2. Tổng chi phí
2.2.1. Phân tích ảnh hưởng củacác yếu tố bên ngoài Công ty
a) Môi trường pháp luật
Bất kỳ một công ty nào cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của luật pháp, đó chính là thước đo đạo đức quy chuẩn giúp mỗi công ty kinh doanh theo đúng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và cũng để bảo vệ lợi ích của các công ty trước xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Là hành lang pháp lý để các công ty hoạt động chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của hệ thống luật pháp tác động rất mạnh mẽ đến các công ty trên thị trường. Vì vậy đòi hỏi các công ty này phải luôn đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp trong khuân khổ pháp luật cho phép.Công ty cổ phần Lưu Hưng Phát Việt Nam chịu sự điều chỉnh trực tiếp của các luật như: Luật doanh nghiệp năm 2005,luật phá sản năm 2004, luật thương mại năm 2005 và luật bảo vệ bản quyền năm 2006…
tuy nhiên hệ thống pháp luật của Việt Nam còn nhiều thiếu sót do vậy cũng gây nhiều trở ngại cho các doanh nghiệp
b) Môi trường kinh tế
Trong một số năm gần đây, nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng. Việt Nam là một nước có thị trường kinh tế mở, vì vậy khủng hoảng kinh tế thế giới cũng đã có tác động nhiều tới kinh tế đất nước. Một số chỉ tiêu kinh tế đất nước trong những năm 2010-2013 đã có rất nhiều biến động phức tạp.
Từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008, Việt Nam chìm trong vòng xoáy tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong nước giảm. Cả khoảng thời gian sau năm 2008, tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,03% và 8 tháng năm 2013 chỉ còn 3,53%
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2007-2013
Trong khi đó chỉ số lạm phát gia tăng, chỉ số thu nhập bình quân người dân…điều này khiến nhu cầu chi tiêu của người dân cắt giảm, đặc biệt đối với ngành hàng cao cấp.
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Biểu đồ 2.2. Chỉ số lạm phát Việt Nam năm 2009- 2012
Trước tình trạng lạm phát gia tăng, GDP giảm, tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ năm 2008 là 31%, song tăng trưởng kinh tế giảm, đời sống người khó khăn, tốc độ tăng của chỉ tiêu này liên tục giảm từ năm 2010 đến nay (năm 2013 tốc độ tăng trưởng chỉ là 12,3%) phản ánh sức cầu ngày càng đi xuống. Tại một báo cáo khảo sát doanh nghiệp gần đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng chỉ ra khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp lúc này không còn là lãi suất mà chính là thị trường tiêu thụ.
Biểu đồ 2.3. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ VN năm 2007-2013
Có thể nhận thấy trước những khó khăn của toàn nền kinh tế nói chung đã ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động kinh doanh của các công ty. Đặc biệt, tâm lý “ thắt lung buộc bụng”, cắt giảm chi tiêu của người tiêu dung khiến lượng hàng tiêu thụ giảm mạnh, nhất là đối với mặt hang cao cấp mà công ty đang kinh doanh.
c) Môi trường chính trị
Việt Nam là quốc gia có nền chính trị thuộc top 5 nước có nền chính trị ổn định nhất thế giới. Chính trị ở Việt Nam do một đảng lãnh đạo với cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Vì vậy môi trường chính trị ở Việt Nam khá ổn định, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển mà không sợ bị ảnh hưởng của các lực lượng chống đối, những bọn khủng bố …Khi đó nhà đầu tư sẽ an tâm hơn khi đầu tư tại Việt Nam .Vì thế mà nguồn vốn FDI vào Việt Nam đều tăng qua các năm việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. FDI đăng ký trong năm 2012 đạt gần 10.460 tỷ USD, giảm 4,91% so với mức 11,0 tỷ USD của cả năm 2011. Chính sự ổn định về chính trị giúp cho các nhà đầu tư an tâm khi bỏ ra khoản tiền đầu tư vào Việt Nam. Bởi lẽ mục đích của các nhà đầu tư là thu được lợi ích của khoản đầu tư của mình. Khi mà chính trị không ổn định thì khả năng thanh khoản của các khoản đầu tư là rất khó và do đó họ có thể bị mất trắng khoản đầu tư đó. Vì vậy sự ổn định của chính trị cũng giúp cho các doanh nghiệp có được nguồn vốn đầu tư để mở rộng kinh doanh. Công ty cổ phần Lưu Hưng Phát Việt Nam có đối tác cung cấp hàng trực tiếp là từ nước ngoài bởi vậy với mục tiêu mở rộng thị phần và nhận được sự hỗ trợ từ phía đối tác thì sự ổn định chính trị là điều cần thiết.
Ở Việt Nam tồn tại khoảng trên dưới 5 nhà phân phối lớn đồng hồ chính hãng. Mỗi nhà phân phối phụ trách một hoặc nhiều thương hiệu như:
- Công ty TNHH XNK Hải Minh sở hữu các thương hiệu: Perelet, Century, Candino, Roamer, Ernest Borel, Romanson, Orient, Francis Delon, Festina, Police, Moschino, D&G, Thomas Sabo.
- Công ty Hồng Bàng sở hữu các thương hiệu: Longiness, Citizen, Edox, Claude Bernad, ...
- Tập đoàng Thakral sở hữu các thương hiệu: Omega, Rado, Seiko, ... - Công ty Đông Dương sở hữu các thương hiệu: Timex, Ingersol, ... Và mỗi hãng sẽ có những cách thức phân phối tới các đại lý khác nhau theo tiêu chuẩn của hãng ví dụ như:
- Thương hiệu Swatch bán thẳng đến các đại lý bán lẻ trực tiếp.
- Orient phân phối trực tiếp cho nhà phân phối tại một quốc gia (ở Việt Nam là Công ty TNHH XNK Hải Minh) rồi mới phân phối cho đại lý bán lẻ.
- Citizen phân phối cho nhà phân phối phụ trách khu vực, bao gồm nhiều quốc gia ( Ở Việt Nam là công ty Hồng Bàng, Công ty này do mr John người Singapo lập nên, được coi như chi nhánh nhỏ của tập đoàn lớn đa quốc gia ) rồi mới phân phối trực tiếp cho đại lý bán lẻ.
- Seiko phân phối cho nhà phân phối phụ trách khu vực, bao gồm nhiều quốc gia ( Ở Việt Nam là tập đoàn Thakral ) phân phối trực tiếp cho đại lý bán lẻ.
Tuy nhiên, để tạo tính công bằng trong cạnh tranh cho các đại lý lẻ các nhà phân phối không có hình thức quảng bá rộng. Vì vậy, Công Ty CP Lưu Hưng Phát VN cũng chưa tiếp cận được các nhà phân phối khác ngoài Tập đoàn Thakral.
Trong số hơn 3.000 thương hiệu đồng hồ trên thế giới, có đến ba phần tư được sản xuất tại Thụy Sĩ. Xịn, bền, đẹp sắc sảo là những yếu tố quan trọng khiến đồng hồ của xứ sở này vang danh. Nếu xét bảng xếp hạng Top 16 thương hiệu đồng hồ có giá trị cao nhất tại Thụy Sỹ năm 2012 thì hãng đồng hồ Rolex đứng đầu bảng với giá trị thương hiệu trên 6 tỷ franc Thụy Sỹ (CHF), tiếp sau là Omega với giá trị trên 3 tỷ, Patek Philippe trên 1 tỷ...Longines đứng thứ 7 với 740 triệu CHF, Tissot đứng thứ 9 với giá trị thương hiệu là 700 triệu CHF...
(Nguồn: Công ty CP Lưu Hưng Phát VN)
Cuối những năm 70, cạnh tranh về đồng hồ trên thị trường quốc tế hết sức quyết liệt. Sản phẩm đồng hồ của SCI Seiko đứng trước nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Ngoài Nhật Bản có các đối thủ cạnh tranh mạnh của Thuỵ Sỹ, Đài Loan, Hồng Kông; còn trong nước có nhiều hãng đồng hồ giá rẻ như Casio, Citizen. Đứng trước những khó khăn này, tập đoàn SCI Seiko đã sáng suốt cho ra các loại đồng hồ vừa danh tiếng vừa giá ưu đãi như Baba, Rolex, Kashoku,… và nhanh chóng giành được thị trường Seiko luôn xác đinh rằng để sản xuất được ra một chiếc đồng hồ đúng mốt và bán ra
với giá trung bình 40 USD thì phải cần có những sự đổi mới vượt trội trong khâu thiết kế, sản xuất và phân phối. Seiko đã áp dụng những phương pháp sản xuất tân tiến nhất của nền công nghiệp đồng hồ nước nhà để giảm giá chi phí cũng như nhân công. Seiko dự đoán rằng với hệ thống và cung cách quản lý của mình, hãng vẫn có thu nhập cao ngay cả khi tất cả công nhân Nhật Bản đồng ý làm việc với mức lương gấp đôi. Seiko không chỉ là sự tân tiến trong sản xuất, marketing mà còn là cả một “sự thụ thai lại” của toàn bộ nền công nghiệp đồng hồ thế giớ Trong quá trình phát triển của mình hãng phải đối mặt với nhiều thách thức để tạo ra những chiếc đồng hồ đặc biệt đã được đưa ra giới thiệu ở triển lãm Basel năm nay. Một trong những hãng đồng hồ đáng chú ý nhất của năm 2006 là Sportura Ultimate Kinetic Chronograph.
f) Khách hàng
Một nghiên cứu mới nhất từ Worldtempus.com về thị hiếu của người tiêu dùng gần đây cho thấy chỉ 10% người mua chọn đồng hồ để coi giờ còn 80% chọn là do mẫu mã đẹp và phần còn lại là những người yêu thích vì niềm đam mê vẻ đẹp cũng như công nghệ của đồng hồ thích sưu tâm đồng hồ. Điều này có nghĩa là hầu hết người chọn mua đồng hồ không chỉ đồng hồ là một thiết bị xem thời gian mà đây còn là một loại trang sức đầy quyền năng trong việc thể hiện phong cách, cá tinh cũng như khẳng định đẳng cấp, địa vị của người sử dụng.
Trưởng bộ phận bán hàng của một công ty mỹ phẩm tại TP.HCM chị Hải Anh tâm sự: "Đồng hồ là vật bất ly thân với tôi, không chỉ giúp kiểm soát thời gian tốt mà còn làm đẹp cho cổ tay như một món trang sức thời thượng", rồi tiết lộ thêm chơi đồng hồ Thụy Sỹ thể hiện rõ cá tính lãn phong cách của người đeo nếu khéo léo chọn đồng hồ phụ với trang phụ trong từng buổi dạ tiệc hay party của công ty.
Mặt khác giám đốc một công ty đầu tư bất động sản tại TP.HCM anh Nguyễn Hoàng Giang còn chia sẽ :" Một bộ vest sang trọng đi kèm với chiếc cà vạt lịch lãm cùng đôi giày hiệu cao cấp vẫn chưa đủ hoàn hảo nếu thiếu đi chiếc đồng hồ Thụy Sỹ. Đây là hình ảnh của một người thành công và thương gia hiện nay.".
Còn đại diện công ty Công Nghệ Đồng Hồ (W-Tech) ông Paul Võ Hữu Lệ nhận xét: "Sở hữu một chiếc đồng hồ không chỉ đơn giản là một thiết bị xem thời gian mà đây là món trang sức đầy cá tính đầy ý nghĩa, đó là lý do những người thành đạt có địa vị xã hội thường chọn đồng hồ như người bạn đường trên mọi hành trình, bởi làm chủ thời gian chính là bí quyết của sự thành công.".