1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Về một loại nghĩa phi miêu tả cần có trong từ điển giải thích tiếng việt

101 720 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THỊ THU GIANG VỀ MỘT LOẠI NGHĨA PHI MIÊU TẢ CẦN CÓ TRONG TỪ ĐIỂN GIẢI THÍCH TIẾNG VIỆT (Trên cơ sở cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội – 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THỊ THU GIANG VỀ MỘT LOẠI NGHĨA PHI MIÊU TẢ CẦN CÓ TRONG TỪ ĐIỂN GIẢI THÍCH TIẾNG VIỆT (Trên cơ sở cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên) Chuyên ngành: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN HIỆP Hà Nội – 2009 1 MỤC LỤC Danh mục bảng biểu 3 Mở đầu 4 Chương 1. Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài 9 1.1. Khái niệm tình thái 9 1.2. Các kiểu ý nghĩa thuộc phạm trù tình thái 13 1.3. Các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái 21 1.4. Các phương tiện từ vựng biểu thị ý nghĩa tình thái trong khuôn khổ đề tài luận văn 22 1.5. Một vài vấn đề từ điển học có liên quan đến đề tài 23 Chương 2. Khảo sát và phân tích ngữ nghĩa, cách giải thích các vị từ tình thái tính trong Từ điển tiếng Việt 26 2.1. Khái niệm vị từ tình thái tính 26 2.2. Phân loại vị từ tình thái tính 27 2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của vị từ tình thái tính 29 2.4. Tiểu kết chương hai 36 Chương 3. Khảo sát và phân tích ngữ nghĩa, cách giải thích các phó từ chỉ thời, thể trong Từ điển tiếng Việt 40 3.1.Một số khái niệm liên quan 40 3.2.Phân tích ngữ nghĩa của các phó từ chỉ thời – thể – tình thái và so sánh với lời giải thích chúng trong TĐTV 43 3.3.Tiểu kết chương ba 50 Chương 4. Khảo sát và phân tích ngữ nghĩa các trợ từ tình thái trong sự so sánh với lời giải thích nghĩa của Từ điển tiếng Việt 54 4.1.Khái niệm trợ từ 54 4.2.Phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của các trợ từ tiếng Việt 56 4.3. Tiểu kết chương bốn 63 2 Chương 5. Khảo sát và phân tích ngữ nghĩa, cách giải thích các từ chêm xen tình thái trong Từ điển tiếng Việt 66 5.1.Khái niệm từ chêm xen tình thái trong tiếng Việt 66 5.2.Phân tích đặc điểm ngữ nghĩa các từ chêm xen tình thái 68 5.3.Tiểu kết chương năm 74 Kết luận 77 Tài liệu tham khảo 83 Phụ lục 87 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ∞ ∞ ∞ ∞ Trang Bảng 2.1 38 Bảng 2.2 39 Bảng 3.1 51 Bảng 4.1 58 Bảng 4.2. 59 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Luận văn với đề tài “Về một loại nghĩa phi miêu tả cần có trong từ điển giải thích tiếng Việt”(trên cơ sở cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên) có nhiệm vụ khảo sát và miêu tả một loại nghĩa phi miêu tả hay nghĩa tình thái của một số phương tiện từ vựng tiếng Việt biểu thị nội dung ý nghĩa này. Loại nghĩa gần như không được đề cập hay chỉ được đề cập rất ít trong các từ điển giải thích tiếng Việt. Từ kết quả của luận văn, chúng tôi đề xuất những bổ sung cần thiết cho cách giải thích liên quan đến loại nghĩa này trong các mục từ của từ điển. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn đề tài này là vì nhiều lý do: 1.1. Tính thời sự Trong thời gian gần đây, ngôn ngữ học đã mở rộng đối tượng nghiên cứu của mình, không chỉ nghiên cứu ngôn ngữ trong cấu trúc tĩnh tại mà là ngôn ngữ trong hoạt động với tư cách là công cụ tương tác liên nhân. Trong đó, tình thái nổi lên như một trong những trọng tâm nghiên cứu. Khái niệm ngữ nghĩa cũng vì thế mà thay đổi, không chỉ bó hẹp ở nghĩa miêu tả mà còn cả nghĩa phi miêu tả (nghĩa tình thái, nghĩa đánh giá); không chỉ quan tâm đến hiển ngôn mà cố gắng làm sáng tỏ những cơ chế nảy sinh, tiêu chí phân loại và đặc điểm của hàm ý (thông tin ngầm ẩn) với các kiểu hàm ý khác nhau;… Trong các từ điển giải thích, nghĩa của từ đặc biệt là nghĩa phi miêu tả chưa được quan tâm đúng mức. Loại nghĩa này gần như không được đề cập đến trong từ điển giải thích. Vì thế việc bổ sung những nét nghĩa đánh giá vào lời giải thích của các mục từ thật sự cần thiết để phù hợp với sự phát triển không ngừng về đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ học cũng như việc làm sáng tỏ các nét nghĩa khác nhau cùng tồn tại trong một đơn vị từ vựng. 5 1.2. Tính lý luận Với sự mở rộng đối tượng nghiên cứu như vậy, các xu hướng ngữ pháp hình thức bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là trong việc giải thích bản chất nghĩa và chức năng của các sự kiện ngôn ngữ. Ngữ pháp chức năng ra đời, một xu hướng nghiên cứu thiên về ngữ pháp – ngữ nghĩa đã khắc phục những hạn chế này. Có điều, ngữ pháp chức năng không phải là một sự xuất hiện đột ngột mà mà kết quả của một sự phát triển lâu dài. Có thể thấy tinh thần của ngữ pháp chức năng trong nhiều nghiên cứu và đường hướng phản ánh vai trò của ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người qua các nghiên cứu về tình thái của Jespersen, von Wright, Bally, Dik,…Ở Việt Nam, những nghiên cứu của Hoàng Tuệ, Cao Xuân Hạo, Lê Đông, Phạm Hùng Việt, Nguyễn Văn Hiệp, đã cho chúng ta có một cách hiểu nhất định về khái niệm phức tạp này. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu mô tả, phân tích các phương tiện biểu thị tình thái cũng chưa thật sự có nhiều, đặc biệt trong những lĩnh vực có liên quan đến chiều kích nghĩa tình thái trong các mục từ của từ điển giải thích tiếng Việt. Xem xét các vấn đề nghiên cứu về từ điển học chúng tôi cũng thấy một hiện trạng như vậy. Cuốn Một số vấn đề từ điển học [43] tập hợp một số bài viết của các tác giả khác nhau đã cho chúng ta cái nhìn tổng quát về nghiên cứu từ điển học cũng như một số vấn đề của cuốn Từ điển Tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên). Tuy nhiên, việc giải thích nghĩa phi miêu tả đang thiếu vắng ở khá nhiều mục từ thì cũng chưa được quan tâm đúng mức với tầm quan trọng của chúng. 1.3. Tính thực tiễn Ở bất kỳ ngôn ngữ nào việc biên soạn các từ điển giải thích từ cũng rất quan trọng. Không chỉ thế việc thường xuyên phải chỉnh sửa chúng cho phù hợp với sự phát triển của ngôn ngữ và ngôn ngữ học cũng được đặt ra. Vì vậy, 6 việc bổ sung và đi đến hoàn chỉnh sự giải thích nghĩa đánh giá ở nhiều mục từ trong từ điển giải thích là rất quan trọng. Những nghiên cứu của đề tài còn có ý nghĩa lớn đối với việc dịch thuật và giảng dạy ngoại ngữ, nhất là vấn đề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Luận văn sẽ là những cứ liệu đáng tin cậy phục vụ cho việc dạy tiếng, phát triển những kỹ năng tri nhận và từ đó có cách lựa chọn để sử dụng đúng đắn, phù hợp trong các hoàn cảnh giao tiếp thực tế. Từ đây, những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần thiết thực đối việc biên soạn các giáo trình dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là một số phương tiện từ vựng chủ yếu và quan trọng, thể hiện nội dung ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt như: - Vị từ tình thái tính - Phó từ chỉ thời – thể - Trợ từ - Từ chêm xen Luận văn tiến hành phân tích, miêu tả và chỉ ra những nét nghĩa tình thái mà chúng biểu thị. Tiến hành thu thập tư liệu ở các mục từ thuộc các lớp phương tiện từ vựng trên trong Từ điển giải thích tiếng Việt, cụ thể là ở Từ điển tiếng Việt (TĐTV) do Hoàng Phê chủ biên (xuất bản năm 2002) và hoạt động của các từ này trong giao tiếp. Từ đó có sự so sánh giữa những nét nghĩa đánh giá đã miêu tả với lời giải thích những đơn vị từ vựng này trong TĐTV để rút ra những kết luận khoa học cần thiết và đề xuất bổ sung cách giải thích loại nghĩa này trong lời giải thích của một số mục từ. 7 3. Mục tiêu của đề tài Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm đạt được những mục tiêu cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn. Mục tiêu chính của đề tài là bổ sung và hoàn chỉnh cách hiểu về nghĩa của từ nhất là về nghĩa phi miêu tả. Về mặt lý thuyết, bằng việc áp dụng những lý thuyết ngữ nghĩa hiện đại để xem xét nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, trong đó có từ với tư cách đơn vị ngôn ngữ có nghĩa nhỏ nhất có thể hoạt động độc lập, luận văn hướng đến việc làm sáng tỏ những loại nghĩa khác nhau cùng tồn tại trong một đơn vị. Từ đó góp phần xây dựng một khung miêu tả ngữ nghĩa có hiệu lực trong việc miêu tả ngữ nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên. Khác với các công trình đi trước, luận văn này đi sâu vào nghĩa phi miêu tả cụ thể là nghĩa biểu lộ. Loại nghĩa này còn gọi là nghĩa tình thái hay nghĩa đánh giá. Theo quan sát của chúng tôi, loại nghĩa gần như không được đề cập hay chỉ được đề cập rất ít trong các từ điển giải thích tiếng Việt. Trong luận văn này, chúng tôi cố gắng để có được một tổng quan lý thuyết về nghĩa, đặc biệt là nghĩa phi miêu tả của từ. Từ đó, góp phần củng cố, phát triển tính đúng đắn của ngữ pháp chức năng. Luận văn cũng hướng đến xác lập một nguồn tư liệu phong phú, sinh động về tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp thực tế ở nhiều môi trường khác nhau, có thể sử dụng trong nghiên cứu ngữ pháp của lời nói, ngôn ngữ học tâm lý, ngôn ngữ học xã hội. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp khoa học sau: - Phương pháp thống kê: thu thập các đơn vị từ vựng là đối tượng nghiên cứu của luận văn. 8 - Phương pháp miêu tả: kết quả của các phương pháp quan sát thực nghiệm, thống kê sẽ được miêu tả cụ thể để từ đó rút ra các kết luận cụ thể. - Phương pháp diễn dịch: xuất phát từ lý thuyết tình thái để soi đường cho vấn đề lý luận về một số phương tiện tình thái là đối tượng của luận văn; chúng tôi sẽ xuất phát từ những cơ sở lý thuyết liên quan đến vị từ tình thái tính, phó từ chỉ thời – thể, trợ từ và từ chêm xen cũng như vai trò biểu thị nội dung nghĩa tình thái của chúng để chỉ ra các sắc thái nghĩa đánh giá cần được thể hiện trong từ điển. - Phương pháp quy nạp: từ những quan sát tư liệu mà đề xuất, lý giải vấn đề. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số thủ pháp của ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp ngữ nghĩa như: cải biến, thay thế, tỉnh lược, so sánh, phân tích ngữ cảnh,… 5. Bố cục luận văn Luận văn gồm có 99 trang, trong đó phần chính văn là 82 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần phụ lục, luận văn gồm năm chương: Chương 1: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài Chương 2: Khảo sát và phân tích ngữ nghĩa, cách giải thích các vị từ tình thái tính trong Từ điển tiếng Việt Chương 3: Khảo sát và phân tích ngữ nghĩa, cách giải thích các phó từ chỉ thời, thể trong Từ điển tiếng Việt Chương 4: Khảo sát và phân tích ngữ nghĩa các trợ từ tình thái trong sự so sánh với lời giải thích nghĩa của Từ điển tiếng Việt Chương 5: Khảo sát và phân tích ngữ nghĩa, cách giải thích các từ chêm xen tình thái trong Từ điển tiếng Việt [...]... cả, chính, đích thị,… k) Các từ ngữ chem xen biểu thị tình thái: nó biết cóc gì, mua cha nó cho rồi,… 1.4 Các phương tiện từ vựng biểu thị tình thái trong khuôn khổ đề tài luận văn Trong khuôn khổ đề tài luận văn Về một loại nghĩa phi miêu tả cần có trong từ điển giải thích tiếng Việt (trên cơ sở cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên)”, chúng tôi lựa chọn xem xét và có những đề xuất liên quan... năng nghĩa của từ liên quan đến bình diện tương tác liên nhân trong giao tiếp và liên quan đến đánh giá tình thái, chủ quan chưa thực sự được xem xét thỏa đáng khi giải thích nghĩa trong quá trình biên soạn từ điển giải thích tiếng Việt, cụ thể là Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) 1.5.2 Thông tin ngữ nghĩa nằm ngay trong bản thân một từ vị Trong bài viết “Thông tin ngữ dụng đối với từ điển giải thích ... tôi có thể khẳng định bản thân mỗi đơn vị từ đều hàm chứa trong nó đầy đủ các thông tin ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng Do đó, khi biên soạn mục từ điển của mỗi từ vị trong từ điển giải thích, cần phải xác lập đầy đủ mọi thông tin này Trong các chương tiếp theo, chúng tôi sẽ khảo sát nghĩa đánh giá tình thái, một loại nghĩa phi miêu tả được lưu trữ tiềm tàng trong một số đơn vị từ vựng của tiếng Việt. .. trong từ điển giải thích tiếng Việt Hiện nay, có nhiều loại từ điển được xuất bản song từ điển học (môn khoa học nghiên cứu về từ điển) vẫn là bộ môn còn mới mẻ trong nghiên cứu Việt ngữ học Đã có một số bài viết trình bày các vấn đề lý thuyết từ điển học (Hoàng Phê 1969 [32], Hoàng Phê và Nguyễn Ngọc Trâm 1997 [43]; Đỗ Hữu Châu 1969 [5], Nguyễn Văn Tu 1969 [44]); hay một vấn đề cụ thể nào đó của từ. .. từ vựng của tiếng Việt Đây là loại nghĩa mà chúng tôi cho rằng cần được trình bày rõ ràng hơn trong từ điển giải thích tiếng Việt 25 2 Chương 2 Khảo sát và phân tích ngữ nghĩa, cách giải thích 3 các vị từ tình thái tính trong Từ điển tiếng Việt 2.1 Khái niệm vị từ tình thái tính Trong những phương tiện ngôn ngữ đánh dấu tình thái thì các vị từ tình thái tính (VTTTT) chiếm một vị trí rất quan trọng Nó... gắng giải quyết một số vấn đề cụ thể cho phù hợp với đặc điểm và sự phát triển của tiếng Việt và chữ Việt Tuy nhiên định hướng xây dựng quyển từ điển này là “đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng (Mác - Lênin) và tính tiện dùng” [32; tr.8] và khi giải thích nghĩa “chú ý đến những quan hệ ngữ nghĩa có tính hệ thống trong từ vựng, cố gắng giải thích nghĩa theo cùng một kiểu, một mẫu thống nhất những từ. .. những từ ngữ thuộc cùng một lớp từ vựng và những trường hợp nghĩa của từ có cùng cấu trúc giống nhau” [32; tr.17] Chu Bích Thu khi xem xét cấu trúc vi mô trong Từ điển tiếng Việt đã nêu ra “Yếu tố mang thông tin ngữ nghĩa gồm toàn bộ lời giải thích Thông 23 tin về ngữ nghĩa không chỉ vạch ra nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu vật của đầu mục mà còn có các yếu tố chỉ dẫn khả năng tổ hợp ngữ nghĩa [43; tr.85] Như... vấn đề cụ thể nào đó của từ điển học (Chu Bích Thu 1997 [43], Đào Thản 1997 [43],…); hoặc thông qua việc giới thiệu, nhận xét các quyển từ điển để phát biểu về quan niệm và phương pháp biên soạn từ điển (Vương Lộc 1969 [26], Bùi Khắc Việt 1969 [45],…) Từ điển tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên) là cuốn từ điển tường giải tiếng Việt đầu tiên của nước ta được biên soạn dựa trên phi u tư liệu tương đối đầy... phụ thuộc vào ngữ cảnh Nghĩa tình thái mang tính “lập trường”, thuộc về chủ quan của người nói thực sự quan yếu khi chúng tôi – qua khảo sát cụ thể của luận văn này – đề nghị về một kiểu nghĩa cần có trong từ điển giải thích tiếng Việt hiện nay 1.3 Các phương tiện biểu thị tình thái Cũng phong phú như các kiểu ý nghĩa của tình thái, có nhiều phương tiện để biểu thị nội dung ý nghĩa của phạm trù này... trực tiếp của nó là một ngữ vị từ cùng chủ thể với nó.” [17; tr.481] 2.2 Phân loại vị từ tình thái tính Trong danh sách mở với rất nhiều những VTTTT, chúng tôi lựa chọn mô tả những VTTTT thể hiện “lập trường”, thái độ đánh giá chủ quan của người nói mà thiếu vắng khi được giải thích nghĩa ở Từ điển tiếng Việt (TĐTV) 2.2.1 Tiêu chí phân loại Dựa vào tham số về tính hiện thực có thể phân loại chúng thành . Về một loại nghĩa phi miêu tả cần có trong từ điển giải thích tiếng Việt (trên cơ sở cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên) có nhiệm vụ khảo sát và miêu tả một loại nghĩa phi miêu tả. NHÂN VĂN PHẠM THỊ THU GIANG VỀ MỘT LOẠI NGHĨA PHI MIÊU TẢ CẦN CÓ TRONG TỪ ĐIỂN GIẢI THÍCH TIẾNG VIỆT (Trên cơ sở cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên) Chuyên ngành:. VĂN PHẠM THỊ THU GIANG VỀ MỘT LOẠI NGHĨA PHI MIÊU TẢ CẦN CÓ TRONG TỪ ĐIỂN GIẢI THÍCH TIẾNG VIỆT (Trên cơ sở cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên) LUẬN VĂN

Ngày đăng: 23/04/2015, 18:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Phạm Thị Thu Bình (2007), Biểu thức chêm xem tình thái trong tiếng Anh và tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ, ĐH KHXH&NV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biểu thức chêm xem tình thái trong tiếng Anh và tiếng Việt
Tác giả: Phạm Thị Thu Bình
Năm: 2007
4. Nguyễn Tài Cẩn (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội 5. Đỗ Hữu Châu (1969), Một số ý kiến về việc giải thích nghĩa của từtrong Từ điển tiếng Việt, Ngôn ngữ, (số 2), tr. 43-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt, "Nxb Giáo dục, Hà Nội 5. Đỗ Hữu Châu (1969), Một số ý kiến về việc giải thích nghĩa của từ trong Từ điển tiếng Việt, "Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội 5. Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1969
7. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
8. Nguyễn Hồng Cổn (2003), Về vấn đề phân định từ loại trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, (số 2), tr. 36-46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Hồng Cổn
Năm: 2003
9. Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng (2003), Vấn đề phạm trù thì trong tiếng Việt (qua một cuộc đối thoại), Ngôn ngữ,( số 7), tr. 28-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ,(
Tác giả: Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng
Năm: 2003
10. Nguyễn Đức Dương (2000), Nghĩa của “đều”, “cũng” và “vẫn”, Ngôn ngữ, (số 2), tr. 15-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: đều”, “cũng” và “vẫn”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Đức Dương
Năm: 2000
11. Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh (2008), Những vấn đề khoa học xã hội và nhân văn-chuyên đề ngôn ngữ học, Nxb ĐH QG TPHCM, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề khoa học xã hội và nhân văn-chuyên đề ngôn ngữ học
Tác giả: Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb ĐH QG TPHCM
Năm: 2008
14. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt từ loại, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt từ loại
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2001
15. Đinh Văn Đức (2009), Bàn thêm về một vài khía cạnh dụng pháp của tính từ tiếng Việt, Ngôn ngữ, (số 11), tr. 12-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ
Tác giả: Đinh Văn Đức
Năm: 2009
16. Cao Xuân Hạo (1998), Về ý nghĩa “thì” và “thể” trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, (số 5), tr. 1-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: thì” và “thể” trong tiếng Việt, "Ngôn ngữ
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Năm: 1998
17. Cao Xuân Hạo (1999), Tiếng Việt-mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt-mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
18. Cao Xuân Hạo (2000), Ý nghĩa “hoàn tất” trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, (số 5), tr. 9-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: hoàn tất” trong tiếng Việt, "Ngôn ngữ
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Năm: 2000
19. Cao Xuân Hạo (2004), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb Giáo duc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Giáo duc
Năm: 2004
20. Nguyễn Văn Hiệp (2002), Vài nét về lịch sử nghiên cứu cú pháp tiếng Việt, Ngôn ngữ, (số 10), tr. 16-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Văn Hiệp
Năm: 2002
21. Nguyễn Văn Hiệp (2003), Cấu trúc câu tiếng Việt nhìn từ góc độ ngữ nghĩa, Ngôn ngữ, (số 2), tr. 26-35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Văn Hiệp
Năm: 2003
22. Nguyễn Văn Hiệp (2007), Một số phạm trù tình thái chủ yếu trong ngôn ngữ, Ngôn ngữ, (số 8), tr. 14-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Văn Hiệp
Năm: 2007
23. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích ngữ pháp, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa phân tích ngữ pháp
Tác giả: Nguyễn Văn Hiệp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
24. Nguyễn Chí Hòa (2001), Một vài suy nghĩ về ý nghĩa thời gian trong câu ghép tiếng Việt, Ngữ học trẻ, tr. 59-65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ học trẻ
Tác giả: Nguyễn Chí Hòa
Năm: 2001
27. Lyons John, người dịch: Nguyễn Văn Hiệp (2006), Ngữ nghĩa học dẫn luận, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa học dẫn luận
Tác giả: Lyons John, người dịch: Nguyễn Văn Hiệp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
28. Trần Đại Nghĩa (2003), Dấu hoa thị (*) và dấu hỏi kép (??) của Cao Xuân Hạo với tính hàm thực của vị từ tình thái “dám” trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, (số 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: dám” trong tiếng Việt, "Ngôn ngữ
Tác giả: Trần Đại Nghĩa
Năm: 2003

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w