- Chi ngân sách cấp quận,
3.3.4. Đổi mới chính sách tiền lương, gắn liền với cải cách hành chính.
Thành phố cần đặc biệt coi trọng cải cách hành chính cả về thể chế, bộ máy, lẫn con người theo xu hướng đổi mới chung của cả nước và tinh thần pháp lệnh thủ đô. Việc kiện toàn bộ máy theo hướng cắt giảm các bộ phận trung gian, thu gọn các đầu mối quản lý và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cũng như các quy trình, thủ tục hành chính quản lý Nhà nước sẽ cho phép tiết kiệm các khoản chi không cần thiết và quản lý tốt hơn các khoản chi NSNN. Mặt khác, tạo sự thuận lợi, hiệu quả trong phân cấp các nhiệm vụ chi NSNN.
Bên cạnh đó phải thực hiện tinh giản biên chế, có cơ chế quản lý biên chế, quỹ lương hợp lý, tránh trường hợp chi NSNN cho quỹ lương thì lớn nhưng tiền lương thực tế mỗi cán bộ công chức lại thấp, không đảm bảo cuộc sống, chưa yên tâm công tác.
Cải cách hành chính theo hướng tổ chức bộ máy Nhà nước gọn nhẹ, cán bộ công chức Thủ đô được phân công đúng người đúng việc, góp phần xây dựng bộ máy hành chính hiệu quả, giảm bớt chi phí quản lý.
Chính sách tiền lương, đặc biệt tiền lương trong khu vực hành chính sự nghiệp cần được cải cách sao cho tiền lương phản ánh đúng giá trị sức lao động. Đặc biệt là trong môi trường của thủ đô với tốc độ phát triển kinh tế xã hội tăng nhanh, sức hút từ doanh nghiệp, các tổ chức KT-XH đối với cán bộ công chức rất lớn. Từ đó có thể “chính thức hoá” các nguồn thu nhập, loại trừ các thu nhập không chính thức ngoài lương, vừa không thể kiểm soát được, vừa là kẽ hở cho các loại hình tham nhũng và lãng phí. Lúc đó tiền lương mới thực sự là “đòn bẩy”, là động lực khuyến khích nâng cao hiệu quả, năng suất và chất lượng công tác.
Chăm lo xây dựng và sử dụng tốt đội ngũ cán bộ, bởi suy cho cùng yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả của công cuộc xây dựng bộ mặt thủ đô tuỳ thuộc vào phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ và cũng chính con người là yếu tố quyết định chất lượng cuộc sống của họ.Chăm lo bồi dưỡng các học sinh, sinh viên giỏi, tạo nguồn cho đội ngũ cán bộ của thành phố trong tương lai.
Đặc biệt cần coi trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân sách đảm bảo hoạt động tài chính chất lượng và hiệu quả, trong đó cần ưu tiên thực hiện:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cải cách thủ tục hành chính về tài chính, thực hiện đổi mới quản lý tài chính, đi trước một bước so với đổi mới quản lý kinh tế.
- Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý tài chính phù hợp với mô hình kinh tế thị trường, đảm bảo sự điều hành thống nhất và chặt chẽ nền tài chính quốc gia nói chung và của Thành phố Hà Nội nói riêng.
- Tiêu chuẩn hoá cán bộ tài chính, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ngành tài chính đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Hiện đại hoá công nghệ tài chính, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý tài chính phù hợp với tiến trình hội nhập, tăng khả năng cạnh tranh của hệ thống tài chính.
- Thành phố cần chủ động quan tâm vận dụng tinh thần Pháp lệnh thủ đô để đổi mới chế độ chi tiêu ngân sách của thành phố.
Theo Luật NSNN hiện hành,chi NSNN phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành;các ngành, các cấp, các đơn vị không được đặt ra các khoản chi trái quy định của pháp luật. Nhưng trong thực tế chưa thể ban hành đầy đủ tất cả các chế độ, tiêu chuẩn, định mức cho mọi hoạt động mà NSNN phải chi, nhiều chế độ ban hành không phù hợp với tất cả các địa bàn... Nhiều địa phương đã tự quy định một số chế độ riêng, ngoài quy định của Trung ương. Do vậy, theo tinh thần pháp lệnh thủ đô, Hà Nội cần chủ động trong việc ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách với những yêu cầu, điều kiện nhất định trong khuôn khổ khung do Trung ương quy định (được phép ban hành một số chế độ có tính chất đặc thù, chỉ phát sinh ở địa phương)
Hoàn thiện các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu bởi đó chính là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ ngân sách và kiểm soát chi tiêu, cũng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách của các cấp chính quyền.
Cuối cùng, nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra tài chính cần phân định rõ nhiệm vụ của các cơ quan: Thanh tra tài chính, Thanh tra nhà nước, Kiểm toán, tăng cường công tác giám sát của HĐND các cấp.