1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam

107 977 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Trần Thị Nga Sinh ngày: 20/10/1990 Nơi sinh: Thái Bình Là học viên cao học lớp: CH18B-TCNH Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Khóa: 2012-2014 Trường: Đại học Thương mại Tôi xin cam đoan: 1. Luận văn thạc sỹ kinh tế “ Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam” là do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan. 2. Các tài liệu, số liệu, dẫn chứng mà tôi sử dụng trong đề tài là có thực và do bản thân tôi thu thập, xử lý mà không có bất cứ sự sao chép không hợp lệ nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này Tác giả luận văn Trần Thị Nga i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình học cao học và viết luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn và góp ý nhiệt tình của các thầy cô giáo Trường Đại học Thương mại. Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, khoa Sau Đại Học, các thầy, cô giáo khoa trường Đại học Thương mại đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập tại trường và thực hiện đề tài này. Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Cô giáo – PGS. TS Nguyễn Thị Bích Loan, người đã tận tình và dành rất nhiều thời gian cũng như tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Và em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo, toàn thể cán bộ nhân viên tại Công ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em có những thông tin, số liệu thực tế về vấn đề nghiên cứu, giúp em có được sự nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quan và rút ra được những kinh nghiệm thực tiễn vô cùng quý báu cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị cho luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Trần Thị Nga ii MỤC LỤC iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VCSH Vốn chủ sở hữu CP Cổ Phần DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DT Doanh thu KV Khu vực USD Đô la mỹ TSCĐ Tài sản cố định VCSH Vốn chủ sở hữu DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CPLưu Hưng Phát Việt Nam qua các năm 2010-2013 Bảng 2.2 : Cơ cấu về doanh thu bán hàng của Công ty cổ phần Lưu Hưng Phát Việt Nam. Bảng 2.3: Gía trị các thương hiệu đồng hồ Việt Nam Bảng 2.4 Cơ cấu TS và nguồn vốn của Công Ty CP Lưu Hưng Phát VN Bảng 2.5 Các chỉ tiêu tài chính của Công ty Bảng 2.6 : Nợ phải trả của Công ty năm 2011-2013 Bảng 2.7 Nợ phải thu của Công ty năm 2011-2013 Bảng 2.8: Tổn thất tỷ giá trong của Công ty CP Lưu Hưng Phát VN Bảng 2.9. Tổn thất trong quá trình vận chuyển hàng hóa của Công ty CP Lưu Hưng Phát VN Bảng 2.10. Số lượng các đại lý của Công ty năm 2011-2013 Bảng 2.11. Tổn thất tỷ giá trong của Công ty CP Lưu Hưng Phát VN Bảng 2.12. Tổn thất trong quá trình nhập khẩu hàng hóa của Công ty CP Lưu Hưng Phát VN Bảng 2.13: Số lượng các đại lý của Công ty năm 2011-2013 v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2007-2013 Biểu đồ 2.2. Chỉ số lạm phát Việt Nam năm 2009- 2012 Biểu đồ 2.3. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ VN năm 2007-2013 Biểu đồ 2.4. Đánh giá của nhà quản trị và nhân viên về ảnh hưởng quy mô của Công ty đến hoạt động quản trị rủi ro. Biểu đồ 2.5. Đánh giá của nhà quản trị và nhân viên về cơ cấu tổ chức bộ máy hỗ trợ và giám sát lẫn nhau trong hoạt động quản trị rủi ro. Biểu đồ 2.6. Đánh giá của nhà quản trị về tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong kinh doanh Biểu đồ 2.7: Trình độ nhân viên Công Ty CP Lưu Hưng Phát VN Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ nợ phải thu của Công ty năm 2011 - 2013 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty CP Lưu Hưng Phát VN Sơ đồ: 2.2: Quy trình nhập khẩu hàng hóa năm 2010-2012 Sơ đồ 2.3: Quy trình nhập khẩu hàng hóa năm 2013 - 2014 Sơ đồ 2.4: Quy trình nhập khẩu hàng hóa năm 2010-2012 Sơ đồ 2.5: Quy trình nhập khẩu hàng hóa năm 2013 vi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn luôn phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh lẫn nhau rất gay gắt. Các yếu tố của môi trường kinh doanh đã tạo ra những cơ hội và cả những nguy cơ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qúa trình ra quyết định ở doanh nghiệp, vì thế, luôn đi cùng với quá trình đề phòng và khắc phục những rủi ro có thể phát sinh. Rủi ro có thể được doanh nghiệp nhận thức và kiểm soát được, nhưng cũng tồn tại những rủi ro mà con người chưa thể nhận biết và đưa ra các đối sách thích hợp. Khi đó, để phòng tránh rủi ro và giảm thiểu rủi ro, đôi khi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đành phải đưa ra những quyết định mang tính duy tâm. Nền kinh tế tri thức đặt ra cho các doanh nghiệp những cơ hội mới, những thách thức mới trong kinh doanh. Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin cũng giúp cho quá trình ra quyết định trong kinh doanh ngày càng đa dạng và hiệu quả. Vấn đề là, quá trình ra quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải phòng tránh các rủi ro tiềm ẩn như thế nào. Ngành hàng cao cấp cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, cho tới nay các doanh nghiệp ngành hàng này, các vấn đề về rủi ro và quản trị rủi ro chưa được nghiên cứu một cách hệ thống về cơ sở lý thuyết cũng như vận dụng cơ sở lý thuyết đó để quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế, cần thiết phải có một nghiên cứu mang tính tổng quát, nhằm đưa ra các định hướng trong quá trình quản trị rủi ro, với mục đích giảm thiểu các thiệt hại phát sinh trong quá trình quản trị rủi ro, với mục đích giảm thiểu các thiệt hại 1 phát sinh khi rủi ro đó xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nghiên cứu điển hình tại Công ty CP Lưu Hưng Phát Việt Nam một trong những công ty kinh doanh mặt hàng đồng hồ cao cấp, đã đi vào hoạt động được hơn 10 năm và đang dần khẳng định được vị thế của mình trong ngành hàng cao cấp. Công ty CP Lưu Hưng Phát VN nhập khẩu 100% hàng từ Singapore và sử dụng thanh toán bằng đồng ngoại tệ USD trong khi đó giá hàng bán lại được tính bằng VNĐ. Bởi vậy, cùng với những biến động của thị trường, Công ty gặp phải một số rủi ro trong hoạt động kinh doanh như rủi ro tài chính, rủi ro tỷ giá, rủi ro nhập khẩu….Tuy nhiên, công ty cũng đã có những nhận diện rủi ro (bằng phương pháp lưu đồ và thông qua báo cáo tài chính); đo lường những tổn thất công ty gặp phải; kiểm soát và tài trợ cho rủi ro thông qua né tránh, chuyển giao rủi ro, đa dạng hóa rủi ro Tuy vậy, công tác quản trị rủi ro vẫn còn nhiều những rủi ro chưa được nhận dạng, đo lường rủi ro vẫn còn mang tính chất định lượng, các biện pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro vẫn chưa được Công ty sử dụng nhiều. Theo thống kê của Công ty CP Lưu Hưng Phát VN tổn thất từ rủi ro trong kinh doanh của công ty vẫn còn cao năm 2011 là 95 triệu đồng, năm 2012 là 79 triệu đồng, năm 2013 là 60 triệu đồng. Từ thực tế đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Lưu Hưng Phát Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Quản trị rủi ro trong kinh doanh không còn là nghiên cứu mới mẻ, cho đến nay đã có khá nhiều các nghiên cứu trong nước được cụ thể hóa thành sách, đề tài, các công trình nghiên cứu khoa học…có thể kể đến một số công trình nghiên cứu liên quan sau: 2 Một số sách, giáo trình trong nước nghiên cứu về quản trị rủi ro như: Quản trị rủi ro tài chính của tác giả Nguyễn Minh Kiều (2009);Quản trị rủi ro tài chính của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trang, Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Hồ Quốc Tuấn (2006) …. Một số luận văn thạc sỹ có liên quan như: Luận văn thạc sỹ kinh tế “Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” của Đinh Văn Đức (2009), trường Đại học Kinh tế TP. HCM. Trong bài luận văn, tác giả đã tập trung phân tích lý thuyết về quản trị rủi ro, những rủi ro trong hoạt động mà DNNVV ở Việt Nam thường gặp phải. Từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị để quản trị rủi ro ở các DNNVV. Luận văn thạc sỹ kinh tế “Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất thương mại than Uông Bí” của Trần Thị Thu Hương (2009), trường Đại học Thương mại. Trong bài luận văn, tác giả đã tập trung phân tích lý thuyết về rủi ro, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro và đề cập đến một số rủi ro thường gặp tại các doanh nghiệp. Từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh tại Công ty CP Sản xuất thương mại than Uông Bí. Luận văn thạc sỹ kinh tế “Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại Bình Minh” của Nguyễn Thị Nhung (2010), trường Đại học Thương mại. Trong bài luận văn, tác giả đã tập trung phân tích lý thuyết về rủi ro, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro và đề cập đến một số rủi ro thường gặp tại các doanh nghiệp. Từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh tại Công ty CP đầu tư và thương mại Bình Minh. Ngoài ra, còn có nhiều các công trình, nghiên cứu có liên quan đến công tác quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên nghiên cứu 3 chuyên sâu về quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần Lưu Hưng Phát Việt Nam thì chưa có. Đề tài mà tác giả nghiên cứu kế thừa những cơ sở lý luận cơ bản về quản trị rủi ro nói chung từ đó nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Lưu Hưng Phát Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinyh doanh của công ty. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro trong kinh doanh tại Công ty cổ phần Lưu Hưng Phát Việt Nam, góp phần giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của Công ty. Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh của Công ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam, từ đó rút ra những đánh giá chung về thành công, tồn tại và nguyên nhân thực trạng. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro trong kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công Ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam. 4 [...]... Chương 1: Những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chương 2:Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Lưu Hưng Phát Việt Nam Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần Lưu Hưng Phát Việt Nam 8 CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm,... hình hoạt động kinh doanh, tình hình nhân lực của khách sạn, về thực trạng quản trị đào tạo nhân viên tác nghiệp tại Công ty cổ phần Lưu Hưng Phát Việt Nam 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “ Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Lưu Hưng Phát Việt Nam. ” đóng góp cả về lý luận và thực tiễn đối với quản trị rủi ro tại các công ty nói chung và Công. .. công ty nói chung và Công ty cổ phần Lưu Hưng Phát Việt Nam nói riêng 7 Đối với Công ty cổ phần Lưu Hưng Phát Việt Nam: Giúp các nhà quản trị trong Công ty cổ phần Lưu Hưng Phát Việt Nam có thể vận dụng để quản trị rủi ro kinh doanh của mình một cách hiệu quả nhất Đối với cao học viên: Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo học tập, nghiên cứu 7 Kết cấu Luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục từ viết... Quản trị rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình bao gồm các hoạt động nhận diện, phân tích, đo lường, đánh giá rủi ro để từ đó tìm các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, khắc phục các hậu quả của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực trong kinh doanh của doanh nghiệp Trong hoạt động kinh doanh doanh nghiệp luôn phải đối mặt với rủi ro vì vậy chấp nhận rủi ro. .. cứu thực trạng từ năm 2011-2013, các giải pháp định hướng đến năm 2020 - Về nội dung: Trên cơ sở lý luận và thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam, luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại công ty này 5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu a) Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Đề tài sử dụng... ra đánh giá và kết luận về quản trị rủi ro tại Công Ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam b) Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 6 Nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng để phân tích thực trạng quản trị rủi ro tại Công Ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam chủ yếu được thu thập từ nguồn tài liệu do Công ty CP Lưu Hưng Phát Việt Nam và các kết quả điều tra được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng Ngoài... hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai Về cơ bản rủi ro tỷ giá phát sinh trong ba hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là hoạt động đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động tín dụng Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập là rủi ro tỷ giá thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng... kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nghiệp gặp phải rất nhiều loại rủi ro như: Rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro vận chuyển, rủi ro tác nghiệp, rủi ro nhân lực… Tuy nhiên, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu luận văn sẽ tập trung phân tích và đo lường một số rủi ro điển hình sau đây: 22 - Phân tích và đo lường rủi ro hối đoái: Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động. .. động kinh doanh của doanh nghiệp là những vận động khách quan bên ngoài doanh nghiệp, gây khó khăn trở ngại cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh Nó có thể gây ra những tổn thất, mất mát, thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời của doanh nghiệp 1.1.3 Khái niệm quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Quản trị rủi ro theo nghĩa rộng hàm nghĩa rằng doanh. .. Nhận diện rủi ro Nhận diện rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro và bất định có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các hoạt động nhận dạng nhằm phát triển thông tin về nguồn rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa và nguy cơ rủi ro Để xử lý rủi ro có hiệu quả, các chủ thể kinh doanh khi có rủi ro xuất hiện, phải nhận diện chính xác các loại rủi ro để có cách . Lưu Hưng Phát Việt Nam nói riêng 6 Đối với Công ty cổ phần Lưu Hưng Phát Việt Nam: Giúp các nhà quản trị trong Công ty cổ phần Lưu Hưng Phát Việt Nam có thể vận dụng để quản trị rủi ro kinh doanh. “ Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Lưu Hưng Phát Việt Nam. ” đóng góp cả về lý luận và thực tiễn đối với quản trị rủi ro tại các công ty nói chung và Công ty cổ phần. và thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam, luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại công ty này. 5. Phương

Ngày đăng: 30/04/2015, 11:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[11] Báo cáo tổn thất của Công Ty CP Lưu Hưng Phát VN từ năm 2010- năm 2013.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổn thất
[12] Christine Helliar (2005), Financial Risk Management, University of Dundee, UK Khác
[13] Hayne E.Leland, Agency Costs, Risk Management, and Capital Structure Khác
[14] The Institute of Chartered Accountants in England and Wales (2005), Risk Management in SMEs, The Faculty of Finance and Management, London.Các Website Khác
[15] www.chinhphu.vn [16] www.mof.gov.vn [17] www.vnexpress. net Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w