Hoàn thiện nhận diện rủi ro trong kinh doanh

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam (Trang 88)

2. Tổng chi phí

3.2.1. Hoàn thiện nhận diện rủi ro trong kinh doanh

Nhận diện rủi ro là bước rất quan trọng giúp Công ty phát hiện sớm những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra, tránh được tổn thất do rủi ro xảy ra. Hiện tại Công ty CP Lưu Hưng Phát VN mới chỉ sử dụng phương pháp báo cáo tài chính, lưu đồ vẽ lên quy trình kinh doanh từ đó phóng đoán những rủi ro Công ty có thể gặp phải. Do vậy, Công ty vẫn gặp phải sai lầm khi nhận diện rủi ro: Công ty nhận diện rủi ro từ nhà cung cấp, vận chuyển, nhận diện rủi ro khách hàng, đối thủ cạnh tranh không chính xác. Vì vậy công ty cần hoàn thiện bước nhận diện rủi ro nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

Khi nhận diện rủi ro, Công ty cần kết hợp thêm việc nhận diện rủi ro thông qua báo cáo tài chính ( theo tháng hoặc quý); nghiên cứu thực tế thị trường dựa vào thị hiếu của khách hàng, đặc điểm, tính chất hoạt động cụ thể tại Công ty hay sử dụng nhận diện thông qua các chuyên gia tư vấn. Việc áp dụng các kỹ thuật nhận diện cũng phải được tiến hành một cách liên tục và các kỹ thuật nên được sử dụng phối hợp có chọn lọc nhằm đảm bảo cho việc nhận diện là có cơ sở và đáng tin cậy cho các bước tiếp theo đồng thời không để bỏ sót một nguy cơ rủi ro nào có thể xảy ra.

Với thanh tra thị trường: Thị trường đồng hồ cao cấp hiện nay ở Việt Nam đang ngày càng phổ biến. Công ty nên thường xuyên đi khảo sát thị trường để tìm hiểu về xu hướng thị hiếu của người tiêu dùng. Tâm lý của người tiêu dùng tác động rất nhiều tới doanh lợi của Công ty, nếu Công ty không theo kịp xu hướng của ngành sẽ khiến các khách hàng bỏ rơi Công ty. Công ty có thể khảo sát khách hàng khi khách hàng tới xem sản phẩm và sau

khi khách hàng sử dụng sản phẩm thông qua những phương pháp tiếp cận khác nhau như: nói chuyện trực tiếp, trả lời phỏng vấn, điện thoại, email…. Bên cạnh đó, Công ty cũng nên thường xuyên đi tham khảo những mặt hàng cạnh tranh khác để nhận ra những rủi ro tiềm ẩn từ phía đối thủ.

Thông qua tư vấn của các chuyên gia: Do Công ty không có bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro vì vậy Công ty cũng nên kết hợp các biện pháp nhận diện rủi ro với biện pháp tư vấn của chuyên gia. Hiện nay có rất nhiều tổ chức tư vấn chuyên sâu về quản trị rủi ro như: PWC Việt Nam, Công Ty Luật Minh Khê…

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Lưu Hưng Phát Việt Nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w