Các yếu tố bên trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam (Trang 37)

Quy mô và hình thức tổ chức của doanh nghiệp

Rủi ro hiện diện trong mọi quyết định đầu tư hay giao dịch kinh doanh của mọi doanh nghiệp, không phân biệt quy mô và loại hình. Nhưng mức độ ảnh hưởng của rủi ro thì hết sức khác nhau giữa các doanh nghiệp, tùy thuộc vào quy mô, hình thức tổ chức của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, với bộ máy tổ chức đồng bộ, đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, chương trình quản lý rủi ro hoàn hảo, cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ…các doanh nghiệp này lại có đủ điều kiện để sử dụng các công cụ tài chính hiện đại để quản trị rủi ro. Do vậy tác động tiêu cực của rủi ro thường được ngăn chặn và giảm thiểu trong mức giới hạn cho phép. Đối với DNNVV, do những hạn chế về quy mô, không có khả năng thiết lập chương trình quản trị rủi ro đầy đủ như doanh nghiệp lớn, nên tác động tiêu cực của rủi ro thường rất nặng nề.

Mức độ tác động của rủi ro cũng khác nhau tùy thuộc vào hình thức tổ chức của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, giám đông công ty…trong quá trình hoạt động các tổ chức này có sự quản lý, giám sát lẫn nhau. Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát có thể tiến hành kiểm toán nội bộ, yêu cầu Ban giám đốc công ty xây

dựng chương trình quản trị rủi ro và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tài sản và các nguồn lực của công ty. Trong các DNNVV, thông thường chủ sở hữu doanh nghiệp đồng thời là người quản lý doanh nghiệp, thiếu các cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ, việc ra quyết định đầu tư thường do ý chí chủ quan của một vài người, chương trình quản trị rủi ro thường bị bỏ qua, nên khả năng xảy ra rủi ro cũng như mức độ tác động tiêu cực thường rất lớn.

Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Đối với những doanh nghiệp có năng lực tài chính ổn định, doanh nghiệp có thể tự chủ trong hoạt động kinh doanh, không bị phụ thuộc vào các khoản vốn vay. Với nguồn tài chính của mình, doanh nghiệp có thể trích dành một khoản dùng cho hoạt động phòng ngừa rủi ro. Về cơ bản, đầu tư cho phòng ngừa rủi ro càng lớn, thì sẽ hạn chế được rủi ro và tổn thất mà rủi ro gây ra cho doanh nghiệp.Tuy nhiên, nếu năng lực tài chính không ổn định, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn so với tổng tài sản các nhà quản trị sẽ gặp khó khăn trong quản trị rủi ro.

Nhận thức của nhà quản trị

Việc nhận diện, đánh giá nguy cơ tiềm tàng, mức độ, tính chất nguy hiểm của rủi ro, việc xây dựng chương trình và chính sách chủ động phòng ngừa rủi ro là công việc của nhà quản trị doanh nghiệp. Do vậy, nhận thức của nhà quản trị là một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp chủ quan, xem thường, không quan tâm, mất cảnh giác….thì rủi ro sẽ xảy ra thường xuyên hơn và hậu quả cũng nặng nề hơn. Ngược lại, nếu như doanh nghiệp luôn quan tâm, cảnh giác thì rủi ro sẽ ít xảy ra hơn. Khi lo sợ và quan tâm đến rủi ro thì doanh nghiệp sẽ nghiên cứu và có biện pháp phòng chống tốt hơn, từ đó có thể hạn chế rủi ro xảy ra.

Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhận thức và trình độ chuyên môn của nhân viên đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không, có gặp nhiều rủi ro hay không phụ thuộc một phần rất lớn vào trình độ, kinh nghiệm của nhân viên – những người trực tiếp thực hiện các quyết định của nhà quản trị. Trong môi trường ngày càng hội nhập như hiện nay, không chỉ đòi hỏi nguồn nhân viên nắm vững nghiệp vụ, mà còn cần phát triển các kỹ năng nhạy bén, ứng xử, xử lý tình huống…

Ngoài các yếu tố kể trên, còn một số các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp, như: các ngân hàng, tổ chức tín dụng... Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến tất cả các nhân tố trên để có thể đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh nói chung, và quản trị rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w