Phân tích ảnh hưởng củacác yếu tố bên trong Công ty

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam (Trang 56)

2. Tổng chi phí

2.2.2. Phân tích ảnh hưởng củacác yếu tố bên trong Công ty

2.2.2.1. Quy mô và hình thức tổ chức của doanh nghiệp

Công ty CP Lưu Hưng Phát VN là công ty có nguồn vốn không nhỏ. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2013 của Công ty là hơn 28 tỷ VNĐ, tổng nguồn vốn trong năm 2013 hơn 96 tỷ VNĐ. Vì vậy, những khó khăn gặp phải trong quản trị rủi ro của Công ty từ quy mô vốn là không đáng kể.

Bên cạnh đó, để đánh giá được quy mô của công ty đã có những tác động theo chiều hướng như thế nào tới quản trị rủi ro tại Công Ty CP Lưu Hưng Phát Việt Nam thì qua khảo sát phiếu điều tra nhà quản trị cùng nhân viên Công ty cổ phần Lưu Hưng Phát Việt Nam nhận được kết quả của nhà quản trị: 10% rất tốt, 35% tốt, 45% bình thường, 10% không tốt. Bên cạnh đó, với tỷ lệ tương đương nhân viên cũng cho rằng: 18.75% rất tốt, 25% tốt, 43.75% bình thường, 12.5% không tốt.

Biểu đồ 2.4: Đánh giá của nhà quản trị và nhân viên về ảnh hưởng quy mô của Công ty đến hoạt động quản trị rủi ro.

Kết quả về điều tra cho thấy không chỉ nhà quản trị mà cả nhân viên đều cho rằng quy mô của Công Ty hiện nay vẫn chưa là điều kiện thuận lợi cho việc quản trị rủi ro tại Công Ty CP Lưu Hưng Phát VN

Công Ty CP Lưu Hưng Phát VN hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với cơ cấu tổ chức bộ máy ( Sơ đồ 2.1) tương đối gọn nhẹ. Để thu thập ý kiến của nhà quản trị cùng nhân viên về yếu tố hình thức tổ chức của Công ty về hỗ trợ, giám sát lẫn nhau trong hoạt động quản trị rủi ro phiếu điều tra thu về nhận được kết quả nhà quản trị 5% rất tốt, 20% tốt, 45% bình thường, 30% không tốt. Bên cạnh đó, với tỷ lệ tương đương nhân viên cũng cho rằng: 10% rất tốt, 12.5% phiếu tốt, 40% phiếu bình thường, 37.5% phiếu không tốt.

Biểu đồ 2.5: Đánh giá của nhà quản trị và nhân viên về cơ cấu tổ chức bộ máy hỗ trợ và giám sát lẫn nhau trong hoạt động quản trị rủi ro.

Qua kết quả điều tra cho thấy đa phần nhà quản trị và nhân viên đánh giá cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty chưa có sự hỗ trợ và giám sát lẫn nhau. Kết quả điều tra này khá phù hợp khi cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty (Sơ đồ 2.1) lại khá gọn nhẹ, thiếu đi ban kiểm soát, những khâu kiểm tra, giám sát lẫn nhau.

2.2.2.2. Năng lực tài chính của Công ty

Hiện tại, Công ty CP Lưu Hưng Phát VN đang có tổng nguồn vốn hơn 96 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 29.7% ( hơn 35 tỷ đồng)

Bảng 2.4: Cơ cấu TS và nguồn vốn của Công Ty CP Lưu Hưng Phát VN

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

TS ngắn hạn 83.653.843.602 85.685.299.836 90.435.254.874 TS dài hạn 7.715.355.066 6.756.297.576 5.910.196.300 Nợ phải trả 66.640.875.456 66.216.487.254 67.730.689.492 Vốn CSH 24.728.323.212 26.225.110.158 28.614.761.682

(Nguồn: Công ty CP Lưu Hưng Phát VN)

Tình hình tài chính của công ty trong 3 năm qua có sự thay đổi đáng kể thể hiện sự thay đổi giữa tài sản và nguồn vốn. Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty ta có đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty như sau:

Về tài sản

Nhìn chung, trong những năm qua trước sự biến động của nền kinh tế nói chung các chỉ tiêu cũng có sự biến động khá lớn. Đặc biệt là các khoản phải thu có sự tăng giảm một cách đột biến: năm 2012 lại giảm so với năm 2011 và tới năm 2013 khi nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi các khoản phải thu cũng theo đó tăng so với năm 2012. Tiền mặt và hàng tồn kho của công ty nói chung cũng có xu hướng tăng ngoại trừ năm 2013 là giảm

Tổng tài sản của công ty trong năm tăng lên đáng kể

Nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của đơn vị tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của đơn vị đối với tài sản đang quản lý và sử dụng.

Nguồn vốn của đơn vị bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữ. Tỉ lệ kết cấu trong tổng nguồn vốn hiện có tại công ty phản ánh tính chất hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành nên tài sản của công ty, tài sản biến động tương ứng với sự biến động của nguồn vốn.

Nợ phải trả của công ty trong 3 năm liên tiếp tăng, đây là một biểu hiện không tốt. Điều này cho thấy công ty phải trả một khoản nợ lớn trong những năm tiếp theo đây được coi là một gánh nặng cho năm tới. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do công ty chủ yếu sử dụng vay nợ ngắn hạn. Nợ dài hạn của công ty trong các năm đều là không đồng. Nợ ngắn hạn công ty trong các năm đều ở mức ổn định có tăng nhưng chỉ tăng 0,63% trong năm 2012 và 2,28% trong năm 2013.

Vốn chủ sở hữu của công ty trong các năm tăng ở mức ổn định dưới 10%.

2.2.2.3. Nhận thức của nhà quản trị

Quan điểm của nhà quản trị là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh của Công ty. Nếu nhà quản trị luôn quan tâm đến công tác quản trị rủi ro sẽ góp phần phát hiện nguy cơ các rủi ro có thể xảy ra, từ đó nhanh chóng đề xuất các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro. Qua phiếu điều tra nhà quản trị trong công ty nhận được về kết quả đánh giá tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty như sau: 75% rất quan trọng, 25% quan trọng, không có nhà quản trị nào cho rằng bình thường hay ít quan trọng

Biểu đồ 2.6. Đánh giá của nhà quản trị về tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong kinh doanh

Với nhận thức đúng đắn của nhà quản trị Công ty cổ phần Lưu Hưng Phát Việt Nam về vai trò của quản trị rủi ro sẽ hứa hẹn sự quan tâm, đầu tư cho công tác quản trị rủi ro, đó là điều kiện tiên quyết nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới.

2.2.2.4. Trình độ chuyên môn của nhân viên.

Công Ty CP Lưu Hưng Phát Việt Nam có 122 nhân viên trong đó bao gồm nhân viên kinh doanh, nhân viên kỹ thuật, nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng. Trong đó, trình độ trung cấp là 27/122, cao đẳng 57/122, đại học 35/122, sau đại học 3/122

Theo hồ sơ nhân viên của Công ty, trình độ trung cấp và cao đẳng chỉ có ở nhân viên bán hàng, còn những trình độ đại học và sau đại học và một số ít cao đẳng là nhân viên kinh doanh, kỹ thuật và văn phòng.

Bên cạnh đó, đối với nhân viên kỹ thuật, kinh doanh và nhân viên bán hàng đều được học khóa học về đồng hồ: thương hiệu đồng hồ, xuất xứ, chất liệu, tính năng….của đồng hồ.

Từ những đánh giá trên cho thấy Công ty cũng đã có sự tuyển chọn sàng lọc nhân viên trước khi trở thành nhân viên Công ty.

2.3. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam trong những năm qua (tập trung từ năm 2010 – 2013).

2.3.1. Về nhận diện rủi ro

2.3.1 .1 Nhận diện bằng phương pháp báo cáo tài chính

Bằng việc phân tích các khoản mục của bảng cân đối kế toán, hoặc báo cáo tình hình kinh doanh, theo dõi các chứng từ nhà quản trị rủi ro có thể nhận dạng được các rủi ro về tài sản, trách nhiệm pháp lý trong công ty. Từ đó, nhà quản trị mới đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro.

Bảng 2.5 Các chỉ tiêu tài chính của Công ty

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỷ trọng TSCĐ 22,1% 8,44% 7,31% 6,13%

Tỷ suất nợ 64,89% 72,93% 71,63% 70,3%

Tỷ suất tự tài trợ 35,11% 27,07 28,37 29,7%

ROA 0,61% 1,22% 1,56% 2,67%

Doanh lợi chi phí 0.62% 1,13% 1,51% 2,01%

Kỳ thu tiền bình quân 49,6 88,1 0,86 29,9

(Nguồn: Công ty cổ phần Lưu Hưng Phát Việt Nam)

Kỳ thu tiền

bình quân =

Các khoản phải thu x 360 Doanh thu thuần

Tỷ số kỳ thu tiền bình quân năm 2010 và 2011 của công ty cổ phần Lưu Hưng Phát là cao, số liệu này cho thấy vốn của công ty bị ứ đọng trong

khâu thanh toán là rất lớn. Đứng trước tình hình này cùng khó khăn của nền kinh tế trong năm 2012 và 2013 công ty đã chủ động trong công tác thu hồi nợ. Tỷ số kỳ thu tiền bình quân đã có sự giảm mạnh so với hai năm 2010 và 2011 còn 0,86% trong năm 2012 và 29,9% trong năm 2013. Tuy nhiên sự biến động quá lớn về kỳ thu tiền bình quân cho thấy sự mất kiểm soát trong các khoản phải thu ở Công ty, điều này có thể gây ra rủi ro tín dụng đối với Công ty cổ phần Lưu Hưng Phát Việt Nam.

ROA= Lợi nhuận sau thuếTổng Tài sản bình quân x100%

Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản trong một số năm vừa qua đã có chuyển biến tăng. Tuy nhiên, tỷ số ROA trong bốn năm luôn nhỏ hơn 3% một tỷ lệ quá thấp so với tổng tài sản hiện có của công ty. Nói cách khác công ty vẫn chưa tận dụng hết lượng tài sản hiện có để mang lại lợi nhuận cho công ty.

Bảng 2.6: Nợ phải trả của Công ty năm 2011-2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nợ phải trả 66.640.875.456 66.216.487.254 67.730.689.492 Tài sản 91.369.198.668 92.441.597.412 96.345.451.174

Tỷ suất nợ 72,93% 71,63% 70,3%

(Nguồn: Công ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam)

Tỷ suất nợ = Nợ phải trả Tổng Tài sản x100%

Nhìn vào bảng số liệu tỷ suất nợ của công ty luôn lớn hơn 70% cho thấy tài sản của công ty được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ. Không những vậy chỉ tiêu này có xu hướng giữ ổn định ở mức 70%. Vì quy mô công ty là khá lớn nên công ty luôn trong tình trạng thiếu vốn, tức vốn chủ sở hữu không đủ để đáp ứng hoạt động kinh doanh, vì vậy công ty phải huy động vốn từ bên

ngoài bằng cách đi vay và chiếm dụng vốn ( chủ yếu là vay và vay ngân hàng).

Với lượng tiền vay hàng năm lớn và tăng mỗi năm, công ty chắc chắn đã gặp không ít khó khăn trong việc trả nợ khi mà tình hình lãi suất vài năm trở lại đây có nhiều biến động. Các chủ nợ hay ngân hàng cũng thường xem xét, đánh giá kỹ tỷ lệ nợ (và một số chỉ số tài chính khác) để quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.

Hiện nay, công ty đang phân phối hàng đồng hồ các loại cho hơn 30 đại lý trên toàn quốc. Trong khi đó, phương thức thanh toán chủ yếu là trả tiền sau bởi vậy nợ phải thu trong các năm của Công ty là tương đối cao.

Bảng 2.7. Nợ phải thu của Công ty năm 2011-2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nợ phải thu 24.367.078.644 233.911.668 10.784.512.678 Nợ đến hạn 18.425.275.187 220.458.357 9.357.158.245 Nợ quá hạn có khả

năng TT

5.941.803.457 13.453.311 1.427.354.433

(Nguồn: Công ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam)

Thông qua bảng 2.6, nhận thấy nợ phải thu của Công ty trong những năm vừa qua đã có sự biến động rất lớn. Nợ phải thu trong năm 2012 giảm rất nhiều so với năm 2011, chủ yếu là nợ đến hạn còn nợ quá hạn là không đáng kể. Nguyên nhân của kết quả này do Công ty có sự quản lý chặt chẽ về nợ phải thu tránh tình trạng không quản lý, bán hàng cho các đại lý một cách mất kiểm soát như năm 2011. Sang năm 2013, mặc dù tỷ lệ nợ phải thu lại gia tăng so với năm 2011 nhưng lai chủ yếu là nợ đến hạn, còn nợ quá hạn vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Số liệu này cho thấy năm 2013 Công ty đã có sự mở rộng kinh doanh, tuy nhiên vẫn có sự kiểm soát về nợ phải thu một cách thích hợp.

2.3.1.2 Nhận diện bằng phương pháp lưu đồ

Hoạt động kinh doanh của Công ty CP Lưu Hưng Phát Việt Nam gồm hai nhiệm vụ chính: nhập khẩu hàng hóa và tiêu thu hàng hóa.

Trong năm 2010- 2012 Công ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam thực hiện nhập khẩu trực tiếp hàng hóa từ nhà cung cấp nước ngoài theo quy trình:

Sơ đồ 2.2: Quy trình nhập khẩu hàng hóa năm 2010-2012

Nghiên cứu thị trường Hàng hóa Thuê phương tiện vận tải Giao dịch, đàm phán, ký kết Hợp đồng với nhà cung cấp Xin giấy phép NK Mua bảo hiểm Đôn đốc giao hàng

- Nghiên cứu thị trường: Công ty nghiên cứu thị trường trong nước để xác định nhu cầu, đồng thời cũng phải nghiên cứu thị trường ngoài nước để từ đó lựa chọn nguồn cung ứng tốt nhất.

- Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng

Công Ty CP Lưu Hưng Phát VN giao dịch với nhà cung cấp nhằm thống nhất những mối quan tâm chung và giải quyết bất đồng dựa trên các yếu tố thiết yếu của một hợp đồng thương mại như: hỏi giá; chào hàng, báo giá; đặt hàng; xác nhận.

Ký kết hợp đồng: Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký kết hợp đồng ngoại thương.

- Xin giấy phép nhập khẩu: Công ty sẽ phải chú ý theo dõi và cập nhập thong tin của nhà nước về danh mục hàng hóa cấm nhập, nhập khẩu có điều kiện…để từ đó xem xét hàng hóa mình định nhập khẩu có thuộc diện phải xin giấy phép nhập khẩu hay không. Nếu hàng nhập khẩu thuộc danh mục hang hóa phải xin phép nhập khẩu thì công ty phải xin phép nhập khẩu từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Thuê phương tiện vận tải: Công ty sẽ phải thuê các phương tiện vận tải để chuyển hàng từ nước ngoài về. Phương tiện vận tải công ty thường sử dụng là tàu: thuê tàu chợ hoặc thuê tàu chuyển.

- Mua bảo hiểm: Công ty thường sử dụng bảo hiểm tại Công ty Bảo hiểm Bảo Việt.

Làm thủ tục Hải quan nhập khẩu: Theo Quyết định số 56/2003/QĐ – BTC ngày 16/04/2003 của Bộ Tài Chính, khi khai báo Hải quan, người nhập khẩu phải nộp các chứng từ thuộc hồ sơ Hải quan.

Kiểm tra, giám định hàng hóa Nhận hàng từ phương tiện vận tải

- Kiểm tra, giám định hàng hóa: Công ty phải tiến hành kiểm tra, giám định nếu phát hiện thiếu hụt, mất mát, tổn thất để có biện pháp xử lý kịp thời.

Tuy nhiên, đứng trước tình hình về nguồn nhân lực và thiếu năng lực kiểm soát nên đã gặp khó khăn trong quá trình nhập khẩu, làm thủ tục hải quan cùng với quá trình lưu trữ, vận chuyển hàng hóa về kho. Cho nên bước sang năm 2013 Công ty đã hợp tác với Công ty cổ phần Cung cấp thiết bị & Dịch vụ Barken Việt Nam về vấn đề ủy thác nhập khẩu. Qua đó, Công ty cổ phần Lưu Hưng Phát Việt Nam đã cắt giảm được các khâu trong quá trình nhập khẩu chỉ còn lại các bước như sau:

Sơ đồ 2.3: Quy trình nhập khẩu hàng hóa năm 2013 - 2014

Mặc dù Công Ty đã đơn giản hóa quy trình nhập khẩu và chuyển giao rủi ro do vận chuyển, bảo quản hàng hóa nhưng Công ty vẫn có thể gặp phải những rủi ro từ tỷ giá hối đoái. Do đặc thù của Công Ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam là công ty nhập khẩu hàng từ nước ngoài và chi trả bằng ngoại tệ, do đó sự biến động về tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn đối với công ty. Trong hoạt động nhập khẩu, vì lý do thiếu hụt vốn và nhiều lý do khác khiến

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w