Trong những phương tiện ngôn ngữ đánh dấu tình thái thì các vị từ tình thái tính (VTTTT) chiếm một vị trí rất quan trọng. Nó là phương tiện biểu đạt tình thái được biết đến nhiều nhất. Tuy nhiên trong thực tế, như Nguyễn Văn Hiệp (2008) đã nhận xét, tiếng Việt đã sử dụng thuật ngữ vị từ tình thái dịch hai khái niệm có nội hàm khác nhau trong ngôn ngữ học thế giới thể hiện qua hai thuật ngữ được dùng khác nhau trong tiếng Anh là “modal verb” và “modality verb”.
Nếu như vị từ tình thái (modal verb) có một số lượng rất hạn chế, một tập hợp đóng (nên, cần, tất,…) thì VTTTT (modality verb) lập thành một danh sách lớn hơn rất nhiều, có thể xem là tập hợp mở. “Givón đã xác lập một định nghĩa rõ ràng về nghĩa học và kết học cho lớp từ này như sau:
- Về mặt nghĩa học:
a) Là vị từ chính, biểu thị sự bắt đầu, sự kết thúc, sự kéo dài, sự thành công, sự thất bại, sự cố gắng, ý định, nghĩa vụ bắt buộc hoặc khả năng đối với sự tình được miêu tả ở bổ ngữ.
b) Chủ thể ngữ pháp của cú chính bắt buộc cũng là chủ thể ngữ pháp của cú phụ.
- Về mặt kết học: Sơ đồ hình cây sau đây thể hiện vị thế của VTTTT trong quan hệ đối đãi với các thành tố khác trong câu:
S
Subj VP
V S
Subj VP Kí hiệu quy ước: S = câu
Subj = chủ thể ngữ pháp VP = động ngữ
V = vị từ tình thái tính
[dẫn theo 23; tr.131] “Chính xác hơn đây là những vị từ tình thái làm trung tâm ngữ pháp và ngữ nghĩa cho toàn ngữ đoạn vị từ. Nó có đặc trưng, bổ ngữ trực tiếp của nó là một ngữ vị từ cùng chủ thể với nó.” [17; tr.481]