Khái quát về ngân sách nhà nước - Điều 1 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 quy định: “Ngân sách nhànước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền qu
Trang 1suốt quá trình quản lý ngân sách nhà nước, quyết định đến vấn đề thực hiệnmục tiêu và hiệu quả tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước Bản chất cốt lõicủa phân cấp thu, chi ngân sách nhà nước cho các cấp chính quyền là phâncấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước Ở Việt Nam, quá trình phâncấp thu, chi NSNN đã trải qua nhiều thời kỳ và đã có những chuyển biến đáng
kể, đánh dấu bằng sự ra đời của Luật ngân sách nhà nước được Quốc hộinước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông quangày 20 tháng 03 năm 1996, tiếp theo đó là Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật ngân sách nhà nước (năm 1998) và Luật ngân sách nhà nước năm2002
Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 đã xử lý một cách căn bản quan hệtài chính giữa các cấp chính quyền, quan hệ ngân sách giữa Trung ương vàđịa phương Phân cấp thu, chi và quan hệ giữa ngân sách các cấp thực hiệntheo nguyên tắc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể; ngân sách trungương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm các nhiệm vụ chiến lược, có quy mô toànquốc; ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ độngtrong thực hiện nhiệm vụ được giao, ổn định tỷ lệ điều tiết và số bổ sung ngânsách từ 3 - 5 năm Việc cụ thể hoá công tác phân cấp đã tạo thế chủ động vàđảm bảo tính độc lập tương đối của ngân sách địa phương, mở rộng quyền tựchủ để địa phương khai thác tốt các nguồn thu tại chỗ và bố trí chi tiêu hợp lý,giảm thiểu thời gian và chi phí trong việc điều tiết ngân sách Mặt khác, việcphân cấp đã từng bước đảm bảo cho địa phương có đủ năng lực tài chính thựchiện các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn
Trang 2Công tác phân cấp thu, chi NSNN của TP Hà Nội được xây dựng dựatrên cơ sở quy định của Luật ngân sách nhà nước về phân cấp và tình hìnhthực tế của địa phương
Thực tiễn triển khai thực hiện công tác phân cấp trên địa bàn thành phố,bên cạnh nhiều sự ích lợi tích cực mà việc phân cấp mang lại còn bộc lộ một
số vấn đề cần được xem xét và cải tiến, nhằm đảm bảo tính độc lập của ngânsách các cấp, tăng tính chủ động của các cấp chính quyền ở địa phương trongkhai thác các nguồn thu tại chỗ và bố trí chi tiêu hợp lý
Để góp phần giải quyết những vướng mắc trong quá trình phân cấp vàquản lý phân cấp thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố tôi quyết
định lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác phân cấp thu, chi ngân sách
nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Hệ thống hoá khung lý luận cơ bản cần thiết về phân cấp thu, chi ngânsách nhà nước làm cơ sở cho việc đề ra nguyên tắc và yêu cầu hoạch địnhcông tác phân cấp thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nộimột cách phù hợp
- Đánh giá thực trạng công tác phân cấp thu, chi ngân sách nhà nước trênđịa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua, tìm ra ưu điểm, nhược điểm vànguyên nhân của những ưu, nhược điểm trong công tác phân cấp
- Đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân cấpthu, chi ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội
- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật ngân sách nhànước để phù hợp hơn với tình hình thực tiễn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về cơ chế,chính sách, luật pháp cũng như thực tiễn có liên quan đến phân cấp thu, chi
Trang 3NSNN của thành phố Hà Nội Luận văn đi sâu nghiên cứu vấn đề phân cấpnguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước giữa các cấp chính quyền địaphương của thành phố Hà Nội, vì đây luôn là vấn đề phức tạp nhất, khó khănnhất, gây nhiều sự bất đồng nhất trong quá trình xây dựng và triển khai các đề
án phân cấp thu, chi NSNN
Về thời gian, đề tài tập trung khảo sát, đánh giá công tác phân cấp thu,chi cho các cấp ngân sách của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2004 - 2010
và đề xuất giải pháp cho giai đoạn tiếp theo
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Về mặt lý luận: Hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về ngân sách nhànước và phân cấp thu, chi NSNN như: Nội dung phân cấp thu, chi NSNN,nguyên tắc phân cấp thu, chi NSNN, mục tiêu phân cấp thu chi NSNN, vai tròcủa phân cấp thu chi NSNN, những nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp thu, chiNSNN,
- Về thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng công tác phân cấp thu chi ngânsách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội:
+ Chỉ ra những khiếm khuyết, bất hợp lý trong cơ chế, chính sách hiệnhành có liên quan đến vấn đề phân cấp thu, chi ngân sách nhà nước ở thànhphố Hà Nội
+ Đề xuất một số định hướng và giải pháp cụ thể với những bước đithích hợp để xây dựng công tác phân cấp phù hợp hơn, phát huy cao nhất tácdụng của chính sách phân cấp thu, chi NSNN trong quá trình phát triển củathành phố Hà Nội
5 Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung của luận văn được kếtcấu thành ba chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về phân cấp thu, chi NSNN
Trang 4Chương 2: Thực trạng công tác phân cấp thu, chi NSNN trên địa bàn TP.
Hà Nội
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác phân cấp thu, chi NSNN trênđịa bàn TP Hà Nội
Trang 5Chương I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN CẤP THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1 TỔNG QUAN VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSNN.
1.1.1 Khái quát về ngân sách nhà nước
- Điều 1 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 quy định: “Ngân sách nhànước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thựchiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.”
Ngân sách nhà nước xuất hiện khi nền sản xuất xã hội phát triển đến mộtgiai đoạn nhất định, cụ thể:
+ Đã xuất hiện tài chính nhà nước bao gồm tài chính nhà nước trực tiếp
và tài chính nhà nước gián tiếp và mâu thuẫn giữa hai bộ phận này diễn ra gaygắt
+ Hệ thống pháp luật và tổ chức bộ máy nhà nước đã đạt đến một trình
độ nhất định, cụ thể: bộ máy nhà nước đã hình thành hai hệ thống lập pháp vàhành pháp tương đối tách biệt nhau
Ngân sách nhà nước là khâu quan trọng nhất giữ vai trò chủ đạo trong hệthống tài chính công Ngân sách nhà nước là một hệ thống bao gồm các cấpngân sách phù hợp với hệ thống chính quyền nhà nước các cấp
- Trong thực tiễn, khái niệm ngân sách thường để chỉ tổng số thu và chicủa một đơn vị trong một thời gian nhất định Một bảng tính toán các chi phí
để thực hiện một kế hoạch hoặc một chương trình cho một mục đích nhất địnhcủa một chủ thể nào đó Nếu chủ thể đó là nhà nước thì được gọi là ngân sáchnhà nước
- Như vậy ta có thể hiểu ngân sách nhà nước trên các khía cạnh:
+ Thứ nhất, ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính cơ bản hay rõ hơn làbản dự toán thu, chi tài chính của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định;
Trang 6Thu ngân sách nhà nước là hoạt động tạo lập quỹ tiền tệ tập trung lớnnhất của nhà nước là quỹ ngân sách nhà nước Thực chất đây là quá trình nhànước sử dụng các quyền lực có được của mình để động viên, phân phối một
bộ phận nguồn lực của xã hội dưới dạng tiền tệ về tay nhà nước hình thànhnên quỹ ngân sách nhà nước
Nguồn thu là nơi tạo ra số thu, nơi chứa số thu Như trên đã nói thu ngânsách nhà nước là một quá trình tác động của nhà nước thì nguồn thu chính làđối tượng của quá trình thu đó Nguồn thu thể hiện các nguồn tài chính đượchuy động vào ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước là quá trình nhà nước, tổ chức, đơn vị có liênquan tiến hành phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước do quá trình thutạo lập nên để đảm bảo điều kiện vật chất cho nhà nước nhằm duy trì sự tồntại hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước, phục vụ thực hiện các chứcnăng nhiệm vụ mà xã hội giao phó cho nhà nước
Nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước là khái niệm chi ngân sách nhà nướcđược gắn cụ thể với một cấp ngân sách nhà nước trong một khoảng thời giannhất định
+ Thứ hai, ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính; + Thứ ba: ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ của nhà nước hay còn gọi làquỹ ngân sách phục vụ việc thực hiện chức năng của nhà nước
- Về bản chất của ngân sách nhà nước, đằng sau những con số thu, chingân sách nhà nước là các quan hệ lợi ích kinh tế giữa nhà nước với các chủthể khác như doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước gắn liềnvới quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ ngân sách
1.1.2 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
NSNN ra đời khi có sự xuất hiện của nhà nước, nhằm đáp ứng các nhucầu chi tiêu của nhà nước Thông thường, hệ thống chính quyền nhà nước
Trang 7được tổ chức thành nhiều cấp và mỗi cấp đều được phân giao những nhiệm vụnhất định trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội Để thực hiện những nhiệm
vụ đó, mỗi cấp lại được phân giao những quyền hạn cụ thể về nhân sự, kinh
tế, hành chính và ngân sách Việc tổ chức bộ máy nhà nước thành nhiều cấpchính quyền hình thành hệ thống NSNN gồm nhiều cấp thì việc phân cấpquản lý NSNN là một tất yếu khách quan vì mỗi cấp NSNN đều có nhiệm vụthu, chi mang tính độc lập
Trong việc tổ chức quản lý tài chính nhà nước, nếu công tác phân cấpquản lý NSNN được thiết lập phù hợp thì tình hình quản lý tài chính và ngânsách nhà nước sẽ được cải thiện, góp phần thúc đẩy sự phát triển ổn định củanền kinh tế xã hội
Sự phân giao về ngân sách cho các cấp chính quyền làm nảy sinh kháiniệm về phân cấp quản lý ngân sách Có thể hiểu về phân cấp quản lý ngânsách nhà nước như sau:
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là việc phân định phạm vi tráchnhiệm, quyền hạn của các cấp chính quyền nhà nước từ trung ương tới các địaphương trong quá trình tổ chức tạo lập, sử dụng và quyết toán ngân sách nhànước phục vụ cho việc thực thi chức năng nhiệm vụ của nhà nước
1.2 PHÂN CẤP THU, CHI NSNN
1.2.1 Khái niệm phân cấp thu, chi NSNN.
Phân cấp thu, chi NSNN là việc xử lý các mối quan hệ giữa các cấpchính quyền nhà nước từ trung ương đến các địa phương trong hoạt động củangân sách nhà nước, từ đó cho phép hình thành một cơ chế phân chia ranhgiới quyền lực về quản lý ngân sách nhà nước giữa các cấp chính quyền.Phân cấp thu, chi NSNN là một bộ phận của phân cấp quản lý NSNN, làviệc phân định phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của các cấp chính quyền từtrung ương trong việc thu, chi ngân sách nhà nước
Trang 8Nói đến phân cấp thu, chi NSNN, người ta thường nghĩ ngay đến việc cóbao nhiêu cấp ngân sách và mối quan hệ lẫn nhau giữa các cấp đó như thếnào Điều quan tâm tiếp theo là từng cấp được quyền huy động những khoảnthu nào cho riêng cấp mình, những khoản thu đó dùng để đáp ứng nhữngnhiệm vụ chi nào mà cấp đó phải đảm nhiệm Đây là điểm cốt yếu, quan trọngnhất của công tác phân cấp thu, chi ngân sách nhà nước Trên thực tiễn, côngtác phân cấp thu, chi NSNN được coi là có hiệu quả khi các nguồn thu củatừng cấp ngân sách đủ đáp ứng cân đối ngân sách, tức là thu ngân sách đápứng đủ nhu cầu chi thường xuyên của ngân sách.
1.2.2 Nội dung phân cấp thu, chi NSNN
Khi nói tới phân cấp thu, chi NSNN người ta thường hiểu theo nghĩa trựcdiện, dễ cảm nhận đó là việc phân giao nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp chínhquyền Thực chất nội dung phân cấp rộng hơn nhiều, liên quan đến rất nhiềuvấn đề Về cơ bản, phân cấp thu, chi NSNN bao gồm những nội dung sau:
- Một là: Phân cấp về chế độ chính sách:
Nội dung phân cấp thu, chi NSNN thể hiện ở những cơ sở pháp lý nhằmquy định thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, các bộ phận từ trung ươngđến địa phương Cơ sở pháp lý này có thể được xây dựng dựa trên hiến pháphoặc các đạo luật tổ chức hành chính, từ đó định ra hành lang pháp lý choviệc chuyển giao các thẩm quyền gắn với các trách nhiệm tương ứng vớiquyền lực đã được phân cấp Qua phân cấp thu, chi NSNN cần phải xác định
rõ những vấn đề sau: Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành các chế
độ, chính sách, định mức, tiêu chuẩn thu, chi và đó là những loại chế độ nào?
Về nguyên tắc những chế độ do trung ương quy định thì các cấp chínhquyền địa phương tuyệt đối không được tự điều chỉnh hoặc vi phạm Ngược lại,đối với những vấn đề trung ương đã phân cấp quyền quyết định cho địa phương,trung ương cần tránh can thiệp làm mất đi tính tự chủ của địa phương
Trang 9- Hai là: Phân cấp về nguồn thu và nhiệm vụ chi:
Phân chia nguồn thu và nhiệm vụ chi luôn là vấn đề phức tạp nhất, khókhăn nhất, là vấn đề cốt lõi nhất của phân cấp thu, chi ngân sách nhà nước,gây nhiều sự bất đồng nhất trong quá trình xây dựng và triển khai các đề ánphân cấp thu, chi NSNN
Sự khó khăn này bắt nguồn từ sự phát triển không đồng đều giữa các địaphương, sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội giữa các vùng miềntrong cả nước Các vấn đề quan trọng trong phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi là:+ Xác định những nhiệm vụ chi mà chính quyền cấp trung ương phảiđảm nhiệm, những khoản thu mà trung ương được quyền thu và sử dụng chocác hoạt động của mình
+ Xác định những nhiệm vụ chi mà chính quyền các cấp địa phươngphải đảm nhiệm, những khoản thu mà địa phương được quyền thu và sử dụngcho các hoạt động của mình
+ Với những khoản thu được phân cấp đó thì khả năng cân đối thu chingân sách nhà nước ở mỗi cấp chính quyền ra sao? nếu địa phương không cânđối được thu chi thì cách giải quyết như thế nào?
+ Cấp nào có thể được vay nợ để bù đắp thiếu hụt và sử dụng hình thứcvay nào? Nguồn trả nợ được lấy từ đâu? …
- Ba là: Thể hiện sự quản lý chu trình ngân sách nhà nước:
Phân cấp thu, chi NSNN thể hiện mối quan hệ giữa các cấp chính quyềnnhà nước trong một chu trình ngân sách nhà nước gồm tất cả các khâu: lậpngân sách, duyệt, thông qua tới chấp hành, quyết toán, thanh tra, kiểm trangân sách Trong mối quan hệ này, mức độ tham gia, điều hành và kiểm soátcủa các cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chuyênmôn đối với các cấp ngân sách đến đâu chính là thể hiện tính chất phân cấptrong toàn bộ hệ thống
Trang 10Phân cấp thu, chi NSNN có nội dung rất phong phú và phức tạp Mặc dù
có những nguyên tắc nhất định cho việc tiến hành phân cấp quản lý nhà nướcsong ở mỗi quốc gia và trong mỗi thời kỳ phát triển của nền kinh tế, nhữngnội dung phân cấp đều có sự thay đổi cho phù hợp bởi vì công tác phân cấpthu, chi NSNN luôn chịu ảnh hưởng bởi sự tác động của rất nhiều nhân tố
1.2.3 Nguyên tắc phân cấp thu, chi NSNN.
Để đảm bảo phân cấp thu, chi NSNN đem lại kết quả tốt và phát huyđược đầy đủ vai trò, tác dụng của nó thì việc phân cấp cần phải tuân thủnhững nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Phân cấp thu, chi ngân sách nhà nước phải phù hợp và
đồng bộ với phân cấp tổ chức bộ máy hành chính, quản lý kinh tế - xã hội,quốc phòng, an ninh của nhà nước
Việc tổ chức bộ máy hành chính thường được quy định trong hiến pháp
Do đó để đảm bảo cơ sở pháp lý cho chế độ phân cấp ngân sách phải triệt đểtôn trọng những quy phạm, quy định trong hiến pháp có liên quan tới lĩnh vựcnày
Quá trình phân cấp thu, chi NSNN còn cần phải chú ý đến quan hệ giữaquản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ Kết hợp giữa quản lý theongành với quản lý theo lãnh thổ là một trong những nguyên tắc quan trọngtrong quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội
Yêu cầu quản lý theo ngành đòi hỏi không được nhận thức một cách lệchlạc là Nhà nước, Chính phủ và các Bộ ở trung ương quản lý các công việc củatrung ương còn chính quyền địa phương và các sở thì quản lý các công việccủa địa phương Cần xoá bỏ sự phân biệt một cách máy móc về kinh tế trungương và kinh tế địa phương và cho rằng có cơ cấu kinh tế trung ương riêng,
cơ cấu kinh tế địa phương riêng dẫn đến những quyết định đi ngược lại cơ cấukinh tế thống nhất có tính chiến lược của quốc gia
Trang 11Yêu cầu quản lý theo lãnh thổ đảm bảo sự phát triển tổng thể các ngành,các lĩnh vực, các mặt hoạt động chính trị - khoa học, văn hoá - xã hội trên mộtđơn vị hành chính lãnh thổ nhằm thực hiện sự quản lý toàn diện và khai tháctối đa, có hiệu quả cao nhất mọi tiềm năng trên lãnh thổ, không phân biệtngành, thành phần kinh tế - xã hội, cấp nhà nước quản lý trực tiếp.
Sự quản lý theo ngành hay lĩnh vực và sự quản lý theo lãnh thổ tất yếuphải được kết hợp và thống nhất với nhau theo luật pháp nhà nước và dưới sựđiều hành thống nhất của hệ thống nhà nước Chính sách phân cấp quản lý,nhất là những quy định có tác động trực tiếp đến phân bổ ngân sách cho cácngành, các địa phương cần phải chú ý tôn trọng nguyên tắc này
Nguyên tắc 2: Đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và
đồng thời tạo vị trí độc lập của ngân sách địa phương trong hệ thống ngânsách nhà nước thống nhất
Ngân sách nhà nước là công cụ quan trọng phục vụ cho việc thực hiệnchức năng, nhiệm vụ của chính quyền nhà nước các cấp trong một quốc gia.Trong đó, các nhiệm vụ, mục tiêu chung của đất nước lại chủ yếu được tậptrung cho bộ máy nhà nước ở trung ương Vì thế trung ương phải được dànhmột ngân sách thích đáng cho việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp bao trùm trên phạm vi cả nước
Đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW là một đòi hỏi khách quan bắtnguồn từ vị trí, vai trò của chính quyền trung ương trong việc cung cấp nhữnghàng hoá và dịch vụ công cộng có tính chất quốc gia Hơn nữa nó còn có vaitrò điều tiết, điều hoà đảm bảo công bằng giữa các địa phương
Một ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo phải là một ngân sách nắmgiữ các nguồn thu quan trọng, đủ để nhà nước thực hiện việc điều tiết các mặthoạt động của nền kinh tế thông qua chính sách tài khoá
Trang 12Bên cạnh đó, tạo cho địa phương sự độc lập tương đối là việc làm hếtsức cần thiết Phân cấp, trao quyền cho địa phương về ngân sách một cáchhợp lý sẽ giúp cho địa phương có thể chủ động và tích cực phát huy tráchnhiệm trong việc xây dựng, phát triển địa phương, đáp ứng được yêu cầunguyện vọng của dân
Làm cho ngân sách địa phương có khả năng độc lập nhất định trước hết
là việc trao cho địa phương quyền tạo lập nguồn thu, quyền hưởng nhữngnguồn thu tương xứng với nhiệm vụ của mình Tính độc lập của ngân sách địaphương thể hiện ở chỗ sau khi được phân cấp nhiệm vụ thu và chi thì chínhquyền địa phương phải được toàn quyền quyết định ngân sách của mình (lậpngân sách, chấp hành và quyết toán ngân sách), chỉ chịu sự ràng buộc vào cấptrên ở những vấn đề có tính nguyên tắc lớn để không ảnh hưởng đến cân bằngtổng thể Như vậy, nên tránh sự can thiệp quá sâu của chính quyền cấp trungương vào vấn đề xây dựng và quyết định ngân sách của cấp địa phương Nóinhư vậy không có nghĩa là chính quyền địa phương thoát ly khỏi sự chỉ đạocủa nhà nước trung ương, ngân sách địa phương thoát khỏi hệ thống ngânsách nhà nước Trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải đảm bảo sự thống nhấtcủa hệ thống ngân sách nhà nước Sự thống nhất này thể hiện ở chỗ: Loại chế
độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức về thu, chi ngân sách nhà nước nhất thiếtphải thi hành thống nhất trong cả nước để đảm bảo công bằng thì trung ươngban hành; loại nào có thể cho địa phương vận dụng thì trung ương ban hànhkhung; loại nào chỉ thực hiện do đặc điểm riêng có ở địa phương thì giao địaphương ban hành
Nguyên tắc 3: Phân cấp thu, chi NSNN phải đảm bảo tính hiệu quả, hạn
chế những khâu trung gian không cần thiết
Đảm bảo tính hiệu quả là việc tìm kiếm mối quan hệ phù hợp nhất giữamục đích cần đạt được và các nguồn lực được sử dụng
Trang 13Nguyên tắc về tính hiệu quả bao hàm hai nội dung là tính kinh tế và tínhhiệu suất Tính kinh tế đòi hỏi phải đạt được kết quả cụ thể với đầu vào nguồnlực nhỏ nhất Tính hiệu suất thì yêu cầu đạt được kết quả tốt nhất có thể vớinguồn lực đầu vào định trước.
Tính hiệu quả trong phân cấp thu, chi NSNN thể hiện ở hai khía cạnh làhiệu quả chung do những quy định về phân cấp tạo ra và hiệu quả khi xem xétnhững phí tổn do thực hiện phân cấp gây ra
Ở khía cạnh thứ nhất có liên quan chặt chẽ đến phạm vi phân giao quản
lý nguồn thu và nhiệm vụ chi tiêu Đối với vấn đề phân định thu và phân cấpquản lý thu phải làm sao đạt được mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời cáckhoản thu theo luật pháp quy định với chi phí hành thu thấp nhất Vấn đề giaokinh phí cho địa phương thực hiện những công việc gì cũng phải cân nhắc đểcông việc đó được thực hiện tốt nhất mà không tốn kém, lãng phí
Ở khía cạnh thứ hai thấy rõ ràng là thêm một cấp ngân sách là phát sinhthêm chi phí quản lý điều hành của bản thân cấp đó và cả các cấp khác có liênquan Cho nên cần thiết phải hạn chế đến mức thấp nhất các cấp ngân sáchtrung gian ít hiệu quả, thay thế bằng phương thức chuyển giao nguồn tài chínhthích hợp hơn
Nguyên tắc 4: Phân cấp thu, chi NSNN phải đảm bảo công bằng
Công bằng trong phân cấp được đặt ra bởi vì giữa các địa phương trongmột quốc gia có những đặc điểm tự nhiên, xã hội và trình độ phát triển kinh tếkhác nhau, nếu một công tác phân cấp như nhau được áp dụng cho tất cả cácđịa phương thì sẽ dẫn đến những bất công bằng và tạo ra khoảng cách chênhlệch ngày càng lớn giữa các địa phương về phát triển kinh tế - xã hội Nhữngvùng đô thị có thể ngày càng phát triển hiện đại nhanh chóng, còn nhữngvùng nông thôn, miền núi có nguy cơ tụt hậu do thiếu nguồn lực đầu tư
Trang 14Mặt khác, công bằng cần được đặt ra là vì: Suy cho cùng thì phần lớncác nguồn lực tài chính của nhà nước có được là nhờ vào đóng góp bắt buộccủa công dân (thông qua các phương thức khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp).Các khoản đóng góp đó của cư dân nơi này đôi khi lại được nhà nước thu về ởmột nơi khác, dẫn đến việc nguồn thu phát sinh ở một địa phương nhất địnhkhông phản ánh đúng mức độ đóng góp của địa phương đó cho nhà nước Chính vì vậy nhiệm vụ thu, chi giao cho địa phương phải căn cứ vào yêucầu cân đối chung trong cả nước nhưng phải tránh tình trạng do kết quả phâncấp mà một số địa phương được lợi một số địa phương khác bị thiệt Nhiệm
vụ của nhà nước là phải điều hoà được hệ thống ngân sách nhà nước, việc xâydựng một công tác phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ giữa trung ương và địaphương là công cụ chủ yếu để thực hiện việc điều hoà đó Nhà nước đóng vaitrò là người điều phối thông qua NSTW
Nguyên tắc này rất khó thực hiện vì sự khác nhau rất lớn giữa các địaphương về nhiều mặt Để khắc phục, phải kết hợp các nguyên tắc trên, đặcbiệt là nguyên tắc đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương
1.2.4 Mục tiêu của phân cấp thu, chi NSNN.
- Làm rõ quyền hạn và trách nhiệm, nguồn lực và nhiệm vụ của trungương và địa phương trong quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách; giải quyết tốtmối quan hệ tài chính giữa ngành và địa bàn lãnh thổ
- Xác định chính xác nội dung, địa chỉ, trách nhiệm và gắn với chứcnăng, nhiệm vụ của mỗi cấp thông qua phân cấp, khắc phục được các chồngchéo hoặc thiếu sót trong từng nội dung quản lý Đảm bảo phân cấp phù hợpvới thực tế của cơ quan được giao nhiệm vụ, khắc phục tình trạng lúng túng,trì trệ trong triển khai thực hiện; đảm bảo phát huy được vai trò quản lý nhànước về tài chính
Trang 15- Phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệmcủa chính quyền cấp dưới trên cơ sở đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nướcgiữa cấp trên và cấp dưới Phục vụ tốt nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế, đảmbảo an ninh quốc phòng, xoá đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy nền kinh tếthị trường phát triển, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đẩy mạnhtiến trình cải cách kinh tế.
- Tạo ra sự đồng bộ thống nhất trong hệ thống thể chế, văn bản quyphạm pháp luật gắn với đổi mới cơ chế và đảm bảo quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm của các đơn vị cơ sở Bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất
về nguồn lực để đảm bảo khả năng điều tiết vĩ mô của trung ương và sự thôngsuốt của hệ thống nhưng tôn trọng quyền tự chủ của địa phương Nâng caohiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở từngđịa phương
- Góp phần đẩy mạnh và tăng tính hiệu quả của phân cấp quản lý nhànước về tài chính giữa trung ương và địa phương, giữa cấp trên và cấp dướitạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển;phát triển giáo dục, y tế, văn hoá xã hội, xoá đói giảm nghèo phù hợp với điềukiện thực tế, phù hợp với xu hướng hội nhập với thể chế phát triển kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa
1.2.5 Vai trò của phân cấp thu, chi NSNN.
1.2.5.1 Đối với quản lý hành chính nhà nước.
Ngân sách nhà nước cung cấp phương tiện tài chính cho các cấp chínhquyền nhà nước từ trung ương đến địa phương hoạt động Tuy nhiên phân cấpthu, chi NSNN không phụ thuộc hoàn toàn vào phân cấp hành chính mà nó cótính độc lập tương đối trong việc thực hiện mục tiêu phân phối hợp lý nguồnlực quốc gia Một công tác phân cấp thu, chi NSNN hợp lý sẽ tạo điều kiệngiúp chính quyền nhà nước thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ quản lý hành
Trang 16chính nhà nước của mình Ngược lại phân cấp không hợp lý sẽ gây cản trở, khókhăn đối với quá trình quản lý của các cấp hành chính nhà nước.
Phân cấp thu, chi NSNN là công cụ cần thiết khách quan để phục vụ choviệc phân cấp quản lý hành chính, có tác động quan trọng đến hiệu quả củaquản lý hành chính từ trung ương đến địa phương
Phân cấp thu, chi NSNN tạo nguồn lực kinh tế để nhà nước để các cấpchính quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý, bên cạnh đó còn xác định với cácnguồn lực ấy, các cấp chính quyền phải thực hiện chi tiêu, phân bổ vào cáccông việc cụ thể nào Điều này giúp cho việc vận hành bộ máy hành chínhnhà nước đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, hạn chế tính chồng chéo trong quản lý
1.2.5.2 Đối với điều hành vĩ mô của nhà nước
Phân cấp thu, chi NSNN gắn các hoạt động của ngân sách nhà nước vớicác hoạt động kinh tế xã hội một cách cụ thể và thực sự, nhằm tập trung đầy
đủ, kịp thời, đúng chính sách, chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phânphối, sử dụng chúng công bằng, hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả, phục vụ cácmục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Phân cấp thu, chi NSNN đúng đắn và hợp lý không chỉ đảm bảo phươngtiện tài chính cho việc duy trì phát triển hoạt động của các cấp chính quyềnnhà nước từ trung ương đến các địa phương mà còn tạo điều kiện phát huyđược các lợi thế nhiều mặt của từng vùng địa phương trong cả nước Nó chophép quản lý và kế hoạch hoá ngân sách nhà nước tốt hơn, điều chỉnh mốiquan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như mối quan hệ giữa các cấp ngânsách được tốt hơn để phát huy vai trò là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế.Công tác phân cấp thu, chi NSNN có tác động quan trọng đến hoạt độngđiều hành vĩ mô của nhà nước thông qua chính sách tài khoá, vì mức độ phâncấp giữa trung ương và địa phương có tác động lớn đối với mục tiêu điềuchỉnh kinh tế bằng chính sách tài khoá của nhà nước Chính sách tài khoá là
Trang 17công cụ quan trọng nhất trong tay nhà nước để điều hành kinh tế vĩ mô Chủtrương và định hướng thu chi ngân sách nhà nước theo hướng “nới lỏng” hay
“thắt chặt” là những biện pháp cốt yếu của Chính phủ để ứng phó với nhữngdiễn biến của nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng, ổn định vàphát triển bền vững Nếu mức độ phân cấp tập trung về phía trung ương lớnthì quá trình điều chỉnh được thực thi nhanh hơn, ngược lại nếu mức độ phâncấp tập trung về phía địa phương nhiều hơn sẽ dẫn đến thời gian điều chỉnhchậm hơn, mặt khác khi địa phương được phân cấp mạnh thì quyền hạn trongthu, chi ngân sách địa phương được mở rộng và linh hoạt hơn Chính vì vậycần xây dựng một phương án phân cấp hợp lý để vừa đảm bảo thực hiện đượcmục tiêu của chính sách tài khoá vừa tránh được việc tập trung quá cao ở mộtcấp chính quyền
1.2.5.3 Đối với các địa phương.
Phân cấp thu, chi NSNN là yếu tố hết sức quan trọng đối với sự phát triểnkinh tế địa phương, đồng thời cũng là phương tiện quan trọng để nhà nước thựchiện việc điều hoà, phân phối lại nguồn lực giữa trung ương với địa phương vàgiữa các địa phương với nhau Phân cấp thu, chi NSNN phù hợp sẽ khai tháctốt được thế mạnh của địa phương trong việc phân phối và sử dụng các nguồnlực phục vụ phát triển kinh tế địa phương Thông qua công tác phân cấp trongphân cấp thu, chi NSNN cũng như cơ cấu của các chương trình, mục tiêu, dự
án mà nhà nước có thể phân bổ lại nguồn lực giữa các địa phương đảm bảo sựphát triển tương đối đồng đều, cân đối và giảm bớt những bất công
Phân cấp thu, chi NSNN phù hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc đảmbảo hiệu quả quản lý ngân sách quốc gia, thực hiện tiết kiệm nguồn lực Phâncấp thu, chi NSNN còn có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống của cộng đồngdân cư trong nước, là nhân tố tác động nhạy cảm đến các vấn đề thuộc vềchính sách xã hội
Trang 18Phân cấp thu, chi NSNN hợp lý, rõ ràng góp phần làm tăng tính độc lập,chủ động của các cấp chính quyền địa phương trong việc quản lý, sử dụngNSNN để thực thi các nhiệm vụ quản lý kinh tế xã hội đã được phân cấp.Như vậy, khẳng định sự tồn tại của hệ thống ngân sách nhà nước baogồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đã dẫn đến yêu cầu tấtyếu là phải phân giao nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền nhà nước cáccấp đối với các vấn đề thuộc về ngân sách nhà nước Để thực hiện được yêucầu này, cần thiết phải xây dựng được các nguyên tắc phân cấp và phải triệt
để tôn trong các nguyên tắc đó khi xây dựng phương án phân cấp
1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÂN CẤP THU, CHINSNN
1.3.1 Những nhân tố chủ quan
- Công tác phân cấp thu, chi NSNN chịu ảnh hưởng bởi tính chất và mức
độ phân cấp về quản lý hành chính - kinh tế - xã hội giữa các cấp chínhquyền
Việc tổ chức bộ máy nhà nước theo các đơn vị hành chính lãnh thổ nảysinh yêu cầu hình thành những cấp ngân sách nhà nước tương ứng với từngcấp hành chính đó Việc một cấp hành chính phải huy động các nguồn thu nào
để có thể đảm đương được các nhiệm vụ chi có liên quan chặt chẽ đến thẩmquyền quyết định các vấn đề về quản lý kinh tế - xã hội vì điều này tác độngtrực tiếp đến khối lượng ngân sách nhà nước phải chi ra để thực thi nhiệm vụ.Tuy nhiên đây mới chỉ là điều kiện cần, bởi vì có nhiều cách khác nhau trongviệc chuyển giao một bộ phận trong tổng thể các nguồn tài chính cho việcthực hiện các nhiệm vụ của mỗi đơn vị hành chính Những cách thức chuyểngiao đó không thể diễn ra một cách tuỳ tiện mà nó phụ thuộc vào mức độphân cấp về quản lý hành chính - kinh tế - xã hội giữa các cấp chính quyềnnhà nước
Trang 19- Công tác phân cấp thu, chi NSNN chịu ảnh hưởng bởi tính chất cungcấp dịch vụ, hàng hoá công cộng.
Trong quản lý hành chính nhà nước, chính quyền nhà nước các cấp vừaphải đảm bảo chức năng quản lý vừa phải đảm bảo chức năng cung cấp cácdịch vụ công cộng cho xã hội Phần lớn các hàng hoá công cộng đều đượccung cấp bởi chính quyền nhà nước ở trung ương và địa phương Cần thiếtphải phân giao quyền hạn và trách nhiệm cung cấp hàng hoá công cộng giữacác cấp trong bộ máy chính quyền trung ương và địa phương một cách hợp lý.Điều kiện vật chất kèm theo chính là vấn đề ngân sách nhà nước Như vậy,vấn đề sản xuất hay cung cấp hàng hoá công cộng bằng nguồn của nhà nước ítnhất cũng dẫn đến việc phân chia nguồn lực này cho các đối tượng được phép
sử dụng ở những phạm vi khác nhau Đây chính là tiền đề để phân định quyền
và nhiệm vụ thu chi cho từng cấp Xuất phát từ sự phân định danh mục, phạm
vi, khối lượng các hàng hoá công cộng mà mỗi cấp ngân sách sẽ phải đảmnhiệm để phân định các nguồn thu mà cấp ngân sách đó đực phép thu để đảmbảo việc cung ứng hàng hoá công cộng đó
- Công tác phân cấp thu, chi ngân sách nhà nước chịu ảnh hưởng bởiđịnh mức chi ngân sách nhà nước
Việc chi tiêu ngân sách nhà nước không thể thực hiện một cách tuỳ tiện.Các khoản chi ngân sách nhà nước đều được quy định, ấn định bởi một địnhmức nhất định cho từng nội dung chi Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khốilượng ngân sách nhà nước phải chi của từng cấp ngân sách trong năm tàichính Đây là cơ sở để xây dựng cơ chế phân cấp để đạt được yêu cầu đảmbảo cân đối được ngân sách ở các cấp chính quyền, hạn chế tối đa việc bổsung cân đối ngân sách Khi định mức thay đổi sẽ tác động đến việc thay đổiphân cấp thu, chi ngân sách nhà nước
Trang 201.3.2 Những nhân tố khách quan
- Công tác phân cấp thu, chi NSNN chịu ảnh hưởng của cấu trúc bộ máynhà nước
Bất cứ một nhà nước nào cũng có một trật tự nhất định về việc thành lập
và mối quan hệ giữa các cơ quan cấu thành nhà nước, có cách thức phân chialãnh thổ thành các đơn vị hành chính nhất định và có phương pháp thực hiệnquyền lực riêng
Yếu tố có tác động trực tiếp đến phân cấp quản lý nói chung và phân cấpthu, chi NSNN nói riêng là hình thức cấu trúc nhà nước tức là sự tổ chức bộmáy nhà nước theo các đơn vị hành chính lãnh thổ và tính chất quan hệ giữacác bộ phận cấu thành nhà nước, giữa cơ quan nhà nước trung ương với các
cơ quan nhà nước ở địa phương
Hình thức cấu trúc nhà nước quyết định đến việc tổ chức bộ máy nhànước ở các cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ gắn kết với một địa bàn lãnh thổ vàphạm vi quản lý nhất định và thường đòi hỏi có phương tiện tài chính để thựcthi các chức năng, nhiệm vụ của cấp mình Rõ ràng điều đó sẽ chi phối đếnquá trình tổ chức và phân chia trách nhiệm và quyền hạn về quản lý ngân sáchnhà nước
- Công tác phân cấp thu, chi NSNN còn chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm tựnhiên, kinh tế, xã hội của các đơn vị hành chính lãnh thổ
Đây là một nhân tố có tính đặc thù mà ngay từ khi tổ chức cấu trúc chínhquyền nhà nước theo đơn vị lãnh thổ đã phải quan tâm Tính đặc thù đóthường được biểu hiện ở những đặc điểm tự nhiên như địa hình đặc biệt, vùng
có tài nguyên, có địa thế đặc biệt hay có điệu kiện xã hội đặc biệt Những đơn
vị lãnh thổ này có thể là một đối tượng đặc biệt của công tác phân cấp dẫn tớinhững nội dung phân cấp đặc thù Hiện nay, trước những diễn biến phức tạptrên thế giới về tình trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo; những điểm nóng về
Trang 21chính trị, xã hội buộc các nhà nước phải nghĩ đến việc trao quyền rộng rãi hơn
về ngân sách cho những đơn vị lãnh thổ địa phương
- Ngoài ra, công tác phân cấp thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn địaphương (ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã) còn bị tác động bởi các quy định pháp
lý của nhà nước, trên lãnh thổ Việt Nam là Luật Ngân sách năm 2002 và cácvăn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan cấp trung ương
Những nhân tố kể trên có tác động một cách trực tiếp đến quá trìnhhoạch định chính sách phân cấp thu, chi NSNN
Trang 22Chương II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN CẤP THU, CHI NSNN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
2.1.1 Về đặc điểm tự nhiên.
Hà Nội là Thủ đô của cả nước, nằm ở Trung tâm đồng bằng Sông Hồng.Sau khi mở rộng địa giới hành chính, thành phố Hà Nội tiếp giáp 8 tỉnh: phíaBắc giáp các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; phía Nam giáp các tỉnh Hà Nam,Hòa Bình; phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên; phíaTây giáp các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ Thành phố Hà Nội có tổng diện tích3.334 Km2 với dân số khoảng 6.2 triệu người Hà Nội có 29 đơn vị hànhchính cấp huyện, gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện; có 577 xã, phường, thịtrấn (147 phường; 22 thị trấn; 408 xã)
Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, giao thông đường bộ,đường thuỷ, đường hàng không thuận lợi, có ưu thế đặc biệt so với các địaphương khác “là trái tim của cả nước, đầu não chính trị, hành chính quốc gia,trung tâm lớn về văn hóa khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”
Hà Nội là vùng đất “địa linh, nhân kiệt” với lịch sử hàng nghìn năm văn hiến;nơi hội tụ, kết tinh, lan tỏa và phát sáng các giá trị văn hóa truyền thống củadân tộc Đây cũng là nơi đặt trụ sở các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhànước; trên 60% tổng số cán bộ có trình độ thạc sỹ trở lên và phần lớn chuyêngia đầu ngành của cả nước đang công tác, nghiên cứu khoa học và giảng dạy
ở Thủ đô Hà Nội có khoảng 60.000 doanh nghiệp các loại hoạt động theoluật doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký hơn 14 tỷ USD… Hà Nội ngàycàng phát triển, tiêu biểu cho văn hóa và truyền thống của dân tộc Việt Nam
Trang 23Hà Nội, sau khi mở rộng địa giới hành chính đã tạo nên thế và lực mớitrong phát triển kinh tế - xã hội, làm cơ sở phát huy có hiệu quả các thế mạnhcủa Thủ đô về khoa học, giáo dục - đào tạo, phát triển công nghiệp, dịch vụ,phát huy tiềm năng về du lịch, nguồn lao động tri thức
2.1.2 Về đặc điểm kinh tế - xã hội.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Hà Nội : Thời kỳ 1996 - 2000
trung bình đạt 10,38% ; thời kỳ 2001 - 2005 trung bình đạt 11,1% ; thời kỳ
2006 - 2009 trung bình đạt khoảng 12,2% Tốc độ tăng trưởng này cao hơntốc độ tăng trưởng GDP của cả nước Kim ngạch xuất khẩu địa phương HàNội ước bình quân tăng 16%/năm, lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng 13%năm, trong đó khách quốc tế tăng 16%/năm
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội đã có sự thay đổi theo
xu hướng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng dần, tỷ trọngnông nghiệp giảm dần; Năm 2005: nông nghiệp đạt 3%; công nghiệp, xâydựng 41,5%; dịch vụ 55,7%; năm 2007 cơ cấu kinh tế là: Nông nghiệp 2,2%;công nghiệp, xây dựng 42%; dịch vụ 55,8% Đến năm 2009, cơ cấu kinh tế lànông nghiệp 15,5%, công nghiệp, xây dựng 38 %, dịch vụ 46,5% (tỷ trọngnày giảm do sự hợp nhất tỉnh Hà Tây với thành phố Hà Nội từ năm 2008)
Vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá, Thành phố đã áp dụng nhiều biện pháp
tích cực để huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, thu hút vốn đầu tư
xã hội trên địa bàn Năm 2005 tăng gấp 2,1 lần so với năm 2000 (32.120tỷ/15.295 tỷ đồng) Năm 2009 tăng gấp 4,8 lần so với năm 2000 Trong đónguồn vốn trong nước tăng bình quân 21% năm ; nguồn vốn ngoài nước tăng29% năm
Văn hóa - xã hội có những bước chuyển biến tích cực, Hà Nội được đánh
giá là đi đầu trong cả nước về các mặt phổ cập giáo dục, xóa phòng học tạm,
3 ca Tiêm chủng cho 99% trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ
Trang 24tăng dân số tự nhiên giảm xuống dưới 1% Đến nay, cơ bản không còn hộ đói,nhà dột nát Cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, thực hiện nếp sốngmới trong cưới hỏi, tang lễ và thực hiện dân chủ ở cơ sở đã đạt được nhữngkết quả đáng khích lệ.
An ninh chính trị Thủ Đô tiếp tục được giữ vững, công tác quốc phòng
địa phương từng bước đi vào nề nếp Thành phố đã xây dựng thế trận quốcphòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân, trật tự an toàn xã hội đã
(2) Công tác quy hoạch có cố gắng, song vẫn còn chậm chưa theo kịp tốc
độ phát triển, chưa thực sự có "tầm nhìn", quản lý quy hoạch chưa được quantâm đúng mức, chất lượng một số quy hoạch chưa cao, nhanh lạc hậu
(3) Thể chế pháp lý, môi trường đầu tư chưa thực sự thông thoáng và hấpdẫn, chưa theo kịp yêu cầu phát triển Hệ thống hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hộitại Hà Nội đang trong tình trạng quá tải, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội
(4) Thực trạng môi trường Hà Nội hiện đang rất báo động, chưa có giảipháp, chiến lược dài hạn để giải quyết đồng bộ các vấn đề môi trường, nhất là về
xử lý nước thải, rác thải, chống bụi, chống ồn, xây dựng hệ thống nghĩa trang.(5) Công tác cải cách hành chính tuy có bước chuyển biến, song chưađáp ứng yêu cầu; hiệu lực, hiệu quả pháp lý nhà nước còn hạn chế
Trang 25(6) Tỷ lệ thất nghiệp của Hà Nội có giảm nhưng vẫn ở mức cao Chấtlượng cuộc sống (chỉ số HDI) chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế (năm
2005, Hà Nội xếp thứ 155/215 Thành phố lớn trên Thế giới) Điều này cho thấykinh tế không phải là chỉ tiêu duy nhất đảm bảo cuộc sống cho con người, màmột loạt các yếu tố liên quan đến cuộc sống, như : Chính trị, kinh tế, xã hội đếnmôi trường, hệ thống giao thông, y tế, giáo dục, an ninh Sau khi mở rộng địagiới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2 triệu người đang trong độtuổi lao động Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyênmôn cao Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượngnguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế Hà Nộicòn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác Năng lực cạnh tranh củanhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của thành phốcòn thấp Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngànhcông nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn Chất lượng quy hoạchphát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chưa huyđộng tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN CẤP THU, CHI NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
2.2.1 Thực trạng công tác phân cấp thu, chi NSNN giai đoạn 2004 2006.
-2.2.1.1 Quy định pháp lý trong phân cấp thu, chi ngân sách nhà nước.
Thực hiện Luật NSNN ngày 16/12/2002, Nghị định số 60/2003/NĐ-CPngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật NSNN; Thông tư
số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiệnNghị định số 60/2003/NĐ-CP Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thànhphố Hà Nội đã ban hành những cơ chế, chính sách về phân cấp thu, chi
Trang 26NSNN ở địa phương Tại Quyết định số 134/2003/QĐ-UB ngày 24/10/2003của UBND thành phố Hà Nội về phân cấp quản lý NS các cấp chính quyền,nội dung khái quát như sau:
* Về phân cấp nguồn thu NSNN.
- Ngân sách cấp thành phố:
+ Các khoản thu ngân sách thành phố hưởng 100% gồm:
Thuế môn bài thu từ các Doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, Doanhnghiệp Nhà nước địa phương, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóngtrên địa bàn, các cơ sở kinh tế của cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng,Đoàn thể, lực lượng vũ trang Thành phố; Thuế tài nguyên (không kể thuế tàinguyên thu từ hoạt động dầu khí) từ doanh nghiệp Nhà nước Trung ương,doanh nghiệp nhà nước địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;Tiền sử dụng đất (phần do Cục Thuế thu); Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước(không kể tiền thuê mặt nước từ hoạt động dầu khí); Tiền cho thuê và bán nhà
ở thuộc sở hữu Nhà nước; Lệ phí trước bạ (phần do Cục Thuế thu); Thu từhoạt động xổ số kiến thiết (Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản thu khác do Công ty Xổ số kiến thiết Thủ
đô nộp ngân sách); Thu nhập từ vốn góp của ngân sách Thành phố, tiền thuhồi vốn của ngân sách Thành phố tại các cơ sở kinh tế, thu từ quĩ dự trữ tàichính của Thành phố; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ởnước ngoài trực tiếp cho Thành phố theo qui định của pháp luật; Các khoảnphí, lệ phí (phần nộp ngân sách theo qui định) do các cơ quan đơn vị thuộcThành phố quản lý tổ chức thu, (không kể phí xăng dầu và lệ phí trước bạ);Các khoản phạt, tịch thu theo qui định của pháp luật do các đơn vị thuộcThành phố xử lý, nộp ngân sách; Huy động vốn để đầu tư xây dựng công trìnhkết cấu hạ tầng theo nghị quyết HĐND Thành phố; Đóng góp tự nguyện củacác tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho ngân sách Thành phố; Thu sự
Trang 27nghiệp, phần nộp ngân sách theo qui định của các đơn vị do Thành phố quảnlý; Thu kết dư ngân sách Thành phố; Các khoản thu khác của ngân sáchThành phố theo qui định của pháp luật; Thu bổ sung từ ngân sách Trungương; Thu chuyển nguồn từ ngân sách Thành phố năm trước sang ngân sáchnăm sau.
+ Các khoản thu ngân sách Thành phố hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) gồm:
Thuế giá trị gia tăng (không kể thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hoá nhậpkhẩu, từ hoạt động xổ số kiến thiết ); Thuế thu nhập doanh nghiệp (không kểthuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành, thuế thunhập từ hoạt động xổ số kiến thiết); Thuế thu nhập đối với người có thu nhậpcao; Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước (không kểthuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số kiến thiết); Phí xăng dầu;
- Ngân sách cấp quận, huyện:
+ Các khoản thu ngân sách quận, huyện hưởng 100% gồm:
Thuế môn bài thu từ các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn,Doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, cá nhân và hộ kinh doanh (bậc 1, bậc 2)đóng trên địa bàn (không kể thuế môn bài thu của cá nhân, hộ kinh doanh từbậc 3 đến bậc 6); Thuế môn bài thu từ các cơ sở kinh tế của cơ quan hànhchính, sự nghiệp thuộc quận, huyện quản lý (do Chi cục Thuế thu); Thuế tàinguyên từ các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Tiền sử dụng đất do Chi cụcThuế thu; Lệ phí trước bạ xe máy do Chi cục Thuế thu; Thu từ hoạt động xổ
số kiến thiết do Tổng đại lý Xổ số kiến thiết quận, huyện nộp ngân sách; Việntrợ của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho quận, huyện theo quiđịnh của pháp luật; Các khoản phí, lệ phí (phần nộp ngân sách theo qui định)
do các cơ quan, đơn vị thuộc quận, huyện tổ chức thu (không kể lệ phí trước
bạ nhà đất); Thu phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực do các đơn vị
Trang 28quận, huyện phạt xử lý, (không kể phạt vận tải quá tải tại các trạm cân); Thu
từ xử lý các hoạt động chống buôn lậu và kinh doanh trái pháp luật do cácđơn vị thuộc quận, huyện thực hiện; Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cánhân ở trong và ngoài nước trực tiếp cho quận, huyện; Thu sự nghiệp, phầnnộp ngân sách theo qui định của các đơn vị do quận, huyện quản lý; Thu kết
dư ngân sách quận, huyện; Các khoản thu khác của ngân sách quận, huyệntheo qui định của pháp luật; Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; Thu chuyểnnguồn từ ngân sách quận, huyện năm trước sang ngân sách năm sau;
+ Các khoản thu ngân sách quận, huyện hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%)
gồm:
Thuế giá trị gia tăng thu từ kinh tế ngoài quốc doanh (không kể thuế giátrị gia tăng thu từ cá nhân và hộ kinh doanh có mức thuế môn bài từ bậc 4 đếnbậc 6 đối với phường và từ bậc 3 đến bậc 6 đối với xã, thị trấn); Thuế thunhập doanh nghiệp thu từ kinh tế ngoài quốc doanh (không kể thuế thu nhậpdoanh nghiệp thu từ cá nhân và hộ kinh doanh có mức thuế môn bài từ bậc 4đến bậc 6 đối với phường và từ bậc 3 đến bậc 6 đối với xã, thị trấn); Thuế tiêuthụ đặc biệt hàng hoá, dịch vụ trong nước thu từ kinh tế ngoài quốc doanh,(không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ cá nhân và hộ kinh doanh có thuế mônbài từ bậc 3 đến bậc 6);
Các khoản thu trên được phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) tối đa chongân sách quận, huyện hưởng để bảo đảm cân đối ngân sách, nhưng khôngvượt quá tỷ lệ phần trăm (%) do Quốc hội quyết định cho TP Hà Nội
- Ngân sách cấp xã, phường:
+ Các nguồn thu xã, phường, thị trấn hưởng 100% :
Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh từ bậc 3 đến bậc 6 trên địabàn xã, phường, thị trấn (do Chi cục Thuế thu hoặc uỷ nhiệm cho xã, phường,thị trấn thu); Thuế nhà đất; Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế sử dụng đất
Trang 29nông nghiệp; Các khoản thu phí, lệ phí (phần nộp ngân sách theo qui định) do
xã, phường, thị trấn tổ chức thu và các khoản thu phí, lệ phí do cấp có thẩmquyền giao cho xã, phường, thị trấn tổ chức thu theo qui định của pháp luật;
Lệ phí trước bạ nhà đất; Phạt xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vựctheo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (trừ thu từ các hoạt động chốngbuôn lậu và kinh doanh trái pháp luật); Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sáchtheo qui định từ các hoạt động sự nghiệp do xã, phường, thị trấn quản lý; Thu
từ sử dụng quỹ đất công, công ích và thu hoa lợi công sản khác; Thu đền bùthiệt hại về đất công do xã, phường, thị trấn quản lý; Đóng góp của các tổchức, cá nhân: Huy động ngày công nghĩa vụ lao động công ích để sử dụngvào các mục đích cụ thể theo qui định của pháp luật Đóng góp tự nguyện củacác tổ chức, cá nhân cho xã, phường, thị trấn Thu huy động đóng góp tựnguyện của nhân dân theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thịtrấn để đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo công trình hạ tầng, phúc lợi côngcộng do xã, phường, thị trấn quản lý (thực hiện theo hình thức Nhà nước vànhân dân cùng làm) Thu về quản lý, sử dụng tài sản công do xã, phường, thịtrấn quản lý: cho thuê tài sản không cần dùng, bán thanh lý tài sản v.v; Việntrợ của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho xã, phường, thị trấn;Thu kết dư ngân sách; Các khoản thu khác của ngân sách xã, phường, thị trấntheo qui định của pháp luật; Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
+ Các khoản thu ngân sách xã, phường, thị trấn hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) gồm: Thuế giá trị gia tăng thu từ cá nhân và hộ kinh doanh có mức
thuế môn bài từ bậc 3 đến bậc 6 (đối với xã, thị trấn); từ bậc 4 đến bậc 6 (đốivới phường); Thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ cá nhân và hộ kinh doanh cómức thuế môn bài từ bậc 3 đến bậc 6 (đối với xã, thị trấn); từ bậc 4 đến bậc 6(đối với phường); Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá, dịch vụ sản xuất trongnước của cá nhân và hộ kinh doanh có mức thuế môn bài từ bậc 3 đến bậc 6;
Trang 30Các khoản thu trên được phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) tối đa cho ngânsách xã, phường, thị trấn hưởng để bảo đảm cân đối ngân sách, nhưng khôngvượt quá tỷ lệ phần trăm (%) do Quốc hội quyết định cho Thành phố Hà Nội
* Phân cấp nhiệm vụ chi:
- Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp thành phố:
+ Chi đầu tư phát triển gồm: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do cấp Thành phố quản lý
và các dự án trọng điểm trên địa bàn; Đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp, các
tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Thành phố theo qui định của phápluật; Chi đầu tư phát triển các chương trình mục tiêu quốc gia do cấp Thànhphố thực hiện; Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo qui định của phápluật
+ Chi thường xuyên gồm: Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy
nghề, y tế, xã hội, văn hoá thông tin, nghệ thuật, phát thanh truyền hình, thểdục thể thao, khoa học, công nghệ và môi trường do cấp Thành phố quản lý:Giáo dục trung học phổ thông công lập, các trường chuyên biệt và sự nghiệpgiáo dục khác do thành phố quản lý; Giáo dục đại học, cao đẳng, trung họcchuyên nghiệp, đào tạo nghề và các hình thức đào tạo khác; Phòng bệnh, chữabệnh và các hoạt động y tế khác; Các trại xã hội, cứu tế xã hội, hoạt độngphòng chống tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác; Bảo tồn bảo tàng, thưviện, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động văn hoá khác; Đài phát thanh, truyềnhình Hà Nội và các hoạt động thông tin của Thành phố; Bồi dưỡng, huấn luyệncác huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp Thành phố; hoạt độngcủa các cơ sở thể dục, thể thao của Thành phố; Nghiên cứu, thực hiện cácchương trình, đề tài khoa học cấp Thành phố; ứng dụng tiến bộ khoa học, côngnghệ và các hoạt động khoa học, công nghệ khác; Các sự nghiệp văn hoá, xãhội khác Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cấp Thành phố quản lý: Sự
Trang 31nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường, lập biển báo vàcác biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường, các công trìnhgiao thông; Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp: duy tu bảo dưỡng cáctuyến đê, các công trình thuỷ lợi do cấp Thành phố quản lý; các trạm trại nôngnghiệp, lâm nghiệp; công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư; bảo vệ,phòng chống cháy rừng; Sự nghiệp thị chính: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đènchiếu sáng công cộng, giao thông đô thị, vỉa hè, hệ thống cấp nước, thoát nước,công tác duy trì vệ sinh đô thị, công viên, cây xanh và các sự nghiệp thị chínhkhác; Đo đạc, lập bản đồ, lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sự nghiệpđịa chính khác; Điều tra cơ bản; Các hoạt động sự nghiệp về môi trường; Các
sự nghiệp kinh tế khác Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự
an toàn xã hội; Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng cộng sảnViệt Nam; Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội: Uỷ ban Mặt trận Tổquốc Thành phố; Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố; Hội cựuchiến binh Thành phố; Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố; Hội nông dân Thànhphố; Hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và tổchức xã hội - nghề nghiệp Thành phố theo qui định của pháp luật; Thực hiệncác chính sách xã hội đối với các đối tượng do cấp Thành phố quản lý; Chithường xuyên các chương trình Quốc gia do Chính phủ giao cho địa phươngthực hiện; Trợ giá theo chính sách của Nhà nước và Thành phố cho các đốitượng thuộc cấp Thành phố quản lý; Các khoản chi khác theo qui định củapháp luật;
+ Chi trả gốc, lãi tiền huy động vốn cho đầu tư của Thành phố;
+ Chi hỗ trợ các quỹ của Thành phố theo qui định của pháp luật;
+ Chi bổ sung quĩ dự trữ tài chính của Thành phố;
+ Chi bổ sung cho ngân sách quận, huyện;
Trang 32+ Chi chuyển nguồn từ ngân sách Thành phố năm trước sang ngân sáchnăm sau.
- Nhiệm vụ chi của ngân sách quận, huyện:
+ Chi đầu tư phát triển gồm: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn, do quận, huyện quản lý,theo quy hoạch, phù hợp với khả năng ngân sách và có tổng mức đầu tư dưới
5 tỷ đồng/1 dự án, được Thành phố chấp thuận về chủ trương đầu tư, danhmục dự án; Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo qui định của pháp luật
+ Chi thường xuyên gồm: Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo,
dạy nghề, y tế, xã hội, văn hoá thông tin, nghệ thuật, thể dục thể thao, khoahọc, công nghệ và môi trường: Giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sởcông lập, trung tâm giáo dục thường xuyên và sự nghiệp giáo dục khác doquận, huyện quản lý; Dạy nghề, đào tạo nghề; bồi dưỡng kiến thức do Trungtâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện mở và các hình thức bồi dưỡng, đào tạokhác; Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác do quận, huyện quản
lý (kể cả chi lương và các khoản trích theo lương đối với cán bộ y tế phường);Cứu tế xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác;Nhà truyền thống, thư viện, nhà văn hoá và các hoạt động văn hoá khác; Đàiphát thanh và các hoạt động thông tin, tuyên truyền khác của quận, huyện;Bồi dưỡng, huấn luyện vận động viên các đội tuyển cấp quận, huyện trongthời gian tập trung thi đấu; Hoạt động của các trung tâm thể dục, thể thao doquận, huyện quản lý; Chi nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ;Các sự nghiệp văn hoá, xã hội khác; Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do quận,huyện quản lý: Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa, nângcấp đường giao thông và các công trình giao thông do quận, huyện quản lýtheo phân cấp; Sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, phòng chốnglụt bão, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư do quận, huyện quản
Trang 33lý; Chi trợ giá giống cây trồng, vật nuôi; chi hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tếthuộc quận, huyện; Sự nghiệp thị chính: duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa, nângcấp hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, cấp nước, thoát nước, công viên, câyxanh; Các sự nghiệp thị chính khác; Các hoạt động sự nghiệp về môi trường;
Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính; Hoạt động quản lý hệ thống cácchợ, các trung tâm thương mại do quận, huyện quản lý; Các sự nghiệp kinh tếkhác; Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hộicủa cấp quận, huyện; Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảngcộng sản Việt Nam quận, huyện: Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hộiquận, huyện: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc; Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh; Hội Cựu chiến binh; Hội Liên hiệp phụ nữ; Hội Nông dân; Hỗ trợ các
tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghềnghiệp quận, huyện theo quy định của pháp luật; Thực hiện các chính sách xãhội đối với các đối tượng do quận, huyện quản lý; Các khoản chi khác theoqui định của pháp luật;
+ Chi bổ sung cho ngân sách xã, phường, thị trấn;
+ Chi chuyển nguồn từ ngân sách quận, huyện năm trước sang ngân sáchnăm sau
- Nhiệm vụ chi của ngân sách xã, phường, thị trấn :
+ Chi đầu tư phát triển (đối với xã, thị trấn): Chi đầu tư xây dựng, cải
tạo các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do xã, thị trấn quản lýkhông có khả năng thu hồi vốn, theo qui hoạch, phù hợp khả năng ngân sách
xã, thị trấn và có tổng mức vốn đầu tư dưới 01 tỷ đồng/ 1 dự án, được Uỷ bannhân dân huyện chấp thuận về chủ trương đầu tư, danh mục, tổng mức vốnđầu tư của từng dự án; Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội của xã, thị trấn từ nguồn huy động đóng góp tự nguyện của các
tổ chức, cá nhân cho từng dự án theo qui định của pháp luật
Trang 34+ Chi thường xuyên: Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá
thông tin, thể dục thể thao: Chi sự nghiệp giáo dục mầm non do xã, phường, thịtrấn trực tiếp quản lý (kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ
do xã, thị trấn quản lý; hỗ trợ cho giáo viên mầm non bán công do xã, phường,thị trấn trực tiếp quản lý theo qui định của Nhà nước); Hỗ trợ các hoạt độnggiáo dục phổ thông trên địa bàn theo qui định của Thành phố; Hỗ trợ hoạt độngcủa trạm y tế xã, phường, thị trấn: phòng bệnh, chữa bệnh, dân số và kế hoạchhoá gia đình (Riêng lương và các khoản trích theo lương của cán bộ y tếphường do ngân sách quận chi); Nhà truyền thống, thư viện, nhà văn hoá, đàitruyền thanh và các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao xã, phường,thị trấn; Chi sự nghiệp văn hoá, xã hội khác Chi sự nghiệp kinh tế gồm: Duy
tu, sửa chữa các tuyến đường, ngõ, ngách; sửa chữa cải tạo công trình cấp,thoát nước công cộng trong các khu dân cư do xã, phường, thị trấn quản lý;Hoạt động về môi trường của xã, phường, thị trấn; Hỗ trợ công tác khuyếnnông, khuyến lâm, khuyến ngư, nuôi dưỡng phát triển nguồn thu ngân sách xã.Sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình hạ tầng cơ sở do xã,phường, thị trấn quản lý, như: Trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhàvăn hoá, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, v.v Chi cho công tácdân quân, tự vệ và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị
trấn: Huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ;
đăng ký, tổ chức thanh niên đi làm nghĩa vụ quân sự, tiếp đón quân nhân hoànthành nghĩa vụ quân sự trở về; tổ chức hội nghị tập huấn, kỷ niệm ngày truyềnthống dân quân tự vệ và các hoạt động khác; Tuyên truyền, vận động và tổchức phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn(ngoài phần sử dụng quỹ bảo trợ an ninh); hỗ trợ các chiến dịch giữ gìn anninh, trật tự an toàn xã hội; hỗ trợ công tác phòng cháy, chữa cháy; hỗ trợ sơkết, tổng kết phong trào quần chúng bảo vệ an ninh và các hoạt động khác về
Trang 35đảm bảo an ninh trật tự Hoạt động của cơ quan Nhà nước ở xã, phường, thịtrấn: Hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã,phường, thị trấn; Phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường thịtrấn, ở thôn và tổ dân phố theo qui định của Nhà nước và Thành phố; Hỗ trợhoạt động các khu dân cư Hoạt động của Đảng uỷ xã, phường, thị trấn; Hỗ trợhoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn: Uỷ ban Mặttrận Tổ quốc (kể cả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân); Đoàn thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh; Hội Cựu chiến binh; Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nôngdân; Hỗ trợ hoạt động Hội Người cao tuổi, Hội Chữ thập đỏ và các tổ chức xãhội của xã, phường, thị trấn theo qui định của pháp luật; Hoạt động tuyêntruyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hoạt động hoà giải Thực hiện các chínhsách xã hội đối với các đối tượng do xã, phường, thị trấn quản lý: Chi về côngtác xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội: ma tuý, mại dâm và các hoạt động
xã hội khác do xã, phường, thị trấn quản lý; Thăm hỏi gia đình chính sách, cáchoạt động tình nghĩa nhân các ngày truyền thống, lễ, tết; Trợ cấp xã hội chongười già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật không nơi nương tựa và thực hiệncác chính sách xã hội khác đối với các đối tượng do xã, phường, thị trấn quản
lý (không thuộc đối tượng chính sách, hưởng trợ cấp thường xuyên do PhòngLao động Thương binh và Xã hội quận, huyện cấp) Công tác xã hội khác như:trợ cấp cứu đói, hoả hoạn, thiên tai, mất mùa, tai nạn v.v ;
2.2.1.2 Kết quả thực hiện giai đoạn 2004-2006.
* Kết quả thu ngân sách nhà nước
Triển khai thực hiện công tác phân cấp trên địa bàn, kết quả thực hiệnnhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn có tốc độ tăng khá cao, năm 2005 tăng16,2%; năm 2006 tăng 25,6% Trong đó, đã tập trung khai thác tốt các nguồnthu có khả năng như thu lĩnh vực dịch vụ công thương nghiệp ngoài quốcdoanh, doanh nghiệp nhà nước trung ương quản lý, các khoản thu về nhà
Trang 36đất…., tổ chức thực hiện thu đúng, thu đủ các khoản thu theo chế độ quyđịnh Thu NSNN trên địa bàn tăng, đồng nghĩa với nguồn thu ngân sách địaphương có thêm nguồn kinh phí để bố trí cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế
xã hội ở địa phương Kết quả thu NSNN trên địa bàn được thể hiện trongbảng 2.1
BẢNG 2.1: TỔNG HỢP THU NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2004 - 2006
Đơn vị tính: Triệu đồng
NỘI DUNG Thực hiện
2004
Thực hiện 2005
Thực hiện 2006
Tỷ lệ 05/04
Tỷ lệ 06/05
Tỷ lệ 06/04
- Tổng thu ngân
sách địa phương
9.730 485
13.765 911
16.093.
142 141,5 116,9 165,4
+ Thu ngân sách
cấp thành phố 6.500.516 9.822.173 11.046.473 151,1 112,5 169,9 + Thu ngân sách
cấp quận, huyện 2.529.233 3.056.426 3.862.579 120,8 126,4 152,7 + Thu ngân sách
cấp xã, phường 700.736 887.312 1.184.090 126,6 133,4 169,0
(Nguồn: Sở Tài chính Hà Nội)
Thu NSĐP giai đoạn 2004 - 2006 cũng có những kết quả tích cực (Năm
2005 tăng 4.035 tỷ đồng, bằng 41,5%; năm 2006 tăng 2.328 tỷ đồng, bằng16,9%) Thu ngân sách các cấp có sự tăng trưởng khá đồng đều, năm sau tăngcao hơn năm trước, so sánh đầu giai đoạn (năm 2004) với cuối giai đoạn (năm2006) cho thấy số thu NSĐP tăng trên 50% (ngân sách Thành phố tăng69,9%, ngân sách cấp huyện tăng 52,7%, NS cấp xã tăng 69%)
BIỂU 2.2: TỶ TRỌNG THU NGÂN SÁCH CÁC CẤP GIAI ĐOẠN 2004 - 2006
Trang 37- Thu ngân sách thành phố có tỷ trọng cao so với tổng thu ngân sách địaphương và tỷ trọng trong ngân sách địa phương tương đối ổn định (năm 2005chiếm 71,4%, năm 2006 còn 68,8%), số tuyệt đối so với năm trước đều tăngkhá (năm 2005 tăng 3.322 tỷ đồng so năm 2004; năm 2006 tăng 1.224 tỷ đồng
so năm 2005)
Đối với nguồn thu ngân sách cấp quận, huyện có tăng trong tình trạngnguồn thu so với thu ngân sách địa phương cũng có sự giao động (26%;22,2%; 24%), nhưng số thu tuyệt đối so với năm trước đều ổn định (năm 2005tăng 527 tỷ đồng so năm 2004; năm 2006 tăng 806 tỷ đồng so năm 2005).Nguyên nhân chính là do các nguồn thu phân cấp cho quận, huyện hàng nămđều hoàn thành vượt mức kế hoạch giao như (thu từ khu vực công thươngnghiệp ngoài quốc doanh tăng bình quân 17% năm; thu phí, lệ phí, … đặc biệt
là thu tiền sử dụng đất được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện
và thu nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước), nên nguồn thu ngân sách đạt kếtquả tốt
Đối với nguồn thu ngân sách cấp xã phường chiếm tỷ trọng không lớntrong tổng thu ngân sách địa phương trong giai đoạn 2004 - 2006 lần lượt là(7,2%; 6,4%; 7,4%) bình quân 1 xã trong giai đoạn 2004 - 2006 thu ngân sáchđạt 3.981 triệu đồng/năm nguyên nhân chính là do các nguồn thu phân cấp
Trang 38cho xã hưởng thường có số thu nhỏ Mặt khác do cấp xã cũng chỉ phải đảmnhận nhiệm vụ chi nhỏ nên tỷ trọng thu ngân sách như trên là tương đối phùhợp
Với tỷ trọng thu ngân sách các cấp được hưởng như trên, có thể thấyrằng các nguồn thu đã được phân chia tương đối hợp lý, cơ bản đảm bảo đượccác nhu cầu chi theo chế độ Tuy nhiên số thu các cấp quận, huyện, xã,phường không phân bổ đồng đều trên các địa bàn mà tập trung lớn vào cácquận, phường nội thành và một số xã, thị trấn có vị trí địa lý thuận lợi Mặtkhác số bổ sung cân đối cho các quận, huyện còn khá lớn (giai đoạn này là
895 tỷ đồng/ năm)
Nguyên nhân chính là, đối với lĩnh vực thu ngoài quốc doanh có tốc độtăng khá ổn định, nhưng chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu thu ngân sách nhànước trên địa bàn; các nguồn thu được hưởng 100% cũng chiếm tỷ trọngkhông lớn, nhiều khoản thu không chắc chắn (thu hoa lợi đất công, thu khác)
Do vậy, đã làm cho nguồn thu ngân sách cấp quận, huyện, xã, phường hàngnăm đều tăng nhưng cơ bản chưa tự cân đối được ngân sách (giai đoạn 2004 -
2006 có 1 quận Hoàn Kiếm tự cân đối)
* Kết quả chi ngân sách nhà nước
Cùng với các nguồn thu ngân sách nhà nước tăng đều hàng năm, chingân sách địa phương được đảm bảo về nguồn và mức tăng khá Kết quả chingân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2004 – 2006 như sau::
BẢNG 2.3: TỔNG HỢP CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
Trang 39NỘI DUNG hiện 2004 Thực Thực hiện 2005 Thực hiện 2006 05/04 Tỷ lệ 06/05 Tỷ lệ 06/04 Tỷ lệ
Chi từ nguồn thu để lại 669.598 813.250 939.153 121,5 115,5 140,3 Chi chuyển nguồn 1.191.286 3.071.822 1.998.340 257,9 65,1 167,7
(Nguồn: Sở Tài chính Hà Nội).
Chi ngân sách địa phương hàng năm đều tăng Trong đó tỷ lệ tăng chiđầu tư phát triển luôn cao hơn tỷ lệ tăng chi thường xuyên Chi đầu tư pháttriển tăng do được bổ sung từ các nguồn tăng thu, thưởng vượt thu, phát hànhtrái phiếu… chi thường xuyên tăng đều, ổn định chủ yếu là kinh phí thực hiệncác chế độ chính sách về tiền lương, phụ cấp Chi từ nguồn thu để lại như họcphí, viện phí, phí, lệ phí, các nguồn thu sự nghiệp…; chi chuyển nguồn tăngcao vào năm 2005 và đã có xu hướng giảm (năm 2006) chủ yếu là chuyểnnguồn thực hiện cải cách tiền lương
Khi xét đến tỷ trọng và quy mô chi từng cấp ngân sách cho thấy, nhiệm
vụ chi ngân sách cấp Thành phố là chủ yếu, chiếm (68,5%; 74,7%; 72,3%),chi ngân sách quận, huyện, xã, phường chiếm tỷ trọng thấp hơn Nếu so sánh
tỷ trọng thu ngân sách các cấp ta thấy ngân sách cấp quận huyện và xãphường có tỷ trọng chi ngân sách thấp hơn tỷ trọng thu ngân sách (đặc biệt làcấp xã phường) dẫn đến số kết dư hàng năm lớn (theo phân cấp giai đoạn
2004 - 2006 cấp xã không có nội dung chi chuyển nguồn)
BẢNG 2.4: TỶ TRỌNG CHI NGÂN SÁCH CÁC CẤP GIAI ĐOẠN 2004 - 2006
- Chi ngân sách cấp quận, huyện 1.863.744 2.280.843 2.785.635
Tỷ trọng so tổng chi ngân sách địa
phương (%) 24,8 20,1 21,9
- Chi ngân sách cấp xã, phường 501.954 584.860 746.607
Tỷ trọng so tổng chi ngân sách địa
phương (%) 6,7 5,2 5,9
(Nguồn: Sở Tài chính Hà Nội).
Trang 40Theo bảng 2.4, chi ngân sách Thành phố chiếm khoảng gần 3/4 tổng chiNSĐP, còn lại là ngân sách quận huyện và ngân sách xã phường Trong giaiđoạn 2004 - 2006 số thu và chi bị ảnh hưởng chủ yếu từ các nguồn thu về đất đãlàm tăng, giảm tỷ trọng thu, chi của cả 3 cấp ngân sách qua từng năm.
BẢNG 2.5: CƠ CẤU MỘT SỐ LĨNH VỰC CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
- Chi đầu tư phát triển 2.457.031 2.113.759 343.272 -
- Chi thường xuyên 3.187.416 1.585.314 1.112.436 489.666 + Chi sự nghiệp giáo dục 801.197 183.401 590.094 27.702 + Chi sự nghiệp y tế 187.465 98.534 74.535 14.396 + Chi sự nghiệp kinh tế 867.519 623.288 122.721 121.510 + Chi quản lý hành chính 589.166 188.594 188.309 212.263
Tổng chi năm 2005 11.319.968 8.454.265 2.280.843 584.860
Trong đó:
- Chi đầu tư phát triển 3.909.755 3.436.702 463.006 10.047
- Chi thường xuyên 3.525.141 1.708.644 1.270.359 546.138 + Chi sự nghiệp GD 931.897 249.526 664.811 17.560 + Chi sự nghiệp y tế 240.357 125.656 94.813 19.888 + Chi sự nghiệp kinh tế 841.756 588.048 129.086 124.622 + Chi quản lý hành chính 671.235 213.396 204.329 253.510
Tổng chi năm 2006 12.738.909 9.206.567 2.785.635 746.607
Trong đó:
- Chi đầu tư phát triển 5.566.249 4.935.368 620.706 10.175
- Chi thường xuyên 4.235.167 2.019.399 1.553.656 662.112 + Chi sự nghiệp giáo dục 1.098.515 249.405 832.036 17.074 + Chi sự nghiệp y tế 291.259 159.514 105.650 26.095 + Chi sự nghiệp kinh tế 1.085.741 718.444 205.199 162.098 + Chi quản lý hành chính 697.383 192.687 214.444 290.252
Tỷ trọng bình quân cả giai đoạn
- Chi đầu tư phát triển 100 87,9 12,0 0,2
- Chi thường xuyên 100 48,5 36,0 15,5