Phân tích và đo lường rủi ro

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam (Trang 25)

1.2.2.1. Phân tích rủi ro

Phân tích rủi ro là quá trình phân tích hiểm họa, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp phòng ngừa.

Phân tích hiểm họa là phân tích các điều kiện , các yếu tố tạo ra hoặc tăng các khả năng tổn thất , các yếu tố này là những yếu tố đã gây ra tổn thất hoặc có thể gây ra tổn thất.

Có 3 cách tiếp cận :

- Dựa trên các cơ sở liên quan đến con người . - Quan điểm liên quan đến kỹ thuật.

- Kết hợp cả 2 cách trên

1.2.2.2. Đo lường rủi ro

Nhận diện rủi ro và các kết quả có thể có là bước khởi đầu trong quá trình đánh giá rủi ro. Tuy nhiên bước này cung cấp ít thông tin để đo lường mức độ quan trọng của rủi ro đối với tổ chức. Các thông tin khác cần cho sự đo lường là: các ước lượng hậu quả về tài chính có thể có và khả năng xảy ra

các hậu quả này. Sự đo lường là quan trọng vì nó ảnh hưởng tới sự phân bổ nguồn lực cho quản trị và kiểm soát rủi ro. Để đo lường rủi ro nhà quản trị rủi ro phải xây dựng thước đo mức độ quan trọng của rủi ro đối với doanh nghiệp và áp dụng thước đo này vào các rủi ro đã được xác định.

- Đo lường tần số của tổn thất: một phương pháp ước lượng tần số tổn thất là quan sát xác suất để một nguy hiểm sẽ gây ra tổn thất trong một năm Sau khi tính toán, xác định tần suất rủi ro và biên độ rủi ro, từ đó phân nhóm rủi ro.

- Đo lường mức độ nghiêm trọng của tổn thất: Tổn thất lớn nhất có thể có là giá trị thiệt hại lớn nhất có thể xảy ra, có thể nhận thức được. Còn tổn thất lớn nhất có lẽ có giá trị thiệt hại lớn nhất nhà quả trị tin là có thể xảy ra. Các nhà quản trị xây dựng ma trận về tần suất và biên độ rủi ro.

Tổn thất lớn nhất có lẽ có phụ thuộc vào tính chất của mối nguy hiểm gây ra tổn thất cũng như phụ thuộc vào người hay vật là đối tượng của tổn thất; thông thường tổn thất lớn nhất có thể có không bị ảnh hưởng bởi mối nguy hiểm được xét

Phân tích, đo lường và đánh giá rủi ro là việc tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện xảy ra các rủi ro cũng như nghiên cứu một cách toàn diện các rủi ro thông qua đo lường và đánh giá mức độ nghiêm trọng của chúng để có những biện pháp thích hợp nhằm kiểm soát được các rủi ro đó.

- Đo lường tần số của tổn thất: là xác xuất xuất hiện của rủi ro - Thang đo tính cho xác xuất tổn thất, dựa vào mức độ cao thấp của biên độ và tần suất, nhà quản trị xác định các chỉ thị, chiến lược trong quản trị rủi ro.

Các phương pháp đo lường rủi ro  Phương pháp định lượng:

Phương pháp trực tiếp: là phương pháp xác định tổn thất bằng các công cụ đo lường trực tiếp như cân đong, đo đếm

Phương pháp gián tiếp: là phương pháp đánh giá tổn thất thông qua việc suy đoán tổn thất, thường được áp dụng đối với những thiệt hại vô hình như là các chi phí cơ hội, sự giảm sút về sức khỏe, tinh thần người lao động… Phương pháp xác suất thống kê: xác định tổn thất bằng cách xác định các mẫu đại diện, tính tỷ lệ tổn thất trung bình, qua đó xác định tổng số tổn thất

 Phương pháp định tính

Phương pháp cảm quan: là phương pháp sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia để xác định tỷ lệ tổn thất qua đó ước lượng tổng số tổn thất.

 Phương pháp phân tích tổng hợp: là phương pháp sử dụng tổng hợp các công cụ kỹ thuật và tư duy suy đoán của con người để đánh giá mức độ tổn thất.

 Phương pháp dự báo tổn thất: là phương pháp người ta dự đoán những tổn thất có khi rủi ro xảy ra. Phương pháp này dựa trên cơ sở đo lường xác suất rủi ro, mức độ tổn thất trung bình của mỗi sự cố, từ đó dự báo mức tổn thất trung bình có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch và được tính bằng công thức.

T= N x p x t

Trong đó: T: Tổn thất trung bình có thể có

N: Số lần quan sát hoặc sự kiện xảy ra trong tương lai P: Xác suất rủi ro

T: Mức độ tổn thất bình quân của mỗi sự cố

Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nghiệp gặp phải rất nhiều loại rủi ro như: Rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro vận chuyển, rủi ro tác nghiệp, rủi ro nhân lực… Tuy nhiên, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu luận văn sẽ tập trung phân tích và đo lường một số rủi ro điển hình sau đây:

- Phân tích và đo lường rủi ro hối đoái: Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Về cơ bản rủi ro tỷ giá phát sinh trong ba hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là hoạt động đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động tín dụng. Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập là rủi ro tỷ giá thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu. Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc chi ngoại tệ trong tương lai khiến cho hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể. Việc lên xuống trong tỷ giá hối đoái đồng tiền USD là không ít.

Nhà quản trị có thể xác định các dòng thu và chi liên quan tới ngoại tệ trong một kỳ tính toán nhất định, dựa trên các giao dịch trong quá khứ chưa thanh toán, các giao dịch hiện tại và các giao dịch trong tương lai sẽ làm phát sinh các khoản thanh toán trong kỳ. Đối với mỗi giao dịch, nhà quản trị tài chính có thể đo lường mức độ rủi ro hối đoái có thể tới từng khoản thu chi cụ thể với từng tỷ giá cụ thể.

Trong trường hợp doanh nghiệp có các khoản thu và chi cùng kỳ hạn, cùng tính bằng một ngoại tệ, doanh nghiệp có thể xác định trạng thái ngoại hối ròng và mức độ rủi ro hối đoái sẽ là:

(TNi - CFi) x (Spot1 i/VNĐ - Spot2 i/VNĐ)

Trong đó TNi: là tổng các khoản thu tính bằng ngoại tệ i CFi : là tổng các khoản chi tính bằng ngoại tệ i

Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có các khoản thu chi cùng kỳ hạn và khi đó rủi ro hối đoái cần được xác định cho từng nghiệp vụ, từng đồng tiền cụ thể.

Hơn nữa, các dòng tiền có thể phát sinh với nhiều ngoại tệ khác nhau, khi đó nhà quản trị rủi ro tài chính cần cân nhắc giữa việc quy đổi về một số

ngoại tệ để đơn giản hóa xác định rủi ro hối đoái. Việc xác định rủi ro hối đoái nghiệp vụ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn xác thực về giá trị các đồng tiền chịu ảnh hưởng biến động tỷ giá. Mặc dù vậy, nếu có tình trạng ngoại hối ròng trong một kỳ hạn xác định thì nhà quản trị không nên bỏ qua việc tính toán này, nhằm tiết kiệm chi phí quản trị rủi ro hối đoái cho doanh nghiệp.

- Phân tích và đo lường rủi ro lãi suất

Trong mỗi trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào vị trí của doanh nghiệp là người tài trợ hay người nhận tài trợ mà biến động của lãi suất có thể ảnh hưởng tới hiệu quả, giá trị các hợp đồng giao dịch của doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết, nếu không tính tới các yếu tố thị trường khác, khi xác định giá bán trả chậm hay tính toán giá mua thực trong trường hợp mua trả chậm...thực chất của việc xác định và thỏa thuận giá mua bán chính là xác định và thỏa thuận về lãi suất. Trong trường hợp doanh nghiệp bán hàng trả chậm và ...định giá bán theo công thức:

PF = PS (1+R)N

Trong đó: PF : là giá trả chậm PS : là giá trả ngay R: là lãi suất

N: là kỳ hạn cấp tín dụng thương mại - Phân tích và đo lường rủi ro tín dụng

Việc phân tích và đo lường rủi ro tín dụng xuất phát từ việc xây dựng trạng thái tín dụng của doanh nghiệp. Nhà quản trị rủi ro tài chính có thể xây dựng trạng thái tín dụng theo từng nghiệp vụ, từng giao dịch, theo thời kỳ hoặc xây dựng trạng thái tín dụng tổng thể của doanh nghiệp theo danh mục các đối tác.

Các nhà kinh tế, các nhà ngân hàng và các nhà phân tích đã sử dụng mô hình khác nhau để đánh giá rủi ro tín dụng cho các khoản tài trợ tín dụng cũng

như các trái phiếu. Các mô hình này rất đa dạng, bao gồm các mô hình phản ánh về mặt số lượng và cả những mô hình phản ánh về mặt chất lượng. Hơn nữa, các mô hình nói chung không loại trừ nhau, do vậy doanh nghiệp có thể sử dụng cùng lúc nhiều mô hình để đo lường rủi ro tín dụng. Hai mô hình trong số đó được sử dụng khá phổ biến là mô hình chất lượng tín dụng và mô hình tính điểm tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w