Nguyên nhân của những hạn chế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân cấp thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 63)

- Chi ngân sách cấp quận,

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan.

- Phân cấp quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố còn bất cập với phân cấp thu, chi NSNN. Trung tâm y tế do ngân sách quận huyện đảm bảo nhưng cán bộ công nhân viên chức (lao động) tại các Trung tâm y tế quận, huyện lại do Sở Y tế quản lý nên khó khăn cho công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền trên địa bàn (Sở Y tế chỉ thực hiện quản lý về mặt chuyên môn). Các cơ quan tổ chức thu như Thuế, Hải quan lại chịu sự quản lý theo ngành dọc nên cũng phần nào gây khó khăn cho công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ

- Sự phối hợp của các cấp, các ngành còn thiếu chặt chẽ, kịp thời nên tình trạng chi đầu tư nhiều nơi còn dàn trải, lãng phí. Thành phố còn nhiều dự án chậm tiến độ, công tác giải ngân gặp nhiều khó khăn hoặc không giải ngân được gây thất thoát cho ngân sách.

- Công tác dự báo về nguồn thu, xác định nhiệm vụ chi cho các cấp ngành còn hạn chế. Do số thu bổ sung cân đối được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa dự toán chi và dự toán thu cùng với việc địa phương được trích thưởng phần vượt thu nên đã xuất hiện tình trạng lập và bảo vệ dự toán thu

thấp hơn tiềm năng năm đầu thời kỳ ổn định để tăng mức nhận bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên.

- Công tác quy hoạch, kế hoạch còn chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, chưa có tầm nhìn dài hạn để đáp ứng với yêu cầu đổi mới và định hướng phát triển của Thủ đô. Điều này không những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung mà còn tác động trực tiếp đến công tác thu, chi ngân sách nhà nước, gây thất thoát, lãng phí và kém hiệu quả trong chi ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến công tác dự báo nguồn thu trong tương lai.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Một số quy định tại Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 còn bất cập trong việc tổ chức thực hiện trong thực tế, thể hiện ở một số điểm sau

+ Theo quy định của Luật NSNN, thuế TNDN hạch toán toàn ngành là khoản thu ngân sách TW hưởng 100% (điểm d, khoản 1, điều 30), đây là một trong những quy định chưa thực sự phù hợp trong tình hình hiện nay. Một số địa phương có các chi nhánh, công ty con hoạt động trên địa bàn nhưng không được thu thuế TNDN vì khoản thuế này do công ty mẹ nộp. Điều này không những ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của địa phương mà trên một góc độ nào đó còn gây khó khăn trong công tác quản lý thu thuế.

+ Theo quy định ngân sách cấp xã được hưởng tối thiểu 70% của 5 khoản thu như thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất (điểm b, khoản 1, điều 34) sẽ làm cho địa phương xử lý rất lúng túng đối với những xã có nguồn thu lớn.

+ Số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được thực hiện ổn định theo số tuyệt đối trong thời kỳ ổn định ngân sách từ 3 – 5 năm (điểm e, khoản 2, điều 4) dẫn đến cân đối ngân sách địa phương rất khó khăn.

+ Quy định về việc sử dụng dự phòng ngân sách còn chưa rõ ràng, hạn chế tính chủ động, kịp thời của các cấp ngân sách khi trên địa bàn phát sinh nhiệm vụ ngoài dự toán.

- Quy định về thu nộp, quản lý, sử dụng đối với các khoản phí, lệ phí còn chưa phù hợp với thực tế phát sinh, không đảm bảo tính công bằng trong nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ chi.

Chương III

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân cấp thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 63)