Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam (Trang 34)

Môi trường pháp luật

Luật pháp đề ra các chuẩn mực mà mọi người phải thực hiện và các biện pháp trừng phạt những ai vi phạm. Luật pháp đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp, chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh. Nắm vững luật pháp giúp các doanh nghiệp hoạch định đúng chiến lược kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật cho phép, nhận biết cơ hội và tránh được các nguy cơ vi phạm pháp luật. Các doanh nghiệp không thể đối đầu với các chính sách, mà họ phải tuân theo và có các điều chỉnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh để thích ứng với pháp luật. Do vậy, tính chất đồng bộ, tiên tiến, nhất quán của hệ thống pháp luật trong môi trường luật pháp đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu luật pháp thay đổi quá nhiều, quá thường xuyên, không ổn định, sẽ gây ra những khó khăn rất lớn với công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường kinh tế

Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, mặc dù trong mỗi nước môi trường kinh tế thường vận động theo môi trường chính trị, nhưng ảnh hưởng của môi trường kinh tế chung của thế giới đến từng nước là rất lớn. Nếu Nhà nước không có những chính sách thích hợp điều chỉnh nền kinh tế được ổn định thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn rất lớn trong quá trình quản trị rủi ro khi mà các chỉ số như: lãi suất, tỷ giá, lạm phát luôn biến động không ngừng.

Công nghệ - thông tin

Đối với nhà quản trị rủi ro, thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc ra các quyết định. Nếu nhà quản trị không cập nhập được thông tin một cách nhanh và chính xác sẽ dẫn đến những lựa chọn về sai lầm trong quá trình quản trị: nhận diện, đo lường, kiểm soát và tài trợ cho những rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, Nhà nước cần có sự minh bạch về thông tin, phát triển về cơ sở hạ tầng thông tin để doanh nghiệp có thể cập nhập thông tin được chính xác và

nhanh nhất trước hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời nắm bắt thông tin và ra quyết định.

Nhà cung cấp

Nhà cung cấp là nhân tố thuộc về môi trường ngành của doanh nghiệp. Nhân tố này có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, hoạt động phòng ngừa rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa nói riêng. Sự độc quyền của nhà cung cấp có thể trở thành khó khăn lớn, tạo ra rủi ro và gây trở ngại cho hoạt động của doanh nghiệp. Năng lực của nhà cung cấp không đảm bảo, giá thành cao, dịch vụ không tốt là nguyên nhân khiến quản trị rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn.

Đối thủ cạnh tranh

Trong kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp muốn quản trị tốt, có doanh thu cao các doanh nghiệp không chỉ quản trị rủi ro từ môi trường ( kinh tế- chính chị - xã hội) mà doanh nghiệp cần thêm quản trị rủi ro do đối thủ cạnh tranh. Khi chính những đối thủ cạnh tranh là những người trực tiếp tranh giành thị phần với chính doanh nghiệp. Mọi chiến lược của đối thủ cạnh tranh đều có ảnh hưởng tới hoạch định chiến lược của doanh nghiệp. Cũng chính những đối thủ cạnh tranh khiến doanh nghiệp gặp phải khó khăn về giá, thị phần…. Bởi vậy, đối thủ cạnh tranh là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro trong kinh doanh tại doanh nghiệp

Khách hàng

Xã hội ngày càng hiện đại kéo theo đó là con người cũng ngày càng hoàn thiện mình hơn cho phù hợp với xã hội ấy. Nhu cầu của con người là nguồn gốc sinh ra mọi thứ trong xã hộ vì tất cả được sản xuất ra để nhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của con người vì chỉ có thỏa mãn được nhu cầu của con người, hiểu biết được họ muốn cái gì từ đó mà thị trường đã, đang và sẽ đáp ứng. Doanh nghiệp nào cũng cố gắng tìm hiểu kỹ về khách hàng để không bị loại ra khỏi chu kỳ sống của sự phát triển. Doanh nghiệp nào đáp

ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng thì doanh nghiệp đó sẽ tồn tại, thành công trên “ chiến trường” kinh tế. Đây là rủi ro khó tránh khỏi của bất kỳ một doanh nghiệp nào kinh doanh sản phẩm trên thị trường. Tìm hiểu, nghiên cứu kịp thời, chính xác nhu cầu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Mặt ngược lại, nếu không theo kịp được thị hiếu của khách hàng sẽ bị các doanh nghiệp khác nhanh chân hơn chiếm lĩnh mất thị trường. Điều này gây trở ngại cho doanh nghiệp khiến doanh nghiệp gặp phải rủi ro trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w