Quan điểm hoàn thiện quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công TyCổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam (Trang 86)

2. Tổng chi phí

3.1.2. Quan điểm hoàn thiện quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công TyCổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam.

Mua và bán là hai khâu vô cùng quan trọng trong toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoàn thiện quản trị rủi ro trong kinh doanh là điều kiện để nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hóa, là điều kiện để Công ty giảm chi phí hoạt động kinh doanh, nâng cao lợi nhuận.

Quan điểm 1: Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty cần được triển khai, kết hợp đồng bộ, nhất quán cùng quản trị chiến lược và quản trị tác nghiệp trong Công ty.

Suy cho cùng, mục đích của quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh cũng là để nâng cao hiệu quả và kết quả kinh doanh của Công ty. Mục tiêu của công tác quản trị này là không gì khác ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trên con đường theo đuổi các mục tiêu và đạt được các thành tựu trong điều kiện kinh doanh có sự hiện diện của rủi ro và sự bất định. Do đó, các tác nghiệp quản trị rủi ro tài chính không được phép đi ngược lại với con đường và định hướng đã được vạch ra cho Công ty. Nó đòi hỏi phải được gắn bó mật thiết với các chức năng quản trị khác trong Công ty như quản trị marketing, quản trị nhân lực…. là “ trợ thủ đắc lực” cho quản trị chiến lược và là “người bạn hữu ích” đối với quản trị hoạt động. Muốn làm được như vậy, quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh không có cách nào khác là phải được thực hiện trong một khuôn khổ hệ thống đã được chuẩn hóa, tương thích với các chuẩn mực của quản trị chất lượng toàn diện, bởi nếu không đạt được điều này, có khả năng hiệu quả của chương trình quản trị rủi ro không những không phát huy được tác dụng của nó mà còn có những tác động trái

chiều, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động nói chung của Công ty. Như vậy ta cũng có thể thấy rằng, quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh cũng chỉ là một công cụ nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng của Công ty mà thôi. Nhận thức được điều này sẽ rất hữu ích với các nhà quản trị của Công ty bởi nó sẽ giúp cho họ có những ứng xử hợp lý trong việc tổ chức triển khai các chương trình, thủ tục và cơ cấu nhân sự cho quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh trong điều kiện của Công ty.

Quan điểm 2: Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng giữa hai yếu tố chi phí và lợi ích.

Các doanh nghiệp luôn đứng trước sự so sánh giữa chi phí bỏ ra cho công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh với lợi ích có thể mất khi rủi ro, tổn thất xảy ra; nếu như chi phí phòng ngừa rủi ro lớn hơn lợi ích thì các nhà quản trị hầu như chấp nhận rủi ro coi như là một phương án khôn ngoan. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu tính toán thấy hiệu quả tốt nhưng chi phí lại quá cao, vượt quá khả năng chịu đựng của doanh nghiệp thì có thể các giải pháp đó cũng sẽ không được chấp nhận. Sự cân nhắc kỹ lưỡng này đòi hỏi các nhà quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh phải có óc phân tích sáng tạo, nhạy bén, suy diễn, dự báo một cách logic và có khoa học mọi tình huống có thể xảy ra, để từ đó mới có các quyết định đúng đắn, “chèo lái” doanh nghiệp vượt qua khó khăn và đến được với thành công.

Quan điểm 3 : Quản trị rủi ro theo phương châm “Phòng ngừa” hơn “ khắc phục hậu quả”

Phòng ngừa rủi ro là biện pháp hiệu quả nhất, ngăn ngừa rủi ro xảy ra. Điều này có nghĩa là nếu rủi ro không xảy ra, thì sẽ không có tổn thất. Nó khác với các biện khác, phòng ngừa rủi ro là biện pháp ta có thể áp dụng một cách chủ động, linh hoạt. “Phòng hơn chống”, chống rủi ro chỉ áp dụng khi rủi ro thực sự xảy ra và nó chỉ có thể làm hạn chế thiệt hại về người và tài sản, chứ không

thể ngăn không cho rủi ro xảy ra. Phòng ngừa rủi ro góp phần làm giảm tổn thất, giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh và duy trì sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

3.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w