu tư tích cực của Tỉnh và Trung ương, huyện Tiên Yên cũng gặp không ítnhững khó khăn thách thức do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt làảnh hưởng của trận lũ lịch sử cuối năm 2008 cùng với những khó khăn vốn cócủa huyện miền núi, kinh tế - xã hội chậm phát triển, cơ sở hạ tầng thiếu thốn,chưa đồng bộ Tuy nhiên với sự nỗ lực của Đảng Bộ và nhân dân các dân tộctrong huyện đoàn kết, nỗ lực phấn đấu đã đạt được nhiều thành tựu quan trọngtrong các lĩnh vực, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyệntrong những năm qua có xu hướng đạt và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng so vớimục tiêu quy hoạch tại Quyết định số 550/QĐ-UBND ngày 27/2/2008 củaUBND tỉnh Quảng Ninh
Nền kinh tế huyện có sự tăng trưởng khá, đạt bình quân 13,0%/năm giai đoạn
2006 - 2010 (mục tiêu quy hoạch đến năm 2010 là 12,0%) Cụ thể như sau:
- Ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản: Trong những năm qua công tác ứngdụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đã bước đầu được quan tâm Đãchú trọng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa: Gà Tiên Yên vàMật Ong Tiên Yên Người dân được trang bị thêm kiến thức về khoa học kỹthuật áp dụng vào sản xuất, năng suất cây trồng vật nuôi tăng cao Tuy nhiên sovới bình quân của tỉnh Quảng Ninh năng suất cây trồng, vật nuôi của Tiên Yêncòn rất thấp Xét về tổng thể, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản Tiên Yên về cơbản vẫn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả sản xuất chưa cao, tốc độ tăngtrưởng giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản Tiên Yên giai đoạn
2006-2010 đạt 7,0%/năm (bằng 93,0% so với mục tiêu quy hoạch đề ra).
- Ngành công nghiệp - xây dựng
Trang 34+ Đối với lĩnh vực công nghiệp: Các hoạt động chủ yếu là tiểu thủ côngnghiệp Từ năm 2006 đến năm 2010 trên địa bàn huyện giữ ổn định khoảng 200
cơ sở công nghiệp Nhà máy Thủy điện Khe Xoong (Phong Dụ) đã được nâng
cấp và hòa vào lưới điện Quốc gia (đạt mục tiêu quy hoạch); mở rộng cơ sở sản xuất gạch Công ty Cổ phần Đông Hải công suất 20 triệu viên/năm (chưa đạt
mục tiêu quy hoạch) Bên cạnh đó huyện đã bước đổi mới thiết bị, hiện đại hóa
dây chuyền công nghệ, cải tạo và mở rộng sản xuất…Nhìn chung ngành côngnghiệp - thủ công nghiệp trong những năm qua cũng đạt được một số kết quả,tốc độ tăng trưởng đạt 19,1%/năm
+ Đối với lĩnh vực xây dựng: Đây là ngành có quy mô lớn trong nhómngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, giá trị sản xuất của lĩnhvực xây dựng chiếm khoảng 80-85% giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xâydựng và đóng góp phần lớn vào sự tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệpxây dựng Với sự quan tâm của tỉnh, vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản của huyệntăng qua các năm: năm 2006 chi đầu tư xây dựng cơ bản là 6.834 triệu đồng;năm 2007 là 9.542 triệu đồng, năm 2010 là 21.272 triệu đồng (tốc độ tăngtrưởng 33%/năm giai đoạn 2006 - 2010)
Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2006-2010 củahuyện thực tế đạt 22,0%/năm (đạt 122% so với mục tiêu quy hoạch)
- Ngành dịch vụ:
+ Số doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ tăng từ 06doanh nghiệp năm 2006 lên 90 doanh nghiệp năm 2010 Số hộ kinh doanh cáthể tăng từ 1.330 hộ năm 2006 lên 1.850 hộ năm 2010 Tổng mức bán lẻ trênđịa bàn huyện năm 2012 là 466 tỷ đồng
+ Trong những năm qua, kinh phí chi cho các hoạt động như: Hoạt động củaĐảng Cộng sản, tổ chức chính trị xã hội, quản lý Nhà nước, an ninh quốcphòng, giáo dục và đào tạo, y tế và các hoạt động trợ giúp xã hội đều tăng quacác năm: Năm 2006 là 41.043 triệu đồng, năm 2010 là 98.340 triệu đồng, đây
là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong ngành dịch vụ và cũng là yếu tố đóng gópcho sự tăng trưởng nhanh của ngành dịch vụ giai đoạn 2006-2010
Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ giai đoạn 2006-2010 đạt 21,0%/năm (đạt116,0% so với mục tiêu quy hoạch)
1.3.2 Rà soát về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và thực hiện công cuộc đổi mới,cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo sát sao của tỉnh, Đảngbộ và nhân dân các dân tộc huyện Tiên Yên đã nỗ lực phấn đấu không ngừng.Tiên Yên có tốc độ phát triển đô thị nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, cơcấu chuyển dịch đúng hướng, các công trình phúc lợi công cộng, công trìnhthuộc cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối đồng bộ trên nhiều lĩnh vực Do vậyhuyện đã đạt được mục tiêu quy hoạch đề ra về chuyển dịch cơ cấu kinh tế làtừng bước giảm tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọngngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ
Trang 35Bảng 8 Rà soát về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
n v : %Đơn vị: % ị: %
Nguồn: Quy hoạch TTKT-XH huyện Tiên Yên đến năm 2010 và Thống kê Tiên Yên.
1.3.2 Rà soát về thực hiện các mục tiêu khác
- Cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế mức sống dân cư ngàycàng tăng thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 13,7 triệu
đồng/người/năm (đạt 200% so với mục tiêu quy hoạch); Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đạt 20,47% (đạt 100% mục tiêu quy hoạch đề ra ); Tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân: Mục tiêu quy hoạch 6-7 bác sỹ, thực tế đạt 8 bác sỹ (đạt 123,1% so với
mục tiêu quy hoạch).
- Sản lượng lương thực năm 2010 của huyện đạt 15.667,3 tấn (đạt 108,8%
so với mục tiêu quy hoạch đề ra) Tỷ lệ che phủ rừng đạt 5,0% ( đạt 111% so với mục tiêu quy hoạch) Diện tích rừng trồng đạt trung bình 1.500 ha/năm (đạt 150% so với mục tiêu quy hoạch) Sản lượng thủy sản đạt 2.332 tấn (đạt 116,6% so với mục tiêu quy hoạch) mặc dù diện tích nuôi trồng thủy sản chưa
đạt mục tiêu quy hoạch Đàn gia cầm của huyện phát triển và tăng ổn định.Nguyên nhân do chăn nuôi gia cầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người
dân, đàn gia cầm năm 2010 là 145,5 ngàn con (đạt 96,6% so với mục tiêu quy
hoạch) Đàn bò đạt 653 con (đạt 54,75% so với mục tiêu quy hoạch) do do bãi
chăn thả ngày càng thu hẹp, nguồn thức ăn khan hiếm (người dân không có kếhoạch chủ động nguồn thức ăn cho trâu, bò như trồng cỏ ); xu hướng cơ giớihóa nông nghiệp ngày càng tăng
Bảng 9 Rà soát một số chỉ tiêu quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội
huyện Tiên Yên đến năm 2010
QH 2010
Thực hiện 2010
So sánh thực hiện năm 2010/ mục tiêu QH đến năm 2010 (%)
1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
1 Tổng SL lương thực có hạt Tấn 14.400 15.667,3 108,8
5 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng % < 20% 20,5 Chưa đạt
Trang 36TT Hạng mục Đơn vị Mục tiêu QH 2010
Thực hiện 2010
So sánh thực hiện năm 2010/ mục tiêu QH đến năm 2010 (%)
6 Tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân Bác sỹ 6-7 8 123,1
7 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 15-20 20 Đạt
Nguồn: Quyết định số 550/QĐ-UBND ngày 27/2/2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh; Thống
kê Tiên Yên năm 2012.
Đánh giá chung: Mặc dù thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện
trong những năm qua có xu hướng đạt và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng so vớimục tiêu quy hoạch tại Quyết định số 550/QĐ-UBND ngày 27/2/2008 củaUBND tỉnh Quảng Ninh, tuy nhiên huyện Tiên Yên hiện nay cơ bản vẫn là một
huyện có nền kinh tế phát triển thấp so với nhiều địa phương (thu nhập bình
quân đầu người năm 2012 bằng 43,8% so với mức thu nhập bình quân đầu người tỉnh Quảng Ninh, bằng 59,4% so với mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước); tỷ lệ đào tạo thấp 26,35% (bằng 52.5% so với mức bình quân chung của tỉnh Quảng Ninh, bằng 81,8% so với mức bình quân chung của cả
nước) Như vậy công tác quy hoạch chưa sát với thực tế.
Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của huyện giai đoạn 2006-2010 phụ thuộc chủyếu ở đầu tư xây dựng cơ bản và các dịch vụ công Bên cạnh đó Quyết định
1151 của Thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 8 năm 2007 (về việc phê duyệtQuy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020: Tiên Yên cóchức năng tổng hợp - liên kết vùng biên giới Việt - Trung, khu vực tập kết,trung chuyển hàng hoá biên giới) đến nay vẫn chưa thực hiện Như vậy trongthời gian qua, huyệnTiên Yên chưa thực sự khai thác tiềm năng và lợi thế, sựphát triển phụ thuộc nhiều vào đầu tư của tỉnh, tăng trưởng kinh tế chưa bền
vững Đây là những vấn đề sẽ được đề cập đến quy hoạch kinh tế- xã hội của huyện đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
2 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
2.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển chung
2.1.1 Quan điểm phát triển
Xuất phát từ vị trí, tiềm năng và thực trạng phát triển KT-XH của huyện
trong thời gian qua, quan điểm chỉ đạo cho sự phát triển KT-XH của huyệntrong thời kỳ tới là:
- Phát triển kinh tế - xã hội của huyện phải được thực hiện trong mối quan
hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng kinh tế
- Phát huy những lợi thế so sánh, huy động cao nhất các nguồn nội lực kếthợp với tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển với tốc độ tăngtrưởng nhanh, bền vững
- Phát triển kinh tế lấy nông - lâm nghiệp - thủy sản làm nền tảng, dịch vụlàm mũi nhọn, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công
Trang 37bằng xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội, bảotồn bản sắc văn hóa các dân tộc.
- Phát triển kinh tế kết hợp với khai thác hợp lý và hiệu quả tài nguyênthiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ tài nguyên
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm vững chắcquốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới trên bộ, trên biển;giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội
2.1.2 Các mục tiêu phát triển
a Mục tiêu tổng quát
Phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh về nguồn lực tự nhiên và vị trí địa lý Phấn đấu Tiên Yên trở thành đô thị loại IV tiến tới tái thành lập thị xã Tiên Yên sau năm 2015, có chức năng tổng hợp - liên kết vùng của vùng biên giới Việt - Trung, khu vực Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, khu vực tập kết trung chuyển hàng hóa qua biên giới và là cơ sở hậu cần cho các khu kinh tế mở trong tương lai Lấy nông - lâm nghiệp - thủy sản làm nền tảng, dịch vụ làm mũi nhọn để huyện tạo bước phát triển nhanh và bền vững N âng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Bản sắc văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy T ăng cường công tác quản lý, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái Hoàn thành mục tiêu Chương trình Xây dựng nông thôn mới Xây dựng Tiên Yên trở thành khu vực phòng thủ vững chắc, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
b Mục tiêu cụ thể
Bảng 10 Các mục tiêu kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020
I PHÁT TRIỂN KINH TẾ
2 Cơ cấu kinh tế
II PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
2 Dân số trung bình (cả cơ học) Người 50.000 53.000
3 Lao động làm việc các ngành KTQD Người 29.500 33.920
4 Cơ cấu lao động
Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí 2011-2015) % 3 1-2
Trang 386 Số xã đạt tiêu chuẩn NT mới % 2 xã đạt 100% xã đạt
9 Tỷ lệ trẻ em <5 tuổi suy dinh dưỡng % <12 8
III PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG
1 Tỷ lệ DS thị trấn được sử dụng nước sạch % 100 100
2 Tỷ lệ DS nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh
4 Tỷ lệ thu gom chất thải rắn và xử lý y tế % 95 98
Bảng 11 So sánh một số chỉ tiêu KT-XH đến năm 2020 của huyện với mức
bình quân chung của tỉnh Quảng Ninh
Huyện Tiên Yên
Tỉnh Quảng Ninh Huyện Tiên Yên Chỉ
tiêu tỉnh Quảng Ninh
So sánh chỉ tiêu tỉnh Quảng Ninh/Tiên Yên (lần)
Chỉ
tiêu huyện Tiên Yên
Chỉ
tiêu tỉnh Quảng Ninh
So sánh chỉ tiêu tỉnh Quảng Ninh/Tiên Yên (lần)
2 Thu nhập BQ/người/ năm USD/ng 895 2.264 2,5 5.000 8.100 1,6
3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 22 51 2,3 70 89 1,27
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm
nhìn đến năm 2030;Số liệu thống kê huyện Tiên Yên; Tính toán của Ban chủ nhiệm đề án.
So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2020 của huyện Tiên
Yên với mức bình quân chung của tỉnh Quảng Ninh như sau:
- Chỉ tiêu thu nhập:
Đối với tỉnh Quảng Ninh: Năm 2011 thu nhập bình quân/người/năm trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 2.264 USD (gấp 2,5 lần so với huyện Tiên Yên);
Năm 2020 dự kiến thu nhập bình quân/người/năm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
là 8.100 USD (gấp 1,6 lần so với huyện Tiên Yên).
- Chỉ tiêu tỉ lệ lao động qua đào tạo:
Đối với tỉnh Quảng Ninh: Năm 2011 tỷ lệ lao động qua đào tạo trung bình
trên địa bàn tỉnh là 51% (gấp 2,3 lần so với huyện Tiên Yên); Năm 2020 tỷ lệ
lao động qua đào tạo là tỉnh là 89% (gấp 1,27 lần so với huyện Tiên Yên).
Trang 392.2 Xây dựng phương án
Đánh giá thực trạng điểm xuất phát kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên khi lập quy hoạch:
- Điểm xuất phát của của huyện là nền kinh tế phát triển thấp, quy mô nhỏ.Thu nhập bình quân đầu người thấp so với thu nhập bình quân trên địa bàn tỉnh(đạt 23 triệu đồng/người năm 2013)
- Đã tạo ra được kết cấu hạ tầng rất cần thiết cho sự phát triển trong các
giai đoạn tiếp theo: đã hình thành cơ bản mạng lưới giao thông, hệ thống cơ sởgiáo dục, văn hóa, điện, nước
- Nguồn nhân lực: Trong những năm tới Tiên Yên có cơ cấu lao động trẻ,phần lớn đã tốt nghiệp phổ thông Đội ngũ lao động này có khả năng tiếp thunhanh các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Tuy nhiên hiện nay nguồn nhân lực củahuyện còn nhiều hạn chế: Tỉ lệ lao động qua đào tạo còn thấp;trình độ khoa học
và tay nghề chưa cao, chưa có tác phong công nghiệp, thiếu kiến thức và kinhnghiệm về thị trường, đặc biệt thiếu đội ngũ doanh nhân giỏi, vì vậy trongnhững năm tới huyện cần tập trung vào công tác đào tạo nhằm đảm bảo cungcấp nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế - xã hội
Phân tích các căn cứ, cơ sở để xây dựng các phương án phát triển kinh tế
- xã hội của huyện trong giai đoạn tới:
- Khai thác hiệu quả các tiềm năng nội sinh (vị trí địa lý, tài nguyên, laođộng, vốn ), mục tiêu về thu nhập bình quân/người của huyện và kinh nghiệmphát triển kinh tế - xã hội của các địa phương khác
- Đặt sự phát triển của huyện Tiên Yên trong mối quan hệ hợp tác toàndiện với các huyện trong tỉnh, vùng Đồng Bằng Sông Hồng và vùng trọng điểmkinh tế Bắc Bộ
- Về đầu tư: Trong quá trình xây dựng phương án có tính đến khả năngcạnh tranh của huyện trong thu hút vốn đầu tư bên ngoài huyện cũng như cạnhtranh của các sản phẩm lâm - nông sản của huyện
- Về lao động: Có tính đến nguồn cung cấp lao động (nguồn lao động củahuyện và nguồn lao động từ bên ngoài), trình độ phát triển và khả năng tăngnăng suất lao động trong những năm tới
2.2.1 Phương án I: Phương án tăng trưởng bình thường
Tính toán trong bối cảnh: Phương án này được xây dựng với giả thiết bốicảnh kinh tế diễn ra bình thường, chưa có những biến động tích cực, khả quan
so với tình hình hiện tại Việc khai thác các điều kiện và phát huy các yếu tốtăng trưởng, đặc biệt là mức đầu tư vẫn duy trì theo xu hướng giai đoạn 2010 -
2013 Phương án này tập trung các nội dung sau:
- Huy động mọi nguồn lực phát triển các ngành dịch vụ: Phát triển hệthống dịch vụ thương mại dọc Quốc lộ 18A, 18C, 4B Hình thành hệ thống chợnông thôn, phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với nền văn hóabản địa
Trang 40- Tập trung phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp - thủy sản: Chủ yếu dựa
vào sản xuất các sản phẩm như rau, thực phẩm, các sản phẩm nuôi trồng và khai
thác thủy sản ven bờ khai thác lâm sản với phương thức cach tác không có đột
biến Như vậy, tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, chất lượng
tăng trưởng kinh tế ít có thay đổi
- Đối với công nghiệp: Chủ yếu dựa vào phát triển ngành công nghiệp
khai thác, chế biến và sản xuất vật liệu xây dựng (nhất là khai thác vật liệu xây
dựng, tận dụng công suất đã có của ngành sản xuất gạch ), chế biến nông, lâm
sản và thủy sản
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô khó khăn, việc thực hiện các giải pháp gặp
nhiều khó khăn, đặc biệt là huy động các nguồn lực Đối với phương án này dự
kiến tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2013-2015 là 12,0%/năm; giai đoạn
2016-2020 là 12,5%/năm và giai đoạn 2021-2016-2020 là 12%/năm
Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 1.200 USD/người Năm 2020
là 2.500 USD/người
Thu ngân sách trên địa bàn dự kiến khoảng 90 tỷ đồng/năm
Bảng 12 Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo phương án I
n v : tri u ngĐơn vị: % ị: % ệu đồng đồng
TĐTT (%/năm) 2013-
2015
2020
2016- 2030