NỘI DUNG Tổng số Chia ra
NSTP NSQH NSXP
- Chi thường xuyên 100 48,5 36,0 15,5 + Chi sự nghiệp giáo dục 100 24,1 73,7 2,2 + Chi sự nghiệp giáo dục 100 24,1 73,7 2,2 + Chi sự nghiệp y tế 100 53,4 38,2 8,4 + Chi sự nghiệp kinh tế 100 69,0 16,4 14,6 + Chi quản lý hành chính 100 30,4 31,0 38,6
(Nguồn: Tính toán theo quyết toán NS (2004 – 2006) của TP Hà Nội)
Theo số liệu ở bảng 2.5, đối với ngân sách cấp Thành phố có tỷ trong chi đầu tư phát triển cao hơn chi thường xuyên. Ngược lại, đối với ngân sách quận huyện và ngân sách cấp xã thì chi thường xuyên cao hơn chi đầu tư phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là do:
Thứ nhất: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung hàng năm của địa phương do ngân sách Thành phố quản lý, được Thành phố tập trung bổ sung vốn cho các công trình trọng điểm như: Cầu Vĩnh Tuy, dự án đường 5 kéo dài, đường Láng - Hòa lạc; Mở rộng nút giao thông Ngã tư Sở. Đối với các dự án, công trình đầu tư trên địa bàn quận, huyện, xã, phường khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng do huyện và xã quản lý thì cơ bản được tập hợp phân bổ giao kế hoạch vốn từ nguồn vốn tập trung do ngân sách Thành phố quản lý, quá trình thanh quyết toán vốn đầu tư chủ yếu do Kho bạc nhà nước Thành phố thực hiện, khi hạch toán và tổng hợp báo cáo thì nhiệm vụ chi trên thuộc ngân sách cấp Thành phố. Đối với ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã phường nhiệm vụ chi đầu tư phát triển chủ yếu cho các dự án công trình được phân cấp quản lý, sử dụng nguồn vốn hình thành từ nguồn thu tiền sử dụng đất, đền bù khi nhà nước thu hồi đất. Chính vì vậy, trên báo cáo quyết toán hàng năm, chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách cấp quận, huyện, xã, phường chiếm tỷ lệ thấp (chi ngân sách cấp huyện đạt tỷ trọng bình quân 12%; ngân sách cấp xã chỉ đạt có 0,2%) so tổng chi đầu tư phát triển của địa phương.
Thứ hai: Về tổng thể thì chi thường xuyên của quận, huyện có tỷ trọng cao hơn chi đầu tư phát triển (36% so với 12%) do được phân cấp khá triệt để. Sự nghiệp giáo dục (Ngân sách Thành phố 24,1%; ngân sách quận, huyện 73,7%; ngân sách xã 2,2%). Riêng chi sự nghiệp kinh tế ngân sách Thành phố chiếm 69%; ngân sách cấp quận, huyện chiếm 16,4%; ngân sách cấp xã chiếm 14,6%. Như vậy cấp quận, huyện, xã, phường được cân đối đảm bảo nguồn thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên phát sinh trên địa bàn do quận, huyện, xã, phường quản lý.
Theo kết quả tổng hợp tại bảng 2.5 cho thấy sự cân đối trong phân cấp các nhiệm vụ chi thường xuyên, thể hiện định hướng chỉ đạo của Thành phố như tăng nguồn lực cho đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên; trong chi thường xuyên thì tập trung cho giáo dục, y tế, sự nghiệp kinh tế, giảm chi hành chính (Năm 2004 chi đầu tư bằng 77% (2.457 tỷ/31.187 tỷ đồng) chi thường xuyên; năm 2006 bằng 131% (5.566 tỷ/4.235 tỷ) chi thường xuyên).
Trong giai đoạn 2004 - 2006, ở địa phương có 13/14 quận huyện phải bổ sung cân đối từ ngân sách Thành phố (bình quân mỗi quận, huyện phải bổ sung cân đối khoảng 68 tỷ đồng/năm); có 168/232 xã, phường, thị trấn phải bổ sung cân đối ngân sách. Số bổ sung cân đối ngân sách quận, huyện so tổng chi (huyện + xã) là: Năm 2004 là 41%, năm 2005 là 34%; năm 2006 là 28%) có xu hướng giảm dần. Điều này chứng tỏ công tác phân cấp đã phát huy những hiệu quả tích cực, số thu ngân sách tăng nhanh, nhiều quận, huyện đã tự đảm bảo nguồn thực hiện cải cách tiền lương.
2.2.2. Thực trạng phân cấp thu, chi NSNN giai đoạn 2007-2010.
2.2.2.1. Quy định pháp lý trong phân cấp thu, chi ngân sách nhà nước. nước.
* Giai đoạn 2007 – 2010, thành phố Hà Nội có sự thay đổi đáng kể về mặt địa giới, hành chính, lãnh thổ, đó là sự kiện hợp nhất tỉnh Hà Tây (cũ) với
thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian nên tại luận văn này chỉ đi sâu nghiên cứu quy định pháp lý về phân cấp thu, chi trên địa bàn thành phố Hà Nội cũ (giai đoạn 2007 - 2008) và trên địa bàn thành phố Hà Nội mở rộng (giai đoạn 2009 - 2010).
- Giai đoạn 2007 – 2008, việc phân cấp thu, chi ngân sách nhà nước tiếp tục được thực hiện theo Quyết định số 134/2003/QĐ-UB ngày 24/10/2003 của UBND thành phố.
- Giai đoạn 2009 – 2010, việc phân cấp thu, chi ngân sách nhà nước được thực hiện theo Quyết định số 52/2008/QĐ-UBND ngày 16/12/2008 của UBND thành phố.
Cụ thể phân cấp các khoản thu ngân sách giữa các cấp chính quyền thời kỳ 2009 - 2010 như sau:
* Về phân cấp nguồn thu: